BỘ
NGOẠI GIAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2011/TB-LPQT
|
Hà
Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2011
|
THÔNG BÁO
VỀ VIỆC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 47 của Luật Ký kết, gia Nhập và thực hiện điều ước quốc
tế năm 2005, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga về hợp tác và hỗ trợ
hành chính lẫn nhau về các vấn đề hải quan, ký tại Hà Nội ngày 31 tháng 10 năm
2010, có hiệu lực từ ngày 22 tháng 4 năm 2011.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi Bản
sao lục Hiệp định theo quy định tại Điều 68 của Luật nêu trên./.
|
TL.
BỘ TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ LUẬT PHÁP VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG
Lê Thị Tuyết Mai
|
HIỆP ĐỊNH
GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ
CHÍNH PHỦ LIÊN BANG NGA VỀ HỢP TÁC VÀ HỖ TRỢ HÀNH CHÍNH LẪN NHAU VỀ CÁC VẤN ĐỀ
HẢI QUAN
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên bang Nga, sau đây gọi là "Các Bên ký
kết",
Nhận thấy rằng những vi phạm
pháp luật hải quan gây phương hại tới các lợi ích kinh tế, tài chính và xã hội
của các quốc gia có liên quan cũng như tới lợi ích hợp pháp của thương mại;
Nhận thức được tầm quan trọng của
việc xác định chính xác thuê hải quan và các loại thuế khác của hàng hóa xuất
khẩu và nhập khẩu cũng như việc thực hiện các quy định cấm hạn chế và kiểm soát
hàng hóa;
Nhận thức rằng hành động ngăn chặn
các vi phạm pháp luật Hải quan và các nỗ lực đảm bảo thu đúng thuế xuất nhập khẩu
và các loại thuế khác có thể được thực hiện hiệu quả hơn thông qua việc hợp tác
chặt chẽ giữa các cơ quan Hải quan của các quốc gia;
Nhận thấy rằng việc buôn lậu ma
túy và các chất hướng thần gây hiểm họa cho sức khoẻ cộng đồng và ảnh hưởng đến
xã hội;Trên cơ sở Khuyến nghị của Hội đồng tợp tác Hải quan về Hỗ trợ hành
chính ngày 05 tháng 12 năm 1953.
Và cũng trên cơ sở các điều khoản
quy định trong Công ước chàng về Ma túy ngày 30 tháng 3 năm 1961, được điều chỉnh
theo Nghị định thư năm 1972 Công ước về các chất hướng thần ngày 21 tháng 02
năm 1971 và Công ước chống buôn bán bất hợp pháp Ma túy và các chất hướng thần
ngày 20 tháng 12 năm 1988 của Tổ chức liên hợp quốc, Đã thỏa thuận như sau:
Điều 1. Định
nghĩa
Theo Hiệp định này:
1. "Pháp luật Hải
quan" có nghĩa là các quy định pháp lý và hành chính do cơ quan Hải quan của
các Bên ký kết thực thi nhằm điều chỉnh hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, và quá cảnh
và phương tiện vận tải hoặc bất kể các chế độ hải quan nào khác bao gồm các quy
định liên quan đến thuế hải quan, các loại phí và các loại thuế khác được cơ
quan Hải quan áp dụng hoặc thu và các biện pháp cấm, hạn chế và kiểm soát;
2. "Cơ quan Hải quan"
có nghĩa là: tại ngước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Tổng cục Hải quan;
và tại Liên bang Nga - Cơ quan Hải quan Liên bang.
3. "Vi phạm hải quan"
có nghĩa là bất kỳ sự vi phạm hoặc cố tình vi phạm pháp luật Hải quan;
4. "Người" có nghĩa là
thể nhân hoặc pháp nhân;
5. "Thông tin" có
nghĩa là dữ liệu, bản báo cáo, chứng từ hoặc bản sao có công chứng hoặc xác nhận
tương ứng và các thư tín trao đổi;
6. "Thông tin tình
báo" là bất kể thông tin nào đã được xử lý và/hoặc phân tích nhằm cung cấp
bằng chứng về vi phạm hải quan có liên quan;
7. "Cơ quan Hải quan được
yêu cầu" có nghĩa là Cơ quan Hải quan của Bên ký kết nhận được yêu cầu trợ
giúp về các vấn đề Hải quan;
8. "Cơ quan Hải quan yêu cầu"
có nghĩa là Cơ quan Hải quan của Bên ký kết đưa ra yêu cầu trợ giúp về các vấn
đề hải quan;
9. "Ma tuý" là bất kỳ
chất nào được liệt kê trong Danh sách của Công ước chàng về Ma túy năm 1961 và
các sửa đổi phù hợp với Nghị định thư năm 1972 về các sửa đổi đối với Công ước
chàng về Ma túy 1961;
10. "Chất hướng thần"
là bất kể chất nào được liệt kê trong các Danh sách của Công ước quốc tế về các
Chất hướng thần năm 1971;
11. "Tiền chất" là các
chất hóa học và dung môi được sử dụng để sản xuất trái phép ma túy hoặc các chất
hướng thần theo Công ước quốc tế năm 1988 về các biện pháp chống vận chuyển
trái phép ma túy và các chất hướng thần.
12. " Hàng hóa nhậy cảm"
là các hàng hóa đề cập trong Điều 6 của Hiệp định này.
Điều 2. Phạm
vi của Hiệp định
1. Các Bên ký kết, thông qua cơ
quan Hải quan của mình và theo những điều khoản quy định trong Hiệp định này, sẽ:
a) Tiến hành các biện pháp nhằm
tạo điều kiện và thúc đẩy việc di chuyển hàng hóa;
b) Hỗ trợ lẫn nhau trong việc
ngăn chặn các vi phạm hải quan;
c) Hợp tác trong nghiên cứu,
phát triển và ứng dụng các thủ tục hải quan mới, trong đào tạo và trao đổi nhân
lực và các vấn đề khác mà cả hai bên cùng quan tâm;
d) Cố gắng hài hòa và quy chuẩn
chàng các hệ thống hải quan của mình trong việc cải tiến nghiệp vụ hải quan và
giải quyết các vấn đề về quản lý và kiểm soát hải quan.
2. Hỗ trợ lẫn nhau trong khuôn
khổ của Hiệp định này được thực hiện phù hợp với luật pháp hiện hành trong lãnh
thổ quốc gia của Bên ký kết và trong khả năng cũng như nguồn lực của Cơ quan Hải
quan được yêu cầu.
3. Không có điều khoản quy định
nào trong Hiệp định này được hiểu là làm hạn chế những thông lệ hỗ trợ lẫn nhau
hiện đang có hiệu lực giữa Hai Bên ký kết.
Điều 3. Tạo
thuận lợi về thủ tục hải quan
1. Theo thỏa thuận lẫn nhau, các
cơ quan Hải quan sẽ tiến hành các biện pháp cần thiết để tạo thuận lợi trong thủ
tục hải quan nhằm tạo điều kiện và thúc đẩy việc di chuyển hàng hóa qua lại giữa
lãnh thổ của hai quốc gia Ký kết;
2. Theo thỏa thuận lẫn nhau các
cơ quan Hải quan có thể chấp nhận các hình thức chứng từ hải quan thích hợp
chàng bằng tiếng Anh.
Điều 4. Các
hình thức hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau
Theo sáng kiến riêng của mình hoặc
theo yêu cầu, các Cơ quan Hải quan sẽ cung cấp cho nhau tất cả các thông tin cần
thiết phù hợp với các quy định của Hiệp định này.
Các cơ quan Hải quan sẽ:
a) Trao đổi kinh nghiệm liên
quan đến lác hoạt động của mình và thông tin về các cách
thức và phương thức vi phạm hải
quan mới;
b) Thông báo cho nhau các thay đổi
cơ bản của luật hải quan của hai quốc gia cung như các phương tiện kỹ thuật kiểm
soát hải quan và các cách thức áp dụng cũng như thảo luận các vấn đề khác mà cả
hai bên cùng quan tâm.
Điều 5. Giám
sát hàng hóa và phương tiện vận tải
Theo sáng kiến riêng của mình hoặc
khi có yêu cầu của cơ quan Hải quan của một Bên ký kết, cơ quan Hải quan của
Bên ký kết kia sẽ tiến hành duy trì các biện pháp kiểm soát đối với:
a) Hàng hóa được vận chuyển bởi
người đã vi phạm hoặc bị nghi ngờ vi phạm pháp luật Hải quan tại lãnh thổ quốc
gia Bên đó;
b) Việc di chuyển của hàng hóa
và phương thức thanh toán đã được cơ quan Hải quan của Bên ký kết kia thông báo
mà cho thấy dấu hiệu vận chuyển trái phép khối lượng lớn vào hoặc ra lãnh thổ của
Bên ký kết kia hoặc các việc di chuyển của hàng hóa và phương thức thanh toán
có nghi ngờ;
c) Phương tiện vận tải đã biết
hoặc nghi ngờ được sử dụng cho vi phạm pháp luật hải quan của Bên ký kết kia;
Điều 6. Hành
động chống lại việc vận chuyển trái phép hàng hóa nhậy cảm
Các cơ quan hải quan, theo sáng
kiến riêng của mình hoặc khi có yêu cầu sẽ không chậm trễ cung cấp cho nhau các
thông tin có liên quan đến các hành động, đã bị phát hiện hoặc đang nằm trong kế
hoạch, mà cấu thành hoặc có vẻ cấu thành nên vi phạm pháp luật hải quan hiện
hành tại lãnh thổ quốc gia của một trong các Bên ký kết về những nội dung sau:
a) Việc di chuyển vũ khí, đạn dược,
chất nổ và các đầu dẫn nổ;
b) Việc di chuyển ma túy, các chất
hướng thần và tiền chất của nó,
c) Việc di chuyển các tác phẩm
nghệ thuật và đồ cổ có giá trị văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ học của mỗi Bên ký
kết;
d) Việc di chuyển của các chất độc
hại đối với môi trương và sức khỏe cộng đồng;
e) Việc di chuyển hàng hóa có
thuế suất cao hoặc hàng hóa tuân theo giới hạn phi thuế quan;
Điều 7. Trao
đổi thông tin
1. Các cơ quan Hải quan, theo
sáng kiến riêng của mình hoặc theo yêu cầu, sẽ cung cấp cho nhau tất cả thông
tin có thể giúp cho đảm bảo tính chính xác trong việc:
a) Thu thuế hải quan, thuế và
các loại phí khác do cơ quan Hải quan phụ trách, đặc biệt là các thông tin có
thể giúp xác định trị giá Hải quan chính xác cũng như quyết định về phân loại
hàng hóa;
b) Việc thực hiện các quy định về
hạn chế và cấm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng quá cảnh, hoặc các
hàng hóa được miễn thuế hải quan, thuế và các loại phí khác;
c) Việc áp dụng quy tắc xuất xứ
quốc gia.
2. Nếu cơ quan Hải quan được yêu
cầu không có thông tin mà họ được yêu cầu cung cấp thì họ sẽ phải tìm kiếm
thông tin đó một cách nỗ lực sao cho phù hợp với các quy định của luật pháp quốc
gia của mình.
Điều 8.
Thông tin về hàng hóa, người và phương tiện vận tải
1. Theo sáng kiến riêng của mình
hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan Hải quan của Bên ký kết này sẽ cung cấp cho cơ
quan Hải quan của Bên ký kết kia các thông tin sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh
thổ quốc gia của cơ quan Hải quan yêu cầu có được xuất khẩu hợp pháp từ lãnh thổ
quốc gia của Bên ký kết kia hay không;
b) Hàng hóa xuất khẩu từ lãnh thổ
quốc gia của cơ quan Hải quan yêu cầu có được nhập khẩu hợp pháp sang lãnh thổ
quốc gia của Bên ký kết kia hay không;
2. Theo sáng kiến riêng của mình
hoặc khi có yêu cầu, Cơ quan Hải quan của Bên ký kết này sẽ cung cấp cho cơ
quan Hải quan của Bên ký kết kia các thông tin sau:
a) Người được biết đã vi phạm hoặc
nghi ngờ vi phạm pháp luật hải quan trong lãnh thổ quốc gia của Bên ký kết kia;
b) Hàng hóa, đã biết hoặc nghi
ngờ là đối tượng vận chuyển trái phép;
c) Phương tiện vận tải đã biết
hoặc nghi ngờ được sử dụng trong các vi phạm pháp luật Hải quan hiện hành trong
lãnh thổ quốc gia của Bên ký kết kia.
Điều 9. Tài
liệu và chứng từ
1. Theo sáng kiến riêng của mình
hoặc theo yêu cầu, cơ quan Hải quan của một Bên ký kết sẽ cung cấp cho cơ quan
Hải quan của Bên ký kết kia các hồ sơ bằng chứng hoặc các bản sao tài liệu và
các thông tin có sẵn về các hành động, đã hoàn tất hoặc đang nằm trong kế hoạch,
cấu thành hoặc có dấu hiệu cấu thành nên vi phạm pháp luật hải quan hiện hành tại
lãnh thổ quốc gia của Bên ký kết đó.
2. Các chứng từ cung cấp theo Hiệp
định này có thể được thay thế bởi các thông tin điện tử để phục vụ cho cùng mục
đích. Tất cả các thông tin có liên quan nhằm hiểu và sử dụng tài liệu cũng phải
được cung cấp cùng theo đó.
Điều 10.
Yêu cầu
1. Nếu cơ quan Hải quan của quốc
gia của một Bên ký kết có yêu cầu, cơ quan Hải quan của quốc gia Bên ký kết kia
phải thực hiện các yêu cầu chính thức có liên quan đến các hoạt động đã
xác định là chắc chắn hoặc có dấu hiệu trái với pháp luật hải quan hiện hành
trong lãnh thổ quốc gia của cơ quan Hải quan yêu cầu. Cơ quan Hải quan được yêu
cầu sẽ thông báo các kết quả của việc thực hiện yêu cầu cho cơ quan Hải quan
yêu cầu.
2. Các yêu cầu này phải được thực
hiện theo luật pháp hiện hành trong lãnh thổ quốc gia của cơ quan Hải quan được
yêu cầu. Cơ quan Hải quan được yêu cầu phải thực hiện một cách cố gắng nhất.
Điều 11. Sử
dụng thông tin và thông tin tình báo
1. Thông tin và thông tin tình
báo nhận được trong khuôn khổ quy định của Hiệp định này chỉ được sử dụng cho mục
đích của Hiệp định này. Các thông tin này sẽ không được trao đổi hoặc sử dụng
cho bất kể mục đích nào khác trừ khi cơ quan Hải quan cung cấp thông tin hoàn
toàn cho phép.
2. Các quy định trong khoản 1 của
Điều này không áp dụng đối với các thông tin và thông tin tình báo có liên quan
đến các vụ vi phạm liên quan đến ma tuý và các chất hướng thần. Các thông tin
và thông tin tình báo này có thể được trao đổi với các cơ quan chức năng khác
trực tiếp liên quan đến việc đấu tranh chống lại việc vận chuyển ma túy trái
phép, các chất hướng thần và tiền chất của các chất đó.
3. Các yêu cầu, thông tin, báo
cáo của các chuyên gia và các thông tin liên lạc khác do cơ quan Hải quan của một
Bên ký kết nhận được dưới bất kể hình thức nào theo Hiệp định này sẽ phải được
đảm bảo tính bảo mật tương tự bởi cơ quan Hải quan nhận giống như các chứng từ
và thông tin cùng loại theo quy định quốc gia của Bên ký kết đó.
Điều 12.
Các trường hợp từ chối hỗ trợ
1. Nếu cơ quan Hải quan của một
Bên ký kết nhận thấy việc thực hiện yêu cầu có thể vi phạm chủ quyền, an ninh,
trật tự công cộng hoặc bất cứ lợi ích thiết yếu của bên mình thì họ có thể từ
chối cung cấp hỗ trợ được yêu cầu theo Hiệp định này toàn phần hoặc một phần,
hoặc chỉ cung cấp hỗ trợ được yêu cầu theo các giới hạn và điều kiện nhất định.
2. Trong trường hợp yêu cầu hỗ
trợ bị từ chối thì quyết định và các lý do từ chối phải thông báo ngay lập tức
bằng văn bản cho cơ quan Hải quan yêu cầu.
3. Nếu cơ quan Hải quan của một Bên
ký kết có yêu cầu được hỗ trợ mà chính họ không thể cung cấp thì Bên yêu cầu phải
đề cập tới điều đó trong yêu cầu của mình. Việc đáp ứng với một yêu cầu như vậy
sẽ do Bên được yêu cầu xem xét.
Điều 13.
Hình thức và cách gửi yêu cầu hỗ trợ
1. Các yêu cầu trợ giúp thực hiện
theo Hiệp định này sẽ được làm dưới dạng văn bản.
Để thực hiện yêu cầu thì các chứng
từ cần thiết phải được gửi kèm với yêu cầu đó. Trong một số trường hợp ngoại lệ
khẩn cấp, cũng có thể chấp nhận yêu cầu bằng lời hoặc thư điện tử, nhưng ngay
sau đó phải khẳng định lại bằng văn bản.
2. Các yêu cầu thực hiện theo
Khoản 1 của Điều này phải bao gồm các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan Hải quan yêu cầu;
b) Bản chất của quá trình và các
các biện pháp yêu cầu;
c) Đối tượng và lý do yêu cầu;
d) Quy định của pháp luật và các
yếu tố pháp lý khác liên quan;
e) Dữ liệu chi tiết và toàn diện
đến mức có thể về người có liên quan trong cuộc điều tra;
f) Bản tóm tắt các dữ kiện có
liên quan.
3. Yêu cầu phải được làm bằng
ngôn ngữ quốc gia chính thức của cơ quan Hải quan được yêu cầu, bằng tiếng Anh
hoặc một ngôn ngữ khác được cơ quan Hải quan được yêu cầu chấp nhận.
4. Nếu yêu cầu không đáp ứng các
quy định về hình thức thì có thể đề nghị sửa chữa hoặc hoàn chỉnh. Tính bảo mật
của các sửa đổi bổ sung này có hiệu lực ngay sau đó.
Điều 14. Hỗ
trợ kỹ thuật
Các cơ quan Hải quan có thể cung
cấp cho nhau hỗ trợ kỹ thuật trong các vấn đề hải quan, như sau:
a) Trao đổi các nhân viên hải
quan khi cả hai đều có lợi khi tìm hiểu các nghiệp vụ hải quan của nhau;
b) Đào tạo và hỗ trợ tăng cường
nghiệp vụ chuyên môn cho các nhân viên Hải quan;
c) Trao đổi thông tin và kinh
nghiệm về sử dụng các công cụ kỹ thuật để phục vụ cho mục đích kiểm soát;
d) Trao đổi các chuyên gia về
các vấn đề Hải quan;
e) Trao đổi các thông tin chuyên
môn, khoa học và kỹ thuật liên quan tới pháp luật, thủ tục Hải quan.
Điều 15.
Chi phí
1. Các chi phí phát sinh của cơ
quan Hải quan được yêu cầu khi thực hiện yêu cầu theo Hiệp định này sẽ do cơ
quan Hải quan đó chịu ngoại trừ các chi phí cho các chuyên gia và cho các phiên
dịch và biên dịch viên không phải công chức nhà nước.
2. Việc hoàn trả các chi phí
khác phát sinh trong việc thực hiện Hiệp định này có thể là một nội dung của một
thỏa thuận đặc biệt giữa các cơ quan Hải quan.
Điều 16. Thực
hiện
1. Hỗ trợ được đề cập trong Hiệp
định này, sẽ được thực hiện trực tiếp bởi các Cơ quan Hải quan. Các cơ quan này
sẽ cùng thoả thuận cụ thể với nhau cho mục đích này.
2. Các cơ quan Hải quan có thể
thu xếp để các đơn vị điều tra chống buôn lậu cấp trung ương và địa phương của
mình liên hệ trực tiếp với nhau.
Điều 17.
Lãnh thổ áp dụng
Hiệp định này sẽ được áp dụng
trong lãnh thổ hải quan của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và lãnh thổ hải
quan của Liên bang Nga.
Điều 18. Hiệu
lực và hủy bỏ
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực
vào ngày thứ 30 sau ngày nhận được bản thông báo cuối cùng mà theo đó các Bên
ký kết chính thức thông báo cho nhau rằng các thủ tục pháp lý nội bộ liên quan
đến việc hiệp định có hiệu lực đã được hoàn tất.
2. Hiệp định này có thể được sửa
đổi hoặc bổ sung với sự nhất trí bằng văn bản của hai Bên. Nội dung sửa đổi hay
bổ sung sẽ trở thành một phần không thể tách rời của Hiệp định này.
3. Hiệp định này được ký trong một
khoảng thời gian vô định và có thời hạn thêm tháng sau ngày một Bên ký kết nhận
được thông báo bằng văn bản của bên kia về ý định chấm dứt Hiệp định này.với sự
lỡm chứng, các đại diện được ủy quyền của các Chính phủ liên quan dưới đây đã
ký Hiệp định này.
Hiệp định làm tại Hà Nội ngày
31/10/2010 thành hai bản bằng tiếng Nga, tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các bản
có giá trị như nhau.
Trong trường hợp có sự giải
thích khác nhau thì văn bản tiếng Anh sẽ được dùng để đối chiếu./.
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đỗ Hoàng Anh Tuấn
Thứ Trưởng Bộ Tài chính
|
THAY
MẶT CHÍNH PHỦ
LIÊN BANG NGA
Anđrây Iuriêvích Bêlianhinốp
Giám Đốc Cơ Quan Thuế
|