Mức đóng các loại bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 01/7/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Ngọc Quế Anh
02/07/2024 11:45 AM

Từ 01/7/2024, mức lương cơ sở sẽ chính thức tăng lên 2,34 triệu đồng. Theo đó, kéo theo mức đóng của các loại bảo hiểm cũng tăng theo.

Mức đóng các loại bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 01/7/2024 (Hình từ internet)

Mức đóng các loại bảo hiểm khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng từ 01/7/2024

Ngày 30/6/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Theo đó, từ 01/7/2024 sẽ tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng.

Khi tăng lương cơ sở sẽ kéo theo mức đóng các loại bảo hiểm xã hội được tính dựa trên lương cơ sở cũng tăng theo. Cụ thể: 

(1) Tăng mức đóng BHXH bắt buộc

Căn cứ Điều 85, 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và theo hướng dẫn tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP, Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp. Cụ thể: 

Như vậy, mức lương cơ sở là căn cứ để tính lương cơ bản cho người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Mà theo quy định, lương cơ bản là mức lương làm căn cứ để đóng BHXH. 

Do đó, khi lương cơ sở tăng 2,34 triệu đồng thì lương cơ bản cũng tăng tương ứng kéo theo mức đóng BHXH bắt buộc của người lao động cũng tăng theo lương.

(2) Tăng mức đóng BHXH tối đa

Cụ thể, theo Điều 87 và Điều  89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức đóng BHXH cao nhất bằng 20 lần tháng lương cơ sở. 

Do đó, khi tăng lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng thì mức đóng BHXH tối đa cũng tăng theo cụ thể mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa sẽ tăng từ 36 triệu đồng/tháng lên mức 46,8 triệu đồng.

Bên cạnh đó, từ 01/7/2024, mức đóng tối đa tăng lên 46,8 triệu đồng/tháng thì các chế độ BHXH của người lao động có mức lương cao như thai sản, ốm đau, hưu trí… đều sẽ tăng theo (các chế độ trên được tính căn cứ vào mức lương đóng BHXH).

(3) Tăng mức đóng BHYT hộ gia đình, học sinh - sinh viên

Theo điểm e, đ khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT hộ gia đình hằng tháng sẽ căn cứ theo mức lương cơ sở, cụ thể:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở.

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất.

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Như vậy, khi lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng thì mức đóng BHYT hộ gia đình cũng tăng theo. Cụ thể:

Thành viên hộ gia đình

Tỷ lệ đóng BHYT hộ gia đình

Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/7/2024

(Đơn vị: đồng/năm)

Người thứ nhất

4,5%

1,263,600

Người thứ hai

70% mức đóng của người thứ nhất

884,520

Người thứ ba

60%mức đóng của người thứ nhất

758,160

Người thứ tư

50% mức đóng của người thứ nhất

631,800

Người thứ năm trở đi

40% mức đóng của người thứ nhất

505,440

Ngoài ra, mức đóng BHYT hằng tháng của học sinh, sinh viên cũng được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%. Khi tăng lương cơ sở, mức đóng cũng sẽ tăng theo.

Phương thức

Học sinh - sinh viên đóng 70% (đồng)

Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% (đồng)

Tổng mức đóng BHYT (đồng)

3 tháng

221.130

94.770

315.900

6 tháng

442.260

189.540

631.800

9 tháng

663.390

284.310

947.700

12 tháng

884.520

379.080

1.263.600

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 51,771

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn