PHỤ LỤC III
MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH KHU VỰC MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH, ĐẤT VEN BIỂN BỊ Ô NHIỄM DO SỰ CỐ TRÀN DẦU TRÊN BIỂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2024/TT-BTNMT ngày 30 tháng 09 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG
I. Thông tin về sự cố
1. Thông tin của chủ cơ sở hoặc chủ tàu gây ra sự cố tràn dầu
2. Nguyên nhân gây ra sự cố tràn dầu
3. Vị trí sự cố tràn dầu (vị trí địa lý)
4. Tính chất dầu tràn (DO, FO, …)
5. Ước tính khối lượng dầu tràn
6. Mô tả tổng quan phạm vi môi trường trầm tích, đất ven biển bị ảnh hưởng
7. Các biện pháp ứng phó, khắc phục sự cố đã triển khai;
8. Các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về nguồn gốc của dầu tràn.
II. Đơn vị lập báo cáo
Tên của đơn vị lập báo cáo, địa chỉ, số điện thoại, fax, E-mail.
III. Mô tả tóm tắt tác động của sự cố tràn dầu trên biển
1. Phạm vi không gian sự cố tràn dầu
2. Đánh giá các tác động trước mắt và tiềm tàng của sự cố tràn dầu đến tài nguyên, môi trường, khu vực xảy ra sự cố.
CHƯƠNG II
CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
I. Phạm vi thực hiện
1. Phạm vi không gian
2. Phạm vi thời gian
II. Các tài liệu, số liệu đã tiến hành thu thập
III. Các phương pháp đã triển khai
Mô tả chi tiết các phương pháp đã triển khai nhằm xác định phạm vi, diện tích, thể tích môi trường trầm tích, đất ven biển bị ô nhiễm dầu, có thể bao gồm:
1. Phương pháp điều tra, khảo sát, đo đạc thực địa
2. Phương pháp bản đồ và công nghệ GIS
3. Phương pháp lấy và phân tích mẫu:
a) Sơ đồ tuyến đo đạc, quan trắc, lấy mẫu: các điểm đo đạc, lấy mẫu phải có mã số, tọa độ, được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng và được minh họa bằng sơ đồ bố trí các điểm trên nền bản đồ khu vực xảy ra sự cố tràn dầu:
- Đối với lấy mẫu trầm tích: chỉ lấy mẫu trầm tích bề mặt, đánh giá chỉ tiêu tổng hydrocarbon.
- Đối với lấy mẫu đất ven biển: vị trí lấy mẫu được xác định dựa trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát thực địa theo bản đồ hiện trạng sử dụng đất tương ứng theo các cấp. Việc lấy mẫu theo lưới tùy vào phạm vi ô nhiễm để xác định diện tích khu vực ô nhiễm; Kết quả phân tích mẫu thể hiện theo các mẫu đơn dọc theo chiều sâu đến khi nồng độ chất ô nhiễm (Tổng Hydrocarbon dầu (TPH)) không vượt QCVN hiện hành về chất lượng đất để xác định độ sâu tối đa của khu vực ô nhiễm.
b) Thời gian đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;
c) Trang thiết bị thực hiện đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;
d) Số lượng mẫu đo đạc, quan trắc, lấy mẫu;
đ) Điều kiện thời tiết, khí hậu tại thời điểm đo đạc, quan trắc, lấy mẫu.
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH PHẠM VI, DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH KHU VỰC MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH BIỂN, ĐẤT VEN BIỂN BỊ Ô NHIỄM DO SỰ CỐ TRÀN DẦU
I. Hiện trạng tài nguyên, môi trường biển trước khi xảy ra sự cố
1. Thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên, thổ nhưỡng, …) khu vực trước khi xảy ra sự cố.
Thông tin, dữ liệu khí tượng, thủy văn, hải văn được xác nhận nguồn gốc theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định số 38/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật khí tượng thủy văn.
2. Thông tin về tính nhạy cảm môi trường đường bờ của khu vực
3. Thông tin, dữ liệu, số liệu về hiện trạng môi trường trầm tích biển trước khi xảy ra sự cố tràn dầu (kết quả quan trắc chất lượng trầm tích biển gần nhất trước khi xảy ra sự cố - nếu có) đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Thông tư này.
4. Thông tin liên quan đến hiện trạng sử dụng đất tại khu vực đất ven biển, đất có mặt nước ven biển, hiện trạng mạch nước ngầm.
II. Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường trầm tích biển, đất ven biển bị ô nhiễm dầu
1. Kết quả điều tra, thu thập thông tin, tài liệu, dữ liệu về môi trường trầm tích biển, đất ven biển trong quá trình ứng phó sự cố tràn dầu:
a) Kết quả phân tích mẫu trầm tích biển, mẫu đất ven biển được lập thành biểu đồ so sánh với QCVN hiện hành kèm theo phân tích, đánh giá chất lượng, mức độ ô nhiễm.
b) Kết quả đo đạc khu vực đất ven biển có xuất hiện dầu (bãi cát, vùng triều, đầm phá, đất ngập nước, đất rừng ngập mặn, đất nông nghiệp, …)
c) Kết quả quay phim, chụp ảnh hiện trường (ở mặt đất và từ trên cao bằng máy bay hoặc flycam)
d) Các kết quả thanh tra, kiểm tra, giám sát có liên quan;
2. Kết quả xác định diện tích, thể tích trầm tích biển, đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.
a) Lập bản đồ hoặc sơ đồ vị trí khu vực bị ô nhiễm môi trường trầm tích biển, đất ven biển
b) Kết quả xác định diện tích (m2), thể tích (m3) khu vực trầm tích bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu
c) Kết quả xác định diện tích (m2), thể tích (m3) khu vực đất ven biển bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Khẳng định lại kết quả xác định phạm vi diện tích, thể tích khu vực môi trường trầm tích, môi trường đất bị ô nhiễm do sự cố tràn dầu
2. Đề xuất phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường trầm tích, môi trường đất ven biển bị ô nhiễm.
PHỤ LỤC
Bao gồm ít nhất các tài liệu sau:
1. Bản đồ hoặc sơ đồ vị trí khu vực trầm tích biển, khu vực đất ven biển ô nhiễm do sự cố tràn dầu hoặc ảnh vệ tinh của khu vực
2. Sơ đồ lấy mẫu
3. Báo cáo kết quả đo đạc, khảo sát khu vực đất ven biển nhiễm dầu
4. Phiếu kết quả phân tích mẫu môi trường trầm tích, môi trường đất
5. Báo cáo hình ảnh
6. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc thông tin, dữ liệu về điều kiện tự nhiên (địa hình, khí tượng, thủy văn, hải văn, tài nguyên, thiên nhiên, thổ nhưỡng, …) và hiện trạng môi trường trầm tích, môi trường đất trước khi xảy ra sự cố tràn dầu.
7. Các tài liệu kỹ thuật liên quan khác.