Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 141/KH-UBND 2021 Chương trình phát triển công tác xã hội Hà Nội giai đoạn 2021 2030

Số hiệu: 141/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Chử Xuân Dũng
Ngày ban hành: 07/06/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 141/KH-UBND

Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

Thực hiện Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030; Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển hệ thống an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, chất lượng cuộc sống của Nhân dân Thủ đô giai đoạn 2021-2025” và Công văn số 550/LĐTBXH-BTXH ngày 03/03/2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU CHUNG

1. Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy mạnh phát triển công tác xã hội tại các cấp, các ngành, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố theo từng giai đoạn; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội ở các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng, hiện đại và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Ít nhất 60% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.

- Ít nhất 50% số cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, trưng giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng công tác xã hội.

- Đạt cơ cấu tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công tác xã hội; 85% - 90% người có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội.

- 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp.

b) Từ năm 2026 đến năm 2030

- 90% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội với mức phụ cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định.

- Đạt cơ cấu tối thiểu 60% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và cơ sở liên quan khác có cung cấp dịch vụ công tác xã hội; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công tác xã hội; 90% - 95% người có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội và quản lý ca.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 50% số cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành có liên quan.

- Duy trì 100% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội phù hợp.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ

a) Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về công tác xã hội.

b) Bố trí nhân sự, bồi dưỡng, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội.

- Áp dụng mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội; áp dụng các ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi nghề và chế độ phụ cấp đặc thù khác đối với công chức, viên chức công tác xã hội.

- Thực hiện tiêu chun nghiệp vụ cán bộ, viên chức, nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, bao gồm: các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan.

- Tiếp tục nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác xã hội.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan đến quy định vai trò, nhiệm vụ của cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp và các ngành có liên quan khác.

c) Phát triển mạng lưới các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong các ngành, lĩnh vực và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân được phép thành lập theo quy định của pháp luật hướng tới trợ giúp đối tượng toàn diện, bền vững, bao trùm.

d) Hình thành mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội trên địa bàn Thành phố tại một số ngành, lĩnh vực: lao động thương binh xã hội, y tế, tư pháp, giáo dục...và bố trí mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 01 cộng tác viên công tác xã hội.

đ) Nghiên cứu, đổi mới cơ chế, chính sách, phương thức quản lý, vận hành các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội theo hướng khuyến khích xã hội hóa, tăng cường thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia phát triển công tác xã hội trợ giúp cho các đối tượng yếu thế và người dân gặp khó khăn tại cộng đồng.

2. Giải pháp thực hiện

a) Lồng ghép nội dung của Chương trình phát triển công tác xã hội trong các chương trình, kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội của Thành phố. Ban hành văn bản theo thẩm quyền để tạo môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất phát triển hệ thống công tác xã hội trên địa bàn Thành phố.

b) Công tác tuyên truyền

- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về vai trò, vị trí của công tác xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và đối tượng yếu thế khác.

- Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, sổ tay hướng dẫn kỹ năng công tác xã hội cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội.

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và phổ biến pháp luật về lĩnh vực công tác xã hội.

- Chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm, trao đổi, nghiên cứu, khảo sát mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội, phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội, đặc biệt là chương trình, nội dung đào tạo và phương pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội đ thúc đy phát triển công tác xã hội.

c) Bố trí nhân sự, bồi dưỡng, hoàn thiện tiêu chuẩn chức danh

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội, gồm:

+ Đào tạo, đào tạo lại kỹ năng công tác xã hội chuyên sâu trong chăm sóc, phục hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù cho cán bộ y tế lao động xã hội đang làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội: mỗi năm 300 người.

+ Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng và bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội mỗi năm 2.000 - 3.000 người.

- Kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội và các hoạt động phát triển công tác xã hội.

d) Phát triển mạng lưi các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội

- Hỗ trợ xây dựng các mô hình Cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại các trung tâm công tác xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội, trong các ngành, lĩnh vực và mô hình Cung cấp dịch vụ Công tác xã hội tại cộng đồng.

- Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị cho Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội đạt tiêu chuẩn quy định, sắp xếp, tổ chức lại cơ sở trợ giúp xã hội thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để đảm bảo phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội.

+ Giai đoạn 2021-2025, xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm công tác xã hội, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, ngôi nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng.

+ Giai đoạn 2026-2030, triển khai nhân rộng các mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, ngôi nhà tạm lánh, mô hình nuôi con nuôi, mô hình gia đình, cá nhân nhận nuôi có thời hạn và mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng. Thí điểm xây dựng mô hình công tác xã hội trong trường học, công tác xã hội với người cao tuổi tại cộng đồng, công tác xã hội với người rối nhiễu tâm trí, người tâm thần tại cộng đồng.

Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và hoàn thiện để áp dụng nhân rộng mô hình hiệu quả, phù hợp.

đ) Xây dựng mạng lưới nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội.

- Tổ chức điều tra, rà soát, phân loại cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội, các đối tượng và dịch vụ công tác xã hội để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội.

- Rà soát, sắp xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên làm công tác xã hội tại các trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, hỗ trợ phạm nhân hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội.

e) Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính về cấp giấy đăng ký thành lập, đăng ký hoạt động, giấy phép hoạt động đối với các cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập trên địa bàn Thành phố.

f) Xây dựng quy chế phối hợp liên ngành để nâng cao chất lượng các dịch vụ đảm bảo tính chuyên sâu: công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục, tư pháp, công tác hội đoàn thể.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nguồn ngân sách nhà nước bố trí trong dự toán chi thường xuyên và kế hoạch đầu tư công trung hạn hàng năm của Thành phố theo phân cấp ngân sách hiện hành; các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan khác để thực hiện các hoạt động theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

2. Từ nguồn đóng góp, hỗ trợ hợp pháp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chương trình theo quy định của pháp luật.

3. Các sở, ngành, địa phương lập dự toán ngân sách hàng năm để thực hiện kế hoạch và quản lý, sử dụng kinh phí theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. Lồng ghép các nhiệm vụ được giao cho các sở, ngành, địa phương trong các chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện kế hoạch; xây dựng, sửa đổi, bổ sung, trình UBND Thành phố ban hành cơ chế chính sách, văn bản hướng dẫn về phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Phối hợp với các cơ quan liên quan, các ngành, đoàn thể thực hiện bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở có cung cấp dịch vụ công tác xã hội (cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, giáo dục, y tế, trại giam, trường giáo dưỡng, hệ thống tư pháp và các đoàn thchính trị có liên quan (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh,...)

- Nâng cao chất lượng dịch vụ công tác xã hội và năng lực đội ngũ công chức, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội;

- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; Nghiên cứu triển khai một số mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại cộng đồng; trong các cơ sở trợ giúp xã hội, trong trường học... tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả;

- Triển khai thực hiện tiêu chuẩn, quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tiêu chuẩn đạo đức cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội; giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Kế hoạch đặt ra;

- Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch theo quy định.

2. Sở Nội vụ

- Hướng dẫn áp dụng mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội; áp dụng các ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi nghề và chế độ phụ cấp đặc thù khác đối với công chức, viên chức công tác xã hội (sau khi Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức công tác xã hội, hướng dẫn áp dụng ngạch, bậc lương, phụ cấp ưu đãi nghề và chế độ phụ cấp đặc thù khác đối với công chức, viên chức công tác xã hội);

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình UBND Thành phố bố trí, sắp xếp xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm công tác xã hội tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội tại các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác xã hội trong các trường học. Triển khai mô hình công tác xã hội trong trường học để bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức xâm hại và bạo lực; hỗ trợ nâng cao năng lực giải quyết vấn đề và hoàn thành chương trình học tại trường; Tham mưu UBND Thành phố các văn bản về công tác xã hội trong lĩnh vực giáo dục.

4. Công an Thành phố

Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan liên quan thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển công tác xã hội của ngành; sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc tại trại giam, trường giáo dưỡng về công tác xã hội theo hướng dẫn của Bộ Công an và các Bộ, ngành liên quan.

5. Sở Y tế

Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan thực hiện các văn bản quy định về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế và các nhiệm vụ khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao; phối hợp các sở, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất xây dựng mô hình công tác xã hội trong bệnh viện; Tham mưu UBND Thành phố các văn bản về công tác xã hội trong lĩnh vực y tế; tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác xã hội trong bệnh viện; đẩy mạnh kết nối phối hợp triển khai công tác xã hội giữa các cơ sở y tế trên địa bàn với các cơ sở trợ giúp xã hội, các hội, ban ngành, đoàn thể liên quan; tiếp tục nhân rộng mô hình phòng công tác xã hội trong cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã.

6. Sở Tư pháp

Phối hợp với các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; rà soát, đề xuất, sửa đổi, bổ sung, thay thế, ban hành văn bản có liên quan đến phát triển công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp.

7. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan bố trí nguồn lực phù hợp cho quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch công tác xã hội hàng năm.

8. Sở Tài chính

Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí kinh phí chi thường xuyên thực hiện Kế hoạch theo quy định.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí Thành phố, cơ quan báo chí Trung ương và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tuyên truyền vai trò, vị trí công tác xã hội và Kế hoạch phát triển công tác xã hội của Thành phố.

10. Các Sở, ban, ngành theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch. Nghiên cứu xây dựng đề xuất ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản có liên quan trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt góp phần phát triển công tác xã hội.

11. UBND quận, huyện, thị xã chỉ đạo, phối hợp triển khai các hoạt động phát triển công tác xã hội tại địa phương và bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện Kế hoạch.

12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức trong đoàn viên, hội viên về công tác xã hội; tập hợp, vận động hội viên, tình nguyện viên tham gia công tác xã hội; tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030. UBND Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để tng hợp báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Đ/c Bí thư Thành ủy;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Ủy ban MTTQ Thành phố;
- Các Sở, ngành TP;
- Các Tổ chức chính trị - xã hội Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP
UB: CVP; PCVP Đinh Quốc Hùng;
- Phòng KGVX, NC, TKBT;
- Lưu: VT, KGVX (HLVA).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 141/KH-UBND ngày 07/06/2021 thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội của thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.008

DMCA.com Protection Status
IP: 3.135.190.135
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!