TP.HCM: Tăng lương tối thiểu vùng nhưng không được hạ bậc lương

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
23/06/2022 11:38 AM

Tăng lương tối thiểu vùng nhưng không được hạ bậc lương là nội dung tại Công văn 516/LĐLĐ-CSPL ngày 17/6/2022 hướng dẫn và giám sát việc điều chỉnh lương tối thiểu năm 2022 của Liên đoàn lao động thành phố Hồ Chí Minh.

TP.HCM: Tăng lương tối thiểu vùng nhưng không được hạ bậc lương

TP.HCM: Tăng lương tối thiểu vùng nhưng không được hạ bậc lương (Ảnh minh họa)

Theo đó, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi triển khai điều chỉnh lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng cần lưu ý một số điểm sau:

- Ngoài việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu, doanh nghiệp không được hạ bậc lương đang hưởng của người lao động và vẫn phải đảm bảo thực hiện quy chế xét nâng lương định kỳ đã được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp;

- Khi tiến hành điều chỉnh mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng, doanh nghiệp không được cắt giảm các chế độ đã được pháp luật quy định.

Đối với các khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng... do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;

- Phối hợp với cơ quan quản lý lao động cùng cấp tiến hành tập huấn cho công đoàn cơ sở về nội dung, phương pháp điều chỉnh lương tối thiểu vùng để có sự thống nhất trong việc điều chỉnh lương vùng;

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ.

Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

Xem chi tiết tại Công văn 516/LĐLĐ-CSPL ngày 17/6/2022.

>>> Xem thêm: Từ ngày 01/7/2022, ai sẽ được tăng lương? Mức tăng lương tối thiểu vùng được quy định là bao nhiêu?

Bảng lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022 của 63 tỉnh, thành phố theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP?

Lương tối thiểu vùng tăng 6% từ ngày 01/7/2022, lương của người lao động sẽ thay đổi như thế nào?

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,115

Bài viết về

Lương tối thiểu vùng 2022

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn