BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1983/QĐ-BTP
|
Hà Nội, ngày 07
tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH SƠ KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Luật
Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017;
Căn cứ Nghị
định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Quyết
định số 1269/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế
hoạch triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
Theo đề nghị
của Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi
thường của Nhà nước.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước, Thủ trưởng các đơn vị có liên
quan thuộc Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 4. Đề nghị
Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện
Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3, Điều 4;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Phó Thủ tướng TTCP Phạm Bình Minh (để báo cáo);
- Bộ trưởng Lê Thành Long (để báo cáo);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Cục BTNN.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Tịnh
|
KẾ HOẠCH
SƠ KẾT 05 NĂM THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Đánh giá
khách quan, toàn diện những kết quả đạt được, kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà
nước (TNBTCNN); nhận diện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống
pháp luật về TNBTCNN nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về TNBTCNN; đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật TNBTCNN trong thời gian tới.
1.2. Phát hiện,
khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thi hành
Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành; tuyên truyền, nhân rộng, lan tỏa
những cách làm hay, hiệu quả, kinh nghiệm tốt của các tập thể, cá nhân trong 05
năm thi hành Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Yêu cầu
2.1. Việc sơ kết
phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, thực chất và toàn diện trong cả 03
lĩnh vực (quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án), trên phạm vi cả nước
cũng như trong phạm vi từng Bộ, ngành, địa phương, bảo đảm đúng nội dung, mục
đích, tiến độ đề ra. Đồng thời bám sát các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số
1269/QĐ-TTg ngày 25 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch
triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
2.2. Bám sát Đề
cương sơ kết, kèm theo số liệu chứng minh cụ thể; chú trọng phân tích tồn tại,
hạn chế, vướng mắc của Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có)
và đề xuất giải pháp cụ thể.
2.3 Bảo đảm sự
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình sơ kết 05
năm thi hành Luật TNBTCNN.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC SƠ KẾT
1. Phạm vi,
nội dung sơ kết
1.1. Phạm vi
sơ kết
a) Việc sơ kết
được thực hiện trên phạm vi toàn quốc, tại tất cả các bộ, các ngành, các cơ
quan, tổ chức ở trung ương và địa phương.
b) Mốc thời
gian thông tin, số liệu sơ kết: Tính từ ngày 01/7/2018 đến ngày 30/6/2023.
1.2. Nội dung
sơ kết: Theo đề cương báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN và các biểu mẫu
thống kê kèm theo Kế hoạch này.
2. Hình thức
sơ kết
2.1. Căn cứ
tình hình thực tế, điều kiện cụ thể, Bộ Tư pháp đề nghị Tòa án nhân dân tối cao
(TANDTC), Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ (các bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (UBND cấp tỉnh) lựa chọn hình thức tổ chức sơ kết 05 năm thi hành Luật
TNBTCNN phù hợp (tổ chức hội nghị, báo cáo…).
2.2. Bộ Tư
pháp tổ chức Hội nghị sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN trên phạm vi toàn quốc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI VIỆC SƠ KẾT
1. Tổ chức
các Đoàn khảo sát tại Bộ, ngành và địa phương để nắm bắt thực tiễn thi hành Luật
TNBTCNN
- Chủ trì thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
- Thời gian
hoàn thành: tháng 7/2023.
- Sản phẩm:
Báo cáo kết quả khảo sát.
2. Tọa đàm
về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và tổ chức thi hành Luật
TNBTCNN
- Chủ trì thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực
hiện: Các đơn vị có liên quan của TANDTC, VKSNDTC, các Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh;
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có
liên quan.
- Thời gian
hoàn thành: tháng 9/2023.
- Sản phẩm: Tọa
đàm được tổ chức, báo cáo kết quả Tọa đàm.
3. Xây dựng
số chuyên đề Tạp chí Dân chủ và Pháp luật phục vụ hoạt động sơ kết 05 năm thi
hành Luật TNBTCNN
- Chủ trì thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực
hiện: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp.
- Thời gian
hoàn thành: tháng 9/2023.
- Sản phẩm: Số
chuyên đề.
4. Kiểm tra
phục vụ hoạt động sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN
- Chủ trì thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực
hiện: Các đơn vị có liên quan của TANDTC, VKSNDTC, các Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh;
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có
liên quan.
- Thời gian
hoàn thành: tháng 10/2023.
- Sản phẩm:
Các đoàn kiểm tra được tổ chức, kết luận kiểm tra được ban hành.
5. Xây dựng
báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN
5.1. Xây dựng báo cáo sơ kết của TANDTC, VKSNDTC, các bộ, cơ quan ngang
bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND cấp tỉnh.
- Thực hiện: Đề
nghị TANDTC, VKSNDTC, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND
cấp tỉnh xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN trong phạm vi quản
lý của bộ, ngành, địa phương mình.
- Thời gian
hoàn thành: Đề nghị gửi báo cáo sơ kết về Bộ Tư pháp (qua Cục Bồi thường nhà nước)
và bản điện tử qua email: [email protected] trước ngày 30/7/2023.
- Sản phẩm:
Báo cáo sơ kết.
5.2. Xây dựng báo cáo toàn quốc sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN
- Chủ trì thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực
hiện: Văn phòng Bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục Công nghệ thông tin, một số
đơn vị thuộc Bộ Tư pháp; các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Thời gian
hoàn thành: Tháng 10/2023.
- Sản phẩm:
Báo cáo sơ kết toàn quốc được ký ban hành.
6. Tổ chức
Hội nghị sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN.
- Chủ trì thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực
hiện: Các đơn vị có liên quan của TANDTC, VKSNDTC, các Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh;
Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có
liên quan.
- Thời gian thực
hiện: Tháng 10/2023.
- Sản phẩm:
Báo cáo kết quả Hội nghị.
7. Đề xuất
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 05 năm thi hành
Luật TNBTCNN
- Chủ trì thực
hiện: Vụ Thi đua - Khen thưởng, Bộ Tư pháp.
- Phối hợp thực
hiện: Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp; các đơn vị có liên quan thuộc
TANDTC, VKSNDTC, các Bộ, ngành; UBND cấp tỉnh; Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực
hiện: Tháng 10/2023.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách
nhiệm thực hiện:
1.1. Bộ Tư pháp:
- Cục Bồi thường
nhà nước, Bộ Tư pháp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị đầu mối của
TANDTC, VKSNDTC, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương và địa phương; các đơn vị
có liên quan thuộc Bộ Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch này; tham mưu, giúp
Lãnh đạo Bộ Tư pháp hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức các hoạt động sơ kết; kịp
thời báo cáo về khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này.
- Văn phòng Bộ
phối hợp với Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp thực hiện
truyền thông về các hoạt động phục vụ sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN.
- Vụ Thi đua -
Khen thưởng chủ trì, phối hợp với Cục Bồi thường nhà nước và các đơn vị thuộc Bộ
Tư pháp có liên quan tham mưu, đề xuất khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc trong 05 năm thi hành Luật TNBTCNN.
1.2. Bộ Tư pháp đề nghị TANDTC, VKSNDTC, các bộ, cơ quan, tổ chức ở trung
ương và địa phương; các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Tư pháp thực hiện các nhiệm
vụ (quy định tại mục III của Kế hoạch này) bảo đảm chất lượng và đúng tiến độ.
2. Kinh phí
thực hiện:
- Kinh phí thực
hiện sơ kết 05 năm thi hành Luật TNBTCNN của TANDTC, VKSNDTC, các bộ, cơ quan
ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được bảo đảm
từ kinh phí của Bộ, ngành, địa phương mình và các nguồn hỗ trợ khác (nếu có).
- Kinh phí phục
vụ các hoạt động sơ kết 05 năm thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
của Bộ Tư pháp được bố trí trong nguồn kinh phí cấp cho hoạt động quản lý nhà
nước về công tác bồi thường trong năm ngân sách và các nguồn hỗ trợ hợp pháp
khác (nếu có).
Trong quá
trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản
ánh về Cục Bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp giải đáp, hướng dẫn./.
PHỤ LỤC I
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO SƠ KẾT 05 NĂM THI
HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp)
I. KẾT QUẢ
THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường
- Công tác xây
dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN;
- Việc ban
hành văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn thi hành Luật TNBTCNN;
- Tình hình
quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi
hành;
- Công tác rà
soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Luật Trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước;
- Công tác hướng
dẫn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác bồi thường nhà nước cho đội ngũ công
chức được giao thực hiện công tác bồi thường;
- Công tác xác
định cơ quan giải quyết bồi thường theo quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Công tác
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra công tác bồi thường nhà nước; giải quyết khiếu nại,
tố cáo, xử lý vi phạm trong công tác bồi thường nhà nước theo quy định của pháp
luật;
- Công tác kiện
toàn tổ chức bộ máy và biên chế để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước
về công tác bồi thường;
- Công tác thống
kê, báo cáo về việc thực hiện công tác bồi thường;
- Công tác phối
hợp thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
- Tình hình kiến
nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực
hiện trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật;
- Tình hình kiến
nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có nội dung
giải quyết bồi thường theo quy định của pháp luật; yêu cầu Thủ trưởng cơ quan
trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hủy quyết định giải quyết
bồi thường trong trường hợp có một trong các căn cứ quy định tại khoản
1 và điểm a khoản 3 Điều 48 của Luật TNBTCNN mà không ra quyết định hủy.
2. Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường.
Trách nhiệm thống
kê số liệu vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường: Đề nghị các cơ
quan thực hiện theo Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày
10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
3. Kết quả thực hiện trách nhiệm hoàn trả; tình hình thu, nộp tiền
hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật.
4. Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bồi thường
nhà nước.
5. Tác động tích cực của Luật TNBTCNN, nhất là nâng cao ý thức trách
nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, hạn chế sai phạm làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
II. TỒN TẠI,
HẠN CHẾ TRONG THI HÀNH LUẬT VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại,
hạn chế
2. Nguyên
nhân
- Nguyên nhân
chủ quan
- Nguyên nhân
khách quan.
III. HẠN CHẾ,
BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TNBTCNN VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
IV. ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có)
2. Kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật.
PHỤ LỤC II
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO SƠ KẾT 05 NĂM THI
HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN
KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Quyết định số 1983/QĐ-BTP ngày 07/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp)
I. KẾT QUẢ
THI HÀNH LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Trách nhiệm phối hợp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác bồi thường theo Điều 74, Điều 75 Luật TNBTCNN, cụ thể
như sau:
- Phối hợp với
Bộ Tư pháp thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà
nước quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật TNBTCNN;
- Kiểm tra,
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác bồi thường nhà nước theo
quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo cơ
quan giải quyết bồi thường thực hiện công tác giải quyết bồi thường, xác định
trách nhiệm hoàn trả, thực hiện quyết định hoàn trả, thực hiện xử lý kỷ luật
theo thẩm quyền;
- Xử lý và chỉ
đạo xử lý vi phạm trong việc giải quyết bồi thường, thực hiện trách nhiệm hoàn
trả;
- Hằng năm hoặc
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước, thống
kê, báo cáo Chính phủ việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước;
- Trả lời, thực
hiện kiến nghị của cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước;
- Thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật TNBTCNN.
2. Tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường.
Trách nhiệm thống
kê số liệu vụ việc yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường: Đề nghị các cơ
quan thực hiện theo Điều 26 Thông tư số 08/2019/TT- BTP ngày
10/12/2019 của Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác bồi thường nhà nước.
3. Kết quả thực hiện trách nhiệm hoàn trả; tình hình thu, nộp tiền
hoàn trả và xử lý kỷ luật người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật.
4. Tình hình sử dụng ngân sách nhà nước chi cho công tác bồi thường
nhà nước.
5. Tác động tích cực của Luật TNBTCNN, nhất là nâng cao ý thức trách
nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ, hạn chế sai phạm làm phát
sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
II. TỒN TẠI,
HẠN CHẾ TRONG THI HÀNH LUẬT VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tồn tại,
hạn chế
2. Nguyên
nhân
- Nguyên nhân
chủ quan
- Nguyên nhân
khách quan.
III. HẠN CHẾ,
BẤT CẬP TRONG CÁC QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TNBTCNN VÀ VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH
IV. ĐỀ XUẤT,
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị về sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Luật và
các văn bản hướng dẫn thi hành (nếu có)
2. Kiến nghị về các giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành Luật.