Chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của lực lượng công an (Ảnh minh họa)
Theo đó, quy định chế độ thường trực sẵn sàng chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
- Căn cứ tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, yêu cầu nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Công an các đơn vị, địa phương quyết định việc chia ca thường trực và chế độ nghỉ cho phù hợp.
- Đối với cán bộ, chiến sĩ đã thực hiện nhiệm vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ từ 02 giờ trở lên vào ban đêm (từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng ngày hôm sau) thì không phải tham gia huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong ngày hôm sau.
Trực chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Cán bộ, chiến sĩ được bố trí thành các tổ thường trực tương ứng với đội hình chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ bản để vận hành, sử dụng các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đưa vào thường trực, cụ thể:
- Đối với xe chữa cháy, xe cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xe 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 04 chiến sĩ và 01 lái xe).
- Đối với tàu chữa cháy: Bố trí mỗi tàu 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 07 chiến sĩ và 01 lái tàu).
- Đối với ca nô chữa cháy, ca nô cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi ca nô 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 05 chiến sĩ và 01 lái ca nô).
- Đối với xuồng chữa cháy, xuồng cứu nạn, cứu hộ: Bố trí mỗi xuồng 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 03 chiến sĩ và 01 lái xuồng).
- Đối với các phương tiện chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cơ giới khác, căn cứ tính năng tác dụng của phương tiện và thiết kế của nhà sản xuất: Bố trí mỗi phương tiện 01 tổ (gồm 01 Tổ trưởng, 01 chiến sĩ điều khiển phương tiện và số lượng chiến sĩ theo thiết kế của nhà sản xuất).
Châu Thanh