Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 2106/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Hồ Văn Niên
Ngày ban hành: 05/10/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
BÀ RỊA – VŨNG TÀU

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2106/QĐ-UBND

Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày 05 tháng 10 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016)

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Tỉnh tại Tờ trình số 886/TTr-VP ngày 29 tháng 8 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (từ năm 2012 đến năm 2016).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham những Tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong tỉnh và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để t/h);
-
VPCP, TTr CP (b/c);
-
TTr TU, TTr HĐND Tỉnh (b/c);
-
Chủ tịch, các PCT UBND Tnh;
-
VPTU, Ban PC HĐND Tnh;
- U
BMTTQVN Tnh, Hội ND Tnh;
-
Các Sở, ban ngành của tnh;
- U
BND các huyện, thành phố;
-
Lưu: VP-TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Văn Niên

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2 CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU (TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2016)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2106/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu)

Chiến lược Quốc gia phòng chống tham nhũng (PCTN) đến năm 2020 đề ra mục tiêu, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực nhà nước, ngăn ngừa việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch.

Để thực hiện có hiệu quả Chiến lược Quốc gia PCTN theo đúng tinh thần Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xây dựng Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 từ nay đến năm 2016 và định hướng nội dung thực hiện giai đoạn 3 đến năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mc tiêu

a. Mục tiêu chung

Loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng bộ máy các cơ quan nhà nước của tỉnh trong sạch, vững mnh, hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; củng cố niềm tin của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.

Tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, từng bước xóa bỏ nhũng nhiễu, tiêu cực trong quan hệ giữa doanh nghiệp, cá nhân với cơ quan Nhà nước.

b. Mục tiêu cụ thể

Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy chế, quy định của Đảng và Nhà nước về quản lý hành chính, kinh tế, tài chính, tài sản công của Tỉnh, không để kẽ hở cho đối tượng cơ hội lợi dụng hoạt động; tạo môi trường cnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Củng cố, kiện toàn các đơn vị chuyên trách về PCTN của Tỉnh như: Ban chỉ đạo và Văn phòng Ban chỉ đạo PCTN tỉnh; các bộ phận chuyên trách về PCTN ở các cơ quan Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh và các đơn vị cấp huyện, sở ban ngành; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ quyn hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan này; btrí đủ cán bộ, tuyển chọn những cán bộ có năng lực, phẩm chất, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý hành vi tham nhũng; chú trọng các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao như: đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, thu chi ngân sách, quản lý tài sản công, công tác cán bộ...

Tập trung chđạo xử lý các vụ án và vụ việc tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm. Các cơ quan chức năng phải công khai tiến độ xử lý các vụ án, vụ việc này trước công luận.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo chỉ đạo của Chính phủ, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính để ngăn ngừa cơ hội nhũng nhiễu, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Chấn chỉnh công tác cán bộ để phục vụ nhiệm vụ PCTN, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại một số vị trí liên quan đến quản lý ngân sách, tài sản nhà nước, tiếp xúc và giải quyết công việc của doanh nghiệp, cá nhân; xem xét, xử lý trách nhiệm của người giới thiệu, bổ nhiệm; thay thế kịp thời những cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, uy tín giảm sút, kể cả những trường hợp mà cơ quan chức năng chưa kết luận chính thức, không để tình trạng xảy ra vi phạm phải xử lý, thậm chí đã bị xử lý hình sự mới bị thay thế.

Tạo hành lang pháp lý chặt chẽ và điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên phát huy tích cực công tác PCTN, trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp để huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân tham gia vào PCTN.

2. Yêu cầu

Xây dựng lực lượng cán bộ, công chức trong khối nội chính, cán bộ chuyên trách PCTN đủ mạnh, có phẩm chất chính trị, bản lĩnh, đạo đức nghề nghiệp vững vàng làm nòng cốt trong công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng. Cần đặt quá trình PCTN trong thời kỳ hội nhập; tiếp thu và chọn lọc kinh nhiệm của các địa phương trong nước và nước ngoài trong công tác PCTN.

Tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc thực hiện chính sách pháp luật, hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai minh bạch trong thực hiện pháp luật, quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh công khai, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện và xử lý tham nhũng, nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong PCTN.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Thực hiện tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Chiến lược và các chính sách, pháp luật về PCTN

Các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh tiếp tục chủ động xây dựng kế hoạch, định hướng nội dung, chọn cách thức phù hp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN và Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2020 của Chính phủ đến cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Cụ thể tập trung thực hiện một số công việc sau đây:

- Thanh tra Tỉnh tiếp tục chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và Văn phòng Ban chỉ đạo PCTN tham mưu cho UBND Tỉnh thực hiện quán triệt Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 12/5/2009 của Chính phủ và nội dung Kế hoạch này đến cán bộ, công chức chủ chốt trên địa bàn tỉnh.

- Văn phòng Ban chỉ đạo PCTN phối hợp với Sở Nội vụ tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về PCTN, có đưa vào nội dung của Chiến lược Quốc gia PCTN của Chính phủ và Kế hoạch thực hiện Chiến lược của UBND Tỉnh giai đoạn 2 và đến năm 2020.

- Sở Tư pháp đưa toàn bộ nội dung Chiến lược của Chính phủ và nội dung kế hoạch này vào bản tin tư pháp để tuyên truyền, nghiên cứu biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền về Chiến lược với hình thức dễ hiểu, dễ tiếp cận; soạn và phát hành sách hỏi đáp về pháp luật PCTN, Nghị quyết TW4 (khóa XI) về nội dung PCTN.

- Ban chỉ đạo Đán 212 của Tỉnh đưa nội dung Chiến lược Quốc gia về PCTN vào kế hoạch tuyên truyền và thường xuyên kiểm tra việc tuyên truyền tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tnh; Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh, trực tiếp tổ chức các cuộc tuyên truyền, phổ biến pháp luật PCTN và nội dung Chiến lược đến các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Báo Bà Rịa-Vũng Tàu, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, điều tra, đưa nội dung pháp luật về PCTN nói riêng và Chiến lược Quốc gia PCTN vào chương trình thực hiện; kịp thời biểu dương những điển hình tốt trong công tác này.

- Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị trên địa bàn tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch đưa nội dung tuyên truyền về công tác PCTN lồng ghép vào nội dung giáo dục đào tạo cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của tỉnh, nhm nâng cao nhận thức vthực trạng, nguyên nhân, mức độ nguy him, mi đe dọa của tệ nạn tham nhũng và trách nhiệm của tập thvà cá nhân đối với công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng.

- UBND các huyện, thành phố tổ chức Hội nghị tập huấn, quán triệt nội dung Chiến lược Quốc gia PCTN cho cán bộ, công chức địa phương mình; bên cạnh đó chỉ đạo Đài phát thanh của địa phương dành thời lượng phù hp tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lp nhân dân trên địa bàn.

2. Thực hiện các giải pháp của Chiến lược Quốc gia PCTN (giai đoạn 2) từ năm 2012 đến năm 2016

a. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

- Kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức:

Hàng năm tiến hành kiểm tra việc tổ chức kê khai tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định; tổ chức sơ kết đánh giá và có hình thức xử lý đối với các tập thể và cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện kê khai minh bạch tài sản, thu nhập;

Tiếp tục thực hiện đồng bộ việc chi trả lương và các khoản chế độ theo quy định đi với cán bộ, công chức, viên chức qua hệ thống ngân hàng; xây dựng quy chế kiểm tra, giám sát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

- Nâng cao chất lượng thực thi công vụ:

Xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng thực thi công vụ của công chức giúp cơ quan quản lý, sử dụng công chức có phương pháp đánh giá công chức khoa học, khách quan, chính xác, làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất đạo đức làm căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chính sách đối với công chức.

Minh bạch hóa các chế độ, định mức tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công chức; quy trình tuyển dụng, tiếp nhận, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện.

- Trong lĩnh vực quản lý thu - chi tài chính:

Đẩy mnh công tác cải cách hành chính trong cấp phát kinh phí từ ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng và trách nhiệm của cơ quan tài chính, thuế, Kho bạc nhà nước, đồng thời phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi ngân sách, đảm bảo chặt chẽ nhưng không cứng nhắc.

Thực hiện nghiêm chế độ công khai tài chính ở các cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám sát của các đoàn thể cũng như nhân dân trong việc thực hiện quản lý các khoản thu, chi ngân sách.

Rà soát và hoàn thiện hệ thống các định mức phân bổ và định mức sử dụng ngân sách hiện hành; hàng năm có kế hoạch kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, thực hiện, công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành.

b. Hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, theo môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch

Thực hiện cơ chế, chính sách về thu nộp các khoản nghĩa vụ với ngân sách nhà nước đảm bảo tính minh bạch, công bằng, ứng dụng tin học hóa trong việc quản lý kê khai đăng ký thu nộp ngân sách.

Xử lý nghiêm các hành vi hối lộ, tiêu cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện nghiêm cơ chế đấu thầu quyền sử dụng đất với yêu cầu công khai, minh bạch. Đặc biệt, việc đấu thầu đối với các dự án kinh doanh nhà ở, hạ tầng đô thị, trung tâm thương mại, đất kinh doanh dịch vụ du lịch, khu công nghiệp cần phải có cơ chế kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Tiếp tục tiến hành rà soát việc quản lý, sử dụng đất công của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh để có hướng khắc phục, xử lý, tránh việc sử dụng đất không đúng mục đích, không hiệu qu, lãng phí; thu hồi đất đối với các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng không hết diện tích để giao cho các cơ quan chức năng đề xuất sử dụng vào mục đích khác có hiệu quả hơn hoặc đấu giá quyền sử dụng đất để bổ sung vào ngân sách của Nhà nước.

Lập kế hoạch rà soát tổ chức thực hiện Luật Sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản.

c. Tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy t, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng

Tiếp tục chỉ đạo xử lý nghiêm những vụ tham nhũng đã được cơ quan chức năng phát hiện.

Tăng cường tính độc lập và tự chịu trách nhiệm của cơ quan Thanh tra và các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh theo Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra

Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác PCTN hàng năm của cơ quan Thanh tra cần tăng cường thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, việc thực hiện pháp luật về PCTN của cán bộ, công chức; nghiên cứu, phi kết hp chặt chẽ hoạt động thanh tra với tổ chức và hoạt động kiểm tra, giám sát của Đảng; tăng cường hiệu lực thi hành các kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra.

Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về PCTN, phẩm chất chính trị, bản lĩnh đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra, truy tố, xét xử.

Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, tố cáo về tham nhũng, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, tăng cường trang thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại, áp dụng hệ thống tin học hóa để có các thông tin kịp thời.

d. Nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong PCTN

Tiếp tục tăng cường việc kiểm tra, giám sát của nhân dân thông qua các tổ chức, cơ quan đại diện như các đoàn thể, tổ chức chính trị-xã hội, Hội đồng nhân dân và Thanh tra nhân dân. Nâng cao dân trí, mở rộng dân chủ, tuyên truyền pháp luật để nhân dân hiểu biết về quyền, nghĩa vụ của mình trong việc tham gia kiểm tra, giám sát đối với cán bộ, công chức.

Nâng cao vai trò của y ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các thành viên, động viên nhân dân tham gia tích cực vào công tác PCTN thông qua việc quan tâm đến vấn đề bảo vệ và khen thưởng kịp thời, xứng đáng đối với những tập th, cá nhân tích cực tham gia phát hiện và kiên quyết đấu tranh chống lại các biểu hiện, hành vi tham nhũng; có chính sách đối với những người tự giác, thành khẩn khai báo.

Tăng cường các hoạt động thông tin đại chúng như Báo, Đài, trong đó chú trọng việc đào tạo, nâng cao nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ phóng viên Báo, Đài để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ; kiên quyết xử lý nghiêm những vi phạm việc quản lý, cung cấp thông tin, vi phạm Luật Báo chí, lợi dụng Báo, Đài để vu khống, đưa tin sai sự thật, bịa đặt; khắc phục tình trạng thông tin mang tính kích động, làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức, đồng thời có cơ chế động viên, khen thưởng những phóng viên có nhiều đóng góp tích cực và dũng cảm trong công tác đấu tranh chống tham nhũng.

III. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 3 (TỪ NĂM 2016 ĐẾN NĂM 2020)

Tập trung vào những nhiệm vụ được xác định qua sơ kết giai đoạn thứ hai và tiếp tục làm tt các giải pháp đã được thực hiện trong các giai đoạn trước, trin khai các giải pháp còn lại.

Thường xuyên kim tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về PCTN; đi đôi với việc xử lý triệt để các vụ tham nhũng nổi cộm, được xã hội quan tâm.

Tổng kết giai đoạn 3 và đi đến tổng kết đánh giá chung việc thực hiện Chiến lược cả 3 giai đoạn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Căn cứ Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, y ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2016 và định hướng nội dung thực hiện các giai đoạn đến năm 2020 của đơn vị, địa phương mình. Kế hoạch yêu cầu phải cụ thể từng nội dung phải thực hiện và phù hp với đặc thù quản lý của ngành, địa phương mình, đặc biệt là những nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của cơ quan, địa phương mình đã được nêu trong Kế hoạch này. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, một năm báo cáo kết quả về UBND Tỉnh thông qua Thanh tra Tỉnh và Văn phòng Ban chỉ đạo PCTN để tổng hợp chung.

2. Thanh tra Tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ban chỉ đạo PCTN có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn toàn tỉnh; định kỳ 3 tháng, 6 tháng, một năm tổng hp kết quả thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh, dự thảo báo cáo trình UBND Tỉnh báo cáo Thanh tra Chính phủ và Ban chỉ đạo Trung ương về PCTN; tổ chức sơ kết, tổng kết năm và cuối giai đoạn thực hiện Chiến lược; Tổ chức tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện Luật PCTN theo chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ.

3. Chọn hai cơ quan, đơn vị sau đây: Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Bà Rịa để chỉ đạo điểm về việc triển khai thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược Quốc gia PCTN đến năm 2016.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia PCTN giai đoạn 2 đến năm 2016 và định hướng nội dung thực hiện giai đoạn 3 đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND Tỉnh đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương nghiêm túc thực hiện đảm bảo hiệu quả và đúng tiến độ đề ra./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG (GIAI ĐOẠN 2) TỪ NAY ĐẾN NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

TT

NHIỆM VỤ

CQ CHỦ TRÌ

CQ PHI HỢP

THỜI ĐIM HOÀN THÀNH

 

I. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật

 

1

Mở các lp bồi dưỡng kiến thức pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

SNội vụ

Th/ trực BCĐ PCTN

Thường xuyên

 

2

Biên soạn, in ấn tài liệu tuyên truyền về Chiến lược; soạn và phát hành sách hỏi đáp về pháp luật phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết TW4 (khóa XI).

Sở Tư pháp

Thanh tra tnh

Quý I/2013

 

3

Tiếp tục thực hiện chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, điều tra, đưa nội dung pháp luật về phòng, chống tham nhũng; biểu dương những điển hình tốt.

Báo, Đài của Tnh

Thường trực BCĐ PCTN

Thường xuyên

 

4

Thực hiện việc đưa nội dung pháp luật phòng, chng tham nhũng vào chương trình giáo dục phổ thông

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Tư pháp

Hàng năm

 

5

Đưa nội dung tuyên truyền về công tác phòng, chống tham nhũng lồng ghép vào nội dung đào tạo cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Trường Chính trị Tỉnh

Sở Tư pháp

Thường xuyên

 

6

Triển khai thực hiện đồng bộ Luật Thanh tra năm 2010

Thanh tra tnh

Các s, ban ngành

Hàng năm

 

II. Hoàn thiện thể chế

 

1

Báo cáo kết quả thực hiện Đán đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý Nhà nước hàng năm giai đoạn 2012 - 2016 (theo QĐ 30/QĐ-TTg)

Sở Nội vụ

Sở Khoa học CN

Hàng năm

 

2

Rà soát, sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính giai đoạn 2012-2016

Sở Nội vụ

Sở Khoa học Công nghệ

Quý II/2013

 

3

Tham mưu cho UBND tnh kế hoạch quản lý và điều hành ngân sách hàng năm

Sở Tài chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Hàng năm

 

4

Quy định đơn giá bi thường, htrợ giải phóng mặt bng khi Nhà nước thu hồi đất.

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Tài chính

Hàng năm

 

5

Thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong phòng, chống tham nhũng.

Thường trực BCĐ PCTN

Các sở, ban ngành

Hàng năm

 

III. Nâng cao chất lượng thực thi công vụ

 

1

Kiểm tra, giám sát tốt việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với CBCC, viên chức theo Nghị định 158/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của CP

Sở Nội vụ

Các sở, ban ngành liên quan

Hàng năm

 

2

Kiểm tra, xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi đxảy ra tham nhũng trong cơ quan, tchức, đơn vị do mình quản lý theo Nghị định 107/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của CP.

SNội vụ

Thường trực BCĐPCTN, Thanh tra tnh, Công an tnh, VKSND tỉnh

 

 

3

Thực hiện kim tra, giám sát thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn sử dụng tài sản công của cán bộ, công chức tại đơn vị sử dụng ngân sách.

Sở Tài chính

Sở Nội vụ

Thường xuyên

 

4

Đôn đốc, kiểm tra việc kê khai tài sản thu nhập.

Thanh tra tỉnh

Thường trực BCĐ PCTN

Hàng năm

 

5

Đổi mới công tác quản lý CBCC tất cả các khâu từ tuyn dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng, luân chuyển cán bộ; dự nguồn, bổ nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý; có chính sách để thu hút và sử dụng nhân tài.

SNội vụ

 

Hàng năm

 

IV. Quản lý thu, chi ngân sách

 

1

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong đầu tư xây dng cơ bản có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

Thanh tra tnh

Các sở, ngành liên quan

Hàng năm

2

Thực hiện đồng bộ việc chi trả qua tài khoản đối với tất cả các khoản chi từ ngân sách nhà nước cho CBCC

Kho bạc NN

Các s, ngành liên quan

Hàng năm

3

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu ngân sách trong việc trang bị tài sản, phương tiện đi lại, công tác phí, thiết b làm vic, sử dụng đin, nước, điện thoại ...

Sở Tài chính

Các cấp, các ngành

Thường xuyên

V. Hoàn thiện cơ chế quản lý, xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh

1

Tổ chức thực hiện các luật: Luật sửa đổi bổ sung Luật Doanh nghiệp; Luật Sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư; Luật Khoáng sản ...

Sở KHĐT; Sở TNMT

Sở Tư pháp, Thanh tra tỉnh

Hàng năm

2

Kiểm soát chặt chẽ quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; bắt buộc công khai việc mua bán cổ phần của doanh nghiệp được chuyển đổi.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính

Thường xuyên

3

Xây dựng và thực hiện Đề án đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới công nghệ qun lý trong lĩnh vực thuế, hải quan.

Cục thuế, Cục Hải quan

Sở ban, ngành liên quan

Hàng năm

4

Tập trung thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý đất đai, sử dụng ngân sách, mua sắm tài sản công, tài chính doanh nghiệp nhà nước, các quỹ do nhân dân, tổ chức trong ngoài nước đóng góp; tăng cường kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng về lĩnh vực KT-XH, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra tnh

Thường trực BCĐPCTN, UBKT Đảng

Thường xuyên

VI. Công tác khác

1

Xây dựng và hướng dẫn các ngành, các cấp xây dựng chương trình công tác hàng năm đúng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị và tổ chức thực hiện có chất lượng hiệu quả

Thường trực BCĐPCTN

Thanh tra tỉnh

Hàng năm

2

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh và đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật

Thanh tra tỉnh

Sở, ngành liên quan

Quý IV/2016

3

Tăng cường công tác phối hợp trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng kịp thời đúng pháp luật.

TAND, VKS, CA tỉnh

Ban CĐPCTN, Thanh tra tnh

 

4

Chỉ đạo xử lý nghiêm những vụ tham nhũng đã được cơ quan chức năng phát hiện.

Thường trực BCĐPCTN

Công an tỉnh, VKSND tnh, Tòa án nhân dân tỉnh

Thường xuyên

5

Triển khai thực hiện việc sửa đổi, bổ sung quy định về cơ chế trao đổi thông tin, số liệu về phòng, chống tham nhũng

Ban CĐPCTN

Thanh tra tỉnh. STư pháp

Quý I/2013

6

Tổng kết, đánh giá định kỳ, sơ kết, tổng kết việc thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược

Thanh tra tnh

Thường trực BCĐPCTN và các cấp, các ngành

Hàng năm đến 2016

7

Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 3 của Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng.

Thanh tra tnh

Thường trực BCĐPCTN và các cấp, các ngành

Cuối năm 2016

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2106/QĐ-UBND ngày 05/10/2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện giai đoạn 2 Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (từ ngày 05/10/2012 đến năm 2016)

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.358

DMCA.com Protection Status
IP: 3.149.229.253
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!