Doanh nghiệp có được phép giảm lương nhân viên khi gặp khó khăn tài chính không?

Nguyên tắc trả lương theo quy định của pháp luật là gì? Doanh nghiệp có được phép giảm lương nhân viên khi gặp khó khăn tài chính không?

Nguyên tắc trả lương theo quy định của pháp luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 đã có quy định cụ thể về Nguyên tắc trả lương như sau:

Nguyên tắc trả lương

1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Vậy nên, theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Nếu người lao động không thể nhận trực tiếp thì người được người lao động ủy quyền hợp pháp có thể nhận thay. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động.

Doanh nghiệp có được phép giảm lương nhân viên khi gặp khó khăn tài chính không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có được phép giảm lương nhân viên khi gặp khó khăn tài chính không?

Dựa vào quy định tại Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động cụ thể như sau: 

Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.

Dựa vào quy định của pháp luật, nếu như người sử dụng lao động muốn cắt giảm lương nhân viên thì phải báo cho họ biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn và người lao động đồng ý việc cắt giảm tiền lương để chia sẻ khó khăn đó thì hai bên tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới. Trường hợp người lao động không đồng ý với việc công ty khó khăn nên cách giảm tiền lương thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết chứ doanh nghiệp không được phép tự ý giảm tiền lương của người lao động.

Do đó, trong trường hợp nếu như doanh nghiệp có khó khăn về tài chính thì không được phép tự ý giảm tiền lương của nhân viên nếu không được sự đồng ý của họ.

Khi bị người sử dụng lao động cắt giảm tiền lương, người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

...

2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Vì vậy, trong trường hợp nếu như người lao động bị người sử dụng lao động tự ý cắt giảm tiền lương mà không có sự đồng ý của người lao động thì họ sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước.

Nguyễn Trịnh Hoàng Huy 15
Chính sách về Lao động
Thông tư 99/2024/TT-BCA quy định về đăng ký khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu, chuyển người bệnh giữa cơ sở y tế thuộc Bộ Công an?
Thông tư 13/2025/TT-BQP bãi bỏ toàn bộ 38 văn bản quy phạm pháp luật về quân sự, quốc phòng, cơ yếu ra sao?
Mức đóng BHXH 2025 có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Tổng hợp tất cả đối tượng nào thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - giảm lương nhân viên
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
người lao động người sử dụng lao động doanh nghiệp giảm tiền lương khó khăn tài chính giảm lương nhân viên

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào