Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2023 - 2028

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
18/08/2023 11:25 AM

Tôi muốn biết Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và BHXH Việt Nam sẽ phối hợp những gì khi thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2023 - 2028? – Trung Hiếu (Tây Ninh)

Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2023 - 2028

Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2023 - 2028 (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Quy chế phối hợp 2339/QCPH-TLĐ-BHXH ngày 31/7/2023 giữa Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giai đoạn 2023 – 2028.

Quy chế phối hợp thực hiện chính sách pháp luật về BHXH, BHYT giai đoạn 2023 - 2028

Cụ thể, trong việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, giai đoạn 2023 – 2028, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ cùng phối hợp thực hiện các nội dung sau đây:

(1) Phối hợp trong nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất, kiến nghị xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT

(2) Phối hợp trong công tác thông tin, truyền thông chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT

(3) Phối hợp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHTN, BHYT, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động

(4) Phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT

(5) Phối hợp trong công tác thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHTN, BHYT

(6) Phối hợp trong giải quyết khiếu nại, tổ cáo và giải quyết đơn, thư về BHXH, BHTN, BHYT

(7) Phối hợp trong việc thực hiện khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH

(8) Phối hợp trong báo cáo, trao đổi thông tin, nội dung phục vụ công tác quản lý

(9) Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và nghiên cứu khoa học về BHXH, BHTN, BHYT

(10) Phối hợp trong hợp tác quốc tế về lĩnh lực BHXH, BHTN, BHYT

(11) Phối hợp trong trao đổi thông tin về các đơn vị tham gia BHXH và các đơn vị mới thành lập tổ chức công đoàn

Phối hợp trong việc thực hiện khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH

Theo đó, trong việc thực hiện khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ cùng phối hợp thực hiện các nội dung như sau:

(1) Tổng Liên đoàn có trách nhiệm ban hành văn bản hướng dẫn các cấp công đoàn thực hiện quyền khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tập thể người lao động.

(2) BHXH Việt Nam có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan BHXH các cấp cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ và phối hợp với Công đoàn cùng cấp trong việc khởi kiện ra tòa án đối với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH khi tổ chức công đoàn có yêu cầu.

(3) Các thông tin chuẩn bị cho việc khởi kiện và thông tin bổ sung trong quá trình khởi kiện:

- Thông tin do ngành BHXH cung cấp:

+ Danh sách của các đơn vị chậm đóng BHXH cần phải khởi kiện (bao gồm: số tiền phải đóng, số tiền chậm đóng, thời gian chậm đóng, tiền lãi chậm đóng BHXH).

+ Hồ sơ xác định chậm đóng theo quy định của BHXH Việt Nam về quản lý thu BHXH, BHTN, BHYT; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, gồm bản chính các giấy tờ sau:

(i) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHTN, BHYT;

(ii) Biên bản kiểm tra (nếu có).

+ Bản cập nhật đến tháng trước thời điểm nộp đơn khởi kiện ra tòa án về tình hình chậm đóng và tình trạng áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với các đơn vị sử dụng lao động mà tổ chức công đoàn đã gửi danh sách thông báo cho cơ quan BHXH trước khi khởi kiện.

+ Danh sách của đơn vị sử dụng lao động mà cơ quan BHXH đã áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính (nếu có).

+ Thông tin khác của đơn vị sử dụng lao động và người lao động do cơ quan BHXH quản lý để phục vụ việc khởi kiện hoặc theo yêu cầu của Tòa án (nếu có).

Trường hợp văn bản quy định về hồ sơ xác định chậm đóng được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo quy định tại văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế.

- Thông tin do tổ chức Công đoàn cung cấp:

Danh sách đơn vị sử dụng lao động chuẩn bị khởi kiện để cơ quan BHXH kiểm tra, đối chiếu, cập nhật tình hình chậm đóng và việc áp dụng các biện pháp xử lý khác đối với đơn vị sử dụng lao động.

(4) Các thông tin về kết quả khởi kiện:

Công đoàn các cấp thông báo về tình hình và kết quả khởi kiện các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH tại địa phương cho cơ quan BHXH cùng cấp.

Quy chế phối hợp 2339/QCPH-TLĐ-BHXH có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế cho Quy chế phối hợp 2803/ QCPH-TLĐ-BHXH ngày 29/7/2015 và Quy chế phối hợp 3601/ QCPH-TLĐ-BHXH ngày 20/9/2016.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,324

Bài viết về

lĩnh vực Bảo hiểm

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn