Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan từ ngày 15/03/2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
31/01/2024 14:00 PM

Cho tôi hỏi việc phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan từ ngày 15/03/2024 dựa vào các tiêu chí nào? – Phương Nga (Trà Vinh)

Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan từ ngày 15/03/2024

Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan từ ngày 15/03/2024 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 29/01/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 06/2024/TT-BTC sửa đổi Thông tư 81/2019/TT-BTC quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan từ ngày 15/03/2024

Theo đó, việc phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan sẽ dựa vào các tiêu chí như sau:

Mức độ rủi ro người khai hải quan từ Hạng 2 đến Hạng 6 được phân loại theo quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP và quy định sau:

(1) Mức độ tuân thủ của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi quy định tại Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 06/2024/TT-BTC).

Điều 10. Phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan

Cơ quan Hải quan thực hiện đánh giá phân loại mức độ tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan có hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh trong 365 ngày liên tiếp trở về trước tính tử ngày đánh giá theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:

1. Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.

2. Mức 2: Doanh nghiệp tuân thủ mức rất cao.

3. Mức 3: Doanh nghiệp tuân thủ mức cao.

4. Mức 4: Doanh nghiệp tuân thủ mức trung bình.

5. Mức 5: Doanh nghiệp không tuân thủ.

(2) Thời gian thành lập; trụ sở hoạt động; quy mô nhà xưởng; số lượng nhân viên; loại hình doanh nghiệp; thông tin về chủ doanh nghiệp; vốn; tham gia thị trường chứng khoán; chứng chỉ phù hợp Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001.

(3) Thời gian, tần suất hoạt động, tuyến đường; hàng hóa, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kim ngạch hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tổng số thuế đã nộp; doanh thu, lợi nhuận; kết quả thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và các cơ quan khác liên quan; kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với các thông tin liên quan đến điều kiện thành lập, công nhận doanh nghiệp cảng, kho, bãi; kết quả kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi trong trong việc thực hiện quy định về giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.

(4) Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật hải quan, pháp luật về quản lý thuế và chấp hành pháp luật thuế; chấp hành pháp luật bưu chính, vận tải, thương mại, tiêu chuẩn đo lường chất lượng và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

(5) Lịch sử vi phạm liên quan đến chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng.

(6) Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trọng từng thời kỳ.

(7) Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật quản lý thuế và pháp luật thuế.

(8) Hợp tác với cơ quan hải quan trọng việc cung cấp thông tin doanh nghiệp.

Quy định về các tiêu chí phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan trước ngày 15/03/2024

Mức độ rủi ro người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng từ Hạng 2 đến Hạng 6 được phân loại dựa trên các yếu tố quy định tại Điều 15 Nghị định 08/2015/NĐ-CP như sau:

- Mức độ tuân thủ của người khai hải quan, doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng quy định tại Điều 10 Thông tư 81/2019/TT-BTC.

- Thời gian thành lập; trụ sở hoạt động; số lượng nhân viên; loại hình doanh nghiệp; thông tin về chủ doanh nghiệp; vốn; tham gia thị trường chứng khoán.

- Thời gian, tần suất hoạt động, tuyến đường; hàng hóa, loại hình xuất khẩu, nhập khẩu; kim ngạch hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tổng số thuế đã nộp; doanh thu, lợi nhuận; kết quả thực hiện các hoạt động kiểm tra, giám sát, kiểm tra sau thông quan, điều tra, thanh tra của cơ quan hải quan, cơ quan thuế và các cơ quan khác liên quan.

- Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm và việc chấp hành pháp luật hải quan; chấp hành pháp luật thuế; chấp hành pháp luật bưu chính, vận tải, thương mại và pháp luật khác có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

- Lịch sử vi phạm liên quan đến chủ hàng hóa, người gửi hàng, người nhận hàng.

- Mục tiêu, yêu cầu quản lý hải quan trong từng thời kỳ.

- Dấu hiệu rủi ro, dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.

Xem thêm tại Thông tư 06/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/03/2024.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,603

Bài viết về

lĩnh vực Thương mại

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn