Biểu mẫu 27/11/2022 13:24 PM

Tổng hợp mẫu chứng từ kế toán tiền tệ theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
Chuyên viên pháp lý Nguyễn Thị Diễm My
27/11/2022 13:24 PM

Tôi muốn tìm tất cả các chứng từ kế toán tiền tệ áp dụng cho doanh nghiệp – Thanh Bình (Bình Dương)

Tổng hợp chứng từ kế toán tiền tệ theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Tổng hợp chứng từ kế toán tiền tệ theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Xem thêm: Tổng hợp chứng từ kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tổng hợp mẫu chứng từ kế toán tiền tệ theo Thông tư 200

Các chứng từ kế toán tài sản cố định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC bao gồm:

- Mẫu 01-TT: Phiếu thu

Xem thêm: Cách lập phiếu thu

Phiếu thu

 

- Mẫu 02-TT: Phiếu chi

Xem thêm: Cách lập phiếu chi

Phiếu chi

 

- Mẫu 03-TT: Giấy đề nghị tạm ứng

Xem thêm: Cách lập giấy đề nghị tạm ứng

Giấy đề nghị tạm ứng

 

- Mẫu 04-TT: Giấy thanh toán tiền tạm ứng

Xem thêm: Cách lập giấy thanh toán tiền tạm ứng

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

 

- Mẫu 05-TT: Giấy đề nghị thanh toán

Xem thêm: Cách lập giấy đề nghị thanh toán

Giấy đề nghị thanh toán

 

- Mẫu 06-TT: Biên lai thu tiền

Xem thêm: Cách lập biên lai thu tiền

Biên lai thu tiền

 

- Mẫu 07-TT: Bảng kê vàng tiền tệ

Xem thêm: Cách lập bảng kê vàng tiền tệ

Bảng kê vàng tiền tệ

 

- Mẫu 08a-TT: Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

Xem thêm: Cách lập bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

 

- Mẫu 08b-TT: Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

Xem thêm: Cách lập bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

 

- Mẫu 09-TT: Bảng kê chi tiền

Xem thêm: Cách lập bảng kê chi tiền

Bảng kê chi tiền

 

Các chứng từ kế toán tiền tệ trên được áp dụng đối với:

- Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo Chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được vận dụng quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình.

2. Tổng hợp mẫu chứng từ kế toán tiền tệ theo Thông tư 133

Các chứng từ kế toán tiền tệ theo Thông tư 133/2016/TT-BTC bao gồm:

- Mẫu 01-TT: Phiếu thu

Xem thêm: Cách lập phiếu thu

Phiếu thu

 

- Mẫu 02-TT: Phiếu chi

Xem thêm: Cách lập phiếu chi

Phiếu chi

 

- Mẫu 03-TT: Giấy đề nghị tạm ứng

Xem thêm: Cách lập giấy đề nghị tạm ứng

Giấy đề nghị tạm ứng

 

- Mẫu 04-TT: Giấy thanh toán tiền tạm ứng

Xem thêm: Cách lập giấy thanh toán tiền tạm ứng

Giấy thanh toán tiền tạm ứng

 

- Mẫu 05-TT: Giấy đề nghị thanh toán

Xem thêm: Cách lập giấy đề nghị thanh toán

Giấy đề nghị thanh toán

 

- Mẫu 06-TT: Biên lai thu tiền

Xem thêm: Cách lập biên lai thu tiền

Biên lai thu tiền

 

- Mẫu 07-TT: Bảng kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Xem thêm: Bảng kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý

Bảng kê vàng bạc, kim khí quý, đá quý

 

- Mẫu 08a-TT: Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

Xem thêm: Cách lập bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND)

 

- Mẫu 08b-TT: Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

Xem thêm: Cách lập bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng tiền tệ)

 

- Mẫu 09-TT: Bảng kê chi tiền

Xem thêm: Cách lập bảng kê chi tiền

Bảng kê chi tiền

 

Các chứng từ kế toán tiền tệ trên được áp dụng đối với:

- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (bao gồm cả doanh nghiệp siêu nhỏ) thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trừ doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, công ty đại chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định tại Luật Hợp tác xã.

- Doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực đặc thù như điện lực, dầu khí, bảo hiểm, chứng khoán ... đã được Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận áp dụng chế độ kế toán đặc thù.

3. Một số quy định về chứng từ kế toán

3.1. Chứng từ kế toán là gì?

Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015, chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán.

3.2 Nội dung của chứng từ kế toán

- Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

+ Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

+ Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

+ Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

- Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

(Điều 16 Luật Kế toán 2015)

3.3. Lập và lưu trữ chứng từ kế toán

- Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính.

- Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. Trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có mẫu thì đơn vị kế toán được tự lập chứng từ kế toán nhưng phải bảo đảm đầy đủ các nội dung quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán 2015.

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính trên chứng từ kế toán không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo. Chứng từ bị tẩy xóa, sửa chữa không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai.

- Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định. Trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau.

- Người lập, người duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ kế toán phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ kế toán.

- Chứng từ kế toán được lập dưới dạng chứng từ điện tử phải tuân theo quy định tại Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Luật Kế toán 2015.

Chứng từ điện tử được in ra giấy và lưu trữ theo quy định tại Điều 41 Luật Kế toán 2015. Trường hợp không in ra giấy mà thực hiện lưu trữ trên các phương tiện điện tử thì phải bảo đảm an toàn, bảo mật thông tin dữ liệu và phải bảo đảm tra cứu được trong thời hạn lưu trữ.

(Điều 18 Luật Kế toán 2015)

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 10,160

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn