|
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào nội dung được bôi màu
để xem chi tiết.
|
|
|
Quyết định 91-BXD/ĐT năm 1993 về Quy chế hành nghề kiến trúc sư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Số hiệu:
|
91-BXD/ĐT
|
|
Loại văn bản:
|
Quyết định
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Xây dựng
|
|
Người ký:
|
Ngô Xuân Lộc
|
Ngày ban hành:
|
16/04/1993
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ XÂY DỰNG
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh
phúc
********
|
Số: 91-BXD/ĐT
|
Hà Nội, ngày 16
tháng 4 năm 1993
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 15-CP
ngày 2-3-1993 của Chính phủ qui định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản
lý Nhà nước của Bộ và cơ quan ngang Bộ;
Thực hiện Chỉ thị số 171-TTg ngày 16-12-1992 của Thủ tướng Chính phủ giao trách
nhiệm cho Bộ Xây dựng cấp giấy phép hành nghề, xác định qui mô và phạm vi hành
nghề của các doanh nghiệp phù hợp với năng lực về kỹ thuật, trang thiết bị, tiền
vốn trong các lĩnh vực khảo sát thiết kế, xây lắp;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm
theo Quyết định này bản Qui chế hành nghề Kiến trúc sư.
Điều 2. Qui chế này
có hiệu lực thi hành trong cả nước kể từ ngày ký ban hành. Những qui định trước
đây trái với Qui chế này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các ông
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Kiến trúc sư trưởng,
Giám đốc Sở Xây dựng, Sở Nhà đất, Sở Giao thông công chính các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các ngành, các cấp
thực hiện qui chế này.
QUI CHẾ
QUẢN
LÝ HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 91-BXD/ĐốI TƯợNG ngày 16-4-1993 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
I. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1.- Kiến trúc là một
biểu hiện của nền văn hoá. Sự sáng tạo kiến trúc, chất lượng xây dựng, sư hài
hoà của kiến trúc với môi trường xung quanh, sự gìn giữ cảnh quan thiên nhiên,
cảnh quan đô thị, cũng như các di sản lịch sử, văn hoá đều là lợi ích chung của
toàn xã hội.
Điều 2.- Hành nghề thiết
kế kiến trúc (bao gồm thiết kế xây dựng mới hay cải tạo các công trình xây dựng,
các khu công trình, thiết kế cảnh quan đô thị; trùng tu, tôn tạo các di tích lịch
sử, văn hoá...) theo các chức danh qui định sau:
a) Chủ nhiệm đồ án: Đối với các
công trình dân dụng và khu công trình dân dụng.
Chủ trì kiến trúc đối với thiết
kế các công trình xây dựng chuyên ngành sau đây gọi chung là chủ nhiệm đồ án.
b) Thiết kế viên.
Điều 3.- Các đồ án thiết
kế có chủ nhiệm đồ án được cấp chứng chỉ hành nghề theo qui định trong qui chế
này mới có giá trị pháp lý trong triển khai các bước của trình tự xây dựng cơ bản
và được xét cấp giấy phép xây dựng.
II. HÀNH NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ
Điều 4. Các kiến
trúc sư phải hành nghề trong các tổ chức hợp pháp, có tư cách pháp nhân thuộc mọi
thành phần kinh tế được phép hành nghề thiết kế xây dựng với tư cách là thành
viên, viên chức hoặc cộng tác viên.
Điều 5. Kiến trúc sư
hành nghề với chức danh thiết kế viên phải có đủ các điều kiện sau:
a) Có quyền công dân.
b) Có văn bằng kiến trúc sư hợp
pháp.
c) Có phẩm chất và năng lực
chuyên môn tương xứng với chức danh đảm nhận, nắm vững luật lệ chính sách, tiêu
chuẩn, qui phạm xây dựng.
d) Hành nghề dưới sự điều hành của
một chủ nhiệm đồ án.
Điều 6.
Kiến trúc sư hành nghề với chức danh Chủ nhiệm đồ án phải được Bộ Xây dựng xét
cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có quyền công dân.
b) Tốt nghiệp đại học với văn bằng
kiến trúc sư.
c) Có phẩm chất và năng lực sáng
tạo kiến trúc, nắm vững luật lệ, chính sách, tiêu chuẩn qui phạm.
d) Có năng lực tổ chức quản lý
và điều hành công việc thiết kế.
e) Có năng lực sáng tạo kiến
trúc đã ít nhất có 5 năm trực tiếp sáng tạo kiến trúc và có những công trình được
đánh giá có chất lượng, không có sai phạm chuyên môn, được tổ chức thiết kế và
Hội Kiến trúc sư giới thiệu.
Điều 7.
Người tốt nghiệp các ngành đại học xây dựng khác đã và đang hành nghề thiết kế
kiến trúc nay muốn tiếp tục hành nghề theo các chức danh nêu ở Điều 2 thì phải
có đủ điều kiện qui định trong các Điều 5, Điều 6. Khi muốn xin cấp chứng chỉ
Chủ nhiệm đồ án phải làm đơn ghi rõ quá trình đã hành nghề thiết kế kiến trúc gửi
về Bộ Xây dựng.
Điều 8. Người nước
ngoài thường trú ở Việt Nam muốn được hành nghề thiết kế kiến trúc các công
trình xây dựng ở Việt Nam phải có đủ các điều kiện thích hợp nêu ở Điều 5, 6. Đồ
án thiết kế các công trình do người nước ngoài thiết kế phải được ít nhất một
Chủ nhiệm đồ án Việt Nam kiểm tra sự tuân thủ các luật lệ, tiêu chuẩn, quy phạm
và quy định về xây dựng của Việt Nam.
Điều 9. Các kiến
trúc sư là công chức trong cơ quan quản lý Nhà nước không được phép hành nghề
kiến trúc sư với những đồ án có liên quan trực tiếp đến chức trách được giao.
III. XÉT CẤP
CHỨNG CHỈ CHỦ NHIỆM ĐỒ ÁN
Điều 10. Các kiến
trúc sư muốn hành nghề thiết kế kiến trúc với chức danh Chủ nhiệm đồ án (Chủ
trì kiến trúc) phải lập hồ sơ theo qui định và gửi về Bộ Xây dựng.
Bộ Xây dựng thành lập Hội đồng
chuyên môn do đại diện Bộ Xây dựng làm Chủ tịch, đại diện Hội kiến trúc sư Việt
Nam và một số chuyên gia có uy tín về kiến trúc để xét cấp chứng chỉ Chủ nhiệm
đồ án. Các Chủ nhiệm đồ án được hành nghề trong phạm vi toàn quốc nhưng phải
đăng ký với tư cách cá nhân hoặc trong một tổ chức thiết kế có tư cách pháp
nhân ở nơi cư trú.
Điều 11. Chứng chỉ
Chủ nhiệm đồ án phân làm 2 hạng I và II:
- Chủ nhiệm đồ án hạng I: được
thiết kế tất cả các thể loại công trình.
- Chủ nhiệm đồ án hạng II: được
thiết kế công trình theo chuyên ngành nhất định hoặc các công trình xây dựng ở
vị trí không phải là trung tâm của đô thị, các công trình không có ý nghĩa tiêu
biểu, đặc trưng cho từng đô thị hoặc cho cả nước.
Chứng chỉ Chủ nhiệm đồ án được
xét cấp hàng năm và có giá trị 5 năm, hết hạn phải xin cấp tiếp; trong thời hạn
có hiệu lực chủ nhiệm đồ án có thể làm đơn xin nâng hạng.
IV. NGHĨA VỤ, QUYỀN HẠN VÀ XỬ
LÝ VI PHẠM
Điều 12. Người hành
nghề kiến Kiến trúc sư có nghĩa vụ và trách nhiệm xác định những ưu tiên trong
mọi hoạt động của mình để góp phần tôn tạo và tạo dựng nên một nền kiến trúc của
đất nước nhằm cải thiện môi trường sống, làm việc, môi trường tự nhiên và xây dựng,
đảm bảo sự hài hoà giữa sáng tạo nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, hiệu quả kinh tế
và khả năng thực tiễn của đồ án.
Điều 13. Kiến trúc
sư - Chủ nhiệm đồ án là người chịu trách nhiệm cá nhân về đồ án, tổ chức và điều
phối các chuyên ngành trong quá trình thiết kế để đạt yêu cầu tối ưu về công
nghệ sử dụng, an toàn, bền vững và thẩm mỹ, nghệ thuật. Chủ nhiệm đồ án và tác
giả có trách nhiệm thực hiện quyền giám sát tác giả trong quá trình thi công và
nghiệm thu công trình theo quy định của Nhà nước.
Điều 14. Người hành
nghề Kiến trúc sư dù hoạt động dưới hình thức nào đều bình đẳng trước pháp luật,
được đảm bảo về quyền lợi vật chất, tinh thần và được bảo hộ quyền tác giả theo
quy định của Nhà nước.
Điều 15. Kiểm tra,
thanh tra:
1. Các cơ quan có thẩm quyền cấp
phép hành nghề thiết kế xây dựng, cấp phép xây dựng, có trách nhiệm kiểm tra chứng
chỉ và hoạt động của Chủ nhiệm đồ án.
2. Bộ Xây dựng phối hợp với các
cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương kiểm tra việc đăng ký hành
nghề Kiến trúc sư theo Quy chế này và kiểm tra hành nghề của Chủ nhiệm đồ án.
3. Các cơ quan cấp phép xây dựng
ở địa phương, cơ quan phê duyệt các đồ án thiết kế kiểm tra chứng chỉ hành nghề
của các Chủ nhiệm đồ án trong đồ án.
Điều 16. Xử lý vi phạm:
- Người hành nghề Kiến trúc sư
vi phạm các quy định của Quy chế này tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý từ thấp
đến cao như cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi tạm thời hoặc vĩnh viễn chứng chỉ hành
nghề, truy cứu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.
- Hoạt động ngoài phạm vi được
phép hành nghề: Cảnh cáo, phạt tiền và đình chỉ hoạt động đã vi phạm.
- Chủ nhiệm đồ án cho mượn tên
và chức danh không trực tiếp thực hiện theo đúng chức trách: Vi phạm lần đầu
thì cảnh cáo hoặc phạt tiền; vi phạm lần 2 thì thu hồi tạm thời chứng chỉ; vi
phạm lần 3 thì thu hồi vĩnh viễn chứng chỉ.
- Vi phạm luật lệ, chính sách,
tiêu chuẩn, quy phạm không đảm bảo chất lượng công trình sẽ bị đền bù thiệt hại
do sai phạm gây ra, thu hồi giấy chứng chỉ hành nghề tạm thời hoặc vĩnh viễn,
truy cứu trách nhiệm trước cơ quan pháp luật.
- Các vi phạm khác xử theo pháp
luật hiện hành. Các đồ án thiết kế do các tổ chức, cá nhân không có chứng chỉ
hành nghề thực hiện thì sản phẩm đó không có giá trị pháp lý và tổ chức thiết kế
bị xử lý theo pháp luật. Cơ quan cấp chứng chỉ Chủ nhiệm đồ án được quyền thu hồi
tạm thời hoặc vĩnh viễn chứng chỉ đã cấp.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 17. Các
kiến trúc sư muốn hành nghề chức danh Chủ nhiệm đồ án làm đơn theo quy định gửi
về Bộ Xây dựng. Danh sách được cấp chứng chỉ hành nghề đợt 1 công bố vào tháng
7 năm 1993 và tiếp đó cứ 6 tháng xét 1 lần.
Điều 18. Bản Quy chế
này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1993 và áp dụng thống nhất trong cả nước.
Những quy định trước đây trái với Quy chế này đều bãi bỏ.
Quyết định 91-BXD/ĐT năm 1993 về Quy chế hành nghề kiến trúc sư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh
Quyết định 91-BXD/ĐT năm 1993 về Quy chế hành nghề kiến trúc sư do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
11.831
|
CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI,
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung thay
thế tương ứng;
<Nội dung> =
Không có nội dung thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Không có
nội dung bị thay thế tương ứng;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
|
|
|
|
IP: 52.91.176.251
|
|
Xin chân thành cảm ơn Thành viên đã sử dụng www.ThuVienPhapLuat.vn
|
|