Phấn đấu đến 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100km

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
27/01/2023 16:17 PM

Phấn đấu đến 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100km là nội dung tại Nghị quyết 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phấn đấu đến 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100km

Phấn đấu đến 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100km (Hình từ internet)

1. Phấn đấu đến 2030, 95% dân số có thể tiếp cận sân bay trong phạm vi 100km

Định hướng phát triển của các loại hình kết cấu hạ tầng giao thông như sau:

- Đường bộ: hoàn thành xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và các tuyến đường bộ cao tốc kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, gắn với các vùng động lực như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, kết nối các cảng biển đặc biệt, sân bay quốc tế, các cửa khẩu quốc tế có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa lớn; các tuyến cao tốc gắn với hình thành các hành lang kinh tế Đông - Tây.

- Đường sắt:

Phấn đấu xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Xây dựng đường sắt vùng, đường sắt kết nối với cảng biển cửa ngõ quốc tế khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và cửa khẩu quốc tế quan trọng; ưu tiên xây dựng mới các tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Biên Hoà - Vũng Tàu.

Đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt đầu mối, đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu xây dựng đường sắt nối Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, đường sắt kết nối cảng hàng không quốc tế Long Thành.

- Cảng biển:

Nâng cấp, xây dựng các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyển container quốc tế tại Lạch Huyện (Hải Phòng) và Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).

- Cảng hàng không:

Xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành; tập trung mở rộng, nâng cấp cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất; mở rộng các cảng hàng không quốc tế gắn với các vùng động lực.

Phấn đấu đến năm 2030, có khoảng 92 - 95% dân số có thể tiếp cận tới cảng hàng không trong phạm vi 100 km.

Trên cơ sở định hướng và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương, nghiên cứu, đề xuất xây dựng các sân bay chuyên dùng gắn với các vùng sản xuất, trung tâm du lịch quy mô lớn; tận dụng, phục hồi nhanh các sân bay cũ, sân bay quân sự phục vụ lưỡng dụng.

- Đường thủy nội địa:

Đầu tư, nâng cấp đồng bộ các tuyến sông chính để vận tải hàng hóa, container, hàng hoá chuyên dụng, khối lượng lớn trên các tuyến đường thuỷ nội địa tại vùng đồng bằng sông Hồng và vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ưu tiên đầu tư và khai thác hiệu quả hành lang vận tải thủy ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

2. Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa

Về định hướng sử dụng đất quốc gia như sau:

- Việc xác định chỉ tiêu sử dụng đất phải phù hợp với nhu cầu sử dụng đất, tránh lãng phí trong phân bổ, quản lý; sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Bố trí quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, bảo đảm kết nối không gian phát triển liên ngành, liên vùng, các hành lang kinh tế và các vùng động lực phát triển của quốc gia, tạo bước đột phá nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số, tăng cường kết nối với khu vực và thế giới.

Ưu tiên quỹ đất đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa, thể dục, thể thao, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp. Bảo đảm quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh.

- Quản lý diện tích đất trồng lúa 3,5 triệu ha.

Trong phạm vi diện tích phù hợp, cho phép linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất trồng lúa nhưng không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển đổi trở lại trồng lúa khi cần thiết.

Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp, đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa.

- Quản lý chặt chẽ đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, bảo vệ diện tích và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái. Phát triển và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng trồng gỗ lớn.

- Mở rộng diện tích đất khu công nghiệp, tập trung tại các vùng động lực, gắn kết với các hành lang kinh tế. Tiếp tục mở rộng đất đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,348

Bài viết về

lĩnh vực Giao thông - Vận tải

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn