Xin chúc mừng thành viên đã đăng ký sử dụng thành công www.thuvienphapluat.vn
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giúp thành viên tìm kiếm văn bản chính xác, nhanh chóng theo nhu cầu và cung cấp nhiều tiện ích, tính năng hiệu quả:
1. Tra cứu và xem trực tiếp hơn 437.000 Văn bản luật, Công văn, hơn 200.000 Bản án Online;
2. Tải về đa dạng văn bản gốc, văn bản file PDF/Word, văn bản Tiếng Anh, bản án, án lệ Tiếng Anh;
3. Các nội dung của văn bản này được văn bản khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng các màu sắc; các quan hệ của các văn bản thông qua tiện ích Lược đồ và nhiều tiện ích khác;
4. Được hỗ trợ pháp lý sơ bộ qua Điện thoại, Email và Zalo nhanh chóng;
5. Nhận thông báo văn bản mới qua Email để cập nhật các thông tin, văn bản về pháp luật một cách nhanh chóng và chính xác nhất;
6. Trang cá nhân: Quản lý thông tin cá nhân và cài đặt lưu trữ văn bản quan tâm theo nhu cầu.
Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích miễn phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích MIỄN PHÍ nổi bật trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Quý khách chưa đăng nhập, vui lòng Đăng nhập để trải nghiệm những tiện ích có phí.
Xin chào Quý khách hàng -!
Mời Bạn trải nghiệm những tiện ích CÓ PHÍ khi xem văn bản trên www.thuvienphapluat.vn:
Bỏ qua | Bắt đầu xem hướng dẫn Đăng nhập để xem hướng dẫn |
Xin chào Quý khách hàng -!
Để trải nghiệm lại nội dung hướng dẫn tiện ích, Bạn vui lòng vào Trang Hướng dẫn sử dụng.
Bên cạnh những tiện ích vừa giới thiệu, Bạn có thể xem thêm Video/Bài viết hướng dẫn sử dụng để biết cách tra cứu, sử dụng toàn bộ các tính năng, tiện ích trên website.
Ngoài ra, Bạn có thể nhấn vào đây để trải nghiệm MIỄN PHÍ các tiện ích khi xem văn bản dành cho thành viên CÓ PHÍ.
👉 Xem thông tin chi tiết về gói dịch vụ và báo giá: Tại đây.
👉 Xem thêm Sơ đồ website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Cảm ơn Bạn đã quan tâm và sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Trân trọng,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
+ Lưu giữ văn bản này vào "Văn bản của tôi"
+ Có thể quản lý trong Menu chức năng Cá nhân
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 32/2011/CT-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 10 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Huy động toàn xã hội tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính để thực hiện tốt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm nguyên tắc chỉ ban hành, duy trì các thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp, có chi phí tuân thủ thấp nhất và đã được thể chế hóa trong Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phân công các bộ, ngành, địa phương thực hiện Nghị quyết số 57/2010/QH12 của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010, Văn bản số 6930/VPCP-KSTT ngày 03 tháng 10 năm 2011 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.
Thời gian qua, công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính được chú trọng và đang từng bước triển khai rộng rãi trên địa bàn thành phố, đã thành lập Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính và tổ chức các hội nghị quán triệt, tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tại các Sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn về cơ bản đã tuân thủ đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần phải chấn chỉnh trong thời gian tới cụ thể như: Lãnh đạo của một số đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính, chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt và việc quán triệt tại đơn vị chưa hiệu quả; chưa cập nhật kịp thời và chậm công bố những thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ; chưa niêm yết công khai đầy đủ thủ tục hành chính; cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu nộp thêm một số thành phần hồ sơ ngoài quy định và còn trễ thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
Để các quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 6930/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ được thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ, hiểu đúng, làm đúng quy định, đồng thời tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đối với công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố chỉ thị:
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn:
a) Nghiêm túc tổ chức quán triệt và phổ biến Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính đến cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức để thống nhất nhận thức về mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, chú trọng là công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính và xác định đây là công việc trọng tâm, thường xuyên và liên tục trong chỉ đạo điều hành của cơ quan, đơn vị.
b) Xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức nắm vững chuyên môn, thành thạo nghiệp vụ và nâng cao kỹ năng để thực hiện có hiệu quả công tác kiểm soát thủ tục hành chính.
c) Thực hiện nghiêm túc, công khai, minh bạch, đầy đủ thủ tục hành chính; về hình thức bắt buộc công khai niêm yết tại trụ sở cơ quan nơi tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải dễ nhìn, dễ đọc và dễ tiếp cận; giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức phải thực hiện đúng nội dung đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quyết định công bố.
Nghiêm cấm cán bộ, công chức tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức tùy tiện yêu cầu thêm hoặc bổ sung thành phần hồ sơ ngoài quy định; tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức phải nhận đúng, nhận đủ (không nhận thừa hồ sơ, chứng từ); cấp biên nhận hồ sơ ghi rõ thời gian tiếp nhận và trả kết quả; chấm dứt tình trạng đến thời hạn trả kết quả mới yêu cầu cá nhân, tổ chức bổ sung hồ sơ.
d) Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ cho phù hợp; hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đối với quy định hành chính không còn phù hợp, thiếu đồng bộ, dễ nảy sinh tiêu cực và gây phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức.
đ) Chủ động tự kiểm tra và kiểm tra các đơn vị, các phòng nghiệp vụ, cán bộ, công chức chuyên môn; bố trí cán bộ làm đầu mối đủ năng lực tham mưu công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức làm đầu mối được tham gia công tác kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố khi có yêu cầu cần huy động.
e) Khi nhận được văn bản lấy ý kiến góp ý văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính, phải nghiên cứu kỹ cho ý kiến đầy đủ và có trách nhiệm để hoàn thiện hệ thống pháp luật thật sự đi vào cuộc sống và đạt được mục tiêu quản lý nhà nước mà không tạo gánh nặng hành chính cho cá nhân, tổ chức.
g) Niêm yết công khai tại trụ sở địa chỉ cơ quan, email, số điện thoại chuyên dùng của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) là đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính theo quy định tại Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
h) Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo và nâng cao chất lượng báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính tại đơn vị (Văn bản số 4147/UBND-KSTTHC ngày 19 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố).
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố:
a) Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đánh giá tác động từng thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân thành phố theo hướng dẫn tại Văn bản số 3183/UBND-KSTTHC ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố; gửi lấy ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) trước khi gửi Sở Tư pháp thẩm định.
b) Khẩn trương soạn thảo các quyết định công bố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, gồm: công bố thủ tục hành chính ban hành mới, được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bị bãi bỏ hoặc hủy bỏ tại các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương ban hành để thực thi các Nghị quyết đơn giản hóa thủ tục hành chính đã được Chính phủ phê duyệt; và do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận - huyện, Ủy ban nhân dân phường - xã, thị trấn.
c) Chịu trách nhiệm việc kiểm tra, thường xuyên đôn đốc cán bộ, công chức thuộc quyền cập nhật các văn bản ban hành mới quy định về thủ tục hành chính, dự thảo quyết định công bố trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố đúng thời gian quy định tại Điều 15 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP của Chính phủ.
3. Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố:
a) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 945/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản số 6930/VPCP-KSTT của Văn phòng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính và kiểm soát thủ tục hành chính.
b) Xây dựng Quy định về công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố; Quy chế phối hợp về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Thực hiện nghiêm việc không trình và trả lại các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa thực hiện đánh giá tác động hoặc đánh giá tác động còn hình thức, chưa đúng quy định và chưa có ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính); chủ trì việc lấy ý kiến, tham vấn của tổ chức hoặc đối tượng chịu sự tác động của văn bản quy phạm pháp luật dự thảo có quy định về thủ tục hành chính; cập nhật trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính những nội dung mới đã được công bố đúng quy định.
d) Rà soát và bổ sung quy trình xử lý văn bản đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành có quy định về thủ tục hành chính do Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là đầu mối cho ý kiến.
đ) Giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là đầu mối tiếp nhận và công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
4. Sở Tư pháp:
a) Thực hiện nghiêm việc không thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính chưa đánh giá tác động, chưa có ý kiến của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính).
b) Chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố đề xuất xử lý các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành chưa phù hợp hoặc trái quy định (nếu có).
5. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành thành phố có liên quan:
a) Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung nội dung công tác hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính là một tiêu chí để xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
b) Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố quy định mức chi cụ thể; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập và chấp hành dự toán kinh phí để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính được giao theo quy định tại Thông tư số 224/2010/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện các hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính.
c) Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố công khai đầy đủ các quyết định công bố, nội dung chi tiết của thủ tục hành chính; địa chỉ cơ quan, địa chỉ email, số điện thoại chuyên dùng của Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) trên trang thông tin điện tử của thành phố và của các đơn vị, các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký. Chỉ thị này thay thế Chỉ thị số 22/2010/CT-UBND ngày 18 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
Tài khoản hiện đã đủ người dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.