TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BẢN ÁN 247/2020/HS-PT NGÀY 20/05/2020 VỀ TỘI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ LÀ THUỐC CHỮA BỆNH
Trong các ngày từ 18 đến 20 tháng 5 năm 2020, tại trụ sở Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm công khai vụ án hình sự thụ lý số 712/2019/TLPT-HS ngày 12 tháng 11 năm 2019, đối với bị cáo Võ Mạnh C và các bị cáo khác, do có kháng cáo của các bị cáo, đối với Bản án hình sự sơ thẩm số 368/2019/HS-ST ngày 01 tháng 10 năm 2019 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm số 234/2020/QĐXXPT-HS ngày 23 tháng 4 năm 2020.
- Các bị cáo có kháng cáo:
1/ Họ và tên: Võ Mạnh C; tên gọi khác: không; Sinh ngày 05/02/1978 tại tỉnh Khánh Hoà; Nơi cư trú trước khi bị bắt: 3xx/x N, phường B, Quận x, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: Nguyên Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C; Trình độ học vấn: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Võ S (sinh năm 1955) và bà Nguyễn Thị Lan H (sinh năm 1956); Bị cáo có vợ và 02 người con, lớn sinh năm 2008, nhỏ sinh năm 2011). Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 19/9/2014 đến ngày 17/3/2017 được thay thế bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Ngày 23/10/2017, tiếp tục bị bắt tạm giam, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam B34 Bộ Công an (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo Võ Mạnh C: Ông Nguyễn Tấn T, là Luật sư của Văn phòng Luật sư Nguyễn Tấn T, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
2/ Họ và tên: Nguyễn Trí N; tên gọi khác: không; Sinh ngày 12/8/1975, tại tỉnh Quảng Trị; Nơi cư trú: 2xx L, phường P, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VN P; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Nguyễn Trí S (sinh năm 1952) và bà Nguyễn Thị D (sinh năm 1952); Bị cáo có vợ và 02 người con, lớn sinh năm 2006 và nhỏ sinh năm 2009;
Tiền án, tiền sự: không; Bị bắt tạm giam từ ngày 04/4/2015 đến ngày 28/11/2015, được thay thế bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh. Ngày 31/10/2019, tiếp tục bị bắt tạm giam, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam B34 Bộ Công an (có mặt).
3/ Họ và tên: Ngô Anh Q; tên gọi khác: không; Sinh ngày 11/5/1984, tại tỉnh Quảng Trị; Nơi cư trú: 7A/1x/2x T, Phường 1x, Quận 1x, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty VN P; Trình độ học vấn: lớp 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Ngô Hương T (sinh năm 1950) và bà Trần Thị Hồng H (sinh năm 1954); Bị cáo có vợ và 03 người con, lớn nhất sinh năm 2013 và nhỏ nhất sinh năm 2015; Tiền án, tiền sự: không;
Nhân thân: Tại Bản án hình sự phúc thẩm số 350/2019/HS-PT, ngày 17/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, xử phạt Ngô Anh Q 05 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, theo khoản 4 Điều 364 BLHS 2015;
Ngày 31/10/2019, bị bắt tạm giam, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam B34 Bộ Công an (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo Ngô Anh Q: Bà Nguyễn Thị Mỹ H, là Luật sư của Công ty Luật Hà Đ, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội (có mặt).
4/ Họ và tên: Phan Cẩm L; tên gọi khác: không; Sinh ngày 07/6/1973, tại Thành phố Hồ Chí Minh; Nơi cư trú: 4x T, phường P, quận T, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Phó trưởng phòng Xuất nhập khẩu Công ty VN P; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: Nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Phan Văn T (sinh năm 1940) và bà Phan Mỹ L (sinh năm 1944); Bị cáo có chồng và 02 người con, lớn sinh năm 2003 và nhỏ sinh năm 2005; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 04/4/2015 đến ngày 28/11/2015 thì được thay thế bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh (có mặt).
5/ Họ và tên: Lê Thị Vũ P; Tên gọi khác: (không); Sinh ngày 10/12/1982, tại tỉnh Tây Ninh; Nơi cư trú: 3xx/1xC L, Phường 1x, Quận 1x, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Kế toán Trưởng Công ty VN P; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Lê Hùng V (sinh năm 1958) và bà Lê Thị P (sinh năm 1959); Bị cáo có có chồng và 01 người con sinh năm 2017; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 04/7/2015 đến ngày 08/3/2016 được thay thế bằng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo Lê Thị Vũ P: Bà Ngô Huỳnh Phương T, là Luật sư của Công ty Luật TNHH Trương Anh Tú, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
6/ Họ và tên: Phạm Quỳnh T; Tên gọi khác: không; Sinh ngày 05/3/1980, tại tỉnh Thanh Hóa; Nơi cư trú: 48/90/12 Đặng Nhữ Lâm, khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên nhân viên Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C; Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nữ; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Con ông Phạm T (sinh năm 1940) và bà Bùi Thị T (sinh năm 1944); Bị cáo có chồng và 02 người con, lớn sinh năm 2006, nhỏ sinh năm 2014; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo Phạm Quỳnh T: Ông Nguyễn Quốc A, là Luật sư của Công ty Luật QAP, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
7/ Họ và tên: Phạm Anh K; tên gọi khác: không; Sinh ngày 30/3/1963, tại tỉnh Vĩnh Long; Nơi cư trú: 4xxB Đường 3/2, Phường 1x, Quận 1c, Thành phố Hồ Chí Minh; Nghề nghiệp: nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (viết tắt là Sapharco); Trình độ học vấn: 12/12; Dân tộc: Kinh; Giới tính: nam; Tôn giáo: không; Quốc tịch: Việt Nam; Đảng, đoàn thể: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bị đình chỉ sinh hoạt Đảng theo Quyết định số 06 ngày 04/12/2015 của UBKT Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; Con ông Phạm Thành N (sinh năm 1935) và bà Nguyễn Ngọc L (sinh năm 1941); Có vợ và 02 người con, lớn sinh năm 1995, nhỏ sinh năm 2000; Tiền án, tiền sự: không; Bị cáo bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú và tạm hoãn xuất cảnh (có mặt).
Người bào chữa cho bị cáo Phạm Anh K: Ông Cao Đình T, là Luật sư của Văn phòng Luật sư Trí Tâm, thuộc Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (có mặt).
* Ngoài ra, trong vụ án còn có các bị cáo Nguyễn Minh H, Phan Xuân T, Bùi Ngọc D, Phạm Văn T và Hoàng Trúc V cùng bị Toà án cấp sơ thẩm xét xử về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh” nhưng không kháng cáo và không bị kháng nghị.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1/ Công ty cổ phần VN P; Địa chỉ: Phòng 3xx Lầu 3 tòa nhà T1x số 4x/x T, Phường 1x, quận 1x, Thành phố Hồ Chí Minh, do ông Nguyễn Thanh H là người đại diện theo pháp luật (vắng mặt).
2/ Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố H; Địa chỉ: 2xx C, phường C, Quận x, Thành phố Hồ Chí Minh, do ông Dương Công M - Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp là người đại diện theo ủy quyền (có mặt).
3/ Cục Quản lý D - Bộ Y tế; Địa chỉ: 1xxA, G, quận B, Thành phố Hà Nội, do ông Nguyễn Thành L - Phó Cục trưởng Cục Quản lý D là người đại diện theo ủy quyền (có mặt).
4/ Ông Ngô Nhật P; Địa chỉ: 8x-8x-8x Đường A4, Phường 1x, Quận 1x, Thành phố Hồ Chí Minh; Có người đại diện theo uỷ quyền là ông Nguyễn Minh T; Địa chỉ: 9x/3x L, phường B, Quận x, Thành phố Hồ Chí Minh (vắng mặt).
NỘI DUNG VỤ ÁN
Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa, nội dung vụ án được tóm tắt như sau:
Công ty cổ phần VN P (viết tắt là Công ty VN P), thành lập ngày 25/10/2011, trụ sở tại: 6xx/1x/3 Đường 3/x, Phường 1x, Quận 1x, Thành phố Hồ Chí Minh, do Nguyễn Minh H làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện theo pháp luật, ngành nghề kinh doanh chính là buôn bán thuốc chữa bệnh.
Từ năm 2012, Nguyễn Minh H đã thông qua Võ Mạnh C, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hàng hải Quốc tế H&C thực hiện việc đặt mua và tiêu thụ một số loại thuốc tân dược mang nhãn mác Công ty Health 2000, có xuất xứ từ Canada. Đến khoảng giữa năm 2013, Nguyễn Minh H tiếp tục đặt Võ Mạnh C mua thuốc H-Capita 500mg Caplet (viết tắt là thuốc H-Capita) chứa hoạt chất Capecitabine, dùng để chữa các bệnh ung thư vú, ung thư đại trực tràng mang nhãn mác Công ty Helix Pharmaceuticals Canada (viết tắt là Công ty Helix Canada) để bán và đấu thầu cung cấp cho các bệnh viện ở Việt Nam, số lượng 9.300 hộp (mỗi hộp 03 vỉ x 10 viên/vỉ = 30 viên/hộp). Quá trình thương lượng, Nguyễn Minh H và Võ Mạnh C thống nhất giá mua, bán thuốc H-Capita là 0,9 USD/viên, tương đương 27 USD/hộp. Sau khi thống nhất giá mua bán, Võ Mạnh C tự liên hệ với một đối tượng, theo Cường khai tên là Raymundo Y.Mararac, quốc tịch Philippines để đặt mua thuốc H-Capita nói trên với giá thỏa thuận là 0,6 USD/viên, tương đương 18 USD/hộp. Do thuốc H-Capita chưa có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nên cần phải có hồ sơ pháp lý nộp cho Cục Quản lý D, Bộ Y tế để thẩm định, cấp phép nhập khẩu (cấp Quota). Nguyễn Minh H yêu cầu cung cấp hồ sơ pháp lý nhưng Võ Mạnh C chỉ cung cấp được các tài liệu gồm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita (viết tắt là FSC); Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (viết tắt là GMP) do Bộ Y tế Canada cấp cho Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, có địa chỉ tại 392 Wilson Ave, Toronto, Ontario, Canada, được đóng dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada và ký tên Tham tán Nguyễn Văn Quyền, cùng với 01 hộp thuốc gốc (hộp thuốc mẫu) và tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc gốc (toa thuốc gốc); Võ Mạnh C không cung cấp được “Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc” theo quy định tại Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010 của Bộ Y tế. Các giấy tờ và tài liệu trên do Cường cung cấp đã được thu thập để trưng cầu giám định. Tại bản Kết luận giám định số 795 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã kết luận: Con dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada và chữ ký tên tham tán Nguyễn Văn Quyền tại FSC, GMP nêu trên đều là giả.
Sau khi có được các tài liệu trên cùng với hộp thuốc gốc, Võ Mạnh C đã sử dụng máy tính cá nhân nhập dãy số tự nhiên (mã số) gắn liền với mã vạch trên vỏ hộp thuốc gốc vào trang web www.google.com.vn để tra cứu tìm hiểu nguồn gốc, xuất xứ lô thuốc H-Capita, nhưng không thu được thông tin liên quan cho nên Võ Mạnh C biết thuốc H-Capita không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhưng vẫn chuyển các tài liệu trên cùng hộp thuốc gốc cho Phan Cẩm L, Phó trưởng Phòng xuất nhập khẩu Công ty VN P, để thực hiện việc mua bán lô thuốc nhằm hưởng lợi cá nhân.
Do Võ Mạnh C không cung cấp được “Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc”, nên Nguyễn Minh H đã thuê Phạm Văn T, làm giả “Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc” (viết bằng tiếng Anh) và “Hướng dẫn sử dụng tiếng Việt” mang tên nhà sản xuất là Công ty Helix Canada, với giá thỏa thuận là 2.000 USD. Đồng thời Nguyễn Minh H chỉ đạo Phó Tổng giám đốc Phan Xuân T; Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nghiên cứu phát triển Bùi Ngọc D và nhân viên Phòng Nghiên cứu phát triển Hoàng Trúc V liên hệ, theo dõi tiến độ Phạm Văn T viết các tài liệu trên; chỉ đạo nhân viên Phòng nghiên cứu phát triển Công ty VN P thiết kế 02 bộ nhãn dự kiến lưu hành tại Việt Nam, để hợp thức đủ hồ sơ pháp lý thuốc H-Capita. Thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Minh H, Bùi Ngọc D và Hoàng Trúc V đã tiếp nhận FSC, GMP từ Phan Cẩm L rồi cung cấp cho Phạm Văn T để Thông viết Tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm và tờ Hướng dẫn sử dụng tiếng Việt thuốc H-Capita. Trong quá trình viết tài liệu trên, Phạm Văn T phát hiện lỗi ghi không đúng thành phần tá dược trong FSC, nên đã liên hệ với Nguyễn Minh H, Phan Xuân T bàn cách khắc phục lỗi và thống nhất đề nghị Võ Mạnh C cung cấp lại FSC mới. Võ Mạnh C đã liên hệ và được Raymundo cung cấp FSC mới (theo Võ Mạnh C khai). Sau đó Bùi Ngọc D và Hoàng Trúc V đã liên hệ với Phạm Quỳnh T là nhân viên Công ty H&C để nhận FSC mới rồi chuyển lại cho Phạm Văn T. Sau khi nhận được các tài liệu này Phạm Văn T chỉnh sửa Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm, cùng với tờ Hướng dẫn sử dụng tiếng Việt thuốc H-Capita theo FSC mới, sau đó chuyển qua email cho Hoàng Trúc V để Hoàng Trúc V in ra và đóng dấu mang tên Công ty Helix Canada lên Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm, rồi chuyển cho Phan Cẩm L tập hợp thành bộ hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita. Phạm Văn T được Công ty VN P trả 33.600.000 đồng tiền công viết tài liệu trên.
Về nguồn gốc con dấu mang tên Công ty Helix Canada tại Công ty VN P, kết quả điều tra xác định: Nguyễn Minh H đã chỉ đạo Phan Cẩm L làm giả con dấu này.
Sau khi hoàn thiện việc làm giả hồ sơ pháp lý, Nguyễn Minh H chỉ đạo Nguyễn Trí N và Phan Cẩm L lập Đơn hàng số 225/ĐH/VNP-NK ngày 16/10/2013 (viết tắt là Đơn hàng 225), đề nghị Cục Quản lý D cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita Caplet do Công ty Helix Canada sản xuất; thông qua nhà cung cấp là Công ty Austin Pharma Specialities Co., có địa chỉ tại Unit R2, R2U, G/F, Valiant IND CTR, 2-12 Au Pai Wan Str, Fo Tan Shai, NT, Hồng Kông (viết tắt là Công ty Austin Hồng Kông) do ông Luk Heung Tung làm Giám đốc, đã được Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc từ năm 2002, kèm theo hồ sơ pháp lý, gồm: Giấy chứng nhận FSC, GMP giả; hộp thuốc gốc và toa thuốc gốc do Võ Mạnh C cung cấp; Tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm thuốc và Tờ hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt do Phạm Văn T viết; nhãn mác lưu hành tại Việt Nam do Phòng nghiên cứu phát triển Công ty VN P tự thiết kế. Trong hồ sơ giả nộp Cục Quản lý D có một số nội dung không đồng nhất giữa FSC, Tiêu chuẩn chất lượng và Hướng dẫn sử dụng về thành phần tá dược, hạn dùng, nhiệt độ bảo quản… Nguyên nhân do lúc đầu Bùi Ngọc D và Hoàng Trúc V cung cấp cho Phạm Văn T FSC ghi sai thành phần tá dược, Phạm Văn T đã viết hồ sơ theo FSC này, sau đó Phạm Văn T phát hiện lỗi sai của FSC nên đã yêu cầu Bùi Ngọc D cung cấp lại FSC mới, vì vậy đã có sự không đồng nhất trong hồ sơ nộp Cục Quản lý D.
Trên cơ sở hồ sơ do Công ty VN P cung cấp, Cục Quản lý D đã thành lập Tổ thẩm định do ông Nguyễn Tất Đ, Trưởng phòng Quản lý kinh doanh D thuộc Cục Quản lý D làm Tổ trưởng. Tổ thẩm định gồm 03 nhóm: Nhóm thẩm định tiêu chuẩn chất lượng, do bà Đặng Trần Phương H, cán bộ Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương làm Trưởng nhóm và bà Nguyễn Thị Vĩnh H, Trưởng khoa Vi sinh, Viện kiểm nghiệm thuốc Trung ương làm thành viên; Nhóm thẩm định dược lý, lâm sàng, do ông Đỗ Minh H, Phó Trưởng phòng Đăng ký thuốc Cục Quản lý D làm Trưởng nhóm, bà Hoàng Kim H, Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, Đại học Dược Hà Nội làm thành viên; Nhóm thẩm định pháp chế, do ông Phan Công C, Phó Trưởng phòng Quản lý kinh doanh dược, Cục Quản lý D làm Trưởng nhóm, bà Lê Thúy H và ông Lâm Thanh N (đã chết năm 2014), cán bộ Cục Quản lý D làm thành viên. Tổ thẩm định đã tiến hành thẩm định Đơn hàng 225 cùng với hồ sơ pháp lý thuốc H-Capita của Công ty VN P từ ngày 05/11/2013 đến ngày 25/12/2013. Mặc dù rất nhiều tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu thuốc được làm giả như đã nêu trên, nhưng Tổ thẩm định đã đánh giá hồ sơ đạt yêu cầu và đề nghị Cục Quản lý D cấp phép nhập khẩu đơn hàng trên.
Ngày 13/01/2014, sau khi có giấy phép nhập khẩu do Cục Quản lý D cấp, Võ Mạnh C đã ký Hợp đồng số 01/Cape/2013 bán 8.300 hộp thuốc H-Capita cho Công ty VN P với giá 27 USD/hộp, đóng dấu giả mang tên Công ty Helix Canada chuyển cho Phan Cẩm L. Vì Công ty Helix Canada là công ty giả nên không thể nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, do đó Nguyễn Minh H đã thống nhất với Võ Mạnh C làm hợp đồng mua bán thuốc H-Capita thông qua Công ty Austin Hồng Kông. Nguyễn Minh H chỉ đạo Phan Cẩm L làm giả Hợp đồng khác có số 01/Cape/2013 mua, bán 8.300 hộp thuốc H-Capita giữa Công ty VN P với Công ty Austin Hồng Kông, hợp đồng này nâng giá từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp và ghi lùi lại ngày 01/10/2013 để phù hợp với thời gian còn hiệu lực giấy phép hoạt động của Công ty Austin Hồng Kông; làm giả Phụ lục hợp đồng số 01 ghi ngày 13/01/2014 và hai Phụ lục hợp đồng cùng số 02 ghi cùng ngày 24/3/2014 nâng số lượng mua, bán từ 8.300 lên 9.300 hộp thuốc H-Capita; trong đó một phụ lục dùng để thông quan, một phụ lục dùng để thanh toán. Sau khi soạn thảo xong, Phan Cẩm L chuyển các hợp đồng, phụ lục hợp đồng trên cho Nguyễn Minh H để Nguyễn Minh H sử dụng con dấu Công ty Austin Hồng Kông, dấu chữ ký Giám đốc Luk Heung Tung do Phạm Anh K, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn cung cấp để đóng vào mục bên bán của hợp đồng. Các thủ tục hợp đồng và phụ lục hợp đồng nêu trên sau khi hoàn thiện Phan Cẩm L chuyển cho Nguyễn Trí N ký, đóng dấu Công ty VN P vào mục bên mua của hợp đồng để làm thủ tục thanh toán và thông quan. Để hợp thức việc ký hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hồng Kông, Nguyễn Minh H còn chỉ đạo Nguyễn Trí N và Phan Cẩm L làm giả hợp đồng phân phối ba bên giữa: Công ty VN P với Công ty Helix Canada và Công ty Austin Hồng Kông, với nội dung Công ty Austin Hồng Kông được độc quyền bán các sản phẩm của Công ty Helix Canada; Công ty VN P là nhà phân phối mua thuốc của Công ty Helix Canada thông qua Công ty Austin Hồng Kông. Hợp đồng này ghi ngày 11/9/2013 nhưng thực chất được lập và ký sau ngày lô thuốc H-Capita nhập khẩu về Việt Nam (Phan Cẩm L không nhớ ngày cụ thể); làm giả thỏa thuận giảm giá mua bán thuốc H-Capita với Công ty Austin Hồng Kông từ 75 USD/hộp xuống còn 61,5 USD/hộp. Như vậy giá mua thuốc H-Capita trong hợp đồng được nâng từ 27 USD/hộp lên 61,5 USD/hộp.
Sau khi ký hợp đồng mua thuốc H-Capita với Võ Mạnh C, Nguyễn Minh H đã chỉ đạo Ngô Anh Q, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Một thành viên dược Nam Anh (cũng là công ty do Nguyễn Minh H thành lập và điều hành) liên danh với Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 1 Pharbaco dự thầu tại Trung tâm mua sắm hàng hóa, tài sản công của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và ngày 22/4/2014 được phê duyệt trúng thầu cung cấp 471.275 viên thuốc H-Capita (tương đương 15.709 hộp) cho các Bệnh viện tại Thành phố Hồ Chí Minh với giá là 31.000 đồng/viên, tương đương 930.000 đồng/hộp (mỗi hộp 30 viên).
Về con dấu Công ty Austin Hồng Kông và dấu chữ ký mang tên ông Luk Heung Tung, kết quả điều tra xác định: Từ năm 2012 đến tháng 8/2013, con dấu mang tên Công ty Austin Hồng Kông và dấu chữ ký mang tên ông Luk Heung Tung không đăng ký lưu hành và sử dụng tại Việt Nam, nhưng được Phạm Anh K sử dụng đóng khống trên nhiều tờ giấy A4 tại vị trí theo yêu cầu của Nguyễn Minh H để làm hợp đồng mua thuốc, hoá đơn bán hàng của Công ty Austin Hồng Kông với Công ty VN P. Đến cuối năm 2013, Phạm Anh K chuyển các con dấu này cho Nguyễn Minh H, để Nguyễn Minh H sử dụng đóng trên hợp đồng và các phụ lục hợp đồng nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita. Lời khai của bị can Phạm Anh K phù hợp với lời khai bị can Phan Cẩm L và người liên quan là Nguyễn Văn Báu, nhân viên Công ty VN P về việc chuyển 02 con dấu này cho Nguyễn Minh H.
Để làm thủ tục thông quan lô thuốc, Nguyễn Minh H chỉ đạo Phan Cẩm L liên hệ với Phạm Anh K để được cung cấp giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam của Công ty Austin Hồng Kông. Phạm Anh K cung cấp cho Phan Cẩm L số điện thoại để liên hệ với Nguyễn Quang Huy (sinh năm 1971, trú tại Phòng 1007, chung cư 57 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) nhận bản sao công chứng Giấy phép số 08 ngày 06/10/2011 của Công ty Austin Hồng Kông đã hết hiệu lực từ ngày 06/10/2013 và Công văn số 4104 ngày 20/3/2014 của Cục Quản lý D do ông Nguyễn Tất Đ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý D ký đồng ý cho Công ty Austin Hồng Kông sử dụng giấy phép hết hiệu lực trên để cung cấp thuốc cho các công ty xuất nhập khẩu thuốc của Việt Nam đối với các hợp đồng ký kết trong thời hạn hiệu lực của giấy phép. Huy đã cung cấp giấy tờ trên cho Phan Cẩm L theo yêu cầu của Phạm Anh K. Tháng 9/2014, Phạm Anh K yêu cầu Nguyễn Minh H chuyển 10.000 USD chi phí sử dụng pháp nhân cho Công ty Austin Hồng Kông thông qua Huy. Ngày 12/9/2014, Công ty VN P đã chuyển 212.156.334 đồng (quy đổi 10.000 USD) vào tài khoản của Huy tại Ngân hàng ACB, Chi nhánh Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.
Để hoàn chỉnh hồ sơ thông quan, theo yêu cầu của Công ty VN P và thực hiện chỉ đạo của Võ Mạnh C, Phạm Quỳnh T là nhân viên Công ty H&C thực hiện việc chỉnh sửa, nâng giá bán thuốc H-Capita trên Hoá đơn thương mại (Invcoice) từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp, rồi chuyển hóa đơn trên cùng với Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packinglist); Giấy chứng nhận kiểm nghiệm xuất xưởng lô thuốc H-Capita (COA); Vận đơn hàng không do hãng hàng không phát hành (MAWB); Vận đơn hàng không thứ cấp do đại lý phát hành (Air Waybill); Thông báo hàng đến; Giấy ủy quyền cho Công ty VN P đi nhận hàng qua email và nhờ Mai Thị Thu N là vợ Võ Mạnh C in ra, chuyển cho Võ Mạnh C đóng dấu Công ty Helix Canada giả vào Hoá đơn thương mại (Invoice), Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packinglist), Giấy chứng nhận kiểm nghiệm xuất xưởng lô thuốc H- Capita (COA), rồi Võ Mạnh C chuyển cho Công ty VN P để làm thủ tục thông quan và nhận hàng. Kết luận giám định số 975 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã kết luận: Hình dấu mang tên Công ty Helix Canada đóng trên các tài liệu Invoice, Packinglist và COA là hình dấu được đóng ra từ con dấu do Cơ quan điều tra thu giữ khi khám xét công ty của Võ Mạnh C.
Đến ngày 11/4/2014, Công ty VN P mở Tờ khai hải quan số 6520 nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita theo Hợp đồng số 01/Cape/2013 ngày 01/10/2013 và các Phụ lục hợp đồng giả nêu trên tại Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh. Khi làm thủ tục thông quan, ông Phạm Đình C công chức Hải quan Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất không phát hiện được sự bất hợp lý, không đồng nhất giữa các tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu, nên đã cho thông quan lô thuốc H-Capita nêu trên.
Để hợp thức hồ sơ, chứng từ thanh toán tiền mua lô thuốc H-Capita theo Hợp đồng mua bán giả số 01/Cape/2013 ngày 01/10/2013 và các phụ lục hợp đồng số 01, số 02 giả nêu trên, Hùng chỉ đạo Lê Thị Vũ P, Kế toán trưởng Công ty VN P cung cấp cho Phan Cẩm L số tài khoản thụ hưởng của Công ty Auspicious Keen Limited và Công ty Sigma Holding Corp, có cùng địa chỉ tại: 132 Nathan Road, Tsim Sha Tsui, Kowloon, Hồng Kông (Phương khai đây là các tài khoản của dịch vụ chuyển tiền thuê ở nước ngoài, không có thông tin cụ thể) để Phan Cẩm L đưa vào phụ lục hợp đồng mua bán thuốc với Công ty Austin Hồng Kông, rồi chuyển cho Phòng Kế toán làm thủ tục đề nghị thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài qua Ngân hàng Sacombank, Ngân hàng Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Quân đội. Mặc dù biết rõ việc nâng giá thuốc không đúng thực tế nhưng Ngô Anh Q và Lê Thị Vũ P vẫn ký 06 lệnh chuyển tiền ra nước ngoài.
Như vậy, tổng số tiền Công ty VN P đã chuyển vào 03 tài khoản trên là 571.950 USD, tương ứng 61,5 USD/hộp, trong đó: số tiền 68.410 USD chuyển vào tài khoản của Công ty Helix Pharmaceuticals Inc để trả cho đối tượng tên là Raymundo, còn số tiền 503.540 USD chuyển vào 02 tài khoản ở Hồng Kông, sau đó Công ty VN P đã lấy lại bằng tiền mặt từ dịch vụ chuyển tiền thuê tại Thành phố Hồ Chí Minh và trả cho Cường 182.690 USD, quy đổi 3.858.116.425 đồng. Sau khi nhận tiền từ Công ty VN P, C chuyển cho Raymundo 2 lần, tổng cộng 83.516 USD, quy đổi 1.764.493.280 đồng qua tài khoản của Công ty H&C tại Ngân hàng Vietcombank, C còn được hưởng là 99.174 USD, quy đổi 2.093.623.145 đồng; số tiền còn lại 320.850 USD, quy đổi 6.805.870.200 đồng là tiền chênh lệch nâng giá lô thuốc, P giao cho Nguyễn Thị Chính, thủ quỹ Công ty VN P quản lý. Thực hiện chỉ đạo của Q, Lê Thị Vũ P đã sử dụng chi phí cho việc tiêu thụ các lô thuốc trước đó của Công ty VN P.
Ngày 11/4/2014, lô hàng 9.300 hộp thuốc H-Capita được nhập về Việt Nam để tại kho của Công ty VN P, giá trị thực tế lô thuốc là 251.100 USD, quy đổi 5.302.179.575 đồng. Tuy nhiên Công ty VN P đã khai báo giá trị là 14.672.610.000 đồng. Trên cơ sở đó xác định số thuế nhập khẩu phải nộp là 733.630.500 đồng. Đến ngày 01/8/2014, Cục Quản lý D có Công văn số 13134 yêu cầu Công ty VN P tạm ngừng nhập khẩu, lưu hành thuốc; ngày 08/8/2014, Cục Quản lý D có Công văn số 13499 đề nghị Cục An ninh chính trị nội bộ (A83), Tổng Cục An ninh II Bộ Công an phối hợp xác minh nguồn gốc lô thuốc. Đoàn Thanh tra của Cục Quản lý D thu giữ 01 hộp thuốc và Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố H thu giữ 10 hộp thuốc để tiến hành kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng thuốc. Đến ngày 18/9/2014, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an (A09) khởi tố vụ án, thu giữ 9.289 hộp.
Về nguồn gốc và chất lượng lô thuốc H-Capita, qua quá trình điều tra đã thu thập được các tài liệu, chứng cứ thể hiện:
Về nguồn gốc lô thuốc không phải có xuất xứ từ Canada bởi:
+ Trên các thùng hàng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại Sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore, phù hợp với văn bản trả lời uỷ thác của Singapore;
+ Kết quả tương trợ tư pháp Cảnh sát Canada trả lời: tại địa chỉ 392 Đại lộ Wilson Toronto, ON M3H 1S9, Canada là một tòa nhà không phải cơ sở kinh doanh; Cơ quan chức năng của Canada không cấp mã số giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc, các giấy tờ thể hiện do cơ quan chức năng của Canada cấp cho công ty này nghi bị làm giả.
+ Căn cứ các văn bản và tài liệu của Bộ Y tế thể hiện đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc với cơ quan quản lý dược của Ấn Độ xác nhận lô thuốc 9300 hộp Hcapita có cùng số lô, ngày sản xuất với lô thuốc do nhà máy Affy Parenterals ở Ấn Độ sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty Magnolia Limited và công ty này đã bán lại cho công ty Công ty Helix Pharmaceutical Inc.
+ Interpol Philipin trả lời Công ty Helix Pharmaceutical Inc có giấy phép kinh doanh hợp pháp và hoạt động tại Philipines.
+ Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào.
+ Kết quả giám định số 795 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã kết luận: Giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là giả.
Về chất lượng của lô thuốc H-Capita:
+ Kết luận giám định số 31 ngày 22/4/2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế đã xác định: Lô thuốc có nhãn mác thuốc H-Capita 500mg Caplet có chứa 97,5% hoạt chất Capecitabine là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Kiểm tra các chỉ tiêu về mô tả màu sắc viên thực tế (màu hồng) không giống với màu sắc viên theo yêu cầu trong tiêu chuẩn cơ sở (màu đỏ), không đạt yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn “tạp chất liên quan, phần tạp không định danh lớn nhất” theo tiêu chuẩn cơ sở, kết quả kiểm nghiệm tạp chất không định danh lớn nhất là 0,17%, trong khi tiêu chuẩn cơ sở phải thấp hơn 0,1%. Kiểm tra tờ Hướng dẫn sử dụng, nhãn vỉ thuốc, nhãn hộp thuốc H- Capita 500mg Caplet có một số chi tiết không đúng với tờ Hướng dẫn sử dụng, nhãn vỉ thuốc, nhãn hộp thuốc thiết kế trong hồ sơ đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký đã được Cục Quản lý D phê duyệt, như: Tờ Hướng dẫn sử dụng thực tế và tờ Hướng dẫn sử dụng được duyệt ghi khác nhau về thành phần tá dược; Hướng dẫn sử dụng được duyệt ghi thông tin số điện thoại và số fax của nhà sản xuất nhưng tờ Hướng dẫn sử dụng thực tế nhập khẩu không có các thông tin này; nhãn hộp thuốc thực tế có in mã số, mã vạch, nhưng nhãn hộp thuốc thiết kế không ghi thông tin này; nhãn vỉ thuốc thực và nhãn vỉ thuốc thiết kế khác nhau về cách trình bày tên thuốc, nhà sản xuất.
+ Kiểm tra thực tế một số hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet của lô hàng trên: có hộp thuốc chứa 02 tờ Hướng dẫn sử dụng; có hộp không có Hướng dẫn sử dụng; có hộp chứa vỉ rỗng không có viên thuốc; có hộp đóng 04 vỉ, sai quy cách 03 vỉ/1 hộp.
+ Kết luận ngày 24/4/2018 của Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập đã xác định: Do lô thuốc đã quá hạn sử dụng 02 năm nên không đủ điều kiện kiểm nghiệm lại lô thuốc Hcapita và kết luận giám định số 31/KL-BYT ngày 22/4/2015 là khách quan, khoa học và chính xác.
Tại bản cáo trạng số 53/CTr-VKSTC-V3 ngày 30/6/2019 đã truy tố bị cáo Nguyễn Minh H và đồng phạm về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, quy định tại khoản 4 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.
Ngoài ra cáo trạng cũng xác định:
Do thời hạn điều tra đã hết, Cơ quan điều tra tách hồ sơ, tiếp tục điều tra, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc lập hồ sơ, cấp phép nhập khẩu các thuốc mang nhãn mác Health 2000 Canada; việc cấp số đăng ký lưu hành cho 07 loại thuốc; việc cấp giấy phép nhập khẩu 03 thuốc mang nhãn mác Công ty Helix Canada và việc cấp Giấy phép hoạt động số 28/GP-2014/2 ngày 18/6/2014 cho Công ty Helix Canada để xử lý sau.
Nguyễn Quang Huy, là người quản lý, cung cấp bản sao Công chứng Giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam số 08/GP- 2011/03 ngày 06/10/2011 của Công ty Austin Hồng Kông và Công văn số 4104/QLD-KD ngày 20/3/2014 của Cục Quản lý D, Bộ Y tế theo yêu cầu của bị can Phạm Anh K cho Công ty VN P để làm thủ tục thông quan lô thuốc H- Capita giả. Kết quả điều tra xác định: Giấy phép và công văn này do Cục Quản lý D phát hành; Nguyễn Quang Huy không biết việc mua bán, nhập khẩu thuốc H-Capita giả của Nguyễn Minh H và đồng phạm; Huy có nhận số tiền 212.156.334 đồng từ Công ty VN P để trả tiền phí sử dụng giấy phép Công ty Austin Hồng Kông theo yêu cầu của Phạm Anh K, đã nộp lại số tiền này trong giai đoạn điều tra. Do vậy, Cơ quan điều tra không đủ căn cứ kết luận Nguyễn Quang Huy đồng phạm với Nguyễn Minh H về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.
Bà Mai Thị Thu N (vợ bị cáo C), là người được Phạm Quỳnh T nhờ in bộ chứng từ nhập khẩu thuốc H-Capita rồi chuyển lại cho C, không biết việc C đóng dấu Công ty Helix Canada chuyển cho Công ty VN P làm thủ tục nhập khẩu. Kết quả điều tra, không có căn cứ xác định bà N đồng phạm với C về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.
Bà Chu Thị Kim Chi, nhân viên Phòng Hành chính nhân sự Công ty VN P và Đặng Văn Thu, chủ cửa hàng khắc dấu Thu An ở 109/5 Trường Chinh, phường Tân Thới Nhất, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả điều tra xác định: Trong thời gian làm việc tại Công ty VN P, Chi được giao nhiệm vụ làm một số con dấu. Chi đã thuê Thu làm sau đó đã giao về cho Phòng hành chính nhân sự. Thu và Chi không nhớ đã làm những con dấu nào và không biết Công ty VN P sử dụng vào việc gì nên không đủ căn cứ để xử lý hình sự.
Bà Võ Ngọc H, Phó Trưởng phòng Tư pháp Quận 3; ông Trần Ngọc Khang, Trưởng phòng Tư pháp Quận 10 và ông Nguyễn Văn C, Phó Trưởng phòng Tư pháp Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh là những người đã ký chứng thực các giấy tờ mang tên Công ty Helix Canada. Kết quả điều tra xác định: các cá nhân trên đã thực hiện nhiệm vụ chứng thực theo đúng quy trình, quy định của pháp luật, không biết tài liệu chứng thực bị làm giả, nên Cơ quan điều tra không đề nghị xử lý trách nhiệm.
Ông Phạm Đình C3, công chức Hải quan, Chi cục Hải quan Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, là người làm thủ tục thông quan lô thuốc H-Capita. Quá trình kiểm tra hồ sơ, Chương không phát hiện được sự không đồng nhất giữa các tài liệu trong hồ sơ nhập khẩu. Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ, tiếp tục điều tra làm rõ xử lý sau.
Đối tượng tên Raymundo Y.Mararac và Collin: Theo lời khai của Võ Mạnh C và Phạm Quỳnh T thì không biết rõ nhân thân, lai lịch cụ thể của các đối tượng này. Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ làm rõ xử lý sau.
Đối với trách nhiệm của các chuyên gia, cán bộ Cục Quản lý D, Bộ Y tế đã để xảy ra việc nhập khẩu lô thuốc H-Capita vào Việt Nam. Do thời hạn điều tra vụ án đã hết, Cơ quan điều tra đã tách hồ sơ, tiếp tục điều tra làm rõ xử lý sau. Hiện Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án hình sự về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” tại Cục Quản lý D - Bộ Y tế.
Tại phiên tòa sơ thẩm:
- Đại diện Cục Quản lý D - Bộ Y tế trình bày ý kiến cho rằng trong thời gian công tác tại Ấn Độ, đoàn công tác của Bộ Y tế đã trực tiếp làm việc với các cơ quan, đơn vị để kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất và thu thập tài liệu liên quan đến lô thuốc Hcapita. Toàn bộ giấy tờ, tài liệu đã được 04 cơ quan quản lý nhà nước Ấn Độ (Cục Quản lý D Ấn Độ, phòng thương mại Ấn Độ, Bộ Nội vụ Ấn Độ, Bộ Ngoại giao Ấn Độ) và Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ xác minh tính hợp pháp và hợp pháp hóa lãnh sự. Qua xác minh của đoàn công tác của Bộ Y tế đã xác định được lô thuốc Hcapita là thuốc được sản xuất tại nhà máy tại Ấn Độ, đạt đầy đủ điều kiện về chất lượng khi xuất xưởng. Nhưng khi giám định thì thời điểm giám định là sau khi lô thuốc đã được sản xuất hơn 01 năm và lô thuốc cũng chỉ có thời hạn sử dụng là 02 năm nên khi giám định chất lượng của thuốc có sự thay đổi và do khi tại thời điểm giám định hàm tượng tạp chất không định danh của thuốc cao hơn chỉ tiêu đã đăng ký nên Hội đồng giám định căn cứ quy định pháp luật xác định đây là thuốc kém chất lượng nên không được lưu hành, do không được lưu hành nên không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Việc xác định lô thuốc Hcapita là thuốc giả, thuốc kém chất lượng, hay hàng giả là thuốc chữa bệnh phải dựa trên cơ sở khoa học và các quy định pháp luật có liên quan vì 03 khái niệm này là hoàn toàn khác nhau và được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau, việc xác định không chính xác sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý của nhà nước trong lĩnh vực dược phẩm. Cục Quản lý D cũng trình bày rằng để kiểm tra xác minh, Cục đã có các văn bản gửi trước cho cơ quan quản lý dược Ấn Độ đề nghị hỗ trợ xác minh và văn bản gửi nhà máy Affy Parenterals đề nghị cung cấp hồ sơ.
- Đại diện Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố H trình bày: Khi Cục Quản lý D thực hiện kiểm tra Công ty VN P thì đã có lấy mẫu lô thuốc HCapita để gửi cho Viện kiểm nghiệm để kiểm nghiệm và các chỉ tiêu của thuốc điều đạt đúng theo các chỉ tiêu đã đăng ký, việc giám định sau này chỉ tiêu tạp chất không đạt là do có thời điểm giám định sau đó cách nhau đến mấy tháng nên thuốc có sự thay đổi về chất lượng là bình thường.
- Hội đồng giám định theo kết luận giám định số 31/KL-BYT đã giải thích về kết luận giám định số 31 là: Do lô thuốc H-capita tại thời điểm giám định không đạt tiêu chuyển chất lượng như đã đăng ký nên theo quy định pháp luật lô thuốc H-capita là thuốc kém chất lượng theo khoản 23 Điều 2 Luật dược số 34/2005/QH11. Do đó lô thuốc tại thời điểm giám định không đủ điều kiện để được lưu hành và đương nhiên không đủ điều kiện để sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người. Hội đồng giám định xin làm rõ thêm là “Thuốc Hcapita là thuốc kém chất lượng nên không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người”. Việc các kết quả kiểm nghiệm của thuốc có các thông số chỉ tiêu khác nhau là hoàn toàn phù hợp bởi lẽ thuốc là sản phẩm có hạn sử dụng, theo thời gian các chỉ tiêu trong thuốc có thể thay đổi theo hướng hàm lượng dược chất sẽ ngày càng giảm và hàm lượng tạp chất không định danh sẽ ngày càng tăng lên và điều này sẽ càng xảy ra nhanh hơn dưới tác động của những yếu tố khách quan như độ ẩm và môi trường, các kết quả kiểm nghiệm về hàm lượng thuốc tuy khác nhau nhưng thực chất là hoàn toàn phù hợp về mặt khoa học khi các kết quả ở 03 thời điểm khác thể hiện hàm lượng dược chất giảm dần và tạp chất tăng dần theo thời gian. Quá trình giám định Hội đồng giám định sử dụng các tài liệu là do cơ quan điều tra cung cấp nhưng có đối chiếu các quy định pháp luật cũng như các tiêu chuẩn khoa học cụ thể là dược điển của Mỹ và thấy hoàn toàn phù hợp nên mới tiến hành giám định chứ không phải chỉ dựa vào tiêu chuẩn của thuốc đã đăng ký để tiến hành kiểm nghiệm.
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 368/2019/HS-ST ngày 01/10/2019 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Võ Mạnh C 20 (hai mươi) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày 23/10/2017. Được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 19/9/2014 đến ngày 17/3/2017.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Nguyễn Minh H 17 (mười bảy) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày 23/10/2017. Được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 19/9/2014 đến ngày 17/3/2017.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Nguyễn Trí N 12 (mười hai) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 04/4/2015 đến ngày 28/11/2015.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54, Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Ngô Anh Q 11 (mười một) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.
Tổng hợp với hình phạt 05 năm tù của bản án Hình sự phúc thẩm số 350/2019/HS-PT, ngày 17/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của cả 02 bản án là 16 năm tù thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s, điểm n khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Lê Thị Vũ P 05 (năm) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án, được khấu trừ thời gian bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 04/7/2015 đến ngày 08/3/2016.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Phan Cẩm L 07 (bảy) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án được khấu trừ thời gian bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 04/4/2015 đến ngày 28/11/2015.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Phạm Anh K 03 (ba) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Phạm Quỳnh T 04 (bốn) năm tù về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Buộc bị cáo Nguyễn Minh H và Ngô Anh Q liên đới nộp lại số tiền 4.441.710.487 đồng (theo tỷ lệ mỗi bị cáo là 50%) để tịch thu sung vào ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên về tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, đối với các bị cáo Nguyễn Minh H, Phan Xuân T, Bùi Ngọc D, Phạm Văn T, Hoàng Trúc V; về xử lý vật chứng. Đồng thời bản án sơ thẩm cũng kiến nghị Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nhanh chóng điều tra, xử lý các phần tách ra của vụ án theo đúng quy định pháp luật; làm rõ vai trò của đối tượng tên Raymudo; chuyển kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, về việc điều tra làm rõ vai trò của ông Ngô Nhật P, các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về bảo vệ bí mật nhà nước liên quan đến các tài liệu mật của Bộ Y tế.
Ngày 03/10/2019, bị cáo Phan Cẩm L kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 08/10/2019, bị cáo Võ Mạnh C kháng cáo kêu oan.
Ngày 08/10/2019, bị cáo Nguyễn Trí N kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngày 10/10/2019, bị cáo Lê Thị Vũ P kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Ngày 14/10/2019, bị cáo Phạm Anh K kháng cáo yêu cầu xem xét lại tội danh.
Ngày 14/10/2019, bị cáo Ngô Anh Q kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xem xét lại khoản tiền bồi thường.
Ngày 03/10/2019, bị cáo Phạm Quỳnh T kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuyển cho Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm kết quả uỷ thác tư pháp quốc tế, là các văn bản điều tra xác minh của các cơ quan tư pháp Ấn Độ. Các tài liệu này thể hiện 9.300 hộp thuốc H-Capita do Công ty Affy Parenterals (có trụ sở tại làng Gullarwal, quận Baddi Himacal, bang Pradesh, Ấn Độ) sản xuất, bán cho Công ty Magnolia Ltd (là một Công ty có chức năng kinh doanh văn phòng phẩm, có trụ sở tại 11/621 Toà nhà Saikruopa, Puma, Bhiwandi, Thane-421302, Ấn Độ). Công ty Magnolia Ltd bán lại cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc (trụ sở được ghi tại 392 Wilson Ave, Toronto, Ontario, Canada). Sau đó được Công ty Magnum Cargo Private Lnt vận chuyển sang Singapore và chuyển về Việt Nam.
Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo Võ Mạnh C, Phạm Anh K đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội, đúng như bản án sơ thẩm đã xét xử; thay đổi yêu cầu kháng cáo từ kêu oan sang xin giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P và Phạm Quỳnh T đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội và giữ nguyên yêu cầu kháng cáo ban đầu.
Người đại diện Cục Quản lý D - Bộ Y tế và người đại diện Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố H bảo lưu toàn bộ quan điểm đã trình bày tại phiên toà sơ thẩm.
Đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên tòa phát biểu ý kiến như sau:
1/ Về tội danh:
Trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến ngày 19/9/2014, Nguyễn Minh H, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN P, thông qua Võ Mạnh C, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải Quốc tế H&C, cùng với Nguyễn Trí N, Phan Cẩm L, Ngô Anh Q, Lê Thị Vũ P, Phan Xuân T, Bùi Ngọc D, Phạm Văn T, Phạm Anh K, Hoàng Trúc V và Phạm Quỳnh T đã làm giả các tài liệu, sử dụng các giấy tờ giả, hợp đồng giả, con dấu giả, gồm: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) của Canada giả, đóng dấu giả hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada; đóng dấu Công ty Helix Canada giả vào hồ sơ để đề nghị Cục Quản lý D cấp phép nhập khẩu thuốc; làm giả Hợp đồng mua bán, các phụ lục hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hồng Kông và các chứng từ giả để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư giả vào Việt Nam với mục đích bán kiếm lời (thực tế đã nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita).
Về nguồn gốc con dấu mang tên Công ty Helix Canada tại Công ty VN P, kết quả điều tra xác định: Nguyễn Minh H đã chỉ đạo Phan Cẩm L làm con dấu này. Phan Cẩm L đã lấy mẫu hình con dấu Công ty Helix Canada trên FSC của thuốc H2K Levo Floxaxin, H2K Cipro Floxaxin là 02 loại thuốc mà Công ty VN P đã nhập khẩu từ những năm trước đưa cho Chu Thị Kim Chi, nhân viên Phòng Hành chính nhân sự đi làm. Khi làm xong thì con dấu này do Hoàng Trúc V quản lý có sự chứng kiến của Bùi Ngọc D. Con dấu này được để tại Phòng nghiên cứu và phát triển Công ty VN P, khi vụ án được khởi tố, Bùi Ngọc D đã vứt bỏ con dấu Công ty Helix Canada cùng nhiều con dấu nước ngoài khác. Mặc dù không thu được con dấu, nhưng Cơ quan điều tra đã thu giữ được biên bản bàn giao các con dấu công ty nước ngoài giữa Hoàng Trúc V với Nguyễn Khánh Trình nhân viên Phòng Nghiên cứu phát triển Công ty VN P, trong đó có con dấu mang tên Công ty Helix Canada. Kết luận giám định số 975 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã kết luận: Hình dấu mang tên Công ty Helix Canada đóng trên các tài liệu Invoice, Packinglist và COA là hình dấu được đóng ra từ con dấu do Cơ quan điều tra thu giữ khi khám xét công ty của Võ Mạnh C.
Về con dấu Công ty Austin Hồng Kông và dấu chữ ký Luk Heung Tung, kết quả điều tra xác định: Từ năm 2012 đến tháng 8/2013, con dấu mang tên Công ty Austin Hồng Kông và dấu chữ ký Luk Heung Tung không đăng ký lưu hành và sử dụng tại Việt Nam, nhưng được Phạm Anh K sử dụng đóng khống trên nhiều tờ giấy A4 tại vị trí theo yêu cầu của Nguyễn Minh H để làm hợp đồng mua thuốc, hoá đơn bán hàng của Công ty Austin Hồng Kông với Công ty VN P. Đến cuối năm 2013, Phạm Anh K chuyển các con dấu này cho Nguyễn Minh H, để Hùng sử dụng đóng trên hợp đồng và các phụ lục hợp đồng nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita.
Cơ quan điều tra đã thu giữ các văn bản Công ty Austin Hồng Kông nộp cho Cục Quản lý D đề nghị cấp phép hoạt động tại Việt Nam có hình dấu Công ty Austin Hồng Kông (mẫu so sánh), để trưng cầu giám định với hình dấu đóng trên Hợp đồng mua bán và các phụ lục hợp đồng mua bán thuốc H-Capita. Kết luận giám định số 385 ngày 13/02/2015 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã kết luận: Hình dấu mang tên Công ty Austin Hồng Kông đóng trên các hợp đồng, phụ lục hợp đồng mua bán thuốc H-Capita và hình dấu mang tên Công ty Austin Hồng Kông đóng trên các văn bản mà Công ty Austin Hồng Kông đã nộp cho Cục Quản lý D không phải do cùng một con dấu đóng ra.
Về nguồn gốc lô thuốc H-Capita, kết quả điều tra đủ cơ sở xác định: 9.300 hộp thuốc H-Capita do Công ty VN P nhập khẩu không có nguồn gốc sản xuất tại Canada, cụ thể: Trên các thùng hàng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại Sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore, phù hợp với văn bản trả lời uỷ thác của Singapo; Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Bộ Khoa học và Công nghệ xác định: mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào; Kết quả giám định số 795 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an đã kết luận: Giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là giả; Interpol Ấn Độ trả lời: Không có thông tin về lô thuốc H-Capita; Cảnh sát Canada trả lời: tại địa chỉ 392 Đại lộ Wilson Toronto, ON M3H 1S9, Canada là một tòa nhà không phải cơ sở kinh doanh; Cơ quan chức năng của Canada không cấp mã số giấy phép kinh doanh cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc.
Về chất lượng của lô thuốc H-Capita: kiểm tra các chỉ tiêu về mô tả màu sắc viên thực tế (màu hồng) không giống với màu sắc viên theo yêu cầu trong tiêu chuẩn cơ sở (màu đỏ), không đạt yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn “tạp chất liên quan, phần tạp không định danh lớn nhất” theo tiêu chuẩn cơ sở, kết quả kiểm nghiệm tạp không định danh lớn nhất là 0,17%, trong khi tiêu chuẩn cơ sở phải thấp hơn 0,1%. Kiểm tra tờ Hướng dẫn sử dụng, nhãn vỉ thuốc, nhãn hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet có một số chi tiết không đúng với tờ Hướng dẫn sử dụng, nhãn vỉ thuốc, nhãn hộp thuốc thiết kế trong hồ sơ đơn hàng nhập khẩu thuốc thành phẩm chưa có số đăng ký đã được Cục Quản lý D phê duyệt, như: Tờ Hướng dẫn sử dụng thực tế và tờ Hướng dẫn sử dụng được duyệt ghi khác nhau về thành phần tá dược; Hướng dẫn sử dụng được duyệt ghi thông tin số điện thoại và số fax của nhà sản xuất nhưng tờ Hướng dẫn sử dụng thực tế nhập khẩu không có các thông tin này; nhãn hộp thuốc thực tế có in mã số, mã vạch, nhưng nhãn hộp thuốc thiết kế không ghi thông tin này; Kiểm tra thực tế một số hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet của lô hàng trên: có hộp thuốc chứa 02 tờ Hướng dẫn sử dụng; có hộp không có Hướng dẫn sử dụng; có hộp chứa vỉ rỗng không có viên thuốc; có hộp đóng 04 vỉ, sai quy cách 03 vỉ/1 hộp.
Mặt khác, tại thời điểm thẩm định, cấp phép nhập khẩu Đơn hàng 225 nói trên, Giấy phép số 08 ngày 06/10/2011 do Bộ Y tế cấp cho Công ty Austin Hồng Kông đã hết hạn giấy phép hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam từ ngày 06/10/2013, trong hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H- Capita của Công ty VN P nộp cho Cục Quản lý D có một số nội dung sai giữa FSC; Tiêu chuẩn chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và Hướng dẫn sử dụng, như: Tên thuốc, thành phần tá dược, hạn dùng và nhiệt độ bảo quản..., nhưng các chuyên gia thẩm định vẫn lập biên bản thẩm định đánh giá hồ sơ đạt và đề xuất ông Trương Quốc Cường, Cục trưởng Cục Quản lý D ký Công văn số 22113/QLD-KD ngày 30/12/2013, cho Công ty VN P nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet do Công ty Helix Canada sản xuất, thông qua nhà cung cấp là Công ty Austin Hồng Kông.
Tại bản Kết luận giám định số 31 ngày 22/4/2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế đã kết luận: Lô thuốc có nhãn mác thuốc H-Capita 500mg Caplet có chứa 97,5% hoạt chất Capecitabine là thuốc kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.
Ngày 13/01/2014, sau khi có giấy phép nhập khẩu do Cục Quản lý D cấp, Võ Mạnh C đã ký Hợp đồng số 01/Cape/2013 bán 8.300 hộp thuốc H-Capita cho Công ty VN P với giá 27 USD/hộp, đóng dấu giả mang tên Công ty Helix Canada. Vì dấu Công ty Helix Canada là dấu giả nên không thể nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, do đó các bị cáo đã thống nhất làm hợp đồng mua bán thông qua Công ty Austin Hồng Kông, hợp đồng này nâng giá từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp và ghi lùi lại ngày 01/10/2013 để phù hợp với thời gian còn hiệu lực giấy phép hoạt động của Công ty Austin Hồng Kông; làm giả Phụ lục hợp đồng số 01 ghi ngày 13/01/2014 và hai Phụ lục hợp đồng cùng số 02 ghi cùng ngày 24/3/2014 nâng số lượng mua, bán từ 8.300 lên 9.300 hộp thuốc H-Capita; trong đó một phụ lục dùng để thông quan, một phụ lục dùng để thanh toán. Sau đó các bị cáo làm giả hợp đồng phân phối ba bên giữa: Công ty VN P với Công ty Helix Canada và Công ty Austin Hồng Kông, với nội dung Công ty Austin Hồng Kông được độc quyền bán các sản phẩm của Công ty Helix Canada; Công ty VN P là nhà phân phối mua thuốc của Công ty Helix Canada thông qua Công ty Austin Hồng Kông. Hợp đồng này ghi ngày 11/9/2013 nhưng thực chất được lập và ký sau ngày lô thuốc H-Capita nhập khẩu về Việt Nam; làm giả thỏa thuận giảm giá mua bán thuốc H-Capita với Công ty Austin Hồng Kông từ 75 USD/hộp xuống còn 61,5 USD/hộp. Như vậy giá mua thuốc H-Capita trong hợp đồng được nâng từ 27 USD/hộp lên 61,5 USD/hộp. Trị giá lô thuốc 251.100 USD, quy đổi 5.302.179.575 đồng, được nâng khống thêm giá mua là 320.850 USD, quy đổi 6.805.870.200 đồng, Toàn bộ lô thuốc H-Capita nêu trên sau khi nhập khẩu vào Việt Nam đã bị phát hiện, thu giữ nên thiệt hại thực tế của Công ty VN P là: 6.035.810.075 đồng (tiền chi thực tế và tiền thuế nhập khẩu).
Từ những cơ sở trên, căn cứ Điều 2 Luật Dược năm 2005; Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì có đủ cơ sở xác định toàn bộ 9.300 hộp thuốc H-Capita được xem là hàng giả về nguồn gốc xuất xứ, giả về FSC và GMP, giả về các hợp đồng mua bán, giả về chứng từ nhập khẩu, giả về hóa đơn thanh toán (nâng khống giá mua cao hơn so với thực tế) lượng tạp chất không định danh và cảm quan không đạt tiêu chuẩn tại thời điểm giám định; thuốc kém chất lượng. Do đó, quan điểm của VKSND cấp cao tại TP. HCM, nhận thấy: Có đủ cơ sở khẳng định Tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 là có căn cứ, đúng tội, đúng người, không oan sai đối với các bị cáo.
2/ Xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo:
2.1/ Đối với bị cáo Võ Mạnh C:
Tại phiên tòa người bào chữa cho bị cáo có ý kiến rằng bị cáo là nạn nhân bị đối tượng Raymundo lừa cung cấp thuốc và hồ sơ giả, bị cáo hoàn toàn không biết cũng như không có thông đồng với đối tượng tên Raymundo, nhận thấy:
Mặc dù thông qua các tài liệu điều tra thể hiện có đối tượng Raymundo là người cung cấp thuốc cũng như các tài liệu giả cho bị cáo Võ Mạnh C nhưng bị cáo Võ Mạnh C là người trực tiếp liên lạc với đối tượng người nước ngoài để cung cấp thuốc kém chất lượng, làm giả nguồn gốc xuất xứ cho bị cáo Nguyễn Minh H để nhập khẩu vào Việt Nam tiêu thụ, bị cáo chính là người đã cung cấp các FSC và GMP cho bị cáo Nguyễn Minh H để Nguyễn Minh H làm hồ sơ xin phép nhập khẩu thuốc tại Cục Quản lý D. Hơn ai hết trong vụ án này, bị cáo phải là người biết rõ nguồn gốc và chất lượng của lô thuốc Hcapita vì ngay từ khi nhận hộp thuốc gốc từ đối tượng Raymundo để đưa lại cho bị cáo Nguyễn Minh H, bị cáo C đã tự tra cứu thông tin mã vạch trên vỏ hộp và không xác định được cơ sở sản xuất của thuốc, cũng như chính bị cáo là người đã gửi email cho Công ty VN P để nói rằng mình đang kiểm tra nhà máy sản xuất thuốc tại Canada trong khi bị cáo hoàn toàn không có thực hiện việc này. Bên cạnh đó, bị cáo còn thông đồng với bị cáo Nguyễn Minh H chỉ đạo nhân viên cấp dưới của mình là bị cáo Phạm Quỳnh T làm giả các hợp đồng, hồ sơ chứng từ nhập khẩu thuốc, thực hiện nâng khống giá thuốc, bị cáo cũng là người trực tiếp đóng các con dấu trên các hóa đơn chứng từ nâng khống giá thuốc. Bằng một loạt hành vi như đã nêu, không thể nói bị cáo Võ Mạnh C hoàn toàn bị đối tượng Raymundo lừa và bị cáo là nạn nhân mà bị cáo hoàn toàn chủ động và ý thức được hành vi phạm tội của mình trong vụ án này.
Trong vụ án này, bị cáo Võ Mạnh C được xác định có vai trò hết sức tích cực trong vụ án, có thể nói bị cáo đã cùng bị cáo Nguyễn Minh H tổ chức thực hiện việc nhập khẩu lô thuốc H-Capita vào Việt Nam để tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính. Quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao cũng xác định bị cáo C và bị cáo Nguyễn Minh H là người có vai trò quan trọng trong vụ án, đều là người tổ chức cho các đồng phạm là nhân viên cấp dưới của mình thực hiện hành vi phạm tội theo mục đích mà 2 bị cáo đưa ra. Do đó bản án sơ thẩm nhận định bị cáo là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án này là có căn cứ.
Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo C không thừa nhận hết hành vi phạm tội của mình. Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Võ Mạnh C đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội như Bản án sơ thẩm đã quy kết, đây là tình tiết mới.
Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo C và Luật sư bào chữa cho bị cáo, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét tình tiết trong giai đoạn điều tra bị cáo đã tự nộp 1,3 tỷ đồng tiền thu lợi bất chính, nhưng khi xét xử Tòa án cấp sơ thẩm không áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo. Nhận thấy: Bản án sơ thẩm có nhận định vấn đề trên, nên đây không phải là tình tiết mới. Tuy nhiên trong phần quyết định của bản án sơ thẩm không áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự là có thiếu sót. Vì vậy đề nghị Hội đồng xét xử ghi nhận vấn đề này.
Mặc dù tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo C thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình, nhưng quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao thấy rằng mức án mà cấp sơ thẩm xử phạt đối với bị cáo 20 năm tù là không nặng, nên không có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
2.2/ Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo nguyên là nhân viên Công ty VN P gồm Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, đã có hành vi giúp sức cho bị cáo Nguyễn Minh H, nhận thấy:
Bị cáo Nguyễn Trí N với vai trò Phó Tổng giám đốc Công ty VN P, mặc dù không tham gia đàm phán, thỏa thuận, mua thuốc H-Capita, bị cáo biết rõ con dấu Công ty Austin Hồng Kông là do Phạm Anh K đưa cho Nguyễn Minh H thông qua Phan Cẩm L để giữ tại Công ty VN P, nhưng theo chỉ đạo của Nguyễn Minh H, bị cáo chính là người đã ký hợp đồng mua bán số 01 ngày 01/10/2013 và 02 phụ lục hợp đồng mua bán và hợp đồng phân phối ba bên với Công ty Austin Hồng Kông, Công ty Helix Canada do Phan Cẩm L soạn thảo nhằm hợp thức hồ sơ, chứng từ, nâng giá mua lô thuốc H-Capita từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp để Công ty VN P nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita. Bị cáo hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai phạm đã giúp sức cho bị cáo Nguyễn Minh H trong việc nhập khẩu lô thuốc H-Capita vào Việt Nam.
Theo chỉ đạo của bị cáo H, bị cáo Phan Cẩm L là người đã liên hệ trực tiếp với Võ Mạnh C để nhận 20 FSC thuốc mang nhãn mác Công ty Helix Canada, trong đó có FSC thuốc H-Capita, sau đó chuyển lại cho Bùi Ngọc D để Bùi Ngọc D chuyển cho Phạm Văn T viết hồ sơ thuốc H-Capita nộp Cục Quản lý D. Bị cáo Loan cũng là người liên hệ với Phạm Anh K và Nguyễn Quang Huy lấy Giấy phép hoạt động số 08 ngày 06/10/2013 và Công văn số 4104 ngày 20/3/2014 của Cục Quản lý D để Công ty VN P làm thủ tục thông quan, nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita được trót lọt. Bên cạnh đó, bị cáo L đã liên hệ với Lê Thị Vũ P để lấy số tài khoản của dịch vụ chuyển tiền ở nước ngoài đưa vào các hợp đồng, phụ lục hợp đồng do bị cáo soạn thảo và yêu cầu Phạm Quỳnh T sửa giá thuốc trên Invoice từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp để hợp thức việc nâng khống giá mua thuốc và hợp thức việc nhập khẩu lô thuốc với Công ty Austin. Bị cáo Phan Cẩm L hoàn toàn biết rõ Công ty VN P không có mua bán thuốc với Công ty Austin, các hợp đồng, chứng từ mà bị cáo thực hiện với Công ty Ausitn đều chỉ nhằm hợp thức việc nhập khẩu và nâng khống giá trị lô thuốc H-Capita.
Bị cáo Ngô Anh Q vai trò Phó Tổng giám đốc Công ty VN P, mặc dù không tham gia đàm phán mua thuốc, không biết nguồn gốc lô thuốc H-Capita nhưng bị cáo biết việc nâng giá mua lô thuốc H-Capita từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp, thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Minh H, bị cáo đã cùng với Lê Thị Vũ P hợp thức hồ sơ, chứng từ thanh toán, ký 06 lệnh chuyển 571.950 USD, quy đổi 12.108.049.775 đồng tiền mua lô thuốc H-Capita và tiền nâng giá mua lô thuốc ra nước ngoài và sau đó công ty nhận lại qua các công ty chuyển tiền, bị cáo còn là người chỉ đạo Lê Thị Vũ P để ngoài sổ sách kế toán số tiền nâng giá thuốc sử dụng chi phí cho việc tiêu thụ thuốc do Công ty VN P nhập khẩu.
Bị cáo Lê Thị Vũ P mặc dù không tham gia vào việc làm hồ sơ nhập khẩu thuốc H-Capita nhưng bị cáo là người đã cung cấp cho Phan Cẩm L số tài khoản dịch vụ chuyển tiền thuê để làm hợp đồng nhập khẩu lô thuốc H-Capita; thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Minh H, bị cáo đã cùng với Ngô Anh Q, Phan Cẩm L hợp thức hồ sơ, chứng từ thanh toán, chuyển tiền nâng giá mua thuốc ra nước ngoài và nhận lại tiền nâng giá thuốc qua dịch vụ chuyển tiền thuê, để ngoài sổ sách kế toán sử dụng chi phí phục vụ việc tiêu thụ thuốc cho Công ty VN P.
Nhận thấy: Trong vụ án, 4 bị cáo Nguyễn Trí N, Phan Cẩm L, Ngô Anh Q và Lê Thị Vũ P chỉ là những người làm công ăn lương, vì cuộc sống mưu sinh phải tuân theo chỉ đạo của cấp trên, hoàn toàn không được hưởng lợi, tham gia với vai trò giúp sức cho bị cáo Nguyễn Minh H và bị xét xử theo khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt thấp nhất từ 20 năm tù.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, cả 4 bị cáo đều đưa ra các tình tiết về nhân thân như: Gia đình có công cách mạng, đang phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng; có nhiều thành tích trong hoạt động từ thiện, xã hội nên được Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội tặng nhiều giấy khen và bằng khen, nhận thấy: Đây là tình tiết mới về nhân thân của các bị cáo, tình tiết này có lợi cho các bị cáo, chỉ là các tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự nên quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Mặc dù các bị cáo có tình tiết giảm nhẹ về nhân thân, nhưng do mức án cấp sơ thẩm đã xử phạt Nguyễn Trí N 12 năm, Ngô Anh Q 11 năm, Phan Cẩm L 07 năm và Lê Thị Vũ P 05 năm tù là quá nhẹ. Điều đó khẳng định khi xét xử Tòa án cấp sơ thẩm đã đánh giá vai trò, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của từng bị cáo và áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để xử phạt các bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 157, nên không có căn cứ chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của các bị cáo.
3/ Xét kháng cáo xin giảm nhẹ và xin được hưởng án treo của bị cáo Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K, nhận thấy:
Bị cáo Phạm Quỳnh T, mặc dù bị cáo không phải là nhân viên của Công ty VN P, mà là nhân viên của bị cáo Võ Mạnh C. Thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo C, bị cáo là người trực tiếp nhận các FSC, GMP từ đối tượng Raymundo để chuyển cho Công ty VN P, bị cáo là người thực hiện các hoạt động mua bán liên quan đến lô thuốc H-Capita, bị cáo hoàn toàn biết rõ giá trị lô thuốc H-Capita nhưng theo chỉ đạo của bị cáo Cường và yêu cầu của bị cáo L bị cáo đã sửa, nâng khống giá trị lô thuốc trên hóa đơn thương mại. Bị cáo hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo C, do đó có đủ căn cứ xác định bị cáo Phạm Quỳnh T là người giúp sức tích cực cho bị cáo C và H trong vụ án.
Đối với bị cáo Phạm Anh K: Mặc dù tại phiên tòa sơ thẩm chưa thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình như án sơ thẩm đã quy kết, nhưng tại phiên tòa phúc thẩm bị cáo đã thay đổi nội dung kháng cáo từ kêu oan sang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo. Nhận thấy đây là tình tiết giảm nhẹ mới của bị cáo. Tuy nhiên vai trò của bị cáo tham gia trong vụ án này, nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Công ty VN P, bị cáo K là người đã đóng dấu trên các tờ giấy A4 để trắng để chuyển cho Nguyễn Minh H thông qua bị cáo L và sau đó bị cáo K cũng là người đã chuyển con dấu công ty Austin Hông Kong và con dấu tên của ông Luk Heung Tung cho bị cáo Nguyễn Minh H để H có thể sử dụng các tờ giấy A4 đã được đóng dấu và các con dấu do K cung cấp để sử dụng vào các hợp đồng nhằm hợp thức việc mua bán nhập khẩu lô thuốc Hcapita. Bị cáo hoàn toàn không biết rõ giữa Công ty VN P và Công ty Austin có việc mua bán thuốc hay không nhưng bị cáo vẫn bàn giao các con dấu cho bị cáo Nguyễn Minh H là thể hiện bị cáo đã cố tình tạo điều kiện, giúp sức cho bị cáo Nguyễn Minh H hợp thức các hồ sơ mua bán nhập khẩu thuốc và trong đó có lô thuốc H-Capita, điều này là hoàn toàn phù hợp với việc sau đó bị cáo Kiệt chính là người yêu cầu bị cáo H chuyển 10.000 USD cho ông Nguyễn Quang Huy để chuyển cho Công ty Austin Hồng Kông nhằm trả tiền thuê mượn pháp nhân.
Tại phiên tòa phúc thẩm hôm nay, bị cáo Phạm Quỳnh T khai báo đã có thai con thứ 3 được 4 tháng, hiện là lao động chính nuôi cha mẹ già, con nhỏ sinh 2017 và trong giai đoạn chờ xét xử vụ án thì chồng bị cáo bị tai nạn giao thông bị gãy chân phải nằm viện, nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Bị cáo Phạm Anh K cung cấp tài liệu về nhân thân: Phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng; tham gia nhiều hoạt động từ thiện được UBND và UBMTTQ Việt Nam huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long tặng nhiều giấy khen, bằng khen.
Nhận thấy: Trong vụ án này, hành vi phạm tội của bị cáo Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K bị xét xử theo khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự quy định mức hình phạt thấp nhất 20 năm tù. Các bị cáo chỉ có 01 tình tiết giảm nhẹ theo điểm s khoản 1 và tình tiết giảm nhẹ về nhân thân theo khoản 2 Điều 51 và 01 tình tiết tăng nặng theo điểm a khoản 1 Điều 52 (phạm tội có tổ chức) nhưng xét vai trò, mức độ tham gia giúp sức nên cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo T 04 năm tù, bị cáo K 03 năm tù là quá nhẹ. Tại phiên tòa phúc thẩm hai bị cáo cung cấp tình tiết giảm nhẹ về nhân thân theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự, đây là tình tiết mới có lợi cho bị cáo. Tuy nhiên xét thấy mức án mà cấp sơ thẩm xử phạt là quá nhẹ, mặt khác mức án trên cũng là thời gian cần thiết để giáo dục bị cáo và răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội, nên không thể xem xét tiếp tục giảm nhẹ và cho bị cáo hưởng án treo, như kháng cáo của 2 bị cáo.
4/ Về trách nhiệm dân sự:
Trong vụ án này, có bị cáo Ngô Anh Q kháng cáo một phần trách nhiệm dân sự, không đồng ý việc Tòa án cấp sơ thẩm buộc bị cáo và Nguyễn Minh H liên đới chịu trách nhiệm nộp lại số tiền 4.441.710.487 đồng. Bị cáo và Luật sư bào chữa của bị cáo cho rằng việc án sơ thẩm quy buộc bị cáo nộp lại số tiền này là sự trùng lặp gây thiệt hại cho bị cáo. Khoản tiền thu lợi bất chính trong vụ án này bị cáo đã dùng để hối lộ và đã bị Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội xét xử trong vụ án đưa, nhận hối lộ và đã tuyên tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền gần 10 tỷ đồng, nên nay đề nghị không buộc bị cáo phải nộp lại khoàn tiền liên đới với bị cáo H nữa.
Nhận thấy: Khoản tiền hơn 10 tỷ đồng mà Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tịch thu trong vụ án đưa, nhận hối lộ mà bị cáo bị xét xử là tang vật của vụ án đưa, nhận hối lộ. Hai vụ án khác nhau do hai cơ quan xét xử khác nhau, số tiền của mỗi vụ án là vật chứng, là tiền liên quan đến hành vi phạm tội khác nhau, không thể đồng nhất cùng một khoản tiền. Đối với số tiền 6.805.870.200 đồng được xác định là khoản chênh lệch do việc nâng khống giá thuốc của các bị cáo, đã được các bị cáo chuyển ra nước ngoài và nhận lại thông qua các dịch vụ chuyển tiền, số tiền này không được đưa vào sổ sách kế toán theo đúng quy định mà được để bên ngoài để Công ty VN P hay bị cáo H sử dụng. Đây là tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm nên cần tịch thu sung vào ngân sách nhà nước. Số tiền này đã được Ngô Anh Q theo sự phân công của bị cáo H sử dụng hết, quá trình điều tra bị cáo Nguyễn Trí N đã tự nguyện nộp lại 2.364.159.713 đồng, do đó số tiền còn lại là 4.441.710.487 đồng án sơ thẩm buộc các bị cáo Nguyễn Minh H và Ngô Anh Q tiếp tục nộp lại (mỗi bị cáo 50%) là có căn cứ, đúng quy định tại Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015, vì vậy không có căn cứ chấp nhận kháng cáo phần trách nhiệm dân sự của bị cáo Ngô Anh Q.
5/ Đối với phần kiến nghị của bản án sơ thẩm: Quan điểm của Việm kiểm sát nhân dân cấp cao, nhận thấy: Tất các kiến nghị của bản án sơ thẩm là có căn cứ, đúng quy định pháp luật và là cần thiết, thể hiện tinh thần đấu tranh, phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm của cấp sơ thẩm nên Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tiếp tục đề nghị Hội đống xét xử cấp phúc thẩm ghi nhận và kiến nghị những vấn đề mà bản án sơ thẩm đã kiến nghị.
Từ những phân tích, lập luận trên, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm áp dụng điểm a khoản 1 Điều 355 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không chấp nhận toàn bộ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án trên của 07 bị cáo có tên nêu trên, giữ nguyên án sơ thẩm về tội danh và hình phạt đối với 07 bị cáo.
Trong phần tranh luận, các bị cáo và Luật sư trình bày như sau:
1/ Bị cáo Võ Mạnh C và Luật sư bào chữa cho bị cáo C: Đối tượng Raymundo là có thật, bị cáo C chỉ làm theo sự chỉ đạo của Raymundo; bản thân bị cáo C là người không có chuyên môn về ngành dược, chỉ tham gia giúp sức cho bị cáo H, nhận các tài liệu từ Ramundo rồi chuyển cho Công ty VN P, bị cáo chỉ tham gia vào giai đoạn hoàn tất, làm giả hồ sơ để nhập thuốc. Do đó, vai trò của bị cáo là thứ yếu, mờ nhạt. Bản án sơ thẩm nhận định số tiền thiệt hại là của Công ty VN P là không chính xác, vì trên thực tế số tiền này vẫn còn nằm trong sự quản lý của Công ty VN P; toàn bộ lô thuốc H-Capita chưa bán ra thị trường, không gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho người sử dụng. Do đó, bản án sơ thẩm xét xử bị cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là không đúng mà đúng là khoản 2 cùng điều luật. Bản án sơ thẩm chỉ áp dụng tình tiết “khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải” được quy định tại điểm s khoản 1 Điều 51, mà không áp dụng điểm b khoản 1 Điều 51, trong khi bị cáo C đã tự nguyện nộp lại 1,3 tỷ đồng là bất lợi cho bị cáo. Đề nghị cấp phúc thẩm áp dụng Điểm 54 Bộ luật hình sự, xử bị cáo dưới mức thấp nhất của khung hình phạt liền kề.
2/ Bị cáo Nguyễn Trí N: Bị cáo chỉ là người làm công ăn lương, không biết thuốc giả, không tham gia bàn bạc việc mua bán thuốc giả, những hành vi của bị cáo chỉ thực hiện ở giai đoạn sau khi có quota. Từ năm 2017 đến nay, bị cáo nhận phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Kim, được UBND huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long xác nhận. Ngoài ra, trong quá trình công tác, bị cáo được Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen (năm 2013) và Liên đoàn lao động Quận 10 tặng giấy khen (năm 2014). Đề nghị cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
3/ Bị cáo Ngô Anh Q và Luật sư bào chữa cho bị cáo Ngô Anh Q: Bị cáo Q không biết việc làm của các bị cáo khác (như bị cáo H) đã hoàn thành trước đó, bị cáo chỉ giúp sức ở giai đoạn sau. Bản án sơ thẩm nhận định số tiền thiệt hại hơn 6 tỷ đồng là của Công ty VN P là không chính xác, vì trên thực tế số tiền này vẫn còn nằm trong sự quản lý của Công ty VN P, Công ty VN P xác định đây là rủi ro trong kinh doanh; toàn bộ lô thuốc H-Capita chưa bán ra thị trường, không gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng cho người sử dụng. Do đó, bản án sơ thẩm xét xử bị cáo theo quy định tại khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là không đúng mà đúng là khoản 2 cùng điều luật. Về trách nhiệm dân sự, cùng một nguồn tiền là nâng giá thuốc H-Capita, đã bị Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội và Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tịch thu trong vụ đưa, nhận hối lộ; nay bản án sơ thẩm buộc bị cáo Q phải liên đới cùng bị cáo H nộp lại là thu hai lần, gây bất lợi cho bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử chấp nhận kháng cáo của bị cáo Q, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo và không buộc bị cáo phải nộp lại số tiền thu lợi bất chính.
4/ Bị cáo Phan Cẩm L: Gia đình bị cáo có công với cách mạnh, bà nội là Nguyễn Thị Khi được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng nhì. Hoàn cảnh gia đình bị cáo rất khó khăn, bị cáo có 02 con nhỏ, đang phải nuôi cha mẹ già yếu. Đề nghị cấp phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
5/ Bị cáo Lê Thị Vũ P và Luật sư bào chữa cho bị cáo Lê Thị Vũ P: Bị cáo P là kế toán của Công ty VN P, bị cáo không biết lô thuốc H-Capita là giả; bị cáo chỉ cung cấp số tài khoản, quyết toán và hợp thức hoá chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về cho Công ty. Vai trò của bị cáo rất nhạt nhoà, giản đơn. Bị cáo có ông ngoại là Lê Văn Ân có công với cách mạng, cậu ruột là Lê Văn Huyện là liệt sỹ, bà ngoại là Lê Thị Hưởng đang thờ cúng cậu Huyện; chồng bị cáo bị tai nạn, ảnh hưởng đến não. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điểm g, n, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 65 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo dưới 3 năm tù và cho bị cáo được hưởng án treo.
6/ Bị cáo Phạm Quỳnh T và Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Quỳnh T: Bị cáo T chỉ thực hiện các hành vi đơn giản như nhận email của Raymundo, scan các FSC, GMP, sửa các hoá đơn theo sự chỉ đạo của cấp trên. Bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo, ăn năn, hối cải; tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, bị cáo đang mang thai con thứ 2, hiện nay đang mang thai con thứ 3. Bị cáo là người con duy nhất trong gia đình, phải trực tiếp nuôi bố mẹ già yếu. Gia đình bị cáo có công với cách mạng, mẹ và ông ngoại là Bùi Đình Bầu được tặng Huân chương kháng chiến. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điểm g, n, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54, Điều 65 Bộ luật hình sự xử phạt bị cáo dưới 3 năm tù và cho bị cáo được hưởng án treo.
7/ Bị cáo Phạm Anh K và Luật sư bào chữa cho bị cáo Phạm Anh K: Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo K đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, tuy nhiên mức án 3 năm tù mà bản án sơ thẩm đã tuyên là quá nghiêm khắc đối với bị cáo. Đề nghị Hội đồng xét xử cho bị cáo được hưởng án treo, bởi các lí do sau đây: Bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công dân nơi cư trú; có nơi cư trú rõ ràng. Bị cáo có bố là ông Phạm Thành N được tặng thưởng Huy chương kháng chiến, mẹ là Nguyễn Ngọc Lũy và anh ruột là Phạm Anh Dũng được tặng danh hiệu 30 năm tuổi Đảng. Bản thân bị cáo trực tiếp phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Hoà (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long); được UBND tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang tặng thưởng nhiều bằng khen. Đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng các điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 65 Bộ luật hình sự cho bị cáo được hưởng án treo.
Trong lời nói sau cùng, các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L xin giảm nhẹ hình phạt; các bị cáo Lê Thị Vũ P, Phạm Quỳnh T, Phạm Anh K xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN
Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và kết quả thẩm vấn tại phiên tòa, sau khi nghe ý kiến của Kiểm sát viên, các luật sư bào chữa cho các bị cáo và ý kiến của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, Hội đồng xét xử xét thấy:
[1] Về tính hợp lệ của đơn kháng cáo của các bị cáo: Đơn kháng cáo của các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K làm trong hạn luật định nên đủ điều kiện để thụ lý và xét xử theo trình tự phúc thẩm.
[2] Tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình giống như bản án sơ thẩm đã quy kết buộc tội, Hội đồng xét xử nhận thấy đã có đủ cơ sở pháp lý để kết luận:
Để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita (là thuốc có hoạt chất dùng để đặc trị bệnh ung thư) vào Việt Nam tiêu thụ, trong khoảng thời gian từ giữa năm 2013 đến ngày 19/9/2014, Nguyễn Minh H (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN P) đã cùng với Võ Mạnh C (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại hàng hải Quốc tế H&C), và các bị cáo khác gồm Nguyễn Trí N, Phan Cẩm L, Ngô Anh Q, Lê Thị Vũ P, Phan Xuân T, Bùi Ngọc D, Phạm Văn T, Phạm Anh K, Hoàng Trúc V và Phạm Quỳnh T đã sử dụng các giấy tờ giả, làm hợp đồng giả, con dấu giả, nâng khống giá thuốc gấp nhiều lần, nhằm mục đích thu lợi bất chính. Cụ thể như sau:
[2.1] Giả về nguồn gốc thuốc:
Kết quả điều tra đã xác định, trên các thùng hàng thuốc H-Capita có dán tem kiểm tra an ninh tại sân bay của Ấn Độ và dán tem vận chuyển từ Ấn Độ về Singapore, phù hợp với văn bản trả lời uỷ thác của Singapore. Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ xác định, mã số, mã vạch in trên vỏ hộp thuốc H-Capita không được đăng ký bởi quốc gia nào. Kết quả giám định số 795 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học Hình sự - Bộ Công an đã kết luận: Giấy chứng nhận lưu hành tự do của thuốc H-Capita (FSC) và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) là giả. Cảnh sát Canada xác định, tại địa chỉ 392 Đại lộ Wilson Toronto, ON M3H 1S9, Canada là một tòa nhà không phải cơ sở kinh doanh. Cơ quan chức năng của Canada không cấp mã số giấy phép kinh doanh cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc. Kết quả uỷ thác tư pháp quốc tế của Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho các cơ quan tư pháp Ấn Độ thể hiện 9.300 hộp thuốc H-Capita do Công ty Affy Parenterals (có trụ sở tại làng Gullarwal, quận Baddi Himacal, bang Pradesh, Ấn Độ) sản xuất, bán cho Công ty Magnolia Ltd (là một Công ty có chức năng kinh doanh văn phòng phẩm, có trụ sở tại 11/621 Toà nhà Saikruopa, Puma, Bhiwandi, Thane-421302, Ấn Độ). Công ty Magnolia Ltd bán lại lô thuốc này cho Công ty Helix Pharmaceutical Inc (trụ sở được ghi tại 392 Wilson Ave, Toronto, Ontario, Canada). Sau đó được Công ty Magnum Cargo Private Lnt vận chuyển sang Singapore và chuyển về Việt Nam.
[2.2] Về chất lượng của lô thuốc:
Kết luận giám định số 31 ngày 22/4/2015 của Hội đồng giám định Bộ Y tế, kết luận ngày 24/4/2018 của Hội đồng chuyên môn do Bộ Y tế thành lập, trả lời của Hội đồng giám định theo kết luận giám định số 31 ngày 22/4/2015 tại phiên tòa, trả lời của Viện kiểm nghiệm thuốc Thành phố H, hồ sơ liên quan đến nguồn gốc lô thuốc của nhà máy Ấn Độ và các quy định tại Luật Dược số 34/2005/QH11, Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ, Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, các văn bản có liên quan của Bộ Y tế thì đều thể hiện nội dung là lô thuốc H-Capita do tại thời điểm giám định chỉ đạt 4/6 chỉ tiêu đã đăng ký nên sau khi đối chiếu quy định của pháp luật lô thuốc H-Capita được Hội đồng giám định xác định là thuốc kém chất lượng nên không được phép lưu hành, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người (trong đó chỉ tiêu về hàm lượng dược chất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã đăng ký, chỉ có chỉ tiêu tạp chất liên quan và tạp chất không định danh lớn nhất không đạt theo tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký).
[2.3] Giả về con dấu của Công ty Helix Canada, giả về hợp đồng mua bán, sử dụng giấy phép hết hạn của Công ty Austin Hồng Kông, nâng khống giá thuốc H-Capita, giả chứng từ thanh toán:
Tại bản Kết luận giám định số 975 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Công an đã kết luận: Hình dấu mang tên Công ty Helix Canada đóng trên các tài liệu Invoice, Packinglist và COA là hình dấu được đóng ra từ con dấu do Cơ quan điều tra thu giữ khi khám xét công ty của Võ Mạnh C.
Ngày 13/01/2014, sau khi có giấy phép nhập khẩu do Cục Quản lý D cấp, Võ Mạnh C đã ký Hợp đồng số 01/Cape/2013 bán 8.300 hộp thuốc H-Capita cho Công ty VN P với giá 27 USD/hộp, đóng dấu giả mang tên Công ty Helix Canada.
Vì Công ty Helix Canada là công ty giả nên không thể nhập khẩu thuốc vào Việt Nam, do đó Nguyễn Minh H đã thống nhất với Võ Mạnh C làm hợp đồng mua bán thuốc H-Capita thông qua Công ty Austin Hồng Kông. Hùng chỉ đạo Phan Cẩm L làm giả Hợp đồng khác có số 01/Cape/2013 mua, bán 8.300 hộp thuốc H-Capita giữa Công ty VN P với Công ty Austin Hồng Kông, hợp đồng này nâng giá từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp và ghi lùi lại ngày 01/10/2013 để phù hợp với thời gian còn hiệu lực giấy phép hoạt động của Công ty Austin Hồng Kông; làm giả Phụ lục hợp đồng số 01 ghi ngày 13/01/2014 và hai Phụ lục hợp đồng cùng số 02 ghi cùng ngày 24/3/2014 nâng số lượng mua, bán từ 8.300 lên 9.300 hộp thuốc H-Capita; trong đó một phụ lục dùng để thông quan, một phụ lục dùng để thanh toán.
Để hợp thức việc ký hợp đồng mua bán với Công ty Austin Hồng Kông, Nguyễn Minh H còn chỉ đạo Nguyễn Trí N và Phan Cẩm L làm giả hợp đồng phân phối ba bên giữa: Công ty VN P - Công ty Helix Canada - Công ty Austin Hồng Kông, với nội dung Công ty Austin Hồng Kông được độc quyền bán các sản phẩm của Công ty Helix Canada; Công ty VN P là nhà phân phối mua thuốc của Công ty Helix Canada thông qua Công ty Austin Hồng Kông. Hợp đồng này ghi ngày 11/9/2013 nhưng thực chất được lập và ký sau ngày lô thuốc H-Capita nhập khẩu về Việt Nam; làm giả thỏa thuận giảm giá mua bán thuốc H-Capita với Công ty Austin Hồng Kông từ 75 USD/hộp xuống còn 61,5 USD/hộp. Như vậy giá mua thuốc H-Capita trong hợp đồng được nâng từ 27 USD/hộp lên 61,5 USD/hộp.
Lô thuốc H-Capita có trị giá là 251.100 USD, quy đổi thành 5.302.179.575 đồng, nhưng khi nhập khẩu các bị cáo đã nâng khống giá trị của lô thuốc là 14.672.610.000 đồng. Trên cơ sở đó, cơ quan thuế đã xác định số tiền thuế nhập khẩu phải nộp là 733.630.500 đồng, và Công ty VN P đã đóng toàn bộ số tiền này. Do toàn bộ lô thuốc H-Capita nêu trên sau khi nhập khẩu vào Việt Nam đã bị phát hiện, thu giữ nên thiệt hại thực tế của Công ty VN P là 6.035.810.075 đồng (tiền chi thực tế và tiền thuế nhập khẩu).
Từ những cơ sở trên, căn cứ Điều 2 Luật Dược năm 2005; Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ, quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dung, Hội đồng xét xử có đủ cơ sở xác định toàn bộ 9.300 hộp thuốc H-Capita được xem là hàng giả về nguồn gốc xuất xứ, giả về FSC và GMP, giả về các hợp đồng mua bán, giả về chứng từ nhập khẩu, giả về hóa đơn thanh toán (nâng khống giá mua cao hơn so với thực tế), lượng tạp chất không định danh và cảm quan không đạt tiêu chuẩn tại thời điểm giám định; thuốc kém chất lượng.
Thuốc chữa bệnh là một loại hàng hoá đặc biệt, Nhà nước có chế độ quản lý rất nghiêm ngặt. Các loại bệnh của con người, kể cả ung thư, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời, với các lại thuốc đặc trị thì có thể sẽ được chữa khỏi. Người dân chẳng may khi mắc bệnh, bản thân họ và gia đình đã bỏ ra số tiền rất lớn để mua thuốc đặc trị, họ kỳ vọng, đặt niềm tin tất cả vào các thuốc đặc trị, nhưng các bị cáo trong vụ án này, chỉ vì lợi nhuận của bản thân mà đã bất chấp tất cả pháp luật, đạo đức, lương tâm…nhập và bán thuốc chữa bệnh giả. Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm phạm đến chính sách quản lý thị trường của Nhà nước, xâm phạm quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, gây hoang mang trong quần chúng nhân dân. Với những hành vi nêu trên, Toà án cấp sơ thẩm đã xét xử các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K và các bị cáo khác về tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”, theo quy định tại khoản 4 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là có căn cứ, đúng pháp luật.
Các Luật sư bào chữa cho các bị cáo C, Q cho rằng hành vi của các bị cáo này chỉ nên bị xét xử ở khoản 2 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 là không có căn cứ để chấp nhận. Bởi như phần trên đã nhận định thiệt hại do hành vi của các bị cáo gây ra cho Công ty VN P là 6.035.810.075 đồng, do đó các bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 4 Điều 157 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009.
[3] Khi quyết định hình phạt, Toà án cấp sơ thẩm đã xem xét đánh giá một cách khách quan, toàn diện hành vi, vai trò của từng bị cáo; đồng thời cũng đã xem xét áp dụng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, các tình tiết về nhân thân của từng bị cáo. Cụ thể như sau:
[3.1] Về vai trò của từng bị cáo:
[3.1.1] Đối với bị cáo Võ Mạnh C: Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, bị cáo Cường và Luật sư bào chữa cho bị cáo cho rằng, đối tượng Raymundo là có thật, bị cáo chỉ làm theo sự chỉ đạo của Ramundo, bị cáo không biết lô thuốc H- Capita là giả. Xét thấy, đối tượng Raymundo là người cung cấp thuốc cũng như các tài liệu giả cho bị cáo C, nhưng bị cáo C là người trực tiếp liên lạc với đối tượng này để cung cấp thuốc kém chất lượng, làm giả nguồn gốc xuất xứ cho bị cáo H để nhập khẩu thuốc vào Việt Nam tiêu thụ. Bị cáo chính là người đã cung cấp các FSC và GMP cho bị cáo Hùng để Hùng làm hồ sơ xin phép nhập khẩu thuốc. Khi nhận được hộp thuốc mẫu từ Raymundo, C đã tự tra cứu thông tin mã vạch in trên vỏ hộp và không xác định được cơ sở sản xuất của thuốc; chính bị cáo là người đã gửi email cho Công ty VN P để nói rằng mình đang kiểm tra nhà máy sản xuất thuốc tại Canada trong khi bị cáo hoàn toàn không thực hiện việc này. Bên cạnh đó, bị cáo còn thông đồng với bị cáo H chỉ đạo nhân viên cấp dưới của mình là bị cáo Phạm Quỳnh T làm giả các hợp đồng, hồ sơ chứng từ nhập khẩu thuốc, thực hiện nâng khống giá thuốc. Bị cáo cũng là người trực tiếp đóng các con dấu trên các hóa đơn chứng từ nâng khống giá thuốc. Do đó, bị cáo C là người chủ mưu, cầm đầu trong vụ án.
[3.1.2] Đối với bị cáo Nguyễn Trí N: Bị cáo Nguyễn Trí N mặc dù không tham gia đàm phán, thỏa thuận, mua thuốc H-Capita, bị cáo biết rõ con dấu Công ty Austin Hồng Kông là do Phạm Anh K đưa cho Nguyễn Minh H thông qua Phan Cẩm L để giữ tại Công ty VN P, nhưng theo chỉ đạo của Nguyễn Minh H, bị cáo chính là người đã ký hợp đồng mua bán số 01 ngày 01/10/2013 và 02 phụ lục hợp đồng mua bán và hợp đồng phân phối 3 bên giữa Công ty Austin Hồng Kông - Công ty Helix Canada - Công ty VN P do Phan Cẩm L soạn thảo nhằm hợp thức hồ sơ, chứng từ, nâng giá mua lô thuốc H-Capita từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp để Công ty VN P nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita. Do đó, bị cáo Nhật là người giúp sức tích cực cho bị cáo Nguyễn Minh H.
[3.1.3] Đối với bị cáo Ngô Anh Q: Bị cáo Q mặc dù không tham gia đàm phán mua thuốc, không biết nguồn gốc lô thuốc H-Capita nhưng bị cáo biết việc nâng giá mua lô thuốc H-Capita từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp. Thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Minh H, bị cáo đã cùng với Lê Thị Vũ P hợp thức hồ sơ, chứng từ thanh toán, ký 06 lệnh chuyển 571.950 USD, quy đổi 12.108.049.775 đồng tiền mua lô thuốc H-Capita và tiền nâng giá mua lô thuốc ra nước ngoài và sau đó công ty nhận lại qua các công ty chuyển tiền. Bị cáo còn là người chỉ đạo Lê Thị Vũ P để ngoài sổ sách kế toán số tiền nâng giá thuốc sử dụng chi phí cho việc tiêu thụ thuốc do Công ty VN P nhập khẩu. Bị cáo hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là trái quy định pháp luật. Do đó, bị cáo Q là người giúp sức tích cực cho bị cáo Nguyễn Minh H.
[3.1.4] Đối với bị cáo Phan Cẩm L: Theo chỉ đạo của bị cáo H, bị cáo Phan Cẩm L là người đã liên hệ trực tiếp với Võ Mạnh C để nhận 20 FSC thuốc mang nhãn mác Công ty Helix Canada, trong đó có FSC thuốc H-Capita, sau đó chuyển lại cho Bùi Ngọc D để Bùi Ngọc D chuyển cho Phạm Văn T viết hồ sơ thuốc H-Capita nộp Cục Quản lý D. Bị cáo Loan cũng là người liên hệ với Phạm Anh K và Nguyễn Quang Huy lấy Giấy phép hoạt động số 08 ngày 06/10/2013 và Công văn số 4104 ngày 20/3/2014 của Cục Quản lý D để Công ty VN P làm thủ tục thông quan, nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H-Capita được trót lọt. Bên cạnh đó, bị cáo L đã liên hệ với Lê Thị Vũ P để lấy số tài khoản của dịch vụ chuyển tiền ở nước ngoài đưa vào các hợp đồng, phụ lục hợp đồng do bị cáo soạn thảo và yêu cầu Phạm Quỳnh T sửa giá thuốc trên Invoice từ 27 USD/hộp lên 75 USD/hộp để hợp thức việc nâng khống giá mua thuốc và hợp thức việc nhập khẩu lô thuốc với Công ty Austin. Bị cáo Phan Cẩm L hoàn toàn biết rõ Công ty VN P không mua bán thuốc với Công ty Austin, các hợp đồng, chứng từ mà bị cáo thực hiện với Công ty Austin đều chỉ nhằm hợp thức việc nhập khẩu và nâng khống giá trị lô thuốc H-Capita. Ngoài ra, bằng kinh nghiệm của bản thân, bị cáo còn có nghi ngờ về nguồn gốc và chất lượng lô thuốc H-Capita khi bị cáo Thông báo là FSC của thuốc không đúng, bị cáo hoàn toàn nhận thức được việc làm của mình là sai quy định pháp luật nhưng bị cáo đã hoàn toàn bỏ mặc các quy định pháp luật mà tuân theo chỉ đạo của bị cáo H. Do đó, bị cáo L là đồng phạm giúp sức cho bị cáo H.
[3.1.5] Đối với bị cáo Lê Thị Vũ P: Bị cáo P mặc dù không tham gia vào việc làm hồ sơ nhập khẩu thuốc H-Capita nhưng bị cáo là người đã cung cấp cho Phan Cẩm L số tài khoản dịch vụ chuyển tiền thuê để làm hợp đồng nhập khẩu lô thuốc H-Capita. Thực hiện chỉ đạo của Nguyễn Minh H, bị cáo đã cùng với Ngô Anh Q, Phan Cẩm L hợp thức hồ sơ, chứng từ thanh toán, chuyển tiền nâng giá mua thuốc ra nước ngoài và nhận lại tiền nâng giá thuốc qua dịch vụ chuyển tiền thuê, để ngoài sổ sách kế toán sử dụng chi phí phục vụ việc tiêu thụ thuốc cho Công ty VN P. Hành vi của bị cáo đã giúp sức cho bị cáo H thực hiện tội phạm.
[3.1.6] Đối với bị cáo Phạm Quỳnh T: Bị cáo T là nhân viên của Võ Mạnh C. Thực hiện chỉ đạo của bị cáo C, bị cáo T là người trực tiếp nhận các FSC, GMP từ đối tượng Raymundo qua email để chuyển cho Công ty VN P. Bị cáo là người thực hiện các hoạt động mua bán liên quan đến lô thuốc H-Capita, bị cáo hoàn toàn biết rõ giá trị lô thuốc H-Capita nhưng theo chỉ đạo của bị cáo C và yêu cầu của bị cáo L bị cáo đã sửa, nâng khống giá trị lô thuốc trên hóa đơn thương mại. Bị cáo hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình là sai phạm nhưng vẫn cố tình thực hiện theo chỉ đạo của bị cáo C. Do đó, bị cáo T là người giúp sức cho các bị cáo C và H.
[3.1.7] Đối với bị cáo Phạm Anh K: Bị cáo K là người đã đóng dấu trên các tờ giấy A4 để trắng để chuyển cho Nguyễn Minh H thông qua bị cáo L và sau đó bị cáo K cũng là người đã chuyển con dấu Công ty Austin Hồng Kông và con dấu tên của ông Luk Heung Tung cho bị cáo Nguyễn Minh H để H có thể sử dụng các tờ giấy A4 đã được đóng dấu và các con dấu do K cung cấp vào các hợp đồng nhằm hợp thức việc mua bán nhập khẩu lô thuốc H-Capita. Mặc dù bị cáo không biết việc mua bán của Công ty VN P liên quan đến lô thuốc H-Capita nhưng thông qua hồ sơ vụ án thể hiện bị cáo K nguyên là thành viên Hội đồng quản trị Công ty VN P, bị cáo trước đây đã nhiều lần đóng dấu khống vào các tờ giấy A4 để chuyển cho Công ty VN P sử dụng, bị cáo hoàn toàn không biết rõ giữa Công ty VN P và Công ty Austin Hồng Kông có việc mua bán thuốc hay không nhưng bị cáo vẫn bàn giao các con dấu cho bị cáo Nguyễn Minh H là thể hiện bị cáo đã cố tình tạo điều kiện, giúp sức cho bị cáo Nguyễn Minh H hợp thức các hồ sơ mua bán nhập khẩu thuốc, trong đó có lô thuốc H-Capita. Điều này là hoàn toàn phù hợp với việc sau đó bị cáo Kiệt chính là người yêu cầu bị cáo H chuyển 10.000 USD cho Nguyễn Quang Huy, để Huy chuyển cho Công ty Austin Hồng Kông trả tiền thuê mượn pháp nhân. Do đó, bị cáo K là người giúp sức cho bị cáo Nguyễn Minh H.
[3.2] Về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự: Đây là vụ án mà các bị cáo đã có sự cấu kết với nhau, cùng thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, bản án sơ thẩm áp dụng tình tiết “Phạm tội có tổ chức” được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đối với các bị cáo là có căn cứ, đúng pháp luật.
[3.3] Về các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết về nhân thân của từng bị cáo: Bản án sơ thẩm đã xem xét, áp dụng đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết về nhân thân cho từng bị cáo. Cụ thể như sau:
[3.3.1] Đối với bị cáo Võ Mạnh C: Toàn bộ lô thuốc H-Capita đã được phát hiện kịp thời, chưa được bán và người bệnh chưa sử dụng; trong quá trình điều tra và tại phiên toà đã khai báo thành khẩn, ăn năn hối cải theo quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
Tuy nhiên, xét thấy trên thực tế và tại phần nhận định của bản án sơ thẩm có nhận định việc bị cáo C đã tự nguyện nộp lại 1.300.000.000 đồng tiền thu lợi bất chính, nhưng phần quyết định của bản án sơ thẩm không áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 cho bị cáo là có thiếu sót. Cần áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ này cho bị cáo C.
[3.3.2] Đối với các bị cáo Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P và Phạm Quỳnh T: Chỉ là những người làm công ăn lương, vì cuộc sống mưu sinh phải tuân theo chỉ đạo của cấp trên, hoàn toàn không được hưởng lợi, các bị cáo đều là lao động chính trong gia đình, trong quá trình điều tra và tại phiên tòa đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải. Các bị cáo Q, L, P gia đình có công với cách mạng. Ngoài ra, bị cáo Lê Thị Vũ P có thai khi bị khởi tố, bị cáo P đang nuôi con nhỏ. Nên bản án sơ thẩm đã áp dụng các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 là có căn cứ, đúng pháp luật.
Riêng bị cáo N đã tự nguyện nộp lại 2.364.159.713 đồng tiền thu lợi bất chính, nhưng bản án sơ thẩm không áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 cho bị cáo là có thiếu sót. Cần áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ này cho bị cáo N. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, bị cáo N nộp văn bản của UBND huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long xác nhận, từ năm 2017 đến nay, bị cáo nhận phụng dưỡng Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng Lê Thị Kim và trong quá trình công tác, bị cáo được Liên đoàn lao động Thành phố Hồ Chí Minh tặng bằng khen (năm 2013), Liên đoàn Lao động Quận 10 tặng giấy khen (năm 2014). Do đó, cần áp dụng thêm tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự cho bị cáo.
Tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo L khai, gia đình bị cáo có công với cách mạng, bà nội là Nguyễn Thị Khi được Nhà nước tặng Huân chương kháng chiến hạng nhì; hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, bị cáo có 02 con nhỏ, đang phải nuôi cha mẹ già yếu. Bị cáo P khai có ông ngoại là Lê Văn Ân là người có công với cách mạng, cậu ruột là Lê Văn Huyện là liệt sỹ, bà ngoại là Lê Thị Hưởng đang thờ cúng cậu Huyện; chồng bị cáo bị tai nạn, ảnh hưởng đến não. Bị cáo T khai, hiện nay đang mang thai con thứ 3; bị cáo là người con duy nhất trong gia đình, phải trực tiếp nuôi bố mẹ già yếu; có mẹ và ông ngoại là Bùi Đình Bầu được tặng Huân chương kháng chiến. Xét thấy, đây là các tình tiết về nhân thân, gia đình được quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự (đã được cấp sơ thẩm áp dụng cho các bị cáo), không phải là các tình tình tiết giảm nhẹ mới được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự, nên không được Hội đồng xét xử chấp nhận.
[3.3.3] Đối với bị cáo Phạm Anh K: Ngoài tình tiết giảm nhẹ đã được bản án sơ thẩm áp dụng, tại phiên toà phúc thẩm, bị cáo xuất trình được tài liệu chứng minh bản thân bị cáo trực tiếp phụng dưỡng Mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Hoà (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long), được UBND tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang tặng thưởng nhiều bằng khen. Do đó, cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ được quy định tại điểm v khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự cho bị cáo.
[3.4] Về kháng cáo của bị cáo Ngô Anh Q đối với số tiền phải nộp sung công quỹ Nhà nước, xét thấy:
Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 471/2018/HS-ST ngày 24/11/2018 của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội và Bản án hình sự phúc thẩm số 350/2019/HS- PT ngày 17/6/2019 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội tịch thu số tiền 10.820.000.000 đồng. Đây là của đưa hối lộ và là “Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội” theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015.
Đối với số tiền 4.441.710.487 đồng (trong tổng số 6.805.870.200 đồng tiền nâng khống giá thuốc) mà bản án sơ thẩm đã buộc Nguyễn Minh H và Ngô Anh Q phải liên đới nộp sung công qũy Nhà nước (mỗi bị cáo 50%), là “…khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015, nên phải bị tịch thu sung công quỹ.
[4] Về kiến nghị của bản án sơ thẩm về vai trò của ông Ngô Nhật P: Xét thấy, sau khi xét xử sơ thẩm, Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đã tiến hành điều tra, xác minh kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và đã ban hành Thông báo số 440/ANĐT-P5 ngày 03/4/2020 của Cơ quan ANĐT - Bộ Công an, về việc không khởi tố vụ án. Do đó, cần huỷ nội dung kiến nghị này của bản án sơ thẩm.
Từ những phân tích nêu trên, xét thấy tại phiên toà phúc thẩm, các bị cáo Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Ngô Anh Q và Phạm Quỳnh T không xuất trình được tình tiết giảm nhẹ nào mới; các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N và Phạm Anh K có những tình tiết giảm nhẹ mới. Nhưng mức hình phạt mà bản án sơ thẩm đã tuyên đối với các bị cáo đã là ở mức thấp nhất và dưới mức thấp nhất của khung hình phạt bị truy tố. Do đó, yêu cầu kháng cáo của các bị cáo, đề nghị của các Luật sư bào chữa cho các bị cáo là không có căn cứ để chấp nhận. Đề nghị của đại diện Viện kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh tham gia phiên toà là có căn cứ, phù hợp với quan điểm của Hội đồng xét xử nên được chấp nhận. Cần giữ nguyên bản án sơ thẩm.
[5] Các bị cáo Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Ngô Anh Q, Phạm Quỳnh T, Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N và Phạm Anh K mỗi bị cáo phải nộp 200.000 (hai trăm ngàn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.
[6] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Vì các lẽ trên,
QUYẾT ĐỊNH
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 355 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, sổ sung năm 2017, Không chấp nhận kháng cáo của các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K.
Giữ nguyên Bản án hình sự sơ thẩm số 368/2019/HS-ST ngày 01/10/2019 của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.
[1] Tuyên bố các bị cáo Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Ngô Anh Q, Phan Cẩm L, Lê Thị Vũ P, Phạm Quỳnh T và Phạm Anh K phạm tội “Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh”.
[1.1] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm b, s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Võ Mạnh C 20 (hai mươi) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày 23/10/2017. Được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 19/9/2014 đến ngày 17/3/2017.
Tiếp tục giam bị cáo để đảm bảo thi hành án.
[1.2] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm b, s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 1 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Nguyễn Trí N 12 (mười hai) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo thi hành án. Được khấu trừ thời hạn tạm giam từ ngày 04/4/2015 đến ngày 28/11/2015.
[1.3] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54, Điều 56 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Ngô Anh Q 11 (mười một) năm tù.
Tổng hợp với hình phạt 05 (năm) năm tù của Bản án hình sự phúc thẩm số 350/2019/HS-PT, ngày 17/6/2019 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung của cả 02 bản án là 16 (mười sáu) năm tù thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
[1.4] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Phan Cẩm L 07 (bảy) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án. Được khấu trừ thời gian bị cáo bị bắt tạm giam từ ngày 04/4/2015 đến ngày 28/11/2015.
[1.5] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s, điểm n khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Lê Thị Vũ P 05 (năm) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án. Được khấu trừ thời gian bị bắt tạm giam từ ngày 04/7/2015 đến ngày 08/3/2016.
[1.6] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Phạm Quỳnh T 04 (bốn) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
[1.7] Căn cứ khoản 4 Điều 157 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, điểm s, v khoản 1, khoản 2 Điều 51, điểm a khoản 1 Điều 52, Điều 17, Điều 58, khoản 2 Điều 54 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Xử phạt bị cáo Phạm Anh K 03 (ba) năm tù. Thời hạn tù tính từ ngày bắt bị cáo chấp hành án.
[2] Áp dụng Điều 47 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017, Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, Buộc bị cáo Nguyễn Minh H và Ngô Anh Q liên đới nộp lại số tiền 4.441.710.487 (bốn tỷ bốn trăm bốn mươi mốt triệu bảy trăm mười ngàn bốn trăm tám mươi bảy) đồng, theo tỷ lệ mỗi bị cáo là 50%, để tịch thu sung vào Ngân sách Nhà nước.
[3] Huỷ phần chuyển kiến nghị của bản án sơ thẩm. Cụ thể kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đến Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an, làm rõ vai trò của ông Ngô Nhật P, trong việc cung cấp 10 tài liệu có liên quan đến nội dung của công văn mật mang số 77 của Bộ Y tế. Do Cơ quan An ninh Điều tra - Bộ Công an đã thực hiện và có thông báo không khởi tố vụ án như đã nêu.
[4] Các quyết định khác của bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
[5] Về án phí hình sự phúc thẩm: Các bị cáo Phan Cẩm L, Võ Mạnh C, Nguyễn Trí N, Lê Thị Vũ P, Phạm Anh K, Ngô Anh Q và Phạm Quỳnh T mỗi bị cáo phải nộp 200.000 (hai trăm ngàn) đồng án phí hình sự phúc thẩm.
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án được thực hiện theo quy định tại các Điều 6, 7 và 9 Luật Thi hành án dân sự, thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
Bản án về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh số 247/2020/HS-PT
Số hiệu: | 247/2020/HS-PT |
Cấp xét xử: | Phúc thẩm |
Cơ quan ban hành: | Tòa án nhân dân cấp cao |
Lĩnh vực: | Hình sự |
Ngày ban hành: | 20/05/2020 |
Mời bạn Đăng nhập để có thể tải về