10:57 | 22/02/2025

Đề án tuyển sinh NEU 2025? Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế Quốc dân? Nhiệm vụ của giảng viên đại học là gì?

Đề án tuyển sinh NEU 2025? Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế Quốc dân? Tuyển sinh đại học cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào trong ngành giáo dục mầm non?

Đề án tuyển sinh NEU 2025? Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế Quốc dân?

Theo đề án tuyển sinh NEU 2025, năm 2025 trường Đại học Kinh tế Quốc dân dự kiến tuyển sinh 73 mã ngành/chương trình với 89 chương trình đào tạo.

Trong đó, dự kiến có 2 chương trình mới là Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế. Tổng chỉ tiêu và tỷ lệ chỉ tiêu cho từng phương thức sẽ được thông báo sau.

Trường tuyển sinh theo 3 phương thức: Xét tuyển thẳng, Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và Xét tuyển kết hợp. Cụ thể như sau:

(1) Xét tuyển thẳng:

 Xét tuyển thẳng áp dụng cho các đối tượng theo Điều 8 Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và theo quy định của ĐHKTQD, cụ thể như sau: 

- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào ngành thí sinh đăng ký theo chỉ tiêu phân bổ của ĐHKTQD. 

- Thí sinh đoạt giải nhất trong kỳ thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, quốc tế do Bộ GD&ĐT tổ chức, cử tham gia; thời gian đạt giải không quá 03 năm tính đến thời điểm xét tuyển thẳng và tốt nghiệp THPT năm 2025 được xét tuyển thẳng vào các ngành theo danh mục thông báo của ĐHKTQD. 

- Đối với các thí sinh đối tượng khác theo thông báo cụ thể của ĐHKTQD.  

(2) Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

- Xét tuyển theo kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 áp dụng cho các đối tượng thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 bao gồm thí sinh liên thông cao đẳng lên đại học chính quy; áp dụng cho tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 của ĐHKTQD tại mục 1.4 đề án này.

- ĐHKTQD sử dụng 04 tổ hợp (A00, A01, D01, D07) và không có chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp xét tuyển.

(3) Xét tuyển kết hợp

Xét tuyển kết hợp áp dụng với tất cả các mã tuyển sinh năm 2025 và cho 3 nhóm đối tượng thí sinh.

- Nhóm 1: gồm các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT hoặc ACT.

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh đạt mức SAT từ 1.200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025. 

+ Thí sinh khi thi SAT, ACT cần đăng ký mã của Đại học Kinh tế quốc dân với tổ chức thi SAT là 7793-National Economics University và ACT là 1767-National Economics University. Nếu thí sinh đã thi mà chưa đăng ký mã của Đại học Kinh tế Quốc dân thì cần đăng ký lại với tổ chức thi SAT hoặc ACT.

- Nhóm 2: gồm các thí sinh có điểm thi đánh giá năng lực (HSA) của ĐHQG Hà Nội hoặc (APT) của ĐHQG TP. Hồ Chí Minh hoặc có điểm thi đánh giá tư duy (TSA) của ĐH Bách khoa Hà Nội hoặc thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (CCTAQT) kết hợp với một trong các điểm thi HSA/APT/TSA nêu trên.

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh đạt HSA từ 85 điểm trở lên hoặc APT từ 700 điểm trở lên hoặc TSA từ 60 điểm trở lên; hoặc thí sinh có CCTAQT đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160 &W 150) trở lên kết hợp với điểm HSA/APT/TSA nêu trên.

+ Các điểm thi HSA/APT/TSA và CCTAQT nêu trên cần có trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025.

- Nhóm 3: gồm các thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025.

+ Điều kiện nhận hồ sơ: Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế trong thời hạn 2 năm tính đến ngày 1.6.2025 đạt IELTS 5.5 hoặc TOEFL iBT 46 hoặc TOEIC (4 kỹ năng: L&R 785, S 160, W 150) trở lên.

+ Có điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của môn Toán và 1 môn khác môn tiếng Anh thuộc các tổ hợp xét tuyển của Đại học.

Lưu ý: Phương thức xét tuyển kết hợp không xét tuyển đổi với tất cả các chứng chỉ có hình thức thi "home edition".

>> Xem đề án tuyển sinh NEU 2025 dưới đây:

Tải về đề án tuyển sinh NEU 2025 tại đây: Tải về

Đề án tuyển sinh NEU 2025? Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế Quốc dân? Nhiệm vụ của giảng viên đại học là gì?

Đề án tuyển sinh NEU 2025? Phương thức tuyển sinh 2025 Đại học Kinh tế Quốc dân? (Hình từ Internet).

Tuyển sinh đại học cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nào trong ngành giáo dục mầm non?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành giáo dục mầm non ban hành kèm Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT về Nguyên tắc cơ bản trong tuyển sinh cụ thể như sau:

(1) Công bằng đối với thí sinh

- Về cung cấp thông tin: Mỗi thí sinh quan tâm được cung cấp thông tin đầy đủ, rõ ràng, tin cậy, nhất quán và kịp thời để có quyết định phù hợp và chuẩn bị tốt nhất cho việc tham gia tuyển sinh;

- Về cơ hội dự tuyển: Không thí sinh nào bị mất cơ hội dự tuyển do những quy định không liên quan tới trình độ, năng lực (trừ những quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng mang tính đặc thù trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh); hoặc do quy trình tuyển sinh gây phiền hà, tốn kém;

- Về đánh giá năng lực: Thí sinh phải được đánh giá khách quan, công bằng và tin cậy về khả năng học tập và triển vọng thành công, đáp ứng yêu cầu của chương trình và ngành đào tạo;

- Về cơ hội trúng tuyển: Thí sinh phải được tạo cơ hội trúng tuyển cao nhất và quyền xác định nguyện vọng ưu tiên trong số những chương trình, ngành đào tạo đủ điều kiện trúng tuyển;

- Về thực hiện cam kết: Cơ sở đào tạo phải thực hiện các cam kết đối với thí sinh; tư vấn, hỗ trợ và giải quyết khiếu nại, bảo vệ quyền lợi chính đáng của thí sinh trong những trường hợp rủi ro.

(2) Bình đẳng giữa các cơ sở đào tạo

- Về hợp tác: Các cơ sở đào tạo hợp tác bình đẳng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh, đồng thời mang lại lợi ích tốt nhất cho thí sinh;

- Về cạnh tranh: Các cơ sở đào tạo cạnh tranh trung thực, công bằng và lành mạnh trong tuyển sinh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

(3) Minh bạch đối với xã hội

- Về minh bạch thông tin: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm công bố thông tin tuyển sinh đầy đủ, rõ ràng và kịp thời qua các phương tiện truyền thông phù hợp để xã hội và cơ quan quản lý nhà nước cùng giám sát;

- Về trách nhiệm giải trình: Cơ sở đào tạo có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước và giải trình với xã hội qua hình thức phù hợp về những vấn đề lớn, gây bức xúc cho người dân.

Nhiệm vụ của giảng viên đại học là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật Giáo dục đại học 2012, điểm a,b,c và điểm d khoản 30 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 nhiệm vụ và quyền của giảng viên, theo đó giảng viên đại học có các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Giảng dạy, phát triển chương trình đào tạo, thực hiện đầy đủ, bảo đảm chất lượng chương trình đào tạo.

- Nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ, bảo đảm chất lượng đào tạo.

- Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và phương pháp giảng dạy; tham gia hoạt động thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của giảng viên.

- Tôn trọng nhân cách của người học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

- Tham gia quản lý và giám sát cơ sở giáo dục đại học, tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các công tác khác.

- Độc lập về quan điểm chuyên môn trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học trên nguyên tắc phù hợp với lợi ích của Nhà nước và xã hội; được ký hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học mà mình đang làm việc.

- Được bổ nhiệm chức danh của giảng viên, được phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú và được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Phạm Văn Tiến 42
Giáo viên
Tuyển tập 20 mẫu mở bài chung cho nghị luận văn học? Điều kiện dự tuyển cấp chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm có quy định ra sao?
Tuyển tập 02 mẫu bài văn nghị luận 400 chữ về vấn đề trong đời sống? Giáo viên phải có phẩm chất chính trị như thế nào?
Danh sách đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT?
Chính thức thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT?
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung - đề án tuyển sinh neu 2025
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
giảng viên đại học đề án tuyển sinh neu 2025 tuyển sinh neu tuyển sinh 2025 đại học kinh tế quốc dân phương thức tuyển sinh 2025 tuyển sinh neu 2025 đại học kinh tế quốc dân

Xem nhiều nhất gần đây
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào