Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Chỉ thị 08/CT-TTg 2019 giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ

Số hiệu: 08/CT-TTg Loại văn bản: Chỉ thị
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Trịnh Đình Dũng
Ngày ban hành: 28/03/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/CT-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2019

 

CHỈ THỊ

VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VÀ LÂM SẢN NGOÀI GỖ PHỤC VỤ XUẤT KHẨU

Gỗ và lâm sản ngoài gỗ là ngành hàng xuất khẩu quan trọng thứ 6 của Việt Nam và liên tục có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 13%/năm trong giai đoạn 2010 - 2018. Năm 2017 ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu đạt tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 8 tỷ USD; riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 7,66 tỷ USD, tăng 10,2% so với năm 2016, về đích trước 3 năm so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020. Năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt trên 9,38 tỷ USD tăng 15,9% so với năm 2017, chiếm hơn 23% giá trị xuất khẩu của các ngành hàng thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; riêng gỗ và sản phẩm gỗ đạt khoảng 8,909 tỷ USD, giá trị xuất siêu lâm sản cả năm 2018 đạt trên 7 tỷ USD, chiếm 85% giá trị xuất siêu của toàn ngành. Sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu đến 120 quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 châu Á và thứ 5 trên thế giới về kim ngạch xuất khẩu; chiếm 6% thị phần sản phẩm gỗ toàn cầu và còn nhiều dư địa để phát triển.

Với khoảng 4.500 doanh nghiệp, thu hút hàng vạn công nhân và trên một triệu hộ nông dân trồng rừng nguyên liệu, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu thúc đẩy phát triển trồng rừng, bảo vệ môi trường, tạo sinh kế bền vững cho các hộ dân vùng nông thôn miền núi và góp phần thực hiện thành công chương trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận, nhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ đang đối mặt với không ít thách thức và khó khăn như: Nguồn nguyên liệu có chất lượng, đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững còn hạn chế; mối liên kết theo chuỗi từ khâu tạo giống đến chế biến, xuất khẩu giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chưa chặt chẽ; hạ tầng lâm sinh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; chính sách thuế, tập trung đất đai để phát triển nguồn nguyên liệu còn nhiều bất cập, doanh nghiệp nhỏ còn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh; việc đầu tư phát triển thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia về sản phẩm gỗ chưa được quan tâm đúng mức; tác động của các xung đột thương mại quốc tế và những thay đổi, điều chỉnh chính sách thường xuyên của các nước xuất khẩu nguyên liệu và nhập khẩu đồ gỗ ảnh hưởng không nhỏ đến ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản; các hiệp định thương mại tự do và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam.

Để phát huy những kết quả đã đạt được; khắc phục những tồn tại khó khăn, vượt qua những thách thức, nguy cơ tiềm ẩn nhằm tạo bứt phá phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thực hiện tốt các nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ bền vững, hiệu quả, hiện đại trên cơ sở hội nhập sâu vào thị trường khu vực và toàn cầu; sử dụng nguyên liệu gỗ hợp pháp; ứng dụng công nghệ tiên tiến và thiết bị hiện đại, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường trong sản xuất.

2. Trong 10 năm tới, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam; xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, phấn đấu để Việt Nam trở thành một trong những nước hàng đầu trên thế giới về sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ có thương hiệu uy tín trên thị trường thế giới.

3. Phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ năm 2019 đạt 11 tỷ USD; năm 2020 đạt đến 13 tỷ USD; năm 2025 đạt 18 đến 20 tỷ USD; từng bước tăng tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm được chế biến sâu có thương hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai thực hiện nghiêm túc Luật Lâm nghiệp đã được Quốc hội thông qua năm 2017 và hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật, với yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu và phát triển lâm nghiệp bền vững; xây dựng chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, rà soát và hoàn thiện quy hoạch lâm nghiệp, lập kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu, phát triển ngành công nghiệp chế biến theo yêu cầu bối cảnh mới của Luật Lâm nghiệp.

2. Tiếp tục các chính sách hỗ trợ về vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về quỹ đất, mặt bằng đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ), Nhà nước bố trí nguồn vốn đầu tư hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng 01 Trung tâm nhập khẩu, phân phối gỗ quy mô lớn (Chợ đầu mối gỗ nguyên liệu) làm nhiệm vụ cung ứng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gắn kết với các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

3. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu; đưa tư duy sáng tạo vào sản phẩm gỗ Việt, tăng cường năng lực thiết kế, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao mang thương hiệu Việt, xây dựng thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam làm động lực tăng trưởng ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ trong thời gian tới.

4. Đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn, cung cấp nguyên liệu gỗ có chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo yêu cầu của thị trường quốc tế; nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nguyên liệu, từ chọn, tạo giống, kiểm soát, đảm bảo chất lượng giống cho trồng rừng, đến trồng rừng thâm canh, chăm sóc rừng, khai thác gỗ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị rừng trồng; phát triển vùng nguyên liệu ổn định để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cao của công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ, phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu.

5. Phát triển và nhân rộng các mô hình liên kết theo chuỗi giá trị giữa người trồng rừng và doanh nghiệp chế biến. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao cho ngành chế biến gỗ. Ưu tiên đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu, đào tạo đầu ngành để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tăng cường liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp và các trung tâm đào tạo, chú trọng đào tạo đồng bộ và kết hợp hài hòa giữa các nhóm nhân lực thuộc các loại hình đào tạo đại học, trung cấp, công nhân kỹ thuật phù hợp với yêu cầu thực tế phát triển và công nghệ của ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

6. Các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ; sử dụng hiệu quả nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí, giá thành, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế và trong nước; chú trọng xây dựng thương hiệu Việt cho các sản phẩm xuất khẩu, sản xuất đảm bảo các tiêu chuẩn, phù hợp với yêu cầu thị trường quốc tế; phấn đấu có ít nhất một sản phẩm của ngành lâm nghiệp là sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.

7. Đẩy mạnh công tác phát triển thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ Việt Nam; xây dựng hệ thống thông tin thị trường và tiêu chuẩn sản phẩm, thúc đẩy thương mại điện tử cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ; triển khai và thực hiện tốt các hiệp định mà Việt Nam đã ký kết, chú trọng hơn nữa thị trường trong nước; tập trung ưu tiên nguồn lực cho các chương trình xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, đầu tư các trung tâm triển lãm quy mô lớn tương xứng với tiềm năng phát triển ngành chế biến gỗ, trước mắt nâng cấp Hội chợ VIFA - EXPO tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thành hội chợ quốc tế ngành chế biến gỗ Việt Nam gắn với việc tôn vinh và bầu chọn các thương hiệu uy tín trong năm.

8. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân và doanh nghiệp thay đổi nhận thức về sử dụng gỗ hợp pháp và tập quán sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang sử dụng gỗ từ rừng trồng; từ trồng rừng quảng canh sang thâm canh, kết hợp sản xuất gỗ nhỏ và gỗ lớn để đảm bảo nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp chế biến gỗ theo hướng sử dụng tổng hợp gỗ, đa dạng hóa sản phẩm, bao gồm đồ gỗ nội, ngoại thất, các loại ván gỗ, dăm gỗ và viên nén gỗ, trong đó nhóm sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất có giá trị gia tăng cao là chủ đạo. Ban hành chính sách mua sắm công ưu tiên sử dụng các sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp và bền vững môi trường từ gỗ rừng trồng trong nước, được sản xuất ở Việt Nam để thúc đẩy phát triển thị trường gỗ nội địa.

9. Các hiệp hội của cộng đồng doanh nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ chủ động hội nhập, thực hiện đầy đủ cam kết (quốc tế, tuân thủ luật pháp quốc tế; từng bước nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ và quản trị doanh nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm mới có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế; tuyên truyền, vận động hội viên đẩy mạnh sản xuất kinh doanh gỗ hợp pháp và bền vững môi trường, kiên quyết “nói không” với việc sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc bất hợp pháp.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các hiệp hội khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách về đất đai, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, từ khâu giống, trồng, chăm sóc rừng đến chế biến sản phẩm và chính sách liên kết giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan khác nghiên cứu, điều chỉnh cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, chính sách đầu tư, thuế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, logictics để phát triển bền vững ngành công nghiệp gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án phát triển ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế lâm nghiệp bền vững phù hợp với Luật Lâm nghiệp và bối cảnh mới, đảm bảo tuân thủ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và các điều ước quốc tế khác Việt Nam đã ký kết.

- Chủ trì xây dựng Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp và các quy định pháp luật liên quan về xác nhận nguồn gốc gỗ hợp pháp; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để phân loại doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và các bộ, ngành có liên quan khác xác định các chương trình, dự án ưu tiên để đầu tư phát triển trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo bứt phá phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu.

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ phê duyệt Hiệp định VPA/FLEGT với Liên minh Châu Âu; chủ động công tác đàm phán về công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia về quy định gỗ hợp pháp để phát triển thị trường xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Tăng cường thực thi Đề án quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01 tháng 10 năm 2018; xây dựng hệ thống chứng chỉ rừng để thúc đẩy quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng của Việt Nam; phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng đề án phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.

- Đánh giá thực trạng sử dụng nguyên liệu gỗ nhằm đề xuất các giải pháp tạo nguồn nguyên liệu hợp pháp có chất lượng từ rừng trồng trong nước để cung cấp nguyên liệu bền vững cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu; chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và hiệp hội tổ chức đánh giá thực trạng, hiệu quả tổng thể sản xuất, chế biến gỗ (từ đồ gỗ nội thất, gỗ dùng trong trang trí, xây dựng, gỗ bán thành phẩm, dăm gỗ, viên nén, ván nhân tạo,...), từ đó để có định hướng phát triển trong những năm tới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn các chủ rừng, các hiệp hội, doanh nghiệp ngành chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ về yêu cầu thị trường, các quy định về nguồn gốc gỗ hợp pháp và tiêu chuẩn về sản phẩm đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ của nước nhập khẩu.

2. Bộ Tài chính:

- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành chính sách mua sắm công theo hướng ưu tiên sử dụng đồ gỗ từ các sản phẩm gỗ rừng trồng có nguồn gốc hợp pháp trong nước, được sản xuất tại Việt Nam.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc kiểm soát nhập khẩu gỗ và sản phẩm đồ gỗ vào Việt Nam đảm bảo gỗ hợp pháp.

- Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực của ngành công nghiệp gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Ưu tiên nguồn ngân sách cho các chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng và quảng bá thương hiệu ngành gỗ Việt Nam. Xem xét bố trí nguồn vốn đầu tư một trung tâm triển lãm quy mô lớn về đồ gỗ tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ xem xét hỗ trợ từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đối với công tác phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu.

3. Bộ Công Thương:

- Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm phát triển thị trường nội địa và xuất khẩu; quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu gỗ Việt trên thị trường quốc tế.

- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án nâng cấp Hội chợ VIFA - EXPO thành hội chợ cấp quốc tế gắn với việc tôn vinh và bầu chọn các thương hiệu uy tín của ngành chế biến gỗ hàng năm.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính làm việc với các cơ quan liên quan để thống nhất về cơ chế quản lý gỗ nhập khẩu đảm bảo nguồn gốc hợp pháp đối với gỗ nhập khẩu.

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

- Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn; bố trí vốn trung hạn hàng năm cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện có hiệu quả Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất phương pháp thống kê số liệu về diện tích và sản lượng khai thác gỗ từ rừng trồng và các loại gỗ khác trên phạm vi cả nước, đảm bảo số liệu công bố phản ánh chính xác thực tế phục vụ định hướng phát triển ngành.

5. Bộ Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành có liên quan đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào khâu chọn, tạo giống, trồng rừng, chăm sóc, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển sản phẩm mới, nâng cao thương hiệu Việt; công nhận kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích cho các công nghệ trong chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ; chủ trì trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quyết định đưa sản phẩm lâm nghiệp vào danh mục sản phẩm chủ lực, sản phẩm quốc gia.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan và các hiệp hội rà soát hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực lâm nghiệp, xây dựng hệ thống mã vạch, mã số và triển khai các biện pháp truy xuất nguồn gốc gỗ, lâm sản ngoài gỗ.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

- Tổ chức tuyên truyền đối với người dân, doanh nghiệp hạn chế khai thác rừng non, thực hiện kinh doanh gỗ lớn để bảo vệ môi trường sinh thái đồng thời tạo được nguồn gỗ có đường kính lớn phục vụ cho sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng trồng.

- Ưu tiên bố trí ngân sách cho các hoạt động hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn.

- Tổ chức triển khai có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; triển khai các chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư để phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

- Tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp về quỹ đất, mặt bằng đầu tư nhà máy, cơ sở sản xuất chế biến gỗ. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp liên kết, quy hoạch, hỗ trợ xây dựng hạ tầng nhằm tạo khu vực cung ứng, chế biến gỗ tập trung (bao gồm cả khu công nghiệp dịch vụ hỗ trợ cho chế biến gỗ) trên địa bàn.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ tổ chức các hội chợ triển lãm, giới thiệu sản phẩm và xúc tiến thương mại và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi theo các quy định hiện hành của pháp luật.

- Thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và bố trí quỹ đất, hoặc có các chính sách thu hút đầu tư, xã hội hóa, hỗ trợ các doanh nghiệp để xây dựng 01 trung tâm triển lãm quy mô lớn về đồ gỗ với diện tích tối thiểu khoảng 60.000 m2.

7. Các hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ:

- Tăng cường thông tin cho hội viên về thị trường để nâng cao tính chủ động, phòng ngừa rủi ro; tăng cường công tác truyền thông về các quy định pháp luật, hệ thống trách nhiệm giải trình về gỗ hợp pháp của các nước nhập khẩu; xây dựng thương hiệu và hình ảnh tốt đẹp của ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu. Phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội chợ quốc tế ngành chế biến gỗ Việt Nam trên cơ sở VIFA - EXPO, xây dựng các tiêu chí và tổ chức Hội chợ gắn với việc tôn vinh và bầu chọn các thương hiệu uy tín hàng năm.

- Tăng cường liên kết giữa các hội viên; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên; là cầu nối giữa các cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp; tăng cường đoàn kết, đấu tranh với các thông tin xấu, sai sự thật về hoạt động chế biến gỗ và lâm sản xuất khẩu của Việt Nam.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các doanh nghiệp và hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị này./.

 


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2b). PC

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

PRIME MINISTER
--------

SOCIAL REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 08/CT-TTg

Hanoi, March 28, 2019

 

DIRECTIVE

ON A NUMBER OF RAPID AND SUSTAINABLE DEVELOPMENT TASKS AND SOLUTIONS FOR PROCESSING INDUSTRY OF TIMBER AND NON-TIMBER FOREST PRODUCTS FOR EXPORT

Timber and non-timber forest products are the Vietnam's 6th important exports and continuously have high growth rates, averaging over 13% per year in the 2010-2018 period. In 2017, the processing industry of timber and non-timber forest products for export achieved a total export turnover of over 8 billion USD with timber and timber products reaching 7.66 billion USD, up by 10.2% compared to 2016, reaching 3 years ahead of the target set in the Forestry Development Strategy for the 2006 – 2020 period. In 2018, the export turnover of processing industry of timber and non-timber forest product reached over 9.38 billion USD, up 15.9% compared to 2017, accounting for more than 23% of export value of the sectors of Agriculture and Rural Development with timber and timber products reaching about 8.909 billion USD, the trade surplus value of forest products in 2018 reached over 7 billion USD, accounting for 85% of the forestry industry's trade surplus value. Vietnam’s timber products have exported to 120 countries and territories, ranking 2nd in Asia and 5th in the world in terms of export turnover; accounting for 6% of global timber product market share and there are plenty of rooms for development.

With about 4,500 enterprises, attracting tens of thousands of workers and over one million farming households planting forests for raw material, the processing industry of timber and non-timber forest products has really become a spearhead economic sector of Vietnam. Development of the processing industry of timber and non-timber forest products for export to promote the development of afforestation, protect environment, create sustainable livelihoods for rural and upland households and contribute to successful implementation of the restructuring process of the forestry industry.

Despite  remarkable achievements, the processing industry of timber and non-timber forest products is facing many challenges and difficulties such as: limited raw materials granted sustainable forest management certificates; incoherent chain linkages from breeding to processing and export between forest growers and enterprises; silviculture infrastructure has not been paid due attention; tax policy and land concentration for development of raw materials are still inadequate, small enterprises have difficulty in accessing credit source to invest in production and business expansion; the investment in developing enterprise brands and national brands on timber products has not been given adequate attention; the impact of international trade conflicts as well as regular changes and adjustments to policies of countries exporting raw materials and importing timber products significantly affect the processing industry of timber and forest products; free trade agreements and treaties to which Vietnam is a party are both opportunities and challenges for Vietnamese timber and forest product processing enterprises.

To promote the achieved results; overcome difficulties as well as potential challenges and risks to make a rapid and sustainable development of the timber and non-timber forest product processing industry for export.

The Prime Minister asked ministries, branches, localities and enterprises to well implement the following contents:

I. VIEWPOINTS AND OBJECTIVES

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. In the next 10 years, the processing industry of timber and non-timber forest products will become a key economic sector in production and export of Vietnam; building a Vietnamese brand of timber and non-timber forest products, striving for making Vietnam to become one of the world's leading countries in production, processing and export of timber and non-timber forest products.

3. Striving to bring the export turnover of timber and non-timber forest products in 2019 to 11 billion USD, reaching 13 billion USD by 2020 and reaching 18-20 billion USD by 2025; gradually increasing the export density of Vietnamese deep-processing products with high added value in the total export turnover.

II. TASKS AND SOLUTIONS

1. Strict implementation of the Forestry Law adopted by the National Assembly in 2017 and a system of documents providing guidance on the implementation of the Law, with the request for administrative procedure simplification, creating a favourable investment environment for people and enterprises operating in the processing industry of timber and non-timber forest products for export and sustainable forestry development; developing forestry development strategy in the 2021 – 2030 period; reviewing and completing forestry planning; planning for development of raw material areas and developing processing industry in accordance with new context of the Forestry Law.

2. Maintaining funding policies, enabling enterprises to access land funds and premises to invest in building wood processing factories and facilities. Encouraging and supporting linkage between enterprises to create a centralized area of timber supply and processing (including service industrial zone supporting timber processing), the State allocates investment capital source or supports enterprises to build a large-scale timber import and distribution centre (timber and wood raw material wholesale market), which supplies raw materials for facilities associated with industrial and small-scale industrial zones of timber and non-timber forest product processing.

3. Increasing investment in research and application of science and technology to processing of timber and non-timber forest products for export; bringing creative thinking into Vietnamese timber products, strengthening the capacity of designing and creating Vietnamese high-value products, turning a Vietnamese brand of timber and non-timber forest products into a driving force for processing industry growth of timber and non-timber forest products in upcoming time.

4. Promoting large-timber afforestation and supplying timber raw materials granted sustainable forest management certificates as required by international markets; researching and applying science and technology to production of raw materials, breeding, control and quality assurance for afforestation, intensive afforestation, forest care, timber exploitation to improve productivity, quality and value of forests; developing a stable material area to meet the increasing demand for raw materials of timber and non-timber forest product processing industry, serving domestic market and export.

5. Development and replication of value chain linkages between forest growers and processing enterprises. Promoting training of human resources, especially high-quality human resources for timber processing industry.

Prioritizing investment in leading research and training centers to create high value-added products; strengthening linkages and coordination between enterprises and training centers, focusing on synchronous training and harmonious combination of university, technical and vocational education in accordance with actual development and technology needs of the timber and non-timber forest product processing industry.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. Promoting market development, building and advertising Vietnamese brands of timber and non-timber forest products; building market information system and product standards, promoting e-commerce for timber and non-timber forest products; well implementing the agreements that Vietnam has signed and pay more attention to the domestic market; giving priority to resources for domestic and foreign trade promotion programs, investing in large-scale exhibition centers that are commensurate with development potential of timber processing industry, upgrading the VIFA - EXPO Fair in Ho Chi Minh City to the international fair of Vietnam timber processing industry in association with honoring prestigious brands during the year.

8. Good implementation of propagation, popularization and mobilization of people and enterprises to change their awareness of legal timber use and to use planted timber instead of natural timber, change from extensive to intensive cultivation, production of small timber and large timber is combined to ensure raw materials to meet development need of timber processing industry towards diversification of timber and products, including indoor and outdoor furniture, wood planks, woodchips and wood pellets, of which indoor and outdoor furniture products with high added value account for large percentage. Promulgating the public procurement policy prioritizing over use of legally and environmentally sustainable timber products from timber planted and produced in Vietnam to promote development of the domestic timber market.

9. The associations of timber and non-timber forest product processing enterprises shall take the initiative in integrating and fully making their international commitments and complying with international law; improve production capacity, innovate technology and corporate administration, create new high-quality products to meet requirements of domestic and international markets; propagate and mobilize members to promote legal and sustainable timber production and trading, "say no" to illegal timber.

III. IMPLEMENTATION

To develop a rapid, efficient and sustainable processing industry of timber and non-timber forest products for export, the Prime Minister requests ministries, branches, localities, enterprises and associations to urgently implement the following key tasks:

1. Ministry of Agriculture and Rural Development shall:

- Preside over and cooperation with concerned ministries and branches in studying and adjusting mechanisms of and policies on land, applying scientific and technological advances to production from seeding, planting and tending forests to product processing and the policy linking between forest growers and processing enterprises in accordance with forest product value chain.

- Preside over and cooperation with the Ministry of Industry and Trade, Ministry of Finance and other concerned ministries and branches in studying and adjusting mechanisms of and policies on  human resource training, investment, tax, administrative procedure simplification, development of supporting industry and logistics for sustainable development of timber and non-timber forest product industry.

- Prepare and submit the Project on development of forestry sector to become a sustainable forestry economic sector in accordance with the Forest Law, new context, free trade agreements (FTA) and other treaties to which Vietnam is a party to the Prime Minister.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Preside over and cooperation with the Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade and other concerned ministries and branches in identifying priority programs and projects for investment in development of key areas in order to create a rapid and sustainable development of timber and non-timber forest product processing industry for export.

- Cooperate with concerned ministries and branches to submit the VPA / FLEGT Agreement with the European Union to the Government for approval; proactively negotiate on mutual recognition among countries of legal timber regulations to develop export markets for timber and non-timber forest products.

- Strengthen implementation of the Project on sustainable forest management and forest certification approved by the Prime Minister at Decision No. 1288 / QD-TTg dated October 1, 2018; develop a forest certification system to promote sustainable forest management and forest certification in Vietnam; cooperate with the Ministry of Science and Technology in developing a national and key product.

- Evaluate use of timber and wood raw materials to propose solutions to create quality and legal raw material sources from domestic planted forest to provide sustainable materials for the export wood processing industry; preside over and cooperate with ministries, branches, localities, enterprises and associations to organize the evaluation of real situation and overall efficiency of wood production and processing (from wooden furniture, wooden decorations, construction, semi-finished wood, woodchips, wood pellets, artificial planks, etc.), from which to build development orientation in the coming years.

- Strengthen propagation, dissemination and provide guidance on market requirements, regulations on legal timber origin and standards of wood and non-wood forest products of importing countries for forest owners, associations and enterprises in processing industry of timber and non-timber forest products.

2. Ministry of Finance shall:

- Preside over and cooperate with concerned ministries and branches in studying and promulgating the public procurement policy in the direction of prioritizing use of legal timber products domestically planted and produced in Vietnam.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in controlling import of timber and timber products into Vietnam to ensure legal timber.

- Give priority to allocating budget sources for human resource training programs of the processing industry of timber and non-timber forest products.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Cooperate with the State Bank of Vietnam in studying and proposing the Prime Minister to consider supporting from the State's development investment credit source for the development of raw material areas and processing industry of timber and non-timber forest products for export.

3. Ministry of Industry and Trade shall:

- Research and improve mechanisms and policies to develop domestic and export markets; promote and improve Vietnamese timber brands in international markets.

- Develop and submit the Project on upgrading the VIFA - EXPO fair to an international fair associated with honoring prestigious brands of timber processing industry every year to the Prime Minister.

- Preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Finance to work with relevant authorities to agree upon the imported timber management mechanism ensuring legal origin for imported timber.

4. Ministry of Planning and Investment shall:

- Provide guidelines for Decree No. 57/2018/ND-CP dated April 17, 2018 on mechanisms and policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas; allocate annual medium-term capital to ministries, branches and localities for effective implementation of Decree No. 57/2018/ND-CP.

- Cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to unify the method of statistics on area and output of timber exploitation from planted forests and other types of timber nationwide, ensuring that the published data will serve as a basis for industry development orientation.

5. Ministry of Science and Technology shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Preside over and cooperate with the Ministry of Agriculture and Rural Development and relevant ministries and branches and associations to review the national technical standards of forestry, to build bar code system, codes and take measures to trace origins of timber and non-timber forest products.

6. People's Committees of provinces shall:

- Organize propagation of restricted exploitation of young forests and large timber to protect the ecological environment and to create a source of large diameter timber for production and improvement of planted forest efficiency.

- Give priority to allocating budget for activities supporting forest planting in accordance with Decision No. 38/2016/QD-TTg dated September 14, 2016 and Decree No. 57/2018/ND-CP of on mechanisms and policies to encourage enterprises to invest in agriculture and rural areas.

- Organize implementation of guidelines and policies of the Government; implementation of policies of supporting and encouraging investment for rapid and sustainable development of the timber and non-timber forest industry.

- Focus on implementation of policies to support and create favourable conditions for enterprises on land funds and premises for investment in timber processing factories and facilities. Encourage and support enterprises in linkage, planning and infrastructure construction in order to create a centralized timber supply and processing area (including service industrial zone for timber processing) in the province.

- Support and create favourable conditions for timber and non-timber forest product processing associations to organize trade fairs, introduce products, promote trade and enable these enterprises to access preferential credit capital according to the current provisions of law.

- Ho Chi Minh City shall allocate the investment capital source from the state budget and allocate land fund, or suggest policies on investment attraction, socialization and supporting enterprises to build 01 large-scale exhibition centre for wooden furniture with a minimum area of about 60,000 per sqm.

7. Timber and non-timber forest product processing associations shall:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Strengthen linkages between members; protect legal rights of members; a bridge between state authorities and enterprises; strengthen solidarity and struggle with bad or untrue information about Vietnamese timber and non-timber forest product processing activities.

Ministers, Heads of ministerial authorities, Heads of government-affiliated authorities, Chairpersons of People's Committees of provinces, timber and non-timber forest product processing enterprises and associations shall be in charge of the execution of this Decision.

 

 

PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Trinh Dinh Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Chỉ thị 08/CT-TTg ngày 28/03/2019 về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhanh và bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ phục vụ xuất khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


7.502

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.75.217
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!