Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 34/2014/TT-BGDĐT hướng dẫn 73/2012/NĐ-CP hợp tác đầu tư nước ngoài giáo dục

Số hiệu: 34/2014/TT-BGDĐT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo Người ký: Bùi Văn Ga
Ngày ban hành: 15/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Trường quốc tế phải dạy chương trình của VN

Ngày 15/10/2014, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 34/2014/TT-BGDĐT hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.

Theo quy định tại Thông tư, các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện giảng dạy chương trình tiếng Việt và Việt Nam học với học sinh là công dân Việt Nam.

Bên cạnh đó, các trường ĐH, CĐ nước ngoài tại Việt Nam cũng phải tổ chức giảng dạy môn học bắt buộc như các trường Việt Nam.

Riêng đối với các chương trình liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục nước ngoài, do bên liên kết nước ngoài cấp bằng thì người học không phải học các môn học bắt buộc.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34 /2014/TT-BGDĐT

Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2014

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2012/NĐ-CP NGÀY 26 THÁNG 9 NĂM 2012 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VỀ HỢP TÁC, ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục; Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;

Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế,

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục như sau:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (sau đây gọi là Nghị định số 73/2012/NĐ-CP), bao gồm: kiểm định chất lượng giáo dục chương trình liên kết đào tạo và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; chương trình giáo dục và môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài; ngành, chuyên ngành đào tạo được phép hợp tác, đầu tư; tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian và vốn đầu tư tối thiểu đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và thực hiện điều khoản chuyển tiếp.

2. Thông tư này không điều chỉnh các hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực dạy nghề thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.

Điều 2. Kiểm định chất lượng giáo dục

1. Cơ sở giáo dục Việt Nam, cơ sở giáo dục nước ngoài thực hiện liên kết đào tạo với cơ sở giáo dục Việt Nam và cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có trách nhiệm tuân thủ quy định hiện hành về tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam ban hành; hoặc tuân thủ quy định của tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận.

2. Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố và cập nhật hàng năm danh mục các tổ chức kiểm định chất lượng của quốc tế được Việt Nam công nhận trên trang thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Điều 3. Tiếp nhận học sinh Việt Nam tại các trường phổ thông có nhiều cấp học

1. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài quy định tại khoản 3 Điều 21 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP là những trường bao gồm từ hai cấp học trở lên trong các cấp học sau: giáo dục mầm non (nếu có), giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

2. Trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài được phép tiếp nhận học sinh Việt Nam theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

3. Học sinh là công dân Việt Nam nhưng có bố hoặc mẹ là người nước ngoài thì được tiếp nhận vào học tại trường như học sinh nước ngoài.

Điều 4. Chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

1. Đối với giáo dục tiểu học

Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường tiểu học hoặc cấp tiểu học của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học, cụ thể như sau:

a) Đối với chương trình tiếng Việt

- Mục tiêu: Giúp học sinh hình thành và phát triển vốn từ vựng và các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp phù hợp với lứa tuổi; cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về tiếng Việt, văn hóa và con người Việt Nam.

- Thời lượng: Không ít hơn 140 phút/tuần, học từ lớp 1 đến hết lớp 5.

b) Đối với chương trình Việt Nam học

- Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu biết cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu và những truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của đất nước và con người Việt Nam; hiểu biết đơn giản về vị trí địa lý, lãnh thổ, lãnh hải, biển đảo, khí hậu, sông núi, tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam; qua đó học sinh hình thành tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào về dân tộc.

- Thời lượng: Không ít hơn 70 phút/tuần, học từ lớp 4 đến hết lớp 5.

2. Đối với giáo dục trung học

- Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông hoặc cấp trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông của trường phổ thông có nhiều cấp học có vốn đầu tư nước ngoài phải học chương trình Việt Nam học để có kiến thức phổ thông, cơ bản, hiện đại, có tính hệ thống về lịch sử, địa lí, văn hoá, truyền thống, phong tục, tập quán của Việt Nam.

- Mục tiêu: Bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, sự trân trọng đối với các di sản lịch sử của dân tộc và truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước của cha ông. Đồng thời phát triển những phẩm chất cần thiết của người công dân: thái độ tích cực vì xã hội, tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng, yêu lao động, sống nhân ái, có kỷ luật, tôn trọng và làm theo pháp luật, có ý thức tự cường dân tộc, sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

- Thời lượng: Không ít hơn 90 phút/tuần, học ở các lớp trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Điều 5. Tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

1. Việc tổ chức dạy học chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Giáo viên là người Việt Nam, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật Việt Nam;

b) Có tài liệu dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn hoặc do các cơ sở giáo dục tự biên soạn trên cơ sở các chương trình tiếng Việt và chương trình Việt Nam học quy định tại Điều 4 của Thông tư này và được Sở Giáo dục và Đào tạo phê duyệt;

c) Ngôn ngữ dạy học là tiếng Việt.

2. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập các chương trình giáo dục bắt buộc đối với học sinh là công dân Việt Nam phải dựa trên mục tiêu và chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

3. Khuyến khích các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương trình tiếng Việt và Việt Nam học bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài cho học sinh là người nước ngoài đang theo học tại trường.

Điều 6. Quyền lợi của học sinh là công dân Việt Nam học tập trong các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài

1. Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại các cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài, giảng dạy theo chương trình giáo dục của nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt thì được chuyển tiếp sang học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông giảng dạy theo chương trình giáo dục của Việt Nam khi có nhu cầu. Cơ sở giáo dục phổ thông tiếp nhận và quyết định việc học chuyển tiếp của học sinh căn cứ kết quả đánh giá trực tiếp năng lực của học sinh.

2. Học sinh là công dân Việt Nam học tập tại cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông của nước ngoài đã đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo được quyền tham dự tuyển sinh vào các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam theo quy định hiện hành.

Điều 7. Môn học bắt buộc đối với người học là công dân Việt Nam trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài

1. Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

a) Trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn Pháp luật. Đây là môn học bắt buộc. Việc tổ chức giảng dạy được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng cho trường trung cấp chuyên nghiệp Việt Nam. Điểm môn học bắt buộc phải được thể hiện trong bảng kết quả học tập của học sinh.

b) Người học tại trường trung cấp chuyên nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được miễn môn học bắt buộc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nếu nộp bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một cơ sở đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp hoặc cơ sở giáo dục đại học hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

2. Đối với trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài

a) Trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài khi tổ chức đào tạo theo chương trình của nước ngoài và cấp văn bằng của trường cho người học thì phải tổ chức giảng dạy môn học bắt buộc theo quy định áp dụng đối với các trường Việt Nam.

b) Người học trong trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài được miễn học môn bắt buộc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này nếu nộp chứng chỉ hoặc bảng điểm đã hoàn thành môn học đó tại một trường cao đẳng, trường đại học khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

3. Người học các chương trình liên kết đào tạo giữa trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học, học viện Việt Nam hoặc trường có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với cơ sở giáo dục nước ngoài, do bên liên kết nước ngoài cấp bằng thì không phải học các môn học bắt buộc quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.

Điều 8. Ngành, chuyên ngành đào tạo được phép hợp tác, đầu tư với nước ngoài đối với trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng và trường đại học

1. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép mở ngành, chuyên ngành đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

2. Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cho phép mở ngành, chuyên ngành của trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được áp dụng theo quy định hiện hành đối với các trường Việt Nam.

3. Trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học nước ngoài; trường trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở giáo dục đại học Việt Nam; trường trung cấp chuyên nghiệp, trường cao đẳng, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép hợp tác liên kết đào tạo trong phạm vi danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ theo quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với cơ sở giáo dục Việt Nam, trừ các ngành, chuyên ngành đào tạo liên quan đến an ninh, quốc phòng, chính trị và tôn giáo.

4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hợp tác liên kết đào tạo hoặc mở ngành, chuyên ngành đào tạo mới, không thuộc danh mục các ngành, chuyên ngành đã được ban hành, trên cơ sở xem xét sự cần thiết của ngành, chuyên ngành đó đối với nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Trong trường hợp này, hồ sơ liên kết đào tạo hoặc hồ sơ đề nghị mở ngành, chuyên ngành đào tạo phải bổ sung:

a) Văn bản xác định nhu cầu nhân lực và mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực đã được Hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở giáo dục thông qua;

b) Thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo đã được kiểm định chất lượng hoặc được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng của ít nhất 2 cơ sở giáo dục nước ngoài để tham khảo.

Điều 9. Quy định về trình độ ngoại ngữ trong liên kết đào tạo ngành ngoại ngữ

Các bên liên kết Việt Nam và nước ngoài thống nhất yêu cầu đầu vào về ngoại ngữ, giải trình về việc đảm bảo chất lượng và mục tiêu đào tạo, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài.

Điều 10. Tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian và vốn đầu tư tối thiểu đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn

1. Việc tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian nhằm mục đích xác định vốn đầu tư tối thiểu của dự án và chỉ áp dụng đối với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

2. Việc tính toán số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian được thực hiện theo công thức sau:

a) Quy đổi cho một khóa bồi dưỡng ngắn hạn i:

Ki =

Số (tiết x lớp) của khóa i

x 20 học viên

1152 tiết

Trong đó:

- Ki là số lượng học viên quy đổi của khóa bồi dưỡng ngắn hạn i.

- Số (tiết x lớp) của khóa i = (Tổng số lớp học khóa i) x (Số tiết học khóa i).

- 1152 tiết là số tiết học của một lớp học toàn phần thời gian trong một năm học (tính bình quân 6 tiết/ngày, quy ước học 6 ngày/tuần và 32 tuần học/năm học).

- 20 học viên là số học viên bình quân/lớp quy định chung cho các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

b) Tổng số học viên quy đổi toàn phần:

Tổng số học viên quy đổi toàn phần

= ∑ Ki Với i = 1, 2, …, n

Trong đó n là số khóa bồi dưỡng ngắn hạn trong một năm học.

Ví dụ: Ở thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất, cơ sở giáo dục dự kiến mở 2 khóa bồi dưỡng/năm, cụ thể như sau:

- Khóa 1: Tổng số tiết của khóa học là 200 tiết, mở 8 lớp.

- Khóa 2: Tổng số tiết của khóa học là 250 tiết, mở 10 lớp.

Kết quả quy đổi như sau:

- Khóa 1: [(200 tiết x 8 lớp) : 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 28 học viên

- Khóa 2: [(250 tiết x 10 lớp) : 1152 tiết] x 20 hv/lớp = 43 học viên

Tổng số học viên quy đổi toàn phần là 71 học viên (28 + 43).

3. Việc tính toán vốn đầu tư tối thiểu dựa trên số lượng học viên quy đổi toàn phần thời gian ở thời điểm có quy mô đào tạo cao nhất và suất đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 3 Điều 28 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

Ví dụ: Theo ví dụ tại khoản b, điểm 2 Điều này thì vốn đầu tư tối thiểu của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm thành lập phải là:

71 (học viên) x 20 triệu đồng = 1,42 tỷ đồng.

Trong trường hợp cơ sở giáo dục không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì vốn đầu tư tối thiểu là 0,994 tỷ đồng (đạt ít nhất 70% mức quy định theo khoản 8 Điều 28 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP).

Vốn đầu tư tối thiểu nêu trên không bao gồm chi phí sử dụng đất.

4. Trong quá trình đào tạo, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tự điều chỉnh số lượng học viên được tiếp nhận đào tạo ở những khoá học khác nhau, phù hợp với vốn đầu tư tối thiểu và lộ trình đầu tư đã đăng ký.

Điều 11. Hướng dẫn về biểu mẫu hồ sơ liên kết đào tạo, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và văn phòng đại diện

1. Đối với liên kết đào tạo với nước ngoài.

Văn bản phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp văn bằng theo thẩm quyền phê duyệt, quy định tại điểm a, d và đ khoản 2 Điều 16 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này.

2. Đối với cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

a) Văn bản cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài theo thẩm quyền cho phép thành lập, quy định tại khoản 2, 4 và 5 Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản cho phép hoạt động giáo dục theo thẩm quyền quy định tại khoản 1, 3 và 4 Điều 49 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.

3. Đối với văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài.

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài, quy định tại khoản 3 Điều 62 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, áp dụng theo Mẫu số 4 kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Thực hiện điều khoản chuyển tiếp việc tiếp nhận học sinh Việt Nam và giảng dạy chương trình của nước ngoài

1. Trẻ em, học sinh Việt Nam đã được tiếp nhận vào học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài dành cho trẻ em, học sinh người nước ngoài trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục học tập bình thường tại trường.

2. Cơ sở giáo dục phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép thí điểm giảng dạy chương trình của nước ngoài, chương trình song ngữ cho học sinh Việt Nam trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện theo quy định cho phép thí điểm tại văn bản đó.

Điều 13. Thực hiện điều khoản chuyển tiếp về thành lập cơ sở giáo dục, mở phân hiệu của cơ sở giáo dục

1. Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép hoạt động giáo dục trước ngày Nghị định số 73/2012/NĐ-CP có hiệu lực thì không phải xét duyệt lại theo các điều kiện quy định tại Điều 36 hoặc Điều 41 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP, nhưng phải bổ sung các loại giấy tờ sau để thực hiện thủ tục cho phép thành lập:

a) Văn bản đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục;

b) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh (nếu có) kèm hồ sơ đề án đã được phê duyệt;

c) Giấy phép hoạt động giáo dục đang còn hiệu lực;

d) Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư theo nội dung đăng ký đầu tư tại Giấy chứng nhận đầu tư;

đ) Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động giáo dục trong thời gian 03 năm gần nhất.

2. Nhà đầu tư làm 06 bộ hồ sơ, trong đó có một bộ hồ sơ gốc và nộp cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy định tại các Điều 38, 43 của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.

3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tổ chức thẩm định hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ban hành Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoặc quyết định cho phép mở phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Ngoài các quy định tại khoản 1, 2 Điều này, cơ quan thụ lý hồ sơ không được yêu cầu nhà đầu tư thực hiện thêm bất kì điều kiện nào khác.

Điều 14. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài chịu sự quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về giáo dục và đào tạo.

Tổ chức, cá nhân, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về giáo dục, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 15. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2014.

2. Bãi bỏ các quy định trái với quy định của Thông tư này.

3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban VHGD TNTN&NĐ của QH;
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Các Bộ ngành liên quan;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Như Điều 15 (để thực hiện);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Lưu VT, Vụ PC, Vụ HTQT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Văn Ga

PHỤ LỤC

(Ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Mẫu số 1

…..…..…(1)…………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: /QĐ-…..….

……(2) ……, ngày……tháng……năm……

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt Đề án liên kết đào tạo với nước ngoài

…..…..…………(1)…..…..…………

Căn cứ…………...……………………………………………………..;

Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Thông tư số…...ngày.....tháng…..năm…...hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Xét đề nghị của …….…… và ……………tại Hồ sơ liên kết đào tạo cấp bằng ………(11)……… ngày ….. tháng ….. năm …..;

Xét đề nghị của …………………………(3)……….…..,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án liên kết đào tạo cấp bằng giữa các Bên:

Bên Việt Nam: ...................................................................................................

- Trụ sở:...............................................................................................................

- Điện thoại:..........................................................................................................

- Fax:...................................................................................................................

- Website:............................................................................................................

- Quyết định thành lập:..........................................................................................

Bên nước ngoài:.................................................................................................

- Trụ sở:...............................................................................................................

- Điện thoại:..........................................................................................................

- Fax:...................................................................................................................

- Website:............................................................................................................

- Văn bản pháp lý:……………………..……..(4)………………………

Điều 2. Các Bên liên kết có trách nhiệm tuân thủ luật pháp Việt Nam, những cam kết, kế hoạch được trình bày trong Hồ sơ đề nghị phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với những nội dung chính sau:

1. Đối tượng tuyển sinh:.............................….....(5)……….....................

2. Thời gian và chương trình đào tạo:…….........(6)………………………

3. Ngôn ngữ giảng dạy:………………….………..(7)………………………

4. Đội ngũ giảng viên:………………………..…....(8)………………………

5. Quy mô đào tạo:………………………………...(9)………………………

6. Địa điểm đào tạo:……………………………….(10)……………………..

7. Văn bằng:………………………………….........(11)……………………...

8. Kinh phí đào tạo và quản lý tài chính: ...........(12)...............................

Điều 3. Sau mỗi năm học ………...…..(13)…….…………. báo cáo ………..(1) ……….. về các hoạt động liên quan đến việc tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình liên kết đào tạo và định kỳ 6 tháng một lần cập nhật cơ sở dữ liệu về liên kết đào tạo với nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo. ………….(1)………… chịu trách nhiệm kiểm tra và phối hợp với các đơn vị có liên quan thanh tra công tác tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình liên kết của các bên liên kết theo Quyết định này và Hồ sơ Chương trình liên kết đã phê duyệt.

Điều 4. Thời hạn hoạt động của Chương trình liên kết ………………....

Điều 5. Hiệu lực của quyết định. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- ………………….;
- ……………….....;
- L
ưu: VT, ……......

Quyền hạn, chức vụ của người ký

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ra Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo;

(2) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan ban hành quyết định;

(3) Thủ trưởng đơn vị chủ trì soạn thảo Quyết định phê duyệt Đề án liên kết đào tạo;

(4) Số, ký hiệu văn bản thể hiện tư cách pháp lý của đối tác nước ngoài, ngày.. tháng... năm.. ban hành văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản;

(5) Yêu cầu về trình độ học vấn đầu vào, năng lực sử dụng ngoại ngữ và các yêu cầu khác;

(6) Thời gian đào tạo (năm học hoặc học kỳ), cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm cung cấp chương trình đào tạo, thời lượng chương trình đào tạo (số tín chỉ) bao gồm cả giai đoạn đào tạo trong nước và giai đoạn đào tạo ở nước ngoài (nếu có);

(7) Ngoại ngữ sử dụng trong quá trình giảng dạy Chương trình liên kết;

(8) Nguồn giảng viên tham gia giảng dạy Chương trình liên kết, tiêu chí đối với giảng viên (trình độ chuyên môn và năng lực sử dụng ngoại ngữ);

(9) Số lượng dự kiến tuyển sinh mỗi khóa, số khóa tuyển sinh/năm;

(10) Địa chỉ cơ sở đào tạo thực hiện chương trình liên kết;

(11)Tên văn bằng (tiếng Việt và tiếng nước ngoài), tên cơ sở đào tạo cấp bằng;

(12) Mức thu học phí (toàn khóa học hoặc theo năm học) bao gồm giai đoạn đào tạo trong nước và giai đoạn đào tạo ở nước ngoài (nếu có), nguồn kinh phí tài trợ cho chương trình (nếu có);

(13) Tên cơ sở giáo dục đại học Việt Nam và tên cơ sở giáo dục đại học nước ngoài;

Mẫu số 2

……….(1)………..
.....................(2)……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

……(3) ……, ngày …... tháng ….… năm ……

QUYẾT ĐỊNH

Về việc cho phép thành lập……..(4)…......

THẨM QUYỀN BAN HÀNH

Căn cứ……………………………(5)…..………………………………;

Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Thông tư số ….. ngày…. tháng …. năm …. hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Xét đề nghị của: …………………………………………………………;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép thành lập:…………….……(4)……………..…………

Tên bằng tiếng Việt:..……………………………………....….……..…...

Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): ..................................................

Địa điểm trụ sở chính: …………………………………………..………..

Điều 2.……(4)…….. là cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 3.……(4)…….. hoạt động theo quy định của pháp luật về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Điều 4. Thời hạn hoạt động: ………………..(6)…………..………..........

Điều 5. Hiệu lực của quyết định; cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm thi hành quyết định./.

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- ………………….;
- ……………….....;
- Lưu: VT, ……......

Quyền hạn, chức vụ của người ký

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh Nhà nước ban hành quyết định;

(3) Địa danh tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan ban hành quyết định;

(4) Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu của cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được cho phép thành lập;

(5) Ghi rõ căn cứ pháp luật trực tiếp để ban hành quyết định;

(6) Ghi thời hạn đăng ký trong Giấy chứng nhận đầu tư, phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định số 73/2012 NĐ-CP.

Mẫu số 3

………(1)………..
…………..
(2)……………
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ……….

..... (3) ......, ngày …... tháng ….… năm ……

GIẤY PHÉP
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

Đăng ký lần đầu: ngày …… tháng ……. năm ……

Đăng ký thay đổi lần thứ ……. : ngày …… tháng …… năm ……

Căn cứ Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Thông tư số… ngày… tháng… năm…. hướng dẫn Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

Căn cứ Quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục số:............do .............. cấp ngày ...... tháng ...... năm .....;

Xét đề nghị của ................(4) ................,

.......(5)..... cấp Giấy phép hoạt động giáo dục cho ...... (4) ....... với những nội dung sau:

1. Tên cơ sở giáo dục (tiếng Việt):..……………(4).….………….....................

- Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có): .......................................................

- Tên viết tắt (nếu có): ……………………….......…………………….....

- Tel:............................ Fax: ...........................Email:.................................

2. ………(4)………được phép hoạt động giáo dục theo những nội dung sau:

a) Địa điểm hoạt động:……………………………………….................

b) Mục tiêu và nội dung hoạt động giáo dục hoặc đào tạo: ……(6)……

c) Chương trình giáo dục hoặc đào tạo và văn bằng: ………….(7) ……

3. ………(4)………có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo với … (2) … và các cơ quan liên quan theo quy định của Pháp luật; chịu sự quản lý, giám sát, thanh kiểm tra và đánh giá toàn diện hoạt động hàng năm của …… (2) ……..

Nơi nhận:
- ……………….;
- L
ưu: VT, ……..

Quyền hạn, chức vụ của người ký

(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản (nếu có);

(2) Tên cơ quan cấp giấy phép hoạt động giáo dục;

(3) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan cấp phép;

(4) Tên cơ sở giáo dục hoặc phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài;

(5) Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép hoạt động;

(6) Ghi rõ hoạt động giáo dục được phép tổ chức;

(7) Ghi rõ trình độ đào tạo và văn bằng chứng chỉ.

Mẫu số 4

UBND TỈNH, THÀNH PHỐ
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ............

…(1) …, ngày …… tháng …… năm …....

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG
CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN GIÁO DỤC NƯỚC NGOÀI

Đăng ký lần đầu: ngày …… tháng ……. năm ……

Đăng ký thay đổi lần thứ ……. : ngày …… tháng …… năm ……

1. Tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài thành lập văn phòng đại diện giáo dục:

Tên bằng tiếng Việt:..………………(2) ………………………………………………..

Tên bằng tiếng nước ngoài:

Quốc tịch: .........................................(3) ……….....................................................

Địa chỉ trụ sở chính: ..............................................................................................

Tel: .................... Fax: .................Email: ........................

2. Văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam

Tên bằng tiếng Việt : .......................(4).................................................................

Tên bằng tiếng nước ngoài (nếu có):....................................................................

Tên viết tắt (nếu có):................................

3. Địa chỉ trụ sở Văn phòng đại diện:

.........................................................................................................................

4. Nhân sự làm việc tại Văn phòng đại diện

a) Trưởng Văn phòng đại diện:

Họ và tên: …........…(5)….... …….Giới tính (nam, nữ):

Sinh ngày ……. tháng …….năm …

Quốc tịch:

Địa chỉ thường trú tại Việt Nam:

Hộ chiếu/Chứng minh nhân dân số:.......................do: ……….. cấp ngày …..... tháng ….... năm …... tại

b) Số lượng nhân viên làm việc tại Văn phòng đại diện: ………..(6)…

5. Nội dung hoạt động:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................

6. Thời hạn hoạt động:

...........................................................................................................................

...........................................................................................................................


Nơi nhận:
- ………………….;
- ……………….....;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- L
ưu: VT, ……......

GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú

(1) Tên tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở cơ quan cấp giấy chứng nhận này;

(2) (4) (5) Ghi bằng chữ in hoa;

(3) Ghi tên nước ban hành pháp luật theo đó tổ chức, cơ sở giáo dục nước ngoài được thành lập;

(6) Nêu rõ số lượng, cơ cấu người nước ngoài, người Việt Nam làm việc tại VPĐD..

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom - Happiness
---------------

No.: 34 /2014/TT-BGDDT

Hanoi, October 15, 2014

 

CIRCULAR

ON PROVIDING GUIDANCE ON THE IMPLEMENTATION OF SOME ARTICLES OF DECREE NO. 73/2012/NĐ-CP DATED SEPTEMBER 26, 2012 BY THE GOVERNMENT DEFINING FOREIGN COOPERATION AND INVESTMENT IN EDUCATION

Pursuant to the Decree No. 36/2012/NĐ-CP dated April 18, 2012 by the Government stipulating functions, duties, powers and organizational structure of ministries and ministerial level bodies;

Pursuant to the Decree No.32/2008/NĐ-CP dated March 19, 2008 by the Government stipulating functions, duties, powers and organizational structures of the Ministry of Education and Training;

Pursuant to the Decree No.75/2006/NĐ-CP dated August 02, 2006 by the Government defining in details and guiding the implementation of some articles of the Law of Education; Decree No. 31/2011/NĐ-CP dated May 11, 2011 by the Government amending and supplementing some articles of the Decree No.75/2006/NĐ-CP dated August 02, 2006 by the Government defining in details and guiding the implementation of some articles of the Law of Education;

Pursuant to the Decree No.73/2012/NĐ-CP dated September 26, 2012 by the Government defining foreign cooperation, investment in the area of education;

In consideration of the proposal by Head of International Cooperation Department;

The Minister of Education and Training has promulgated the Circular which provides guidance on the implementation of some articles of the Decree No.73/2012/NĐ-CP dated September 26, 2012 by the Government on foreign cooperation and investment in education as follows:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular provides guidance on the implementation of some articles of the Decree No.73/2012/NĐ-CP dated September 26, 2012 by the Government on foreign cooperation, investment in education (hereinafter referred to as the Decree No.73/2012/NĐ-CP), including: inspection of education quality of joint training program and foreign-invested educational institutions; compulsory education program and curriculum intended for Vietnamese students who are studying at the foreign-invested educational institutions; disciplines and majors in which cooperation and investment are permitted; calculation of number of students and minimum investment capital of short-term training institutions, and implementation of transitional clause.

2. This Circular does not regulate foreign cooperation and investment in vocational training under the management of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs.

3. This Circular is applied to organizations, individuals in relation to foreign cooperation, investment in education and training in Vietnam.

Article 2. Inspection of education quality

1. Vietnamese educational institutions, foreign educational institutions who provide joint training programs in cooperation with either Vietnamese educational institutions or foreign-invested institutions in Vietnam must comply with current regulations on standards, procedures and cycles of education quality inspection in universities, colleges, vocational secondary schools, primary schools and secondary schools, continuing educational institutions, pre-school education institutions promulgated by the Minister of Education and Training; or complying with regulations of any international quality inspection organization certified in Vietnam.

2. Department of Education Testing and Accreditation affiliated to the Ministry of Education and Training shall announce and update the list of international education quality inspection organizations certified in Vietnam on the website of the Ministry of Education and Training.

Article 3. Admission of Vietnamese students to mixed-level general schools of multiple levels

1. Foreign-invested mixed-level compulsory education institutions (hereinafter referred to as foreign mixed-level schools) as defined at Paragraph 3, Article 21 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP are those which comprise two levels and over in the following levels: pre-school education (if any), primary education, lower secondary and upper secondary education.

2. Foreign-invested mixed-level general schools are allowed to admit Vietnamese students in accordance with the regulations at Article 24 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Compulsory education program for students as Vietnamese citizens in the foreign-invested general educational institutions

1. for primary education

Students as Vietnamese citizens who study at primary schools or primary level of the foreign-invested mixed-level general schools must study Vietnamese program and Vietnamese studies, specifically as follows:

a)  For Vietnamese program:

- Objectives: Help students establish and develop their power of vocabulary as well as Vietnamese skills (listening, speaking, reading and writing) to facilitate study and interactions with their peers; provide students with initial knowledge of Vietnamese, Vietnamese culture and people.

- Duration: No less than 140 minutes/week, from 1st grade to 5th grade.

b) For Vietnamese studies:

- Objectives: Help students grasp basic knowledge of typical historical events and characters, good traditions, customs and practices of Vietnam and its people; grasp basic knowledge of Vietnam’s geographical position, territory, territorial waters, sea and islands, climate, natural resources, and minerals; through which the students will establish in their hearts the love for the native land, the country and pride in its people.

- Duration: No less than 70 minutes/week, from 4th grade to 5th grade.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Students as Vietnamese citizens who study at lower secondary schools, upper secondary schools or at lower and higher secondary levels of the foreign-invested mixed-level general schools must take Vietnamese studies program to equip themselves with general, basic, modern and systematic knowledge of history, geography, culture, traditions, customs and practices of Vietnam.

- Objectives: Enhance students’ love for the native land, the country, and pride in its people, the respect for national historic heritages and heroic traditions during the building and protection of the country by the forefathers and at the same time develop crucial qualities of a citizen: positive attitudes for the society, sense of responsibility to the community, love of labor, compassion, good disciplines, respect and obey the law, sense of national self-strengthening, willing to take part in the protection and development of the country.

- Duration: No less than 90 minutes/week, lower and upper secondary classes.

Article 5. Organization of teaching, examination and evaluation at foreign-invested general schools

1. Organization of teaching in compulsory education programs for students being Vietnamese citizens must meet the following conditions:

a) Teachers are Vietnamese citizens who are fully qualified according to the regulation of the Vietnamese law;

b) There are teaching materials compiled by the Ministry of Education and Training, or compiled by the educational institutions themselves based on the Vietnamese program and Vietnamese studies program as defined in Article 4 of this Circular and approved by the Provincial Service of Education and Training;

c) Language for teaching is Vietnamese.

2. The evaluation of the performance of Vietnamese students that study compulsory education programs must rely on objectives and standardized knowledge, skills of the general education program promulgated by the Minister of Education and Training.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 6. Benefits for students being Vietnamese citizens who study in foreign-invested general educational institutions

1. Students as Vietnamese citizens who study at foreign-invested general educational institutions running foreign curriculum approved by Vietnamese competent authorities shall be transferred for studying at general educational institutions running Vietnamese curriculum at their request. The general educational institutions shall decide the admission of such students according to evaluation of their performance.

2. Students being Vietnamese citizens who study at foreign-invested general educational institutions in Vietnam, have obtained Senior High School Certificate overseas and registered with the Ministry of Education and Training are entitled to taking part in exams to get entrance into vocational secondary schools and tertiary education institutions in Vietnam according to applicable regulations.

Article 7. Compulsory subjects for students being Vietnamese citizens at foreign-invested vocational secondary schools, colleges, universities and programs of educational association with foreign partners

1. For foreign-invested vocational secondary schools

a) When organizing the training through foreign programs and awarding diplomas to students, foreign-invested vocational secondary schools must include Law in the curriculum as a compulsory subject. The teaching is implemented in accordance with the regulation of the Ministry of Education and Training applied to vocational secondary schools in Vietnam. Grades of the compulsory subject must be shown in the student’s school performance report.

b) A student at a foreign-invested vocational secondary school shall be exempted from the compulsory subject mentioned in Point a Clause 1 of this Article if he/she submits a transcript showing that he/she has completed that subject at another vocational secondary school or higher education institution which lawfully operates in Vietnam.

2. For foreign-invested colleges, universities

a) When running foreign training programs and awarding diplomas to the students, foreign-invested colleges, and universities must put a compulsory subject into the teaching in accordance with the regulations applied to schools in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Every student that follows a joint training program provided by a Vietnamese vocational secondary school, college, university, institute, or foreign-invested school in Vietnam in cooperation with a foreign educational institution and is awarded a diploma by the foreign educational institution shall be exempted from the compulsory subject mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article.

Article 8. Disciplines, majors for training which are granted cooperation with foreign partners with respect to vocational secondary schools, colleges and universities

1. Foreign-invested vocational secondary schools, colleges, universities in Vietnam are permitted to provide training in the majors and disciplines on the list of majors and disciplines at professional secondary, college, tertiary, post-graduate and doctorate levels according to the current regulations of the Ministry of Education and Training except disciplines, majors for training in relation to national security, defense, politics and religion.

2. Conditions, procedures and authority to permit foreign-invested vocational secondary schools, colleges, universities in Vietnam to open disciplines, majors are applied in accordance with applicable regulation to schools in Vietnam.

3. Foreign vocational secondary schools, colleges, universities; vocational secondary schools and tertiary educational institutions in Vietnam; foreign-invested vocational secondary schools, colleges, universities in Vietnam which are permitted to provide joint training program within the list of disciplines, majors for training at professional secondary, college, tertiary, post-graduate and doctorate levels according to current regulation of the Ministry of Education and Training except disciplines, majors  in connection with national security, defense, politics and religion.

4. The Minister of Education and Training decides to permit joint training or opening of new disciplines, majors for training which are not subject to the list of the promulgated disciplines, majors based on consideration of the necessity of those disciplines, majors for the human resource and socio-economic development of the country. In this case, the dossier of educational association or the proposals to open disciplines, majors for training must contain the additional documents below:

a) Documents determining the demand for human resource and training objectives which meet the demand for human resource passed by the educational institution’s Scientific and Training Council;

b) Realities and experiences in training from a number of countries in the world, accompanied with the training programs certified in quality or certified in quality by competent bodies from at least two foreign educational institutions for reference.

Article 9. Stipulating foreign language level in joint training for foreign language branch

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 10. Calculating number of full-time students and minimum investment capital for short-term training institutions

1. The number of full-time students is calculated to determine minimum investment capital of the project and this is only applied to short-term training institutions.

2. Calculating number of full-time students is done with the following formula:

a) Conversion for a short-term training course i:

Ki =

Number of periods x number of classes of course i

x 20 students

1152 periods

Where:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- 1152: number of periods of a full-time class in a year (6 periods/day on average, 6 days/week and 32 weeks/school year by convention).

- 20: average number of students/class of short-term training courses.

b) Total number of full-time students:

Total number of students

=    ∑ Ki      With   i = 1, 2, …, n

Where n is the number of short-term training courses in a school year.

Example: During the peak period, the educational institution is expected to run two training courses/year, specifically as follows:

- Course 1: Total number of periods is 200; the number of classes is 8.

- Course 2: Total number of periods is 250, the number of classes is 10.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Course 1: [(200 periods x 8 classes): 1152 periods] x 20 students/class = 28 students

- Course 2: [(250 periods x 10 classes): 1152 periods] x 20 students/class = 43 students

Total number of full-time students is 71 (28 + 43).

3. Calculating minimum investment capital is based on the number of students during the peak period and with the minimum investment as stipulated in Paragraph 3, Article 28 of Decree No.73/2012/NĐ-CP.

Example: According to the example in Paragraph b, Point 2 of this article, the minimum investment capital of a short-term training institution at the time of establishment shall be:

71 (students) x VND20,000,000 dong= VND1,420,000,000.

In case the educational institution leases all its infrastructure from a third party instead of building new one, or the infrastructure is contributed as capital by the Vietnamese party, the minimum investment capital will be VND997,000,000 (70% of the regulated rate according to Paragraph 8, Article 28 of Decree 73/2012/NĐ-CP).

Minimum investment capital is exclusive of land use cost.

4. During the training, the short-term training institution shall adjust the number of students admitted to different courses depending on the minimum capital and registered investment plan.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. For joint training with foreign partners.

A written approval for the Scheme for joint training and diploma awarding issued by a competent authority as stipulated in Points a, d and đ, Paragraph 2, Article 16 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP, (Form No. 1 enclosed herewith shall be used).

2. For foreign-invested educational institutions.

a) A written approval for establishment of the foreign-invested educational institution issued by a competent authority as stipulated in Paragraphs 2, 4 and 5, Article 39 of the Decree No.73/2012/NĐ- (Form No. 2 enclosed herewith shall be used);

b) A written approval for educational operation issued by a competent authority as stipulated in Paragraphs 1, 3 and 4, Article 49 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP(Form No. 3 enclosed herewith shall be used).

3. For foreign educational representative offices.

Operation registration licenses of the foreign educational representative offices as stipulated in Paragraph 3, Article 62 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP, applied according to Form 4 enclosed in this Circular.

Article 12. Implementing the transitional clause on admission of Vietnamese students and conducting foreign teaching programs

1. Vietnamese students who are admitted to foreign-invested preschools, primary schools and secondary schools intended for overseas students before the effective date of Decree No. 73/2012/NĐ-CP are allowed to continue their learning at the schools.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 13. Implementing transitional clause on establishment of educational institutions and opening of branches of educational institutions

1. Any foreign-invested educational institution and its branches which are granted Investment Certificate (which is also a business registration certificate) and educational operation license before the effective date of Decree No.73/2012/NĐ-CP are exempted from undergoing the assessment mentioned in Article 36 or Article 41 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP, but the additional documents below must be provided:

a) A written request for permission to establish educational institutions;

b) Authenticated copy of Investment Certificate concurrently a business registration certificate, the amended investment certificate (if any) accompanied with the approved scheme dossiers;

c) An unexpired Educational operation license;

d) Report on the investment project developments according to the contents of investment registration at the Investment Certificate;

đ) Report on educational activity performance in most recent three years.

2. The investor prepares 6 sets of documents, one of which is the original,  and submit them to the receiving agencies mentioned in Articles 38, 43 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP.

3. Within 20 days, the dossier receiving agency shall examine the documents and request the competent authority mentioned in Article 39 of the Decree No.73/2012/NĐ-CP to consider issuing the decision to approve the establishment of the foreign-invested educational institution or the decision to approve the opening of branches of the foreign-invested educational institution.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Investigation, examination and handling of violations

Foreign-invested educational institutions, foreign educational representative offices are under the management, supervision, investigation and examination, regularly and unexpectedly, by the Vietnamese education authorities.

Organizations, individuals and foreign-invested educational institutions, foreign representative offices that commit violations of the law on education, depending on the nature and seriousness of violations, shall incur penalties according to applicable regulations of the law.

Article 15. Execution provision

1. This Circular is effective since December 01, 2014.

2. The regulations contrary to the regulations in this Circular are abrogated.

3. Chief, Head of the International Cooperation Department, heads of relevant agencies under the Ministry of Education and Training; Director of the Department of Education and Training, manager of the office of education and training, relevant organizations, individuals are responsible for exercising this Circular./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 34/2014/TT-BGDĐT ngày 15/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30.266

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.12.233
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!