25 trường hợp NLĐ được nghỉ làm nhưng vẫn có lương từ 2021

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Quý Nguyễn
17/12/2020 08:31 AM

Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động 2019 thì những khoảng thời gian sau đây, NLĐ không phải làm việc nhưng vẫn được tính đầy đủ lương:

25 trường hợp NLĐ được nghỉ làm nhưng vẫn có lương từ 01/01/2021

Những trường hợp NLĐ được nghỉ làm nhưng vẫn có lương từ 01/01/2021 (ảnh minh họa)

1. Nghỉ giữa giờ quy định Khoản 2 Điều 64 Nghị định 145.

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi Khoản 2 Điều 137 của Bộ luật Lao động.

5. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh, nuôi con dưới 12 tháng tuổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.

6. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

7. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

8. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.

9. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.

10. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.

11. Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.

12. Nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 113, 114.

13. Nghỉ tết dương lịch 01 ngày.

14. Nghỉ tết Âm lịch 05 ngày.

15. Nghỉ 30/4 01 ngày.

16. Nghỉ Quốc tế lao động 01/5 01 ngày.

17. Nghỉ quốc khánh 02 ngày.

18. Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày.

19. Ngày nghỉ Tết cổ truyền dân tộc và Quốc khánh của nước NLĐ là người nước ngoài có quốc tịch.

20. Nghỉ kết hôn 03 ngày.

21. Nghỉ khi con nuôi, con đẻ kết hôn 01 ngày.

22. Nghỉ khi Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết 03 ngày.

23. Nghỉ khi bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó không bị xử lý kỷ luật lao động (Điều 128).

24. Thời gian không được làm việc do bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật (Điều 41).

25. Thời gian NLĐ điều trị, phục hồi chức năng lao động khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015).

Căn cứ pháp lý:

- Bộ luật Lao động 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/02/2021).

- Khoản 3 Điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015

Quý Nguyễn

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 43,458

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn