BỘ
XÂY DỰNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
212/QĐ-BXD
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 3
năm 2021
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN
HÀNH HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN ĐIỀU TRỊ NGƯỜI MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
GÂY DỊCH
BỘ
TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số
81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng ngày 17/6/2020;
Theo đề nghị của Vụ
trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành
kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn Xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị người
mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch. Phần 1 - Tận dụng, cải tạo các công trình có
sẵn; Phần 2 - Xây dựng mới trên nền đất trống”.
Điều 2.
Quyết định
này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn
phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường, Thủ trưởng các cơ
quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Quốc phòng, Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính và Y tế;
- UBND các tỉnh, TP trực
thuộc TW;
- Trung tâm thông tin
(để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ KHCN&MT.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Quang Hùng
|
HƯỚNG
DẪN
XÂY
DỰNG BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN ĐIỀU TRỊ NGƯỜI MẮC BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH.
PHẦN
I - TẬN DỤNG, CẢI TẠO CÁC CÔNG TRÌNH CÓ SẴN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
MỤC
LỤC
BỘ XÂY DỰNG
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
LỜI NÓI ĐẦU
1. Phạm vi áp dụng
2.
Đối tượng áp dụng
3. Tài liệu viện dẫn
4. Giải thích từ ngữ
5. Yêu cầu chung
6. Cơ cấu tổ chức,
quy mô và tính chất BVDC
6.1. Cơ cấu, tổ chức
BVDC
6.1.1.
Các khu vực cơ bản của Bệnh viện dã chiến
6.1.2. Hoạt động của
Bệnh viện dã chiến
6.2. Cơ sở tính toán
quy mô BVDC
6.2.1. Xác định tỷ
trọng người bệnh
6.2.2. Xác định cơ
cấu tỷ lệ người phục vụ và chỉ tiêu diện tích cơ bản
7. Hướng dẫn lựa chọn
địa điểm công trình đề xuất tận dụng
7.1. Về địa điểm, quy
mô, tính chất công trình
7.2. Về hạ tầng kỹ
thuật
8. Các hướng dẫn
thiết kế
8.1. Sơ đồ bố trí dây
chuyền công năng
8.2. Hướng dẫn thiết
kế tận dụng một số thể loại công trình
8.2.1. Tận dụng công
trình Sân vận động (SVĐ)
8.2.2. Tận dụng các
công trình Nhà thể thao (NTT)
8.2.3. Tận dụng công
trình Nhà triển lãm, kho, xưởng
8.2.4. Tận dụng các
cơ sở giáo dục, văn phòng, chung cư thấp tầng
8.3. Hướng dẫn tính
toán diện tích sàn sử dụng
8.4. Hướng dẫn thiết
kế các bộ phận công trình
8.4.1. Phần nền:
8.4.2. Ngăn chia
không gian bên trong:
8.4.3. Phần phụ trợ
8.5. Hướng
dẫn thiết kế hệ thống kỹ thuật
8.5.1. Hệ thống
cấp nước
8.5.2. Hệ thống thoát
nước
8.5.3. Hệ thống
cấp điện
8.5.4. Hệ thống điện
nhẹ
8.5.5. Hệ thống điều
hòa không khí luồng gió
8.5.6. Hệ thống PCCC
8.5.7. Hệ thống khí
y tế
8.5.8. Hệ thống vận
chuyển mẫu bệnh phẩm
8.5.9. Hệ thống báo
gọi y tá
8.5.10. Hệ thống thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải
8.6. Các yêu cầu khác
9. Định hướng công
tác tổ chức thi công lắp đặt
10. Tổ chức thực hiện
PHỤ LỤC
1. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo SVĐ Mỹ Đình (Hà Nội).
2. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo NTĐ Lào Cai (Lào Cai).
3. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo NTĐ Phú Thọ (Tp. HCM).
4. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo Trung tâm hội chợ triển lãm (Đà Nẵng)
_________________________
Tài liệu hướng dẫn
xây dựng Bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch (Phần
1 - Tận dụng, cải tạo các công trình có sẵn)
LỜI NÓI ĐẦU
Tài liệu này được xây
dựng theo yêu cầu của Chính phủ tại Thông báo số 142/TB-VPCP tháng 4 năm 2020
về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn cấp dịch COVID-19.
Tài liệu do Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP (VNCC) phối hợp với
Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAR); Viện khoa học Công nghệ Xây dựng (IBST) biên
soạn, được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số ...
Tài liệu hướng dẫn
xây dựng bệnh viện dã chiến gồm hai phần: Phần I - Áp dụng khi tận dụng, cải
tạo các công trình có sẵn; Phần II - Áp dụng khi xây mới trên nền đất trống.
Tài liệu này dùng để hướng dẫn xây dựng Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch
bệnh COVID-19, ngoài ra có thể tham khảo áp dụng cho các dịch bệnh truyền nhiễm
khác.
1. Phạm vi
áp dụng
Tài liệu này được sử
dụng để hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng
Bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch trên toàn quốc
khi tận dụng, cải tạo các công trình có sẵn. Tài liệu này đưa ra các hướng dẫn
mang tính phổ quát, dây chuyền mang tính nguyên tắc. Căn cứ thực tế tại địa
phương và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị thực hiện khi triển khai chi tiết
có thể áp dụng toàn bộ hoặc một phần tài liệu hướng dẫn này.
2. Đối
tượng áp dụng
Bệnh viện dã chiến
điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch tuyến trung ương và tuyến tỉnh,
không áp dụng cho lều bạt và tận dụng các bệnh viện đã có.
3. Tài
liệu viện dẫn
- Luật số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Thông báo số
142/TB-VPCP kết luận tại cuộc họp bàn về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến
cho tình huống khẩn cấp dịch COVID-19;
- Quyết định số
30/2008/QĐ-TTg ngày 16/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch
phát triển mạng lưới, khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định
468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 về việc Ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây
nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut
corona 2019 trong
các cơ sở khám, chữa bệnh
- Công văn số
1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia hướng dẫn đón tiếp, sàng
lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19;
- Quyết định số
1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế ban hành Mô hình tổ chức hoạt động bệnh
viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19;
- Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ y tế về việc ban hành Quy chế quản lý
chất thải rắn y
tế;
- Quyết định số
3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 và Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ Y
tế phê duyệt các Hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
- QCVN 02:2009/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;
- QCXDVN 05:2008/BXD
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng
và sức khỏe;
- QCVN 06:2020/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 07:2016/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- QCVN 10:2014/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật
tiếp cận sử dụng; và các tiêu chuẩn thiết kế đi kèm;
- QCVN12:2014/BXD Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của Nhà ở và công trình Công cộng;
“Severe Acute Respiratory Infections
Treatment Centre - Practical manual to set up and manage a SARI treatment
centre and a SARI screening facility in heath care facilities”, World Heath
Organization, 03/2020.
4. Giải
thích từ ngữ
- Bệnh viện dã chiến (BVDC):
Là bệnh viện tạm thời hoặc đơn vị y tế di
động chăm sóc người bệnh tại chỗ trước khi người bệnh có thể được vận chuyển an
toàn đến các cơ sở y tế tập trung, hoặc điều trị người bệnh nhẹ và trung bình
cho tới khi ra viện nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế.
- Bệnh truyền nhiễm (BTN):
Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp
từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Dịch: Là sự xuất
hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính
bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
5. Yêu cầu
chung
- Thiết lập và triển
khai các bệnh viện dã chiến (BVDC) để đáp ứng nhu cầu thu dung, sàng lọc, cách
ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị cho các người bệnh ở mức độ nhẹ và
trung bình nhằm giúp giảm tải cho các cơ sở y tế tập trung điều trị cho các
bệnh nhân nặng và rất nặng;
- Việc thiết lập các
BVDC không ảnh hưởng đến hệ thống khám chữa bệnh đã được hình thành để ứng phó
với dịch bệnh ở tất cả các tuyến;
- Quy mô giường bệnh
tùy thuộc vào tính chất, quy mô của công trình có sẵn;
- Tận dụng tối đa cơ
sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật có sẵn đảm bảo thời gian thiết kế, thi công, lắp
đặt trang thiết bị công trình, trang thiết bị y tế nhanh nhất; Đảm bảo chịu
được mọi điều kiện thời tiết các mùa;
Thời gian thi công, lắp
đặt không quá 14 ngày;
- Bệnh viện dã chiến
được tính toán sử dụng trong khoảng thời gian từ 4 ÷
5 tháng. Trường hợp cần kéo dài thời gian sử
dụng thì tổng thời gian sử dụng không quá 12 tháng;
- Sau khi kết thúc
hoạt động của BVDC, sẽ tháo dỡ cơ sở vật chất và các hệ thống kỹ thuật đã lắp
đặt, cải tạo lại để hoàn trả công trình đảm bảo phục vụ tốt mục đích ban đầu.
Các cơ sở vật chất của bệnh viện dã chiến sau khi tháo dỡ được tái sử dụng cho
các mục đích khác, các cơ sở y tế khác hoặc có thể lưu kho;
- Sử dụng các không
gian lớn như: nhà thể thao, nhà triển lãm, sân vận động,... có diện tích đủ để
bố trí được tối thiểu 200 giường bệnh và không quá 1.000 giường bệnh (do mặt
bằng tổ chức phân tán và khó đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật), kèm theo khối phục
vụ;
- Đảm bảo toàn bộ quy
mô bệnh viện phải nằm tập trung trong một khu vực, có đủ điều kiện về hệ thống
hạ tầng kỹ thuật;
- Khuyến khích sử
dụng phương pháp lắp ghép tại chỗ các cấu kiện rời đã được gia công sẵn bằng
các vật liệu nhẹ, có kích thước phù hợp cho vận chuyển, lắp đặt;
- Trong điều kiện
công trình có sẵn không đáp ứng bố trí đủ các khu vực yêu cầu của BVDC thì kết
hợp giữa tận dụng, cải tạo công trình có sẵn và xây mới. Phần xây mới tham khảo
Phần 2 - Xây dựng mới trên nền đất trống;
- Toàn bộ hoạt động
xây dựng BVDC phải trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và tiết
kiệm.
6. Cơ cấu
tổ chức, quy mô và tính chất BVDC
6.1. Cơ cấu, tổ chức BVDC
(Tham khảo Quyết định
số 1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế ban hành Mô hình tổ chức hoạt động
bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19. Tham khảo Quyết định số
1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế ban hành Mô hình tổ chức hoạt động bệnh
viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 và Tài liệu hướng dẫn của WHO
ban hành tháng 03/2020 “Severe
Acute Respiratory Infections Treatment Centre - Practical manual to set up and
manage a SARI treatment centre and a SARI screening facility in heath care
facilities”, World Heath Organization, 03/2020. Các
BVDC - PCDBTN khác
có thể tham khảo và điều chỉnh theo tính chất đặc thù của dịch bệnh).
6.1.1.
Các khu vực cơ bản của Bệnh viện dã chiến
- Khu điều hành, hành
chính;
- Khu tiếp đón và
phân loại người bệnh;
- Khu chẩn đoán hình
ảnh;
- Khu xét nghiệm;
- Khu hồi sức cấp
cứu;
- Khu chăm sóc, điều
trị người bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình;
- Khu cách ly chờ ra
viện;
- Khu dược, cấp phát
thuốc, vật tư, hóa chất;
- Khu đồ vải và dụng
cụ y tế;
- Nhà ăn;
- Khu nghỉ ngơi cho người
phục vụ;
- Khu kiểm soát nhiễm
khuẩn;
- Khu lưu giữ, bảo
quản tử thi;
- Bảo vệ, biển hiệu.
Các khu trong BVDC
được bố trí theo nguyên tắc một chiều, tương đối tách biệt, phòng chống lây
nhiễm chéo; thuận tiện cho việc chăm sóc và điều trị cùng lúc nhiều người bệnh
COVID-19; hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn; được bố
trí nhân lực phù hợp, đáp ứng các yêu cầu
cơ bản về các phương tiện, máy móc, dụng cụ, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng
hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn.
Khu vực triển khai
BVDC cần cách xa khu dân cư; thuận tiện cho việc tổ chức giao thông; thuận lợi
trong việc cung cấp điện, nước và xử lý chất thải; Các khu trong BVDC được
thiết kế khoa học, theo từng quy mô nhỏ, khi cần có thể lắp ghép để tăng quy
mô; dễ dàng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
6.1.2.
Hoạt động của Bệnh viện dã chiến
a. Khu điều hành,
hành chính
Khu điều hành, hành
chính được bố trí ở khu vực riêng, có đầy đủ các phương tiện liên lạc cần
thiết. Khu điều hành, hành chính có chức năng giúp cho lãnh đạo bệnh viện quản
lý nghiệp vụ, tài chính, hành chính và công tác quản trị bệnh viện, có các
nhiệm vụ sau:
- Phòng làm việc của
Giám đốc BVDC;
- Các phòng làm việc
của các Phó Giám đốc BVDC;
- Phòng Hành chính
tổng hợp;
- Phòng Quản lý tài
chính - kế toán, công sản của bệnh viện;
- Phòng Quản lý nhân
sự;
- Các phòng họp giao
ban, hội chẩn trực tuyến,...
b. Khu tiếp đón và
phân loại người bệnh
Khu tiếp đón và phân
loại người bệnh có chức năng đón tiếp, khám, phân loại, thu dung điều trị và
hậu tống người bệnh theo phân cấp. Cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, phòng ngừa
lây nhiễm virus chéo
cho nhân viên y tế và những người bệnh khác. Khu có thể thực hiện các kỹ thuật
khám, chẩn đoán lâm sàng và có nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận người
bệnh, phân loại người bệnh theo yêu cầu cấp cứu, điều trị và phối hợp chuyển
người bệnh vào các khu điều trị của bệnh viện; hỗ trợ vận chuyển, sẵn sàng xử
trí cấp cứu bảo đảm an toàn cho người bệnh trên đường vận chuyển.
- Thực hiện cấp cứu
khẩn cấp cho người bệnh khi có tình trạng bệnh lý đe dọa đến tính mạng trước
khi chuyển vào các khu điều trị, khu hồi sức cấp cứu của bệnh viện; hoặc chuyển
về các bệnh viện chuyên khoa tuyến sau trên địa bàn để kịp thời cứu sống người
bệnh, giảm nguy cơ tai biến và tử vong theo quy định và hợp đồng từ trước;
c.
Khu Chẩn đoán hình ảnh
Khu chẩn đoán hình
ảnh có chức năng chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh vào viện và người bệnh đang
điều trị tại các khu lâm sàng. Khu chẩn đoán hình ảnh có buồng diện tích đủ để
đặt máy chụp X-quang di động, được bố trí gần khu tiếp đón và phân loại bệnh,
có nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh, đáp ứng yêu cầu của các khu vực lâm
sàng;
- Bảo đảm an toàn
tuyệt đối cho người bệnh và nhân viên y tế sử dụng máy, trang bị vật tư y tế
trong quá trình thực hiện các thao tác vận hành;
- Thực hiện tốt cách
ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn lao động;
- Trang thiết bị và
phương tiện: máy chụp X-quang di động có thể chụp phổi thẳng, nghiêng ở tư thế
nằm và đứng; máy rửa phim tự động, phim các cỡ, thuốc tráng phim và các phương
tiện bảo hộ cho nhân viên y tế (áo chì); máy siêu âm để đánh giá tổn thương
phổi và các bệnh lý khác, đáp ứng yêu cầu của khu lâm sàng.
d. Khu Xét nghiệm
Khu xét nghiệm có
chức năng xét nghiệm cho người bệnh vào viện và người bệnh đang điều trị tại
các khu lâm sàng. Khu xét nghiệm bố trí gần khu khám bệnh, khu hồi sức cấp cứu
và có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các kỹ
thuật xét nghiệm cho người bệnh, đáp ứng yêu cầu của các khu vực lâm sàng;
- Bảo đảm an toàn tuyệt
đối cho người bệnh và cán bộ, nhân viên sử dụng máy, trang bị vật tư y tế trong
quá trình thực hiện các thao tác vận hành;
- Tổ chức lấy máu,
bảo quản máu theo quy chế, có kế hoạch bảo đảm máu cho nhu cầu cấp cứu, điều
trị. Gửi các mẫu xét nghiệm lên tuyến có khả năng xét nghiệm (theo quy định)
đối với những xét nghiệm yêu cầu kỹ thuật cao như PCR,...;
- Thực hiện tốt cách
ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an loàn lao động;
- Thiết bị và phương
tiện: máy xét nghiệm huyết học tự động, máy xét nghiệm sinh hoá tự động, máy
xét nghiệm khí máu (có thể riêng rẽ hoặc tích hợp vào máy xét nghiệm sinh hóa),
các thiết bị và phương tiện khác...
e. Khu Hồi sức cấp
cứu
Khu hồi sức cấp cứu
và điều trị người bệnh nặng có nhiệm vụ:
- Cấp cứu, hồi sức
tích cực cho người bệnh trong tình trạng đe dọa tính mạng để bảo toàn tính mạng
cho người bệnh tạo điều kiện để vận chuyển về các bệnh viện tuyến sau trên địa
bàn;
- Thực hiện tốt chế
độ cách ly, khử trùng tẩy uế, vệ sinh buồng bệnh theo chế độ cách ly, điều trị
đối với dịch bệnh nguy hiểm;
- Trang thiết bị:
giường hồi sức cấp cứu với các trang thiết bị tối thiểu: máy tạo ô-xy, máy thở
không xâm nhập, máy thở ô-xy lưu lượng cao (HFNC),
monitor theo dõi người bệnh, máy đo độ bão hòa
ô-xy, bình ô-xy, các thiết bị và phương tiện khác...
g. Khu vực chăm sóc,
điều trị người bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình
Khu chăm sóc, điều
trị người bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình có chức năng thu dung điều trị người
bệnh mắc bệnh mức độ nhẹ và trung bình được khu khám bệnh chuyển vào, có nhiệm
vụ:
- Thực hiện nghiêm
việc chấp hành chế độ bảo hộ, cách ly phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Thực
hiện giữ khoảng cách, bảo đảm không bị lây chéo giữa người bệnh và nhân viên
điều trị, giữa người bệnh và người bệnh cùng khu vực;
- Tham gia hiệp đồng
cứu chữa người bệnh cùng các khu khác, đặc biệt là tình huống cấp cứu hàng loạt
theo chỉ đạo của giám đốc bệnh viện.
Sắp xếp và bố trí các
buồng bệnh của Khu chăm sóc, điều trị người bệnh như sau:
- Các buồng bệnh cho
người bệnh đã chẩn đoán xác định bệnh;
- Các buồng bệnh cho
người bệnh nghi ngờ;
- Các giường bệnh
cách nhau tối thiểu 01 m;
- Buồng bệnh cho
người bệnh hết triệu chứng, chờ ra viện.
Yêu cầu kỹ thuật đối
với các buồng bệnh: bảo đảm buồng bệnh thông khí tốt, có buồng đệm giữa buồng
bệnh và hành lang là nơi để phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện rửa tay,
nơi đặt phương tiện thu gom chất thải, đồ vải và dụng cụ y tế. Mỗi khu buồng
bệnh (10 giường trở lên) có ít nhất 1 nhà vệ sinh (nam, nữ) cho người bệnh.
Trường hợp nơi đặt bệnh viện dã chiến không có sẵn buồng vệ sinh, cần bố trí
buồng vệ sinh lưu động để đặt tại đây;
- Buồng kỹ thuật: nơi
để tủ thuốc, xe tiêm và các dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh;
- Buồng vệ sinh cho
nhân viên y tế.
- Trang thiết bị:
giường bệnh (có thể là giường xếp); tủ thuốc cấp cứu, xe tiêm v.v...Phương tiện
thu gom và vận chuyển chất thải, đồ vải, dụng cụ y tế. Phương tiện vệ sinh
buồng bệnh. Các thiết bị và phương tiện khác...
h. Khu cách ly chờ ra
viện
Khu cách ly chờ ra
viện cho người bệnh đã điều trị ổn định có chức năng thu dung, cách ly người
bệnh đã điều trị ổn định, chờ ra viện nhưng chưa đủ thời gian an toàn theo quy
định đối với dịch bệnh, và có các nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt nhiệm
vụ thu dung, bố trí nơi ăn, ở trong thời gian người bệnh đã điều trị ổn định,
chờ ra viện;
- Tổ chức theo dõi
chặt chẽ tình hình người bệnh, lấy bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm lại; tổ chức
chuyển vào khu điều trị nếu bệnh tiến triển nặng lên hoặc cho người bệnh ra
viện khi người bệnh đã hoàn toàn khỏi bệnh theo quy định của Bộ Y tế;
- Tổ chức thực hiện
nghiêm chế độ cách ly, giữ khoảng cách, bảo đảm không bị lây chéo giữa người
bệnh và nhân viên điều trị, giữa người bệnh và người bệnh cùng khu vực;
Sắp xếp và bố trí các
buồng bệnh như sau:
- Buồng bệnh cho
người bệnh hết triệu chứng, chờ ra viện;
- Buồng trực cho nhân
viên y tế;
- Buồng hành chính;
- Buồng kỹ thuật: nơi
để tủ thuốc, xe tiêm và các dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh;
- Buồng vệ sinh cho
nhân viên y tế.
- Trang thiết bị:
giường bệnh (có thể là giường xếp); Phương tiện phòng hộ cá nhân. Phương tiện
thu gom và vận chuyển chất thải, đồ vải, dụng cụ y tế. Phương tiện vệ sinh
buồng bệnh. Các thiết bị và phương tiện khác...
i. Khu dược, cấp phát thuốc, vật tư, hóa chất
Khu dược, cấp phát
thuốc và vật tư, hóa chất có chức năng bảo đảm thuốc, trang bị, vật tư y tế cho
mọi hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế của bệnh viện và có nhiệm vụ sau:
- Tổ chức xây dựng kế
hoạch, bảo đảm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị vật tư y tế cho các
khu lâm sàng, cận lâm sàng và toàn bộ hoạt động chuyên môn của của bệnh viện;
Quản lý sử dụng, bảo quản tốt thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế theo đúng chế
độ;
- Thuốc và phương
tiện: Cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và
phòng lây nhiễm và theo nhu cầu thực tế điều trị tại khu vực hồi sức cấp cứu và
khu điều trị người bệnh.
k. Khu đồ vải và dụng
cụ y tế
Khu đồ vải và dụng cụ
y tế có nhiệm vụ cung ứng và xử lý đồ vải, dụng cụ y tế cho khu điều trị và các
khu khác. Làm nhiệm vụ giặt, là hấp, sấy đồ vải và xử lý dụng cụ y tế.
- Trang thiết bị,
dụng cụ: Máy giặt, máy sấy, autoclave có
công suất đáp ứng yêu cầu, bàn là. Phương tiện vận chuyển đồ vải sạch, bẩn. Các
phương tiện khác.
- Trường hợp không
thể bố trí khu đồ vải và dụng cụ y tế thì cần xác định đơn vị cung ứng và xử lý
đồ vải, dụng cụ y tế từ bên ngoài.
l.
Nhà ăn
Khu Nhà ăn có chức
năng tổ chức đội ngũ điều dưỡng, hộ lý trong công tác điều trị, nuôi dưỡng,
phục vụ người bệnh và có các nhiệm vụ trực tiếp chế biến hoặc/và cung cấp suất
ăn cho người bệnh, nhân viên y tế.
- Thiết bị và phương
tiện: Sử dụng nhà bếp sẵn có. Trang bị thêm bếp gas, bàn ăn và các dụng cụ chế
biến thức ăn.
Nhà ăn yêu cầu được
chia thành 2 khu vực riêng biệt:
- Người bệnh: ăn tại
giường, không bố trí ăn tại nhà ăn; vì vậy, khu vực này bố trí nơi chế biến
suất ăn bệnh lý và suất ăn cho người bệnh. Có trang bị tủ đựng và đưa thức ăn
(có giữ nhiệt) đến từng giường bệnh;
- Khu cho nhân viên y
tế: Các bàn ăn và ghế ngồi ăn của nhân viên y tế bố trí ngồi cùng chiều (để
tránh nguy cơ lây nhiễm), hạn chế ăn tập trung đông người tại nhà ăn, giữ
khoảng cách của các bàn, ghế ngồi ăn;
- Trường hợp không
thể bố trí được Nhà ăn thì cần xác định đơn vị cung ứng dịch vụ ăn uống từ bên
ngoài.
m. Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ
Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ là nơi để nhân viên y tế, người phục vụ nghỉ ngơi để hồi phục sức
khỏe, bảo đảm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến.
Thiết bị và phương
tiện:
- Giường, chăn, màn,
tủ cá nhân;
- Thu gom đồ vải,
chăn màn, quần áo, giặt là;
- Các đồ thiết yếu cá
nhân.
n. Khu kiểm soát
nhiễm khuẩn (khử khuẩn tiệt trùng)
Khu kiểm soát nhiễm
khuẩn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại buồng bệnh
và toàn bộ bệnh viện hàng ngày, có các phương tiện vệ sinh và khử khuẩn buồng
bệnh, phương tiện thu gom và lưu giữ chất thải rắn tập trung. Quản lý và xử lý
chất thải lỏng của các cơ sở y tế được thực hiện theo các quy định hiện hành
của Bộ Y tế.
Thiết bị và phương
tiện:
- Phương tiện vệ sinh
và khử khuẩn buồng bệnh;
- Túi, thùng đựng
chất thải rắn y tế các loại;
- Xe thu gom chất
thải y tế;
- Thùng lưu giữ tạm
thời chất thải y tế (lây nhiễm) và chất thải thông thường.
p. Khu lưu giữ, bảo
quản và xử lý tử thi
Khu lưu giữ, bảo quản
tử thi là nơi bảo quản, lưu giữ tử thi tại các khu vực tập trung của bệnh viện
dã chiến, bảo đảm tôn trọng, trang nghiêm, phòng chống lây nhiễm sau khi tử
vong.
Trường hợp các người
bệnh tử vong, thi thể được bảo quản, lưu giữ, xử lý theo quy trình xử lý tử thi
do Bộ Y tế quy định.
Khu lưu giữ, bảo quản
tử thi cần xác định phối hợp với đơn vị có chức năng và phương tiện lưu giữ,
bảo quản, xử lý tử thi từ bên ngoài.
Tùy từng quy mô, yêu
cầu của địa phương để có phương án bố trí kho lạnh và/hoặc kết hợp với xe lạnh.
q. Bảo vệ và biển
hiệu
Khu bảo vệ có các
nhiệm vụ kiểm soát việc ra vào bệnh viện dã chiến, bảo đảm an toàn bệnh viện.
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện. Tổ chức kho an toàn,
chống cháy nổ.
Khu vực buồng bệnh
cách ly ghi rõ hạn chế việc ra vào.
Bệnh viện dã chiến và
các khu vực trong bệnh viện phải có hệ thống biển hiệu đầy đủ và rõ ràng.
6.2. Cơ sở tính toán quy
mô BVDC
6.2.1. Xác định tỷ
trọng người bệnh
Xác định tỷ trọng các
mức độ người bệnh tùy theo dịch bệnh hoặc/và khu vực:
- Tỷ trọng người bệnh
nhẹ, trung bình;
- Tỷ trọng người bệnh
nặng;
- Tỷ trọng người bệnh
rất nặng;
- Tỷ trọng người bệnh
tử vong.
Trên cơ sở tỷ trọng
các mức độ người bệnh, xác định số giường bệnh Cấp cứu - Hồi sức và các yêu cầu
đặc biệt cho hai khu vực này.
6.2.2. Xác định cơ
cấu tỷ lệ người phục vụ và chỉ tiêu diện tích cơ bản
- Tỷ lệ cán bộ, nhân
viên y tế: 01 người / 01 giường bệnh;
- Tỷ lệ các phòng
bệnh cách ly, số giường hồi sức tích cực được xác định trên cơ sở tỷ trọng các
mức độ người bệnh.
- Khu vực bệnh nhân
trong các không gian lớn, tập trung: tối thiểu 6,0m2 / giường bệnh.
- Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ: tối thiểu 6,0m2 / người.
- Khu vực hành chính
- hậu cần kỹ thuật: tối thiểu 3,0 m2 / giường bệnh.
- Khu kỹ thuật nghiệp
vụ: tối thiểu 5,0 m2/giường bệnh.
7. Hướng
dẫn lựa chọn địa điểm công trình đề xuất tận dụng
7.1. Về địa điểm, quy mô,
tính chất công trình
- Công trình phải có
vị trí thuận lợi, tách xa khu dân cư (tối thiểu 100m);
- Đảm bảo dễ dàng
liên hệ và kết nối với các đầu mối giao thông (đường không, đường bộ), các khu
vực cung cấp lương thực, thực phẩm;
- Ưu tiên lựa chọn
công trình sẵn có hệ thống điều hòa, thông gió, phân luồng được hệ thống khí
nhằm hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân;
- Ưu tiên lựa chọn
công trình có sẵn hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo tiêu chuẩn. Nếu
là các công trình đã có sẵn hệ thống phòng
cháy chữa cháy thì hệ thống cần đảm bảo đã được nghiệm thu, nếu là các công
trình BVDC sử dụng không gian lớn nhưng chưa có hệ thống phòng cháy chữa cháy
thì cần phải tích hợp hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp để đảm bảo an toàn
trong công trình;
- Ưu tiên lựa chọn
công trình có hệ thống thoát hiểm, có lối riêng và lắp ghép các tấm chống trơn
cho xe đẩy;
- Ưu tiên lựa chọn
công trình đã có hệ thống cấp thoát nước, hệ thống vệ sinh công cộng và thoát
nước thải đảm bảo tiêu chuẩn;
- Ưu tiên lựa chọn
gần các công trình có thể tận dụng làm nhà ở tập trung (khách sạn, nhà khách,
ký túc xá, khu nghỉ dưỡng...) cho cán bộ nhân viên trong thời gian phục vụ cách
ly;
- Ưu tiên lựa chọn
các công trình công cộng thấp tầng hoặc công trình công nghiệp nhẹ có sẵn hệ
thống kỹ thuật hạ tầng, tiện nghi. Sử dụng các công trình với không gian lớn có
mái che, có sàn bằng phẳng và không có độ dốc như:
+ Sân vận động; Nhà
thi đấu; Cung thể thao; Nhà luyện tập;...
+ Triển lãm, hội chợ;
Hội trường lớn. Không sử dụng các không gian lớn có độ dốc như: phòng khán giả,
hội trường hay giảng đường có độ dốc.
+ Trung tâm thương
mại và các không gian công cộng trong các công trình hỗn hợp đang chuẩn bị đưa
vào sử dụng;
+ Kho, xưởng, nhà
công nghiệp đủ điều kiện an toàn, kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Không tận
dụng Kho, xưởng, nhà công nghiệp nếu ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất;
- Lưu ý, không đề
xuất tận dụng các công trình giao thông như: Nhà ga, bến tàu xe;
- Có thể cân nhắc
nhưng hạn chế đề xuất tận dụng các công trình công cộng với không gian nhỏ như:
Cơ sở giáo dục, công sở, ký túc xá, chung cư thấp tầng,... do đối tượng thường
xuyên sử dụng các công trình này rất đa dạng, dễ bị ảnh hưởng tiêu cực (trẻ em,
người cao tuổi, người có bệnh,...).
7.2. Về hạ tầng kỹ thuật.
- Về giao thông: Vị
trí công trình được lựa chọn phải đảm bảo kết nối với các đầu mối giao thông,
các tuyến giao thông chính (đường không, đường bộ), các khu vực cung cấp nhu
yếu phẩm; Tổ chức được bãi đỗ xe theo yêu cầu.
- Về năng lượng: Có
điều kiện kết nối hạ tầng cấp điện, cấp nước sạch; Ưu tiên các vị trí đã có sẵn
nguồn cung cấp điện, cấp nước sạch và thoát nước theo nhu cầu; Dễ dàng, thuận
tiện xử lý nước thải, rác thải. Việc kết nối giữa các hệ thống (lắp đặt mới và
sẵn có) cần phải được xử lý tốt và đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường theo quy
định
- Về địa hình xung
quanh: Khu vực có địa thế bằng phẳng, có khả năng thoát nước tự nhiên đảm bảo
không úng ngập, thuận lợi cho thi công, lắp đặt
và vận hành sử dụng.
- Hạn chế tác động
tối đa đến môi trường xung quanh.
8. Các
hướng dẫn thiết kế
8.1. Sơ đồ bố trí dây
chuyền công năng
- Dây chuyền công
năng Bệnh viện dã chiến tham khảo theo các sơ đồ sau:
8.2. Hướng dẫn thiết kế
tận dụng một số thể loại công trình
8.2.1.
Tận dụng công trình Sân vận động (SVĐ)
Do hầu hết các công
trình SVĐ tại Việt Nam không có mái che, nên có thể đưa ra 2 phương án tận dụng
cải tạo như sau (có thể kết hợp 2 phương án này):
Phương án 1:
- Đối với các SVĐ
hiện đại, đủ điều kiện kỹ thuật và vệ sinh môi trường, có thể tận dụng được các
không gian trong nhà và các không gian bên dưới khán đài. Tùy quy mô của SVĐ mà
có thể tận dụng được các không gian này cho mục đích khám chữa bệnh và lưu trú
của BVDC;
- Có thể tận dụng các
không gian lớn như: sảnh giải lao, khu bán hàng lưu niệm,... lắp đặt các block
giường bệnh 2x2m có vách ngăn lửng thành các
dãy. Các dãy cách nhau 2m tạo thành mạng lưới giao thông kiểu ô cờ;
- Tận dụng, cải tạo
các khu vệ sinh cho khán giả làm vệ sinh cho người bệnh.
- Các không gian cho
VĐV như: phòng chiến thuật, phòng tập thể lực, phòng nghỉ, locker
+ WC,... có thể tận dụng, cải tạo thành khu
Kỹ thuật nghiệp vụ.
- Các không gian làm
việc, quản lý, huấn luyện viên, trọng tài, họp báo,... có thể tận dụng, cải tạo
thành khu điều hành, hành chính.
- Tận dụng, cải tạo
các khu canteen, nhà
hàng thành các khu Nhà ăn;
- Tận dụng, cải tạo
các khu kho xưởng, kỹ thuật của SVĐ thành khu đồ vải và dụng cụ y tế hoặc khu
kiểm soát nhiễm khuẩn;
- Tận dụng, cải tạo,
nâng cấp (nếu cần) các khu Kỹ thuật hạ tầng (cấp điện, cấp thoát nước, điều hòa
thông gió, thông tin liên lạc,...) của SVĐ để phục vụ BVDC.
- Khu nghỉ của nhân
viên y tế, người phục vụ sẽ tận dụng các khu Ký túc xá của vận động viên.
- Một số không gian
trong SVĐ chưa có hệ thống ĐHKK thì nghiên cứu phương án lắp
đặt phù hợp.
- Nghiên cứu lắp đặt
hệ thống Khí Y tế di động, đặc biệt cho khu vực Hồi sức cấp cứu.
- Có thể kết hợp các
phòng Chẩn đoán hình ảnh và Xét nghiệm lưu động trong trường hợp không thể hoặc
quá khó khăn khi đưa các thiết bị này vào công trình.
Phương án 2:
- Đối với các SVĐ mà
không gian trong nhà không đủ điều kiện cải tạo thành không gian cho người bệnh
thì có thể lắp đặt các khối nhà điều trị bệnh nhân nội trú dạng block
tại khu vực sân thi đấu (như mô hình xây dựng
mới).
- Trên diện tích sân
thi đấu của SVĐ tiêu chuẩn, có thể lắp đặt được 5 khối bệnh nhân nội trú, tương
đương 500 giường bệnh.
- Tận dụng, cải tạo
các không gian trong nhà (các không gian cho vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài, các phòng làm việc,...) thành khu vực Kỹ thuật nghiệp vụ và Hậu cần,
hành chính.
- Khu nghỉ của nhân
viên y tế, người phục vụ sẽ tận dụng các khu Ký túc xá của vận động viên.
8.2.2.
Tận dụng các công trình Nhà thể thao (NTT).
Các công trình Nhà
thể thao, Nhà thi đấu thường có khán đài xung quanh sân thi đấu tiêu chuẩn cho
các môn thể thao trong nhà. Phía dưới và xung quanh bên ngoài các khán đài là
các không gian chức năng phục vụ công trình. Có thể nghiên cứu đề xuất tận dụng
cải tạo như sau:
Tầng
1:
- Sử dụng toàn bộ không
gian sân thi đấu lắp đặt các block giường
bệnh kích thước khoảng 2x2m (1
giường) hoặc 2x3m (2 giường) có vách ngăn lửng thành các dãy. Các dãy cách nhau
2m tạo thành lối giao thông. Một sàn đấu tiêu chuẩn xếp được khoảng 250 - 300
giường.
- Các không gian phía
dưới khán đài và xung quanh bên ngoài khán đài có thể cải tạo thành các khu
chức năng cho BVDC:
+ Sảnh tiếp đón, phân
loại, sàng lọc bệnh nhân;
+ Khu vực Hồi sức cấp
cứu;
+ Các khu Xét nghiệm,
Chẩn đoán hình ảnh;
+ Khu
Đồ vải và dụng cụ y tế;
+ Khu Kiểm soát nhiễm
khuẩn;
+ Một số phòng làm
việc và khu WC của Nhân viên Y tế;
+ Các khu vệ sinh cho
bệnh nhân. Có thể kết hợp thêm các khu vệ sinh di động dạng container đặt tại
vị trí thích hợp bên ngoài công trình.
Tầng 2:
- Có thể tận dụng các
không gian phía dưới khán đài (sảnh giải lao, khu WC cho khán giả,...) cải tạo
thành khu vực cho bệnh nhân kèm khu WC.
- Một số không gian
khác có thể tận dụng làm phòng làm việc và khu WC của Nhân viên Y tế.
- Các không gian khác
của BVDC có thể được nghiên cứu đề xuất tận dụng các công trình khác trong quần
thể như sau:
- Khu điều hành, hành
chính có thể tận dụng các Nhà làm việc trong khu vực;
- Khu Nhà ăn của BVDC
có thể tận dụng các không gian Canteen hoặc
Nhà tập luyện của VĐV;
- Các khu Nhà ăn, khu
HCQT, khu KTX cho CBVN đặt tại các công trình khác trong quần thể NTĐ: KTX VĐV,
Nhà tập luyện, canteen, ...
- Khu nghỉ của nhân
viên y tế, người phục vụ có thể tận dụng các khu Ký túc xá của vận động viên.
- Các khu WC tận dụng
các khu sẵn có và bổ sung thêm khu WC đảm bảo công suất phục vụ số giường bệnh.
Có thể lắp đặt các block WC
lưu động nếu đủ điều kiện và đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Tận dụng tối đa hệ
thống hạ tầng, kỹ thuật của các công trình trong quần thể NTĐ. Lắp đặt các hệ
thống kỹ thuật công trình phù hợp với công suất tính toán.
- Một số NTĐ chưa có
hệ thống ĐHKK thì nghiên cứu phương án lắp đặt phù hợp.
- Nghiên cứu lắp đặt
hệ thống Khí Y tế di động, đặc biệt cho khu vực Hồi sức cấp cứu.
- Có
thể kết hợp các phòng chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm lưu động trong trường
hợp không thể hoặc quá khó khăn khi đưa các thiết bị này vào công trình.
8.2.3.
Tận dụng công trình Nhà triển lãm, kho, xưởng.
- Chỉ nên tận dụng
các công trình có hệ thống kỹ thuật hạ tầng đảm bảo và không ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất;
- Sử dụng không gian
lớn để lắp đặt các block giường
bệnh 2x2m có vách ngăn lửng thành các dãy. Các dãy cách nhau 2m tạo thành mạng
lưới giao thông dạng ô cờ;
- Các công trình này
thường có không gian lớn, có thể được gắn kèm theo các phòng chức năng, phòng
KT,... trong công trình. Do đó, tùy mặt bằng có thể tích hợp các không gian
chức năng kỹ thuật nghiệp vụ cùng với không gian bệnh nhân nội trú.
- Toàn bộ các khu Bếp
ăn, khu Điều hành hành chính, khu nghỉ ngơi
cho người phục vụ có thể nghiên cứu đặt tại các công trình khác trong quần thể
cụm công trình hoặc các khu vực xung quanh như: Nhà điều hành, Ký túc xá, canteen,
kho xưởng gần nhất,....
- Tận dụng tối đa hệ
thống KTHT trong, ngoài công trình và đề xuất phương án cải tạo, bổ sung phù
hợp.
8.2.4.
Tận dụng các cơ sở giáo dục, văn phòng, chung cư thấp tầng
- Hạn chế đề xuất tận
dụng các công trình này cải tạo thành BVDC. Trong trường hợp cần thiết, có thể
cải tạo các công trình có sẵn phù hợp theo các khối chức năng riêng biệt: kỹ
thuật nghiệp vụ, bệnh nhân nội trú, ký túc xá cho cán bộ nhân viên, bếp ăn,
hành chính, hậu cần,....
- Đối với các cơ sở
giáo dục: có thể tận dụng các phòng học, giảng đường, hội trường, nhà đa năng
(không có độ dốc) cho khu bệnh nhân. Các khối kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần, hành
chính, ký túc xá cho cán bộ nhân viên có thể tận dụng các khu vực khác trong
trường học hoặc các khu lân cận hoặc lắp dựng theo mô hình BVDC xây mới;
- Đối với các khu
KTX, chung cư thấp tầng: sắp xếp khối bệnh nhân tách biệt với các khối khác. Có
thể kết hợp lắp dựng khối kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần theo mô hình BVDC xây
mới.
8.3. Hướng dẫn tính toán
diện tích sàn sử dụng
Diện tích sàn yêu cầu
đối với bệnh viện quy mô 800 ÷ 1000 giường, tối thiểu 22.360 m2
÷ 27.950 m2, trong đó:
- Khu vực bệnh nhân
(a): tối thiểu 6.000 m2 ÷ 7.500
m2;
- Khu vực hành chính
- hậu cần kỹ thuật (b): tối thiểu 2.400m2 ÷ 3.000 m2;
- Khu vực dịch vụ
tổng hợp (c): tối thiểu 4.000 m2 ÷
5.000 m2;
- Khu KTX cho cán bộ
nhân viên (d): tối thiểu 4.800 m2 ÷ 6.000 m2;
- Diện tích hành lang,
cầu thang (nếu là nhà 02 tầng), sảnh...: (a+b+c+d)*30* = (17.200 m2 ÷
21.500 m2) * 30% = 5.160 m2 ÷
6.450 m2;
Diện tích sàn yêu cầu
đối với bệnh viện quy mô 300 - 500 giường: tối thiểu 8.385 m2 ÷
13.975 m2, trong đó:
- Khu vực bệnh nhân
(a): tối thiểu 2.250 m2 ÷ 3.750 m2;
- Khu vực hành chính
- hậu cần kỹ thuật (b): tối thiểu 900 m2
÷ 1.500 m2;
- Khu vực dịch vụ
tổng hợp (c): tối thiểu 1.500 m2
÷ 2.500 m2;
- Khu ở cho cán bộ
nhân viên (d): tối thiểu 1.800 m2 ÷
3.000 m2;
- Diện tích hành
lang, cầu thang (nếu là nhà 02 tầng), sảnh...: (a+b+c+d)*30* = (6.450 m2
÷ 10.750 m2) * 30% = 1.935 m2 ÷ 3.225 m2
Diện tích sàn yêu cầu
đối với các khu vực bên trong công trình bệnh viện (quy mô 300 ÷
500 giường bệnh & quy mô 800 ÷
1.000 giường bệnh): xem bảng sau đây:
Bảng 8.1. Cơ cấu diện tích các khu vực sử dụng trong bệnh
viện dã chiến
TT
|
TÊN ĐƠN VỊ
|
DIỆN TÍCH SỬ DỤNG (m2)
|
300 ÷ 500
giường
|
800 ÷ 1000
giường
|
1
|
Khu vực bệnh
nhân
|
2.250 m2 ÷ 3.750
m2
|
6.000
m2 ÷ 7.500 m2
|
1.1
|
Các phòng bệnh nhân nội trú
|
|
|
1.2
|
Các phòng ở cho BN chờ ra
viện
|
|
|
2
|
Khu KTX cho CBNV
|
1.800 m2 ÷ 3.000
m2
|
4.800 m2 ÷
6.000 m2
|
|
Các phòng ở cho CBNV
|
|
|
3
|
Khu Kỹ thuật nghiệp vụ
|
1.500 m2 ÷ 2.500
m2
|
4.000 m2 ÷ 5.000
m2
|
3.1
|
Tiếp đón, khám, sàng lọc BN
|
|
|
3.2
|
Khu chẩn đoán hình ảnh
|
|
|
3.3
|
Khu xét nghiệm
|
|
|
3.4
|
Khu hồi sức cấp cứu
|
|
|
3.5
|
Khu Kiểm soát nhiễm khuẩn
|
|
|
4
|
Khu vực hành
chính - hậu cần
|
900 m2 ÷ 1.500
m2
|
2.400 m2 ÷
3.000 m2
|
4.1
|
Khu Hành chính
|
|
|
4.2
|
Khu dược, cấp phát thuốc,
vật tư, hóa chất
|
|
|
4.3
|
Khu Dinh dưỡng, bếp ăn
|
|
|
4.4
|
Khu đồ vải và dụng cụ y tế
|
|
|
4.5
|
Khu kỹ thuật, bảo vệ, biển
hiệu,...
|
|
|
5
|
Hành lang, cầu thang (nếu là
nhà 02 tầng), sảnh
|
1.935 m2 ÷ 3.225
m2
|
5.160 m2 ÷ 6.450
m2
|
Tổng
|
8.385m2 ÷
13.975 m2
|
22.360m2 ÷ 27.950m2
|
8.4. Hướng dẫn thiết kế
các bộ phận công trình
8.4.1.
Phần nền:
- Tận dụng tối đa nền
nhà có sẵn. Nếu cải
tạo sàn, mặt nền bên trong công trình khuyến khích sử dụng sàn vinyl
hoặc các loại sàn thi công nhanh, có độ tùy
biến cao, không trơn trượt, có tính kháng khuẩn, chống bụi, chống thấm, dễ dàng
vệ sinh, thân thiện với môi trường.
8.4.2.
Ngăn chia không gian bên trong:
- Hệ khung xương (nếu
có) nên sử dụng thép mạ kẽm điện phân (hoặc bằng nhôm), đạt tiêu chuẩn; được
thiết kế và sản xuất trước để mang tới công trường lắp ghép.
- Vách bao che, vách
ngăn phòng có chiều cao khoảng 2,4m; lắp ghép bằng tấm MDF
hoặc tấm compact,
tấm nhựa, thạch cao,... Có thể sử dụng tấm Panel
EPS dày 50mm, hoặc tấm Cemboard dày 1,8 - 2,5
cm. Phụ kiện
đồng bộ, phù hợp với vật liệu vách ngăn đảm bảo theo tiêu chuẩn và kết cấu chịu
lực. Kích thước các block giường
bệnh có thể điều chỉnh để phù hợp với kích thước tiêu chuẩn của vật liệu vách
ngăn được sử dụng đảm bảo lắp đặt nhanh, hiệu quả, tiết kiệm và có thể tái sử
dụng;
- Trần nhà: Đối với
khu bệnh nhân không cần thiết làm trần mới để đảm bảo thông thoáng; Đối với các
khu vực phục vụ, làm việc cho bác sĩ, nhân viên, ca trực., và khu bệnh nhân
điều trị, có thể làm trần giả; được gia công bằng tấm thạch cao hoặc tấm kim
loại thả kích thước 600x600mm, hoặc
tấm Cemboard dày 1,8 - 2,5 cm (hoặc
tấm nhôm, nhựa). Phụ kiện đồng bộ theo tiêu chuẩn.
- Hệ thống cửa đi,
cửa sổ cho các module phòng
bệnh nhân: sử dụng rèm kéo hoặc cửa mở trượt hoặc không cần cửa.
- Tham khảo một số
Block điển hình dưới đây
8.4.3.
Phần phụ trợ
- Gồm: khu vệ sinh,
nhà tắm; hệ thống cấp điện, nước
- Các khu vệ sinh,
nhà tắm được thiết kế và thi công trước, vận chuyển tới công trường và được lắp
đặt áp sát vào công trình hiện hữu ở hai đầu (nếu công trình không có sẵn các
khu vệ sinh); trong trường hợp công trình hiện hữu dài trên 150 m thì bố trí
thêm, áp sát hai phía phần thân nhà, đảm bảo cự ly phục vụ tối đa là 70m. Đối
với bệnh nhân điều trị thì tổ hợp cabin vệ
sinh bên trong phòng bệnh nhân.
- Các khu vệ sinh,
nhà tắm được thiết kế và thi công bằng việc tận dụng container cũ
(6,0m*2,44m*2,59m), có bánh xe để dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.
- Sau khi ổn định vị
trí lắp đặt các container cũ,
thì cần đấu nối với hệ thống cấp nước, thoát nước, cấp điện bên trong khu vực
công trình.
8.5. Hướng dẫn thiết kế
hệ thống kỹ thuật
8.5.1. Hệ thống cấp
nước
Hệ thống cấp nước RO:
- Nước RO sẽ được
cung cấp bằng
các hệ thống lọc RO cục bộ.
a) Tận dụng công
trình Sân vận động (SVĐ).
- Đối với các SVĐ mà
không gian trong nhà không đủ điều kiện cải tạo thành không gian cho người bệnh
thì có thể lắp đặt các khối nhà điều trị bệnh nhân nội trú dạng block
tại khu vực sân thi đấu, hệ thống cấp nước
cung cấp cho các cho các khu chức năng này sẽ xây dựng theo mô hình BVDC xây
mới;
- Tận dụng, cải tạo
các không gian trong nhà (các không gian cho vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài, các phòng làm việc,...) thành khu vực Kỹ thuật nghiệp vụ và Hậu cần,
hành chính, với các khối chức năng này sẽ tận dụng hệ thống cấp nước có sẵn của
công trình để sử dụng.
- Tận dụng tối đa hệ
thống hạ tầng, kỹ thuật của các công trình trong quần thể SVĐ, nếu không đủ
công suất sẽ bổ sung thêm theo mô hình BVDC xây mới.
b) Tận dụng các công
trình Nhà thi đấu (NTĐ).
- Có thể tận dụng các
không gian phía dưới khán đài (sảnh giải lao, khu WC cho khán giả,...) cải tạo
thành khu vực cho bệnh nhân kèm khu WC.
- Sử dụng hệ thống
cấp nước sẵn có của khu nhà thể thao, khu Ký túc xá của vận động viên.
- Trong trường hợp
các khu vệ sinh, tắm không đủ công suất, bổ sung hệ thống cấp
nước cho các block
WC lưu động nếu đủ điều kiện và đảm bảo vệ
sinh môi trường. Sử dụng bơm tăng áp trực tiếp, hút nước từ các bể nước lắp
ghép (bổ sung lắp mới), cấp đến các khu vệ sinh lắp mới.
- Tận dụng tối đa hệ
thống hạ tầng, kỹ thuật của các công trình trong quần thể NTT, nếu không đủ
công suất sẽ bổ sung thêm theo mô hình BVDC xây mới.
c) Tận dụng các Cơ sở
giáo dục, Văn phòng:
- Đối với các Cơ sở
giáo dục: Hệ thống cấp nước cho các khu vệ sinh công cộng sẵn có sẽ được tận
dụng để phục vụ cho khối bệnh nhân.
- Các khối Kỹ thuật
nghiệp vụ, Hậu cần, hành chính, Ký túc xá cho cán bộ nhân viên có thể tận dụng
các khu vệ sinh công cộng sẵn có hoặc lắp dựng hệ thống cấp nước bổ sung theo
mô hình BVDC xây mới;
- Trong trường hợp
các khu vệ sinh, tắm không đủ công suất, phương án bổ sung các vệ sinh và tắm
lưu động này kèm theo phương án bố trí hệ thống cấp nước sẽ theo mô hình lắp
đặt như Nhà Thi Đấu.
- Tận dụng tối đa hệ thống
KTHT trong ngoài công trình và đề xuất phương
án cải tạo, bổ sung hệ thống cấp nước cho phù hợp.
8.5.2.
Hệ thống thoát nước
a) Tận dụng công
trình Sân vận động (SVĐ).
- Đối với các SVĐ mà
không gian trong nhà không đủ điều kiện cải tạo thành không gian cho người bệnh
thì có thể lắp đặt các khối nhà điều trị bệnh nhân nội trú dạng block
tại khu vực sân thi đấu, hệ thống thoát nước
để thoát cho các cho các khu chức năng này sẽ xây dựng theo mô hình BVDC xây
mới;
- Tận dụng, cải tạo
các không gian trong nhà (các không gian cho vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài, các phòng làm việc,...) thành khu vực Kỹ thuật nghiệp vụ và Hậu cần,
hành chính, với các khối chức năng này sẽ tận dụng hệ thống thoát nước có sẵn
của công trình để sử dụng.
- Tận dụng tối đa hệ
thống hạ tầng, kỹ thuật của các công trình trong quần thể sân vận động, nếu
trạm xử lý nước thải không đủ công suất sẽ bổ sung thêm công suất xử lý dưới
dạng các module chế
tạo sẵn.
b) Tận dụng các công
trình Nhà thể thao (NTT).
- Có thể tận dụng các
không gian phía dưới khán đài (sảnh giải lao, khu WC cho khán giả,...) cải tạo
thành khu vực cho bệnh nhân kèm khu WC.
- Sử dụng hệ thống
thoát nước sẵn có của khu nhà thể thao, nhà thi đấu, khu Ký túc xá của vận động
viên.
- Thoát nước cho các block
WC lưu động: lắp đặt các ống thoát nước bằng
uPVC đi nổi, dẫn về hố ga, tại đây đặt bơm chìm nước thải, bơm nước dẫn về trạm
xử lý có sẵn của công trình, trong trường hợp công suất trạm xử lý không đủ
công suất, có thể bố trí các modun trạm xử lý chế tạo sẵn (công suất từ 20m3
đến 50m3) đặt nổi, nước sau khi được xử lý sẽ thoát ra hệ thống thoát nước
ngoài nhà.
- Tận dụng tối đa hệ
thống hạ tầng, kỹ thuật của các công trình trong quần thể
NTT, nếu không đủ công suất của hệ thống
thoát nước và trạm xử lý thì sẽ bổ sung thêm theo mô hình BVDC xây mới.
c) Tận dụng các Cơ sở
giáo dục:
- Đối với các Cơ sở
giáo dục: Hệ thống thoát nước cho các khu vệ sinh công cộng sẵn có sẽ được tận
dụng để phục vụ cho khối bệnh nhân, khối kỹ thuật nghiệp vụ, hậu cần, hành
chính, ký túc xá cho cán bộ nhân viên, trong trường hợp hệ thống thoát nước
hiện trạng không đủ công suất, sẽ lắp dựng
hệ thống thoát nước bổ sung theo mô hình BVDC xây mới;
- Trong trường hợp
các khu vệ sinh, tắm không đủ công suất, phương án bổ sung các vệ sinh và tắm
lưu động này kèm theo phương án bố trí hệ thống thoát nước và trạm xử lý sẽ
theo mô hình lắp đặt như Nhà thể thao.
- Tận dụng tối đa hệ thống
KTHT trong ngoài công trình và đề xuất phương
án cải tạo, bổ sung hệ thống thoát nước và trạm xử lý cho phù hợp.
8.5.3. Hệ thống cấp
điện
a) Tận dụng công
trình Sân vận động (SVĐ).
Phương án 1:
Đối với các SVĐ hiện đại, đủ điều kiện kỹ thuật và vệ sinh môi trường, có thể
tận dụng được các không gian trong nhà và các không gian bên dưới khán đài. Tận
dụng, cải tạo, hệ thống Điện hiện có như tủ điện, thiết bị chiếu sáng, ổ cắm
điện. Thiết kế hệ thống điện mới cho các khu vực hồi sức cấp cứu; các khu xét
nghiệm, chẩn đoán hình ảnh; khu đồ vải và dụng cụ y tế;
- Bổ sung thiết bị
điện cho các khu vực không đủ theo tiêu chuẩn. Kiểm tra tổng công suất điện
hiện trạng nếu không đủ sẽ bổ sung đầu tư thiết bị trạm biến áp máy phát điện
mới để đảm bảo kỹ thuật.
- Phương án 2:
Đối với các SVĐ mà không gian trong nhà không đủ điều kiện cải tạo thành không
gian cho người bệnh thì có thể lắp đặt các khối nhà điều trị bệnh nhân nội trú
dạng block tại
khu vực sân thi đấu (như mô hình xây dựng mới), đầu tư hệ thống điện theo mô
hình BVDC xây mới.
b) Tận dụng các công
trình Nhà thể thao (NTT).
- Sử dụng toàn bộ
không gian sân thi đấu lắp đặt các block giường
bệnh 2x2m có vách ngăn lửng thành các dãy, tận dụng toàn bộ hệ thống chiếu sáng
chung của sân thi đấu. Bổ sung thiết bị điện cho các khu vực khác không đủ theo
tiêu chuẩn (như ổ cắm điện cho mỗi block). Kiểm
tra tổng công suất điện hiện trạng nếu không đủ sẽ bổ sung đầu tư thiết bị trạm
biến áp máy phát điện mới để đảm bảo kỹ thuật.
c) Tận dụng các Cơ sở
giáo dục:
- Đối với các Cơ sở
giáo dục: Tận dụng hệ thống đèn chiếu sáng trong các phòng học, giảng đường,
hội trường, nhà đa năng, bổ sung ổ cắm điện tại các khu vực để đảm bảo nhu cầu
sử dụng. Thiết kế hệ thống đường cấp điện mới cho Các khối kỹ thuật nghiệp vụ,
hậu cần,. Kiểm tra tổng công suất điện hiện trạng nếu không đủ sẽ bổ sung đầu
tư thiết bị trạm biến áp máy phát điện mới để đảm bảo kỹ thuật.
8.5.4. Hệ thống điện
nhẹ
a) Tận dụng công
trình Sân vận động (SVĐ):
- Tận dụng, cải tạo
các không gian trong nhà (các không gian cho vận động viên, huấn luyện viên,
trọng tài, các phòng làm việc,...) thành khu vực Kỹ thuật nghiệp vụ và Hậu cần,
hành chính. Tận dụng hạ tầng mạng, điện thoại có sẵn. Trong trường hợp, không
đủ hạ tầng điện thoại, mạng cần bổ sung phiến đấu thoại, Switch,
PP, nút điện thoại, mạng, wifi
b) Tận dụng các công
trình Nhà thể thao (NTT):
- Tầng 1: Các không
gian phía dưới khán đài và xung quanh bên ngoài khán đài có thể cải tạo thành
phòng làm việc của Nhân viên Y tế: Bố trí hạ tầng điện thoại, mạng đầy đủ.
- Tầng 2: Các không
gian khác của BVDC có thể được nghiên cứu đề xuất tận dụng các công trình khác
trong quần thể như Khu điều hành, hành chính có thể tận dụng các Nhà làm việc
trong khu vực. Tận dụng hạ tầng mạng, điện thoại có sẵn. Trong trường hợp,
không đủ hạ tầng điện thoại, mạng cần bổ sung phiến đấu thoại, Switch,
PP, nút điện thoại, mạng.
c) Tận dụng các Cơ sở
giáo dục:
- Đối với các Cơ sở
giáo dục: Khối hành chính có thể tận dụng các khu vực khác trong trường học:
Tận dụng hạ tầng mạng, điện thoại có sẵn. Trong trường hợp, không đủ hạ tầng
điện thoại, mạng cần bổ sung phiến đấu thoại, Switch,
PP, nút điện thoại, mạng. Hoặc các khu lân
cận hoặc lắp dựng
theo mô hình BVDC xây mới.
8.5.5.
Hệ thống điều hòa không khí luồng gió
Hệ thống điều hòa,
thông gió phải được khảo sát, tận dụng, thiết kế cải tạo theo tiêu chuẩn, đảm
bảo tuyệt đối không lây nhiễm chéo, phải hướng ra môi trường bên ngoài nơi
không có người qua lại. Khu vực lưu trú bệnh, khu vực cách ly cần được cách ly
với các khu vực khác (không gian riêng, có buồng đệm áp lực dương với cửa thông
qua khu vực khác hoặc đi qua không gian ngoài trời)
a) Hệ thống điều hòa
không khí
Tận dụng công trình
sân vận động
- Phương án 1:
Đối với các SVĐ hiện đại, đủ điều kiện kỹ thuật và vệ sinh môi trường, có thể
tận dụng được các không gian trong nhà và các không gian bên dưới khán đài
- Phương án 2:
Đối với các SVĐ mà không gian trong nhà không đủ điều kiện cải tạo thành không
gian cho người bệnh thì hệ thống điều hòa thiết kế là điều hòa cục bộ treo
tường cho riêng từng block như
mô hình xây dựng mới.
- Với những không
gian đã có sẵn hệ thống điều hòa thì sử dụng luôn hệ thống điều hòa hiện tại.
- Những không gian
rộng mà có điều hòa trung tâm cả khu vực lớn thì các phòng ngăn chia cho mục
đích khám và lưu trú bệnh nhân nếu cần ngăn chia thì dùng vách lửng để đảm bảo
hệ thống điều hòa phục vụ chung cho các không gian này.
- Những không gian
cần cách ly riêng sẽ được trang bị hệ thống điều hòa riêng theo mặt bằng thực
tế, ưu tiên sử dụng điều hòa cục bộ.
Tận dụng các công
trình Nhà thể thao
- Tương tự như công
trình sân vận động
Tận dụng các công
trình kho xưởng
- Công trình này
thường không có môi trường đủ điều kiện tiện nghi, do vậy hệ thống điều hòa
thiết kế cho các không gian này là điều hòa cục bộ treo tường cho riêng từng block
như mô hình xây dựng mới.
Tận dụng các cơ sở
giáo dục, văn phòng, chung cư thấp tầng.
- Tương tự như công
trình sân vận động
b) Hệ thống thông gió
Tận dụng công trình
sân vận động
- Những công trình
cải tạo thường không đảm bảo yêu cầu không gió so với công năng sử dụng mới.
- Hệ thống thông gió
cần được cải tạo hoặc thêm mới cần đảm bảo gió tươi được lấy từ nguồn sạch và
gió thải các khu vực ô nhiễm cần thải ra khỏi công trình, không thải ra các khu
vực quẩn gió hay có người qua lại, cách thức yêu cầu lắp đặt theo mô hình xây
dựng mới.
- Các khu vực lưu trú
bệnh nhân hoặc cách ly cần duy trì áp lực âm.
- Với các không gian
tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, đủ điều kiện thông gió thì có thể
lắp đặt quạt gắn tường.
- Với các không gian
bên trong sử dụng hệ thống thông gió với quạt nối cửa gió.
Tận dụng các công
trình Nhà thể thao:
- Tương tự như công
trình sân vận động.
Tận dụng các công
trình kho xưởng:
- Tương tự như công
trình sân vận động.
Tận dụng các cơ sở
giáo dục, văn phòng, chung cư thấp tầng:
- Tương tự như công
trình sân vận động.
8.5.6. Hệ thống PCCC
- Tận dụng hệ thống
PCCC có sẵn của các công trình.
- Tất cả các khu vực
trống, cải tạo thành các khu vực block các
giường bệnh... có nguy cơ cháy, kể cả những nơi đã được trang bị hệ thống chữa
cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình có bánh xe.
- Ngoài ra bố trí các
xe chữa cháy chuyên dụng thường trực trong khuôn viên hoặc quanh khu vực cải
tạo.
8.5.7.
Hệ thống khí y tế
- Hệ thống khí y tế
sử dụng các máy hỗ trợ thở cục bộ, có thể di chuyển, số lượng trang bị theo yêu
cầu của Bộ Y Tế đối với bệnh viện dã chiến (tham khảo Quyết định số 468/QĐ-BYT
ngày 19/2/2020 về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh
viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
8.5.8. Hệ thống vận
chuyển mẫu bệnh phẩm
- Vận chuyển mẫu bệnh
phẩm sử dụng phương thức vận chuyển thủ công bằng tay với các hộp tiệt trùng
mang đến phòng xét nghiệm (tham khảo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020 về
việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp
do vi rút Corona 2019
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
8.5.9. Hệ thống báo
gọi y tá
- Bố trí hệ thống báo
gọi y tá trên cho các phòng bệnh, kéo thông tin báo về quầy điều dưỡng, thông
báo bằng đèn, chuông ... đèn được bố trí ở trên cửa ra vào buồng bệnh để các y
tá, bác sỹ có thể dễ dàng quan sát.
8.5.10. Hệ thống thu
gom, vận chuyển và xử lý rác thải
- Tất cả chất thải từ
khu vực có liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đều được coi là
chất thải lây nhiễm, cần phải được thu gom ngay tại nơi phát sinh, sau đó đưa
đến nơi tập kết, phân loại trong khuôn viên BVDC theo hướng dẫn xử lý chất thải
có nguy cơ lây nhiễm cao của Bộ Y tế trước khi đưa đến hệ thống xử lý tập trung
của khu vực;
- Bảo đảm không phát
tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển chất thải y tế từ
khu vực có liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh; bảo đảm an toàn
cho nhân viên y tế và người tham gia quản lý chất thải y tế;
- Tất cả các chất
thải rắn phát sinh trong khu vực có liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ
nhiễm bệnh phải được thu gom ngay vào các vật dụng như: thùng, hộp hoặc túi thu
gom chất thải lây nhiễm. Các vật dụng thu gom chất thải y tế lây nhiễm đặt tại
các nơi lưu giữ tạm thời phải đảm bảo an toàn, kín khít, không bị rơi vãi, rò
rỉ chất thải trong quá trình thu gom về nơi lưu giữ tập trung. Chất thải phải
được vận chuyển đến nơi tập trung chất thải của BVDC khi thùng chứa đầy 3/4 trở
lên hoặc ít nhất 2 lần/ngày và khi có yêu cầu;
- Các chất thải khác
cũng đều phải được thu gom, phân loại và vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế
trước khi đưa đến hệ thống xử lý tập trung của khu vực;
- Vị trí khu tập kết,
phân loại rác thải của BVDC phải đặt cuối hướng gió, cách xa khu điều trị và
không gây ô nhiễm cho khu vực lân cận. Đường lấy rác thải ra ngoài công trình
phải độc lập lối ra vào chính.
8.6.
Các yêu cầu khác
- Công trình được lựa
chọn phải đảm bảo an toàn chịu lực với công năng BVDC, cần có kiểm tra đánh giá
các kết cấu hiện trạng trước khi cải tạo để đảm bảo an toàn khi vận hành sử
dụng;
- Cần lập phương án
và tổ chức lực lượng thường trực cho công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đảm
bảo hoạt động liên tục và ổn định cho công trình BVDC;
- Đảm bảo bệnh viện
có thể vận hành an toàn và liên tục, các máy móc, thiết bị sử dụng cần có dự
phòng, phải được kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời;
- Việc lắp đặt bổ
sung, cải tạo đảm bảo không ảnh hưởng đến kết cấu của công trình. Sau khi hết
thời gian sử dụng, công trình phải được hoàn trả lại mặt bằng và cải tạo lại
phục vụ mục đích sử dụng ban đầu;
- Các vật tư, trang
thiết bị sau khi tháo dỡ BVDC có thể lưu kho hoặc sử dụng vào các mục đích
khác.
- Chủ đầu tư cần yêu
cầu tổng thầu (nếu áp dụng hình thức tổng thầu) hoặc đơn vị tư vấn và các đơn
vị khác có liên quan lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của hồ sơ bản vẽ thi
công xây dựng công trình kể cả trong trường hợp thực hiện theo thiết kế mẫu
trong Phụ lục của tài liệu này;
- Thực hiện theo các
yêu cầu và hướng dẫn khác (nếu có) từ Chính Phủ, Bộ Y tế, hoặc các Bộ, Ban,
Ngành khác.
- Suất đầu tư: Phần
xây dựng dự kiến khoảng 2.000.000 đ/m2 đến 3.000.000 đ/m2, phần thiết bị dự
kiến 500.000 đ/m2 đến 700.000 đồng/m2 tùy theo địa điểm, địa phương và điều
kiện thực tế. Trong đó:
+ Chi phí quản lý,
chi phí chung, chi phí khác dự kiến 6% chi phí xây dựng và thiết bị.
+ Chi phí dự phòng dự
kiến 5% chi phí xây dựng và thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác.
+ Phần chi phí đầu tư
xây dựng chưa đề cập đến phần giá trị thu hồi từ việc đầu tư BVDC. Một số hạng
mục có thể thu hồi được như phần khung thép tiền chế, phần MEP, phần máy phát
điện ...Phần thu hồi này thuộc trách nhiệm quản lý của Chủ đầu tư và dự kiến
thực hiện theo các quy định hiện hành.
- Suất đầu tư không
bao gồm:
+ Chi phí, giải
phóng, chuẩn bị mặt bằng.
+ Chi phí đầu tư phần
hạ tầng.
+ Chi phí thiết bị y
tế.
9. Định
hướng công tác tổ chức thi công lắp đặt
- Công tác tổ chức
thi công, lắp đặt
do đơn vị thi công lập trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và
tiết kiệm.
- Việc thi công nên
phân ra theo nhiều khu vực và thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu. Ưu tiên
tối đa việc gia công, sản xuất và lắp dựng
sẵn tại nhà máy để giảm thời gian thi công lắp dựng tại công trường đồng thời
hạn chế tối đa các vướng mắc về mặt bằng thi công.
- Để đáp ứng được
tiến độ đưa vào sử dụng thì công tác khảo sát, thiết kế nên thực hiện trong
thời gian từ 5 đến 7 ngày, thời gian thi công lắp
dựng và lắp đặt
thiết bị tại hiện trường tối đa là 10 ngày. Khuyến khích thực hiện trước công
tác khảo sát để để giảm thời gian.
- Các nhà thầu khảo
sát, thiết kế, thi công xây dựng phải triển khai công việc song song, đồng thời
để đảm bảo tiến độ thi công trong thời gian ngắn nhất. Ngay sau khi nhận quyết
định xây dựng bệnh viện dã chiến, đơn vị tư vấn thiết kế cần thực hiện ngay
công tác khảo sát (bao gồm cả khảo sát về chủng loại vật liệu, nguồn cung
cấp...), lập thiết kế bản vẽ thi công. Các vật tư vật liệu đưa vào sử dụng cần
ưu tiên tối đa việc sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương và thông dụng,
trường hợp bắt buộc phải nhập khẩu thì cần phối hợp với các đơn vị thi công để
dự trù được thời gian cung cấp. Các công tác chuẩn bị khác như: dọn dẹp mặt
bằng, lắp dựng lán trại, tập kết máy móc thiết bị, hoàn thiện kết nối hạ
tầng... cũng nên triển khai song song cùng với quá trình thiết kế.
- Ngay sau khi có
phương án mặt bằng, nên thực hiện luôn công tác định vị, và san lấp
mặt bằng để sau khi hoàn thành hồ sơ thiết kế
có thể thi công ngay phần nền, móng và hạ tầng kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật
ngầm...
- Các thiết bị cẩu
lắp cũng chỉ nên sử dụng các loại có kích thước nhỏ, tính cơ động cao như: cẩu
bánh lốp, cẩu tự hành, hạn chế việc sử dụng cẩu tháp.
- Ngoài việc phải đảm
bảo về tiến độ thi công, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng cần đặc biệt
phải được lưu ý đến. Khi thi công cần phải có hệ thống các biển báo, hàng rào
an toàn và trang bị các thiết bị bảo hộ, bố trí cán bộ phụ trách về an toàn.
- Để đảm bảo thời
gian đưa vào sử dụng, tiến độ thi công các công tác có thể tham khảo theo định
hướng như sau (trường hợp phải kết giữa giữa cải tạo và xây mới thì phần xây
mới tham tham khảo theo hướng dẫn trong Mục 9 thuộc Phần 2 - Tài liệu kỹ thuật
hướng dẫn xây dựng bệnh viện dã chiến phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm):
TT
|
Thời gian
|
Công việc thực hiện
|
Ghi chú
|
|
Ngày 1 ÷ 3
|
Chuẩn bị MB. Tập kết vật
liệu, thiết bị
Thi công hạ tầng kỹ thuật
Thi công hoàn thiện nền, sàn
Lắp đặt hệ thống KT ngầm
(nếu có)
|
|
|
Ngày 4 ÷ 7
|
Lắp hệ thống
vách ngăn, cửa, trần
Hoàn thiện và lắp đặt các hệ
thống kỹ thuật
Chạy thử các thiết bị hạ
tầng
|
|
|
Ngày 8 ÷ 9
|
Căn chỉnh xây lắp và hệ
thống KT
Lắp đặt thiết bị Y tế
Vệ sinh công nghiệp
Chạy thử tổng thể
|
|
|
Ngày 10
|
Đưa vào sử dụng
|
|
10. Tổ
chức thực hiện
10.1. Bộ xây dựng có
trách nhiệm phổ biến tài liệu hướng dẫn này.
10.2. Các cơ quan
quản lý nhà nước về xây dựng tham khảo tài liệu hướng dẫn này để triển khai
thực hiện công tác xây dựng bệnh viện dã chiến phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương.
PHỤ LỤC
1. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội).
2. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo Nhà thi đấu Lào Cai (Lào Cai).
3. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo Nhà thi đấu Phú Thọ (Tp. HCM).
4. Bản vẽ minh họa
BVDC tận dụng, cải tạo Trung tâm hội chợ triển lãm (Đà Nẵng)
HƯỚNG
DẪN
XÂY
DỰNG BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN ĐIỀU TRỊ NGƯỜI MẮC
BỆNH TRUYỀN NHIỄM GÂY DỊCH.
PHẦN
2 - XÂY DỰNG MỚI TRÊN NỀN ĐẤT TRỐNG
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 212/QĐ-BXD ngày 01 tháng 3 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Xây dựng)
MỤC
LỤC
BỘ XÂY DỰNG
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
LỜI NÓI ĐẦU
1. Phạm vi áp dụng
2. Đối tượng áp dụng
3. Tài liệu viện dẫn
4. Giải thích từ ngữ
5. Yêu cầu chung
6. Cơ cấu tổ chức,
quy mô và tính chất BVDC
6.1. Cơ cấu, tổ chức
BVDC
6.1.1. Các khu vực cơ
bản của Bệnh viện dã chiến
6.1.2. Tổ chức hoạt
động của Bệnh viện dã chiến
6.2. Cơ sở tính toán
quy mô BVDC
6.2.1. Tỷ trọng người
bệnh
6.2.2. Xác định cơ
cấu tỷ lệ người phục vụ và chỉ tiêu diện tích cơ bản
6.2.3. Về giải pháp
xây dựng
7. Hướng dẫn lựa chọn
địa điểm xây dựng
7.1. Về địa điểm xây
dựng
7.2. Về diện tích khu
đất xây dựng
7.3. Về hạ tầng kỹ
thuật
8. Các hướng dẫn
thiết kế
8.1. Sơ đồ bố trí dây
chuyền công năng và tổ chức Tổng mặt bằng
8.1.1. Sơ đồ bố trí
dây chuyền công năng
8.1.2. Hướng dẫn tổ
chức Tổng mặt bằng
8.2. Hướng dẫn tính
toán diện tích sàn sử dụng
8.3. Kích thước của
một số không gian, bộ phận kiến trúc
8.4. Hướng dẫn thiết
kế các bộ phận công trình
8.4.1. Phần nền, móng
8.4.2. Phần thân
8.4.3. Phần mái
8.5. Hướng
dẫn thiết kế hệ thống kỹ thuật
8.5.1. Hệ thống
cấp nước
8.5.2. Hệ thống thoát
nước
8.5.3. Hệ thống cấp
điện
8.5.4. Hệ thống điện
nhẹ
8.5.5. Hệ thống điều
hòa không khí, thông gió
8.5.6. Hệ thống PCCC
8.5.7.
Hệ thống khí y tế
8.5.8. Hệ thống vận
chuyển mẫu bệnh phẩm
8.5.9. Hệ thống báo
gọi y tá
8.5.10. Hệ thống thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải
8.6. Các yêu cầu khác
9. Định hướng công
tác tổ chức thi công lắp đặt
10. Tổ chức thực hiện
PHỤ LỤC
1. Bản vẽ minh họa
BVDC quy mô 800 đến 1000 giường
2. Bản vẽ minh họa
BVDC quy mô 300 đến 500 giường
LỜI
NÓI ĐẦU
Tài liệu này được xây
dựng theo yêu cầu của Chính phủ tại Thông báo số 142/TB-VPCP tháng 4 năm 2020
tại cuộc họp bàn về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến cho tình huống khẩn
cấp dịch COVID-19. Tài liệu do Tổng công ty tư vấn xây dựng Việt Nam - CTCP
(VNCC) phối hợp với Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAR); Viện khoa học Công nghệ Xây
dựng (IBST) biên soạn, được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số ...
Tài liệu hướng dẫn
xây dựng bệnh viện dã chiến gồm hai phần: Phần I - Áp dụng khi tận dụng, cải
tạo các công trình có sẵn; Phần II - Áp dụng khi xây mới trên nền đất trống.
Tài liệu này dùng để hướng dẫn xây dựng Bệnh viện dã chiến phòng, chống dịch
bệnh COVID-19, ngoài ra có thể tham khảo áp dụng cho các dịch bệnh truyền nhiễm
khác.
1. Phạm vi
áp dụng
Tài liệu này được sử
dụng để hướng dẫn các tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động xây dựng
Bệnh viện dã chiến điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch trên toàn quốc
khi xây mới trên nền đất trống. Tài liệu này đưa ra các hướng dẫn mang tính phổ
quát, dây chuyền mang tính nguyên tắc. Căn cứ thực tế tại địa phương và yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị thực hiện khi triển khai chi tiết có thể áp dụng
toàn bộ hoặc một phần tài liệu hướng dẫn này.
2. Đối
tượng áp dụng
Bệnh viện dã chiến
điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm gây dịch tuyến trung ương và tuyến tỉnh.
3. Tài
liệu viện dẫn
- Luật số
03/2007/QH12 ngày 21/11/2007 về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
- Thông báo số
142/TB-VPCP kết luận tại cuộc họp bàn về phương án xây dựng bệnh viện dã chiến
cho tình huống khẩn cấp dịch COVID-19;
- Quyết định số
30/2008/QĐ-TTg ngày 16/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch
phát triển mạng lưới, khám chữa bệnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
- Quyết định
468/QĐ-BYT ngày 19/02/2020 về việc Ban hành hướng dẫn phòng và kiểm soát lây
nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut
corona 2019 trong
các cơ sở khám, chữa bệnh;
- Công văn số
1385/BCĐQG ngày 19/3/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia hướng dẫn đón tiếp, sàng
lọc, khám bệnh, phân loại, cách ly người bệnh COVID-19;
- Quyết định số
1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế ban hành Mô hình tổ chức hoạt động bệnh
viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19;
- Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ y tế về việc ban hành Quy chế quản lý
chất thải rắn y tế;
- Quyết định số
3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 và Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ Y
tế phê duyệt các Hướng dẫn về kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh;
- QCVN 01:2019/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
- QCVN 02:2009/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về số liệu điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng;
- QCVN
03:2012/BXD kèm thông tư số 03/2016/TT-BXD
ngày 10/3/2016 Quy định về phân cấp công
trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;
- QCXDVN 05:2008/BXD
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Nhà ở và công trình công cộng - An toàn sinh mạng
và sức khoẻ;
- QCVN 06:2020/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;
- QCVN 07:2016/BXD Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật.
- QCVN 10:2014/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng công trình để đảm bảo người khuyết tật
tiếp cận sử dụng; và các tiêu chuẩn thiết kế đi kèm;
- QCVN 12:2014/BXD
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về hệ thống điện của Nhà ở và công trình Công cộng;
- “Severe Acute Respiratory Infections
Treatment Centre - Practical manual to set up and manage a SARI treatment
centre and a SARI screening facility in heath care facilities”, World Heath
Organization, 03/2020.
4. Giải
thích từ ngữ
- Bệnh viện dã chiến (BVDC):
Là bệnh viện tạm thời hoặc đơn vị y tế di
động chăm sóc người bệnh tại chỗ trước khi người bệnh có thể được vận chuyển an
toàn đến các cơ sở y tế tập trung, hoặc điều trị người bệnh nhẹ và trung bình
cho tới khi ra viện nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế.
- Bệnh truyền nhiễm (BTN):
Là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp
từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm.
- Dịch: Là sự xuất
hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính
bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.
5. Yêu cầu
chung
- Thiết lập và triển
khai các bệnh viện dã chiến (BVDC) để đáp ứng nhu cầu thu dung, sàng lọc, cách
ly, cấp cứu, chăm sóc, theo dõi và điều trị cho các người bệnh ở mức độ nhẹ và
trung bình nhằm giúp giảm tải cho các cơ sở y tế tập trung điều trị cho các
bệnh nhân nặng và rất nặng;
- Việc thiết lập các
BVDC không ảnh hưởng đến hệ thống khám chữa bệnh đã được hình thành để ứng phó
với dịch bệnh ở tất cả các tuyến.
- Quy mô giường bệnh
đến 500 giường bệnh (tuyến tỉnh) và đến 1.000 giường (tuyến trung ương);
- Đối với bệnh viện
dã chiến xây mới: thời gian thiết kế, thi công bao gồm cả thời gian lắp
đặt trang thiết bị công trình, trang thiết bị
y tế tối đa 15 ngày. Đảm bảo chịu được mọi điều kiện thời tiết các mùa;
- BVDC được tính toán
sử dụng trong khoảng thời gian từ 4÷5 tháng. Trường hợp cần kéo dài thời gian
sử dụng thì tổng thời gian sử dụng không quá 12 tháng;
- Sau khi kết thúc
hoạt động sẽ tháo dỡ cơ sở BVDC để hoàn trả mặt bằng. Các cơ sở vật chất của
BVDC được tái sử dụng cho các mục đích khác, các cơ sở y tế khác hoặc có thể
tháo dỡ lưu kho.
- Toàn bộ hoạt động
xây dựng BVDC phải trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và tiết
kiệm.
6. Cơ cấu
tổ chức, quy mô và tính chất BVDC
6.1.
Cơ cấu, tổ chức BVDC
(Tham khảo Quyết định
số 1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế ban hành Mô hình tổ chức hoạt động
bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19. Tham khảo Quyết định số
1942/QĐ-BYT ngày 04/5/2020 của Bộ Y tế ban hành Mô hình tổ chức hoạt động bệnh
viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 và Tài liệu hướng dẫn của WHO
ban hành tháng 03/2020 “Severe
Acute Respiratory Infections Treatment Centre - Practical manual to set up and
manage a SARI treatment centre and a SARI screening facility in heath care
facilities ”, World Heath Organization, 03/2020. Các
BVDC - PCDBTN khác
có thể tham khảo và điều chỉnh theo tính chất đặc thù của dịch bệnh).
6.1.1. Các khu vực cơ
bản của Bệnh viện dã chiến
- Khu điều hành, hành
chính;
- Khu tiếp đón và
phân loại người bệnh;
- Khu chẩn đoán hình
ảnh;
- Khu xét nghiệm;
- Khu hồi sức cấp
cứu;
- Khu chăm sóc, điều
trị người bệnh ở mức độ nhẹ, trung bình;
- Khu cách ly chờ ra
viện;
- Khu dược, cấp phát
thuốc, vật tư, hóa chất;
- Khu đồ vải và dụng
cụ y tế;
- Nhà ăn;
- Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ;
- Khu kiểm soát nhiễm
khuẩn;
- Khu lưu giữ, bảo
quản tử thi;
- Bảo vệ, biển hiệu.
Các khu trong BVDC
được bố trí theo nguyên tắc một chiều, tương đối tách biệt, phòng chống lây
nhiễm chéo; thuận tiện cho việc chăm sóc và điều trị cùng lúc nhiều người bệnh
COVID-19; hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ chuyên môn; được bố trí nhân lực
phù hợp, đáp ứng các yêu cầu cơ bản về các phương tiện, máy móc, dụng cụ, vật
tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn.
Khu vực triển khai
BVDC cần cách xa khu dân cư; thuận tiện cho việc tổ chức giao thông; thuận lợi
trong việc cung cấp điện, nước và xử lý chất thải; Các khu trong BVDC được thiết
kế khoa học, theo từng quy mô nhỏ, khi cần có thể lắp ghép để tăng quy mô; dễ
dàng trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện
6.1.2.
Tổ chức hoạt động của Bệnh viện dã chiến
a. Khu điều hành,
hành chính
Khu điều hành, hành
chính được bố trí ở khu vực riêng, có đầy đủ các phương tiện liên lạc cần
thiết. Khu điều hành, hành chính có chức năng giúp cho lãnh đạo bệnh viện quản
lý nghiệp vụ, tài chính, hành chính và công tác quản trị bệnh viện, có các
nhiệm vụ sau:
- Phòng làm việc của
Giám đốc BVDC;
- Các phòng làm việc
của các Phó Giám đốc BVDC;
- Phòng Hành chính
tổng hợp;
- Phòng Quản lý tài
chính - kế toán, công sản của bệnh viện;
- Phòng Quản lý nhân
sự;
- Các phòng họp giao
ban, hội chẩn trực tuyến,...
b. Khu tiếp đón và
phân loại người bệnh
Khu tiếp đón và phân
loại người bệnh có chức năng đón tiếp, khám, phân loại, thu dung điều trị và
hậu tống người bệnh theo phân cấp. Cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, phòng ngừa
lây nhiễm virus chéo
cho nhân viên y tế và những người bệnh khác. Khu có thể thực hiện các kỹ thuật
khám, chẩn đoán lâm sàng và có nhiệm vụ sau:
- Tiếp nhận người
bệnh, phân loại người bệnh theo yêu cầu cấp cứu, điều trị và phối hợp chuyển
người bệnh vào các khu điều trị của bệnh viện; hỗ trợ vận chuyển, sẵn sàng xử
trí cấp cứu bảo đảm an toàn cho người bệnh trên đường vận chuyển.
- Thực hiện cấp cứu
khẩn cấp cho người bệnh khi có tình trạng bệnh lý đe dọa đến tính mạng trước
khi chuyển vào các khu điều trị, khu hồi sức cấp cứu của bệnh viện; hoặc chuyển
về các bệnh viện chuyên khoa tuyến sau trên địa bàn để kịp thời cứu sống người
bệnh, giảm nguy cơ tai biến và tử vong theo quy định và hợp đồng từ trước;
c.
Khu Chẩn đoán hình ảnh
Khu chẩn đoán hình
ảnh có chức năng chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh vào viện và người bệnh đang
điều trị tại các khu lâm sàng. Khu chẩn đoán hình ảnh có buồng diện tích đủ để
đặt máy chụp X-quang di động, được bố trí gần khu tiếp đón và phân loại bệnh,
có nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện các kỹ
thuật chẩn đoán hình ảnh cho người bệnh, đáp ứng yêu cầu của các khu vực lâm sàng;
- Bảo đảm an toàn
tuyệt đối cho người bệnh và nhân viên y tế sử dụng máy, trang bị vật tư y tế
trong quá trình thực hiện các thao tác vận hành;
- Thực hiện tốt cách
ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn lao động;
- Trang thiết bị và
phương tiện: máy chụp X-quang di động có thể chụp phổi thẳng, nghiêng ở tư thế
nằm và đứng; máy rửa phim tự động, phim các cỡ, thuốc tráng phim và các phương
tiện bảo hộ cho nhân viên y tế (áo chì); máy siêu âm để đánh giá tổn thương
phổi và các bệnh lý khác, đáp ứng yêu cầu của khu lâm sàng.
d. Khu Xét nghiệm
Khu xét nghiệm có
chức năng xét nghiệm cho người bệnh vào viện và người bệnh đang điều trị tại
các khu lâm sàng. Khu xét nghiệm bố trí gần khu khám bệnh, khu hồi sức cấp cứu
và có nhiệm vụ sau:
- Thực hiện các kỹ
thuật xét nghiệm cho người bệnh, đáp ứng yêu cầu của các khu vực lâm sàng;
- Bảo đảm an toàn
tuyệt đối cho người bệnh và cán bộ, nhân viên sử dụng máy, trang bị vật tư y tế
trong quá trình thực hiện các thao tác vận hành;
- Tổ chức lấy máu,
bảo quản máu theo quy chế, có kế hoạch bảo đảm máu cho nhu cầu cấp cứu, điều
trị. Gửi các mẫu xét nghiệm lên tuyến có khả năng xét nghiệm (theo quy định)
đối với những xét nghiệm yêu cầu kỹ thuật cao như PCR,...;
- Thực hiện tốt cách
ly, kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh an toàn lao động;
- Thiết bị và phương
tiện: máy xét nghiệm huyết học tự động, máy xét nghiệm sinh hóa tự động, máy
xét nghiệm khí máu (có thể riêng rẽ hoặc tích hợp vào máy xét nghiệm sinh hóa),
các thiết bị và phương tiện khác...
e. Khu Hồi sức cấp
cứu
Khu hồi sức cấp cứu
và điều trị người bệnh nặng có nhiệm vụ:
- Cấp cứu, hồi sức
tích cực cho người bệnh trong tình trạng đe dọa tính mạng để bảo toàn tính mạng
cho người bệnh tạo điều kiện để vận chuyển về các bệnh viện tuyến sau trên địa
bàn;
- Thực hiện tốt chế
độ cách ly, khử trùng tẩy uế, vệ sinh buồng bệnh theo chế độ cách ly, điều trị
đối với dịch bệnh nguy hiểm;
- Trang thiết bị:
giường hồi sức cấp cứu với các trang thiết bị tối thiểu: máy tạo ô-xy, máy thở
không xâm nhập, máy thở ô-xy lưu lượng cao (HFNC),
monitor theo dõi người bệnh, máy đo độ bão hòa
ô-xy, bình ô-xy, các thiết bị và phương tiện khác...
g. Khu vực chăm sóc, điều trị người bệnh ở mức độ nhẹ,
trung bình
Khu chăm sóc, điều
trị người bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình có chức năng thu dung điều trị người
bệnh mắc bệnh mức độ nhẹ và trung bình được khu khám bệnh chuyển vào, có nhiệm
vụ:
- Thực hiện nghiêm
việc chấp hành chế độ bảo hộ, cách ly phòng chống dịch bệnh nguy hiểm. Thực
hiện giữ khoảng cách, bảo đảm không bị lây chéo giữa người bệnh và nhân viên
điều trị, giữa người bệnh và người bệnh cùng khu vực;
- Tham gia hiệp đồng
cứu chữa người bệnh cùng các khu khác, đặc biệt là tình huống cấp cứu hàng loạt
theo chỉ đạo của giám đốc bệnh viện.
Sắp xếp và bố trí các
buồng bệnh của Khu chăm sóc, điều trị người bệnh như sau:
- Các buồng bệnh cho
người bệnh đã chẩn đoán xác định bệnh;
- Các buồng bệnh cho
người bệnh nghi ngờ;
- Các giường bệnh
cách nhau tối thiểu 01 m;
- Buồng bệnh cho
người bệnh hết triệu chứng, chờ ra viện.
Yêu cầu kỹ thuật đối
với các buồng bệnh: bảo đảm buồng bệnh thông khí tốt, có buồng đệm giữa buồng
bệnh và hành lang là nơi để phương tiện phòng hộ cá nhân, phương tiện rửa tay,
nơi đặt phương tiện thu gom chất thải, đồ vải và dụng cụ y tế. Mỗi khu buồng
bệnh (10 giường trở lên) có ít nhất 1 nhà vệ sinh (nam, nữ) cho người bệnh.
Trường hợp nơi đặt bệnh viện dã chiến không có sẵn buồng vệ sinh, cần bố trí
buồng vệ sinh lưu động để đặt tại đây;
- Buồng kỹ thuật: nơi
để tủ thuốc, xe tiêm và các dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh;
- Buồng vệ sinh cho
nhân viên y tế.
- Trang thiết bị:
giường bệnh (có thể là giường xếp); tủ thuốc cấp
cứu, xe tiêm v.v...Phương tiện thu gom và vận
chuyển chất thải, đồ vải, dụng cụ y tế. Phương tiện vệ sinh buồng bệnh. Các
thiết bị và phương tiện khác...
h. Khu cách ly chờ ra viện
Khu cách ly chờ ra
viện cho người bệnh đã điều trị ổn định có chức năng thu dung, cách ly người
bệnh đã điều trị ổn định,
chờ ra viện nhưng chưa đủ thời gian an toàn theo quy định đối với dịch bệnh, và
có các nhiệm vụ:
- Thực hiện tốt nhiệm
vụ thu dung, bố trí nơi ăn, ở trong thời gian người bệnh đã điều trị ổn định,
chờ ra viện;
- Tổ chức theo dõi
chặt chẽ tình hình người bệnh, lấy bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm lại; tổ chức
chuyển vào khu điều trị nếu bệnh tiến triển nặng lên hoặc cho người bệnh ra
viện khi người bệnh đã hoàn toàn khỏi bệnh theo quy định của Bộ Y tế;
- Tổ chức thực hiện
nghiêm chế độ cách ly, giữ khoảng cách, bảo đảm không bị lây chéo giữa người
bệnh và nhân viên điều trị, giữa người bệnh và người bệnh cùng khu vực;
Sắp xếp và bố trí các
buồng bệnh như sau:
- Buồng bệnh cho
người bệnh hết triệu chứng, chờ ra viện;
- Buồng trực cho nhân
viên y tế;
- Buồng hành chính;
- Buồng kỹ thuật: nơi
để tủ thuốc, xe tiêm và các dụng cụ phục vụ chăm sóc người bệnh;
- Buồng vệ sinh cho
nhân viên y tế.
- Trang thiết bị:
giường bệnh (có thể là giường xếp); Phương tiện phòng hộ cá nhân. Phương tiện
thu gom và vận chuyển chất thải, đồ vải, dụng cụ y tế. Phương tiện vệ sinh
buồng bệnh. Các thiết bị và phương tiện khác...
i. Khu dược, cấp phát thuốc, vật tư, hóa chất
Khu dược, cấp phát
thuốc và vật tư, hóa chất có chức năng bảo đảm thuốc, trang bị, vật tư y tế cho
mọi hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về y tế của bệnh viện và có nhiệm vụ sau:
- Tổ chức xây dựng kế
hoạch, bảo đảm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, trang thiết bị vật tư y tế cho các
khu lâm sàng, cận lâm sàng và toàn bộ hoạt động chuyên môn của của bệnh viện;
Quản lý sử dụng, bảo quản tốt thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế theo đúng chế
độ;
- Thuốc và phương
tiện: Cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và
phòng lây nhiễm và theo nhu cầu thực tế điều trị tại khu vực hồi sức cấp cứu và
khu điều trị người bệnh.
k. Khu đồ vải và dụng
cụ y tế
Khu đồ vải và dụng cụ
y tế có nhiệm vụ cung ứng và xử lý đồ vải, dụng cụ y tế cho khu điều trị và các
khu khác. Làm nhiệm vụ giặt, là hấp, sấy đồ vải và xử lý dụng cụ y tế.
- Trang thiết bị,
dụng cụ: Máy giặt, máy sấy, autoclave có
công suất đáp ứng yêu cầu, bàn là. Phương tiện vận chuyển đồ vải sạch, bẩn. Các
phương tiện khác.
- Trường hợp không
thể bố trí khu đồ vải và dụng cụ y tế thì cần xác định đơn vị cung ứng và xử lý
đồ vải, dụng cụ y tế từ bên ngoài.
l.
Nhà ăn
Khu Nhà ăn có chức
năng tổ chức đội ngũ điều dưỡng, hộ lý trong công tác điều trị, nuôi dưỡng,
phục vụ người bệnh và có các nhiệm vụ trực tiếp chế biến hoặc/và cung cấp suất
ăn cho người bệnh, nhân viên y tế.
- Thiết bị và phương
tiện: Sử dụng nhà bếp sẵn có. Trang bị thêm bếp
gas, bàn ăn và các dụng cụ chế biến thức ăn.
Nhà ăn yêu cầu được
chia thành 2 khu vực riêng biệt:
- Người bệnh: ăn tại
giường, không bố trí ăn tại nhà ăn; vì vậy, khu vực này bố trí nơi chế biến
suất ăn bệnh lý và suất ăn cho người bệnh. Có trang bị tủ đựng và đưa thức ăn
(có giữ nhiệt) đến từng giường bệnh;
- Khu cho nhân viên y
tế: Các bàn ăn và ghế ngồi ăn của nhân viên y tế bố trí ngồi cùng chiều (để
tránh nguy cơ lây nhiễm), hạn chế ăn tập trung đông người tại nhà ăn, giữ
khoảng cách của các bàn, ghế ngồi ăn;
- Trường hợp không
thể bố trí được Nhà ăn thì cần xác định đơn vị cung ứng dịch vụ ăn uống từ bên
ngoài.
m. Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ
Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ là nơi để nhân viên y tế, người phục vụ nghỉ ngơi để hồi phục sức
khỏe, bảo đảm nhiệm vụ tại bệnh viện dã chiến.
Thiết bị và phương
tiện:
- Giường, chăn, màn,
tủ cá nhân;
- Thu gom đồ vải,
chăn màn, quần áo, giặt là;
- Các đồ thiết yếu cá
nhân.
n. Khu kiểm soát
nhiễm khuẩn (khử khuẩn tiệt trùng)
Khu kiểm soát nhiễm
khuẩn có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn tại buồng bệnh
và toàn bộ bệnh viện hàng ngày, có các phương tiện vệ sinh và khử khuẩn buồng
bệnh, phương tiện thu gom và lưu giữ chất thải rắn tập trung. Quản lý và xử lý
chất thải lỏng của các cơ sở y tế được thực hiện theo các quy định hiện hành
của Bộ Y tế.
Thiết bị và phương
tiện:
- Phương tiện vệ sinh
và khử khuẩn buồng bệnh;
- Túi, thùng đựng
chất thải rắn y tế các loại;
- Xe thu gom chất
thải y tế;
Thùng lưu giữ tạm
thời chất thải y tế (lây nhiễm) và chất thải thông thường.
p. Khu lưu giữ, bảo
quản và xử lý tử thi
Khu lưu giữ, bảo quản
tử thi là nơi bảo quản, lưu giữ tử thi tại các khu vực tập trung của bệnh viện
dã chiến, bảo đảm tôn trọng, trang nghiêm, phòng chống lây nhiễm sau khi tử
vong.
Trường hợp các người
bệnh tử vong, thi thể được bảo quản, lưu giữ, xử lý theo quy trình xử lý tử thi
do Bộ Y tế quy định.
Khu lưu giữ, bảo quản
tử thi cần xác định phối hợp với đơn vị có chức năng và phương tiện lưu giữ,
bảo quản, xử lý tử thi từ bên ngoài.
Tùy từng quy mô, yêu
cầu của địa phương để có phương án bố trí kho lạnh và/hoặc kết hợp với xe lạnh.
q. Bảo vệ và biển
hiệu
Khu bảo vệ có các
nhiệm vụ kiểm soát việc ra vào bệnh viện dã chiến, bảo đảm an toàn bệnh viện.
Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện. Tổ chức kho an toàn,
chống cháy nổ.
Khu vực buồng bệnh
cách ly ghi rõ hạn chế việc ra vào.
Bệnh viện dã chiến và
các khu vực trong bệnh viện phải có hệ thống biển hiệu đầy đủ và rõ ràng.
6.2. Cơ sở tính toán quy
mô BVDC
6.2.1. Tỷ trọng người
bệnh
Tỷ trọng người bệnh
để xác định quy mô các khu vực điều trị, hồi sức cấp cứu,.. và yêu cầu đặc biệt
cho các khu vực này. Phân loại tỷ trọng người bệnh bao gồm:
- Tỷ trọng người bệnh
nhẹ, trung bình;
- Tỷ trọng người bệnh
nặng;
- Tỷ trọng người bệnh
rất nặng;
- Tỷ trọng người bệnh
tử vong.
Các tỷ trọng trên căn
cứ theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
6.2.2. Xác định cơ
cấu tỷ lệ người phục vụ và chỉ tiêu diện tích cơ bản
- Tỷ lệ cán bộ, nhân
viên y tế: 01 người/01 giường bệnh;
- Tỷ lệ các phòng
bệnh cách ly, số giường hồi sức tích cực được xác định trên cơ sở tỷ trọng các
mức độ người bệnh.
- Khu vực bệnh nhân:
tối thiểu 7,5m2/giường bệnh.
- Khu nghỉ ngơi cho
người phục vụ: tối thiểu 6,0m2/người.
- Khu vực hành chính
- hậu cần kỹ thuật: tối thiểu 3,0 m2/giường bệnh.
- Khu kỹ thuật nghiệp
vụ: tối thiểu 5,0 m2/giường bệnh.
Hệ số diện tích hành
lang, cầu thang (nếu là nhà 02 tầng), sảnh... khoảng 30% diện tích chính.
6.2.3. Về
giải pháp xây dựng
Với các tiêu chí đặc
thù, đặc biệt tiêu chí về tốc độ thi công, lắp dựng để đưa vào sử dụng nhanh
nhất, đảm bảo giá thành xây dựng thấp, đạt hiệu quả về kinh tế, áp dụng tiến bộ
KHCN thời đại là phương pháp xây dựng "Tiền chế": cơ bản khối lượng
xây dựng công trình được sản xuất thành các cấu kiện định hình sẵn hoặc thành
các khối module, các
phụ kiện thành phẩm từ các nhà máy, nhà xưởng... được vận chuyển đến công
trường, lắp ghép lại với nhau.
Khuyến khích nghiên
cứu áp dụng các giải pháp xây dựng sau:
- Nhà lắp ghép tại
chỗ: Là dạng nhà sử dụng các kết cấu khung
thép định hình được gia công sẵn tại xưởng, sử dụng các tấm tường dạng panel
lắp ghép với nhau tại công trường xây dựng để
tạo thành hệ thống khung nhà vững chắc. Nhà được ghép lại với nhau bằng các chi
tiết nhỏ như cột, kèo, xà gồ, cột hiên, cột góc, tấm tường, tấm mái, khung cửa,
cánh cửa,...
- Nhà Block
(lắp ghép, tổ hợp bằng các khối
module): là
dạng nhà được sản xuất tại các nhà xưởng, nhà máy... thành các module,
vận chuyển đến công trường để lắp
ghép với nhau và sử dụng thêm một số bộ phận
hỗ trợ (hệ thống hành lang, cầu thang, mái...) để tạo thành công trình hoàn
chỉnh. Nhà Block sử
dụng kết cấu khung thép định hình; các tấm tường ngăn, trần, cửa đi và cửa sổ,
thiết bị điện đã được lắp đặt sẵn trong các module.
Kết cấu
công trình được thiết kế đảm bảo khả năng chịu tải trọng trong thời gian sử
dụng.
7. Hướng
dẫn lựa chọn địa điểm xây dựng
7.1.
Về địa điểm xây dựng
- Có vị trí thuận
lợi, tách xa khu dân cư (tối thiểu 100m), có địa thế thuận lợi, bằng phẳng và
cấu tạo địa chất tốt; diện tích đảm bảo phù hợp với quy mô xây dựng BVDC;
- Đảm bảo dễ dàng
liên hệ và kết nối với các đầu mối giao thông (đường không, đường bộ), các khu
vực cung cấp lương thực, thực phẩm;
- Có sẵn nguồn cung
cấp điện, nước sạch và thoát nước (ví dụ: các khu công nghiệp, các khu đô thị
mới đang hình thành, hoặc tại các khu đất trống đã được quy hoạch xây dựng bệnh
viện để sau này có thể chuyển giao làm bệnh viện lâu dài, hạn chế tháo dỡ);
- Ưu tiên lựa chọn
khu đất xây dựng BVDC đảm bảo xung quanh (bán kính tối đa 1 km) có sẵn các công
trình nhà ở tập trung (khách sạn, nhà khách, ký túc xá SV...) có thể tận dụng
làm nhà ở cho cán bộ nhân viên trong thời gian phục vụ cách ly;
- Ưu tiên lựa chọn
các khu đất tại khu công nghiệp, khu đô thị mới đang hình thành; và đặc biệt ưu
tiên xây dựng tại các khu đất trống đã được quy hoạch xây dựng bệnh viện để tận
dụng các điều kiện thuận lợi về vị trí và hạ tầng kỹ thuật.
7.2.
Về diện tích khu đất xây dựng
Tổng diện tích khu
đất xây dựng bệnh viện dã chiến có quy mô 800 đến 1.000 giường bệnh:
- Phương án xây dựng
01 tầng, diện tích tối thiểu là: 2,75 ha ÷3,45 ha (với mật độ xây dựng tối đa
là 60%);
- Phương án xây dựng
02 tầng, diện tích tối thiểu là: 2,00 ha ÷ 2,50 ha (với mật độ xây dựng tối đa
là 60%). Không khuyến khích sử dụng phương án này trừ trường hợp diện tích khu
đất không đảm bảo.
Tổng diện tích khu
đất xây dựng bệnh viện dã chiến có quy mô 300 đến 500 giường bệnh: diện tích
tối thiểu là: 1,00 ha ÷ 1,70 ha (với mật độ xây dựng tối đa là 60%);
7.3.
Về hạ tầng kỹ thuật
- Về giao thông: Vị
trí khu đất lựa chọn cần đảm bảo kết nối với các đầu mối giao thông, các tuyến
giao thông chính (đường không, đường bộ), các khu vực cung cấp nhu yếu phẩm; Tổ
chức được bãi đỗ xe theo yêu cầu;
- Về năng lượng: Có
điều kiện kết nối hạ tầng cấp điện, cấp nước sạch; Ưu tiên các vị trí đã có sẵn
nguồn cung cấp điện, cấp nước sạch và thoát nước theo nhu cầu; Dễ dàng, thuận
tiện xử lý nước thải, rác thải. Việc kết nối giữa các hệ thống (lắp đặt mới và
sẵn có) cần phải được xử lý tốt và đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường theo quy
định
- Về địa hình: Có địa
thế bằng phẳng, có khả năng thoát nước tự nhiên đảm bảo không úng ngập, thuận
lợi cho xây dựng, vận hành sử dụng;
- Về địa chất: Có địa
chất tốt, thuận lợi cho phương án xây dựng móng nông hoặc đặt trực tiếp công
trình trên nền tự nhiên sau gia cố;
- Hạn chế tác động
tối đa đến môi trường xung quanh.
8. Các
hướng dẫn thiết kế
8.1.
Sơ đồ bố trí dây chuyền công năng và tổ chức Tổng mặt bằng
8.1.1. Sơ đồ bố trí
dây chuyền công năng
8.1.2. Hướng
dẫn tổ chức Tổng mặt bằng
- Yêu cầu trên tổng
mặt bằng phải phân tách các luồng giao thông riêng biệt cho: nhân viên y tế;
bệnh nhân nhập - xuất viện; dịch vụ, vật tư, trang thiết bị y tế; chất thải
rắn,... Các luồng giao thông phải rõ ràng và độc lập, tuyệt đối tránh lây nhiễm
chéo cho nhân viên y tế và lây nhiễm trở lại cho bệnh nhân ra viện;
- Đối với bệnh viện
có quy mô 300 đến 500 giường có thể tổ hợp mặt bằng theo hình chữ “E”; trong
đó: thân chữ E là khối phục vụ, làm việc của các bác sĩ, nhân viên bệnh viện;
các nhánh của chữ E là khối bệnh nhân theo từng mức độ nhiễm bệnh. Với quy mô
bệnh viện 300 đến 500 giường thì cần xây dựng công trình 01 tầng để đảm bảo
hiệu quả về kinh tế xây dựng và sử dụng;
- Đối với bệnh viện
có quy mô 800 đến 1000 giường thì tổ hợp mặt bằng theo hình “Răng Lược” hoặc
hình “Xương Cá”, trong đó: nhánh chính hay “xương sống” là hệ thống hành lang
phục vụ bệnh nhân; các nhánh phụ là khu phục vụ, làm việc của các bác sĩ, nhân
viên bệnh viện (hoặc khối này được tách hẳn ra) và khối bệnh nhân theo từng mức
độ nhiễm bệnh. Với quy mô bệnh viện 800 ÷ 1.000 giường thì cần xây dựng công
trình 01÷02 tầng để đảm bảo hiệu quả về kinh tế xây dựng, quỹ đất và công năng
sử dụng;
- Bố trí hình khối
Răng lược - để chia module các
khối khám chữa bệnh và cách ly. Bố cục gồm các phòng hình chữ nhật dài tràn ra
từ trục trung tâm và hoàn toàn tách biệt với nhau. Bố cục này có thể phản ánh
các khu vực có mức độ lây nhiễm khác nhau để ngăn ngừa lây nhiễm chéo.
8.2.
Hướng dẫn tính toán diện tích sàn sử dụng
Diện tích sàn yêu cầu
đối với bệnh viện quy mô 800 ÷ 1000 giường, tối thiểu 22.360 m2
÷ 27.950 m2, trong đó:
- Khu vực bệnh nhân
(a): tối thiểu 6.000 m2 ÷ 7.500 m2;
- Khu vực hành chính
- hậu cần kỹ thuật (b): tối thiểu 2.400m2÷3.000 m2;
- Khu vực dịch vụ
tổng hợp (c); tối thiểu 4.000 m2 ÷ 5.000 m2;
- Khu KTX cho cán bộ
nhân viên (d): tối thiểu 4.800 m2 ÷ 6.000 m2;
- Diện tích hành
lang, cầu thang (nếu là nhà 02 tầng), sảnh...: (a+b+c+d)* 30* = (17.200 m2
÷ 21.500 m2) * 30% = 5.160 m2 ÷ 6.450 m2;
Diện tích sàn yêu cầu
đối với bệnh viện quy mô 300 - 500 giường: tối thiểu 8.385 m2 ÷
13.975 m2, trong đó:
- Khu vực bệnh nhân
(a): tối thiểu 2.250 m2 ÷ 3.750 m2;
- Khu vực hành chính
- hậu cần kỹ thuật (b): tối thiểu 900 m2 ÷ 1.500 m2;
- Khu vực dịch vụ
tổng hợp (c): tối thiểu 1.500 m2 ÷ 2.500 m2;
- Khu ở cho cán bộ
nhân viên (d): tối thiểu 1.800 m2 ÷ 3.000 m2;
- Diện tích hành
lang, cầu thang (nếu là nhà 02 tầng), sảnh...:
(a+b+c+d)*30* =
(6.450 m2 ÷ 10.750 m2) * 30% = 1.935 m2 ÷3.225
m2
Diện tích sàn yêu cầu
đối với các khu vực bên trong công trình bệnh viện (quy mô 300 ÷ 500 giường
bệnh & quy mô 800 ÷ 1.000 giường bệnh): xem bảng sau đây:
Bảng 8.1. Cơ cấu diện tích các khu vực sử dụng trong bệnh
viện dã chiến
TT
|
TÊN ĐƠN VỊ
|
DIỆN TÍCH SỬ DỤNG (m2)
|
300 ÷500 giường
|
800 ÷1000 giường
|
1
|
Khu vực bệnh
nhân
|
2.250 m2÷ 3.750 m2
|
6.000 m2÷ 7.500 m2
|
1.1
|
Các phòng bệnh nhân nội trú
|
|
|
1.2
|
Các phòng ở cho BN chờ ra
viện
|
|
|
2
|
Khu KTX cho CBNV
|
1.800 m2 ÷3.000 m2
|
4.800 m2÷ 6.000 m2
|
|
Các phòng ở cho CBNV
|
|
|
3
|
Khu Kỹ thuật nghiệp vụ
|
1.500 m2 ÷2.500 m2
|
4.000 m2÷ 5.000 m2
|
3.1
|
Tiếp đón, khám, sàng lọc BN
|
|
|
3.2
|
Khu chẩn đoán hình ảnh
|
|
|
3.3
|
Khu xét nghiệm
|
|
|
3.4
|
Khu hồi sức cấp cứu
|
|
|
3.5
|
Khu Kiểm soát nhiễm khuẩn
|
|
|
4
|
Khu vực hành chính - hậu cần
|
900m2÷1.500m2
|
2.400 m2÷ 3.000 m2
|
4.1
|
Khu Hành chính
|
|
|
4.2
|
Khu dược, cấp phát thuốc,
vật tư, hóa chất
|
|
|
4.3
|
Khu Dinh dưỡng, bếp ăn
|
|
|
4.4
|
Khu đo vải và dụng cụ y tế
|
|
|
4.5
|
Khu kỹ thuật, bảo vệ, biển
hiệu,...
|
|
|
5
|
Hành lang, cầu thang (nếu là
nhà 02 tầng), sảnh
|
1.935 m2 ÷ 3.225
m2
|
5.160 m2 ÷ 6.450
m2
|
Tổng
|
8.385m2 ÷ 13.975 m2
|
22.360m2÷27.950m2
|
8.3. Kích thước của một số
không gian, bộ phận kiến trúc
Bảng
8.2. Kích thước của một số không gian, bộ phận kiến trúc
TT
|
NỘI DUNG
|
KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU (m)
|
Rộng
|
Dài
|
Cao
|
1
|
Phòng làm việc
|
≥2,5
|
|
≥2,4
|
2
|
Kho, hành lang, nhà cầu,
phòng phụ
|
≥2,1
|
|
≥2,4
|
3
|
Hành lang giữa kết hợp chỗ
đợi
|
≥3,0
|
|
|
4
|
Hành lang bên kết hợp chỗ
đợi
|
≥2,4
|
|
|
5
|
Khu vệ sinh (theo module hoặc di
động)
|
≥1,2
|
|
≥2,0
|
6
|
Cho 01 vế cầu thang
|
≥2,1
|
|
|
7
|
Chiếu nghỉ cầu thang
|
≥2,1
|
|
|
8
|
Đường dốc
|
≥2,1
|
|
|
9
|
Chiếu nghỉ đường dốc
|
≥2,1
|
|
|
10
|
Ca bin thang máy cho nhân
viên
|
≥1,1
|
≥1,4
|
|
11
|
Cửa đi 1 cánh
|
≥0,9
|
|
≥2,1
|
12
|
Cửa đi 2 cánh
|
≥1,2
|
|
≥2,1
|
13
|
Cửa ra vào (2 cánh) có
chuyển xe, giường đẩy
|
≥1,4
|
|
≥2,1
|
14
|
Độ dốc của đường dốc không
được lớn hơn 10%
|
15
|
Độ dốc của cầu thang chính
tối đa 1/2
Độ dốc của cầu thang phụ tối
đa 1/1
|
16
|
Tại lối vào chính đường dốc
cho người khuyết tật có chiều rộng không nhỏ hơn 1,2m
|
8.4. Hướng dẫn thiết kế
các bộ phận công trình
8.4.1.
Phần nền, móng.
Bệnh viện dã chiến
với yêu cầu quy mô từ 1 đến 2 tầng và chỉ sử dụng trong một thời gian không
lâu, nên phương án khuyến nghị áp dụng là phương án móng nông (móng bè, móng
băng hoặc móng đơn) đổ tại chỗ hoặc đúc sẵn do phương án móng sâu không chỉ tốn
kém chi phí mà còn làm thời gian thi công kéo dài (Địa điểm xây dựng được lựa
chọn phải đáp ứng yêu cầu này).
Nền nhà phải cao hơn
nền sân, đường xung quanh tối thiểu 30cm; Lớp tôn nền nhà phải đảm bảo bằng
phẳng, đầm chặt.
Mặt nền bên trong
công trình khuyến khích sử dụng sàn vinyl hoặc
các loại sàn thi công nhanh có độ tùy biến cao, không trơn trượt, có tính kháng
khuẩn, chống bụi, chống thấm, dễ dàng vệ sinh, thân thiện với môi trường
8.4.2. Phần thân
Vật liệu chính sử
dụng cho kết cấu chịu lực có thể xem xét hai vật liệu phổ biến hiện nay là kết
cấu thép hoặc kết cấu bê tông cốt thép.
Trường hợp sử dụng
phương án kết cấu nhà lắp ghép tại chỗ hoặc nhà Block
thì có thể tham khảo theo các hướng dẫn sau:
- Khung chịu lực và
các thanh gia cường... đều bằng thép (có thể mạ kẽm chống ăn mòn); được thiết
kế, được chế tạo sẵn và tổ hợp thành khung (module)
trong nhà máy hoặc để rời theo các cấu kiện
để thuận tiện cho công tác vận chuyển ra ngoài công trường. Có thể sử dụng thép
hình dập nguội để giảm thiểu trọng lượng. Nút khung liên kết dầm khung với cột
khung bằng bu lông, đinh tán hoặc hàn.
- Tấm sàn được tổ hợp
chế tạo trong nhà máy thành từng tấm, lắp đặt sẵn vào khung hoặc vận chuyển và
cẩu lắp trên công trường.
- Vách bao che sử
dụng vật liệu dạng tấm panel lắp
ghép đảm bảo khả năng chống thấm, cách nhiệt và chiều dày theo tính toán. Vách
ngăn phòng bằng vật liệu dạng tấm Panel có
khả năng chống thấm, cách nhiệt, cách âm và chiều dày tùy thuộc vị trí. Phụ
kiện thi công, lắp đặt
đồng bộ với tấm vách.
- Trần nhà: sử dụng
vật liệu dạng tấm panel nhẹ,
thi công nhanh, chống ẩm hay cách nhiệt, cách âm tùy thuộc vị trí. Phụ kiện thi
công, lắp đặt đồng bộ với tấm trần.
- Hệ thống cửa đi,
cửa sổ: sử dụng cửa mở quay hoặc mở trượt tùy vị trí. Hệ thống cửa sử dụng vật
liệu nhẹ, thi công nhanh, để vệ sinh. Các cửa sổ có song sắt bảo đảm an toàn.
Trường hợp sử dụng nhà Block thì
nên lắp dựng sẵn vào các Block.
8.4.3. Phần mái.
Mái cần đảm bảo cách
nhiệt, chống thấm dột và thoát nước mưa. Có thể tham khảo theo hướng dẫn sau:
- Xà gồ thép hộp,
liên kết vào dầm khung.
- Các vật liệu hoàn
thiện trần bên dưới hệ xà gồ, theo thiết kế kiến trúc.
- Mái lợp tôn tôn
mát...
8.5. Hướng dẫn thiết kế
hệ thống kỹ thuật
8.5.1. Hệ thống cấp
nước
Nguồn nước cấp: nước
cấp từ nguồn cấp nước của khu vực, cấp vào bể chứa nước lắp
đặt mới, bể chứa nước nên dùng loại bể
lắp ghép;
Khối tích bể
lắp ghép: theo tính toán;
Bơm tăng áp được sử
dụng, cấp nước trực tiếp đến các điểm, nhu cầu dùng nước trong bệnh viện;
Công suất trạm bơm:
công suất theo tính toán từng trường hợp cụ thể;
Ống cấp nước có thể
sử dụng ống PP-R, thép tráng kẽm;
- Nước RO sẽ được
cung cấp bằng các hệ thống lọc RO cục bộ.
8.5.2.
Hệ thống thoát nước
a) Hệ thống đường ống
Nước thoát từ các khu
vệ sinh công cộng, các chậu rửa, các điểm thải nước sẽ được thu gom bằng hệ
thống ống uPVC về trạm xử lý tập trung của bệnh viện.
Hệ thống ống thoát
nước thải bệnh viện được đi dưới các block, trong
khu vực hành lang chung (các block nên
đặt cao hơn so với mặt đất), tự chảy về các hố bơm, từ các hố bơm này, nước
thải tiếp tục được bơm về trạm xử lý tập trung của bệnh viện.
b) Trạm xử lý
Trạm xử lý nước thải:
sử dụng các trạm xử lý module chế
tạo sẵn bằng composite (từ
20 - 30 m3/module), công suất theo tính toán, bố trí tại cuối hướng
gió của khu đất, được đặt nửa chìm, nửa nổi (xem hình phương án 1), hoặc đặt
nổi (xem hình phương án 2), nước thải sau khi được xử lý tại đây sẽ được bơm ra
hệ thống thoát nước của khu vực.
Công suất trạm xử lý
nước thải: theo tính toán.
c)
Thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước
mưa: bao gồm các ống thu nước mưa mái bằng nhựa uPVC thu gom nước mưa về các
rãnh, hệ thống rãnh này sẽ dẫn nước mưa thoát ra hệ thống thoát nước của khu
vực.
8.5.3.
Hệ thống cấp điện
a) Hệ thống trung thế
và Máy biến áp
Nguồn điện cấp cho
công trình được cấp từ nguồn trung thế 22kV của lưới điện địa phương.
- Cáp
điện trung thế sử dụng loại chống thấm dọc Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC (tiết diện theo
tính toán) luồn trong ống HDPE dẫn đến khu vực đặt Trạm biến áp. Trạm biến áp
nên sử dụng các trạm Kios hợp bộ thuận tiện trong việc vận hành lắp đặt (gồm có
buồng trung thế, máy biến áp, buồng hạ thế)
b) Hệ thống điện ưu
tiên (máy phát)
- Trong trường hợp sự
cố về điện máy phát điện sẽ hoạt động, việc chuyển đổi giữa 2 nguồn điện được
thực hiện bằng bộ tự động chuyển nguồn ATS (Automatic transfer
systems). Toàn bộ phụ tải của
bệnh viện sẽ được cấp điện dự phòng qua máy phát điện Diesel. Các máy phát điện
sử dụng loại container thuận
tiện cho việc vận hành lắp đặt. Cạnh khu vực máy phát điện có bố trí các bồn
dầu bằng thép để dự trữ dầu cho máy phát hoạt động.
c) Hệ thống điện liên
tục UPS.
- Để cấp điện cho các
thiết bị y tế đặc biệt, đảm bảo nguồn điện liên tục, sử dụng các UPS cục bộ để
thuận tiện cho việc lắp đặt
và vận hành.
d) Giải pháp phân
phối điện:
- Từ hệ thống tủ điện
hạ thế tổng dẫn vào các tủ điện khu vực sử dụng cáp điện XLPE/PVC luồn trong
ống HDPE đi ngầm đất và dưới sàn kỹ thuật.
- Tại mỗi khu vực sẽ
bố trí các tủ điện tổng để cấp điện cho khối nhà. Từ tủ điện tổng của khối nhà
cấp điện đến các phòng sử dụng dây cáp XLPE/PVC đi trong máng cáp chạy dọc theo
tuyến hành lang. Từ máng cáp, cáp được luồn trong ống nhựa hoặc hộp gen tự
chống cháy dẫn đến bảng điện phòng. Bảng điện phòng nên sử dụng loại vỏ nhựa mica
lắp nổi.
- Tại mỗi phòng bệnh
sẽ bố trí một bảng điện để cấp điện cho các thiết bị như đèn chiếu sáng, ổ cắm,
điều hòa không khí, bình đun nước nóng và thiết bị y tế khác. Dây cáp điện được
luồn trong ống nhựa hoặc hộp gen tự chống cháy.
- Tại khu vực cấp
cứu, bảng điện sẽ trang bị biến áp cách ly và UPS cục bộ để cấp điện cho các
máy móc thiết bị y tế có yêu cầu đặc biệt.
e) Hệ thống chiếu
sáng
- Toàn bộ thiết bị
chiếu sáng được sử dụng loại đèn LED tiết
kiệm năng lượng. Tại các phòng bố trí công tắc điều khiển đèn riêng để thuận
tiện trong quá trình sử dụng.
f) Hệ thống chống
sét.
- Sử dụng hệ thống
chống sét tia tiên đạo, các cột kim thu sét sẽ được bố trí trong tổng khuôn
viên bệnh viện đảm bảo bán kính bảo vệ theo tiêu chuẩn NF C17 102.
g) Hệ thống nối đất.
Trang bị hệ thống nối
đất an toàn điện, nối đất chống sét và nối đất cho thiết bị y tế là các hệ
thống độc lập. Điện trở hệ thống nối đất an toàn đảm bảo ≤ 4Ω,
- Điện
trở hệ thống nối đất thiết bị y tế đảm bảo ≤ 1Ω. Điện trở của hệ thống nối đất
chống sét bảo đảm ≤ 10Ω.
8.5.4.
Hệ thống điện nhẹ
a) Hệ thống điện
thoại
- Cáp thoại được kéo
từ nhà cung cấp dịch vụ qua giá đấu dây MDF, tổng
đài PABX.
- Từ MDF
trung tâm cáp trục thoại nhiều đôi được kéo
đến các giá đấu dây IDF, Patch Panel trung
gian. Từ Patch panel, cáp
UTP Cat được
kéo đến các ổ cắm điện thoại.
- Sơ đồ hệ thống điện
thoại:
CẤP THOẠI TƯ NHA CƯNG CẲP D|CH VƯ 5ÉN
|
|
b) Hệ thống mạng
Cáp quang được kéo từ
nhà cung cấp dịch vụ qua Router, Switch, PP
và giá đấu dây quang ODF.
Từ ODF
trung tâm cáp quang được kéo đến các giá đấu
dây ODF trung
gian, access Switch và
Patch Panel. Từ
Patch panel, cáp
UTP Cat được
kéo đến các ổ mạng.
Sơ đồ hệ thống mạng:
Khu vực khối hành
chính : sử dụng hạ tầng mạng hữu tuyến, các khu vực khác như Khối nội trú, khối
ký túc xá nhân viên, nhà ăn... sử dụng wifi từ
switch khu vực để
thuận tiện cho công tác thi công đảm bảo thời gian theo yêu cầu
8.5.5.
Hệ thống điều hòa không khí, thông gió
Hệ thống điều hòa,
thông gió phải thiết kế theo tiêu chuẩn, đảm bảo tuyệt đối không lây nhiễm
chéo, phải hướng ra môi trường bên ngoài nơi không có người qua lại.
a) Hệ thống điều hòa
không khí
- Hệ thống điều hòa
không khí cục bộ cho từng khu vực, từng module;
- Sử dụng hệ thống
điều hòa cục bộ có sẵn trên thị trường.
b) Hệ thống thông gió
- Sử dụng hệ thống
thông gió cục bộ gắn tường. Những khu vực không lắp được quạt gắn tường sử dụng
quạt nối ống gió theo từng khoa phòng, từng khu vực, từng module.
- Với các phòng cách
ly, yêu cầu áp lực âm tối thiểu -3Pa. Thông gió cho các phòng này sử dụng quạt
hút gắn tường, vị trí thải gió trên đầu người về phía hành lang dịch vụ, nơi
không có người đi lại. Tại vị trí hút
gió ra, lắp đèn UV khử khuẩn.
8.5.6. Hệ thống PCCC
- Công trình BVDC sử
dụng các vật liệu chống cháy, chiều cao từ 1 đến 2 tầng, yêu cầu về thời gian
thi công lắp đặt nhanh, do vậy nên sử dụng phương án chữa cháy tại chỗ.
- Tất cả các khu vực
có nguy hiểm về cháy phải trang bị bình chữa cháy xách tay hoặc bình có bánh
xe.
- Ngoài ra bố trí các
xe chữa cháy chuyên dụng thường trực trong khuôn viên hoặc quanh khu vực bệnh
viện.
8.5.7. Hệ thống khí y
tế
- Hệ thống khí y tế
sử dụng các máy hỗ trợ thở cục bộ, có thể di chuyển, số lượng trang bị theo yêu
cầu của Bộ Y tế đối với bệnh viện dã chiến (tham khảo Quyết định số 468/QĐ-BYT
ngày 19/2/2020 về việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh
viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona 2019
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
8.5.8. Hệ thống vận
chuyển mẫu bệnh phẩm
- Vận chuyển mẫu bệnh
phẩm sử dụng phương thức vận chuyển thủ công bằng tay với các hộp tiệt trùng
mang đến phòng xét nghiệm (tham khảo Quyết định số 468/QĐ-BYT ngày 19/2/2020 về
việc ban hành Hướng dẫn phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp
do vi rút Corona 2019
trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh).
8.5.9. Hệ thống báo
gọi y tá
- Bố trí hệ thống báo
gọi y tá trên cho các phòng bệnh, kéo thông tin báo về quầy điều dưỡng, thông
báo bằng đèn, chuông ... đèn được bố trí ở trên cửa ra vào buồng bệnh để các y
tá, bác sỹ có thể dễ dàng quan sát.
8.5.10. Hệ thống thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải
- Tất cả chất thải từ
khu vực có liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đều được coi là
chất thải lây nhiễm, cần phải được thu gom ngay tại nơi phát sinh, sau đó đưa
đến nơi tập kết, phân loại trong khuôn viên BVDC theo hướng dẫn xử lý chất thải
có nguy cơ lây nhiễm cao của Bộ Y tế trước khi đưa đến hệ thống xử lý tập trung
của khu vực;
- Bảo đảm không phát
tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển chất
thải y tế từ khu vực có liên quan đến người
nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh; bảo đảm an toàn cho nhân viên y tế và người
tham gia quản lý chất thải y tế;
- Tất cả các chất
thải rắn phát
sinh trong khu vực có liên quan đến người nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh phải
được thu gom ngay vào các vật dụng như: thùng, hộp hoặc túi thu gom chất thải
lây nhiễm. Các vật dụng thu gom chất thải y tế lây nhiễm đặt tại các nơi lưu
giữ tạm thời phải đảm bảo an toàn, kín khít, không bị rơi vãi, rò rỉ chất thải
trong quá trình thu gom về nơi lưu giữ tập trung. Chất thải phải được vận
chuyển đến nơi tập trung chất thải của BVDC khi thùng chứa đầy 3/4 trở lên hoặc
ít nhất 2 lần/ngày và khi có yêu cầu;
- Các chất thải khác
cũng đều phải được thu gom, phân loại và vận chuyển theo quy định của Bộ Y tế
trước khi đưa đến hệ thống xử lý tập trung của khu vực;
- Vị trí khu tập kết,
phân loại rác thải của BVDC phải đặt cuối hướng gió, cách xa khu điều trị và
không gây ô nhiễm cho khu vực lân cận. Đường lấy rác thải ra ngoài công trình
phải độc lập lối ra vào chính.
8.6.
Các yêu cầu khác
- Cần lập phương án
và tổ chức lực lượng thường trực cho công tác bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa đảm
bảo hoạt động liên tục và ổn định cho công trình BVDC;
- Đảm bảo bệnh viện
có thể vận hành an toàn và liên tục, các máy móc, thiết bị sử dụng cần có dự
phòng, phải được kiểm tra thường xuyên và thay thế kịp thời;
- Các vật tư, trang
thiết bị sau khi tháo dỡ BVDC có thể lưu kho hoặc sử dụng vào các mục đích
khác;
- Sau khi hết thời
gian sử dụng, mặt bằng xây dựng công trình phải được hoàn trả lại và cải tạo
lại phục vụ mục đích sử dụng ban đầu;
- Chủ đầu tư cần yêu
cầu tổng thầu (nếu áp dụng hình thức tổng thầu) hoặc đơn vị tư vấn và các đơn
vị khác có liên quan lập hồ sơ thiết kế đáp ứng yêu cầu của hồ sơ bản vẽ thi
công xây dựng công trình kể cả trong trường hợp thực hiện theo thiết kế mẫu
trong Phụ lục của tài liệu này;
- Thực hiện theo các
yêu cầu và hướng dẫn khác (nếu có) từ Chính Phủ, Bộ Y tế, hoặc các Bộ, Ban,
Ngành khác.
9. Định
hướng công tác tổ chức thi công lắp đặt
- Công tác tổ chức
thi công, lắp đặt
do đơn vị thi công lập trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ và
tiết kiệm.
- Để rút ngắn và đạt
được thời gian thi công nhanh đáp ứng kịp thời cho công tác khám và điều trị
dịch bệnh truyền nhiễm. Các cơ quan, ban, ngành, địa phương nên có sự chuẩn bị
về phương án có thể phải xây dựng bệnh viện dã chiến để ưu tiên tổ chức khảo
sát và lập thiết kế dự kiến tại các công trình cũ có sẵn hoặc tại những khu vực
có thể xây dựng mới trước khi quyết định xây dựng bệnh viện dã chiến. Việc này
giúp cho đơn vị thi công có sự chuẩn bị nguồn lực và chủ động được các nguồn
cung cấp vật tư, vật liệu, thiết bị có sẵn tại địa phương hoặc có sẵn trong
nước. Trong trường hợp không có đúng chủng loại như thiết kế dự kiến, có thể
điều chỉnh thiết kế kịp thời với những chủng loại có sẵn khác, đảm bảo đủ số
lượng, chất lượng lắp đặt cho công trình đáp ứng được việc sử dụng để phục vụ
điều trị dịch bệnh.
- Việc thi công nên
phân ra theo nhiều khu vực và thực hiện theo phương pháp cuốn chiếu. Ưu tiên
tối đa việc gia công, sản xuất và lắp dụng
sẵn tại nhà máy để giảm thời gian thi công lắp
dựng tại công trường đồng thời hạn chế tối đa
các vướng mắc về mặt bằng thi công.
- Để đáp ứng được
tiến độ đưa vào sử dụng 25 ngày (bao gồm cả thời gian khảo sát, thiết kế và thi
công, lắp đặt thiết bị) thì công tác khảo sát, thiết kế nên thực hiện trong
thời gian tối đa là 10 ngày, thời gian thi công lắp dựng và lắp đặt thiết bị
tại hiện trường khoảng 15 ngày. Khuyến khích thực hiện khảo sát để lựa chọn
trước địa điểm để giảm thời gian.
- Các nhà thầu khảo
sát, thiết kế, thi công xây dựng phải triển khai công việc song song, đồng thời
để đảm bảo tiến độ thi công trong thời gian ngắn nhất. Ngay sau khi nhận quyết
định xây dựng bệnh viện dã chiến, đơn vị tư vấn thiết kế và các bên liên quan
cần thực hiện ngay công tác khảo sát (bao gồm cả khảo sát về chủng loại vật
liệu, nguồn cung cấp...), lập thiết kế bản vẽ thi công. Các vật tư vật liệu đưa
vào sử dụng cần ưu tiên tối đa việc sử dụng các vật liệu sẵn có ở địa phương và
thông dụng, trường hợp bắt buộc phải nhập khẩu thì cần phối hợp với các đơn vị
thi công để dự trù được thời gian cung cấp. Các công tác chuẩn bị khác như: dọn
dẹp mặt bằng, rà phá bom mìn, lắp dựng lán trại, tập kết máy móc thiết bị, hoàn
thiện kết nối hạ tầng... cũng nên triển khai song song cùng với quá trình thiết
kế.
- Ngoài ra, để rút
ngắn tối đa thời gian triển khai xây dựng bệnh viện dã chiến thì nên sử dụng
những tổng thầu chuyên nghiệp đủ năng lực về thiết kế và thi công. Tổng thầu có
thể vừa thiết kế, vừa thi công theo yêu cầu của Chủ đầu tư (rút ngắn thời gian
khảo sát, thiết kế riêng - thường mất từ 5-7 ngày). Những Tổng thầu chuyên
nghiệp sẽ có hệ thống các nhà thầu phụ chuyên nghiệp đầy đủ các bộ môn (điện,
nước, khí y tế, điều hòa không khí & thông gió, phòng cháy chữa cháy, nội
thất phòng mổ...), mỗi đơn vị thầu phụ có kinh nghiệm chuyên môn về hạng mục
riêng mình phụ trách, đồng thời họ cũng đã từng phối hợp với nhau, thi công
cùng nhau dưới sự điều hành chung của Tổng thầu. Như vậy sẽ tránh được các xung
đột không đáng có cũng như sự tranh chấp mặt bằng trong quá trình thi công, mới
đẩy nhanh được tiến độ thi công.
- Đối với Nhà thầu
thi công trên hiện trường: tối đa hóa sử dụng kết cấu, giải pháp lắp ghép trên
công trường. Nên lựa chọn Nhà thầu có năng lực thiết bị, máy móc tốt (tránh mất
thời gian lựa chọn đơn vị đi thuê) để có thể huy động thiết bị ngay khi cần
thiết.
- Ngay sau khi có
phương án mặt bằng, nên thực hiện luôn công tác định vị, và san lấp mặt bằng để
sau khi hoàn thành hồ sơ thiết kế có thể thi công ngay phần nền, móng và hạ
tầng kỹ thuật, hệ thống kỹ thuật ngầm... Với kết cấu nền, móng nên sử dụng bê
tông thương phẩm từ các trạm trộn gần vị trí công trường, trường hợp sử dụng
móng đơn đúc sẵn thì nên sử dụng ít chủng loại, nên áp dụng kết cấu dạng điển
hình. Khi thi công phần nền móng cần nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết kế phần hạ tầng
kỹ thuật để thi công đồng thời hoặc bố trí các đường ống chờ sẵn.
- Với phần thân nên
gia công thành các cấu kiện có thể lắp ghép với nhau dễ dàng, có khối lượng phù
hợp cho việc vận chuyển, lắp dựng cũng như tháo dỡ sau này. Để giảm tiến độ thi
công nên lắp dựng thành các module có
tích hợp sẵn hệ thống các trang thiết bị kỹ thuật.
- Phần mái cũng nên
được gia công và chế tạo theo các module phù
hợp với phần thân và có thể cẩu lắp và
liên kết dễ dàng vào kết cấu phần thân.
- Các thiết bị cẩu
lắp cũng chỉ nên sử dụng các loại có kích thước nhỏ, tính cơ động cao như: cẩu
bánh lốp, cẩu tự hành, hạn chế việc sử dụng cẩu tháp.
- Ngoài việc phải đảm
bảo về tiến độ thi công, công tác đảm bảo an toàn lao động cũng cần đặc biệt
phải được lưu ý đến. Khi thi công cần phải có hệ thống các biển báo, hàng rào
an toàn và trang bị các thiết bị bảo hộ, bố trí cán bộ phụ trách về an toàn.
- Để đảm bảo thời
gian đưa vào sử dụng, tiến độ thi công các công tác có thể tham khảo theo định
hướng như sau:
TT
|
Thời gian
|
Công việc thực hiện
|
Ghi chú
|
|
Ngày 1
|
Chuẩn bị, Lắp đặt lán trại phục
vụ thi công
Tập kết vật tư, máy móc
Định vị công trình, thi công
san lấp
|
|
|
Ngày 2 ÷ 4
|
Tập kết thiết bị xây lắp
San lấp, thi công hạ tầng kỹ
thuật
Thi công nền, móng
Lắp đặt hệ thống KT ngầm
Lắp đặt khung thép, nhà thép
|
|
|
Ngày 5 ÷ 7
|
Thi công nền, móng
Lắp đặt khung thép, nhà thép
Hoàn thiện và lắp đặt các hệ
thống kỹ thuật
|
|
|
Ngày 7 ÷ 12
|
Lắp đặt khung
thép, nhà thép
Hoàn thiện và lắp đặt các hệ
thống kỹ thuật
Lắp đặt các thiết bị y tế
Chạy thử các thiết bị hạ
tầng
|
|
|
Ngày 12 ÷ 14
|
Căn chỉnh xây lắp và hệ
thống KT
Lắp đặt thiết bị Y tế
Vệ sinh công nghiệp
|
|
|
Ngày 15
|
Chạy thử tổng thể
|
|
10. Tổ chức thực hiện
10.1. Bộ xây dựng có
trách nhiệm phổ biến tài liệu hướng dẫn này.
10.2. Các cơ quan
quản lý nhà nước về xây dựng tham khảo tài liệu hướng dẫn này để triển khai
thực hiện công tác xây dựng bệnh viện dã chiến phù hợp với điều kiện thực tế
tại địa phương.
PHỤ LỤC
1. Bản vẽ minh họa
BVDC quy mô 800 đến 1000 giường
2. Bản vẽ minh họa
BVDC quy mô 300 đến 500 giường