Chính thức thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT?
Chính thức thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT?
Ngày 20/02/2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định 448/QĐ-BGDĐT về việc thành lập Đoàn kiểm tra công tác thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT liên quan đến dạy thêm, học thêm.
Tải về Quyết định 448/QĐ-BGDĐT
Theo Quyết định 448/QĐ-BGDĐT năm 2025, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm triển khai và tổ chức kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT, tuân thủ chỉ đạo của Thủ tướng tại Công điện 10/CĐ-TTg 2025. Đồng thời, công tác kiểm tra sẽ được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ban hành kèm theo Quyết định 1489/QĐ-BGDĐT năm 2023 và các văn bản pháp luật liên quan.
Quá trình kiểm tra sẽ diễn ra từ ngày 20/02/2025 đến ngày 20/3/2025, thời gian kiểm tra cụ thể tại từng đơn vị sẽ do Trưởng đoàn kiểm tra quyết định.
Danh sách cụ thể của đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm, học thêm được quy định như sau:
STT |
Họ và Tên |
Chức vụ |
Nhiệm vụ |
1 |
Phạm Ngọc Thưởng |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Trưởng Đoàn |
2 |
Thái Văn Tài |
Vụ trưởng. Vụ Giáo dục Tiểu học |
Phó Trưởng đoàn thường trực |
3 |
Đỗ Đức Quế |
Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Trung học. |
Phó Trưởng đoàn |
4 |
Vũ Minh Đức |
Cục trưởng, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục |
Thành viên |
5 |
Nguyễn Đức Cường |
Chánh Thanh tra, Thanh tra Bộ |
Thành viên |
6 |
Lê Thị Hằng |
Phó Vụ trưởng, Vụ Giáo dục Thường xuyên. |
Thành viên |
7 |
Nghiêm Thị Hồng Vân |
Phó Vụ trưởng, Vụ Pháp chế |
Thành viên |
8 |
Bùi Minh Thu |
Phó Giám đốc, Trung tâm Truyền thông và Sự kiện, Văn phòng Bộ |
Thành viên |
9 |
Nguyễn Huy Tùng |
Thư kí Thứ trưởng |
Thành viên |
10 |
Nguyễn Thị Thu Hiền |
Chuyên viên. Vụ Giáo dục Trung học |
Thành viên Thư ki |
Chính thức thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT?
Nội dung thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo được quy định ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về nội dung thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Việc tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục trên địa bàn phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục của tỉnh và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân cấp huyện:
+ Ban hành văn bản hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giáo dục; kế hoạch, chương trình, dự án phát triển giáo dục thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện phù hợp với kế hoạch của tỉnh; các văn bản pháp luật về giáo dục theo thẩm quyền; đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở giáo dục theo phân cấp;
+ Phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đáp ứng các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục.
[3] Việc chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ.
[4] Thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên trong các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật khi được ủy quyền.
[5] Quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường; chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, an toàn trường học; tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; thực hiện và chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông giáo dục trên địa bàn.
[6] Thường xuyên cập nhật thông tin về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc phạm vi quản lý vào cơ sở dữ liệu ngành giáo dục. Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ hằng năm về công khai lĩnh vực giáo dục của địa phương thuộc phạm vi quản lý với Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
[7] Ban hành các văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền; tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về giáo dục.
[8] Chỉ đạo và thực hiện công tác kiểm tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, phòng chống tham nhũng, báo cáo, thống kê, công khai về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
[9] Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Đâu là các nguyên tắc quan trọng trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra nội bộ?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 28/2024/TT-BGDĐT có quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra nội bộ như sau:
[1] Tuân thủ quy định của pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.
[2] Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và cá nhân là đối tượng thanh tra.
[3] Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ về chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.




