Bản án về tội trộm cắp tài sản số 33/2022/HS-ST

TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN SÌN HỒ, TỈNH LAI CHÂU

BẢN ÁN 33/2022/HS-ST NGÀY 31/03/2022 VỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN

Trong ngày 31 tháng 3 năm 2022 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu xét xử sơ thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số: 36/2022/TLST- HS ngày 24 tháng 02 năm 2022, theo Quyết Đ đưa vụ án ra xét xử số: 35/2022/QĐXXST-HS ngày 11 tháng 03 năm 2022 đối với bị cáo: Vì Văn Đ; sinh ngày: 09/10/2003; nơi sinh: huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; nơi cư trú: bản PH, xã NH, huyện SH, tỉnh LC; nghề nghiệp: lao động tự do; trình độ văn hóa: 03/12; dân tộc: KM; giới tính: Nam; Quốc tịch: Việt Nam; tôn giáo: không; con ông Vì Văn S (đã chết) và con bà Lò Thị P, sinh năm: 1979; bị cáo chưa có vợ, con; Tiền án, tiền sự: không; Nhân thân: ngày 04/03/2021 tại thôn Huổi Trắng, xã Tủa Thàng, huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, Vì Văn Đ thực hiện hành vi tàng trữ trái phép 0,6555 gam Heroine và bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tủa Chùa, khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội: “Tàng trữ trái phép chất ma túy”. Ngày 25 tháng 08 năm 2021 Tòa án nhân dân huy ện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên xử phạt Vì Văn Đ 09 (chín) tháng tù về tội: “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, theo Bản hình sự sơ thẩm số: 33/2021/HS-ST ngày 25 tháng 08 năm 2021.

Hiện bị cáo đang thi hành án tại Nhà tạm giữ Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, theo Quyết Đ thi hành án số: 47/2021/QĐ-CA ngày 29/9/2021 của Tòa án nhân dân huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên; có mặt.

Người bào chữa cho bị cáo: ông Nguyễn Công Hưởng – là Trợ giúp viên pháp lý thuộc Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước, tỉnh Lai Châu; có mặt.

Bị hại:

Bà Hoàng Thị S, sinh năm: 1990; địa chỉ: bản Pá Pha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Ông Hứa Xuân Đ1, sinh năm: 1990; địa chỉ: bản Pá Pha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án:

Bà Lò Thị P (mẹ đẻ của bị cáo), sinh năm: 1979; địa chỉ: bản Pá Hăn, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; có mặt.

Bà Khoàng Thị T, sinh năm: 1963; địa chỉ: bản Pá Hăn, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Ông Lò Văn P1, sinh năm: 1984; địa chỉ: bản Pá Hăn, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Ông Lò Văn P2, sinh năm: 1984; địa chỉ: bản Pá Hăn, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Ông Lê Thành V, sinh năm: 1985; địa chỉ: bản Pá Pha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Ông Nguyễn Văn M, sinh năm: 1985; địa chỉ: bản Co Sản, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; vắng mặt (có đơn xin xét xử vắng mặt).

Người phiên dịch cho người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan Lò Thị P: chị Lò Thị Đơn, sinh năm: 1998; địa chỉ: bản Hồng Quảng, xã Pa Khóa, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu; có mặt.

NỘI DUNG VỤ ÁN

Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:

Khoảng 23 giờ ngày 09 tháng 07 năm 2021 Vì Văn Đ đi từ nhà bản PH, xã NH, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đi đến bản Pá Pha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, với mục đích tìm tài sản để trộm cắp. Khi đến cửa hàng sửa chữa, mua bán điện thoại của vợ, chồng anh Hứa Xuân Đ, chị Hoàng Thị S, Đ thấy cửa được khóa, biết gia đình chị S, anh Đ đi vắng nên nảy sinh ý Đ vào bên trong cửa hàng trộm cắp tài sản. Đ quan sát xung quanh thấy không có người, Đ đi vòng ra phía sau cửa hàng, chui qua khe hở trên cửa đi vào bên trong. Đ ngắt cầu dao điện nhằm tránh bị phát hiện, rồi lấy cục sạc dự phòng có sẵn trong nhà soi đường và đi đến quầy bán hàng, dùng khóa mở cửa tủ kính lấy trộm 04 chiếc điện thoại di động di động (gồm: 03 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Mastel, các loại izi 206, izi 280 và izi 250, 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Anoka loại M6). Sau đó, Đ tiếp tục đi vào phòng ngủ lấy trộm 01 chiếc nhẫn bằng kim loại, màu vàng, có gắn mặt đá màu hồng để trên kệ gỗ của bàn máy vi tính. Đ thấy trong phòng ngủ có két sắt, nên quay ra bếp lấy 01 con dao, 01 chiếc búa, 01 thanh kim loại rồi trở lại phòng ngủ cạy mở két sắt lấy tiền bên trong. Đ tìm kiếm trong tủ quần áo thì thấy 01 con lợn bằng sứ, Đ dùng búa đập vỡ một góc của con lợn rồi dùng tay moi lấy tiền bên trong con lợn. Trộm cắp được tài sản Đ mang về nhà cất giấu và không cho ai biết; số tiền trộm cắp, Đ kiểm đếm được 16.000.000 đồng. Ngày 10 tháng 07 năm 2021, Vì Văn Đ tiếp tục nảy sinh ý Đ trộm cắp tài sản của vợ, chồng anh Hứa Xuân Đ và chị Hoàng Thị S. Khoảng 23 giờ cùng ngày, Vì Văn Đ mang theo 01 cái đèn đội đầu chuẩn bị đi từ nhà rồi đi đến cửa hàng của anh Đ, chị S tại bản Pá Pha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ. Đ đi ra đằng sau chui qua khe hở hôm trước vào phía trong nhà. Khi vào phòng hát, Đ phát hiện có 01 chiếc tivi nhãn hiệu Samsung, loại UA48H5500AK treo trên tường. Đ rút ổ cắm điện rồi tháo chiếc tivi, vác chiếc tivi cùng điều khiển đi theo lối cũ ra ngoài. Trong tối ngày 10 tháng 07 năm 2021, Đ mang chiếc tivi đến bản Pá Hăn, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ bán cho anh Lò Văn Phanh lấy số tiền 1.500.000 đồng, số tiền này Đ mang đi tiêu sài hết. Khi bán Đ nói với anh Phanh là tivi của nhà Đ mang bán. Những ngày sau đó, Đ mang số tài sản trộm cắp được trong ngày 09 tháng 7 năm 2021 đi tiêu thụ. Đ bán cho bà Khoàng Thị Tọn 02 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Masstel (loại izi 206 và izi 280) lấy số tiền 250.000 đồng; bán cho anh Lò Văn Pánh 01 chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Masstel loại izi 250 lấy số tiền 100.000 đồng; bán chiếc nhẫn kim loại cho Lê Thành V lấy số tiền là 300.000 đồng. Đ không nói cho bà T, anh P, anh V biết nguồn gốc số tài sản mang bán do trộm cắp mà có. Đối với chiếc điện thoại di động nhãn hiệu Anoka, loại M6, Đ đưa cho mẹ là bà Lò Thị P1 sử dụng, Đ bảo là chiếc điện thoại là do Đ mua cho bà P. Số tiền bán tài sản, Đ đã dùng để mua xe máy tại cửa hàng của anh Nguyễn Văn M và tiêu sài hết.

Tại Kết luận Đ giá tài sản số 18/KL-HĐĐGTS ngày 16 tháng 08 năm 2021 của Hội đồng Đ giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Sìn Hồ, kết luận:

01(một) chiếc tivi màu đen, nhãn hiệu SAMSUNG, kích thước 49 inh, Model: UA48H5500AK, cũ đã qua sử dụng, mua từ tháng 06 năm 2018 trị giá 3.600.000 đồng; 01 (một) chiếc điện thoại màu đen, đỏ nhãn hiệu Masstel model izi 250, mới chưa qua sử dụng, mua từ tháng 3/2020, trị giá 280.000 đồng; 01 (một) chiếc điện thoại màu xanh, đen nhãn hiệu Masstel model izi 206, mới chưa qua sử dụng, mua từ tháng 3/2020, trị giá 250.000 đồng; 01 (một) chiếc điện thoại màu đen, đỏ nhãn hiệu Masstel model izi 280, mới chưa qua sử dụng, mua từ tháng 3/2020, trị giá 280.000 đồng; 01 (một) chiếc điện thoại màu đen trắng, nhãn hiệu ANOKA, mới chưa qua sử dụng, mua từ tháng 3/2020 trị giá 300.000 đồng. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã trưng cầu giám Đ đối với chiếc nhẫn kim loại mà Vì Văn Đ trộm cắp và bán cho Lê Thành V kết luận: 01 chiếc nhẫn bằng kim loại màu vàng thu giữ của Lê Thành V có tổng khối lượng là 14,81 gam trong đó: phần kim loại là bạc (Ag) hàm lượng Ag là 96,84%. Ngoài ra còn có đồng (Cu) hàm lượng Cu là 2,02%, Kẽm (Zn) hàm lượng Zn là 1,14%. Nhẫn có màu vàng do được mạ vàng (Au).

01 viên đá hình bầu dục màu hồng là Saphire tự nhiên; tại Kết luận Đ giá tài sản số 21/KL-HĐĐGTS ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng Đ giá tài sản trong tố tụng hình sự huyện Sìn Hồ, kết luận: 01 chiếc nhẫn kim loại màu vàng, mặt nhẫn gắn 01 viên đá hình bầu dục màu hồng có khối lượng là 14,81 gam có giá trị là 250.000 đồng.

Tại bản Cáo trạng số 07/CT-VKSSH ngày 16 tháng 02 năm 2022 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã truy tố ra trước Tòa án nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu để xét xử bị cáo Vì Văn Đ về tội: “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 của Bộ luật Hình sự.

Tại phiên tòa bị cáo thừa nhận đã thực hiện hành vi phạm tội như Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đã truy tố, không oan, không sai.

Tại phiên toà đại diện Viện kiểm sát nhân dân huyện Sìn Hồ, giữ nguyên quan điểm truy tố, không bổ sung gì và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bị cáo Vì Văn Đ về tội: “Trộm cắp tài sản”. Đề nghị áp dụng khoản 1 Điều 173; Điều 38, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, Điều 91 và Điều 101 của Bộ luật Hình sự. Xử phạt bị cáo Vì Văn Đ từ 06 tháng đến 01 năm tù; áp dụng Điều 55, 56, 103, 104 của Bộ luật Hình sự để tổng hợp hình phạt với Bản án sơ thẩm số: 33/2021/HS-ST ngày 25 tháng 08 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, với hình phạt chung là hình phạt tù; không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo theo quy định tại khoản 5 Điều 173 của Bộ luật hình sự. Về trách nhiệm dân sự, đề nghị áp dụng điểm b khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự và các Điều 584, 585, 586, 589, 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự, buộc bị cáo Vì Văn Đ phải bồi thường số tiền 16.000.000 đồng cho các bị hại. Đề nghị áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự và Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự để xử lý vật chứng như sau: đối với các tài sản bị cáo trộm cắp của gia đình gồm: 04 chiếc điện thoại di động, 01 chiếc nhẫn, 01 chiếc tivi bị cáo trộm cắp và 01 cục sạc dự phòng của bị hại mà bị cáo sử dụng để soi tìm tài sản để trộm cắp và 01 chiếc két sắt đã được Cơ quan điều tra trả lại cho bị hại, nên không đề cập xử lý; trả lại cho bị hại Hoàng Thị S, Hứa Xuân Đ: 01 con dao, 01 chiếc búa, 01 thanh kim loại (là cây liếc dao); đối với 01 con lợn sứ là tài sản của bị hại S, Đ đã bị bị cáo đập vỡ. Chị S và anh Đ không nhận lại con lợn sứ này, hiện nay con lợn sứ không còn giá trị sử dụng, và 01 chiếc đèn pin đội đầu là công cụ bị cáo sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản cần tịch thu và tiêu hủy.

Sau khi nghe đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa luận tội, bị cáo đồng ý với tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và không tranh luận gì.

Quan điểm của người bào chữa cho bị cáo: về tội danh, đồng ý với quan điểm truy tố của Viện kiểm sát; về hình phạt bổ sung: đề nghị miễn không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo, do tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi phạm tội bị cáo là người chưa đủ 18 tuổi; về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa, bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội đã thực hiện; bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; hoàn cảnh của bị cáo éo le, cha đẻ của bị cáo mất sớm; bị cáo chỉ được học hết lớp 3/12 nên nhận thức pháp luật, nhận thức xã hội có nhiều hạn chế; bị hại trong vụ án có ý kiến xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Đề nghị áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 của Bộ luật Hình sự đối với bị cáo, để xử phạt bị cáo mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng; đề nghị miễn án phí hình sự sơ thẩm cho bị cáo, do bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tham dự phiên tòa nhất trí với ý kiến của đại diện Viện kiểm sát, người bào chữa và không có yêu cầu, đề nghị gì. Đối với bà Lò Thị P là mẹ đẻ của bị cáo, đồng thời là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận thỏa thuận trước khi mở phiên tòa giữa bà P, bị cáo Vì Văn Đ, các bị hại Hoàng Thị S, Hứa Xuân Đ về việc: bị cáo Đ chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ số tiền 16.000.000 đồng đã chiếm đoạt cho các bị hại S, Đ.

Lời nói sau cùng của bị cáo: bị cáo rất hối hận về hành vi phạm tội của mình và mong Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

Trên cơ sở nội dung vụ án, căn cứ vào các tài liệu trong hồ sơ vụ án đã được tranh tụng tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận Đ như sau:

[1] Về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử: trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Điều tra viên đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật Tố tụng hình sự; Kiểm sát viên đã thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của mình theo quy định tại Điều 42 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Người bào chữa đã thực hiện đúng, đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình, theo quy định tại Điều 73 của Bộ luật Tố tụng hình sự. Các tài liệu, chứng cứ được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định. Nên các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người bào chữa trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử là hợp pháp.

[2] Đánh giá chứng cứ, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo:

Các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thu thập đúng trình tự thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự hình sự quy định và có giá trị pháp lý. Những chứng cứ buộc tội, yêu cầu, đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa là có căn cứ pháp luật, phù hợp với nhân thân của bị cáo, với mức độ nghiêm trọng, nguy hại cho xã hội do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, nên cần được chấp nhận toàn bộ.

Quan điểm của người bào chữa tại phiên tòa về tội danh, áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là có căn cứ pháp luật, phù hợp với nhân thân của bị cáo, nên được chấp nhận. Đối với đề nghị áp dụng hình phạt ở mức thấp nhất của khung hình phạt là chưa tương xứng với mức độ nguy hại cho xã hội do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, chưa phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm ở địa phương, nên đề xuất này không được Hội đồng xét xử chấp nhận.

Tại phiên tòa và trong quá trình điều tra bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình. Lời nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai nhận tội tại Cơ quan điều tra, đơn trình báo, biên bản thu giữ, niêm phong vật chứng, kết luận định giá tài sản và các chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa.

Có đủ cơ sở để xác định bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội như sau: trong các ngày 09 và ngày 10 tháng 7 năm 2021, tại bản Pá Pha, xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, bị cáo Vì Văn Đ đã 02 lần thực hiện hành vi trộm cắp tiền và tài sản có tổng giá trị là 20.960.000 đồng của vợ, chồng anh Hứa Xuân Đ và chị Hoàng Thị S; Lần thứ nhất: vào khoảng 23 giờ, ngày 09 tháng 7 năm 2021, bị cáo Vì Văn Đ trộm cắp tài sản của gia đình anh Đ, chị S số tiền là 16.000.000 đồng và 04 chiếc điện thoại, 01 chiếc nhẫn có tổng trị giá 1.360.000 đồng; Lần thứ hai: vào khoảng 23 giờ, ngày 10 tháng 7 năm 2021, Đ trộm cắp của gia đình anh Đ và chị S 01 chiếc tivi có trị giá 3.600.000 đồng. Bị cáo Vì Văn Đ là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự, do vậy hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “Trộm cắp tài sản” theo quy định tại khoản 1 Điều 173 của Bộ luật Hình sự.

Hành vi phạm tội bị cáo thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ, gây hoang mang, lo lắng cho người bị hại và người dân trong bản Pá Pha xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ; làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự ở địa phương. Bị cáo nhận thức rõ hành vi trộm cắp tài sản là trái pháp luật, vi phạm đạo đức xã hội. Chỉ vì ham chơi, ham hưởng thụ tài sản không do mình tự làm ra mà cố ý thực hiện hành vi phạm tội. Nên cần áp dụng một hình phạt tương xứng với mức độ nguy hại do hành vi phạm tội của bị cáo gây ra, để giáo dục, cải tạo bị cáo trở thành người công dân có ích cho xã hội; phục vụ tốt công tác đấu tranh phòng ngừa, chống tội phạm.

Tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đã trên 16 tuổi nhưng dưới 18 tuổi, xét thấy, các hình phạt và biện pháp giáo dục khác không có tác dụng răn đe, phòng ngừa, nên cần xử phạt tù có thời hạn đối với bị cáo, đồng thời cho bị cáo được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất.

[3] Về hình phạt bổ sung: tại thời điểm bị cáo thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo là người chưa đủ 18 tuổi. Theo quy định tại Điều 91 của Bộ luật Hình sự, bị cáo không bị áp dụng hình phạt bổ sung.

[4] Về tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: bị cáo đã hai lần thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, mỗi lần hành vi đều đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Nên bị cáo phải chịu tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là “Phạm tội hai lần trở lên”, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

[5] Về tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của mình; bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; cha đẻ của bị cáo chết khi bị cáo còn nhỏ, bị cáo có hoàn cảnh éo le; bị cáo chỉ được học đến lớp 03/12 nên nhận thức pháp luật, nhận thức xã hội có phần hạn chế; các bị hại có ý kiến xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị cáo. Nên bị cáo được hưởng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

[6] Về trách nhiệm dân sự:

Tại đơn xin vắng mặt tại phiên tòa ghi ngày 30 tháng 3 năm 2022 của các bị hại Hoàng Thị S, Hứa Xuân Đ yêu cầu bị cáo trả lại 16 triệu đồng bị cáo đã trộm cắp. Yêu cầu này phù hợp với các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46, khoản 1 Điều 48 của Bộ luật Hình sự và các Điều 584, 585, 586, 589, 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự. Tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo trên 15 tuổi và dưới 18 tuổi, theo quy định tại khoản 5 Điều 586 Bộ luật Dân sự thì bị cáo phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì mẹ bị cáo (bà Phanh) bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình. Tuy nhiên, trước khi mở phiên tòa, các bị hại, bị cáo và mẹ của bị cáo đã thỏa thuận: bị cáo có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ số tiền 16.000.000 đồng cho các bị hại. Hội đồng xét xử xét thấy, thỏa thuận này là hoàn toàn tự nguyện, không trái với quy định của pháp luật, phù hợp với đạo đức xã hội, mặt khác tại thời điểm xác lập thỏa thuận bị cáo đã trên 18 tuổi có đủ năng lực hành vi dân sự, do vậy cần được ghi nhận.

Khi bị cáo trộm cắp đã cậy, phá làm hỏng 01 chiếc két sắt và đập vỡ 01 con lợn bằng sứ của gia đình bị hại. Do hoàn cảnh gia đình bị cáo khó khăn, bà S và ông Đ không yêu cầu bị cáo phải bồi thường, nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án này.

Tại các đơn xin vắng mặt ghi ngày 30 tháng 3 năm 2022 và tại phiên tòa những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều không yêu cầu bị cáo phải hoàn trả lại số tiền đã mua những tài sản bị cáo trộm cắp mà có, nên Hội đồng xét xử không xem xét, giải quyết trong vụ án này.

[7] Xử lý vật chứng:

Đối với các tài sản bị cáo trộm cắp của gia đình bị hại gồm: 04 chiếc điện thoại di động, 01 chiếc nhẫn, 01 chiếc tivi; 01 cục sạc dự phòng của bị hại mà bị cáo sử dụng để soi tìm tài sản để trộm cắp và 01 chiếc két sắt đã được Cơ quan điều tra trả lại cho các bị hại. Việc xử lý vật chứng của Cơ quan điều tra là có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

Áp dụng Điều 47 của Bộ luật hình sự và khoản 3 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng Hình sự, trả lại cho bị hại Hoàng Thị S, Hứa Xuân Đ: 01 con dao, 01 chiếc búa, 01 thanh kim loại (là cây liếc dao).

Đối với 01 con lợn sứ là tài sản của bị hại S, Đ đã bị bị cáo đập vỡ. Chị S và anh Đ không nhận lại con lợn sứ này, hiện nay con lợn sứ không còn giá trị sử dụng, và 01 chiếc đèn pin đội đầu là công cụ bị cáo sử dụng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản. Cần áp dụng Điều 47 của Bộ luật Hình sự và khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Tố tụng hình sự để tịch thu và tiêu hủy.

[8] Về án phí: theo quy định tại Điều 135 và Điều 136 của Bộ luật Tố tụng hình sự và Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, bị cáo là người dân tộc thiểu số, sống ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, tại phiên tòa bị cáo xin được miễn nộp tiền án phí nên được miễn nộp tiền án phí Hình sự sơ thẩm. Trước khi mở phiên tòa, bị cáo, các bị hại và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại và đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận, do vậy bị cáo không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại điểm f khoản 1 Điều 23 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14.

[9] Quyền kháng cáo: theo quy định tại các Điều 331, 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Vì các lẽ trên, 

QUYẾT ĐỊNH

Căn cứ vào khoản 1 Điều 173, Điều 38, Điều 47, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm g khoản 1 Điều 52, 55, 56, 91, 101, 103 và Điều 104 của Bộ luật Hình sự; điểm a, c khoản 2 Điều 106, các Điều 135, 136, 331 và Điều 333 của Bộ luật Tố tụng hình sự; các Điều 584, 585, 586, 589, 357 và Điều 468 của Bộ luật Dân sự; Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Uỷ ban thường vụ Quốc Hội, quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án:

1. Tuyên bố: bị cáo Vì Văn Đ phạm tội: “Trộm cắp tài sản”.

2. Hình phạt chính: xử phạt bị cáo Vì Văn Đ 07 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổng hợp với hình phạt 09 tháng tù (được trừ thời gian tạm giữ từ ngày 04 tháng 3 năm 2021 đến ngày 13 tháng 3 năm 2021 (09 ngày); còn phải thi hành là 08 tháng 21 ngày tù) tại Bản án hình sự sơ thẩm số: 33/2021/HS-ST ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Tòa án nhân dân huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên. Buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của hai bản án là 01 năm 03 tháng 21 ngày (một năm ba tháng hai mươi mốt ngày) tù, thời hạn tù tính từ ngày bị cáo bị tạm giam (ngày 10 tháng 8 năm 2021).

3. Hình phạt bổ sung: không áp dụng hình phạt bổ sung đối với bị cáo.

4. Về trách nhiệm dân sự: bị cáo phải bồi thường cho các bị hại Hoàng Thị S, Hứa Xuân Đ số tiền 16.000.000 đồng (mười sáu triệu đồng).

Trường hợp bị cáo mà chậm trả tiền cho bị hại thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự.

5. Xử lý vật chứng:

Trả lại cho bị hại Hoàng Thị S, Hứa Xuân Đ: 01 con dao, 01 chiếc búa, 01 thanh kim loại (là cây liếc dao).

Tịch thu và tiêu hủy 01 con lợn sứ và 01 chiếc đèn pin đội đầu.

6. Án phí sơ thẩm: bị cáo được miễn nộp tiền án phí hình sự sơ thẩm, bị cáo không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.

7. Quyền, nghĩa vụ thi hành án dân sự:

Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

8. Quyền kháng cáo: bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án (ngày 31 tháng 03 năm 2022); bị hại, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa được quyền kháng cáo bản án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

Nguồn: https://congbobanan.toaan.gov.vn

169
Bản án/Quyết định được xét lại
Văn bản được dẫn chiếu
Văn bản được căn cứ
Bản án/Quyết định đang xem

Bản án về tội trộm cắp tài sản số 33/2022/HS-ST

Số hiệu:33/2022/HS-ST
Cấp xét xử:Sơ thẩm
Cơ quan ban hành: Tòa án nhân dân Huyện Sìn Hồ - Lai Châu
Lĩnh vực:Hình sự
Ngày ban hành: 31/03/2022
Là nguồn của án lệ
Bản án/Quyết định sơ thẩm
Án lệ được căn cứ
Bản án/Quyết định liên quan cùng nội dung
Bản án/Quyết định phúc thẩm
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về