Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn nhất? Giáo viên phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn nhất?
Dưới đây là bài soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn nhất:
Tác giả Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) là nhà thơ yêu nước tiêu biểu trong văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX. Ông có nhiều tác phẩm ca ngợi nghĩa quân, bày tỏ lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được viết năm 1861, khi thực dân Pháp đánh chiếm Cần Giuộc (Long An). Là một bài văn tế ca ngợi tinh thần chiến đấu của nghĩa sĩ nông dân. Thể loại: Văn tế (kết hợp giữa tự sự, trữ tình và biểu cảm). Bố cục Gồm 4 phần: Lung khởi (Mở đầu): Khái quát bối cảnh thời đại và nỗi đau mất nước. Thích thực (Phần chính): Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc – xuất thân, quá trình chiến đấu và sự hy sinh. Ai vãn (Bày tỏ niềm tiếc thương): Tiếc thương những người đã ngã xuống. Kết: Ca ngợi sự bất tử của nghĩa sĩ, khẳng định tấm lòng trung nghĩa. Nội dung chính Khắc họa chân thực hình ảnh người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân, chưa từng quen chiến đấu nhưng vẫn dũng cảm xông pha vì nước. Ca ngợi tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh của họ. Lên án tội ác của thực dân Pháp. Nghệ thuật Giọng điệu bi tráng, xúc động. Ngôn ngữ mộc mạc nhưng giàu cảm xúc. Hình ảnh chân thực, gợi cảm. Tổng kết Bài văn tế thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, là khúc ca bi tráng về những người nghĩa sĩ nông dân dám đứng lên bảo vệ quê hương. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Đình Chiểu và văn học yêu nước Việt Nam. |
Lưu ý: Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn nhất chỉ mang tính tham khảo!
Soạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ngắn gọn nhất? Giáo viên phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Học sinh trong môi trường giáo dục THPT phải ứng xử như thế nào với giáo viên?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT quy định quy tắc ứng xử của người học trong cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên như sau:
Ứng xử của giáo viên
1. Ứng xử với người học: Ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu, khen hoặc phê bình phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh; mẫu mực, bao dung, trách nhiệm, yêu thương; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, tư vấn, lắng nghe và động viên, khích lệ người học; tích cực phòng, chống bạo lực học đường, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện. Không xúc phạm, gây tổn thương, vụ lợi; không trù dập, định kiến, bạo hành, xâm hại; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi vi phạm của người học.
2. Ứng xử với cán bộ quản lý: Ngôn ngữ tôn trọng, trung thực, cầu thị, tham mưu tích cực và thể hiện rõ chính kiến; phục tùng sự chỉ đạo, điều hành và phân công của lãnh đạo theo quy định. Không xúc phạm, gây mất đoàn kết; không thờ ơ, né tránh hoặc che giấu các hành vi sai phạm của cán bộ quản lý.
3. Ứng xử với đồng nghiệp và nhân viên: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, thân thiện, cầu thị, chia sẻ, hỗ trợ; tôn trọng sự khác biệt; bảo vệ uy tín, danh dự và nhân phẩm của đồng nghiệp, nhân viên. Không xúc phạm, vô cảm, gây mất đoàn kết.
4. Ứng xử với cha mẹ người học: Ngôn ngữ đúng mực, trung thực, tôn trọng, thân thiện, hợp tác, chia sẻ. Không xúc phạm, áp đặt, vụ lợi.
5. Ứng xử với khách đến cơ sở giáo dục: Ngôn ngữ đúng mực, tôn trọng. Không xúc phạm, gây khó khăn, phiền hà.
Như vậy, học sinh trong môi trường giáo dục THPT phải ứng xử với giáo viên như sau:
- Kính trọng, lễ phép, trung thực, chia sẻ, chấp hành các yêu cầu theo quy định.
- Không bịa đặt thông tin; không xúc phạm tinh thần, danh dự, nhân phẩm, bạo lực.
Giáo viên phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:
- Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống và trong công tác; có lòng nhân ái, bao dung, độ lượng, đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Tận tụy với công việc; thực hiện đúng điều lệ, quy chế, nội quy của đơn vị, nhà trường, của ngành.
- Công bằng trong giảng dạy và giáo dục, đánh giá đúng thực chất năng lực của người học; thực hành tiết kiệm, chống bệnh thành tích, chống tham nhũng, lãng phí.
- Thực hiện phê bình và tự phê bình thường xuyên, nghiêm túc; thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục.
Giáo viên THPT có được làm giáo viên thỉnh giảng ở trường khác?
Căn cứ Điều 29 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên, nhân viên như sau:
Quyền của giáo viên, nhân viên
1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:
a) Được tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường.
b) Được hưởng lương, chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi (nếu có) theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
c) Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
d) Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.
đ) Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.
e) Được nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.
g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
..
Như vậy, giáo viên THPT được làm giáo viên thỉnh giảng ở trường khác với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và được sự đồng ý của hiệu trưởng bằng văn bản.




