BỘ
QUỐC PHÒNG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
22/2013/TT-BQP
|
Hà
Nội, ngày 11 tháng 03 năm 2013
|
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRONG
QUÂN ĐỘI
Căn cứ Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12
ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP
ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Nghị định
số 54/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP
ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với
cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Chủ nhiệm Tổng
cục Công nghiệp quốc phòng;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
về quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội như sau:
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Thông tư này quy định về nghiên
cứu, sản xuất, kinh doanh; bảo quản, vận chuyển, sử dụng; huấn luyện kỹ thuật
an toàn vật liệu nổ công nghiệp; quản lý đầu tư, tài chính; trình tự, thủ tục
cấp giấy phép, giấy chứng nhận; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị; chế độ báo cáo,
kiểm tra đối với lĩnh vực hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng quản lý có tham gia
hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 3. Nguyên
tắc quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp
1. Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý
hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong Quân đội.
2. Đầu tư nghiên cứu, sản xuất,
kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp theo đúng quy hoạch của Chính phủ.
3. Các cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp và cá nhân chịu trách nhiệm trước pháp luật khi tham gia hoạt động vật liệu
nổ công nghiệp.
4. Bảo đảm hiệu quả và phát triển
bền vững.
5. Chấp hành pháp luật về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật; phòng cháy và chữa cháy; trật tự an toàn xã hội và môi
trường.
Chương 2.
HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ
CÔNG NGHIỆP
MỤC 1. NGHIÊN
CỨU, SẢN XUẤT, KINH DOANH, VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
Điều 4. Nghiên
cứu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Viện nghiên cứu, doanh nghiệp
sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ được thực hiện nghiên cứu,
phát triển sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo kế hoạch
do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Việc chuyển giao công nghệ sản
xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ được thực hiện tại các đơn vị,
doanh nghiệp có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch
được Chính phủ phê duyệt.
Điều 5. Điều kiện
sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp,
tiền chất thuốc nổ do đơn vị, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ tướng
Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và Bộ
Công an.
2. Mặt bằng, nhà xưởng, dây chuyền,
thiết bị sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Quy trình công nghệ
sản xuất được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Có đầy đủ trang thiết bị an toàn;
phòng, chống cháy nổ; phòng, chống sét; bảo vệ môi trường; bảo hộ lao động; hệ
thống xử lý chất thải, nước thải. Kho chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm
phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Chủng loại sản phẩm, công suất
sản xuất phù hợp với quy hoạch phát triển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ; thực hiện đúng các quy định về bảo quản, bao gói và ghi nhãn mác sản
phẩm.
4. Đơn vị, doanh nghiệp sản xuất
vật liệu nổ công nghiệp được bán sản phẩm cho các doanh nghiệp kinh doanh vật
liệu nổ công nghiệp; nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu hoặc mua tiền chất thuốc nổ
từ doanh nghiệp có giấy phép sản xuất, kinh doanh hoặc nhập khẩu đáp ứng các điều
kiện quy định tại Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
5. Đơn vị, doanh nghiệp sản xuất
tiền chất thuốc nổ được bán sản phẩm cho đơn vị, doanh nghiệp sản xuất vật liệu
nổ công nghiệp, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
6. Có phương án phòng cháy và chữa
cháy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phương án phòng ngừa ứng phó sự cố
và xử lý môi trường.
7. Người chỉ huy, quản lý và người
lao động liên quan trực tiếp đến sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được
giao.
Điều 6. Điều
kiện kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp, liền chất thuốc nổ do đơn vị, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được Thủ
tướng Chính phủ giao nhiệm vụ theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương và
Bộ Công an; có giấy phép kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
theo quy định của pháp luật.
2. Mua, bán vật liệu nổ công nghiệp
có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam cho các đơn vị, doanh nghiệp
có giấy phép sử dụng. Phải mua lại vật liệu nổ công nghiệp thừa, còn hạn chưa
sử dụng và đảm bảo chất lượng của các đơn vị, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử
dụng; việc mua bán phải được thực hiện bằng hợp đồng theo quy định của pháp
luật.
3. Có kho chứa vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư
này. Trường hợp không có kho chứa, được phép ký hợp đồng thuê kho chứa vật liệu
nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ và chịu trách nhiệm quản lý kho hoặc hợp
đồng gửi hàng hóa tại kho chứa vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ với
các đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
4. Người chỉ huy, quản lý và người lao
động liên quan trực tiếp đến kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ được đào tạo và phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được
giao.
Điều 7. Xuất
khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh thực hiện xuất khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo nội
dung giấy phép đã được cấp.
2. Trường hợp trong nước chưa sản
xuất được vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; sản xuất không đáp ứng
được nhu cầu sử dụng hoặc giá thành sản phẩm cao hơn giá nhập khẩu thì đơn vị,
doanh nghiệp có giấy phép mới được phép nhập khẩu.
3. Hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu
vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải được Tổng cục công nghiệp quốc
phòng phê duyệt trước khi ký kết.
4. Thực hiện công bố phù hợp quy
chuẩn đối với vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ nhập khẩu và áp dụng
hệ thống quản lý đảm bảo chất lượng sản phẩm; bảo quản, bao gói, ghi nhãn theo
đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn trước khi đưa vào lưu thông, sử dụng.
MỤC 2. BẢO QUẢN,
VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ
Điều 8. Điều
kiện bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Kho chứa vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ, có địa điểm phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh;
đảm bảo khoảng cách an toàn đối với các công trình, đối tượng cần bảo vệ; đáp
ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về cấu trúc, vật liệu xây dựng và thỏa mãn
các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy; phòng nổ, chống sét, kiểm soát tĩnh
điện; an toàn cho người lao động và bảo vệ môi trường đáp ứng theo tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật và các quy định liên quan, có đầy đủ trang thiết bị và mua
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
2. Người quản lý, thủ kho, bảo vệ
và những người liên quan đến bảo quản vật liệu nổ công nghiệp được đào tạo và
phải có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao.
3. Trang bị các phương tiện, thiết
bị phục vụ việc bảo vệ canh gác; phòng, chống cháy nổ và chữa cháy; thông tin
liên lạc; bốc dỡ và cấp phát vật liệu nổ công nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn
hiện hành.
4. Có phương án phòng cháy và chữa
cháy; bảo vệ an ninh, trật tự được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Khi có cháy nổ,
người xâm nhập trái phép, trường hợp khẩn cấp khác phải có biện pháp xử lý kịp
thời.
Điều 9. Điều kiện
vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Doanh nghiệp có đăng ký kinh
doanh ngành nghề vận chuyển hoặc đơn vị, doanh nghiệp có giấy phép sản xuất,
kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
2. Phương tiện vận chuyển đủ điều kiện
tham gia giao thông theo quy định của pháp luật; đáp ứng các quy định theo tiêu
chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; đáp ứng các điều kiện theo quy định về an
toàn, phòng cháy và chữa cháy; có phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố về cháy, nổ
trên đường vận chuyển; mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo quy định.
3. Người quản lý, áp tải, người điều
khiển phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải
có trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ được giao; được huấn luyện nghiệp
vụ phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công
nghiệp.
Điều 10. Vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
1. Thực hiện vận chuyển vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 9
Thông tư này và được cấp mệnh lệnh vận chuyển.
2. Người thực hiện vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải kiểm tra giấy tờ; phương tiện,
hàng hóa trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần phương tiện dừng đỗ và khắc phục
ngay các hư hỏng (nếu có). Thực hiện đúng các nội dung ghi trong mệnh lệnh vận
chuyển và giao nhận hàng hóa theo quy định. Báo cáo kết quả thực hiện mệnh lệnh
về cơ quan cấp phép sau khi kết thúc quá trình vận chuyển (Mẫu số 06).
3. Không đi qua trung tâm thành phố
vào giờ cao điểm; không dừng, đỗ phương tiện trong thành phố, thị xã, thị trấn nơi
đông dân cư, gần trạm xăng dầu, nơi có công trình quan trọng về quốc phòng, an
ninh; không vận chuyển trong điều kiện thời tiết bất thường. Việc xếp, dỡ vật
liệu nổ công nghiệp trên phương tiện vận chuyển phải do thủ kho, người điều khiển
phương tiện hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát.
4. Trường hợp phương tiện vận chuyển
có sự cố, tai nạn hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển
phương tiện phải có biện pháp ngăn chặn xâm nhập trái phép và loại trừ các khả
năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang
tham gia giao thông. Thông báo kịp thời cho cơ quan quân sự, công an, chính
quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý kịp thời.
5. Trường hợp không thực hiện được
mệnh lệnh vận chuyển đã cấp, đơn vị, doanh nghiệp nộp lại mệnh lệnh cũ và đề
nghị cấp mới.
MỤC 3. SỬ DỤNG
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 11. Điều
kiện sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Đơn vị, doanh nghiệp có nhiệm
vụ, có đăng ký kinh doanh ngành nghề cần sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2. Có kho chứa vật liệu nổ công
nghiệp đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư này; có công nghệ,
thiết bị, phương tiện dụng cụ phục vụ công tác sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
phù hợp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trường hợp không có kho
chứa được thuê kho chứa có đủ điều kiện của các đơn vị, doanh nghiệp khác.
3. Địa điểm sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp phải đảm bảo về an ninh trật tự, đảm bảo khoảng cách an toàn đối với
khu dân cư, các công trình, đối tượng cần bảo vệ theo quy định. Có phương án
phòng chống cháy nổ và chữa cháy theo quy định được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
4. Có phương án nổ mìn phù hợp với
quy mô khai thác thi công; lập hộ chiếu nổ mìn theo đúng quy định hiện hành.
5. Chỉ huy đơn vị, người chỉ huy nổ
mìn, thợ mìn và những người khác có liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp phải đáp ứng các điều kiện về an ninh trật tự; có chuyên môn phù hợp với
nhiệm vụ được giao; được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy và chữa
cháy, bảo vệ an ninh, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 12. Quản
lý sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Đơn vị, doanh nghiệp sử dụng mua
vật liệu nổ công nghiệp có trong Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép sản
xuất và sử dụng tại Việt Nam từ các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp.
2. Vật liệu nổ công nghiệp không sử
dụng hết phải bán lại cho doanh nghiệp được phép kinh doanh vật liệu nổ công
nghiệp. Trường hợp vật liệu nổ công nghiệp không đảm bảo chất lượng, phải tiến
hành tiêu hủy theo quy định.
3. Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không tự thực hiện việc nổ mìn thì được phép ký
kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với đơn vị, doanh nghiệp khác có
Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Đơn vị, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ nổ mìn chịu
trách nhiệm xin giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và thực hiện dịch vụ nổ
mìn theo quy định.
MỤC 4. HUẤN
LUYỆN KỸ THUẬT AN TOÀN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP
Điều 13. Đối
tượng huấn luyện
1. Người chỉ huy, người điều hành
công tác sản xuất, kinh doanh, cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp,
tiền chất thuốc nổ.
2. Đối tượng liên quan trực tiếp
đến vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ gồm: Thủ kho, công nhân bốc
xếp, bảo vệ, áp tải, người điều khiển phương tiện vận chuyển, chỉ huy nổ mìn,
thợ mìn.
Điều 14. Nội
dung huấn luyện
1. Các đối tượng quy định tại Khoản
1 Điều 13 Thông tư này được phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu
nổ công nghiệp và huấn luyện các nội dung sau:
a) Nghiệp vụ quản lý kinh doanh;
b) Các nội dung quy định tại tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công
nghiệp;
c) Phương pháp xây dựng, lập và
thực hiện kế hoạch biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp;
d) Phương pháp tổ chức kiểm tra,
giám sát hoạt động nổ mìn.
2. Các đối tượng quy định tại Khoản
2 Điều 13 Thông tư này được phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về vật liệu
nổ công nghiệp và huấn luyện các nội dung sau:
a) Các nội dung quy định tại tiêu chuẩn,
quy chuẩn hiện hành về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công
nghiệp;
b) Công tác an ninh, an toàn và vệ
sinh lao động;
c) Nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Điều 15. Hình
thức và thời gian huấn luyện
1. Huấn luyện cho các đối tượng quy
định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư này như sau:
a) Huấn luyện lần đầu gồm các nội
dung quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư này;
b) Huấn luyện định kỳ bổ sung, cập
nhật kiến thức về pháp luật và kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp; thời gian huấn luyện định kỳ 02 (hai) năm một lần.
2. Huấn luyện cho các đối tượng quy
định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này như sau:
a) Huấn luyện lần đầu gồm các nội
dung quy định tại Khoản 2 Điều 14 Thông tư này;
b) Huấn luyện định kỳ bổ sung hoặc
bồi dưỡng thêm để người lao động nắm vững các quy định, quy trình công nghệ,
nội quy an toàn về vật liệu nổ công nghiệp trong phạm vi chức trách, nhiệm vụ
được giao do đơn vị, doanh nghiệp tổ chức;
c) Thời gian huấn luyện định kỳ tùy
thuộc vào yêu cầu đảm bảo an toàn trong hoạt động vật liệu nổ công nghiệp của
đơn vị, nhưng ít nhất 02 (hai) năm một lần;
d) Người lao động khi chuyển từ
công việc này sang công việc khác; khi có sự thay đổi thiết bị, công nghệ sản xuất;
sau khi nghỉ làm việc từ 06 (sáu) tháng trở lên, trước khi bố trí làm việc phải
được hướng dẫn, huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp phù hợp với
thiết bị, công nghệ mới và công việc được giao;
đ) Trường hợp thay đổi về điều kiện
hoạt động, cơ quan quản lý vật liệu nổ công nghiệp, nơi có hoạt động vật liệu nổ
công nghiệp có trách nhiệm huấn luyện bổ sung các nội dung liên quan đến việc
thay đổi điều kiện hoạt động; kiểm tra, sát hạch và báo cáo cơ quan quản lý để
cấp giấy chứng nhận.
MỤC 5. QUẢN LÝ
ĐẦU TƯ, TÀI CHÍNH
Điều 16. Quản
lý đầu tư
1. Nội dung đầu tư gồm:
a) Nghiên cứu sản xuất vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
b) Phương tiện vận chuyển, dịch vụ nổ
mìn và kho chứa.
2. Hình thức quản lý đầu tư
a) Các dự án đầu tư sản xuất phù
hợp với Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt;
b) Các dự án đầu tư cho phát triển
ngành vật liệu nổ công nghiệp được quản lý theo quy định của Nhà nước và thực
hiện khi có quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Các đơn vị, doanh nghiệp thực
hiện đầu tư chịu trách nhiệm về chất lượng và hiệu quả của dự án.
Điều 17. Quản
lý tài chính
1. Các đơn vị, doanh nghiệp được vay
vốn, huy động các nguồn vốn theo quy định của phát luật và sử dụng đúng mục đích,
có hiệu quả để đầu tư phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.
2. Các đơn vị, doanh nghiệp sản
xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp xây dựng giá bán theo quy định, đảm
bảo lợi ích của các bên sản xuất, kinh doanh và sử dụng.
3. Thực hiện kê khai giá theo quy
định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tài chính, Biểu mẫu kê khai giá được lập
thành 02 (hai) bộ: 01 (một) bộ gửi Bộ Tài chính, 01 (một) bộ gửi Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng.
Chương 3.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC
NỔ
Điều 18. Hồ sơ
cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ
thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp cho các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều
13 Thông tư này, hồ sơ 01 (một) bộ gồm: Công văn đề nghị (Mẫu số 12) và bản sao có của cấp có thẩm quyền kế
hoạch huấn luyện đã được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt kèm theo danh sách, kết
quả huấn luyện.
Điều 19. Hồ sơ
cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
Hồ sơ đề nghị cấp phép vận chuyển, 01
(một) bộ gồm:
1. Công văn đề nghị cấp phép vận
chuyển (Mẫu số 04);
2. Bản sao của cấp có thẩm quyền
hợp đồng mua bán vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ (trường hợp thực hiện vận
chuyển nhiều lần, thì gửi 01 (một) lần cho cả thời hạn thực hiện hợp đồng); văn
bản cho phép thử nổ (trường hợp vận chuyển đi thử nổ) hoặc văn bản cho phép thu
gom, tiêu hủy vật liệu nổ (trường hợp vận chuyển thu gom đi hủy) hoặc quyết
định cho phép thu hồi thuốc thải loại từ việc tiêu hủy đạn các loại (trường hợp
tận thu thuốc thải loại) của cơ quan có thẩm quyền;
3. Trường hợp vận chuyển thuê phải
có bản sao của cấp có thẩm quyền hợp đồng vận chuyển (thực hiện vận chuyển
nhiều lần, thì gửi 01 (một) lần đầu cho cả thời hạn thực hiện hợp đồng);
4. Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp xin cấp Mệnh lệnh vận chuyển (xuất trình khi nộp hồ sơ trực
tiếp).
Điều 20. Hồ sơ
cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp lần đầu, 01 (một) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp có xác nhận cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng (Mẫu số 07);
b) Bản sao của cấp có thẩm quyền
quyết định thành lập đơn vị, doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an
ninh, an toàn do cơ quan Bảo vệ an ninh cấp (Mẫu số 08);
d) Bản sao của cấp có thẩm quyền
giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các đơn vị, doanh nghiệp hoạt
động khoáng sản; quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc hợp đồng nhận
thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công
trình của cơ quan, đơn vị quản lý cấp trên doanh nghiệp còn hiệu lực;
đ) Phương án nổ mìn (Mẫu số 10); khi thực hiện nổ mìn có ảnh hưởng đến các
khu vực dân cư, cơ sở khám chữa bệnh, khu vực có các di tích lịch sử, văn hóa,
bảo tồn thiên nhiên, công trình an ninh, quốc phòng hoặc công trình quan trọng
khác của quốc gia, khu vực bảo vệ khác theo quy định pháp luật, phải được cơ
quan cấp phép sử dụng phê duyệt;
e) Phương án giám sát ảnh hưởng nổ
mìn thỏa mãn các yêu cầu của quy chuẩn về kỹ thuật an toàn trong hoạt động vật
liệu nổ công nghiệp (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố
khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;
g) Bản sao của cấp có thẩm quyền
Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy của kho chứa vật liệu nổ theo
quy định hoặc Giấy chứng nhận thẩm duyệt phòng cháy và chữa cháy còn thời hạn
phù hợp với thời hạn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
Trường hợp đơn vị, doanh nghiệp đề
nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp không có kho, hồ sơ đề nghị cấp
phép phải có bản sao của cấp có thẩm quyền hợp đồng thuê kho chứa vật liệu nổ
công nghiệp với đơn vị, doanh nghiệp có kho đủ điều kiện theo quy định.
h) Quyết định bổ nhiệm người chỉ
huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và danh sách thợ mìn, người liên quan trực
tiếp đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và bản sao của cấp có thẩm quyền giấy
chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn;
i) Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp xin cấp giấy sử dụng vật liệu nổ (xuất trình khi nộp hồ sơ
trực tiếp).
2. Hồ sơ đối với đơn vị Quân đội
(không phải là doanh nghiệp) phục vụ thi công các công trình quốc phòng, 01
(một) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp có xác nhận cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng (Mẫu số 07);
b) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an
ninh, an toàn do cơ quan Bảo vệ an ninh cấp (Mẫu số 08);
c) Báo cáo tình hình sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp đề nghị cấp lại, điều chỉnh giấy phép (Mẫu số 09).
3. Hồ sơ đối với các đơn vị, doanh
nghiệp đề nghị cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp, 01 (một) bộ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp có xác nhận cấp đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng (Mẫu số 07);
b) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an
ninh, an toàn do cơ quan Bảo vệ an ninh cấp (Mẫu số 08);
c) Báo cáo về hoạt động sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp trong thời hạn hiệu Ịực của Giấy phép đã cấp lần trước (Mẫu số 09) và các tài liệu quy định tại Điểm b, d, đ,
e, g, h, Khoản 1 Điều này, khi có sự thay đổi.
4. Đơn vị làm dịch vụ nổ mìn đề
nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, hồ sơ 01 (một) bộ gồm các
tài liệu quy định tại Khoản 1, Điều này và bản sao của cấp có thẩm quyền Giấy
phép dịch vụ nổ mìn do Bộ Công Thương cấp.
Điều 21. Thẩm
quyền, thủ tục và hiệu lực của giấy chứng nhận, mệnh lệnh vận chuyển, giấy phép
các loại
1. Cấp Giấy chứng nhận huấn luyện
kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp
a) Tổng cục Công nghiệp quốc phòng tổ
chức huấn luyện kỹ an toàn vật liệu nổ công nghiệp và cấp giấy chứng nhận (Mẫu số 13) cho đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 13
Thông tư này;
Cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ
thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp (Mẫu số 13)
cho đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này theo đề nghị của đơn
vị, doanh nghiệp;
b) Đơn vị, doanh nghiệp gửi hồ sơ
qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng.
Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục
Quản lý công nghệ xem xét, thẩm định hồ sơ và trình Thủ trưởng Tổng cục công
nghiệp quốc phòng cấp giấy chứng nhận theo quy định trường hợp không cấp thì
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ
thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp có thời hạn 02 (hai) năm cho các đối
tượng quy định tại Điều 13 Thông tư này. Riêng thủ kho vật liệu nổ có thời hạn
05 (năm) năm
2. Cấp phép vận chuyển vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
a) Bộ Tổng Tham mưu hướng dẫn xây
dựng và tổ chức phê duyệt kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền
chất thuốc nổ cho các quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, binh chủng,
binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát
biển;
Bộ Tổng Tham mưu xem xét cấp, thu
hồi, tạm ngừng mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
cho các cơ quan, đơn vị không được phê duyệt kế hoạch vận chuyển;
b) Các quân khu, quân chủng, quân
đoàn, tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh
Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển căn cứ vào kế hoạch được Bộ Tổng Tham mưu phê
duyệt, thực hiện hoặc ủy quyền cấp, thu hồi, tạm ngừng mệnh lệnh vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
c) Đơn vị, doanh nghiệp gửi hồ sơ
qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Bộ Tổng Tham mưu, các quân khu, quân
chủng, quân đoàn, tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên
phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển. Trong thời hạn 03 (ba) ngày
làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tham mưu thẩm định hồ sơ và
trình Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh, Chủ nhiệm, Cục trưởng cấp mệnh lệnh
vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đơn vị, doanh nghiệp
(Mẫu số 05); trường hợp không cấp thì phải trả lời
bằng văn bản và nêu rõ lý do.
d) Hiệu lực của mệnh lệnh vận
chuyển do cơ quan có thẩm quyền cấp, quy định.
3. Cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp
a) Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
xét cấp và thu hồi giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho các đơn vị,
doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng;
b) Đơn vị, doanh nghiệp gửi hồ sơ
qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tổng cục Công nghiệp quốc phòng:
Trong thời gian 10 (mười) ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tham mưu Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng thẩm định hồ sơ trình Thủ trưởng Tổng cục cấp Giấy phép sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp (Mẫu số 11);
Trường hợp cần kiểm tra thực tế
hiện trường, kho tàng trước khi xem xét, cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công
nghiệp thì thời gian xét cấp không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày
nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
Trường hợp không cấp thì phải trả
lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
c) Đơn vị, doanh nghiệp đề nghị cấp
giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp phải nộp lệ phí theo quy định của Bộ
Tài chính (không áp dụng đối với đơn vị không phải là doanh nghiệp thi công
công trình quốc phòng);
d) Đối với các đơn vị, doanh nghiệp
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để phục vụ nghiên cứu, thi công các công trình
xây dựng, thủy lợi, thủy điện, giao thông, thăm dò dầu khí ... thời hạn của
giấy phép không quá 02 (hai) năm; đối với các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp để phục vụ khai thác khoáng sản thời hạn của giấy phép
không quá 3 (ba) năm.
Điều 22. Thủ
tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép
dịch vụ nổ mìn, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền
chất thuốc nổ
1. Đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu
xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất; Giấy phép kinh doanh; Giấy phép
dịch vụ nổ mìn; Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền
chất thuốc nổ phải lập hồ sơ theo hướng dẫn của Bộ Công Thương gửi về Tổng cục
Công nghiệp quốc phòng.
2. Trong thời gian 05 (năm) ngày
làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng của Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng xem xét, thẩm định hồ sơ báo cáo Thủ trưởng Tổng cục Công
nghiệp quốc phòng, làm văn bản đề nghị Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện sản xuất; Giấy phép kinh doanh; Giấy phép dịch vụ nổ mìn; Giấy phép xuất khẩu,
nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho đơn vị, doanh nghiệp.
Chương 4.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN,
ĐƠN VỊ
Điều 23. Bộ
Tổng Tham mưu
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
nghiên cứu tham gia quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.
2. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị
trong việc phối hợp kiểm tra công tác sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp trong Quân đội.
3. Hướng dẫn xây dựng và tổ chức
phê duyệt kế hoạch vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ cho
các đối tượng theo quy định.
4. Quyết định tạm ngừng cấp giấy
phép hoặc tạm ngừng hiệu lực thi hành của Mệnh lệnh vận chuyển vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ khi có yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã
hội liên quan đên các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở những khu vực có yêu cầu
đặc biệt về bảo đảm an ninh, trật tự.
Điều 24. Tổng
cục Công nghiệp quốc phòng
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan chức năng trong Quân đội nghiên cứu, xây dựng quy hoạch phát triển ngành
vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét,
trình Chính phủ.
2. Nghiên cứu xây dựng, trình Bộ
Quốc phòng và Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy
chuẩn, quy định kỹ thuật an toàn về hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trong
Quân đội.
3. Phối hợp với Cục Kế hoạch và Đầu
tư thẩm định hồ sơ dự án, trình Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt.
4. Tiếp nhận bản kê khai giá của
các đơn vị và giải quyết theo quy định.
5. Hàng năm, tổng kết công tác quản
lý sản xuất, kinh doanh, sử dụng; xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp,
tiền chất thuốc nổ báo cáo Bộ Quốc phòng.
6. Kiểm tra công tác quản lý sản
xuất, kinh doanh, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; phối hợp
tham gia kiểm tra liên ngành của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động vật liệu
nổ công nghiệp.
7. Thực hiện việc giám sát kê khai
giá và có trách nhiệm yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp giải trình hoặc kê khai lại
khi phát hiện giá kê khai không hợp lý.
8. Thẩm định các hợp đồng xuất
khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ của doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh.
Điều 25. Cục Kế
hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan thẩm định dự án đầu tư phát triển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc
nổ trình Bộ Quốc phòng phê duyệt.
2. Hướng dẫn đơn vị thực hiện công
tác đầu tư, phát triển về vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo quy
định của pháp luật.
Điều 26. Cục
Tài chính
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
nghiệp vụ quản lý ngân sách, vốn, tài sản được sử dụng trong hoạt động vật liệu
nổ công nghiệp.
2. Hướng dẫn quản lý thu và sử dụng
lệ phí thẩm định cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Điều 27. Các
đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra
các đơn vị trực thuộc thực hiện quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý,
sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
2. Xem xét, xác nhận đủ điều kiện
về an ninh, an toàn cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
3. Xác định các điều kiện đảm bảo
kỹ thuật an toàn đối với các công trình sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trước
khi đề nghị xin cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.
4. Tổ chức, phối hợp với cơ quan,
đơn vị có chức năng huấn luyện kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quy định tại Khoản
2 Điều 13 Thông tư này và đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng cấp giấy
chứng nhận theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
Chương 5.
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA
Điều 28. Chế độ
báo cáo
1. Báo cáo định kỳ
a) Báo cáo tháng: Báo cáo cấp trên
trực tiếp trước ngày 05 tháng sau.
b) Báo cáo quý: Báo cáo cấp trên
trực tiếp và Tổng cục Công nghiệp quốc phòng trước ngày 25 tháng cuối quý;
c) Báo cáo năm: Các đơn vị lập báo
cáo năm gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng trước ngày 10 tháng 01 của năm sau;
2. Báo cáo đột xuất
a) Báo cáo theo yêu cầu của cơ quan
quản lý cấp trên hoặc khi có sự việc mất an toàn về vật liệu nổ công nghiệp và
tiền chất thuốc nổ;
b) Nội dung và thời gian báo cáo
theo yêu cầu của cấp trên. Riêng báo cáo về vụ việc mất an toàn, trong vòng 24
giờ đơn vị phải báo cáo về cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 29. Thực
hiện báo cáo
1. Đơn vị sản xuất thực hiện chế độ
báo cáo tháng, quý, năm theo quy định tại Điều 28 Thông tư này (Mẫu số 01) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
2. Đơn vị kinh doanh, xuất nhập
khẩu thực hiện chế độ báo cáo quý, năm theo quy định tại Điều 28 Thông tư này (Mẫu số 02 và Mẫu số 03) và
báo cáo đột xuất theo yêu cầu.
3. Đơn vị sử dụng thực hiện chế độ
báo cáo năm và khi xin cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp theo quy
định tại Điều 28 Thông tư này (Mẫu số 09) và báo
cáo đột xuất theo yêu cầu.
Điều 30. Chế
độ kiểm tra
1. Các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh, sử dụng, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tự
kiểm tra việc thực hiện và có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời những
hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp.
2. Hàng năm, đơn vị quản lý cấp
trên trực tiếp của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, sử dụng, vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ tiến hành kiểm tra công tác
quản lý sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, tiền
chất thuốc nổ.
3. Định kỳ 6 tháng, cơ quan có thẩm
quyền cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ phải tiến
hành kiểm tra các điều kiện và phương tiện vận chuyển đối với các đơn vị, doanh
nghiệp thuộc quyền quản lý.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 31. Hiệu
lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi
hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Bãi bỏ các quy định của Bộ Quốc
phòng đã ban hành trước đây có liên quan về quản lý hoạt động vật liệu nổ công
nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Điều 32. Trách
nhiệm thi hành
Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, chỉ
huy các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công Thương;
- Bộ Công an;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (63b);
- Các đầu mối cơ quan, đơn vị thuộc BQP (73b);
- Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp;
- Văn Phòng/BQP (NCTH, THBĐ, CCHC);
- Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng;
- Công báo Chính phủ;
- Lưu: VT, THBĐ.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Thượng tướng Trương Quang Khánh
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC MẪU VĂN BẢN, MỆNH LỆNH, GIẤY PHÉP, GIẤY CHỨNG
NHẬN
(Kèm theo Thông tư số 22/2013/TT-BQP ngày 11/3/2013 của Bộ trưởng Bộ
Quốc phòng)
Mẫu số 01. Báo cáo kết quả sản
xuất, tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 02. Báo cáo kết quả kinh
doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 03. Báo cáo kết quả XNK vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 04. Công văn đề nghị cấp
phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 05. Mệnh lệnh vận chuyển vật
liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 06. Báo cáo kết quả thực
hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
Mẫu số 07. Đơn đề nghị cấp phép sử
dụng vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 08. Giấy xác nhận đủ điều
kiện về an ninh, an toàn.
Mẫu số 09. Báo cáo kết quả sử dụng
vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 10. Phương án nổ mìn.
Mẫu số 11. Giấy phép sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 12. Công văn đề nghị cấp
giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 13. Giấy chứng nhận huấn
luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp.
Mẫu số 01. Báo
cáo kết quả sản xuất, tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
V/v…………….(6)……………..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
Kính
gửi: ………………………….(1b)……………………………
Căn cứ ………………………………………(7)
………………………………………………………; ………(2)…………….. báo cáo tình hình sản xuất, tiêu thụ vật
liệu nổ công nghiệp (tháng..., quí.../20.., năm...) như sau:
1. Kết quả sản xuất:
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Tồn
kho (cuối kỳ trước)
|
Kế
hoạch được giao
|
Thực
hiện Sản xuất
|
Tỷ
lệ (%)
|
Dự
kiến Sản xuất (kỳ tiếp theo)
|
Ghi
chú
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4=3/2
|
5
|
6
|
I
|
Giá trị
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả tiêu thụ:
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Tiêu
thụ
(kỳ báo cáo)
|
Dự
kiến
(kỳ tiếp theo)
|
Tổng
cộng
|
Tổng
Công ty KTKT CNQP
|
Tổng
công ty CN HCM
|
Tổng
cộng
|
Tổng
Công ty KTKT CNQP
|
Tổng
công ty CN HCM
|
I
|
Giá trị
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
2.
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Đánh giá tình hình sản xuất,
tiêu thụ:
- Những thuận lợi, khó khăn....
4. Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, …; H01
|
...........(10)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp chủ quản trực tiếp;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
chủ quản trực tiếp hoặc đơn vị yêu cầu thực hiện báo cáo;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp thực hiện báo cáo;
(3) Số văn bản;
(4) Chữ viết tắt tên cơ quan, đơn
vị, doanh nghiệp thực hiện báo cáo;
(5) Địa danh ghi tên tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương;
(6) Trích yếu nội dung báo cáo;
(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để
thực hiện báo cáo (ví dụ: Kế hoạch năm, Công văn của cơ quan đơn vị, yêu cầu
thực hiện báo cáo...);
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc
nổ sản xuất, tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ
kiện sản xuất, tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(10) Chức vụ người ký (Yêu cầu:
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh).
Mẫu số 02. Báo
cáo kết quả kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
V/v…………….(6)……………..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
Kính
gửi: ………………………….(1b)……………………………
Căn cứ………………………………………..(7)
……………………………………………………….;
(2) báo cáo tình hình kinh doanh
vật liệu nổ công nghiệp (quí.../20.., năm...) như sau:
1. Kết quả tiêu thụ vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo quí)
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Tồn
kho
|
Kế
hoạch được giao
|
Tiêu
thụ
|
Tỷ
lệ (%)
|
Tổng
cộng
|
Các
đơn vị trong Quân đội
|
Các
đơn vị ngoài Quân đội
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6=3/2
|
|
Giá trị
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiền chất thuốc nổ (10)
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vật tư khác..
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả tiêu thụ vật liệu nổ
công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo năm)
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Tiêu
thụ nội địa
|
Tồn
kho
|
Tỷ
lệ (%) so với năm trước
|
|
Năm
trước
|
Năm
báo cáo
|
Năm
tiếp theo
|
|
TH
|
KH
|
TH
|
KH
|
|
|
Giá trị
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiền chất thuốc nổ (10)
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vật tư khác..
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tình hình thực hiện các hợp
đồng:
- Số lượng hợp đồng đã ký kết (đến
thời điểm báo cáo):
+ Với các đơn vị trong Quân đội.
+ Với các doanh nghiệp ngoài Quân
đội.
- Số lượng hợp đồng đã thực hiện:
+ Với các đơn vị trong Quân đội.
+ Với các doanh nghiệp ngoài Quân
đội.
4. Đánh giá tình hình kinh doanh
cung ứng:
- Những thuận lợi, khó khăn
- Thực hiện hợp đồng mua bán: (kịp
thời, đúng đủ nhu cầu, chất lượng sản phẩm…).
- Công tác quản lý:
5. Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, ….; H01
|
...........(10)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1), (1b), (2), (3), (4), (5), (6),
(7) như Mẫu số 01;
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc
nổ (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ
kiện (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(10) Ghi cụ thể các loại tiền chất
thuốc nổ (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(11) Chức vụ người ký (Yêu cầu:
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh).
Mẫu số 03.
Báo cáo kết quả XNK vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
V/v…………….(6)……………..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
Kính
gửi: ………………………….(1b)……………………………
Căn cứ………………………………………..(7)
……………………………………………………….;
(2) báo cáo tình hình kinh doanh
vật liệu nổ công nghiệp (quí.../20.., năm...) như sau:
1. Kết quả xuất, nhập khẩu vật liệu
nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo quí)
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Tồn
kho
|
Hạn
ngạch được cấp
|
Thực
hiện
|
Dự
kiến nhập
|
Tỷ
lệ (%)
|
Xuất
khẩu
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5=3/2
|
6
|
|
Giá trị
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiền chất thuốc nổ (10)
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vật tư khác...
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kết quả xuất, nhập khẩu vật liệu
nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ (áp dụng với báo cáo năm)
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Xuất,
nhập khẩu
|
Tồn
kho
|
Tỷ
lệ (%) so với năm trước
|
Năm
trước
|
Năm
báo cáo
|
Năm
tiếp theo
|
TH
|
KH
|
TH
|
KH
|
I
|
Nhập khẩu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Giá trị
|
Tr.đ
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
Tấn
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
3
|
Tiền chất thuốc nổ (10)
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
Vật tư khác..
|
|
|
|
|
|
|
|
II
|
Xuất khẩu (11)
|
|
|
|
|
|
|
|
3. Tình hình thực hiện các hợp
đồng:
- Số lượng hợp đồng đã ký kết (đến
thời điểm báo cáo):
+ Với các đơn vị trong Quân đội.
+ Với các doanh nghiệp ngoài Quân
đội.
- Số lượng hợp đồng đã thực hiện:
+ Với các đơn vị trong Quân đội.
+ Với các doanh nghiệp ngoài Quân
đội.
4. Đánh giá tình hình kinh doanh
cung ứng:
- Những thuận lợi, khó khăn
- Thực hiện hợp đồng mua bán: (kịp
thời, đúng đủ nhu cầu, chất lượng sản phẩm….).
- Công tác quản lý:
5. Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, ………….; H01
|
...........(10)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1), (1b), (2), (3), (4), (5), (6),
(7) như Mẫu số 01;
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc
nổ (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ
kiện (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(10) Liệt kê cụ thể các loại tiền
chất thuốc nổ (SX trong nước và nhập khẩu) tiêu thụ trong kỳ báo cáo;
(11) Liệt kê cụ thể các loại,
VLNCN, tiền chất thuốc nổ xuất khẩu như mục (8), (9), (10);
(12) Chức vụ người ký (Yêu cầu:
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kinh doanh);
Mẫu số 04.
Công văn đề nghị cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
V/v…………….(6)……………..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
Kính
gửi: ………………………….(1b)……………………………
Căn cứ ………………………………………..(7)
……………………………………………………….;
Căn cứ Mệnh lệnh số ……………./ML-BTTM
ngày ……………. của Bộ Tổng Tham mưu về việc phê duyệt kế hoạch vận chuyển của
(1)... ;
Căn cứ vào hợp đồng số ………. giữa ….
(2) và đơn vị ..... về việc mua bán vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc
nổ;
Căn cứ vào hợp đồng số ………. giữa ….
(2) và đơn vị ..... về việc thuê vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất
thuốc nổ (áp dụng trong trường hợp thuê vận chuyển),
Để thực hiện các điều khoản đã thỏa
thuận trong hợp đồng kể trên, ....(2)... đề nghị …..(1)…. xem xét cấp Mệnh lệnh
vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ theo kế hoạch sau:
1. Số lượng chủng loại, nơi giao,
nơi nhận.
2. Áp tải, người điều khiển phương
tiện, phương tiện.
3. Tuyến đường vận chuyển.
(Trường hợp có nhiều chủng loại,
nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện vận
chuyển, tuyến đường vận chuyển, xây dựng thành phụ lục)
4. Thời gian thực hiện từ ngày ....
đến ngày .... tháng .... năm ....
Đơn vị cam kết chấp hành nghiêm các
quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật
liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009; Quy
chuẩn 02:2008/BCT; Thông tư số ……./2013/TT-BQP ngày……../ .../2013 của Bộ Quốc
phòng và các quy định của pháp luật có liên quan./.
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, …; H01
|
...........(8)……….
(Chữ ký, dấu)
|
PHỤ
LỤC
(Kèm
theo Công văn số /(4) ngày tháng năm của ….(2)…….)
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao,
nơi nhận, người áp tải, người điều khiển, phương tiện vận chuyển
TT
|
Chủng
loại sản phẩm
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Nơi
nhận
|
Nơi
giao
|
Phương
tiện
|
Người
điều khiển phương tiện
|
Người
áp tải
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tuyến đường vận chuyển
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
chủ quản trực tiếp;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
chủ quản trực thuộc Bộ Quốc phòng có thẩm quyền cấp phép vận chuyển: Bộ Tổng
Tham mưu, quân khu, quân chủng, quân đoàn, tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ
Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển;
(2) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
xin cấp phép vận chuyển
(3), (4), (5), (6), (7) như Mẫu số
01;
(8) Chức vụ người ký (Giám đốc, Chỉ
huy trưởng, Phó giám đốc kỹ thuật, kinh doanh, Chỉ huy phó phụ trách tham mưu).
Mẫu số 05. Mệnh
lệnh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
MỆNH
LỆNH
Vận
chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền chất thuốc nổ
Căn cứ ………………………………………
(6)………………………………………………………….;
Xét công văn số ……………… ngày
…..… của ………. (2) về việc cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp hoặc tiền
chất thuốc nổ;
Theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan
Tham mưu ...(1),
………………….
(7) …………………
Điều 1. Cho phép ……(2)……….. được
sử dụng xe ô tô, lái xe, áp tải tại Mệnh lệnh số ……/ML-BTTM ngày ……… của Bộ
Tổng Tham mưu để vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo kế hoạch, như sau:
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao,
nơi nhận
2. Áp tải, Người điều khiển, Phương
tiện vận chuyển vận chuyển
3. Tuyến đường vận chuyển
(Trường hợp có nhiều chủng loại,
nơi giao, nơi nhận, người áp tải, người điều khiển phương tiện, phương tiện vận
chuyển, tuyến đường vận chuyển, xây dựng thành phụ lục)
Điều 2. Thời gian thực hiện
từ ngày ……… đến ngày ………. tháng.... năm....
Điều 3.………..(2) cử cán bộ
giám sát, kiểm tra công tác giao nhận, sắp xếp xe, lái xe, áp tải, bốc xếp và
vận chuyển đúng chủng loại, số lượng, đúng thời gian, địa điểm, trữ lượng kho
và đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Quá trình vận chuyển phải tuyệt đối
chấp hành các quy định của Nhà nước và Bộ Quốc phòng. Không được dừng, nghỉ khi
vận chuyển qua các thành phố, thị xã, thị trấn và các khu đông dân cư. Không
được vận chuyển vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ vào các ngày lễ theo quy định
và các ngày khác có thông báo cấm vận chuyển của Bộ Tổng Tham mưu.
Điều 4. Tham mưu trưởng, Chủ
nhiệm Chính trị, Giám đốc hoặc thủ trưởng.. (2), Thủ trưởng các cơ quan có liên
quan và các trạm Kiểm soát quân sự dọc trên tuyến vận chuyển chịu trách nhiệm
thi hành Mệnh lệnh này,. ….(2) có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện (bằng
văn bản Mẫu số 06)./.
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, …… H01
|
...........(8)……….
(Chữ ký, dấu)
|
PHỤ
LỤC
(Kèm
theo Mệnh lệnh số /ML-(4). ngày tháng năm của …(1)….)
1. Số lượng, chủng loại, nơi giao,
nơi nhận, áp tải, người điều khiển, phương tiện vận chuyển
TT
|
Chủng
loại sản phẩm
|
ĐVT
|
Số
lượng
|
Nơi
nhận
|
Nơi
giao
|
Phương
tiện
|
Người
điều khiển phương tiện
|
Người
Áp tải
|
1
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Tuyến đường vận chuyển
Ghi chú:
(1) Cơ quan, đơn vị có thẩm quyền
cấp mệnh lệnh vận chuyển: Bộ Tổng Tham mưu, quân khu, quân chủng, quân đoàn,
tổng cục, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ
đô Hà Nội, Cục Cảnh sát biển;
(2) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
đề nghị cấp phép vận chuyển.
(3), (4), (5), (6) như Mẫu số 01;
(7) Thủ trưởng của cơ quan có thẩm
quyền cấp phép vận chuyển (Ví dụ: Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh quân khu, quân chủng,
quân đoàn, binh chủng, binh đoàn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Thủ
đô Hà Nội, Chủ nhiệm tổng cục. …);
(8) Chức vụ người ký (Ví dụ: Tổng
Tham mưu trưởng, Tư lệnh, Chủ nhiệm, Cục trưởng).
Mẫu số 06.
Báo cáo kết quả thực hiện vận chuyển VLNCN, tiền chất thuốc nổ
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
V/v…………….(6)……………..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
Kính
gửi: ………………………….(1b)……………………………
(7)...Căn cứ vào Mệnh lệnh số …….. ngày
………… của ...(1b)...
....(2)….. báo cáo kết quả thực
hiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp tại các Mệnh lệnh trên như sau:
1. Số lượng chủng loại thực hiện
vận chuyển
TT
|
Số
Mệnh lệnh, Tên vật liệu nổ hoặc tiền chất thuốc nổ
|
ĐVT
|
Mệnh
lệnh cấp
|
Thực
hiện
|
Ghi
chú
|
I
|
Mệnh lệnh số.. ,/ML. Ngày.
|
|
|
|
|
1
|
Thuốc nổ (8).
|
kg
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đánh giá chung: Khó khăn, thuận
lợi...
3. Nguyên nhân không thực hiện theo
đúng Mệnh lệnh cấp
4. Ý kiến, kiến nghị đơn vị
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, ……; H01
|
...........(10)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp chủ quản trực tiếp;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
cấp phép vận chuyển;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp thực hiện báo cáo;
(3), (4), (5), (6), (7) như Mẫu số
01;
(8) Liệt kê cụ thể các loại thuốc
nổ thực hiện vận chuyển;
(9) Liệt kê cụ thể các loại phụ
kiện thực hiện vận chuyển;
(10) Chức vụ người ký (Yêu cầu:
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Mẫu số 07.
Đơn đề nghị cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
ĐƠN
ĐỀ NGHỊ
Cấp
giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Kính
gửi: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
Căn cứ……….. (6)
…………………………………………………………………………………………;
Căn cứ Quyết định số …./QĐ-....
ngày ……………của ……………. (cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) về việc giao
nhiệm vụ thi công công trình ……….; (áp dụng đối với trường hợp giao nhiệm vụ
thi công công trình quốc phòng)
Căn cứ vào hợp đồng số ………….giữa ……
(2)………. và đơn vị .......... về việc thi công công trình…… (áp dụng đối với
trường hợp nhận thầu thi công)
Để thực hiện Quyết định số ………./QĐ-....
ngày ……… của …………….. hoặc hợp đồng số …… giữa …….. (2) ………. và đơn vị …………. về
việc thi công công trình…….
(2)
…………………………………………………………………………………………………………
Trụ sở chính:
…………………………………………………………………………………………….
Điện thoại: ………………………..; Fax:
………………………………………………………………
Quyết định hoặc giấy phép thành lập
số: ……………………………………………………………
Do …………………………………………………….. cấp ngày
……………..
Đăng ký kinh doanh số …………………. do
………….. cấp ngày. ..tháng... năm 20 ……………..
Đề nghị Tổng cục Công nghiệp quốc
phòng xem xét và cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cho ………….(2)……………,
như sau:
1. Số lượng, chủng loại vật liệu nổ
công nghiệp (7)
2. Mục đích sử dụng VLNCN:
………………………………………………………………
3. Địa điểm sử dụng ………… (8)
…………………………………………………………
4. Thời gian: từ ngày / / đến
ngày / /
Đơn vị cam kết chấp hành nghiêm các
quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật
liệu nổ công nghiệp và Nghị định số 54/2012/NĐ-CP ngày 22/6/2012 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009; Quy
chuẩn 02:2008/BCT; Thông tư số...../2013/TT- BQP ngày …../ …./2013 của Bộ Quốc
phòng và các quy định của pháp luật có liên quan./.
XÁC
NHẬN (1b)
(Thủ trưởng đầu mối trực thuộc BQP là cấp trên của doanh nghiệp
ký, đóng dấu ghi rõ họ tên)
|
...........(9)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1), (3), (4), (5) như Mẫu số 01;
(2) Cơ quan đề nghị cấp phép sử
dụng vật liệu nổ;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
chủ quản trực thuộc Bộ Quốc phòng;
(6) Nêu các căn cứ trực tiếp để làm
cơ sở đề nghị cấp giấy phép sử dụng;
(7) Liệt kê số lượng chủng loại vật
liệu nổ công nghiệp đề nghị cấp phép sử dụng;
(8) Địa điểm sử dụng vật liệu nổ
công nghiệp ghi cụ thể xã, huyện, tỉnh;
(9) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám
đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Mẫu số 08.
Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, an toàn
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
GIẤY
XÁC NHẬN
Căn cứ ……….(6)
………………………………………………………………………………………..:
Căn cứ Thông tư số .../2013/TT-BQP
ngày .... của Bộ Quốc phòng quy định về quản lý hoạt động vật liệu nổ trong
Quân đội;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của Cơ
quan bảo vệ an ninh(2)/... (1);
Sau khi kiểm tra thực tế hiện
trường, hồ sơ và các tài liệu có liên quan theo quy định của nhà nước và Bộ
Quốc phòng về quản lý và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp,
Cơ quan bảo vệ an ninh (2)
……………………………….
XÁC
NHẬN:
(Tên đơn vị sử dụng VLNCN)
………………………………………………..
1. Có đủ điều kiện, đảm bảo an ninh
trật tự và an toàn trong việc sử dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp:
1.1. Tại công trình …., địa điểm:
……………………… (7)
1.2. Kho chứa vật liệu nổ công
nghiệp tại....(7):
- Trữ lượng thuốc nổ: ……… tấn
- Phụ kiện nổ: ……… cái.
2. Số lượng, chủng loại vật liệu nổ
công nghiệp được sử dụng, như sau (8):
3. Giấy xác nhận này có giá trị từ
ngày ……… tháng ………… năm ………… đến ………. ngày ……….. tháng ………. năm ………….
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, ……; H01
|
...........(9)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan cấp trên trực tiếp
của cơ quan bảo vệ an ninh;
(2) Tên cơ quan bảo vệ an ninh cấp
giấy xác nhận;
(3), (4), (5) như Mẫu số 01;
(6) Nêu các căn cứ để cấp giấy xác
nhận;
(7) Ghi tên công trình, địa điểm sử
dụng và bảo quản vật liệu nổ công nghiệp;
(8) Liệt kê cụ thể từng chủng loại,
số lượng, vật liệu nổ công nghiệp;
(9) Chức vụ người ký (Thủ trưởng cơ
quan phụ trách vấn đề bảo vệ an ninh).
Mẫu số 09.
Báo cáo kết quả sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
V/v…………….(6)……………..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
Kính
gửi: ………………………….(1b)……………………………
Căn cứ Giấy phép sử dụng vật liệu
nổ công nghiệp số .... của ….. (7);
(2) báo cáo tình hình sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp (năm....) như sau:
1. Kết quả sử dụng vật liệu nổ:
TT
|
Giá
trị/Sản phẩm
|
ĐVT
|
Giấy
phép cấp
|
Kết
quả sử dụng
|
Tồn
kho
|
Tỷ
lệ (%)
|
Dự
kiến sử dụng (kỳ tiếp theo)
|
Ghi
chú
|
A
|
B
|
C
|
1
|
2
|
3
|
4=3/2
|
5
|
6
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.
|
Thuốc nổ các loại (8)
|
kg
|
|
|
|
|
|
|
2
|
Phụ kiện nổ (9)
|
cái
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Đánh giá tình hình sử dụng:
- Những thuận lợi, khó khăn..,.
3. Kiến nghị:
Nơi nhận:
- ……………………;
- Lưu: VT, ………….; H01
|
...........(10)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1), (2), (3), (4), (5), (6) như Mẫu
số 01;
(1b) Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp
chủ quản trực tiếp hoặc đơn vị cấp phép sử dụng;
(7) Nêu các căn cứ trực tiếp để
thực hiện báo cáo (ví dụ: Giấy phép hoặc công văn của cơ quan đơn vị, yêu cầu
thực hiện báo cáo...);
(8) Ghi cụ thể các loại thuốc nổ sử
dụng theo giấy phép được cấp trong kỳ báo cáo;
(9) Ghi cụ thể các loại phụ kiện sử
dụng theo giấy phép được cấp trong kỳ báo cáo;
(10) Chức vụ người ký (Yêu cầu:
Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).
Mẫu số 10.
Phương án nổ mìn
……………(1)…………….
.…………(2)…………..
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
(3) /……(4)…..
|
…….(5)……,
ngày ….. tháng ….. năm 20….
|
PHƯƠNG
ÁN NỔ MÌN
Tại
công trường hoặc mỏ đá …………………..(6)
I. Căn cứ lập phương án
- Trích dẫn các quy định pháp luật,
tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác... làm căn cứ để lập
phương án;
- Quy mô xây dựng hoặc khai thác;
tiến độ hoặc năng suất khai thác ngày, tháng, quý, năm;
- Sơ lược về phương pháp xây dựng,
khai thác; thiết bị, nhân công;
- Giải thích từ ngữ, các cụm từ
viết tắt (nếu có).
II. Đặc điểm khu vực nổ mìn
- Vị trí khu vực nổ mìn, cao độ,
giới hạn tọa độ kèm theo bản đồ địa hình;
- Mô tả về đặc điểm dân cư, công
trình, nhà không thuộc quyền sở hữu của đơn vị sử dụng VLNCN trong phạm vi bán
kính 1.000 m kể từ vị trí nổ mìn (kể cả các công trình ngầm);
- Đặc điểm đất đá khu vực nổ mìn
hoặc điều kiện địa chất, môi trường khác (nước, bùn...);
- Hướng, trình tự khai thác, thay
đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác và ảnh hưởng có thể
có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.
III. Tính toán, lựa chọn các thông
số khoan nổ mìn
- Lựa chọn đường kính lỗ khoan,
chiều cao tầng H (nếu đào hầm lò thì lựa chọn chiều dài một bước đào);
- Lựa chọn chiều sâu lỗ khoan;
- Lựa chọn chỉ tiêu thuốc nổ tính
toán;
- Lựa chọn phương pháp nổ mìn;
- Lựa chọn VLNCN;
- Xác định các thông số khoảng cách
lỗ, góc nghiêng lỗ khoan;
- Xác định lượng thuốc nạp cho một
lỗ khoan tương ứng với chiều sâu lỗ khoan đảm bảo điều kiện an toàn về bua;
- Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ
trong lỗ khoan;
- Tính toán về an toàn (chấn động,
sóng không khí và đá văng) xác định quy mô một lần nổ (kg);
- Lựa chọn khoảng cách an toàn cho
người, thiết bị;
- Dự kiến số lượng VLNCN sử dụng
hàng tháng.
IV. Các biện pháp đảm bảo an
toàn khi nổ mìn
- Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận
chuyển VLNCN;
- Biện pháp an toàn khi nạp mìn;
- Biện pháp che chắn bảo vệ chống
đá văng (nếu có);
- Quy định các tín hiệu cảnh báo an
toàn và giờ giấc nổ mìn;
- Quy định về gác mìn;
- Biện pháp kiểm tra sau nổ và xử
lý mìn câm;
- Các quy định bổ sung về biện pháp
xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan,
nạp..;
- Các hướng dẫn khác (nếu có).
V. Tổ chức thực hiện
- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm
soát các bước;
- Quy định trách nhiệm của từng cá
nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;
- Các quy định về báo cáo, ghi chép
các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các
ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ
chiếu);
- Các quy định kỷ luật nội bộ khi
có vi phạm;
- Hiệu lực của Phương án và ngày
sửa đổi, bổ sung.
NGƯỜI
LẬP PHƯƠNG ÁN (7)
|
...........(8)……….
(Chữ ký, dấu)
|
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp chủ quản trực tiếp;
(2) Tên cơ quan, đơn vị, doanh
nghiệp lập phương án;
(3), (4), (5) như Mẫu số 01;
(6) Ghi cụ thể tên công trường, mỏ
đá có đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ;
(7) Người Phụ trách hoặc chỉ huy nổ
mìn tại công trường xin cấp giấy phép sử dụng;
(8) Chức vụ người ký (Yêu cầu: Giám
đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách sản xuất, kỹ thuật).