Đã có Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
10/12/2022 16:26 PM

Ngày 14/11/2022, Quốc hội đã thông qua Luật Thanh tra 2022 và thay thế Luật Thanh tra 2010

Đã có Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023

Đã có Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2023

Bố cục của Luật Thanh tra 2022

Luật Thanh tra 2022 được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2022, có hiệu lực từ ngày 01/07/2023 có tất cả 8 chương và 118 điều luật. Do đó, Luật Thanh tra 2010 sẽ có hiệu lực thi hành đến hết ngày 30/6/2023.

Cụ thể, bố cục Luật Thanh tra 2022 như sau:

- Chương I: Những quy định chung

- Chương II: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

+ Mục 1: Thanh tra Chính phủ

+ Mục 2: Thanh tra Bộ

+ Mục 3: Thanh tra Tổng cục, Cục

+ Mục 4: Thanh tra tỉnh

+ Mục 5: Thanh tra sở

+ Mục 6: Thanh tra huyện

+ Mục 7: Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ

+ Mục 8: Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành

- Chương III: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành

- Chương IV: Hoạt động thanh tra

+ Mục 1: Quy định chung

+ Mục 2: Chuẩn bị thanh tra

+ Mục 3: Tiến hành thanh tra trực tiếp

+ Mục 4: Kết thúc cuộc thanh tra

+ Mục 5: Nhiệm vụ, quyền hạn của người tiến hành thanh tra

+ Mục 6: Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trong hoạt động thanh tra

+ Mục 7: Giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra

- Chương V: Thực hiện kết luận thanh tra

- Chương VI: Phối hợp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra

- Chương VII: Điều kiện bảo đảm hoạt động thanh tra

- Chương VIII: Điều khoản thi hành

Hiện nay, Luật Thanh tra 2010 chỉ có 07 chương và 78 điều luật.

05 cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Theo Điều 9 Luật Thanh tra 2022, các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm:

(1) Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:

- Thanh tra Chính phủ;

- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);

- Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);

- Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.

(2) Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:

- Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);

- Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);

- Thanh tra sở.

(3) Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.

(4) Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.

(5) Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 18,448

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn