Sửa đổi yêu cầu về năng lực tối thiểu với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
28/06/2023 14:19 PM

Sửa đổi yêu cầu về năng lực tối thiểu với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước là nội dung tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP.

Sửa đổi yêu cầu về năng lực tối thiểu với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước

Sửa đổi yêu cầu về năng lực tối thiểu với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước (Hình từ internet)

Ngày 27/6/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 40/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.

1. Sửa đổi yêu cầu về năng lực tối thiểu với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước

Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP được sửa đổi tại Nghị định 40/2023/NĐ-CP quy định yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước như sau:

- Đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt: bố trí ít nhất 07 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.

- Đập, hồ chứa nước lớn:

+ Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên: bố trí ít nhất 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;

+ Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3: bố trí ít nhất 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;

+ Đập, hồ chứa lớn còn lại, trừ đập, hồ chứa lớn quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: bố trí ít nhất 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.

- Đập, hồ chứa nước vừa:

+ Đập, hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3; tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước;

+ Đập, hồ chứa vừa còn lại, trừ đập, hồ chứa nước vừa quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.

- Đập, hồ chứa nước nhỏ: tổ chức, cá nhân khai thác phải có ít nhất 01 người có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, khai thác đập, hồ chứa nước.

Hiện hành theo Điều 8 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định yêu cầu về năng lực tối thiểu đối với tổ chức, cá nhân khai thác đập, hồ chứa nước như sau:

- Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt, phải có 07 kỹ sư có chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.

- Đập, hồ chứa nước lớn:

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000.000 m3 trở lên, phải có 05 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 02 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3, phải có 03 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó có ít nhất 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 05 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 3.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3, phải có 02 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, trong đó 01 người có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 03 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.

- Đập, hồ chứa nước vừa:

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 1.000.000 m3 đến dưới 3.000.000 m3, phải có 01 kỹ sư chuyên ngành thủy lợi, 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi có thâm niên quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước từ 01 năm trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 500.000 m3 đến dưới 1.000.000 m3, phải có 01 cao đẳng chuyên ngành thủy lợi, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.

- Đập, hồ chứa nước nhỏ:

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 200.000 m3 đến dưới 500.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ tối thiểu từ trung cấp thủy lợi trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập;

+ Hồ chứa có dung tích trữ từ 50.000 m3 đến dưới 200.000 m3, phải có 01 cán bộ có trình độ từ trung học phổ thông hoặc công nhân bậc 2 trở lên, có giấy chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đập.

- Cửa van cống lấy nước, tràn xả lũ, công nhân vận hành phải có chứng nhận qua lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý cống, tràn do cơ quan chuyên môn, đơn vị đào tạo có chức năng tổ chức.

- Tràn xả lũ của hồ chứa có cửa van vận hành bằng điện, trong thời gian vận hành xả lũ phải có công nhân chuyên ngành điện bậc 4 do tổ chức khai thác công trình thủy lợi quản lý tại khu vực công trình đầu mối.

2. Yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi

Cụ thể tại Điều 6 Nghị định 67/2018/NĐ-CP quy định yêu cầu chung đối với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi như sau:

- Doanh nghiệp phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Tổ chức thủy lợi cơ sở phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Có nội quy hoặc quy chế được cơ quan có thẩm quyền công nhận theo quy định của Luật Hợp tác xã, Bộ luật Dân sự và các quy định khác có liên quan;

+ Có tổ chức bộ máy, người vận hành có chuyên môn đáp ứng theo quy định của Nghị định 67/2018/NĐ-CP, phù hợp yêu cầu kỹ thuật, quy mô công trình thủy lợi được giao khai thác.

- Cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải bảo đảm các yêu cầu sau:

+ Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về các công việc mình thực hiện;

+ Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của công trình thủy lợi mà cá nhân đó thực hiện khai thác.

- Việc bố trí, sử dụng lao động, trang thiết bị phục vụ quản lý vận hành công trình thủy lợi nhỏ phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và theo quy định của pháp luật hiện hành.

Xem thêm Nghị định 40/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.

Hồ Quốc Tuấn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,093

Bài viết về

lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn