Điếc 1 bên tai có phải đi nghĩa vụ quân sự không? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 06/12/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP thì những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
TT |
TÊN BỆNH |
MÃ BỆNH ICD10 |
1 |
Tâm thần |
F20 đến F29 |
2 |
Động kinh |
G40 |
3 |
Bệnh Parkinson |
G20 |
4 |
Mù một mắt |
H54.4 |
5 |
Điếc |
H90 |
6 |
Di chứng do lao xương khớp |
B90.2 |
7 |
Di chứng do phong |
B92 |
8 |
Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính) |
C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47 |
9 |
Người nhiễm HIV |
B20 đến B24; Z21 |
10 |
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
|
Bên cạnh đó, tại các bệnh về tai, mũi, họng có quy định về sức nghe để thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại số thứ tự 30 Mục II ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
30 |
Sức nghe (đo bằng tiếng nói thường): |
|
|
- Một bên tai 5m (nghe bình thường) |
1 |
|
- Một bên tai 4m (nghe kém nhẹ) |
2 |
|
- Một bên tai 3m (nghe kém trung bình nhẹ) |
3 |
|
- Một bên tai 2m (nghe kém trung bình nặng) |
4 |
|
- Một bên tai 1 m (nghe kém nặng) |
5 |
|
- Một bên tai 1m (nghe kém sâu) |
6 |
|
Tính từng tai, sau lấy trung bình cộng và làm tròn để được kết quả chung. Ví dụ: Tai phải 1, tai trái 6, tổng là (6+1)/2=3,5 làm tròn là 4 |
|
Như vậy, căn cứ quy định trên thì trường hợp bị điếc sẽ thuộc diện được miễn đăng ký NVQS, không nhận vào quân thường trực.
Tuy nhiên, trường hợp bị điếc 1 bên tai, và tai còn lại vẫn có khả năng nghe thì có được miễn đăng ký NVQS hay không vẫn cần Hội đồng khám NVQS kết luận.
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP nêu rõ, tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
- Tiêu chuẩn, chung
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP;
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
- Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP thì căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo khoản 5 Điều 8 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
- Khám về thể lực; lâm sàng theo các chuyên khoa: Mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (đối với nữ);
- Khám cận lâm sàng: Công thức máu; nhóm máu (ABO); chức năng gan (AST, ALT); chức năng thận (Ure, Creatinine); đường máu; virus viêm gan B (HBsAg); virus viêm gan C (Anti-HCV); HTV; nước tiểu toàn bộ. (10 thông số); siêu âm ổ bụng tổng quát; điện tim; X-quang tim phổi thẳng; xét nghiệm nước tiểu phát hiện ma túy. Chủ tịch Hội đồng chỉ định thêm các xét nghiệm khác theo yêu cầu chuyên môn để kết luận sức khỏe được chính xác.