BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 07/VBHN-BNNPTNT
|
Hà Nội, ngày 11
tháng 4 năm 2017
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày
12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm tra,
chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, có hiệu lực kể từ ngày
26/12/2013, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày
13/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều
tại Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng
nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu, có hiệu lực kể từ ngày 30/3/2017.
Căn cứ Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Luật An toàn
thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Nghị
định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số
38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa
đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ;
Theo đề nghị của Cục
trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về kiểm tra,
chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu1:
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh2
1. Hồ sơ, thủ
tục và thẩm quyền kiểm tra, thẩm định, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm (sau đây viết tắt là Giấy chứng nhận ATTP) đối với cơ sở
sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu (sau đây gọi tắt là Cơ
sở).
2. Hồ sơ, thủ tục và
thẩm quyền kiểm tra, cấp giấy chứng nhận thực phẩm thủy sản xuất khẩu (sau đây
gọi là Chứng thư) theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng áp dụng
bao gồm:
a) Cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu;
b) Thực phẩm thủy sản
xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô
hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm
sản và Thủy sản.
2. Đối với các thực
phẩm thủy sản xuất khẩu có yêu cầu chứng nhận kiểm dịch theo quy định hiện
hành, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận nêu tại Điều 5 Thông tư này
thực hiện đồng thời việc kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) và kiểm
dịch.
3. Các trường hợp sau
đây không thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư này:
a) Cơ sở sản xuất,
kinh doanh thực phẩm thủy sản chỉ tiêu thụ nội địa;
b) Thủy sản xuất khẩu
không dùng làm thực phẩm;
c) Thực phẩm thủy sản
xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu không yêu cầu
lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông
lâm sản và Thủy sản.
Điều
3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này,
một số từ ngữ được hiểu như sau:
1. Cơ sở sản xuất
thực phẩm thủy sản độc lập: là Cơ sở có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết
bị để thực hiện hoàn chỉnh quy trình sản xuất riêng biệt từ công đoạn tiếp nhận
nguyên liệu cho đến công đoạn bao gói hoàn chỉnh thành phẩm; có đội ngũ cán bộ
quản lý chất lượng riêng với ít nhất 03 (ba) nhân viên thực hiện kiểm soát ATTP trong
quá trình sản xuất và ít nhất 01 (một) nhân viên hoàn thành khóa đào tạo về
quản lý ATTP theo nguyên tắc Phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn -
HACCP (sau đây gọi là nguyên tắc HACCP) do cơ quan, tổ chức được Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giao chức năng, nhiệm vụ đào tạo quản lý ATTP theo
nguyên tắc HACCP thực hiện.
2. Lô hàng sản
xuất: là một lượng sản phẩm được sản xuất từ một hay nhiều lô nguyên liệu
có cùng nguồn gốc xuất xứ, theo cùng một quy trình công nghệ, cùng điều kiện
sản xuất (có cùng các yếu tố tác động đến điều kiện bảo đảm ATTP) trong thời
gian không quá 24 giờ tại một Cơ sở.
3. Lô hàng xuất
khẩu: là lượng hàng được chủ hàng đăng ký kiểm tra, chứng nhận để xuất khẩu
một lần cho một nhà nhập khẩu trên một phương tiện vận chuyển.
4. Nhóm thực phẩm
thủy sản tương tự: là những thực phẩm thủy sản có cùng mức nguy cơ về ATTP,
được sản xuất theo quy trình công nghệ cơ bản giống nhau (có thể khác nhau tại
một số công đoạn nhưng không phát sinh các mối nguy đáng kể về ATTP) tại một Cơ
sở.
5. Sản xuất thực
phẩm thủy sản: là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động khai
thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm thủy sản.
6. Thực phẩm thủy
sản: là sản phẩm thủy sản mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã
qua sơ chế, chế biến, bảo quản.
7. Thực phẩm thủy
sản ăn liền: là sản phẩm thủy sản có thể sử dụng trực tiếp cho người mà
không phải xử lý đặc biệt trước khi ăn.
Điều
4. Căn cứ để kiểm tra, thẩm định, chứng nhận
Căn cứ để kiểm tra,
thẩm định, cấp Giấy chứng nhận ATTP và Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất
khẩu là các quy định tại Điều 41, 42 Luật ATTP; các quy định, quy chuẩn kỹ
thuật của Việt Nam và quy định, quy chuẩn kỹ thuật của nước nhập khẩu về ATTP
thủy sản.
Điều
5. Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
1. Cơ quan kiểm tra,
thẩm định, cấp Giấy chứng nhận ATTP: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản, Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ, Cơ quan
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ.
2. Cơ quan kiểm tra,
cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu: là các đơn vị thuộc Cục Quản lý
Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản được Cơ quan thẩm quyền các nước nhập khẩu
thủy sản Việt Nam đánh giá đủ năng lực thực hiện các hoạt động kiểm tra, cấp
Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu.
Điều
6. Yêu cầu đối với kiểm tra viên, trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định
1. Đối với kiểm tra
viên:
a) Trung thực, khách
quan, không có quan hệ về lợi ích kinh tế với tổ chức, cá nhân xuất khẩu lô
hàng (sau đây gọi tắt là Chủ hàng) hoặc chủ Cơ sở được kiểm tra, thẩm định;
b) Có chuyên môn phù
hợp và đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cấp chứng nhận
hoàn thành khóa tập huấn về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản;
c) Đủ sức khỏe để bảo
đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
2. Đối với trưởng
đoàn kiểm tra, thẩm định: đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nêu tại khoản 1 Điều này
và phải có ít nhất 05 (năm) năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kiểm tra,
được Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản giao nhiệm vụ
trưởng đoàn.
Điều
7. Yêu cầu đối với trang thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm tra, thẩm định hiện
trường
1. Chuyên dụng, có
dấu hiệu phân biệt với các dụng cụ khác.
2. Trong tình trạng
hoạt động và bảo trì tốt; được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định; tình trạng
vệ sinh tốt, bảo đảm không là nguồn lây nhiễm.
Điều
8. Yêu cầu đối với phòng kiểm nghiệm
Các phòng kiểm nghiệm
tham gia hoạt động phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu về ATTP theo quy định
tại Thông tư này phải được Cơ quan có thẩm quyền chỉ định theo quy định của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều
9. Phí3
Việc thu phí thẩm
định cấp giấy chứng nhận ATTP đối với Cơ sở, phí thẩm định cấp Chứng thư cho lô
hàng thủy sản xuất khẩu quy định tại Thông tư này được thực hiện theo Luật phí
và lệ phí, quy định của Bộ Tài chính và các văn bản pháp luật có liên quan.
Chương
II
KIỂM
TRA, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ATTP
Điều
10. Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Hồ sơ đăng ký cấp
Giấy chứng nhận ATTP bao gồm:
a) Giấy đăng ký cấp
Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao công chứng hoặc bản sao
kèm theo bản chính để đối chiếu;
c) Báo cáo hiện trạng
(cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống bảo đảm ATTP) của Cơ sở theo mẫu
tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Danh sách chủ Cơ
sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở
lên cấp xác nhận đủ sức khỏe;
đ) Danh sách chủ Cơ
sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ quan chức năng quản lý chất
lượng ATTP nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp
giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.
2. Đối với các Cơ sở
đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP sau khi khắc phục sai lỗi của lần kiểm tra,
thẩm định trước đó: hồ sơ bao gồm 01 (một) Báo cáo kết quả khắc phục các sai
lỗi theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở gửi 01 (một)
bộ hồ sơ đăng ký cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức
như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; fax, thư điện tử hoặc đăng ký trực
tuyến (sau đó gửi bản chính).
Điều
11. Xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Trong thời gian 03
(ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký của Cơ sở, Cơ quan kiểm
tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung
những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
2.4 Nếu hồ sơ đăng ký hợp
lệ, trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông
báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá
07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều
12. Các hình thức kiểm tra, thẩm định
1. Thẩm định tại Cơ
sở để cấp Giấy chứng nhận ATTP: Áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Cơ sở chưa có Giấy
chứng nhận ATTP;
b) Cơ sở bị thu hồi
Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có Giấy
chứng nhận ATTP còn hiệu lực ít hơn 6 (sáu) tháng;
d) Cơ sở đã được cấp
Giấy chứng nhận ATTP nhưng thay đổi chủ sở hữu hoặc sửa chữa, nâng cấp điều
kiện sản xuất dẫn đến việc thay đổi khả năng xuất hiện các mối nguy về ATTP so
với ban đầu;
đ) Cơ sở bổ sung sản
phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tương tự đã được chứng nhận;
e)5 Cơ sở đã được
cấp Giấy chứng nhận ATTP nhưng hoãn kiểm tra sau cấp giấy có thời hạn quá 12
(mười hai) tháng;
g) Cơ sở đăng ký bổ
sung vào Danh sách cơ sở được phép chế biến, xuất khẩu vào thị trường có yêu
cầu lập danh sách.
2.6 Kiểm tra sau cấp giấy
và kiểm tra đột xuất:
a) Kiểm tra
sau cấp giấy: Là hình thức kiểm tra, thẩm định không báo trước nhằm giám sát
việc duy trì điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở đã được cấp Giấy chứng nhận
ATTP theo tần suất như sau: Cơ sở hạng 1 và hạng 2: 01 (một) lần trong 01 (một)
năm; Cơ sở hạng 3: 01 (một) lần trong 06 (sáu) tháng; Cơ sở hạng 4: Thời điểm
kiểm tra tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của Cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm
tra, chứng nhận quyết định nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ thời điểm kiểm
tra trước đó;
b) Kiểm tra
đột xuất: Là hình thức kiểm tra không báo trước, được áp dụng đối với Cơ sở có
các dấu hiệu vi phạm về ATTP được quy định tại điểm b khoản 3 Điều
17, khoản 3 Điều 31 và khoản 2 Điều 36 Thông tư này hoặc khi có khiếu nại
của các tổ chức, cá nhân.
Điều
13. Thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định Cơ sở
1. Thủ trưởng Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định điều kiện
bảo đảm ATTP của Cơ sở.
2. Quyết định thành
lập đoàn kiểm tra, thẩm định bao gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ kiểm tra,
thẩm định;
b) Họ tên, chức danh,
đơn vị công tác của các thành viên trong đoàn;
c) Tên, địa chỉ và mã
số (nếu có) của Cơ sở được kiểm tra, thẩm định;
d) Phạm vi, nội dung,
hình thức và thời gian dự kiến kiểm tra, thẩm định;
đ) Trách nhiệm của Cơ
sở được kiểm tra, thẩm định và đoàn kiểm tra, thẩm định.
3. Quyết định thành
lập đoàn kiểm tra, thẩm định phải được thông báo tại Cơ sở khi bắt đầu kiểm
tra, thẩm định.
Điều
14. Nội dung, phương pháp kiểm tra, thẩm định
1. Nội dung kiểm tra,
thẩm định điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở bao gồm:
a) Điều kiện cơ sở
vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, quản lý về ATTP
thủy sản (bao gồm cả kiểm tra các giấy chứng nhận sức khỏe, giấy xác nhận tập
huấn kiến thức về ATTP của chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm);
b) Chương trình quản
lý ATTP theo nguyên tắc HACCP;
c) Thủ tục truy xuất
nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
d)7 Lấy mẫu phân tích
đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo Phụ
lục IA
ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Phương pháp kiểm
tra, thẩm định thực hiện theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều
15. Biên bản kiểm tra, thẩm định
1. Nội dung của Biên
bản kiểm tra, thẩm định:
a) Thể hiện đầy đủ,
chính xác kết quả kiểm tra, thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ
lục V
ban hành tại Thông tư này và được lập tại Cơ sở ngay sau khi kết thúc kiểm tra,
thẩm định;
b) Ghi rõ các hạng mục
không bảo đảm ATTP và thời hạn yêu cầu Cơ sở hoàn thành các biện pháp khắc
phục;
c) Ghi rõ kết luận
chung và mức phân loại điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở;
d) Có ý kiến của
người đại diện có thẩm quyền của Cơ sở về kết quả kiểm tra, thẩm định, cam kết
khắc phục các sai lỗi (nếu có);
đ) Có chữ ký của
trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của Cơ
sở; đóng dấu giáp lai Biên bản kiểm tra, thẩm định (hoặc ký từng trang trong
trường hợp không có con dấu tại Cơ sở);
e) Được lập thành 02
(hai) bản: 01 (một) bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, chứng nhận, 01 (một) bản lưu
tại Cơ sở; trường hợp cần thiết có thể tăng thêm số bản.
2.Trường hợp đại diện
Cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra, thẩm định, đoàn kiểm tra, thẩm
định phải ghi: “Đại diện Cơ sở được kiểm tra, thẩm định không ký Biên bản” và
nêu rõ lý do. Biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả
các thành viên của đoàn kiểm tra, thẩm định.
Điều
16. Phân loại Cơ sở về điều kiện bảo đảm ATTP
1. Mức phân loại đối
với Cơ sở về điều kiện bảo đảm ATTP như sau:
a) Hạng 1: Rất tốt;
b) Hạng 2: Tốt;
c) Hạng 3: Đạt;
d) Hạng 4: Không đạt.
2. Phương pháp phân
loại cụ thể đối với từng loại hình Cơ sở theo quy định tại Phụ
lục V
ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều
17. Xử lý kết quả kiểm tra, thẩm định và cấp Giấy chứng nhận ATTP
Trong thời hạn 06
(sáu) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thẩm định, Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận thẩm tra Biên bản kiểm tra, thẩm định và thông báo kết quả tới Cơ sở8,
cụ thể như sau:
1. Thẩm định cơ sở để
cấp Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở có kết quả
đạt yêu cầu (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): Cơ quan kiểm tra, chứng nhận báo cáo
kết quả thẩm định về Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản để xem
xét, cấp Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông
tư này và 01 (một) mã số duy nhất cho Cơ sở (trường hợp Cơ sở đáp ứng yêu cầu
về Cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản độc lập quy định tại khoản
1 Điều 3 Thông tư này và chưa có mã số) theo hệ thống mã số quy định tại Phụ
lục VII
ban hành kèm theo Thông tư này. Đồng thời, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn
bản thông báo kết quả thẩm định gửi các cơ quan, đơn vị liên quan để phối hợp
quản lý.
b) Cơ sở có kết quả
không đạt (hạng 4):
Thông báo kết quả
thẩm định và yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi.
Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận quyết định thời
hạn khắc phục nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày kiểm tra và tổ chức thẩm
định lại.
Trường hợp kết quả
thẩm định lại không đạt (hạng 4), Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết
quả thẩm định và dự kiến thời gian lần thẩm định tiếp theo. Trong thời hạn 07
(bảy) ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về kết quả thẩm định lại, Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng
tên, địa chỉ Cơ sở, tên sản phẩm không đủ điều kiện bảo đảm ATTP.
Trường hợp kết quả
thẩm định tiếp theo không đạt (hạng 4), Cơ quan kiểm tra, chứng nhận kiến nghị
các Cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.
2.9 Kiểm tra sau cấp
giấy, kiểm tra đột xuất:
a) Cơ sở có kết quả
đạt yêu cầu (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): Thông báo cho Cơ sở về kết quả kiểm
tra và tần suất kiểm tra sau cấp giấy áp dụng trong thời gian tới;
b) Cơ sở có kết quả
không đạt (hạng 4): Thực hiện như quy định nêu tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp có lấy
mẫu kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá
trình sản xuất:
a) Trong thời hạn 01
(một) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng quy định,
Cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi thông báo yêu cầu Cơ sở thực hiện khắc phục.
Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận quyết định thời
hạn khắc phục và tổ chức lấy mẫu kiểm nghiệm đánh giá lại;
b) Trường hợp kết quả
kiểm nghiệm mẫu đánh giá lại không đáp ứng quy định, Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận quyết định kiểm tra đột xuất điều kiện bảo đảm ATTP của Cơ sở.
Điều
18. Thu hồi Giấy chứng nhận ATTP
1. Cơ sở bị thu hồi
Giấy chứng nhận ATTP trong các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định số
38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật ATTP.
2. Thẩm quyền thu hồi
Giấy chứng nhận ATTP: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản.
Điều
19. Cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP
1. Giấy chứng nhận
ATTP được cấp đổi trong những trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận bị
mất;
b) Giấy chứng nhận bị
hư hỏng;
c) Cơ sở có đề nghị
thay đổi hoặc bổ sung thông tin liên quan trong Giấy chứng nhận ATTP (trừ các
trường hợp phải áp dụng hình thức thẩm định tại Cơ sở để cấp Giấy chứng nhận
ATTP quy định tại điểm d, đ khoản 1, Điều 12 Thông tư này).
2. Thủ tục cấp đổi
Giấy chứng nhận ATTP:
a) Cơ sở làm văn bản
gửi Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và nêu rõ lý do đề nghị cấp
đổi Giấy chứng nhận ATTP theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Số lượng
hồ sơ: 01 (một) văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP;
c) Cơ sở có
thể gửi văn bản trực tiếp, theo đường bưu điện, qua fax, thư điện tử (sau đó
gửi bản chính);
d) Trong vòng 03 (ba)
ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của Cơ sở, Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho
Cơ sở.
3. Thời hạn hiệu lực
của Giấy chứng nhận ATTP được cấp đổi trùng với thời hạn hiệu lực của Giấy
chứng nhận ATTP cũ.
Chương
III
KIỂM
TRA, CẤP CHỨNG THƯ CHO THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Mục
1. CHƯƠNG TRÌNH CHỨNG NHẬN THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Điều
20. Phạm vi và đối tượng tham gia Chương trình
1. Chương trình bao
gồm các hoạt động kiểm tra, cấp Chứng thư cho thực phẩm thủy sản xuất khẩu vào
các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu
theo Danh mục thị trường nêu tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư
này.
2. Trong trường hợp
có yêu cầu mới của thị trường nhập khẩu, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản thông báo đến các tổ chức, cá nhân có liên quan và tổ chức thực hiện,
đồng thời báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật Danh mục thị
trường trong thời hạn 03 (ba) tháng kể từ ngày nhận được văn bản quy định của
Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.
3. Các Cơ sở tham gia
Chương trình phải đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Được cấp Giấy
chứng nhận ATTP theo quy định tại Thông tư này;
b) Đáp ứng quy định,
quy chuẩn kỹ thuật về bảo đảm ATTP của nước nhập khẩu tương ứng.
Điều
21. Danh sách Cơ sở tham gia Chương trình
1. Theo quy định của
thị trường nhập khẩu hoặc thỏa thuận với Cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu,
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản lập và cập nhật danh sách các
Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường
đối với các Cơ sở đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nêu tại khoản 3 Điều
20 Thông tư này.
2. Cơ sở bị đưa ra
khỏi Chương trình trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở có văn bản
đề nghị rút tên khỏi Danh sách các Cơ sở tham gia
Chương trình theo
từng thị trường xuất khẩu;
b) Cơ sở bị thu hồi
Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.
Điều
22. Danh sách ưu tiên
1. Danh sách ưu tiên
là danh sách các Cơ sở có lịch sử bảo đảm ATTP tốt (đáp ứng các tiêu chí nêu
tại khoản 2 Điều này) và được áp dụng hình thức chứng nhận thủy sản xuất khẩu
theo quy định tại Mục 2 Chương này.
2.10 Cục Quản lý Chất
lượng Nông lâm sản và Thủy sản lập danh sách ưu tiên đối với các Cơ sở đáp
ứng đầy đủ các tiêu chí sau đây tính đến thời điểm xem xét:
a) Cơ sở có tên trong
danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo
từng thị trường xuất khẩu;
b) Cơ sở có lô hàng
xuất khẩu và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị
trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP trong thời gian tối thiểu 03 (ba)
tháng kể từ ngày Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, 2.
3. Cơ sở bị đưa ra
khỏi danh sách ưu tiên trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở không duy
trì điều kiện bảo đảm ATTP, bị xuống hạng 3 hoặc hạng 4;
b) Cơ sở không được
cấp Chứng thư theo quy định tại điểm b, c Điều 26 Thông tư này.
4. Cơ sở được đưa trở
lại danh sách ưu tiên sau khi đáp ứng các điều kiện nêu tại khoản 2 Điều này.
5. Cơ sở hạng 1 trong
danh sách ưu tiên được áp dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt theo quy
định tại Phụ lục X kèm theo Thông tư này khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Không có lô hàng
bị cơ quan thẩm quyền của Việt Nam, thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về
ATTP trong thời hạn 12 tháng kể từ khi có tên trong danh sách ưu tiên cho đến
thời điểm xem xét;
b) Có hợp đồng liên
kết kiểm soát ATTP theo chuỗi và truy xuất nguồn gốc giữa các cơ sở trong
chuỗi; các Cơ sở trong chuỗi được chứng nhận đủ điều kiện ATTP hoặc được chứng
nhận Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt (VietGAP) hoặc tương đương.
6. Để được xem xét áp
dụng chế độ lấy mẫu thẩm tra ATTP đặc biệt, Cơ sở hạng 1 trong danh sách ưu tiên
gửi văn bản đề nghị Cơ quan kiểm tra, chứng nhận kèm theo bản sao công chứng
hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu các hợp đồng, giấy chứng nhận quy
định tại điểm b khoản 5 Điều này. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả
thẩm tra cho Cơ sở.
Điều
23. Hình thức chứng nhận đối với lô hàng xuất khẩu
1. Đối với lô hàng
xuất khẩu được sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên:
a) Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận cấp Chứng thư dựa trên kết quả lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát
mối nguy ATTP theo thủ tục nêu tại Mục 2 Chương này;
b) Trường hợp Cơ sở
đề nghị kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô hàng xuất khẩu, Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận thực hiện theo thủ tục nêu tại Mục 3 Chương này.
2. Đối với lô hàng
xuất khẩu được sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên: Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận cấp Chứng thư dựa trên kết quả kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm từng lô
hàng xuất khẩu theo thủ tục nêu tại Mục 3 Chương này.
Điều
24. Yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu
1. Được sản xuất tại
Cơ sở có tên trong danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận xuất
khẩu theo từng thị trường.
2. Đáp ứng các quy
định về ghi nhãn các thông tin bắt buộc theo quy định của thị trường nhập khẩu,
không làm sai lệch bản chất của hàng hóa và không vi phạm pháp luật Việt Nam.
3. Đối với sản phẩm
được sơ chế, chế biến từ các Cơ sở khác nhau:
a) Cơ sở thực hiện
công đoạn sản xuất cuối cùng (bao gói, ghi nhãn sản phẩm) phải có tên trong
danh sách các Cơ sở tham gia chương trình chứng nhận xuất khẩu theo từng thị
trường;
b) Cơ sở thực hiện
các công đoạn sản xuất trước đó phải đáp ứng các quy định về điều kiện bảo đảm
ATTP của Việt Nam và thị trường nhập khẩu tương ứng;
c) Các Cơ sở tham gia
sơ chế, chế biến lô hàng có văn bản cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các
biện pháp xử lý của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận trong trường hợp lô hàng bị Cơ
quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phát
hiện có vi phạm về ATTP;
d) Các Cơ sở tham gia
sản xuất lô hàng có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ sản xuất và kiểm soát ATTP
đối với các công đoạn sản xuất do Cơ sở thực hiện, bảo đảm khả năng truy xuất
nguồn gốc sản phẩm.
Điều
25. Quy định đối với Chứng thư
1. Mỗi lô hàng xuất
khẩu được cấp 01 (một) Chứng thư.
2. Chứng thư chỉ có
giá trị đối với lô hàng được vận chuyển, bảo quản trong điều kiện không làm
thay đổi nội dung đã được chứng nhận về ATTP.
3. Chứng thư có nội
dung, hình thức phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng và được
đánh số theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều
26. Cơ sở không được cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu
1. Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận không cấp Chứng thư cho các lô hàng xuất khẩu được sản xuất tại các
Cơ sở sau:
a) Cơ sở bị Cơ quan
thẩm quyền nước nhập khẩu yêu cầu tạm dừng nhập khẩu;
b) Cơ sở bị thu hồi
Giấy chứng nhận ATTP theo quy định tại Điều 18 Thông tư này;
c) Cơ sở bị tạm đình
chỉ sản xuất theo quy định tại Điều 30, Điều 33 Luật Chất lượng sản phẩm hàng
hóa hoặc các quy định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính về ATTP.
2. Cơ sở nêu tại khoản
1 Điều này tiếp tục được cấp Chứng thư khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Cơ sở đã thực hiện
các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận và được
Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra và xác nhận hiệu quả của các biện pháp
khắc phục đã thực hiện;
b) Ngoài ra, Cơ sở
nêu tại điểm a khoản 1 Điều này phải được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản
và Thủy sản thông báo và được Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu dỡ bỏ tạm dừng
nhập khẩu.
Mục
2. CẤP CHỨNG THƯ CHO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU SẢN XUẤT TẠI CÁC CƠ SỞ TRONG DANH SÁCH
ƯU TIÊN
Điều
27. Thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP
1. Nguyên tắc thẩm
tra:
a) Chỉ tiêu thẩm tra
thực hiện theo quy định nêu tại Danh mục chỉ tiêu ATTP, mức giới hạn cho phép
theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu tương ứng được Cục Quản lý Chất lượng
Nông lâm sản và Thủy sản trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét
công bố và điều chỉnh, cập nhật định kỳ;
b) Tần suất lấy mẫu
thẩm tra tối thiểu như sau: Chế độ đặc biệt: 2 tháng/lần; Hạng 1: 1 tháng/lần;
Hạng 2: 1 tháng/2 lần.
c)11 Tỷ lệ lấy mẫu thẩm
tra: Được xác định dựa trên phân loại điều kiện bảo đảm ATTP; lịch sử bảo đảm
ATTP; mức nguy cơ của sản phẩm; quy mô, công suất hoặc sản lượng sản xuất của
Cơ sở theo quy định tại Phụ lục IIA ban hành kèm Thông
tư này.
Trên cơ sở đánh giá
kết quả thực hiện, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản định kỳ
trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét điều chỉnh, cập nhật nội
dung quy định tại Phụ lục IIA cho phù hợp.
d) Vị trí lấy mẫu:
Tại kho bảo quản sản phẩm.
2. Kế hoạch thẩm tra:
a) Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận thống nhất với Cơ sở về kế hoạch thẩm tra bao gồm: Thời điểm lấy
mẫu, loại mẫu, số lượng mẫu cho từng đợt và bảo đảm thẩm tra ít nhất 1 lần/năm
đối với mỗi dạng sản phẩm được sản xuất xuất khẩu của Cơ sở;
b) Trong trường hợp
có thay đổi, Cơ sở phải có văn bản gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận không muộn
quá 03 (ba) ngày làm việc trước thời điểm thay đổi so với thời điểm trong kế
hoạch đã thống nhất trước đó.
3. Xử lý kết quả kiểm
nghiệm mẫu thẩm tra:
a) Trong thời hạn 01
(một) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra không phù
hợp quy định của nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi thông báo yêu
cầu Cơ sở thực hiện các biện pháp khắc phục, biện pháp xử lý đối với lô hàng đã
xuất khẩu. Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra kết quả thực hiện các biện
pháp khắc phục của Cơ sở và bổ sung thẩm tra chỉ tiêu vi phạm đối với sản phẩm
vi phạm trong kế hoạch lấy mẫu thẩm tra đợt tiếp theo;
b) Trong đợt thẩm tra
tiếp theo, nếu kết quả kiểm nghiệm mẫu thẩm tra tiếp tục không phù hợp quy
định, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận yêu cầu Cơ sở thực hiện các biện pháp khắc
phục, biện pháp xử lý đối với lô hàng đã xuất khẩu, đồng thời áp dụng hình thức
lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP vi phạm đối với sản phẩm vi phạm cho từng lô
hàng xuất khẩu của Cơ sở cho đến khi có 05 (năm) lô hàng liên tiếp có kết quả
đạt yêu cầu.
Điều
28. Đăng ký, cấp Chứng thư
1. Đăng ký cấp Chứng
thư:
a) Không muộn quá 02
(hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải đăng ký cấp
Chứng thư theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Chủ hàng gửi 01
(một) bộ hồ sơ đăng ký đến Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình
thức như: Gửi trực tiếp; gửi theo đường bưu điện; Fax, thư điện tử (sau đó gửi
bản chính) hoặc đăng ký trực tuyến;
c) Trường hợp Chủ
hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng, Chủ hàng cần cung cấp bản sao công
chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có
liên quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký, trong đó có cam kết cả hai bên
(cơ sở sản xuất và Chủ hàng) cùng chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm
quyền cảnh báo.
2.12 Thẩm định, cấp chứng
thư:
Trong thời hạn 01
(một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận tiến hành thẩm định, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của thị
trường nhập khẩu tương ứng trên cơ sở rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm
soát mối nguy an toàn thực phẩm nêu tại Điều 27 Thông tư này
hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu.
Mục
3. CẤP CHỨNG THƯ CHO LÔ HÀNG XUẤT KHẨU SẢN XUẤT TẠI CÁC CƠ SỞ NGOÀI DANH SÁCH
ƯU TIÊN
Điều
29. Đăng ký kiểm tra
1. Hồ sơ đăng ký kiểm
tra cho 01 (một) lô hàng xuất khẩu bao gồm:
a) Giấy đăng ký kiểm
tra theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông
tư này;
b) Bảng kê chi tiết
lô hàng theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thời hạn gửi hồ sơ
đăng ký:
a) Đối với thủy sản
tươi sống, ướp đá: Trong thời hạn ít nhất 03 (ba) ngày làm việc trước thời điểm
dự kiến xuất khẩu;
b) Đối với các trường
hợp khác: Trong thời hạn ít nhất 09 (chín) ngày làm việc trước thời điểm dự
kiến xuất khẩu.
3. Chủ hàng gửi 01 bộ
hồ sơ đăng ký kiểm tra đến Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình
thức như: Gửi trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử, đăng
ký trực tuyến (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra).
4. Trường hợp Chủ
hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng, Chủ hàng cần cung cấp bản công chứng
hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có liên
quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký, trong đó cơ sở sản xuất và Chủ hàng cùng
cam kết chịu trách nhiệm khi lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền cảnh báo.
5. Xử lý hồ sơ đăng
ký: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký
theo quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm xét tính
hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn chủ hàng bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa
đúng quy định (nếu có).
Điều
30. Kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm
1. Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận cử kiểm tra viên thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng
trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày Chủ hàng đề nghị hoặc theo
thời gian đã được thống nhất giữa Chủ hàng và Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
2. Nội dung, thủ tục
kiểm tra lô hàng thực hiện theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông
tư này.
Điều
31. Xử lý kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm không đáp ứng quy định bảo đảm ATTP
1. Trường hợp kết quả
kiểm tra lô hàng không đáp ứng quy định về hồ sơ sản xuất, chỉ tiêu cảm quan,
ngoại quan: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra,
Cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi cho Chủ hàng Thông báo lô hàng không đạt theo
mẫu quy định tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Trường hợp kết quả
kiểm nghiệm lô hàng không đáp ứng quy định ATTP:
a) Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận gửi kết quả kiểm nghiệm cho Chủ hàng trong thời hạn 01 (một) ngày
làm việc kể từ ngày có đủ kết quả kiểm nghiệm;
b) Trong thời hạn 03
(ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho Chủ hàng, nếu Chủ hàng có
ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực
hiện theo quy định tại điểm 2 mục 8 Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông
tư này;
c) Trong thời hạn 03
(ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho Chủ hàng, nếu Chủ hàng
không có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận gửi cho Chủ hàng Thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ
lục XVI
ban hành kèm theo Thông tư này, trong đó nêu rõ lý do không đạt, yêu cầu Chủ
hàng điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý đối với lô
hàng và lập báo cáo giải trình gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
3. Trong thời hạn 03
(ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của Cơ sở, Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết
quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07
(bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.
Điều
32. Thẩm định, cấp chứng thư13
Trong thời hạn 02
(hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng phải cung cấp
bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu Chứng thư theo
yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
để cấp Chứng thư. Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông
tin, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận tiến hành thẩm định cấp Chứng thư cho lô hàng
xuất khẩu theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng nếu kết quả kiểm tra,
kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu.
Mục
4. XỬ LÝ SAU CẤP CHỨNG THƯ
Điều
33. Cấp lại Chứng thư
1. Khi Chứng thư bị
thất lạc, hư hỏng, Chủ hàng có văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu
rõ lý do gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận bằng một trong các hình thức như: Gửi
trực tiếp, gửi theo đường bưu điện; hoặc fax, thư điện tử (sau đó gửi bản
chính).
2. Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận cấp lại Chứng thư trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi
nhận được văn bản đề nghị của Chủ hàng và bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Chứng thư cấp lại
có nội dung chính xác với nội dung của Chứng thư đã cấp cho lô hàng tương ứng;
b) Chứng thư cấp lại
được đánh số mới theo quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông
tư này và có ghi chú: "Chứng thư này thay thế cho Chứng thư số..., cấp
ngày...”.
Điều
34. Cấp chuyển tiếp Chứng thư
Trường hợp Chủ hàng
có yêu cầu được cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng, Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận cấp chuyển tiếp bảo đảm các yêu cầu sau:
1. Được thực hiện
ngay trong ngày nhận được Chứng thư ban đầu.
2. Chứng thư cấp
chuyển tiếp có nội dung chính xác với nội dung trong Chứng thư ban đầu.
Điều
35. Giám sát lô hàng sau chứng nhận
1. Định kỳ hàng năm
hoặc đột xuất khi có yêu cầu, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận làm việc với Cơ quan
Hải quan nhằm thẩm tra thông tin, tình trạng, sự nhất quán của lô hàng sau
chứng nhận so với lô hàng đã được chứng nhận, kể cả phối hợp thực hiện kiểm tra
thực tế lô hàng tại địa điểm tập kết khi lô hàng chờ làm thủ tục hải quan để
xuất khẩu khi cần thiết.
2. Trường hợp phát
hiện vi phạm, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận xem xét, lập biên bản làm việc và có
văn bản hủy bỏ hiệu lực Chứng thư (đã cấp) gửi các bên có liên quan; đồng thời
đề nghị Cơ quan Hải quan xử lý theo quy định. Tùy theo mức độ vi phạm của Chủ
hàng, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản đề nghị Cơ quan có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều
36. Xử lý trường hợp lô hàng bị cảnh báo
1. Trong thời hạn 03
(ba) ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm
quyền nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản yêu cầu Cơ sở một
số nội dung sau:
a) Thực hiện truy
xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra nguyên nhân dẫn đến lô hàng không bảo
đảm ATTP; thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cơ quan kiểm
tra, chứng nhận theo mẫu nêu tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư
này;
b) Tạm dừng xuất khẩu
vào các nước nhập khẩu tương ứng trong trường hợp có yêu cầu của Cơ quan thẩm
quyền nước nhập khẩu;
c) Chấp hành chế độ
lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu vi phạm đối với từng lô hàng xuất
khẩu của sản phẩm vi phạm được sản xuất tại Cơ sở cho đến khi Cơ quan kiểm tra,
chứng nhận có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện
pháp khắc phục của Cơ sở;
2. Trong thời hạn 03
(ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và
biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội
dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần
kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông
báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được
báo cáo của Cơ sở.
Chương
IV
TRÁCH
NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN
Điều
37. Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận ATTP
1. Trách nhiệm:
a) Đăng ký với Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Thông tư này để được kiểm tra, cấp Giấy
chứng nhận ATTP; chấp hành việc thẩm định, kiểm tra theo kế hoạch của Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận;
b) Bố trí người có
thẩm quyền đại diện cho Cơ sở để làm việc với đoàn kiểm tra, thẩm định tại Cơ
sở;
c) Cung cấp đầy đủ
thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm đánh giá
hiệu quả kiểm soát điều kiện vệ sinh trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của
đoàn kiểm tra, thẩm định và chịu trách nhiệm về những thông tin, tài liệu đã
cung cấp;
d) Duy trì thường
xuyên điều kiện bảo đảm ATTP đã được chứng nhận;
đ) Thực hiện việc sửa
chữa, khắc phục các sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra, thẩm định và các
thông báo của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận theo đúng thời hạn yêu cầu;
e) Ký tên vào Biên
bản kiểm tra, thẩm định;
g) Nộp phí và lệ phí
kiểm tra, thẩm định, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 Thông
tư này.
2. Quyền hạn:
a) Có ý kiến đồng ý
hoặc không đồng ý (nêu rõ lý do) về kết quả kiểm tra, thẩm định trong Biên bản
kiểm tra, thẩm định;
b) Khiếu nại về kết
luận kiểm tra, thẩm định đối với Cơ sở;
c) Phản ánh kịp thời
cho thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận về những hành vi tiêu cực của đoàn
kiểm tra, thẩm định hoặc kiểm tra viên.
Điều
38. Chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng xuất khẩu
1. Trách nhiệm:
a) Đăng ký với Cơ
quan kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Thông tư này để được kiểm tra, cấp
Chứng thư cho lô hàng;
b) Tuân thủ các quy
định về kiểm tra, lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP, mẫu kiểm
nghiệm lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này và cung cấp đầy đủ hồ
sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của kiểm tra viên;
c) Không làm thay đổi
đặc tính của sản phẩm, thành phần lô hàng, thông tin ghi nhãn so với nội dung
đã đăng ký và được kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng;
d) Chủ động báo cáo
Cơ quan kiểm tra, chứng nhận khi có lô hàng bị trả về hoặc bị tiêu hủy tại nước
nhập khẩu. Thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với lô hàng bị trả về hoặc
triệu hồi theo yêu cầu của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận;
đ) Bảo đảm kế hoạch
lấy mẫu thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy ATTP đã thống nhất với Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận;
e) Nộp phí và lệ phí
kiểm tra, chứng nhận theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
2. Quyền hạn:
a) Yêu cầu Cơ quan kiểm
tra, chứng nhận cung cấp các quy định liên quan đến việc kiểm tra, cấp Chứng
thư cho lô hàng xuất khẩu theo quy định của Thông tư này;
b) Trường hợp cơ sở
sản xuất lô hàng trong danh sách ưu tiên: Chủ hàng có quyền yêu cầu Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng xuất khẩu
để làm căn cứ cấp Chứng thư;
c) Bảo lưu ý kiến
khác với kết quả kiểm tra;
d) Khiếu nại, tố cáo
về mọi hành vi vi phạm pháp luật của các kiểm tra viên, Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận, phòng kiểm nghiệm và các cá nhân, tổ chức có liên quan theo quy định của
Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại,
Luật Tố cáo.
Điều
39. Kiểm tra viên
1. Khi thực hiện
nhiệm vụ được phân công, kiểm tra viên có trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng
trình tự, thủ tục, nội dung, phương pháp, căn cứ kiểm tra, thẩm định, chứng
nhận điều kiện bảo đảm ATTP đối với Cơ sở; kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô
hàng theo quy định tại Thông tư này;
b) Bảo mật các thông
tin liên quan đến sản xuất, kinh doanh của Cơ sở, Chủ hàng theo quy định của
pháp luật; đảm bảo tính chính xác, công khai, minh bạch, trung thực, khách quan
và không phân biệt đối xử khi thực hiện nhiệm vụ;
c) Không yêu cầu các
nội dung ngoài quy định gây sách nhiễu, phiền hà cho Cơ sở, Chủ hàng;
d) Chấp hành sự phân
công của trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định và thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận; chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, thẩm định trước thủ trưởng Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận và trước pháp luật.
2. Trong phạm vi
nhiệm vụ được phân công, kiểm tra viên có quyền:
a) Yêu cầu Cơ sở, Chủ
hàng cung cấp hồ sơ, tài liệu, mẫu vật (nếu có) phục vụ cho công tác kiểm
tra, thẩm định;
b) Ra vào nơi sản
xuất, bảo quản, kho hàng; xem xét hồ sơ, lấy mẫu, chụp ảnh, sao chép, ghi chép
các thông tin cần thiết để phục vụ cho nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định;
c) Lập biên bản, đề
xuất, kiến nghị biện pháp xử lý trong trường hợp Cơ sở, Chủ hàng vi phạm các
quy định có liên quan đến bảo đảm ATTP;
d) Bảo lưu ý kiến cá
nhân và báo cáo với thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận trong trường hợp
chưa nhất trí với ý kiến kết luận của trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định nêu tại điểm b khoản 2 Điều 40 Thông tư này;
đ) Từ chối thực hiện
kiểm tra, thẩm định trong trường hợp chủ Cơ sở không thực hiện đầy đủ trách
nhiệm theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 38 Thông tư
này.
Điều
40. Trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định
1. Khi thực hiện
nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định có các trách nhiệm như một
kiểm tra viên nêu tại khoản 1 Điều 39 Thông tư này và các
trách nhiệm khác như sau:
a) Điều hành, phân
công nhiệm vụ cho các thành viên trong đoàn kiểm tra, thẩm định để thực hiện
đầy đủ các nội dung trong quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định;
b) Xử lý các ý kiến,
kết quả kiểm tra, thẩm định của các thành viên trong đoàn kiểm tra, thẩm định
và đưa ra kết luận cuối cùng tại biên bản kiểm tra;
c) Rà soát, ký biên
bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, thẩm định, chịu trách nhiệm trước thủ
trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận và trước pháp luật về kết quả đã được đoàn
kiểm tra, thẩm định thực hiện.
2. Trong phạm vi
nhiệm vụ được giao, trưởng đoàn kiểm tra, thẩm định có các quyền hạn như một
kiểm tra viên nêu tại khoản 2 Điều 39 Thông tư này và các
quyền hạn khác như sau:
a) Đề xuất với thủ
trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận ban hành quyết định điều chỉnh thành viên
đoàn kiểm tra, thẩm định để thực hiện đầy đủ các nội dung trong quyết định
thành lập đoàn kiểm tra, thẩm định;
b) Đưa ra kết luận
cuối cùng của đoàn kiểm tra, thẩm định về kết quả kiểm tra, thẩm định.
Điều
41. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
1. Trách nhiệm:
a) Tổ chức thẩm xét
hồ sơ, thẩm định Cơ sở, cấp Giấy chứng nhận ATTP và kiểm tra sau khi cấp Giấy
chứng nhận ATTP; kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu trên
phạm vi cả nước;
b) Tổ chức đào tạo,
tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên về thẩm
xét hồ sơ, thẩm định Cơ sở, cấp Giấy chứng nhận ATTP và kiểm tra sau khi cấp
Giấy chứng nhận ATTP; kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu;
c) Lưu trữ đầy đủ hồ
sơ có liên quan đến kết quả thẩm xét hồ sơ, thẩm định Cơ sở, cấp Giấy chứng
nhận ATTP và kiểm tra sau khi cấp Giấy chứng nhận ATTP; kiểm tra, cấp Chứng thư
cho lô hàng thủy sản xuất khẩu của các Cơ sở đúng quy định; cung cấp hồ sơ, báo
cáo đầy đủ và chính xác về các vấn đề liên quan đến hoạt động kiểm tra, chứng
nhận ATTP thủy sản xuất khẩu khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu
cầu;
d) Chịu trách nhiệm
về kết quả kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;
đ) Giải quyết các
khiếu nại, tố cáo của Chủ hàng đối với việc kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản
xuất khẩu theo quy định;
e) Bảo mật thông tin
liên quan đến bí mật sản xuất, kinh doanh của các Cơ sở được kiểm tra, chứng
nhận ATTP thủy sản xuất khẩu;
g) Công bố và cập nhật
Danh sách các Cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo
từng thị trường, Danh sách ưu tiên theo quy định tại Thông tư này;
h) Báo cáo Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cập nhật Danh mục các thị trường mà Cơ quan thẩm
quyền nước nhập khẩu có yêu cầu Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
kiểm tra, cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này;
i) Cập nhật các quy
định, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam và nước nhập khẩu về điều kiện bảo đảm
ATTP thủy sản thông báo đến các Cơ sở, Chủ hàng; các cơ quan, tổ chức có liên
quan để thống nhất áp dụng.
2. Quyền hạn:
a) Thẩm định, cấp và
thu hồi Giấy chứng nhận ATTP cho các Cơ sở được kiểm tra; xử lý đối với các
trường hợp Cơ sở vi phạm quy định tại Thông tư này theo đúng thẩm quyền và quy
định của pháp luật;
b) Kiểm tra, cấp
Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo quy định tại Thông tư này; từ chối việc
kiểm tra, cấp Chứng thư trong trường hợp Chủ hàng không thực hiện đầy đủ trách
nhiệm theo quy định nêu tại khoản 1 Điều 38 Thông tư này;
c) Yêu cầu các Cơ sở
được kiểm tra, thẩm định thực hiện khắc phục các sai lỗi về điều kiện bảo đảm
ATTP đã nêu trong biên bản kiểm tra; điều tra nguyên nhân, thiết lập biện pháp
khắc phục và báo cáo kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục đối với các Cơ
sở có lô hàng bị Cơ quan kiểm tra và Cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu cảnh
báo vi phạm về ATTP theo quy định tại Thông tư này;
d) Thông báo đưa ra
khỏi Danh sách các Cơ sở tham gia Chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu
theo từng thị trường xuất khẩu hoặc tạm dừng cấp Chứng thư đối với Cơ sở không
đủ điều kiện bảo đảm ATTP quy định tại khoản 2 Điều 21, khoản 1
Điều 26 Thông tư này;
đ) Đề nghị Cơ quan có
thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Thông tư này theo quy định của pháp
luật.
Điều
42. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
Chỉ đạo các Chi cục
Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và các đơn vị trực thuộc có liên
quan phối hợp với Cơ quan kiểm tra, chứng nhận trong hoạt động điều tra nguyên
nhân, áp dụng các biện pháp khắc phục đối với các cơ sở cung cấp nguyên liệu
cho các cơ sở chế biến xuất khẩu vi phạm các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về
bảo đảm ATTP.
Điều
43. Phòng kiểm nghiệm
1. Trách nhiệm:
a) Tuân thủ đúng quy
trình kiểm nghiệm, đảm bảo năng lực thiết bị kiểm nghiệm, bảo mật thông tin của
Chủ hàng và kết quả kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo kết quả
kiểm nghiệm chính xác, khách quan, trung thực;
c) Chỉ thông báo kết
quả kiểm nghiệm cho Cơ quan kiểm tra, chứng nhận và phải đáp ứng thời gian quy
định;
d) Chịu trách nhiệm
về kết quả kiểm nghiệm;
đ) Tham gia vào các chương
trình thử nghiệm thành thạo theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
e) Lưu trữ hồ sơ, tài
liệu liên quan đến hoạt động kiểm nghiệm đúng quy định và xuất trình khi Cơ
quan thẩm quyền yêu cầu.
2. Quyền hạn:
a) Từ chối các mẫu
không đạt yêu cầu kỹ thuật theo quy định. Từ chối kiểm nghiệm đối với các mẫu,
chỉ tiêu ngoài phạm vi được chứng nhận;
b) Được cung cấp các
thông tin và tạo điều kiện về đào tạo nhằm nâng cao năng lực kiểm nghiệm;
c) Thu phí, lệ phí
kiểm nghiệm theo quy định hiện hành.
Chương
V
ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH14
Điều
44. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có
hiệu lực kể từ ngày 26/12/2013.
2. Thông tư này thay
thế Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP
thủy sản.
3. Bãi bỏ khoản 3 Điều
3 Thông tư số 01/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29/3/2011 quy định việc kiểm tra, đánh
giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản
và thay thế một số biểu mẫu được ban hành kèm theo Thông tư số 53/2011/
TT-BNNPTNT ngày 02/8/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày
29/3/2011.
4. Cơ sở đáp ứng các
quy định nêu tại điểm a, c khoản 2 Điều 22 Thông tư này và
duy trì điều kiện bảo đảm ATTP xếp loại A, B liên tục trong thời hạn 12 tháng
trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực sẽ được xem xét đưa vào Danh sách ưu
tiên.
Điều
45. Sửa đổi, bổ sung Thông tư
Các khó khăn, vướng
mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Thông tư này báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
XÁC THỰC VĂN BẢN
HỢP NHẤT
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ
TRƯỞNG
Vũ
Văn Tám
|
PHỤ LỤC I
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH,
CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CƠ SỞ XUẤT KHẨU THỦY SẢN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
.............,
ngày... tháng... năm......
GIẤY
ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH, CHỨNG NHẬN ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM ATTP CƠ SỞ XUẤT KHẨU
THỦY SẢN (1)
Kính
gửi:..................................................
(Cơ
quan kiểm tra)(2)
Căn cứ các quy định
trong Thông tư Quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu số ......../2013/TT-BNNPTNT ngày
..../..../2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:
Tên Cơ sở(3):
Tên giao dịch thương
mại tiếng Anh, tên viết tắt (nếu có):
Mã số của Cơ
sở (nếu có):
Giấy chứng nhận đủ điều
kiện bảo đảm ATTP (nếu có):
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Tên cơ sở
(phân xưởng)(4) đề nghị kiểm
tra:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax: Email:
Sau khi nghiên cứu kỹ
các Quy định trong Quy chuẩn..................................................
và đối chiếu với điều kiện thực tế của Cơ sở, đề nghị cơ quan kiểm tra tiến
hành kiểm tra, thẩm định và làm thủ tục để cơ sở chúng tôi được:
- Giấy chứng nhận đủ điều
kiện bảo đảm ATTP: □
- Xuất khẩu sản phẩm
vào thị
trường:............................................................................
Chúng tôi xin
gửi kèm sau đây hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:
1......................................................................................................................................
2......................................................................................................................................
3......................................................................................................................................
4......................................................................................................................................
5......................................................................................................................................
........................................................................................................................................
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ
SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
----------------------
(1): Sử dụng cho Cơ
sở đăng ký kiểm tra, thẩm định để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực
phẩm.
(2): Cục Quản lý Chất
lượng Nông Lâm sản và Thủy sản và Cơ quan trực thuộc theo địa bàn quản lý.
(3): Tên Cơ
sở/doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh.
(4): Ghi rõ tên Xí
nghiệp hoặc Phân xưởng thuộc Cơ sở đăng ký kiểm tra
PHỤ LỤC IA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM
SOÁT VỆ SINH15
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Đối
tượng lấy mẫu
|
Chỉ
tiêu thẩm tra
|
Tần
suất lấy mẫu tối đa theo xếp hạng của Cơ sở
|
Hạng
1, 2
|
Hạng
3
|
Hạng
4
|
Số
lượng mẫu và mức giới hạn
|
1
|
Nước, nước đá
|
- Đối với Cơ sở
trong danh sách xuất khẩu EU: Coliforms, Escherichia coli, Enterococci,
TPC ở 22oC, Clostridium
perfringens (kể cả bào tử áp dụng đối với nước bề mặt).
- Đối với Cơ sở
trong danh sách xuất khẩu khác (ngoài EU): Coliforms và Escherichia
coli (hoặc Coliforms chịu nhiệt).
|
12
tháng/lần
|
6
tháng/lần
|
Theo
thời hạn của Cơ quan kiểm tra
|
- Nước: 01 mẫu lấy
tại vòi sử dụng;
- Nước đá: 01 mẫu
trong kho đá.
- Mức giới hạn theo
Quy chuẩn của Bộ Y tế và Chỉ thị 98/83/EC (đối với cơ sở trong danh sách
xuất khẩu vào EU).
|
2
|
Tay/găng tay công
nhân, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm
|
Coliforms, Vibrio
cholerae (chỉ
áp dụng đối với mẫu tay công nhân)
|
12
tháng/lần
|
6
tháng/lần
|
Theo
thời hạn của Cơ quan kiểm tra
|
- 01 mẫu đại diện
cho 1 nhóm tác nhân tiếp xúc trực tiếp;
- Mức giới hạn: Coliforms:
KPH/100 cm2
;
Vibrio cholerae: KPH/100 cm2.
|
Ghi chú: KPH: Không phát hiện.
PHỤ
LỤC II
BÁO CÁO HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM
AN TOÀN THỰC PHẨM CỦA CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. Thông tin chung
1. Tên cơ sở (phân
xưởng) đề nghị kiểm tra:
2. Địa chỉ:
3. Điện thoại: Fax: Email:
4. Mã số của Cơ sở
(nếu có):
5. Thời điểm xây
dựng:
6. Năm bắt đầu hoạt
động:
7. Mô tả chung về sản
phẩm:
7.1. Nhóm sản phẩm
sản xuất:
7.2. Sản phẩm tiêu
thụ nội địa:
7.3. Sản phẩm xuất
khẩu vào các thị trường:
II. Tóm tắt đánh giá
hiện trạng điều kiện sản xuất
1. Nhà xưởng
1.1. Tổng diện tích
các khu vực sản xuất: m2, trong
đó:
1.1.1. Khu vực tiếp
nhận nguyên liệu: m2.
1.1.2. Khu vực sơ
chế: m2.
1.1.3. Khu vực chế
biến (phân cỡ, xếp khuôn....): m2.
1.1.4. Khu vực cấp
đông: m2.
1.1.5. Khu vực kho
lạnh: m2.
1.1.6. Khu vực sản
xuất khác (....): m2.
1.2. Mô tả hiện trạng
điều kiện cơ sở vật chất nhà xưởng và kết cấu:
2. Thiết bị
2.1. Các loại thiết
bị chính:
Tên
thiết bị
|
Số lượng
|
Nước
sản xuất
|
Tổng
công suất
|
Năm
bắt đầu sử dụng
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.2. Nhận xét chung
về hiện trạng hoạt động của các thiết bị:
3. Hệ thống phụ trợ:
3.1. Nguồn nước sử
dụng cho khu vực sản xuất:
3.1.1. Nguồn nước
đang sử dụng:
Nước công cộng □ Nước giếng khoan □, số lượng: ...... , độ sâu ...... m.
3.1.2. Phương pháp bảo
đảm chất lượng nước cung cấp cho khu vực sản xuất (kể cả khu sản xuất
nước đá)
- Hệ thống lắng lọc:
Có □ Không □ Phương pháp khác □:
- Hệ thống bể chứa:
|
Tổng dung tích dự
trữ:
|
m3.
|
- Hệ thống bể cao
áp:
|
Dung tích bể cao
áp:
|
m3.
|
- Hệ thống xử lý
nước: Chlorine định lượng □. Đèn cực tím □. Khác □...........
...............................................................................................................................
3.2. Nguồn nước đá:
3.2.1. Tự sản xuất: Đá cây □ tổng công suất:
tấn/ngày.
Đá
vảy □ tổng công suất tấn/ngày
3.2.2. Mua ngoài: Đá cây □ khối lượng: tấn/ngày.
Đá
vảy □ khối lượng tấn/ngày
3.3. Hệ thống xử lý
chất thải
3.3.1. Nước thải: Mô
tả tóm tắt hệ thống thoát, xử lý nước thải, cơ quan quản lý môi trường kiểm tra
đánh giá....
3.3.2.Chất thải rắn:
Cách thức bảo quản, vận chuyển, xử lý...
3.4. Nhà vệ sinh
(dùng cho khu vực sản xuất)
3.4.1. Số lượng:
3.4.2. Cấu trúc:
3.5. Công nhân:
3.5.1. Tổng số công
nhân sản xuất: người, trong đó:
- Công nhân dài hạn: người.
- Công nhân mùa vụ: người.
3.5.2. Số lượng công
nhân ở thời điểm cao nhất/ca sản xuất: người, trong đó:
- Khu vực tiếp nhận
nguyên liệu: người
- Khu vực sơ chế: người
- Khu vực chế biến: người
- Khu vực cấp đông,
bao gói: người
- Khu vực khác
(....): người
3.5.3. Kiểm soát sức
khỏe người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Thời điểm kiểm tra
sức khỏe gần nhất: tháng... năm....
- Số lượng người được
kiểm tra:......... người.
- Kết quả kiểm tra:
+ Đủ sức khỏe để trực
tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:................... người.
+ Không đủ sức khỏe để
trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:........ người
- Tên cơ quan thực hiện
kiểm tra sức khỏe:..........................................................
3.5.4. Đào tạo, tập
huấn kiến thức về ATTP cho cơ sở:
- Thời điểm đào tạo,
tập huấn:
- Số người được đào tạo,
tập huấn: người
- Tên đơn vị đào tạo,
tập huấn:
3.6. Hệ thống ngăn chặn
và tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại
3.6.1. Biện pháp ngăn
chặn và tiêu diệt côn trùng:
3.6.2. Biện pháp ngăn
chặn và tiêu diệt động vật gây hại
3.7. Vệ sinh công
nghiệp
3.7.1. Tần suất làm vệ
sinh:
3.7.2. Nhân công làm
vệ sinh công nghiệp: người;
3.7.3. Trong đó: của
Cơ sở □ Đi thuê ngoài □
3.8. Danh mục hóa chất,
phụ gia, chất tẩy rửa - khử trùng sử dụng tại Cơ sở:
Tên
hóa chất
|
Thành
phần chính
|
Nước
sản xuất
|
Mục
đích sử dụng
|
Nồng
độ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Hệ thống quản lý
chất lượng:
4.1. Chương trình
quản lý chất lượng đang áp dụng tại Cơ sở:
HACCP: □ GMP:
□ SSOP: □ Khác: □
4.2.Tổng số
cán bộ quản lý chất lượng (QC):........ người, trong đó:
4.2.1. Số QC
có trình độ Đại học:.......... người, Trung cấp:......... người
4.2.2. Số cán bộ QC
đã qua đào tạo về HACCP hoặc các chương trình quản lý chất lượng
khác:............ người
4.3. Phòng kiểm nghiệm:
□ Của Cơ sở: Các chỉ
tiêu có thể phân tích:.................
.......................................................................................
□ Thuê ngoài
5. Sơ đồ bố trí mặt bằng
sản xuất: (Sơ
đồ đính kèm)
6. Sơ đồ quy trình
công nghệ của các sản phẩm đăng ký kiểm tra: (Sơ đồ đính kèm)
7. Bảng tổng hợp kế
hoạch HACCP cho nhóm sản phẩm tương tự đăng ký kiểm tra: (Bảng biểu đính kèm)
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC IIA
TỶ LỆ LẤY MẪU THẨM TRA SẢN PHẨM SẢN XUẤT
TỪ CƠ SỞ TRONG DANH SÁCH ƯU TIÊN16
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 02/2017/TT-BNNPTNT ngày 13 tháng 02 năm 2017 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Sản
phẩm theo mức rủi ro
|
Chế
độ thẩm tra (1)
|
Đặc
biệt
|
Hạng
1
|
Hạng
2
|
Vi
sinh vật
|
Hóa
học
|
Vi
sinh vật
|
Hóa
học
|
Vi
sinh vật
|
Hóa
học
|
Sản
phẩm rủi ro thấp (3)
|
1%
|
2%
|
5%
|
10%
|
10%
|
20%
|
Sản
phẩm rủi ro cao (2)
|
2%
|
5%
|
10%
|
15%
|
20%
|
20%
|
(1) Lấy mẫu thẩm tra theo
lô hàng sản xuất.
(2) Sản phẩm rủi ro cao
bao gồm:
- Thủy sản và sản
phẩm thủy sản ăn liền.
- Thủy sản và sản
phẩm thủy sản có mối nguy ATTP gắn liền với loài:
+ Nhuyễn thể hai mảnh
vỏ chưa được giám sát trong Chương trình giám sát quốc gia;
+ Thủy sản có mối
nguy độc tố tự nhiên;
+ Thủy sản có mối
nguy histamine (trừ nước mắm và sản phẩm dạng mắm).
- Thủy sản và sản
phẩm thủy sản có nguồn gốc từ nuôi trồng chưa được chứng nhận Quy phạm thực
hành nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP hoặc các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp
tốt trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản được hưởng quy chế ưu đãi như VietGAP
trong kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
- Thủy sản và sản
phẩm thủy sản đã qua xử lý nhiệt.
(3) Sản phẩm rủi ro thấp:
Thủy sản và sản phẩm thủy sản khác không thuộc nhóm sản phẩm rủi ro cao.
PHỤ
LỤC III
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TÊN CƠ SỞ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /
|
|
Kính
gửi:.....................................................
BÁO
CÁO KẾT QUẢ KHẮC PHỤC SAI LỖI
I. Thông tin chung:
1. Tên Cơ sở:
2. Mã số của Cơ sở
(nếu có):
3. Địa chỉ Cơ sở:
4. Số điện thoại: Fax: Email:
II. Tóm tắt kết quả
khắc phục sai lỗi
TT
|
Sai
lỗi theo kết luận kiểm tra....... ngày.......... của..............
|
Biện
pháp khắc phục
|
Thời
điểm khắc phục
|
Kết
quả
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đề nghị Cơ quan kiểm
tra tiến hành kiểm tra và làm thủ tục để Cơ sở chúng tôi được:
- Giấy chứng nhận đủ điều
kiện bảo đảm ATTP: □
- Xuất khẩu sản phẩm
vào thị
trường:...................................................................
|
......, ngày.....
tháng..... năm......
GIÁM
ĐỐC (CHỦ) CƠ SỞ
(Ký
tên và đóng dấu)
|
PHỤ LỤC V
DANH MỤC CÁC BIỂU MẪU VÀ HƯỚNG DẪN
KIỂM TRA, THẨM ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Biểu
mẫu
|
Loại
hình cơ sở
|
Biểu
mẫu 5b-1
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở chế biến thủy sản đông
lạnh
|
Biểu
mẫu 5b-2
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở chế biến thủy sản khô
|
Biểu
mẫu 5b-3
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản
|
Biểu
mẫu 5b-4
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở làm sạch nhuyễn thể hai
mảnh vỏ
|
Biểu
mẫu 5b-5
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất nước mắm
|
Biểu
mẫu 5b-6
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở sản xuất dầu cá
|
Biểu
mẫu 5b-7
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở thu mua
|
Biểu
mẫu 5b-8
|
Biểu mẫu và Hướng
dẫn kiểm tra, thẩm định và đánh giá phân loại Cơ sở sơ chế
|
PHỤ
LỤC VI
MẪU GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN
AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
CERTIFICATE
OF
COMPLIANCE WITH FOOD SAFETY REGULATIONS
...............................................
(tên Cơ quan cấp giấy)
Cơ sở/Establishment:
Mã số/Approval
number:
Địa chỉ/Address:
Điện thoại/Tel: Fax:
Đủ
điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất kinh doanh sản phẩm:
Has
been found to be in compliance with food safety regulations for following products:
1.
2.
3.
Số cấp/Number:
/XXXX/QLCL-CNĐK
Giấy chứng nhận có
hiệu lực 03 (ba) năm kể từ ngày ký/This certificate is valid for 03
(three)
years
from date of issue
(*) và thay thế
Giấy chứng nhận số:........... cấp ngày ......./and replaces the certificate No........ issued
on.... (day/month/year)
day...
month... year
|
....., ngày
tháng năm.../...,
(Thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu)
|
|
XXXX: 4 chữ
số của năm cấp giấy
(*): Ghi
trong trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận
|
PHỤ LỤC VII
HỆ THỐNG MÃ SỐ ÁP DỤNG CHO CÁC LOẠI
HÌNH CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH THỦY SẢN XUẤT KHẨU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
|
Loại
hình Cơ sở
|
Mã
số
|
Ghi
chú
|
1
|
Cơ sở sản xuất thủy
sản đông lạnh
|
DL
xxxx
|
Mã số bao gồm:
DL: đông
lạnh;
DH: đồ hộp;
HK: hàng khô;
NM: nước mắm.
NT: Nhuyễn thể 2
mảnh vỏ.
TS: Thủy sản khác
(Dầu cá; Thu mua đóng gói, sơ chế thủy sản....)
xxxx: nhóm
3 hoặc 4 chữ số Ả rập chỉ số thứ tự của Cơ sở
|
2
|
Cơ sở sản xuất đồ
hộp
|
DH
xxxx
|
3
|
Cơ sở sản xuất hàng
khô
|
HK
xxxx
|
4
|
Cơ sở sản xuất nước
mắm
|
NM
xxxx
|
5
|
Cơ sở làm sạch và
phân phối NT2MV
|
NT
xxxx
|
6
|
Cơ sở sản xuất dạng
sản phẩm thủy sản khác
|
TS
xxxx
|
PHỤ LỤC VIII
ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN CƠ SỞ
ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Cơ sở
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………..
|
………, ngày … tháng
…. năm ……..
|
ĐỀ
NGHỊ CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
Kính
gửi: (tên cơ quan kiểm tra).................................................
.....................................................................................................
Đơn vị chúng tôi (tên
cơ
sở)................................................................................................,
mã số................ đề nghị quý cơ quan cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều
kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thủy sản, cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận cũ đã
được cấp số............................ ngày cấp..........................
Lý do xin cấp
đổi Giấy chứng
nhận:.....................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Đề nghị Quý cơ quan
xem xét chấp thuận.
Nơi nhận:
-
Như trên;
- .....
- Lưu.....
|
GIÁM ĐỐC (CHỦ) CƠ
SỞ
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ
LỤC IX
DANH MỤC THỊ TRƯỜNG
CÓ YÊU CẦU CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN
AN TOÀN THỰC PHẨM THỦY SẢN XUẤT KHẨU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
|
Thị
trường
|
Sản
phẩm
|
Tóm
tắt nội dung yêu cầu
|
Căn
cứ pháp lý
|
1
|
EU
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Thực phẩm có
nguồn gốc động vật muốn xuất khẩu vào Liên minh EU phải có xuất xứ từ quốc
gia, vùng lãnh thổ được kiểm soát bằng hệ thống mà Cơ quan thẩm quyền EU đánh
giá tương đương về: hệ thống văn bản pháp lý, năng lực của cơ quan thẩm
quyền, điều kiện bảo đảm ATTP của các cơ sở chế biến xuất khẩu và các chương
trình giám sát quốc gia về an toàn thực phẩm.
- Các cơ sở chế
biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU phải có tên trong danh sách được
cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu công nhận và Cơ quan thẩm quyền EU chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang EU phải kèm theo Chứng thư do CQTQ nước xuất khẩu cấp.
|
Quyết định
EC/178/2002 về việc đưa ra các quy định chung về luật ATTP, thành lập CQTQ về
ATTP của EU Quyết định của EC số 882/2004 quy định về kiểm soát nhà nước; số 852/2004, 853/2004,
854/2004: thiết
lập điều
kiện ATTP đối với thực phẩm và thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, quy định
về CQTQ quản lý Nhà nước về thực phẩm và việc nhập khẩu thực phẩm từ nước thứ
3.
Quyết định
2074/2005 về mẫu chứng thư cho các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc từ động
vật xuất khẩu vào EU
|
2
|
Nauy
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Sử dụng các quy
định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu.
- Các cơ sở có tên
trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU sẽ được phép xuất khẩu vào Nauy.
- Chấp thuận mẫu
chứng thư của EU cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU.
|
Hiệp định về Khu
vực Kinh tế Châu
Âu
(EEA)
|
3
|
Thụy Sỹ
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Sử dụng các quy
định của EU đối với thực phẩm nhập khẩu.
- Các cơ sở có tên
trong danh sách được phép xuất khẩu vào EU sẽ được phép xuất khẩu vào Thụy
Sỹ.
- Chấp thuận mẫu
chứng thư của EU cho lô hàng thực phẩm nhập khẩu từ các nước bên ngoài EU.
|
Hiệp định song phương
về nông nghiệp giữa EU và Thụy Sỹ.
Hướng dẫn của Văn
phòng Thú y Liên bang Thụy Sỹ (FVO) ngày 27/01/2009 đối với việc nhập khẩu
thực phẩm có nguồn gốc từ động vật từ các nước bên ngoài EU
|
4
|
Serbia
|
Tất cả mặt hàng
|
Thị trường yêu cầu
có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam
|
Công thư 337-00-567/2008-05
ngày 02/12/2008 của Cục Thú y - Bộ Nông Lâm nghiệp và Quản lý nước - Cộng hòa
Serbia
|
5
|
Hàn Quốc
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Các cơ sở chế
biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hàn Quốc phải có tên trong danh sách
do Cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản xuất
khẩu sang Hàn Quốc phải kèm theo Chứng thư do NAFIQAD cấp.
|
Thỏa thuận hợp tác
ký ngày 04/11/2007 giữa NAFIQAVED (nay là NAFIQAD) và NFPQIS và các văn bản
sửa đổi
|
6
|
Trung Quốc
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Các cơ sở chế
biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Trung Quốc phải có tên trong danh
sách do Cơ quan thẩm quyền Trung Quốc chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang Trung Quốc phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp.
|
Thỏa thuận Hợp tác
về an toàn thực phẩm giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT Việt Nam và Tổng cục Giám
sát Chất lượng, Kiểm tra và Kiểm dịch Trung Quốc ký năm 2008
|
7
|
Liên minh Hải quan (Nga,
Kazacxtan, Belarus)
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Các cơ sở chế
biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Liên minh Hải quan phải có tên trong
danh sách được phép xuất khẩu
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang Liên minh Hải quan phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam
cấp.
|
- Bản ghi nhớ giữa
Cơ quan kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga và Cục Quản lý chất lượng Nông
Lâm sản và Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đảm bảo an toàn thủy sản XNK giữa Liên bang
Nga và Việt Nam năm 2011.
- Hiệp định khung
về Liên minh Hải quan (Nga, Kazacxtan, Belarus) có hiệu lực từ 01/7/2010
- Quyết định số 317
ngày 18/6/2010 của Liên minh Hải quan về các biện pháp vệ sinh thú y và ATTP
- Quyết định số 342
ngày 17/8/2010 của Liên minh Hải quan
|
8
|
French Polynesia
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
Thị trường yêu cầu
có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam
|
- Pháp lệnh 651/CM
ngày 07/5/1998 quy định các yêu cầu về vệ sinh thú y và vệ sinh đối với sản
phẩm nhập có nguồn gốc từ động vật nhập khẩu vào French Polynesia
- Công thư số
043/SDR/QAAV/MAE ngày 04/01/2008 của Cục Phát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp,
Chăn nuôi và Lâm nghiệp French Polynesia
|
9
|
Đài Loan
|
Thủy sản sống (giáp
xác và nhuyễn thể sống,
cá
sống, phôi cá
và
trứng cá đã thụ tinh), đồ hộp
|
Thị trường
yêu cầu lô hàng có chứng thư của Cơ quan thẩm quyền Việt Nam
|
- Công thư
09600504390 NC/KT ngày 11/5/2007 của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại
Hà Nội yêu cầu danh sách cơ sở sản xuất cua sống, mẫu giấy chứng nhận và con
dấu của Cơ quan thẩm quyền VN. Công thư 09600505820 NC/KT ngày 19/6/2007 yêu
cầu mỗi lần xuất khẩu cua sống vào Đài Loan phải gửi kèm giấy chứng nhận của
phía Việt Nam.
- Công thư
số 0110125 HT/KT ngày 21/01/2011 của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại
Hà Nội yêu cầu NAFIQAD cung cấp thông tin về cơ quan, mẫu chứng thư và mẫu
dấu.
- Thông báo
số 0991303927 ngày 21/3/2011 của Bộ Y tế Đài Loan về yêu cầu đối với sản phẩm
đồ hộp.
- Công thư số
0110125 HT/KT ngày
01/6/2011
của Văn phòng kinh tế, văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội về kiểm dịch thủy sản sống.
|
10
|
Braxin
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Các cơ sở chế
biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Braxin phải có tên trong danh sách do
Cơ quan thẩm quyền Braxin công nhận
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang Braxin phải kèm theo Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp.
|
- Phụ lục của Pháp
lệnh số 183-1998 về việc công nhận hệ thống thanh tra vệ sinh và công nhận các
cơ sở của nước ngoài, chứng thư nhập khẩu, tái kiểm tra, kiểm soát và vận
chuyển cho các sản phẩm có nguồn gốc động vật đã được phép nhập khẩu
- Thông tư DIPOA/SDA
số 42/2010 ngày 30/12/2010 quy định đăng ký nhãn sản phẩm có nguồn gốc động
vật nhập khẩu vào Brasil
|
11
|
New Zealand
|
Cá tra,
basa fillet đông lạnh; NT2MV
|
Lô hàng Cá
tra, basa fillet đông lạnh; NT2MV xuất khẩu sang New Zealand phải kèm theo
Chứng thư do CQTQ Việt Nam cấp.
|
Văn bản
ngày 20/3/2009 về thực hiện Điều 22 Luật An toàn sinh học 2003 của Cơ quan An
ninh sinh học New Zealand; Thỏa thuận hợp tác ký ngày 22/01/2010 giữa Cơ quan
An toàn thực phẩm New Zealand và NAFIQAD
|
12
|
Ucraina
|
Cá tra,
basa đông lạnh
|
- Cơ sở chế
biến xuất khẩu cá tra, basa sang thị trường Ucraina phải có tên trong danh sách
do Cơ quan thẩm quyền Ucraina công nhận
- Lô hàng
cá tra, basa xuất khẩu sang Ucraina phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy
chứng nhận (Chứng thư)
|
Sắc lệnh số 71 ngày
14.6.2004 của Cơ quan Thuốc Thú y: Yêu cầu kiểm tra thú y đối với
hàng hóa nhập khẩu vào Ucraina;
Công thư số 15-3-1-18/232 ngày 14/01/2011
của Ủy ban Nhà nước về Thuốc thú y Ucraina
|
13
|
Papua new Guinea
|
Cá tra,
basa đông lạnh
|
- Lô hàng
thủy sản xuất khẩu sang Argentina phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy
chứng nhận (Chứng thư)
|
Công thư ngày
28/02/2011 của Cơ quan Thanh tra và Kiểm dịch nông nghiệp Papua New Guinea
|
14
|
Peru
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang Peru phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận
(Chứng thư)
|
Quy định số
041-2010-ITP/SANIPES ngày 16/9/2010 của SANIPES về yêu cầu đối với sản phẩm
thủy sản, thức ăn chăn nuôi và thức ăn nuôi trồng thủy sản nhập khẩu
|
15
|
Macedonia
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang Macedonia phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận
(Chứng thư)
|
Luật Vệ sinh Thú y
và Bảo vệ Sức khỏe cộng đồng (2007) của Macedonia
|
16
|
Indonesia
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Các cơ sở được NAFIQAD
kiểm tra công nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị
trường Indonesia.
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu vào Indonesia phải kèm theo chứng thư do NAFIQAD cấp.
|
Thỏa thuận
về kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản giữa NAFIQAD và Cục Kiểm
tra, Kiểm dịch Thủy sản Indonesia (FQIA) ký năm 2011
|
17
|
Argentina
|
Tất cả các sản phẩm
thủy sản
|
- Các cơ sở chế
biến xuất khẩu thủy sản sang thị trường Achentina phải có tên trong danh sách
do Cơ quan thẩm quyền Argentina (SENASA) chấp thuận.
- Lô hàng thủy sản
xuất khẩu sang Argentina phải được CQTQ Việt Nam kiểm tra cấp giấy chứng nhận
(Chứng thư)
|
Quy định số
816/2002 ngày 04/10/2002 của SENASA về việc thanh tra tại nước xuất khẩu sản
phẩm, phụ phẩm có nguồn gốc từ động, thực vật vào Cộng hòa Achentina
|
PHỤ
LỤC XI
QUY ĐỊNH CÁCH GHI SỐ
CHỨNG THƯ VÀ THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BẢNG
1
QUY
ĐỊNH CÁCH GHI SỐ CHỨNG THƯ VÀ THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT
Ký
hiệu Số Giấy chứng nhận, chứng thư, thông báo không đạt
|
Ghi
chú
|
XX0000/00/YY/CT(*)
|
MỖI SỐ SẼ BAO GỒM 4
NHÓM CHỮ VÀ SỐ VIẾT LIỀN NHAU:
a) Nhóm thứ nhất
gồm 02 chữ cái là mã số của Cơ quan kiểm tra được quy định theo bảng 2;
b) Nhóm thứ hai gồm
04 hoặc 05 chữ số là số thứ tự của giấy do Cơ quan kiểm tra đó cấp trong năm,
được viết liền ngay sau nhóm đầu tiên;
c) Nhóm thứ ba gồm
02 chữ số sau dấu gạch chéo là năm cấp giấy;
d) Nhóm thứ tư gồm
02 chữ cái sau dấu gạch chéo là ký hiệu của loại giấy:
● Chứng thư: CH
● Không đạt chất
lượng: KĐ
(*) CT: được sử dụng
trong trường hợp cấp chuyển Chứng
thư
|
BẢNG
2
HỆ
THỐNG MÃ SỐ CỦA CÁC CƠ QUAN KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN TRỰC THUỘC CỤC QUẢN LÝ CHẤT
LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN
TT
|
Tên
Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
|
Mã
số
|
1
|
Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 1
|
YA
|
2
|
Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 2
|
YB
|
3
|
Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 3
|
YC
|
4
|
Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 4
|
YD
|
5
|
Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 5
|
YE
|
6
|
Trung tâm Chất
lượng nông lâm thủy sản vùng 6
|
YK
|
PHỤ
LỤC XII
GIẤY ĐĂNG KÝ CẤP
CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
GIẤY
ĐĂNG KÝ
CẤP CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Kính
gửi:............... (tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)
PHẦN KHAI BÁO CỦA CHỦ HÀNG
|
1. Chủ hàng:
Địa chỉ:
Điện
thoại: Fax:
|
2. Người nhận hàng:
Địa chỉ:
Điện
thoại: Fax:
|
3. Nơi đi:
Dự kiến ngày xuất
khẩu:
|
4. Nơi đến:
Thị trường/cảng đến
|
5. Mô tả hàng hóa:
Tên sản
phẩm:..............................................
Tên thương
mại...........................................
Tên khoa
học...............................................
|
6. Số
lượng:.............. ctns
Khối
lượng:.............. kg
|
7. Cơ sở sản
xuất:........................................
Mã số cơ
sở:..............................................
|
8. Mã số lô hàng:
Thời gian sản
xuất:..............................
|
9. Xuất xứ nguyên
liệu để sản xuất lô hàng:
□
Thủy sản nuôi □ Thủy sản khai thác tự nhiên
- Trong nước: □ Tên vùng nuôi,
thu hoạch/vùng khai thác:.......................................
- Nhập khẩu: □ Tên nước/vùng
lãnh thổ xuất xứ nguyên liệu:..................................
|
Phương tiện vận
chuyển:
Số container/seal:
□ Đề nghị cấp chuyển
tiếp chứng thư tại....
|
PHẦN
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN
|
Kết quả xem xét để
cấp chứng thư: □
Đủ điều kiện □ Không
Lý do:
Đề nghị khắc phục:
|
..................,
ngày....../...../........
Đại diện Chủ hàng
(Ký tên, đóng dấu)
|
.........................,
ngày...../....../..........
Đại diện Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC XIII
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA
CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM/KIỂM DỊCH VÀ CẤP CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT
KHẨU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
GIẤY
ĐĂNG KÝ
KIỂM
TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM/KIỂM DỊCH
VÀ
CẤP CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU
Kính
gửi:.............................................................................................
PHẦN
KHAI BÁO CỦA CHỦ HÀNG
|
1. Chủ hàng:
Địa chỉ:
Điện thoại: Fax:
|
2. Người nhận hàng:
Địa chỉ:
Điện
thoại: Fax:
|
3. Nơi đi:
Dự kiến ngày xuất
khẩu:
|
4. Nơi đến:
|
5. Mô tả hàng hóa:
Tên thương
mại.........................................
Tên khoa
học.............................................
Dạng sản
phẩm:.........................................
|
6. Số
lượng:........... cnts
Khối
lượng............... kg
|
7. Cơ sở sản xuất:
Mã số cơ sở:
|
8. Mã số lô hàng:
Thời gian sản xuất:
|
9. Thời gian đăng
ký kiểm tra:
Địa điểm đăng ký
kiểm tra:
|
10. Đề nghị cấp
chứng thư chuyển tiếp tại:.....
|
11. Xuất xứ nguyên
liệu để sản xuất lô hàng:
□
Thủy sản nuôi □ Thủy sản khai thác tự nhiên
- Trong nước: □ Tên vùng nuôi,
thu hoạch/vùng khai thác:
- Nhập khẩu: □ Tên nước/vùng
lãnh thổ xuất xứ nguyên liệu:
|
PHẦN
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, CHỨNG NHẬN
|
Hồ sơ đăng ký: □ Đạt □ Không đạt □ Bổ sung thêm
Lý do không đạt:
Các hồ sơ cần bổ
sung:
Kết quả xem xét sau
khi bổ sung:
|
Ngày kiểm tra dự
kiến:
|
..................,
ngày....../...../........
Đại diện Chủ hàng
(Ký tên, đóng dấu)
|
.........................,
ngày...../....../..........
Đại diện Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
PHỤ
LỤC XIV
BẢNG KÊ CHI TIẾT LÔ
HÀNG XUẤT KHẨU
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
BẢNG
KÊ CHI TIẾT LÔ HÀNG XUẤT KHẨU
(Kèm
theo Giấy đăng ký cấp chứng thư số:........... ngày...../..../.........)
Tên chủ hàng:........................................................................................................
Địa
chỉ:..................................................................................................................
Tên người nhận
hàng:...........................................................................................
Địa
chỉ:..................................................................................................................
Chi tiết lô
hàng:
STT
|
Tên
sản phẩm
|
Mã
số lô sản phẩm
|
Quy
cách bao gói
|
Số
lượng
(ctns)
|
Trọng
lượng tịnh
(kgs)
|
Trọng
lượng tổng
(kgs)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
..................,
ngày....../...../........
Đại diện chủ hàng
(Ký tên, đóng dấu)
|
PHỤ LỤC XV
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC
KIỂM TRA, LẤY MẪU KIỂM NGHIỆM LÔ HÀNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mục 1. Các định nghĩa
1. Mẫu ban đầu:
là lượng sản phẩm hoặc một đơn vị bao gói lấy tại một vị trí từ lô hàng sản
xuất.
2. Mẫu chung: là
mẫu được tập hợp từ các mẫu ban đầu.
3. Mẫu trung bình:
là lượng sản phẩm hoặc một số đơn vị bao gói lấy ra từ mẫu chung.
4. Mẫu phân tích: là
mẫu lấy ra từ mẫu trung bình dùng để phân tích các chỉ tiêu ATTP.
5. Mẫu lưu: là
mẫu lấy ra từ mẫu trung bình được bảo quản trong điều kiện không làm thay đổi
đặc tính ban đầu của mẫu, dùng để kiểm nghiệm đối chứng khi cần thiết.
Mục 2. Chuẩn bị kiểm
tra
1. Sau khi tiếp nhận
hồ sơ đăng ký, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phân công kiểm tra viên tiến hành:
1.1. Xem xét lịch sử
đảm bảo ATTP của Cơ sở sản xuất lô hàng bao gồm: kết quả kiểm tra điều kiện bảo
đảm ATTP của Cơ sở sản xuất thời điểm gần nhất, trong đó có điều kiện đảm bảo
ATTP của kho lạnh bảo quản thủy sản độc lập (nếu có); thông tin cảnh báo của cơ
quan thẩm quyền trong và ngoài nước và các phản hồi của khách hàng (nếu có) đối
với Cơ sở; kết quả kiểm tra, giám sát về ATTP của các lô hàng gần nhất của Cơ
sở.
1.2. Kết quả giám sát
của cơ quan chức năng về ATTP có liên quan đến xuất xứ nguyên liệu sản xuất mà
Chủ hàng khai báo bao gồm: kết quả chương trình giám sát dư lượng các chất độc
hại trong động vật và sản phẩm động vật thủy sản nuôi; kết quả chương trình
giám sát vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ (sau đây gọi tắt là NT2MV); kết
quả các chương trình giám sát khác; thông tin cảnh báo về ATTP liên quan đến
nước xuất khẩu đối với trường hợp nguyên liệu nhập khẩu.
2. Phân công kiểm tra
viên thực hiện kiểm tra lô hàng theo thời điểm đã thống nhất với Chủ hàng.
3. Kiểm tra viên được
phân công thực hiện kiểm tra phải chuẩn bị tài liệu kỹ thuật có liên quan, biểu
mẫu, nhãn mẫu, trang phục và các dụng cụ phục vụ kiểm tra, lấy mẫu và bảo quản
mẫu phù hợp.
Mục 3. Kiểm tra tại
hiện trường
1. Đánh giá hồ sơ
nguyên liệu:
1.1. Đối với nguyên
liệu trong nước:
Xem xét hồ sơ xuất xứ
nguyên liệu, hồ sơ tiếp nhận nguyên liệu phù hợp với quy định trong chương
trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP của Cơ sở.
1.2. Đối với nguyên
liệu nhập khẩu: Xem kết quả kiểm tra, chứng nhận đối với nguyên liệu nhập khẩu
dùng để sản xuất lô hàng phù hợp với quy định trong chương trình quản lý chất
lượng theo nguyên tắc HACCP của Cơ sở và phù hợp yêu cầu của thị trường xuất
khẩu.
2. Đánh giá hồ sơ
giám sát ATTP: Xem xét sự phù hợp của hồ sơ giám sát ATTP lô hàng phù hợp với
quy định trong chương trình quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP của Cơ sở
và phù hợp với công suất, định mức sản xuất Cơ sở, phù hợp với thông tin cho lô
hàng Cơ sở đã nêu trong kế hoạch thẩm tra và đánh giá độ tin cậy của hồ sơ hồ
sơ giám sát ATTP.
3. Nếu kết quả đánh
giá hồ sơ quản lý chất lượng theo nguyên tắc HACCP cho thấy không đủ độ tin
cậy, sai lệch thông tin giữa các hồ sơ quản lý chất lượng, kiểm tra viên đề
nghị Chủ hàng/Cơ sở sản xuất giải trình và có biện pháp khắc phục ngay. Trong
trường hợp Chủ hàng/Cơ sở không cung cấp đủ thông tin để giải trình và khả năng
khắc phục sai lỗi về hồ sơ của lô hàng, kiểm tra viên được phép dừng các việc
kiểm tra tiếp theo theo quy định tại khoản 2 Điều 39 của Thông
tư này.
4. Kiểm tra thực tế
lô hàng tại nơi tập kết, kho bảo quản:
4.1. Xem xét thông
tin trên thực tế của lô hàng tại nơi tập kết hoặc kho bảo quản so về địa điểm
kiểm tra, chủng loại sản phẩm, số lượng, khối lượng, chi tiết lô hàng phải phù
hợp với thông tin trên Giấy đăng ký kiểm tra
4.2. Xem xét sự đồng
nhất của lô hàng.
4.3. Xem xét điều
kiện đảm bảo ATTP trong bảo quản lô hàng.
5. Lấy mẫu kiểm tra
ngoại quan, cảm quan
5.1. Căn cứ vào kết
quả kiểm tra hồ sơ và thông tin thực tế lô hàng, mẫu ban đầu được lấy tại
những vị trí có nguy cơ dẫn đến mất ATTP.
5.2. Mẫu dùng để kiểm
tra ngoại quan là mẫu chung.
5.3. Mẫu cảm quan
được lấy một phần khối lượng hoặc một số đơn vị bao gói từ mẫu trung bình để
kiểm tra cảm quan.
5.4. Phương pháp lấy
mẫu ban đầu, mẫu chung, mẫu trung bình đối với các dạng sản phẩm thực hiện theo
các quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của Việt Nam.
6. Kiểm tra
ngoại quan, cảm quan.
6.1. Kiểm tra
ngoại quan:
a) Nội dung
kiểm tra ngoại quan bao gồm: tình trạng bao bì, quy cách bao gói, thông tin
trên nhãn sản phẩm so với quy định nêu tại khoản 2 Điều 24 Thông
tư này;
b) Số mẫu
kiểm tra ngoại quan:
- Lô hàng
xuất khẩu bao gồm 01 (một) lô hàng sản xuất: Lấy 6 (sáu) mẫu/lô hàng.
- Lô hàng
xuất khẩu gồm nhiều lô hàng sản xuất: nhiều hơn 6 mẫu/lô hàng và không quá 13
mẫu/lô hàng.
c) Xử lý kết
quả không đạt về chỉ tiêu ngoại quan: Tùy thuộc vào thực tế số lượng mẫu được
kiểm tra không đạt về chỉ tiêu ngoại quan và khả năng khắc phục của Cơ sở, kiểm
tra viên quyết định thực hiện các bước kiểm tra tiếp theo hoặc dừng việc kiểm
tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng để báo cáo Cơ quan kiểm tra, chứng nhận xử lý
theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Thông tư này.
6.2. Kiểm tra
cảm quan:
a) Nội dung
kiểm tra cảm quan theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy
định đối với từng nhóm sản phẩm;
b) Số mẫu
dùng để kiểm tra cảm quan tại hiện trường và giới hạn chấp nhận lô hàng đạt yêu
cầu về cảm quan được quy định như sau:
TT
|
Lô
hàng kiểm tra
|
Số
mẫu lấy kiểm tra và giới hạn chấp nhận lô hàng đạt yêu cầu về cảm quan
|
1
|
Lô hàng xuất khẩu
bao gồm: 1 đến 3 lô hàng sản xuất
|
n = 6, c ≤ 1
|
2
|
Lô hàng xuất khẩu
bao gồm: > 3 lô hàng sản xuất
|
n = 8 đến n = 13, c
≤ 2(*)
|
- n: số mẫu lấy kiểm
tra.
- c: số mẫu kiểm tra
cho phép không đạt.
(*) : Khi c = 2 thì
cả 2 mẫu không đạt phải được lấy từ 2 lô hàng sản xuất, nếu cả 2 mẫu không đạt
đều được lấy từ cùng một lô hàng sản xuất thì kết luận lượng hàng từ lô hàng
sản xuất đó không đạt về cảm quan và kiểm tra viên không lấy mẫu kiểm nghiệm
đối với lô hàng sản xuất này.
c) Phương pháp kiểm
tra ngoại quan, cảm quan đối với từng chủng loại, dạng sản phẩm thực hiện theo
các quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của Việt Nam.
7. Lấy mẫu kiểm
nghiệm
7.1. Lô hàng được xem
xét lấy mẫu kiểm nghiệm khi kết quả kiểm tra hồ sơ, thông tin thực tế lô hàng, điều
kiện bảo quản, các chỉ tiêu ngoại quan, cảm quan đạt yêu cầu. Mẫu được kiểm tra
viên lấy từ lô hàng bao gồm 2 (hai) loại mẫu (mẫu phân tích và mẫu lưu) có khối
lượng và số mẫu như nhau và được lấy từ mẫu trung bình.
7.2. Khối lượng mẫu
phân tích và mẫu lưu:
a) Tối thiểu phải đảm
bảo đủ để phân tích các chỉ tiêu đã chỉ định theo quy định của phòng kiểm
nghiệm được chỉ định;
b) Trường hợp phải
gửi mẫu cho nhiều phòng kiểm nghiệm chỉ định thì khối lượng mẫu sẽ được lấy
thêm để đủ lượng cho tất cả các phân tích theo những chỉ tiêu được yêu cầu;
c) Trường hợp lô hàng
xuất khẩu có khối lượng lớn hơn 100 tấn, kiểm tra viên được phép lấy tăng thêm
số mẫu (số đơn vị bao gói sản phẩm) của lô hàng để đảm bảo mẫu phân tích là đại
diện của lô hàng xuất khẩu.
7.3. Chỉ định các chỉ
tiêu phân tích ATTP trên mẫu kiểm nghiệm theo danh mục do Bộ nông nghiệp và
Phát triển nông thôn công bố.
7.4. Đối với các lô
hàng có kết quả kiểm tra không đạt về điều kiện bảo quản, hồ sơ, ngoại quan và
cảm quan, kiểm tra viên phải thực hiện như sau:
a) Không thực hiện
lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng;
b) Lập Biên bản kiểm
tra theo quy định nêu tại Mục 4 của Phụ lục này;
c) Báo cáo Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận.
Mục 4. Biên bản kiểm
tra
Sau khi kết thúc việc
kiểm tra tại hiện trường, kiểm tra viên hoàn thiện biên bản như sau:
1. Biên bản kiểm tra
phải được làm tại địa điểm kiểm tra; từng nội dung kết quả kiểm tra của lô hàng
được thể hiện chính xác và đầy đủ.
2. Ghi rõ các nội
dung không đạt yêu cầu và thời hạn khắc phục (nếu có).
3. Biên bản phải kèm theo
phiếu kết quả cảm quan, ngoại quan, phiếu lấy mẫu kiểm nghiệm.
4. Biên bản kiểm tra
có chữ ký của kiểm tra viên và chữ ký của Chủ hàng/chủ Cơ sở hoặc người đại
diện có thẩm quyền (trường hợp Chủ hàng/chủ Cơ sở sản xuất không ký, Biên bản
kiểm tra lô hàng vẫn có hiệu lực), được lập thành 02 (hai) bản, 01 (một) bản
lưu tại Cơ quan kiểm tra, chứng nhận và 01 (một) giao cho Chủ hàng/chủ Cơ sở
sản xuất.
Mục 5. Yêu cầu về mẫu
biểu Biên bản
Biên bản phải đảm
bảo:
1. Thể hiện đầy đủ
các thông tin về lô hàng được kiểm tra và kết luận chung về các nội dung được
Kiểm tra viên thực hiện tại hiện trường.
2. Kèm theo kết quả
chi tiết kiểm tra, đánh giá cảm quan, ngoại quan lô hàng và đính kèm phiếu lấy
mẫu kiểm nghiệm.
3. Khả năng liên kết
thông tin của kết quả kiểm tra, đánh giá ngoại quan, cảm quan và lấy mẫu kiểm
nghiệm với kết quả phân tích mẫu kiểm nghiệm phục vụ cho hoạt động cấp chứng
nhận ATTP đối với lô hàng được kiểm tra.
Mục 6. Ghi nhãn và
bảo quản mẫu
1. Mẫu phân tích và
mẫu lưu sau khi lấy phải được đưa vào ngay trong dụng cụ chứa phù hợp và đã
được vô trùng, làm kín miệng, niêm phong, đính kèm phiếu nhận diện mẫu và bảo
quản trong dụng cụ chuyên dùng đối với từng dạng sản phẩm.
2. Mẫu phải được mã
hóa đảm bảo tính bảo mật và tránh sự nhầm lẫn giữa các loại mẫu được lấy tại Cơ
sở.
Mục 7. Vận chuyển và
giao nhận mẫu
1. Mẫu phân tích được
vận chuyển về phòng kiểm nghiệm chỉ định, mẫu lưu được vận chuyển về Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận (trong trường hợp mẫu lưu cần phải chuyển về lưu tại cơ
quan này) trong tối đa 5 (năm) giờ sau khi kết thúc quá trình kiểm tra, đánh
giá, lấy mẫu, đảm bảo điều kiện bảo quản phù hợp với từng dạng sản phẩm trong
quá trình vận chuyển mẫu, đảm bảo không làm hư hại mẫu dẫn đến sai lệch kết quả
phân tích của mẫu.
2. Tại phòng kiểm nghiệm,
kiểm tra viên và người nhận mẫu phải kiểm tra tình trạng mẫu, đặc tính mẫu, các
thông tin trên mẫu và các yêu cầu phân tích trước khi giao nhận mẫu.
3. Thời hạn kiểm
nghiệm mẫu:
a) Đối với thủy sản
tươi sống, ướp đá: Trong vòng 01 (một) ngày làm việc;
b) Đối với các trường
hợp khác: Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc.
Mục 8. Bảo quản và sử
dụng mẫu lưu
1. Mẫu lưu phải được
bảo quản tại Cơ quan kiểm tra, chứng nhận hoặc tại Cơ sở sản xuất trong điều
kiện phù hợp với từng dạng sản phẩm, nguyên trạng ban đầu và còn đầy đủ dấu
hiệu niêm phong.
2. Trường hợp có ý
kiến từ Chủ hàng hoặc chủ Cơ sở sản xuất lô hàng về kết quả kiểm nghiệm, Cơ
quan kiểm tra, chứng nhận sử dụng mẫu lưu để gửi các phòng kiểm nghiệm kiểm
chứng phân tích làm cơ sở để giải quyết.
3. Trong thời hạn 3
(ba) ngày làm việc sau khi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả kiểm
nghiệm lô hàng, nếu không có ý kiến từ Chủ hàng/chủ Cơ sở sản xuất, Cơ quan
kiểm tra, chứng nhận thực hiện:
a) Trả lại mẫu lưu
cho Chủ hàng/chủ Cơ sở sản xuất (nếu có lưu mẫu tại Cơ quan kiểm tra, chứng
nhận);
b) Trường hợp quá
thời hạn 3 (ba) ngày làm việc sau khi nhận được thông báo kết quả kiểm nghiệm
mà Chủ hàng hoặc chủ Cơ sở sản xuất không đến nhận hoặc đã có thỏa thuận khác
thì Cơ quan kiểm tra, chứng nhận được phép chủ động tiến hành xử lý phù hợp đối
với mẫu lưu.
PHU LỤC XVI
THÔNG BÁO LÔ HÀNG
KHÔNG ĐẠT
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
Tên,
địa chỉ Cơ quan Kiểm tra, chứng nhận
Tel:
Fax: Email:
THÔNG
BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT
Chủ hàng:
|
Nơi xuất hàng theo
đăng ký:
|
Người nhận hàng theo
đăng ký:
|
Nơi hàng đến theo
đăng ký:
|
Mô tả hàng hóa:
|
Số
lượng:............./Khối lượng:............ kg
|
Cơ sở sản xuất:
Mã số cơ sở:
|
Mã số lô hàng:
|
Căn cứ kết quả kiểm
tra số...... ngày....../....../....., kết quả kiểm nghiệm số:......
ngày..../..../...... (nếu có)
(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)
Thông báo lô
hàng/sản phẩm nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số:.........
ngày..../..../...:
KHÔNG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU:
□
HỒ SƠ, CẢM QUAN, NGOẠI QUAN □ AN TOÀN THỰC PHẨM
□
CHỈ TIÊU VỀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN
Lý do:
|
Các biện pháp yêu
cầu Chủ hàng thực hiện:
|
Thời hạn hoàn
thành:
|
...........,
ngày..... tháng..... năm.........
Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
|
|
PHỤ
LỤC XVII
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU
TRA NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
......... (TÊN CƠ
SỞ)........
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:........................
V/v
|
………, ngày … tháng
…. năm ……..
|
BÁO
CÁO
KẾT
QUẢ ĐIỀU TRA NGUYÊN NHÂN VÀ THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
Kính
gửi:............... (cơ quan kiểm tra)...................................
Thực hiện văn bản
số....... ngày....../...../...... của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và
Thủy sản về việc...............................,....... (tên cơ sở) báo
cáo như sau:
1. Thông tin chung về
lô hàng: Thông tin cơ sở sản xuất, cơ sở xuất khẩu lô hàng, khối lượng, tên
sản phẩm (sản phẩm hỗn hợp phải ghi rõ thành phần các loài thủy sản chính),
ngày sản xuất, nước xuất khẩu, mã số lô hàng, lý do cảnh báo).
2. Thông tin về hoạt
động kiểm tra, chứng nhận do Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thực
hiện (nếu có): Tên chủ lô hàng, ngày đăng ký kiểm tra, kết quả kiểm tra cảm
quan, ngoại quan, phân tích sinh học, hóa học các chỉ tiêu ATTP do Trung tâm
vùng thực hiện đối với lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), số chứng thư, ngày
cấp.
3. Kết quả hoạt động điều
tra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục:
3.1. Hoạt động điều
tra nguyên nhân lây nhiễm: Nêu rõ nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu (tên, địa
chỉ cơ sở cung cấp nguyên liệu, nguồn gốc nguyên liệu từ thủy sản khai
thác/nuôi trồng); kết quả điều tra nguyên nhân (do nguyên liệu hoặc trong quá
trình sản xuất) do doanh nghiệp thực hiện;
3.2. Hành động khắc
phục doanh nghiệp đã thiết lập và thực hiện: Nêu rõ các hành động khắc phục
do cơ sở đề ra và kết quả việc thực hiện kể từ thời điểm cơ sở xây dựng tới
thời điểm báo cáo.
4. Kết quả lấy mẫu
kiểm tra được Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng thực hiện đối với 05
lô hàng liên tiếp của sản phẩm vi phạm đáp ứng quy định về chỉ tiêu/nhóm chỉ
tiêu vi phạm (thông tin cụ thể của 5 lô).
5. Kiến nghị:
Nơi nhận:
-
Như trên;
- Cơ quan QLCL;
- Trung tâm vùng..;
- Lưu.....
|
GIÁM ĐỐC DOANH
NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)
|