ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 142/KH-UBND
|
Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 20 tháng 9 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
KHÔI PHỤC HOẠT ĐỘNG CẢNG CÁ, TÀU CÁ XUẤT BẾN KHAI THÁC HẢI SẢN TRỞ LẠI
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Công điện số 1102/CĐ-TTg ngày
23/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống
dịch Covid-19 trên toàn quốc;
Căn cứ Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày
05/6/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành “Hướng dẫn các phương án phòng, chống dịch
khi có trường hợp mắc Covid-19 tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, khu công nghiệp”;
Căn cứ Hướng dẫn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM
ngày 14/7/2021 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc tổ chức thực hiện vừa
cách ly, vừa sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
Căn cứ Công văn số 6565/BYT-MT ngày
12/8/2021 của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở lao động
sản xuất kinh doanh;
Căn cứ Công điện số 1305/CĐ-BYT ngày
02/9/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác xét nghiệm phòng, chống dịch
Covid-19;
Căn cứ Thông báo số 679-TB/TU ngày
17/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại cuộc họp ngày 17/9/2021 về công tác
phòng, chống dịch Covid-19, UBND tỉnh
xây dựng Kế hoạch khôi phục hoạt động cảng cá, tàu cá xuất bến khai thác hải sản
trở lại trong điều kiện phòng, chống dịch COVID -19 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. TÌNH HÌNH CÁC
HOẠT ĐỘNG NGHỀ CÁ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
Toàn tỉnh có tổng cộng 5.771 tàu cá,
trong đó: Tàu cá hoạt động vùng khơi có 2.867 chiếc (chiếm
49,7%), tàu cá hoạt động vùng lộng có 721 chiếc (chiếm 12,48%), tàu khai thác vùng ven bờ có 1.878 chiếc (chiếm 32,55%), tàu cá chiều dài dưới 6m có 305
chiếc, chiếm 5,3% so tổng số tàu của tỉnh, số lượng đã lắp đặt thiết bị giám
sát hành trình là: 2.555/2.867 tàu (đạt 89,12%), chủ yếu các nghề khai thác như:
Nghề lưới rê, nghề câu vàng, nghề lưới kéo đáy, nghề chụp, nghề câu, nghề lưới
vây,... Tổng sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt trung bình khoảng
350.000 tấn. Số lượng lao động nghề khai thác thủy sản khoảng
30.200 lao động.
Về cơ sở dịch vụ hạ tầng cảng cá, khu
neo đậu tránh trú bão cho tàu cá: Có 13 cảng cá (gồm 08 cảng loại II; 02 cảng
cá loại III đã được công bố; 03 cảng cá chưa đủ thủ tục công bố cảng loại III)
và 03 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá. (có 05 cảng cá được công bố có đủ hệ
thống xác nhận nguyên liệu thủy sản từ khai thác gồm: Cảng Cơ khí tàu thuyền,
Cát Lở Vũng Tàu, cảng cá Hưng Thái; Cảng cá tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (gồm 02 cơ sở:
Cơ sở 1 tại xã Lộc An và cơ sở 2 tại xã Bình Châu)}, năng lực bốc dỡ hàng hóa,
thủy sản qua cảng khoảng 498.000 tấn/năm.
Về doanh nghiệp tham gia chế biến có
tổng cộng 160 doanh nghiệp, trong đó hiện có 30 doanh nghiệp tham ký hợp đồng
xuất khẩu thủy sản vào thị trường các nước lớn có tiềm
năng như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, Trung Đông.
Việc tạm dừng tàu cá xuất bến do
dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số
16; nếu tàu cá tiếp tục nằm bờ dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu phục vụ
cho các nhà máy chế biến xuất khẩu, nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng.
Trong khoảng thời gian tháng 10,
tháng 11 là thời điểm quan trọng cho mùa vụ cá, đây là cơ hội thuận lợi để ngư
dân tham gia các hoạt động đánh bắt hải sản; sang tháng 12 diễn biến thời tiết
bão, áp thấp nhiệt đới thường gây bất lợi cho tàu cá hoạt động khai thác trên
biển. Do đó, việc sớm khôi phục hoạt động cảng cá, tàu cá xuất bến khai thác hải
sản trở lại là hết sức cấp thiết.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU:
1. Mục đích:
- Từng bước khôi phục lại hoạt động sản
xuất, kinh doanh cảng cá, tàu cá hoạt động khai thác hải sản và thực hiện nhiệm
vụ, giải pháp cấp bách gỡ “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) về chống khai thác
IUU.
2. Yêu cầu:
- Hoạt động sản xuất kinh doanh phải
đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo nguyên tắc “sản xuất phải an toàn, an toàn mới
sản xuất”.
- Các sở, ngành và UBND các huyện, thị
xã, thành phố thực hiện đúng theo Kế hoạch và thống nhất trong việc chỉ huy, điều
hành hoạt động tại các cảng cá trực thuộc địa bàn quản lý đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch COVID-19.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN
VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC HẢI SẢN:
Chủ cảng cá phải thực hiện nghiêm
túc, đầy đủ theo hướng dẫn tại: Quyết định 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban
Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19; Quyết định số
2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ Y tế; Hướng dẫn số số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM
ngày 14/7/2021 của liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội-Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam-Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và công văn số 5522/BYT-MT
ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế và hướng dẫn của UBND tỉnh tại văn bản số
9547/UBND-VP ngày 30/7/2021 để xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 tại
đơn vị.
1. Điều kiện để cảng
cá, các cơ sở sản xuất, dịch vụ hậu cần trong cảng cá hoạt động trở lại:
1.1. Đối với hoạt động cảng cá:
- Ban Quản lý cảng cá phải xây dựng Kế
hoạch tổ chức sản xuất, kinh doanh của cảng (trong đó cần
phải có phòng cách ly y tế tạm thời, Tổ y tế thường trực, lắp đặt camera tại cảng)
gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phê duyệt.
- Tùy theo diễn biến của dịch bệnh tại
các địa bàn, áp dụng một trong các phương án sau:
+ Cảng cá sử dụng 100% lao động là
người dân đang sinh sống trên địa bàn của một huyện, thị xã, thành phố (gọi
chung huyện) là vùng xanh thì người lao động được sử dụng phương tiện cá nhân
đi từ nơi ở đến nơi làm việc.
+ Cảng cá có sử dụng lao động cả
trong và ngoài địa bàn huyện đang thực hiện phương án “3 tại chỗ” (sản xuất tại
chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ) hơn 14 ngày thì chỉ người lao động là người
dân đang sinh sống trên địa bàn huyện là vùng xanh được sử dụng phương tiện cá
nhân đi từ nơi ở đến nơi làm việc. Điều kiện bắt buộc là cảng cá phải đăng ký lịch
trình di chuyển của từng người lao động, thể hiện cụ thể cung đường di chuyển từ
nơi cư trú đến nơi làm việc và ngược lại, được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận
(gọi chung là xã); người lao động phải cam kết di chuyển từ nơi ở đến nơi làm việc theo đúng lịch trình đã đăng ký (không dừng, đỗ dọc đường).
- Người lao động định kỳ 5 ngày/lần
phải thực hiện test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2.
- Ban Quản lý cảng cá phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm thực hiện đúng nội dung đã đăng ký.
1.2. Điều kiện để các cơ sở sản
xuất, dịch vụ hậu cần trong cảng cá hoạt động:
a) Đối với hoạt động Nhà máy nước
đá tại cảng:
- Phải tổ chức làm việc theo phương
án “03 tại chỗ” hoặc thực hiện “01 cung đường 02 điểm đến” mới được phép hoạt động.
- Trường hợp bố trí làm việc theo ca
thì chia làm 02 nhóm để luân phiên, mỗi nhóm làm việc 14 ngày rồi luân phiên
nhau; định kỳ 05 ngày/lần phải thực hiện test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 cho
tất cả nhân viên làm việc.
- Trong quá trình cung cấp nước đá
cho tàu cá nhân viên cung cấp nước đá phải thực hiện quy định 5K, sử dụng băng
chuyền để vận chuyển đá xay xuống tàu cá, hạn chế thực hiện thủ công và sử dụng
nhiều người.
- Người lao động chỉ làm việc tại
khuôn viên nhà máy nước đá và được phép di chuyển sang khu vực ăn nghỉ đã được
cảng bố trí, không được di chuyển sang các khu vực tàu cá neo đậu và khu bốc dỡ
thủy sản.
- Trường hợp cảng cá không có nhà máy
nước đá, mà chủ tàu bố trí xe vận chuyển nước đá vào cảng để cung cấp cho tàu cá, thì tài xế phải khai báo y tế và xuất trình đầy đủ
giấy chứng nhận xét nghiệm SARS-CoV-2 còn trong thời hạn 72 giờ mới được đưa xe
vào trong cảng cá, quá trình giao nhận nước đá phải thực hiện quy định 5K, hạn
chế ra khỏi xe, trường hợp cần thiết phải ra khỏi xe thì phải test kháng nguyên
nhanh SARS-CoV-2 lại tại Tổ y tế trong cảng, chi phí do đơn vị cung cấp nước đá
chi trả (trừ trường hợp giấy xét nghiệm mới được xét nghiệm trong vòng 24 giờ).
- Hàng ngày, nhà máy phải báo cáo
tình hình sức khỏe của người lao động đã đăng ký cho Ban Quản lý cảng cá.
b) Đối với Trạm kinh doanh xăng
dầu:
- Yêu cầu trạm xăng dầu tại cảng phải
tổ chức làm việc theo phương án “03 tại chỗ” hoặc thực hiện “01 cung đường 02
điểm đến” mới được phép hoạt động.
- Nhân viên kinh doanh xăng dầu phải
được test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 định kỳ 05 ngày/lần.
- Trong quá trình bơm nhiên liệu cho tàu cá, yêu cầu nhân viên Trạm xăng dầu hạn chế tối đa
tiếp xúc với thuyền viên trên tàu.
- Trường hợp cảng không có Trạm xăng
dầu, mà chủ tàu bố trí xe vận chuyển xăng dầu vào cảng
cung cấp cho tàu cá, thì tài xế phải khai báo y tế và xuất trình đầy đủ giấy chứng
nhận xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 còn trong thời hạn 72 giờ mới được đưa xe
vào trong Cảng cá, quá trình giao nhận phải thực hiện quy định 5K, hạn chế ra
khỏi xe, trường hợp cần thiết phải ra khỏi xe thì phải
test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 lại tại Tổ y tế trong cảng, chi phí do đơn vị
cung cấp nhiên liệu chi trả (trừ trường hợp giấy xét nghiệm mới được xét nghiệm
trong vòng 24 giờ).
c) Đối với các cơ sở kinh doanh
vật tư, ngư lưới cụ, lương thực-thực phẩm:
- Phải tổ chức làm việc theo phương
án “03 tại chỗ” hoặc thực hiện “01 cung đường 02 điểm đến” mới được phép hoạt động
trở lại.
- Chỉ được bố trí tối đa 02 nhân viên
làm việc luân phiên và phải được xét nghiệm kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 định
kỳ 05 ngày/lần.
- Trong quá trình trao đổi hàng hóa,
cung ứng lương thực-thực phẩm, yêu cầu thực hiện quy định 5K, bố trí dây ngăn để
giữ khoảng cách với khách mua hàng.
2. Điều kiện hoạt
động trở lại đối với tàu cá:
Các huyện, thị xã, thành phố đảm bảo
kiểm soát được dịch bệnh; các điều kiện hoạt động cảng cá, các cơ sở cung ứng dịch
vụ đảm bảo theo quy định an toàn phòng, chống dịch thì cho phép hoạt động trở lại.
2.1. Các trường hợp tàu cá
không được phép hoạt động:
- Tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài
khai thác hải sản trái phép.
- Tàu tạm dừng hoạt động chờ thi hành
án (có Quyết định của cơ quan thi hành án, hoặc của Tòa án);
- Tàu cá không đăng ký, đăng kiểm;
tàu cá không có giấy phép, hết hạn giấy phép;
- Tàu cá chưa lắp đặt thiết bị giám
sát hành trình hoặc có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng thiết bị hỏng,
không hoạt động được, không kết nối dữ liệu trên hệ thống thông tin giám sát
tàu cá;
- Tàu cá không nộp sổ nhật ký, không
báo cáo sản lượng khai thác của chuyến biển trước cho Ban quản lý cảng cá,
không mang theo mẫu nhật ký khai thác/nhật ký thu mua-chuyển tải để ghi;
- Tàu chưa thực hiện đánh dấu tàu cá
theo quy định;
2.2. Nhóm tàu cá được phép hoạt
động trở lại:
- Đối với nhóm tàu khai thác ven bờ,
tàu cá kích thước nhỏ (thuyền thúng, tàu cá kích thước dưới 6m hoạt động các
nghề lưới, rập, câu,...) ở các bãi ngang:
+ Giao trách nhiệm cho UBND huyện xây
dựng phương án tổ chức bố trí sắp xếp, kiểm soát tại khu vực vị trí xuất bến
luân phiên, theo từng phương tiện, theo từng tổ đi đánh bắt hải sản, quản lý kiểm
soát người mua bán.
+ Đối với khu vực ngoài biển giao
trách nhiệm cho Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với lực lượng kiểm
ngư tăng cường tuần tra, kiểm soát các hoạt động đánh bắt, giao dịch ngoài biển.
- Đối với nhóm tàu từ 6m trở lên:
+ Giải quyết thứ tự lần lượt từng đợt
10-20% số tàu đăng ký xuất bến, xem xét ưu tiên theo nhóm nghề: tàu dịch vụ hậu
cần thủy sản đi hoạt động trước; sau đó đến nhóm tàu hoạt động các nghề câu,
nghề chụp, nghề vây, nghề lưới rê; tiếp đến mới giải quyết cho nghề lưới kéo xa
bờ và các nghề khai thác khác hoạt động vùng lộng, ven bờ.
+ Để tham gia hoạt
động trở lại, chủ tàu cá đăng ký với huyện để tổng hợp danh sách, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ đội Biên phòng để xét duyệt đủ điều
kiện cho xuất bến đi biển.
3. Quy trình kiểm
soát tàu cá và thuyền viên rời cảng, cập cảng:
(Có các
phụ lục 1, 2, 3 đính kèm).
4. Phương án xử
lý tình huống khi có ca mắc COVID-19:
(Có phụ lục 4 đính kèm).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN:
Căn cứ tình hình kiểm soát dịch bệnh
được UBND tỉnh Quyết định khi áp dụng ở từng địa bàn và theo Kế hoạch phục hồi
kinh tế; các cơ quan, đơn vị xây dựng Kế hoạch cho phù hợp với từng giai đoạn.
1. Thời gian thực
hiện:
- Từ 20/9/2021-25/9/2021: Tiếp tục tổ chức đánh giá và hoàn thiện các điều kiện đảm bảo hoạt động
tại các cảng cá.
- Từ ngày 20/9/2021-01/10/2021: Tổ chức cho chủ tàu đăng ký xuất bến khi đủ điều kiện an toàn phòng,
chống dịch Covid-19.
- Đến ngày 01/10/2021: Tổ chức đánh giá, điều chỉnh bổ sung Kế hoạch cho phù hợp với tình
hình thực tế (nếu có).
2. Các Tổ chức
quản lý cảng cá:
- Phải có Kế hoạch đảm bảo an toàn
phòng, chống dịch bệnh COVID-19 được cấp thẩm quyền phê duyệt, mới được phép hoạt
động.
- Phối hợp với các lực lượng liên
quan triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch này. Chuẩn bị lực lượng bốc xếp dự
phòng thay thế khi tàu cá có trường hợp nghi nhiễm.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện cho chủ tàu bố
trí người thực hiện neo đậu, tiếp tế lương thực, thực phẩm cho những người
trông coi, giữ tàu đang neo đậu tại bến, cho phép chủ tàu và đội ngũ bốc xếp của
chủ tàu hoặc của chủ nậu vựa vào bốc dỡ, vận chuyển, lưu thông hàng hóa, đảm bảo
tuân thủ các yêu cầu test nhanh kết quả âm tính với SARS CoV-2 và chấp hành quy
định phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong cảng.
- Lập danh sách lực lượng lao động tại
cảng báo cáo Xã để theo dõi, đưa vào kế hoạch tiêm phòng COVID-19 theo quy định.
- Định kỳ, đột xuất báo cáo kết quả
triển khai thực hiện cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trước UBND huyện,
thị xã, thành phố (gọi chung là UBND huyện) trong công tác phòng chống dịch
COVID-19 tại cảng cá khi triển khai thực hiện Kế hoạch này.
3. Giao Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị triển
khai thực hiện Kế hoạch này.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối
hợp với UBND huyện trao đổi, theo dõi thông tin tình hình hoạt động của tàu cá
trên biển để cung cấp danh sách tàu cá của tỉnh (gồm số đăng ký tàu; số lượng,
địa chỉ liên hệ thuyền viên...) cho các Tổ chức quản lý cảng cá và Trạm Biên
phòng biết, chủ động kế hoạch cho tàu nhập cảng, rời cảng.
- Tổ chức khảo sát, đánh giá điều kiện
hoạt động và đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 tại các cảng cá.
- Phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên
phòng, UBND huyện thông báo cho chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá biết nội dung Kế
hoạch này để chủ tàu, thuyền trưởng có kế hoạch đưa tàu rời cảng, cập cảng cá
theo đúng quy định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn
vị, địa phương trong quá trình thực hiện Phương án, kịp thời báo cáo đề xuất
UBND tỉnh chỉ đạo.
4. Giao Sở Y tế:
Chỉ đạo Trung tâm y tế huyện, thị xã,
thành phố cử lực lượng chuyên môn đến các chốt kiểm soát biên phòng, các Cảng
cá để hướng dẫn, kiểm tra công tác phòng, chống dịch và thực hiện test nhanh
kháng nguyên SARS-CoV-2 cho thuyền trưởng, thuyền viên (những người tham gia bốc
dỡ thủy hải sản, lao động dự phòng, giao nhận hàng khi cần thiết, chi phí này
do chủ tàu, chủ nậu vựa chịu trách nhiệm thanh toán).
5. Bộ Chỉ huy Bộ
đội Biên phòng tỉnh:
- Chỉ đạo Trạm Biên phòng thực hiện
kiểm soát tàu xuất bến, nhập bến theo đúng quy định và nội dung Kế hoạch đề ra.
Đồng thời phối hợp với các Tổ chức quản lý cảng cá đảm bảo an ninh, trật tự
trong quá trình bốc dỡ hàng hóa; hỗ trợ các Tổ chức quản lý cảng cá giám sát
người, phương tiện neo đậu trong quá trình tự cách ly tại cảng cá, trong khu vực
sông, lạch.
- Chỉ đạo các chốt kiểm soát tổ chức
cho các thuyền viên sau khi đi biển về ký cam kết tự cách ly theo dõi sức khỏe
tại nhà đủ 14 ngày từ khi tàu cập cảng, tuân thủ khuyến cáo 5K. Hàng ngày tổng
hợp danh sách thuyền viên lên bờ thông báo về Xã để phối hợp
theo dõi, giám sát.
- Chủ trì, phối hợp với xã ven biển
và lực lượng Công an tăng cường kiểm tra, không để tàu cá cập bến, bốc dỡ thủy
sản, đưa người xuất, nhập trái phép tại các bãi ngang, tuyến đường ven biển,
ven sông.
6. Công an tỉnh:
Cử lực lượng phối hợp với lực lượng
Biên phòng tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp không chấp
hành quy định, cố tình vi phạm công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên các
tuyến luồng, khu vực cảng cá và phòng ngừa cháy nổ.
7. Giao UBND các
huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn tổ chức cho tàu đăng ký xuất bến.
- Xác định thời gian xuất bến của các
tàu đã đầy đủ các điều kiện xuất bến, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
Covid-19.
- Phối hợp với Tổ công tác liên ngành
thẩm định Kế hoạch hoạt động của cảng đóng trên địa bàn; xác định, kiểm soát được
tình hình dịch bệnh để xem xét, giải quyết cho tàu cá được hoạt động đi biển trở
lại.
- Tổ chức thẩm định và xem xét cho
tàu cá dưới 6m, tàu thuyền theo phân cấp được hoạt động trở lại theo thẩm quyền.
- Chịu trách nhiệm rà soát toàn bộ
thuyền viên đang cư trú trên bờ tại các địa bàn, thuyền viên trên tàu trông
coi, giữ tàu để đưa vào trong kế hoạch xét nghiệm của UBND huyện và kế hoạch
tiêm ngừa vắc xin COVID-19.
- Chỉ đạo các lực lượng đảm bảo an
ninh trật tự trong quá trình tàu cá cập cảng, rời cảng. Có phương án kiểm soát
người và phương tiện ra, vào vận chuyển hàng thủy sản bốc dỡ đảm bảo công tác
phòng, chống dịch theo quy định.
8. Về chế độ
thông tin báo cáo:
- Trong quá trình thực hiện nếu có
phát sinh vấn đề chưa phù hợp với điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch
Covid-19, phải báo cáo ngay UBND tỉnh (thông qua Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn) để chỉ đạo và điều chỉnh Kế hoạch cho phù hợp.
- Định kỳ vào sáng thứ 6 hàng tuần có
báo về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tình hình thực hiện kế hoạch để tổng
hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch khôi phục, duy
trì hoạt động cảng cá, tàu cá trở lại sau khi kiểm soát được
dịch bệnh COVID-19: UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, UBND
huyện, các Cảng cá trên địa bàn tỉnh nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo phòng, chống
dịch COVID-19 tỉnh;
- Các sở: NN&PTNT, Y tế, Công Thương, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài
nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội;
- Công an tỉnh;
- Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh;
- UBND thành phố Vũng Tàu;
- UBND các huyện: Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc;
- Lưu: VT, HC10.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Công Vinh
|
PHỤ LỤC 1:
KIỂM SOÁT TÀU CÁ VÀ THUYỀN VIÊN RỜI CẢNG:
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND
tỉnh ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh)
Tàu cá khi xuất bến đi biển tham gia
hoạt động khai thác đảm bảo đầy đủ quy định an toàn về
phòng, chống dịch COVID-19; thuyền trưởng, thuyền viên phải có xét nghiệm âm tính, chi phí xét nghiệm do chủ tàu chi trả. Cụ thể thực
hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Chủ tàu thông báo cho Tổ chức quản lý cảng cá dự kiến thời gian rời cảng/xuất
bến, số lượng thuyền viên trên tàu trước ít nhất 02 giờ.
Bước 2: Tổ chức quản lý cảng cá thông báo cho Văn phòng đại diện kiểm soát nghề
cá đặt tại cảng cá, Trạm kiểm soát Biên phòng biết, phối hợp kiểm tra, rà soát
việc đáp ứng các điều kiện xuất bến của tàu theo quy trình kiểm soát nghề cá và
yêu cầu chủ tàu hoặc thuyền trưởng viết cam kết không vi phạm khai thác IUU.
Bước 3: Trường hợp tàu không đủ điều kiện xuất bến, Văn phòng đại diện kiểm
soát nghề cá, Trạm kiểm soát Biên phòng thông báo cho Tổ chức quản lý cảng cá
biết, nêu lý do không được xuất bến để Tổ chức quản lý cảng cá trả lời cho chủ
tàu biết.
Bước 4: Trường hợp tàu đủ điều kiện xuất bến, Tổ chức quản lý cảng cá, Trạm kiểm
soát Biên phòng theo chức năng nhiệm vụ được giao yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng
thực hiện:
(1) Ký cam kết với Tổ chức quản lý cảng
cá về việc chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch
COVID-19 theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và hướng dẫn của ngành Y tế, với
các nội dung sau:
- Toàn bộ thuyền viên phải được xét
nghiệm test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 có kết quả âm tính. Chi phí xét nghiệm
do chủ tàu chi trả.
- Thuyền trưởng cam kết trong thời
gian hoạt động trên biển không tiếp xúc với tàu cá khác, không được tiếp nhận,
vận chuyển thuyền viên của tàu cá khác vào bờ và không di chuyển tàu cá vào các
khu vực/địa phương đang có dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
(2) Chủ tàu/Thuyền trưởng nộp sổ danh
bạ thuyền viên cho Trạm kiểm soát Biên phòng để xuất trình cho tàu rời cảng/xuất
bến theo trình tự, thủ tục quy định.
Bước 5: Trường hợp chủ tàu có thay thế hoặc bổ sung thuyền viên thì liên hệ với
Tổ y tế tại cảng cá để test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, nếu kết quả tất cả thuyền
viên âm tính thì giải quyết cho tàu rời cảng.
Bước 6: Trạm Kiểm soát Biên phòng thực hiện quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu
xuất bến theo quy định của Bộ đội Biên phòng và Quy trình kiểm soát nghề cá của
Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá đặt tại cảng cá.
Khi tàu cá trình báo rời cảng, tiến
hành kiểm tra, yêu cầu xuất trình đầy đủ giấy tờ (gồm: Sổ
danh bạ thuyền viên, bằng thuyền trưởng, máy trưởng, giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá, giấy phép
khai thác thủy sản, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá; thiết
bị giám sát hành trình phải kết nối dữ liệu với hệ thống
thông tin giám sát hành trình tàu cá quốc gia; giấy xét
nghiệm âm tính, Bản cam kết...), yêu cầu chủ tàu hoặc thuyền trưởng viết cam kết không vi phạm
khai thác IUU thì mới giải quyết cho tàu đi biển. Trường hợp, tàu cá không xuất trình đầy đủ giấy tờ theo quy định,
Trạm Kiểm soát Biên phòng không giải quyết cho tàu đi biển.
Bước 7: Cuối ngày, Tổ chức quản lý cảng cá, Trạm kiểm soát Biên phòng tổng hợp
kết quả giải quyết cho tàu rời cảng, báo cáo cho cơ quan chủ quản cấp trên theo
quy định.
PHỤ LỤC 2:
KIỂM SOÁT TÀU CÁ VÀ THUYỀN VIÊN CẬP CẢNG:
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND
tỉnh ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh)
Khi tàu cá cập cảng phải thực hiện đầy
đủ quy trình kiểm tra, kiểm soát chống khai thác thủy sản
bất hợp pháp IUU và phải đảm bảo an toàn công tác phòng,
chống dịch Covid-19 tại cảng cá theo quy định. Cụ thể:
Bước 1: Chủ tàu/thuyền trưởng phải thông báo thời gian dự kiến tàu cập cảng: Số
lượng và tình trạng sức khỏe thuyền viên, sản lượng, thành phần loài thủy sản dự
kiến bốc dỡ tại cảng cho Tổ chức quản lý cảng cá, Trạm Biên phòng trước ít nhất
01 giờ.
Bước 2: Tổ chức quản lý cảng cá báo cáo thông tin tàu cập cảng cho Văn phòng đại
diện kiểm soát nghề cá tại Cảng cá biết, phối hợp thực hiện kiểm soát nghề cá
theo quy định của Luật Thủy sản (thực hiện theo quy trình kiểm soát chống khai
thác IUU, cử nhân viên thu nhật ký khai thác/nhật ký thu mua- chuyển tải của
tàu cá và thực hiện giám sát sản lượng thủy sản bốc dỡ tại cảng cá).
Bước 3: Trường hợp chủ tàu/thuyền trưởng báo trên tàu có thuyền viên có dấu hiệu
nghi nhiễm Covid-19 thì tổ chức quản lý cảng cá phối hợp với các lực lượng áp dụng
các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định. (Quy trình xử lý
theo như phụ lục 1 đính kèm).
Trường hợp tất cả thuyền trưởng, thuyền
viên đều có kết quả âm tính với SARS CoV-2 thì tiếp-tục thực hiện quy trình ở
các bước tiếp theo.
Bước 4: Khi thuyền trưởng đưa tàu vào bờ cập cảng, Trạm Kiểm soát biên phòng
thực hiện quy trình kiểm tra, kiểm soát tàu cá cập cảng theo quy trình của Bộ đội
Biên phòng và Quy trình kiểm soát nghề cá của Văn phòng đại diện kiểm soát nghề
cá. Tổ liên ngành kiểm soát Covid-19 nhanh chóng tổ chức cho thuyền trưởng,
thuyền viên khai báo Y tế và thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 cho đội
ngũ thuyền viên trên tàu theo quy định.
Trường hợp tàu cá có một hoặc nhiều
thuyền viên nghi nhiễm với SARS-CoV-2 thì thực hiện theo quy định (Quy trình
xử lý theo như phụ lục 4 đính kèm).
Bước 5: Khi tàu đủ điều kiện nhập bến, Trạm Kiểm soát biên phòng thông báo số
tàu, danh sách trích ngang thuyền viên (họ tên, số điện thoại, địa chỉ...) cho
Tổ chức quản lý cảng cá biết để bố trí, sắp xếp lịch cho tàu cập cảng bốc dỡ hải
sản. Đồng thời gửi thông báo cho Xã nơi chủ tàu đăng ký hộ khẩu thường trú biết,
theo dõi (tàu cá được giữ lại 01 người có kết quả âm tính để trông giữ tàu).
Bước 6: Kiểm soát tàu cá và thuyền viên tại Cảng cá
Chủ tàu/thuyền trưởng chỉ được cử 01
người đến làm thủ tục cho tàu nhập cảng (nộp nhật ký khai thác, sổ danh bạ thuyền
viên để giải quyết theo trình tự, không tiếp xúc gần), số
thuyền viên còn lại phải ở lại trên tàu, chưa được lên bờ khi chưa cho phép.
Trường hợp tàu có dấu hiệu vi phạm
quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU theo quy định
của Luật Thủy sản 2017, Tổ chức quản lý cảng cá thông báo
cho Văn phòng đại diện kiểm soát nghề cá tại cảng cá, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục
Thủy sản, Bộ đội Biên phòng để xử lý theo quy định.
Trường hợp tàu không có dấu hiệu vi
phạm, Tổ chức quản lý cảng cá lập thủ tục cho tàu cập cảng và nhanh chóng tổ chức
cho tàu bốc dỡ thủy sản theo các bước quy định, cử nhân viên thu nhật ký khai
thác/nhật ký thu mua - chuyển tải của tàu cá và thực hiện giám sát sản lượng thủy
sản bốc dỡ tại cảng cá, ghi chép thông tin tàu cá, sản lượng thủy sản bốc dỡ
vào sổ theo dõi để thực hiện truy xuất nguồn gốc theo quy định.
Bước 7: Tàu cá khi bốc dỡ thủy sản xong, trường hợp tất cả thuyền viên đều âm
tính với SARS CoV-2, có nhu cầu về bờ, không tiếp tục đi biển thì ký cam kết với
Trạm kiểm soát Biên phòng thông báo về UBND xã để cách ly tại nhà theo quy định.
Chủ tàu được phép cử 01 người ở lại giữ tàu, vận hành tàu và Tổ chức quản lý cảng
cá phối hợp với Trạm kiểm soát Biên phòng thực hiện việc giám sát thuyền viên ở
lại trên tàu.
Bước 8: Tổ chức quản lý cảng cá hướng dẫn tàu cá rời cảng di chuyển đến vị trí
neo đậu được chỉ định hoặc về bến neo đậu đã đăng ký, có sự giám sát của lực lượng
Biên phòng tại địa phương.
Thuyền viên được giải quyết cho ở lại
giữ tàu để quản lý tàu cá, có cam kết thực hiện các quy định về phòng, chống dịch
Covid-19 và giữ liên lạc với Tổ chức quản lý cảng cá và thông báo tình hình sức
khỏe cho Tổ y tế tại cảng để báo cáo Trung tâm Y tế theo quy định chuyên môn của
ngành Y tế (có cam kết cụ thể).
Tổ chức quản lý cảng cá phối hợp với
Trạm kiểm soát Biên phòng giữ gìn an ninh trật tự và hỗ trợ trong quá trình
giám sát các tàu cá neo đậu tại bến.
Bước 9: Trường hợp sau khi bốc dỡ, tàu cá tiếp tục đi biển phải được sự đồng ý
của Tổ chức quản lý cảng cá, Trạm kiểm soát Biên phòng và theo tình hình quản
lý dịch bệnh Covid-19 tại khu vực. Khi được giải quyết cho đi biển trở lại, chủ
tàu/thuyền trưởng phải đảm bảo thực hiện quy trình kiểm soát tàu cá rời cảng
theo quy định, đảm bảo quy định về phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định của
ngành Y tế.
PHỤ LỤC 3:
QUY TRÌNH KIỂM SOÁT TÀU VÀ THUYỀN VIÊN BỐC
DỠ THỦY SẢN TẠI CẢNG:
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND tỉnh ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh)
Bước 1: Tổ chức quản lý cảng cá, chủ nậu vựa, chủ tàu bố trí lực lượng lao
động, bốc xếp theo Kế hoạch của cảng cá đã được phê duyệt.
Bước 2: Căn cứ sản lượng dự kiến bốc dỡ và tình hình thực tế tại khu vực bốc dỡ,
Tổ chức quản lý cảng cá quyết định số lượng người, phương tiện được phép vào
tham gia bốc dỡ, vận chuyển thủy sản để thông báo cho chủ tàu, chủ hàng biết thực
hiện theo Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng cá trong tình hình dịch
bệnh Covid-19 đã được duyệt.
Bước 3: Người lao động, chủ tàu, chủ nậu vựa, lái xe phải được xét nghiệm âm
tính SARS CoV-2 theo quy định còn trong thời hạn 72 giờ mới cho vào cảng;
phương tiện trước khi ra, vào cảng phải được phun khử khuẩn. Riêng lái xe chở
cá ra vào cảng hạn chế ra khỏi xe, trường hợp cần thiết phải ra khỏi xe thì phải
test kháng nguyên nhanh SARS-CoV-2 lại tại Tổ y tế trong cảng, chi phí do chủ
xe chi trả (trừ trường hợp giấy xét nghiệm mới được xét nghiệm trong vòng 24 giờ).
Khi hoàn tất việc tiếp nhận hàng hải
sản, cung cấp nước đá, nhiên liệu,... tài xế xe nhanh chóng đưa xe rời cảng và
phải đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Bước 4: Số lượng tàu bốc dỡ hải sản tại các cầu cảng cùng
thời điểm chỉ được phép tối đa từ 02 đến 03 phương tiện (tùy theo điều kiện của
từng cảng) có phân luồng, phân định cụ thể, bố trí lực lượng bốc dỡ hải sản
theo từng tàu. Ban quản lý cảng cá và lực lượng Bộ đội Biên phòng có trách nhiệm
kiểm soát chặt chẽ.
Bước 5: Kết thúc việc bốc dỡ thủy sản. Yêu cầu tàu rời cầu cảng ra phía ngoài
neo đậu; người thu mua, bốc dỡ thu dọn vật dụng, phương tiện, rời cảng. Tuyệt đối
không ở lại trong cảng.
Trong quá trình thực hiện bốc dỡ thủy
sản, nếu phát hiện, nghi ngờ chủ tàu hoặc người thu mua, bốc dỡ, vận chuyển thủy
sản nghi nhiễm COVID-19 thì áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định
(Quy trình xử lý theo như phụ lục 4 đính kèm).
PHỤ LỤC 4:
I. Phương án xử lý tình huống
tại cảng cá khi xuất hiện các trường hợp là F0:
(Kèm theo Kế hoạch số 142/KH-UBND tỉnh
ngày 20/9/2021 của UBND tỉnh)
- Khi có trường hợp F0 là người lao động;
Ban Quản lý cảng cá chủ trì, phối hợp với Trạm Biên phòng
tổ chức phong tỏa tạm thời cảng hoặc tàu cá có ca F0, phối
hợp với Tổ y tế cách ly tạm thời F0 tại nơi đã chuẩn bị sẵn
ở vị trí tách biệt, đảm bảo khoảng cách với nơi sản xuất hoặc trên tàu khi chưa
vào cập cảng. Tổ y tế báo ngay cho trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố (gọi
tắt là trung tâm y tế huyện) để thực hiện công tác truy vết. Trong thời gian chờ
Trung tâm y tế huyện đến, Ban Quản lý cảng cá phải xác định danh sách người lao
động có tiếp xúc gần, người lao động có tiếp xúc với người tiếp xúc gần để
chuẩn bị cho công tác truy vết.
- Trong khi phong tỏa tạm thời, yêu cầu
người lao động đang còn ở trên tàu cá không rời khởi tàu; tiếp tục thực hiện
nghiêm 5K và tuân thủ nghiêm ngặt quy định chống, dịch.
- Trung tâm y tế huyện khi nhận được
thông tin từ Tổ y tế thông báo có người lao động của cảng cá là F0 phải kịp thời
báo cáo Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 của cấp
mình (gọi chung là Trung tâm Chỉ huy huyện) để chỉ đạo, phối hợp xử lý theo quy
định.
- Trung tâm Chỉ huy huyện có trách
nhiệm chỉ đạo để phối hợp với các lực lượng đang quản lý trong cảng trong công
tác truy vết; đồng thời trong thời gian không quá 01 giờ đồng
hồ kể từ khi nhận dược thông tin phải chỉ đạo lực lượng công an huyện, thị xã,
thành phố, lực lượng Biên phòng bảo vệ an ninh trật tự tại cảng cá.
- Trong thời gian không quá 01 giờ đồng
hồ kể từ khi nhận được thông báo của Trung tâm Chỉ huy huyện các đơn vị phải
cùng với cảng cá phối hợp thực hiện công tác truy vết.
- Trung tâm Chỉ huy huyện chỉ đạo
Trung tâm y tế huyện nhanh chóng tách F0 đưa đi điều trị ngay để hạn chế nguy
cơ lây nhiễm chéo và gây tâm lý hoảng sợ của người lao động; truy vết F1, F2 và tổ chức cách ly tại nơi cách ly tập trung đối với F1; lấy mẫu bệnh
phẩm F1 lần đầu và tiến hành xét nghiệm F1.
- Trong thời gian thực hiện các thủ tục
để đưa đi cách ly tập trung, Trạm Biên phòng phối hợp với Ban Quản lý cảng, Tổ
công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tuyên truyền, thông báo cho
người lao động đi cách ly tập trung theo quy định.
- Sau khi xét nghiệm F2, Trung tâm Chỉ
huy huyện chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn để thực hiện cách ly tại nhà;
riêng trường hợp ngoài địa bàn huyện, thì Trung tâm Chỉ huy huyện thông báo
danh sách cho Trung tâm Chỉ huy huyện bạn biết để thực hiện cách ly tại nhà F2
theo quy định.
- Việc lấy mẫu xét nghiệm do Trung
tâm Chỉ huy huyện chỉ đạo thực hiện không quá 06 giờ đồng hồ kể từ khi đã xác định
được F1, F2 và gửi kết quả về CDC xét nghiệm. Thời gian trả
kết quả của CDC không qua 24 giờ đồng hồ từ lúc nhận được
mẫu xét nghiệm của huyện (Trường hợp địa phương có máy xét
nghiệm PCR sẽ tự xét nghiệm).
II. Phương án xử
lý các tình huống tại các cảng cá khi có kết quả xét nghiệm của người lao động
dương tính
Tình huống 1: Phát hiện thêm trường hợp F0
trên tàu cá thì Trung tâm Chỉ huy huyện chỉ đạo Trung tâm y tế huyện đưa đi điều
trị. Tất cả những người lao động còn lại trên tàu được xác định là F1.
- Trung tâm Chỉ huy huyện báo ngay đến
Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc
(trường hợp vượt quá khả năng của huyện).
- Trung tâm Chỉ huy huyện rà soát,
kích hoạt các khu cách ly tập trung để đưa F1 vào thực hiện cách ly tập trung.
- Thực hiện điều tra, truy vết các
người tiếp xúc với các F0, F1, thông báo cho các địa phương,
cơ quan lân cận về các trường hợp đã truy vết.
Tình huống 2: Phát hiện thêm các trường hợp F0 trong cảng nhưng Trung tâm Chỉ huy
huyện đánh giá nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại các khu vực khác của cảng cá có
liên quan để xác định dịch tễ và nguy cơ lây nhiễm cao trong toàn cảng (Xử lý
chống dịch như tình huống 1)
+ Phun khử khuẩn toàn bộ cảng cá.