Bản án về tranh chấp quyền sở hữu tài sản số 42/2022/DS-PT

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH

BẢN ÁN 42/2022/DS-PT NGÀY 10/01/2022 VỀ TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN

Ngày 10 tháng 01 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 35/2021/TLPT-DS ngày 08 tháng 11 năm 2021 về việc “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản”.

Do Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2021/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện V bị kháng cáo.

Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 47/2021/QĐ-PT ngày 03 tháng 12 năm 2021 và Quyết định hoãn phiên tòa số 36/2021/QĐ-PT ngày 24 tháng 12 năm 2021, giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Ông Nguyễn T, sinh năm 1941.(Có đơn xin vắng mặt) Cư trú tại: Thôn K, xã H, huyện V, Bình Định.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Hồng Th – Trợ giúp viên pháp lý Tộc Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bình Định. (Có đơn xin vắng mặt) Địa chỉ: Khu phố Đ, thị trấn V, huyện V, Bình Định.

- Bị đơn: Ông Tạ Văn D, sinh năm 1986. (có mặt) Cư trú tại: Thôn K, xã H, huyện V, Bình Định.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn: Ông Phạm Ngọc Q là Luật sư – Tộc Đoàn luật sư tỉnh Gia Lai. (có mặt) Địa chỉ: Số 40 đường, phường D, thành phố P, tỉnh Gia Lai.

- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Bà Trần Thị B, sinh năm 1946. (vắng mặt) Cư trú tại: Thôn K, xã H, Huyện V, tỉnh Bình Định.

2. Bà Trần Thị N, sinh năm 1952. (vắng mặt) Cư trú tại: Thôn K, xã H, Huyện V, tỉnh Bình Định.

- Người kháng cáo: Bị đơn ông Tạ Văn D.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Nguyên đơn ông Nguyễn T trình bày:

Nguyên ông bà của ông Nguyễn T là ông Nguyễn C có lập một vùng đất thổ mộ (nghĩa địa) cho tộc họ ở thôn K, xã H, huyện V, tỉnh Bình Định với tổng diện tích là 5.279 m2 Tộc bản đồ số 03 xã H. Sau đó cha ông T tiếp nhận mảnh đất của dòng tộc để quản lý và sử D, khi cha ông T qua đời tiếp tục giao mảnh đất trên cho vợ chồng ông T trông coi, quản lý và sử D. Vào năm 2002, vợ chồng ông T trồng 200 cây bạch đàn xung quanh thửa đất nêu trên để cho con cháu sau này biết di tích thổ mộ của ông bà trong dòng tộc nhưng bà Trần Thị N thả bò vào phá hết chỉ còn sống 3 cây ở 4 góc của thửa đất.

Đến năm 2014, để bảo vệ phần mộ của dòng tộc nên vợ chồng ông T đã mua bạch đàn và tiếp tục trồng sống được 118 cây. Đến ngày 23/4/2019 gia đình ông T chở vật liệu vào tập kết trên thửa đất nêu trên để sửa sang lại mồ mả ông bà nhưng bị ông Tạ Văn D là con trai của bà Trần Thị N cản trở không cho xe chở vào vì cho rằng đó là đất của mẹ ông là bà Trần Thị N. Ngày 28/4/2019, ông Tạ Văn D dùng cưa lốc cưa hạ 12 cây bạch đàn của gia đình ông T với đường kính từ 10-15cm, dài 6m, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 3.000.000 đồng. Tiếp đến 29/11/2020 ông Tạ Văn D tiếp tục dùng cưa lốc cắt thêm 03 cây bạch đàn với đường kính 15-20cm, dài 08m, ước tính giá trị thiệt hại khoảng 750.000 đồng.

Để tránh việc mâu Tẫn, tranh chấp kéo dài ảnh hưởng đến tình làng nghĩa xóm cũng như tình hình an ninh trật tự tại địa phương ông T làm đơn gửi lên Ban thôn K và UBND xã H để hòa giải nhưng không thành.

Nay ông T yêu cầu Tòa án giải quyết buộc ông Tạ Văn D phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm 15 cây bạch đàn mà ông D đã cưa hạ với số tiền là: 15 cây x 250.000 đồng/cây = 3.750.000 đồng. Tuy nhiên Hội đồng định giá đã xác định 15 cây bạch đàn có trị giá 3.690.000 đồng nên ông thống nhất và yêu cầu Tòa án buộc ông Tạ Văn D phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm (15 cây bạch đàn) với số tiền là 3.690.000 đồng (Ba triệu, sáu trăm chín mươi nghìn đồng).

Bị đơn ông Tạ Văn D trình bày:

Gia đình ông D có đất giáp ranh với các phần mộ của những người dân thôn K, xã H, huyện V, tỉnh Bình Định. Do diện tích đất canh tác ít, khoảng cách giữa các phần mộ lại cách xa nhau nên vào năm 2016 ông D là người trực tiếp mua cây giống bạch đàn từ những người bán dạo, sau khi ông D mua xong thì ông D để ở nhà và nói mẹ ông D (Trần Thị N) trồng giúp vì ông D đi làm xa nên không trực tiếp cùng mẹ trồng các cây bạch đàn nêu trên được. Việc mẹ ông D trồng 118 cây bạch đàn có ai làm chứng hay chứng kiến hay không ông D không rõ. 15 cây bạch đàn mà ông Nguyễn T khởi kiện là do ông trực tiếp cưa hạ thành hai đợt, đợt 01 vào năm 2019 ông cưa hạ 12 cây bạch đàn để dùng vào công việc trong gia đình (Làm hàng rào, làm chuồng bò….). Tiếp đó, đợt 02 vào cuối năm 2020 do đợt mưa bão kéo dài nên đã làm 03 cây bạch đàn trong 118 cây bạch đàn bị gãy đổ nên ông D đã cưa hạ 03 cây bạch đàn này để khỏi ảnh hưởng các phần mộ xung quanh và dùng 03 cây bạch đàn này vào việc gia đình.

Ông D không đồng ý yêu cầu bồi thường như ông Nguyễn T khởi kiện vì lý do: 15 cây bạch đàn ông cưa hạ là của gia đình ông tự trồng, vì vậy gia đình ông D có quyền khai thác và sử D vào việc gia đình, nên việc ông Nguyễn T khởi kiện yêu cầu ông D phải bồi thường thiệt hại 15 cây bạch đàn ông không đồng ý.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị B trình bày: Ông Nguyễn T là chồng của bà nên bà thống nhất toàn bộ lời khai của ông Nguyễn T, không có bổ sung gì thêm.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị N trình bày: Ngày 17/6/2021 bà N có đơn yêu cầu tòa án giải quyết vắng mặt tất cả các buổi làm việc, hòa giải và xét xử tại sơ thẩm và phúc thẩm. Bị đơn ông Tạ Văn D sẽ quyết định toàn bộ các vấn đề có liên quan đến vụ án, bà đồng ý với ý kiến của anh D và không bổ sung gì thêm.

Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2021/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện V quyết định:

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn ông Nguyễn T: Buộc ông Tạ Văn D phải bồi thường thiệt hại cho ông Nguyễn T số tiền 3.690.000 đồng (Ba triệu, sáu trăm chín mươi nghìn đồng).

Ngoài ra, bản án dân sự sơ thẩm còn quyết định về án phí dân sự sơ thẩm, chi phí xem xét định giá tài sản và quyền kháng cáo của các bên đương sự.

Ngày 07/10/2021, Bị đơn ông Tạ Văn D kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm yêu cầu cấp phúc thẩm xem xét vì bản án sơ thẩm xét xử chưa khách quan làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông. Tại phiên tòa ông yêu cầu hủy bản án sơ thẩm vì vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và xác minh T thập chứng cứ chưa đầy đủ.

Tại phiên tòa Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn ông Tạ Văn D trình bày: Tòa án cấp sơ thẩm đã vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng và T thập chứng cứ chưa đầy đủ. Do đó, đề nghị Hội đồng xét xử phúc thẩm căn cứ Điều 310 BLTTDS xử hủy bản án sơ thẩm số 03/2021/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Toà án nhân dân huyện V.

Kiểm sát viên tham gia phiên tòa phát biểu: Trong quá trình tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng thực hiện đúng quy định của pháp luật tố tụng; đồng thời đề nghị HĐXX không chấp nhận nội dung kháng cáo của bị đơn ông Tạ Văn D, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[1] Về tố tụng:

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

[1.1] Tại phiên tòa phúc thẩm ông Nguyễn T, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nguyên đơn bà Nguyễn Thị Hồng Thắm có đơn xin xét xử vắng mặt; Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Trần Thị B, bà Trần Thị N đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt không lý do. Do đó, Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 296 Bộ luật Tố tụng Dân sự [1.2] Cấp sơ thẩm xác định quan hệ pháp luật là “Tranh chấp về yêu cầu bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm” quy định tại khoản 6 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 là không đúng; bỡi lẽ: Nguyên đơn cho rằng 118 cây bạch đàn là do nguyên đơn trồng nên yêu cầu bị đơn bồi thường giá trị 15 cây bạch đàn mà bị đơn đã cưa hạ, còn bị đơn cho rằng 118 cây bạch đàn là do gia đình bị đơn trồng nên bị đơn có quyền khai thác. Vì vậy cần xác định đây là quan hệ pháp luật “Tranh chấp quyền sở hữu tài sản” theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

[2] Xét nội dung kháng cáo của ông Tạ Văn D, thấy rằng:

Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có tại hồ sơ vụ án thể hiện các cây Bạch đàn đang tranh chấp trồng trên các thửa đất số 572, 498A, 586; có diện tích 5.279m2 Tộc tờ bản đồ số 03 xã H có nguồn gốc là của dòng họ gia đình ông Nguyễn T từ trước năm 1975, trên đất có khoảng 40 ngôi mộ của dòng họ ông Nguyễn T và Gia đình ông T đã cung cấp bản đồ trích lục có từ trước năm 1975 của dòng họ ông T cho UBND xã H. Hiện nay theo hồ sơ địa chính của xã H thì các thửa đất nêu trên được UBND xã H quản lý. Hai hộ gia đình ông Nguyễn T và ông Tạ Văn D chưa được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử D đất đối với các thửa đất nêu trên. Trên đất còn có một số cây Điều gia đình ông D đã trồng và hiện nay đang T hoạch.

Theo UBND xã H và các nhân chứng ông Huỳnh Quốc D, bà Nguyễn Thị L, bà Nguyễn Thị P là hàng xóm láng giềng với ông T và ông D đã xác nhận gia đình ông Nguyễn T có trồng một số cây bạch đàn dọc theo sát biên các thửa đất có các phần mộ của gia đình ông Nguyễn T, hàng tháng ông T đều vào rong tỉa cành lá để cây bạch đàn được phát triển bình thường từ khi trồng vào năm 2002 và năm 2014 cho đến nay. Ngoài ra, ông Bùi Văn X ở xã V còn xác nhận vào tháng 8/2014 có mua cây giống bạch đàn về trồng sát biên các thửa đất có các phần mộ của gia đình ông T. Do đó HĐXX có đủ cơ sở để xác định 118 cây bạch đàn là do ông Nguyễn T trồng.

Ngược lại bị đơn ông D cho rằng 118 cây bạch đàn do gia đình ông trồng nhưng ông không đưa ra được tài liệu, chứng cứ gì để chứng minh 118 cây bạch đàn là do gia đình ông trồng nên HĐXX không chấp nhận.

Vì vậy ông D thừa nhận 15 cây bạch đàn mà ông Nguyễn T khởi kiện là do ông trực tiếp cưa hạ để dùng vào công việc trong gia đình, nên ông D phải bồi thường thiệt hại giá trị 15 cây bạch đàn cho ông Nguyễn T.

Từ những nhận định nêu trên, án sơ thẩm tuyên xử chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Nguyễn T, buộc ông Tạ Văn D phải bồi thường thiệt hại giá trị 15 cây bạch đàn cho ông Nguyễn T với số tiền 3.690.000 đồng là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật. Vì vậy Hội đồng xét xử không chấp nhận toàn bộ nội dung kháng cáo của ông Tạ Văn D, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

[3] Về án phí phúc thẩm: Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội khóa 14 anh D phải chịu 300.000 đồng.

[4] Tại phiên tòa lời trình bày của Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị đơn ông Tạ Văn D không phù hợp với nhận định của HĐXX nên không có cơ sở để chấp nhận.

[5] Đại diện Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án đề nghị không chấp nhận đơn kháng cáo của bị đơn ông Tạ Văn D. Giữ nguyên bản án sơ thẩm là phù hợp với nhận định của HĐXX.

Vì các lẽ trên;

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ khoản 2 Điều 26, khoản 1 Điều 308, khoản 1 Điều 148 của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015; các Điều 164, 170, 584, 585, 586, 588, 589 của Bộ luật Dân sự; khoản 1 Điều 29 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.

Tuyên xử:

Không chấp nhận toàn bộ kháng cáo của bị đơn ông Tạ Văn D. Giữ nguyên bản án dân sự sơ thẩm số 03/2021/DS-ST ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện V, tỉnh Bình Định.

1. Buộc ông Tạ Văn D phải bồi thường thiệt hại cho ông Nguyễn T số tiền 3.690.000 đồng (Ba triệu, sáu trăm chín mươi nghìn đồng).

Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án), hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, tất cả khác khoản tiền hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Về chi phí tố tụng và án phí dân sự:

2.1. Chi phí xem xét, định giá tài sản: Ông Tạ Văn D phải chịu 1.200.000 đồng (Một triệu hai trăm nghìn đồng). Ông Nguyễn T đã nộp tạm ứng 1.200.000 đồng (Một triệu hai trăm nghìn đồng), nên ông Tạ Văn D phải nộp số tiền 1.200.000 đồng (Một triệu hai trăm nghìn đồng) để hoàn trả lại cho ông Nguyễn T.

2.2. Án phí dân sự sơ thẩm: Ông Tạ Văn D phải chịu 300.000 đồng (Ba trăm nghìn đồng).

2.3. Án phí dân sự phúc thẩm: Ông Tạ Văn D phải chịu 300.000 đồng, được khấu trừ 300.000 đồng tạm ứng án phí ông D đã nộp theo Biên lai T tiền số 0006528 ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Chi cục Thi hành án Dân sự huyện V (đã nộp xong).

Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.

Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa Tận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 6, 7 và Điều 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

212
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tranh chấp quyền sở hữu tài sản số 42/2022/DS-PT

Số hiệu:42/2022/DS-PT
Cấp xét xử:Phúc thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Bình Định
Lĩnh vực:Dân sự
Ngày ban hành: 10/01/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về