Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Như Mai
28/01/2023 10:31 AM

Việc xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện thế nào? - Hoài Linh (Thanh Hóa)

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công

Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư 12/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 hướng dẫn về vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung; hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập. 

Theo đó, quy định về việc xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

1. Nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập

Theo Điều 3 Thông tư 12/2022/TT-BNV, 03 nguyên tắc xác định vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm:

- Vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.

- Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2020/NĐ-CP và được áp dụng tương tự như đối với các vị trí việc làm nghiệp vụ chuyên môn dùng chung và hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan, tổ chức hành chính.

- Vị trí việc làm được điều chỉnh phù hợp với việc sắp xếp tổ chức bộ máy, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức và cấp quản lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành; cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm bố trí, quản lý và sử dụng hiệu quả biên chế công chức, số lượng người làm việc được giao theo vị trí việc làm, bảo đảm thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo quy định.

2. Danh mục vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính

Căn cứ Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BNV, danh mục vị trí việc làm công chức lãnh đạo, quản lý quy định tại Phụ lục I Thông tư 12/2022/TT-BNV.

Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung quy định tại Phụ lục II Thông tư 12/2022/TT-BNV, gồm:

- Thanh tra;

- Hợp tác quốc tế;

- Pháp chế (đối với vị trí việc làm phòng ngừa và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế được sử dụng chung với các vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp);

- Tổ chức cán bộ (tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực), thi đua khen thưởng, cải cách hành chính;

- Văn phòng;

- Kế hoạch, tài chính.

Các quy định về danh mục vị trí việc làm tại điểm a, điểm d khoản 2 Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BNV được sử dụng chung với các vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực thanh tra, nội vụ.

Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ quy định tại Phụ lục III Thông tư 12/2022/TT-BNV.

3. Danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

Danh mục vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Điều 5 Thông tư 12/2022/TT-BNV, cụ thể:

- Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung trong các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Phụ lục IV Thông tư 12/2022/TT-BNV, gồm:

+ Hợp tác quốc tế;

+ Pháp chế;

+ Tổ chức cán bộ (tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực), thi đua khen thưởng (được sử dụng chung với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ);

+ Văn phòng (trong đó có 02 vị trí về lưu trữ được sử dụng chung với vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực nội vụ);

+ Kế hoạch, tài chính.

- Danh mục vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ quy định tại Phụ lục V Thông tư 12/2022/TT-BNV.

Thông tư 12/2022/TT-BNV có hiệu lực áp dụng từ ngày 15/02/2023.

>>> Xem thêm: Nghị định 111/2022/NĐ-CP: Quy định mới về hợp đồng trong đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan hành chính?

Trình tự, thủ tục báo cáo công tác quản lý hồ sơ viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện thế nào?

Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên là gì? Dùng công thức nào để xác định mức tự bảo đảm chi thường xuyên?

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 6,921

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn