ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/CT-UBND
|
Yên
Bái, ngày 01 tháng 03 năm 2021
|
CHỈ THỊ
VỀ
VIỆC TỔNG ĐIỀU TRA KINH TẾ VÀ ĐIỀU TRA CƠ SỞ HÀNH CHÍNH NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH YÊN BÁI
Thực hiện Quyết định số 307/QĐ-TTg
ngày 27 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra
kinh tế năm 2021; Quyết định số 1096/QĐ-BNV ngày 23 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng
Bộ Nội vụ về tổ chức Điều tra cơ sở hành chính năm 2021; Quyết định số
1344/QĐ-BKHĐT ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc ban hành phương án Tổng điều tra Kinh tế năm 2021; Quyết định số
1006/QĐ-BNV về việc ban hành phương án Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Để
thực hiện thành công cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính
năm 2021 trên địa bàn tỉnh Yên Bái, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
I. Về các nội
dung cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
I.1.
Về nội dung Tổng điều tra kinh tế
1. Thông tin nhận dạng đơn vị điều
tra: Thông tin định danh của cơ sở; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; các
loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh của doanh
nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, cơ sở trực thuộc
của các tổ chức trên; cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể; cơ sở tôn giáo, tín
ngưỡng; các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại
Việt Nam.
2. Thông tin về lao động và thu nhập
của người lao động: Thông tin về người đứng đầu; lao động của cơ sở; thu nhập
của người lao động.
3. Thông tin về kết quả, chi phí sản
xuất kinh doanh: Tài sản, nguồn vốn; kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh
doanh; thuế và các khoản nộp ngân sách; vốn đầu tư; nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ (R&D), đổi mới sáng tạo; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành
trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế
Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam; tiêu dùng năng lượng.
4. Thông tin về tình hình ứng dụng
công nghệ thông tin: Sử dụng phần mềm quản lý, tự động hóa cho sản xuất kinh
doanh; sử dụng hình thức thương mại điện tử qua hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ trực tuyến; năng lực tiếp cận cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.
5. Thông tin về tình hình tiếp cận
tài chính, hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin chuyên đề về đơn vị điều tra.
I.2.
Về nội dung Điều tra cơ sở hành chính
1. Thông tin định danh: Tên, địa chỉ,
số điện thoại, email; thông tin về người đứng đầu đơn vị; loại đơn vị, loại
hình tổ chức của đơn vị; thông tin về cấu trúc của đơn vị.
2. Thông tin về lao động của đơn vị:
Lao động thời điểm đầu kỳ (01/01/2020); lao động cuối kỳ (31/12/2020): phân
theo loại lao động, phân theo nhóm tuổi, phân theo trình độ chuyên môn, phân
theo ngạch công chức và chức năng nghề nghiệp; lao động trả lương các tháng
trong năm 2020; tình hình tinh giản biên chế của các đơn vị trong giai đoạn
2015 - 2020.
3. Thông tin về tài sản của đơn vị:
Tài sản đầu kỳ, cuối kỳ; tình hình đầu tư, mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố
định trong năm; tình hình sử dụng đất của đơn vị.
4. Thông tin về hoạt động của đơn vị:
Doanh thu, chi phí hoạt động của đơn vị trong năm 2020; thông tin về sản phẩm
vật chất và dịch vụ của đơn vị sản xuất ra trong năm 2020.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin và
hoạt động đổi mới sáng tạo của đơn vị trong năm 2020.
6. Thông tin về các địa điểm trực
thuộc đơn vị: Thông tin định danh về các địa điểm trực thuộc;
thông tin về lao động các địa điểm; thông tin về các sản phẩm thuộc địa điểm và
chi phí hoạt động/chi phí sản xuất kinh doanh của các địa điểm trực thuộc.
II. Giao Cục trưởng Cục Thống kê
tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức đảng, đoàn thể; các cơ quan,
doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau
1. Cục Thống kê
tỉnh (Cơ quan Thường trực chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh)
Căn cứ phương án Tổng điều tra, kế
hoạch, hướng dẫn của Trung ương, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai Tổng điều tra
kinh tế năm 2021. Xây dựng kế hoạch các bước tiến hành Tổng điều tra phù hợp
với tình hình thực tế của tỉnh đảm bảo đúng nội dung phương án Tổng điều tra,
bảo đảm công tác Tổng điều tra được triển khai đúng tiến độ, thời gian và chất
lượng theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương.
Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, chỉ
đạo các huyện, thị xã, thành phố trong suốt quá trình thực hiện Tổng điều tra;
kiểm tra, nghiệm thu phiếu, tài liệu điều tra; tổng hợp, báo cáo kết quả Tổng
điều tra về Ban Chỉ đạo Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh bảo đảm chất lượng và
thời gian quy định.
2. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển
khai Điều tra cơ sở hành chính năm 2021; xây dựng kế hoạch Điều tra cơ sở hành
chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh, bảo đảm công tác điều tra được triển khai
đúng tiến độ, thời gian và chất lượng theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo điều tra
Trung ương.
3. Thủ trưởng
các cơ quan hành chính, sự nghiệp, các ngành, các tổ chức Đảng, đoàn thể, hiệp
hội đóng trên địa bàn tỉnh Yên Bái
Tổ chức thực hiện điều tra tại đơn vị
mình quản lý theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra các cấp và trực tiếp
thu thập, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin của đơn vị mình vào phiếu
điều tra điện tử đúng thời gian theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo tỉnh.
4. Các ngành
thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế tỉnh
Phối hợp với Cục Thống kê thường
xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ
chức triển khai thực hiện thắng lợi Tổng điều tra trên địa bàn quản lý.
5. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ vào kế hoạch, hướng dẫn của
Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh, xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện
cuộc Tổng điều tra và Điều tra cơ sở hành chính trên địa bàn mình; chỉ đạo việc
tuyển dụng đủ số lượng điều tra viên đảm bảo có năng lực, trình độ để hoàn
thành tốt các phiếu điều tra; tổ chức mạng lưới thực hiện công tác điều tra;
tuyên truyền sâu rộng cho các đơn vị, cá nhân thuộc đối tượng điều tra hiểu rõ
mục đích, ý nghĩa, tích cực hưởng ứng cuộc Tổng điều tra và Điều tra cơ sở hành
chính, thực hiện tốt nghĩa vụ cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác
cho điều tra viên; đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc điều tra
của địa phương mình theo đúng quy trình, tiến độ và đạt yêu cầu về chất lượng; chỉ
đạo sâu sát, báo cáo tiến độ điều tra và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong
quá trình thực hiện Tổng điều tra về Ban Chỉ đạo tỉnh (qua Cục Thống kê tỉnh), Điều
tra cơ sở hành chính (qua Sở Nội vụ) để kịp thời tháo gỡ, giải quyết, nhằm thực
hiện tốt cuộc Tổng điều tra.
6. Giám đốc/thủ trưởng các công
ty, doanh nghiệp nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần có vốn
nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và cơ sở kinh tế thuộc
thành phần kinh tế ngoài nhà nước; các đơn vị hành chính, sự nghiệp
Có trách nhiệm cử người phối hợp với
điều tra viên ghi phiếu và kê khai phiếu điều tra đầy đủ, chính xác, đúng thời
gian quy định theo hướng dẫn của Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và Điều tra
cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh; nghiêm túc chấp hành, thực hiện tốt quy định
của Luật Thống kê 2015, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định của Ban
Chỉ đạo Tổng điều tra trung ương; chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc thực hiện
cuộc Tổng điều tra theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo tỉnh.
7. Sở Tài chính
Phối hợp với Cục Thống kê tỉnh, Sở
Nội vụ căn cứ nhu cầu thông tin phục vụ tại địa phương, cân đối, hỗ trợ kinh
phí cho cuộc Tổng điều tra và Điều tra cơ sở hành chính trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định.
8. Sở Thông tin và Truyền thông,
Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Truyền thông, văn
hóa các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Ban Chỉ đạo Tổng điều
tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính các cấp tổ chức tuyên truyền bằng
nhiều hình thức như trên phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình,
truyền thanh), trên mạng Internet, sử dụng logo, áp phích cổ động v.v... tạo
điều kiện cho các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, tôn giáo hiểu rõ mục
đích, ý nghĩa, xác định được trách nhiệm, để phối hợp với lực lượng điều tra
viên kê khai đúng, đầy đủ các nội dung điều tra theo yêu cầu và thực hiện đúng
trách nhiệm của mình trong việc tham gia Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ
sở hành chính năm 2021.
9. Ban Chỉ đạo
Tổng điều tra và Điều tra cơ sở hành chính cấp huyện/thị xã/thành phố
Chịu trách nhiệm hướng dẫn Ban Chỉ
đạo Tổng điều tra và Điều tra cơ sở hành chính cấp xã/phường/thị trấn (sau đây
gọi tắt là cấp xã) hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (nơi không đủ điêu kiện
thành lập Ban Chỉ đạo Tông điêu tra) tuyển chọn điều tra viên; tổ chức các lớp
tập huấn nghiệp vụ Tổng điều tra cho giám sát viên cấp huyện và điều tra viên;
xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo phương án và kế hoạch của Ban Chỉ đạo
cấp tỉnh.
Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Giám
đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trưởng
Ban Chỉ đạo cấp huyện, cấp xã, giám đốc các doanh nghiệp/cơ sở trực thuộc doanh
nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện
nghiêm các nội dung tại Chỉ thị này; Cục Thống kê tỉnh có trách nhiệm thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị, tổng hợp kết quả, báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận:
- BCĐ TĐT Kinh tế Trung
ương (b/c);
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, các tổ chức Đảng, đoàn thể, hiệp hội;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các cơ quan, doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh;
- Chi cục Thống kê khu vực huyện, thành phố;
- Báo Yên Bái;
- Đài Phát thanh truyền hình tỉnh;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TKTH.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thế Phước
|