BỘ GIAO
THÔNG VẬN TẢI
--------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
16/2011/TT-BGTVT
|
Hà Nội,
ngày 31 tháng 3 năm 2011
|
THÔNG
TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 26/2009/TT-BGTVT NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM
2009 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ VIỆC VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG VÀ HOẠT
ĐỘNG HÀNG KHÔNG CHUNG
Căn cứ Nghị định số
51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 76/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về kinh
doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung;
Căn cứ Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về
quản lý hoạt động bay;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định như sau:
Điều
1.
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
26/2009/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải quy định
về việc vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung với nội dung sau
đây:
1.
Sửa đổi Điều 3 như
sau:
“Điều 3.
Thủ tục chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay
1. Tổ
chức, cá nhân đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay nộp 01 bộ hồ sơ
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu
trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo
cáo, giải trình các nội dung quy định tại Điều 39 Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam;
c) Bản sao
hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay;
d) Bản sao
tài liệu khẳng định tư cách pháp nhân và hoạt động kinh doanh của bên thuê
(trong trường hợp cho thuê), bên cho thuê tàu bay (trong trường hợp thuê),
người khai thác tàu bay, người bảo dưỡng tàu bay;
đ) Bản sao
tài liệu về các thông số kỹ thuật của tàu bay;
e) Bản sao
tài liệu thể hiện quyền (chiếm hữu, sở hữu, sử dụng) của bên cho thuê đối với
tàu bay; đối với trường hợp thuê tàu bay có tổ bay, cho thuê tàu bay không có
tổ bay cần bổ sung Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay, người bảo dưỡng tàu
bay, chứng chỉ bảo hiểm.
Tổ chức,
cá nhân đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay nộp lệ phí theo quy định
pháp luật.
2. Trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên
dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, xem xét nội dung hồ sơ và
quyết định chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị chấp thuận việc thuê, cho thuê tàu bay chưa đầy đủ theo quy định,
trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến
ghi trên dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng
không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy
đủ theo quy định.”.
2.
Sửa đổi Điều 6 như
sau:
“Điều 6.
Đăng ký Điều lệ vận chuyển
1. Hãng
hàng không đề nghị đăng ký Điều lệ vận chuyển nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc
qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các
thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
Điều lệ vận chuyển.
2. Trong
thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến
ghi trên dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm xem xét, ban hành
quyết định đăng ký Điều lệ vận chuyển. Quyết định đăng ký Điều lệ vận chuyển có
hiệu lực kể từ ngày Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ký Quyết định.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị đăng ký Điều lệ vận chuyển chưa đầy đủ theo quy định, trong thời
hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên
dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn
chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy
định.”.
3.
Sửa đổi Điều 9 như
sau:
“Điều 9.
Cấp, gia hạn Giấy phép, Giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động đại diện, bán
vé của hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam
1. Hãng
hàng không nước ngoài gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại
diện, Giấy phép thành lập Văn phòng bán vé nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua
đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về thông
tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các Giấy tờ có
giá trị tương đương của hãng hàng không (bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh);
c) Bản sao
Điều lệ hoạt động của hãng hàng không bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh;
d) Bản sao
các tài liệu xác nhận quyền sử dụng trụ sở nơi đặt Văn phòng đại diện, Văn
phòng bán vé tại Việt Nam;
đ) Bản gốc
thư bổ nhiệm người đứng đầu Văn phòng đại diện, Văn phòng bán vé (bằng tiếng
Việt hoặc tiếng Anh).
Hãng hàng
không đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập
Văn phòng bán vé nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
2. Doanh
nghiệp Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
đại diện của pháp nhân Việt Nam cho hãng hàng không nước ngoài tại Việt Nam
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu
trách nhiệm về thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập hoặc Giấy tờ có giá
trị tương đương của tổ chức, cá nhân nhận đại diện;
c) Bản sao
thoả thuận về việc uỷ quyền đại diện tại Việt Nam giữa hãng hàng không nước ngoài
và tổ chức, cá nhân Việt Nam.
Tổ chức,
cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại diện nộp lệ phí theo
quy định pháp luật.
3. Doanh
nghiệp Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng
chỉ định tổng đại lý, đại lý bán vé cho hãng hàng không nước ngoài trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về
thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
chứng thực Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ có giá trị tương đương của tổ
chức, cá nhân đề nghị;
c) Bản sao
Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc các Giấy tờ có
giá trị tương đương của hãng hàng không (bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh);
d) Bản sao
hợp đồng chỉ định tổng đại lý, đại lý bán vé.
Doanh
nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chỉ định tổng đại lý, đại
lý bán vé cho hãng hàng không nước ngoài nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
4. Thời
hạn hiệu lực của Giấy phép, Giấy chứng nhận:
a) Giấy
phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Văn phòng bán vé do Cục
Hàng không Việt Nam cấp có hiệu lực kể từ ngày ký và hết lực trong trường hợp
vi phạm các quy định nêu tại khoản 5 Điều 123 Luật Hàng không
dân dụng Việt Nam hoặc theo đề nghị của hãng hàng không.
b) Bất kỳ
thay đổi trong nội dung của Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép
thành lập Văn phòng bán vé đã được cấp, hãng hàng không nước ngoài nộp 01 bộ hồ
sơ đề nghị điều chỉnh Giấy phép thành lập trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến
Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về thông tin trong hồ sơ. Hồ
sơ bao gồm: văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo
Thông tư này và các tài liệu liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh bằng
tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Trong thời
hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam thẩm
định, xem xét quyết định điều chỉnh Giấp phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy
phép thành lập Văn phòng bán vé.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị điều chỉnh Giấp phép chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03
ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu
điện, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ
sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.
c) Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động đại diện của pháp nhân Việt Nam cho hãng hàng
không nước ngoài tại Việt Nam có thời hạn không quá 05 (năm) năm kể từ ngày
cấp.
d) Giấy
chứng nhận đăng ký hợp đồng chỉ định tổng đại lý, đại lý bán vé cho hãng hàng
không nước ngoài do Cục Hàng không Việt Nam cấp có hiệu lực kể từ ngày ký và
hết lực trong các trường hợp sau: theo đề nghị của doanh nghiệp và được Cục
Hàng không Việt Nam chấp thuận; hợp đồng chỉ định tổng đại lý, đại lý bán vé
cho hãng hàng không nước ngoài hết hiệu lực; doanh nghiệp được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký hợp đồng chỉ định tổng đại lý, đại lý bán vé không chính thức đi
vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận;
doanh nghiệp ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan
cấp Giấy chứng nhận.
5. Khi hết
thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đại diện quy định tại điểm
c khoản 4 Điều này, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn hoạt động đại
diện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam. Hồ sơ bao
gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Báo cáo
hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn hiệu lực Giấy chứng nhận đã được cấp;
6. Doanh
nghiệp đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký họat động đại diện cho hãng hàng không
nước ngoài nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
7. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi
trên dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, xem xét, quyết định việc
cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấp phép, Giấy chứng nhận nêu tại các khoản 1, khoản 2,
khoản 3 và khoản 4 của Điều này.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh Giấp phép, Giấy chứng nhận chưa đầy đủ
theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp
hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị
hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được
hồ sơ đầy đủ theo quy định.”.
4.
Sửa đổi Điều 12 như
sau:
“Điều 12.
Đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp
1. Doanh
nghiệp Việt Nam gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp
trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu
trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IV và Phụ lục V ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bản sao
chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam;
c) Bản sao
mẫu vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận.
2. Trong
trường hợp đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ giao nhận nước ngoài tại Việt Nam, hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu
sau:
a) Các tài
liệu quy định tại khoản 1 của Điều này;
b) Bản sao
hợp đồng chỉ định đại lý xuất vận đơn hàng không thứ cấp;
c) Bản sao
mẫu vận đơn hàng không thứ cấp của doanh nghiệp giao nhận nước ngoài;
d) Bản sao
Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy tờ có giá trị tương đương của doanh nghiệp
giao nhận nước ngoài.
3. Giấy
chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp có thời hạn hiệu lực không
quá 05 (năm) năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn. Người đề nghị gia hạn
Giấy chứng nhận gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng
không Việt Nam. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp đã được cấp;
c) Báo cáo
về hoạt động trong thời hạn Giấy chứng nhận đã được cấp.
d) Bản sao
gia hạn Hợp đồng chỉ định đại lý xuất vận đơn hàng không thứ cấp (trường hợp hợp
đồng có quy định thời hạn hiệu lực) hoặc bản sao Hợp đồng chỉ định đại lý xuất
vận đơn hàng không thứ cấp (trường hợp hợp đồng không quy định thời hạn hiệu
lực).
Doanh
nghiệp đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ
cấp nộp lệ phí theo quy định pháp luật.
4. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi
trên dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, xem xét quyết định việc
cấp, gia hạn Giấy chứng nhận.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị cấp, gia hạn Giấy chứng nhận chưa đầy đủ theo quy định, trong
thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có
văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ
khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.”.
5.
Sửa đổi khoản 1 Điều 14 như sau:
“1. Hãng
hàng không đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp
hoặc qua đường bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về
các thông tin trong hồ sơ. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay;
c) Báo cáo
về đường bay và kế hoạch khai thác dự kiến;
d) Bản sao
tài liệu xác nhận tư cách pháp nhân và Điều lệ hoạt động của hãng.”.
6.
Sửa đổi tên Điều 15 như sau:
“Điều 15.
Căn cứ cấp quyền vận chuyển hàng không.”.
7.
Sửa đổi Điều 17 như
sau:
“Điều 17.
Thủ tục phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển
hàng không
1. Hãng
hàng không đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận
chuyển hàng không nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục
Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về các thông tin trong hồ sơ. Hồ
sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển hàng không;
c) Bản sao
văn bản chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với mã hiệu, biểu tượng hoặc các
hình ảnh thương hiệu khác của hãng hàng không chuyển nhượng quyền khai thác.
2. Trong
thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên
dấu bưu điện, Cục Hàng không Việt Nam thẩm định, đánh giá nội dung hồ sơ và
quyết định phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận chuyển
hàng không.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận
chuyển hàng không chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc,
kể từ ngày nhận hồ sơ trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, Cục Hàng
không Việt Nam có văn bản đề nghị hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn
giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ theo quy định.”.
8.
Bổ sung Điều 18b như sau:
“Điều 18b.
Phê duyệt giá cước vận chuyển hàng không trên đường bay quốc tế đi, đến Việt
Nam
1. Hãng
hàng không nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt giá cước vận chuyển hàng không
trên đường bay quốc tế đến và đi từ Việt Nam trực tiếp hoặc qua đường bưu điện
hoặc thư điện tử, fax đến Cục Hàng không Việt Nam. Trường hợp Hiệp định giữa
Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ về vận chuyển hàng không có quy định
khác với quy định của Điều này thì áp dụng theo quy định của Hiệp định đó. Hồ
sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao
Bảng giá cước và điều kiện áp dụng;
2. Trong
thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam
thẩm đinh, quyết định phê duyệt giá cước vận chuyển hàng không trên đường bay
quốc tế đến và đi từ Việt Nam.
Trường hợp
hồ sơ đề nghị phê duyệt giá cước vận chuyển hàng không trên đường bay quốc tế
đến và đi từ Việt Nam chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản đề nghị
hãng hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được
hồ sơ đầy đủ theo quy định.”.
9.
Sửa đổi tên Chương VII như sau:
“CHƯƠNG
VII
THỦ TỤC
CẤP PHÉP BAY CHO CÁC CHUYẾN BAY THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG BAY DÂN DỤNG TẠI VIỆT NAM”.
10.
Sửa đổi Điều 19 như
sau:
“Điều 19.
Cấp phép bay đi, đến cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân dụng tại
Việt Nam
1. Người
khai thác tàu bay, người vận chuyển hoặc người được ủy quyền (sau đây goi chung
là người đề nghị cấp phép bay) gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua đường
bưu điện đến Cục Hàng không Việt Nam hoặc thư điện tử; fax; AFTN hoặc SITA đến
địa chỉ thư điện tử của Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam:
[email protected]. Hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản
đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Sơ đồ
bay (chỉ dùng đối với chuyến bay hoạt động hàng không chung quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm
2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay).
2. Cục
Hàng không Việt Nam cấp phép bay cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay dân
dụng tại Việt Nam quy định tại điểm c khoản 2 Điều 81 Luật Hàng
không dân dụng Việt Nam. Thời hạn đề nghị cấp, sửa đổi phép bay quy định
tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và
khoản 7 Điều 17 Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2007 của
Chính phủ về quản lý hoạt động bay.
Cục Hàng
không Việt Nam xem xét, thông báo phép bay hoặc từ chối cấp phép bay cho người
đề nghị bằng văn bản hoặc thư điện tử; fax; AFTN hoặc SITA trong thời hạn:
a) Mười
(10) ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp chuyến bay quốc
tế thường lệ đến và đi từ lãnh thổ Việt Nam; chuyến bay nội địa thường lệ;
b) Năm
(05) ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp chuyến bay thử
nghiệm, biểu diễn, thao diễn; chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế
quốc dân, hoạt động văn hóa, thể thao;
c) Ba (03)
ngày, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp chuyến bay quốc tế
thuê chuyến, tăng chuyến đến và đi từ Việt Nam; chuyến bay của tàu bay công vụ
nước ngoài không phải là: chuyến bay thử nghiệm, biểu diễn, thao diễn; chuyến
bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân, hoạt động văn hóa, thể thao;
d) Hai
(02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn đề nghị đối với các trường hợp chuyến
bay hạ cánh kỹ thuật tại Việt Nam; chuyến bay được thực hiện theo quyết định
của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; chuyến bay được
thực hiện theo hợp đồng thuê, mua, bán tàu bay; chuyến bay chuyển sân bay quốc
tế; chuyến bay phục vụ nhu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chuyến bay
vì mục đích nhân đạo; chuyến bay hoạt động hàng không chung khác;
đ) Mười
hai (12) giờ, kể từ thời điểm nhận đơn đề nghị đối với trường hợp chuyến bay
nội địa chuyển sân; chuyến bay kiểm tra kỹ thuật;
e) Cơ quan
cấp phép bay có trách nhiệm trả lời ngay cho người nộp đơn đề nghị đối với
trường hợp chuyến bay trong tình thế cấp thiết liên quan đến an ninh quốc gia;
chuyến bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục vụ, sửa chữa
tàu bay hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu
kiện của tàu bay bị hỏng hóc; chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế, cứu
hộ; chuyến bay của tàu bay công vụ Việt Nam.”.
11.
Sửa đổi Điều 20 như sau:
“Điều 20.
Cấp phép bay qua vùng trời Việt Nam cho các chuyến bay thực hiện hoạt động bay
dân dụng
1. Cá
nhân, tổ chức đề nghị cấp phép bay qua vùng trời Việt Nam cho các chuyến bay
thực hiện hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam gửi văn bản đề nghị theo
mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này trực tiếp tại Cục Hàng
không Việt Nam hoặc thông qua hệ thống bưu điện; thư điện tử; fax; điện văn
AFTN (mạng thông tin liên lạc chuyên ngành) đến Cục Hàng không Việt Nam và phải
chịu trách nhiệm về các thông tin trong văn bản đề nghị. Thời hạn đề nghị cấp,
sửa đổi phép bay quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản
4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều 17 Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04
tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay.
2. Cục
Hàng không Việt Nam xem xét, cấp phép bay qua vùng trời Việt Nam cho các chuyến
bay thực hiện hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam trong thời hạn được
quy định khoản 8 Điều 17 Nghị định số 94/2007/NĐ-CP ngày 04
tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về quản lý hoạt động bay:
a) Mười
lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị đối với trường hợp chuyến bay
quốc tế thường lệ qua vùng trời Việt Nam;
b) Bảy
(07) ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị đối với các trường hợp chuyến bay
thử nghiệm; chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân, hoạt động
văn hóa, thể thao;
c) Năm
(05) ngày, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị đối với trường hợp chuyến bay của
tàu bay công vụ nước ngoài không phải là: chuyến bay thử nghiệm, biểu diễn,
thao diễn; chuyến bay phục vụ nghiên cứu khoa học, kinh tế quốc dân, hoạt động
văn hóa, thể thao;
d) Hai
(02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị đối với các trường hợp chuyến
bay không thường lệ qua vùng trời Việt Nam; chuyến bay chuyển sân bay quốc tế; chuyến
bay phục vụ nhu cầu riêng của cơ quan, tổ chức, cá nhân; chuyến bay vì mục đích
nhân đạo;
đ) Mười
hai (12) giờ, kể từ thời điểm nhận văn bản đề nghị đối với trường hợp chuyến
bay kiểm tra kỹ thuật;
e) Cơ quan
cấp phép bay có trách nhiệm trả lời ngay cho người nộp văn bản đề nghị đối với
trường hợp chuyến bay trong tình thế cấp thiết liên quan đến an ninh quốc gia; chuyến
bay chuyên chở thợ máy, động cơ, trang bị, thiết bị phục vụ sửa chữa tàu bay
hỏng hóc hoặc vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện của
tàu bay bị hỏng hóc; chuyến bay tìm kiếm, cứu nạn, cấp cứu, y tế, cứu hộ;
chuyến bay sửa đổi các nội dung sau đây của phép bay: đường hàng không, điểm
bay ra, bay vào vùng trời Việt Nam; thay đổi tàu bay vì lý do phi thương mại;
thay đổi sân bay cất cánh, hạ cánh ngoài lãnh thổ Việt Nam đối với các chuyến
bay qua vùng trời Việt Nam.
3. Trường
hợp Đơn đề nghị cấp phép bay qua vùng trời Việt Nam chưa đầy đủ theo quy định,
căn cứ vào thời hạn như được nêu tại khoản 2 Điều này kể từ ngày nhận hồ sơ
trực tiếp hoặc ngày đến ghi trên dấu bưu điện, ngày đến ghi trên bản fAX, điện
văn AFTN, Cục Hàng không Việt Nam có văn bản hoặc điện văn AFTN đề nghị hãng
hàng không hoàn chỉnh hồ sơ và thời hạn giải quyết tính từ khi nhận được hồ sơ đầy
đủ theo quy định.”.
12.
Huỷ
Điều 21
“Huỷ Điều 21 Thông tư số 26/2009/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2009
của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc vận chuyển hàng không và hoạt động
hàng không chung.”.
13.
Bổ sung 11 Phụ lục như sau:
“1. Phụ
lục I: Mẫu đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện và/hoặc văn phòng
bán vé.
2. Phụ lục
II: Mẫu đề nghị đăng ký hoạt động đại diện cho hãng hàng không nước ngoài tại
Việt Nam.
3. Phụ lục
III: Mẫu đề nghị đăng ký hợp đồng chỉ định đại lý bán vé của hãng hàng không
nước ngoài.
4. Phụ lục
IV: Mẫu đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp (Áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giao nhận Việt Nam đăng ký xuất
vận đơn hàng không thứ cấp của mình).
5. Phụ lục
V: Mẫu đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký xuất vận đơn hàng không thứ cấp (Áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giao nhận Việt Nam đăng ký xuất
vận đơn hàng không thứ cấp cho tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ giao nhận nước
ngoài).
6. Phụ lục
VI: Mẫu đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không.
7. Phụ lục
VII: Mẫu đề nghị phê duyệt hợp đồng hợp tác liên quan trực tiếp đến quyền vận
chuyển hàng không.
8. Phụ lục
VIII: Mẫu đề nghị phê duyệt giá cước vận chuyển hàng không trên đường bay quốc
tế đi, đến Việt Nam.
9. Phụ lục
IX: Mẫu văn bản xin phép bay thực hiện chuyến bay không thường lệ.
10. Phụ
lục X: Mẫu văn bản xin phép thực hiện chuyến bay quá cảnh.
11. Phụ
lục XI: Mẫu văn bản đề nghị của tổ chức.”.
Điều
2.
Tổ chức thực hiện
1. Thông
tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.
2. Chánh
Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không
Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
-
Như khoản 2, Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Website Chính phủ, Website Bộ GTVT;
- Lưu: VT, VTải.
|
BỘ
TRƯỞNG
Hồ Nghĩa Dũng
|