Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7176:2002 chất lượng nước - phương pháp lẫy mẫu sinh học - hướng dẫn lấy mẫu

Số hiệu: TCVN7176:2002 Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ Người ký: ***
Ngày ban hành: Năm 2002 Ngày hiệu lực:
ICS:13.060 Tình trạng: Đã biết

Mục đích khảo sát

Cỡ lớn nhất của mắt lưới

Độ sâu tối thiểu khuyến cáo của lưới, d

Nhận xét

Monitoring sinh học chung/ định kỳ: dữ liệu dùng cho khảo sát có sử dụng thang điểm/ chỉ số sinh cảnh.

0,5 đến 0,75

400

Có thể không lấy được hầu hết động vật không xương sống đáy đang trong giai đoạn phát triển còn nhỏ.

Đối với các khảo sát cần có nhiều số liệu hoàn chỉnh hơn về các đơn vị phân loại hiện có.

0,5

450

Có thể không lấy được hầu hết côn trùng ở thời kỳ lột xác sớm.

Đối với các khảo sát đặc biệt yêu cầu có danh mục các đơn vị phân loại hoàn chỉnh.

0,25

550

Đảm bảo lấy được hết tất cả côn trùng ở thời kỳ lột xác sớm và các loại động vật rất nhỏ mà chúng có thể có giá trị trong quá trình xác định chất lượng nước.

5 Phương pháp lấy mẫu

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn phương pháp lấy mẫu bao gồm:

a) đối tượng lấy mẫu – có thể là danh mục bao hàm toàn diện các loài ở hiện trường và/ hoặc sự phong phú về mối quan hệ họ hàng của các đơn vị phân loại trong sinh cảnh đã chọn;

b) đặc điểm của hiện trường – bao gồm độ sâu, tốc độ dòng chảy, kiểu nền đáy và số lượng thực vật;

c) các điều kiện an toàn lao động - độ sâu của nước, tốc độ dòng chảy và độ ổn định của nền đáy. Không nên làm việc một mình.

Không có phương pháp lấy mẫu nào là thích hợp cho tất cả các loại nước và cần phải mô tả một số các phương pháp lấy mẫu để đáp ứng các yêu cầu khác nhau. Nỗ lực lấy mẫu cần phù hợp với mục đích và hiện trường, do vậy sẽ căn cứ vào khoảng cách phù hợp, khu vực hoặc thời gian. Khi có ý định lấy càng nhiều loài càng tốt, cần kết hợp các phương pháp lấy mẫu theo 5.1 đến 5.3. Điều đó hiển nhiên là khi nghiên cứu toàn bộ tất cả các dạng nền đáy theo phương pháp lấy mẫu này thì phải bao gồm cả quét, chải các đám thuỷ thực vật và các hệ rễ của thực vật nhô, treo trong nước.

Trừ khi ở vùng nước sâu hoặc vùng nước đứng (nước tù) hoặc khi cào (quét) lưới qua thuỷ thực vật hoặc trên bề mặt của lớp mùn đáy hoặc cặn bùn, đặt vợt cầm tay lên bề mặt của nền đáy, tiến hành lấy mẫu bằng cách hướng mặt mở của vợt ngược dòng chảy và các loại động vật sẽ từ từ chui vào lưới. Phải tiến hành lấy mẫu theo hướng ngược dòng chảy để tránh làm xáo trộn các điểm còn chưa được lấy mẫu.

5.1 Lấy mẫu ở vùng nước nông và chảy bằng tay

Giữ mép thấp và thẳng của vợt đối diện với nền đáy, rồi ngay lập tức dùng tay lật ngược những viên sỏi đá trong vùng nước chảy. Dòng nước sẽ đưa các sinh vật sống ở đáy bị tung ra vào trong lưới. Kiểm tra các viên đá, nhặt thêm các loại động vật dính bám trên đó và gộp thêm chúng vào mẫu. Làm xáo trộn lớp mỏng bề mặt của nền đáy và tách bắt thêm các loài động vật. Lặp lại quá trình này ở vài điểm theo mặt cắt sông để thu được các môi trường sống nhỏ ở các chỗ nông gần đó. Phương pháp này cũng thích hợp khi lấy mẫu các môi trường sống theo tỷ lệ.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5.2 Lấy mẫu ở vùng nước sâu bằng chân

ở nơi mà quần thể động vật có thể bị nghi ngờ là thưa thớt hoặc ở nơi nước quá sâu không thể lấy mẫu bằng tay, việc lấy mẫu bằng chân có thể được dùng và nhìn chung là rất hiệu quả. Lấy mẫu bằng chân cũng có thể được tiến hành ở vùng nước nông, giữa các điểm có độ sâu khác nhau hoặc các điểm mà sự thay đổi độ sâu không cho phép lấy mẫu bằng tay.

Giữ lưới vợt thẳng vuông góc với đáy sông dưới chân theo dòng nước. Dùng ngón chân hoặc gót chân khua động mạnh lớp bề mặt đáy và lùa những động vật bị rời ra vào trong lưới.

Có thể lấy mẫu ở nhiều môi trường sống khác nhau khi tiến hành lấy mẫu ngang qua sông. Cũng có thể lựa chọn biện pháp này bởi vì có ít động vật dính vào hơn. ở những nơi có thể tiến hành phương pháp này, nhặt một số hòn sỏi/đá lên để kiểm tra xem có động vật bám dính vào không. Sau đó, chuyển các động vật này vào hộp đựng mẫu như đã mô tả ở 5.1.

5.3 Lấy mẫu ở vùng nước chảy chậm và vùng nước tĩnh

ở vùng nước tĩnh, phương pháp lấy mẫu bằng vợt cầm tay có thể không phải là phương pháp lấy mẫu thích hợp nhất. Cần cân nhắc để chọn sử dụng rây, gầu đáy, lưới cào, thuổng, dụng cụ lấy mẫu bằng ống xi phông hoặc lấy mẫu tập đoàn.

Một số môi trường sống như bờ đá ở hồ, có thể sử dụng phương pháp lấy mẫu bằng tay (5.1) tuy nhiên hiệu quả của lấy mẫu có thể thấp hơn. Cách tốt nhất trong trường hợp này là chuyển dịch các viên đá, sỏi cẩn thận và lắc, xóc thật mạnh chúng trong lưới, sau đó dùng tay nhặt tất cả động vật rơi ra.

Khi lấy mẫu ở môi trường sống vùng nước chảy chậm hoặc vùng nước tĩnh, việc không có hoặc giảm chuyển động của nước đòi hỏi biện pháp khác với biện pháp được sử dụng trong nước chảy, nơi mà dòng chảy được dùng có lợi cho việc dồn các loài động vật bám dính vào trong lưới. Trong vùng nước tĩnh, người thao tác cần tạo ra sự vận động qua lại của quần thể động vật và lưới. Dùng chân khuấy động lớp bề mặt đáy, sau đó dùng lưới vợt liên tục vùng nước sát phía trên đáy để bắt các sinh vật đáy bị xáo trộn tung ra. ở những vùng nước tĩnh có độ sâu lớn hơn, nơi bề mặt của đáy có thể có bùn hoặc phù sa, kéo hoặc đẩy vợt hoặc rây qua lớp bề mặt, tốt nhất là qua một khoảng cách hoặc diện tích đã xác định trước.

6 Đánh giá sự phong phú của mối quan hệ họ hàng

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Vì vậy, tốt nhất là chỉ một thao tác viên thực hiện một khảo sát đơn lẻ. Thậm chí các điều kiện khác nhau như tốc độ dòng chảy, độ sâu, nhiệt độ (đối với lấy mẫu bằng tay) và đặc điểm của lớp nền đáy cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả lấy mẫu. Việc lấy mẫu bằng chân (5.2) trong thời gian dài ở dòng sông có quần thể động vật đáy phong phú có thể dẫn đến việc thu được quá nhiều mẫu để xử lý và khi lập lại công việc này thường xuyên ở cùng một khu vực thì có thể gây tác dụng bất lợi cho cộng đồng thuỷ sinh.

7 Tính đúng đắn của phương pháp

Phương pháp lấy mẫu bằng vợt cầm tay được sử dụng rộng rãi trong lấy mẫu định tính động vật không xương sống đáy cỡ lớn và cho các kết quả như nhau, khi được lặp lại nhiều lần ở cùng một điểm lấy mẫu. Tuy nhiên, những quan sát này chưa đủ để khẳng định giá trị của phương pháp.

Các dụng cụ lấy mẫu hình vuông để đánh giá định lượng sự phong phú của động vật không xương sống đáy cỡ lớn đã được chấp nhận rộng rãi. Chính phương pháp này cung cấp kỹ thuật hữu ích cho việc đánh giá tính đúng đắn của vợt cầm tay vì có thể so sánh những mặt định tính của kết quả thu được của phương pháp lấy mẫu “phẫu diện ô vuông” với các kết quả thu được từ phương pháp lấy mẫu bằng vợt cầm tay.

So sánh các dữ liệu thu được từ các mẫu lấy bằng phương pháp phẫu diện ô vuông với các dữ liệu thu được bằng vợt cầm tay từ hai con sông chính ở nước Anh và các nhánh phụ của chúng. Lập các biểu đồ dựa trên số lượng các loài thu thập được ở một số điểm lấy mẫu sử dụng dụng cụ lấy mẫu “phẫu diện ô vuông” và số lượng các loài thu được bằng phương pháp lấy mẫu bằng vợt cầm tay ở cùng các điểm lấy mẫu đó. Cả hai loại mẫu lấy theo hai phương pháp trên đều cùng do một nhóm thao tác viên thực hiện.

Phân tích này cho thấy rõ mối tương quan cao và chặt chẽ (p < 0,001) giữa các loài thu được bằng lưới của vợt cầm tay và các loài thu được bằng các dụng cụ lấy mẫu định lượng “phẫu diện ô vuông” (xem hình 3).

Hình 1 – Vợt cầm tay thông thường

Kích thước tính bằng milimét

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) 2 lưới hình chóp làm từ vật liệu khổ rộng 1 m

b) Lưới dạng túi làm từ vật liệu khổ 1 m

Hình 2 – Một số kiểu lưới

Hình 3 – So sánh số đơn vị phân loại thu được bằng lưới và dụng cụ lấy mẫu phẫu diện ô vuông ở điểm lựa chọn trên các sông khác nhau

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7176:2002 (ISO 7828: 1985) về Chất lượng nước - Phương pháp lấy mẫu sinh học - Hướng dẫn lấy mẫu động vật không xương sống đáy cỡ lớn dùng vợt cầm tay do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.932

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.213.209
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!