ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 390/KH-UBND
|
Lào Cai, ngày 11
tháng 9 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
PHÁT
TRIỂN KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN NĂM 2030
Căn cứ Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của
Chính phủ về quản lý, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế (gọi tắt là
Nghị định số 35/2022/NĐ-CP); Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của
Chính phủ quy định về quản lý, phát triển cụm công nghiệp (gọi tắt là Nghị định
số 32/2024/NĐ-CP); Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050 (gọi tắt là Quyết định số 316); UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế
hoạch về phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030
của tỉnh Lào Cai như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Cụ thể hóa Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
số 316/QĐ-TTg ngày 29/3/2023.
- Tổ chức triển khai kịp thời, thống nhất, hiệu quả
các quy định về quản lý, phát triển khu, cụm công nghiệp.
- Xây dựng lộ trình, phân bổ nguồn lực, phân công
nhiệm cho từng đơn vị tổ chức triển khai thực hiện.
2. Yêu cầu
- Phù hợp với Phương án phát triển khu, cụm công
nghiệp trong Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
phát huy tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh; tranh thủ nguồn lực
phát triển khu, cụm công nghiệp.
- Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm
triển khai thực hiện theo quy định của Nghị định số 32/2024/NĐ-CP và Nghị định
số 35/2022/NĐ-CP .
- Tăng cường tính chủ động của từng đơn vị; kịp thời
phối hợp, hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức
thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng, thời gian quy định.
- Việc triển khai thực hiện Kế hoạch phải đồng bộ,
thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, địa phương và các
đơn vị liên quan với phương thức thực hiện linh hoạt, phù hợp với tình hình thực
tế. Đồng thời đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
- Đảm bảo hiệu quả nguồn vốn đầu tư, trong đó phải
tính tới các yếu tố: Kinh tế, xã hội, môi trường, an ninh, quốc phòng.
II. HIỆN TRẠNG, TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ
CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
1. Khu Công nghiệp
1.1. KCN Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai
Được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi
tiết xây dựng tại Quyết định số 4099/QĐ-UBND ngày 25/12/2008. Tổng diện tích
quy hoạch là 100ha. Trong đó: Đất công nghiệp là 69,65ha, diện tích đất đã cho
thuê là 62,35ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 89,5%. Hiện có 42 dự án đăng ký với tổng vốn
đầu tư là 979 tỷ đồng, trong đó có 41 dự án đang hoạt động ổn định, 01 dự án vừa
hoạt động vừa xây dựng giai đoạn 2 (Nhà máy may của Công ty Babeeni Việt
Nam). Tạo việc làm cho 423 lao động với thu nhập bình quân 5,8 triệu đồng/người/tháng.
Tổng doanh thu của KCN năm 2023 đạt 174,4 tỷ đồng.
1.2. KCN Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai
Được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi
tiết xây dựng khu công nghiệp Bắc Duyên Hải tại Quyết định số 1023/QĐ-UBND ngày
11/5/2012. Tổng diện tích quy hoạch là 85ha, đã bàn giao cho UBND thành phố Lào
Cai 19,5 ha để thành lập 02 khu tiểu thủ công nghiệp của Thành phố. Diện tích
còn lại của Khu công nghiệp là 65,5ha, trong đó đất công nghiệp là 60,55ha, diện
tích đất đã cho thuê là 43,53 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 72%. Hiện có 64 dự án đăng
ký đầu tư với tổng vốn đầu tư là 979 tỷ đồng, trong đó có 63 dự án đang hoạt động,
01 dự án đang dừng hoàn thiện thủ tục đầu tư. Tạo việc làm cho 675 lao động với
thu nhập bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu của KCN năm 2023
đạt 214,6 tỷ đồng.
1.3. KCN Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng
Được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phân
khu xây dựng khu công nghiệp tại Quyết định số 1881/QĐ-UBND ngày 22/06/2020. Tổng
diện tích quy hoạch là 1.100ha. Trong đó: Đất công nghiệp là 809,07ha, diện
tích đất đã cho thuê là 660,89ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,69%. Hiện có 29 dự án
đăng ký với tổng vốn đầu tư là 19.551 tỷ đồng, trong đó có 25 dự án đang hoạt động
ổn định, 03 dự án đang xây dựng (Tân Hưng Thịnh, Lao Kay, Lavita); 02 dự án
đang hoàn thiện thủ tục sau khi được cấp quyết định chủ trương đầu tư (Việt Sơn
Xanh, Hồ thải số 3). Sản phẩm chính của khu công nghiệp: quặng Apatit, NPK, phốt
pho vàng, phốt pho đỏ, DCP, DAP, supe lân, axit, vàng, bạc, đồng. Tạo việc làm
cho 5.500 lao động với thu nhập trung bình từ 7-8 triệu đồng/người/tháng. Tổng
doanh thu của KCN năm 2023 ước đạt 22.119,9 tỷ đồng; giá trị sản xuất công nghiệp
ước đạt trên 16.081,9 tỷ đồng.
2. Cụm Công nghiệp
2.1. CCN Bắc Duyên Hải, thành phố Lào Cai
- Quyết định số 2966/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của
UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập CCN Bắc Duyên Hải tại phường Duyên Hải,
thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai. Tổng diện tích 19,5ha, (khu 1: 7,0ha, khu 2:
12,5ha) có 104 cơ sở đang hoạt động.
- Ngành nghề chủ yếu: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp,
gồm: Vật liệu xây dựng, sửa chữa gia công cơ khí, sửa chữa ô tô, chế biến nông,
lâm sản, thực phẩm.... Trong đó, có 78 cơ sở là cá nhân, hộ gia đình chiếm 75%;
26 cơ sở là doanh nghiệp chiếm 25% Tỷ lệ lấp đầy: 100%.
- Đầu tư hạ tầng: Tổng kinh phí đầu tư 3,99 tỷ đồng,
gồm các hạng mục: Đường giao thông nội bộ, rãnh hộp, các nút giao thông được
thiết kế cống chịu lực. Xây dựng hệ thống điện hạ thế 0,4KV, trạm biến áp, hệ
thống cấp nước sinh hoạt.
- Nguồn lực đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Hiệu quả kinh tế: Tạo việc làm cho khoảng 1.030
lao động; hàng năm đóng góp 144,2 tỷ đồng NSNN.
- Tồn tại hạn chế: Hiện nay, CCN chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung; các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận
vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, do các dự án thuê đất trả tiền hàng năm nên
không thế chấp được. Để có thể thế chấp được thì cần phải có chứng nhận tài sản
trên đất nhưng việc thực hiện chứng nhận tài sản gắn liền trên đất gặp rất nhiều
khó khăn (do các cơ sở đã xây dựng nhà xưởng nhưng không làm Giấy phép xây dựng
nên không có căn cứ để chứng nhận tài sản trên đất).
- Giao UBND thành phố Lào Cai xây dựng phương án di
dời CCN Bắc Duyên Hải tới vị trí khác, trong đó đề xuất cụ thể về lộ trình di dời
(lý do: Theo Báo cáo tổng hợp trong Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 316/QĐ-TTg: Đối với CCN Bắc Duyên Hải trong giai đoạn
2021-2030 ấn định sản xuất, không đầu tư mở rộng để chuẩn bị di dời tới vị trí
khác).
2.2. CCN Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai
- Quyết định số 2968/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của
UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập CCN Đông Phố Mới tại phường Phố Mới, thành
phố Lào Cai. CCN có diện tích 3,5ha, có 16 cơ sở đang hoạt động.
- Ngành nghề chủ yếu: Sửa chữa gia công cơ khí, sản
xuất than tổ ong, mộc dân dụng .... Các cơ sở sản xuất là cá nhân hộ gia đình
có 12 cơ sở chiếm 75%; 04 cơ sở là doanh nghiệp chiếm 25%. Tỷ lệ lấp đầy: 100%.
- Nguồn lực đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Đầu tư hạ tầng: Tổng kinh phí đầu tư 1,69 tỷ đồng
cho các 2 hạng mục: Đường giao thông, các nút giao thông được thiết kế cống bản
chịu lực; Hệ thống điện 35kv có chiều dài và trạm biến áp treo, đường điện
0,4kv chiều dài 356m; hệ thống thoát nước, hệ thống cấp nước sinh hoạt.
- Hiệu quả kinh tế: Tạo việc làm cho khoảng 120 lao
động với mức thu nhập bình quân đạt 06-10 triệu/người/tháng; hàng năm đóng góp
16,8 tỷ đồng NSNN.
- Tồn tại hạn chế: Hiện nay CCN chưa có hệ thống xử
lý nước thải tập trung; Các cơ sở còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận
vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, do các dự án thuê đất trả tiền hàng năm nên
không thế chấp được. Để có thể thế chấp được thì cần phải có chứng nhận tài sản
trên đất, nhưng việc thực hiện chứng nhận tài sản gắn liền trên đất gặp rất nhiều
khó khăn (do các cơ sở đã xây dựng nhà xưởng nhưng không làm Giấy phép xây dựng
nên không có căn cứ để chứng nhận tài sản trên đất).
- Giao UBND thành phố rà soát các công trình hạ tầng
kỹ thuật trong CCN Đông Phố Mới để phù hợp với quy định tại Điều 52 Luật Bảo vệ
môi trường năm 2020; trường hợp chưa đảm bảo các điều kiện theo quy định, yêu cầu
UBND thành phố xem xét bố trí, đề xuất đầu tư nâng cấp, cải tạo và sửa chữa.
2.3. CCN Sơn Mãn, thành phố Lào Cai
- Quyết định số 2967/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của
UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập CCN Sơn Mãn tại thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành
phố Lào Cai. Tổng diện tích: 7,5 ha, có 26 cơ sở sản xuất vào hoạt động.
- Ngành nghề chủ yếu: Sửa chữa gia công cơ khí, sửa
chữa, mộc dân dụng,....
- Tỷ lệ lấp đầy: 100%.
- Hiệu quả kinh tế: Tạo việc làm cho trên 140 lao động
với mức thu nhập bình quân đạt 06-10 triệu hàng năm đóng góp 19,6 tỷ đồng NSNN.
- Nguồn lực đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Đầu tư hạ tầng: Tổng kinh phí đầu tư:
46.793.248.000 đồng.
2.4. CCN Phố Ràng, huyện Bảo Yên
- Quyết định số 2972/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của
UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập CCN Phố Ràng tại thị trấn Phố Ràng, huyện Bảo
Yên.
- Tổng diện tích: 31,01 ha; đã giải phóng mặt bằng
được 6,2 ha còn lại chưa thực hiện; đang có 04 đơn vị hoạt động: Công ty TNHH
Chè Đại Hưng (chế biến chè), Công ty TNHH MTV Triều Dương (sản xuất tinh dầu quế),
Công ty TNHH XNK Đình Sơn (sản xuất viên nén mùn cưa), HTX Thuận Tiến (sản xuất
tinh bột sắn).
- Ngành nghề chủ yếu: Sản xuất vật liệu xây dựng
không nung; chế biến các loại nông sản thành sản phẩm hàng hóa tiêu thụ nội địa
và xuất khẩu; chế biến gia công gỗ thành các sản phẩm chất lượng cao từ gỗ; gia
công cơ khí sản xuất cửa hoa, cửa xếp, sửa chữa ô tô xe máy,...
- Đầu tư hạ tầng: Đã thực hiện công tác giải phóng
mặt bằng 6,2ha và làm tuyến đường đất có chiều dài 953,78m đường giao thông nội
bộ.
- Nguồn lực đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đã được UBND tỉnh phê duyệt tổng mức đầu tư là 73,3 tỷ đồng và giao Sở Công
Thương làm Chủ đầu tư đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số
3107/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND tỉnh. Đến nay, đã đầu tư 7,1 tỷ đồng (Vốn
NSTW: 6 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh: 1,1 tỷ đồng).
- Tồn tại, hạn chế: Quy hoạch chung xây dựng đô thị
Phố Ràng (phê duyệt tại Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 08/6/2022 của UBND tỉnh
Lào Cai) dự kiến đầu tư CCN Phố Ràng 1 và CCN Phố Ràng 2 (bố trí CCN Phố
Ràng hiện hữu thành đất đô thị), nội dung này chưa phù hợp với Quy hoạch tỉnh
và Quyết định số 2972/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh Lào Cai. CCN Phố
Ràng được thành lập từ năm 2016, mới đầu tư được 7,1/73,3 tỷ đồng, chiếm 9% tổng
mức đầu tư.
- Yêu cầu UBND huyện Bảo Yên điều chỉnh Quy hoạch
chung đô thị Phố Ràng cho phù hợp với Quy hoạch tỉnh (QĐ 316); trên cơ sở nhu cầu
phát triển đô thị huyện Bảo Yên, UBND huyện Bảo Yên nghiên cứu, đề xuất việc
phát triển CCN Phố Ràng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
2.5. CCN Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn
- Quyết định số 2971/QĐ-UBND ngày 09/9/2016 của
UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập CCN Khánh Yên Thượng tại xã Khánh Yên Thượng,
huyện Văn Bàn.
- Tổng diện tích: 5,17 ha, thực hiện giải phóng mặt
bằng 04 ha và 01 ha của cơ sở đã có từ trước khi hình thành CCN. Tỷ lệ lấp đầy
CCN đạt 29%.
- Ngành nghề chủ yếu: Nhóm ngành nghề chế biến nông
sản thực phẩm; Nhóm ngành tiểu thủ công nghiệp; Nhóm ngành chế biến lâm sản;
nhóm ngành cơ khí, sửa chữa; nhóm ngành khác.
- Đầu tư hạ tầng: Tổng kinh phí đầu tư 27,2 tỷ đồng.
- Nguồn lực đầu tư: Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Đã được UBND tỉnh phê duyệt tổng mức đầu tư là 27,2 tỷ đồng và giao Sở Công
Thương làm Chủ đầu tư đầu tư tại Quyết định số 4063/QĐ-UBND ngày 10/11/2015 của
UBND tỉnh Lào Cai; Đến nay, đã được thực hiện đầu tư 10,01 tỷ đồng (Vốn
trung ương: 6 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh: 4,01 tỷ đồng) cho các hạng mục:
Giải phóng mặt bằng, đường trục chính, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp
thoát nước và công trình cấp điện 35kV và TBA đến khu kỹ thuật của CCN.
- Tồn tại, hạn chế: Diện tích, quy mô CCN nhỏ, khả
năng thu hút nguồn vốn ngoài nhà nước đầu tư hạ tàng rất thấp.
- Giao UBND huyện Văn Bàn thu hút đầu tư hạ tầng đồng
bộ giai đoạn 2 và tiếp tục bố trí sắp xếp, thu hút các doanh nghiệp vào sản xuất
trong CCN đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1.
III. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHU, CỤM
CÔNG NGHIỆP NĂM 2024-2025 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
1. Về chỉ tiêu
1.1. Khu công nghiệp
Đến năm 2025 thành lập 04 khu công nghiệp gồm: KCN
Cốc Mỳ - Trịnh Tường, KCN Bản Qua (huyện Bát Xát), KCN Võ Lao (huyện Văn Bàn),
KCN Cam Cọn (huyện Bảo Yên).
1.2. Cụm công nghiệp
Đến năm 2025 thành lập CCN tại các địa phương, gồm:
Thành phố Lào Cai (CCN Thống Nhất 1, CCN Thống Nhất 2, CCN Thống Nhất 3) và các
huyện: Bát Xát, Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên. Giai đoạn 2026-2030 thành lập CCN
tại các huyện: Mường Khương, Bắc Hà, Si Ma Cai. Giai đoạn sau năm 2030 triển
khai thành lập CCN tại thị xã Sa Pa.
2. Kế hoạch phát triển các
KCN
2.1. KCN Cốc Mỳ - Trịnh Tường, Bát Xát
a. Về quy hoạch
Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai, KCN Cốc Mỳ - Trịnh Tường
có diện tích 1.000 ha. Trong đó, giai đoạn I đến năm 2030 là 800 ha; Giai đoạn
II sau năm 2030 là 200 ha.
Để triển khai thực hiện hình thành, Ban Quản lý Khu
kinh tế tỉnh đã thực hiện khoanh định vị trí khu công nghiệp trên bản đồ; chủ
trì phối hợp với các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, UBND huyện Bát Xát khảo
sát vị trí hình thành khu công nghiệp. Đồng thời hiện nay hồ sơ đồ án điều chỉnh
quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến năm 2045 (điều chỉnh
Quyết định số 1627/QĐ-TTg ngày 23/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khấu Lào Cai - tỉnh Lào Cai đến năm
2040, tầm nhìn đến 2050) đang trình Bộ Xây dựng thẩm định.
b. Hiện trạng
- Dân cư: Xã Cốc Mỳ có 6 thôn (thôn; Tân Long, Bầu
Bàng, Ná Lùng, Tân Giang, Sơn Hà, Bản Trang) và 02 thôn của xã Trịnh Tường (thôn:
Tân Tiến, Tân Quang) gồm khoảng 409 hộ (2.165 nhân khẩu); trong đó 6
thôn của xã Cốc Mỳ 329 hộ, 2 thôn của xã Trịnh Tường có 90 hộ. Ước tính giải
phóng mặt bằng tổng diện tích 1.000ha, kinh phí khoảng 1.200 tỷ đồng. Ngoài ra
cần bố trí tái định cư cho 409 hộ chính chủ và các hộ phát sinh.
- Đất đai: Trong phạm vi KCN 1000ha có: Đất trồng
lúa khoảng 95ha; Đất trồng rừng sản xuất khoảng 500ha; Đất công (gồm điểm
trường, chốt hiên phòng, đội sản xuất, đường giao thông, hạ tầng, thủy lợi...)
khoảng 36ha; Đất trồng cây lâu năm, hàng năm, thủy sản: khoảng 369ha.
- Về khoáng sản: Phạm vi, ranh giới nghiên cứu lập
quy hoạch thực hiện loại trừ các khu vực ảnh hưởng đến dự trữ khoáng sản để
không năm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023.
2.2. KCN Bản Qua, Bát Xát
a. Về quy hoạch
- Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai khu công nghiệp có diện
tích 228ha. Giai đoạn 1 đến năm 2030 là 107ha; Giai đoạn 2 sau năm 2030 là
121ha.
- Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng
KCN Bản Qua, huyện Bát Xát. Công ty cổ phần đầu tư Phú Hưng Lào Cai đã đề xuất
đầu tư từ năm 2021. Đến nay, Công ty chưa được Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định
đủ điều kiện để tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương, đồng thời
chấp thuận nhà đầu tư Dự án đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Bản
Qua, huyện Bát Xát.
- Dự án đã có trong Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của
huyện Bát Xát được phê duyệt tại Quyết định số 3443/QĐ-UBND ngày 31/12/2023
UBND tỉnh Lào Cai.
b. Hiện trạng
- Khoáng sản: Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch thực
hiện loại trừ các khu vực ảnh hưởng đến dự trữ khoáng sản để không nằm trong
khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết
định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023.
- Dân cư: Hiện trạng có khoảng 170 hộ dân sinh sống
trong khu vực thuộc thôn Cóc Cài, thôn Bản Vền, thôn Bản Qua và thôn Đội 1 xã Bản
Vược. Dân cư sinh sống theo mô hình làng xóm tập trung.
- Đất đai: Quỹ đất hiện trạng 228ha trong khu vực
này chủ yếu gồm có: Đất công (Đất văn hóa, nghĩa trang, giao thông...): 9ha; Đất
trồng rừng sản xuất 124ha; Đất trồng cây lâu năm, hàng năm: 80,5 ha; Đất sông,
suối: 7ha; Đất ở làng xóm 7,5ha.
2.3. KCN Võ Lao, Văn Bàn
a. Về quy hoạch
- Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai khu công nghiệp Võ
Lao có tổng diện tích 1.000ha. Trong đó, đến năm 2030 là 200ha; sau năm 2030 là
800ha.
- Khu công nghiệp đã nằm trong quy hoạch chung xây
dựng đô thị Võ Lao được UBND huyện Văn Bàn phê duyệt tại Quyết định số
151/QĐ-UBND ngày 25/8/2023. Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng khu công nghiệp
Võ Lao được UBND tỉnh Lào Cai giao danh mục cho Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
Lào Cai làm chủ đầu tư tại Quyết định số 3062/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 giao. Hiện
Ban Quản lý Khu kinh tế đang đề xuất điều chỉnh quy mô lập quy hoạch từ 660 ha
thành 1000 ha làm cơ sở thực hiện theo quy định.
b. Hiện trạng
- Hiện trạng đất: Khu vực quy hoạch khu công nghiệp
có đất lúa 95,64Ha; đất rừng sản xuất 115,92ha; đất ở nông thôn 9,84ha; đất cây
lâu năm 215,38ha; đất nuôi trồng thủy sản 8,01 ha; đất trồng cây hàng năm khác
195,75ha; đất sông suối 6,45ha; đất giao thông 13ha.
- Hiện trạng dân cư: Trong 1000 ha (7 thôn của
xã Võ Lao và xã Phú Nhuận) có khoảng 314 hộ với 1.180 nhân khẩu với gồm 04
thành phần dân tộc: Tày, Kinh, Xa Phó, Dao trong đó dân tộc Tày chiếm đa số
trên 90%.
2.4. KCN Cam Cọn, Bảo Yên
- Theo Quy hoạch tỉnh Lào Cai, KCN Cam Cọn được quy
hoạch tổng diện tích 200ha, trong đó, giai đoạn 1 (đến năm 2030) là 100 ha;
giai đoạn 2 (sau năm 2030) là 100 ha.
- Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh đang chủ trì phối hợp
với các cơ quan có liên quan và UBND huyện Bảo Yên khảo sát vị trí, ranh giới
phục vụ lập quy hoạch và chuẩn bị các nội dung để hình thành KCN này.
3. Kế hoạch phát triển các CCN
3.1. Huyện Bát Xát
- Quyết định số 2017/QĐ-UBND ngày 14/9/2022 của
UBND tỉnh Lào Cai về việc thành lập CCN tại thị trấn Bát Xát, huyện Bát Xát.
- Quyết định số 1083/QĐ-UBND ngày 27/5/2022 UBND tỉnh
Lào Cai đã chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư đối với
dự án: Đầu tư xây dựng công trình Hạ tầng kỹ thuật CCN Bát Xát cho Công ty Cổ
phần Tập đoàn CĐ Việt Nam thực hiện dự án với diện tích: 50,85ha.
- Ngành nghề chủ yếu: Điện, điện tử, tin học; cơ
khí chế tạo; nhóm các dự án chế biến gỗ: khai thác, chế biến, chế tạo; nhóm các
dự án sản xuất vật liệu xây dựng; nhóm các dự án sửa chữa, gia công cơ khí;
nhóm các dự án chế biến nông sản, đặc sản vùng, nấu rượu truyền thống;....;
nhóm các dự án ngành nghề phụ trợ khác...
- Nguồn lực đầu tư: Vốn doanh nghiệp.
- Tồn tại hạn chế: Theo đánh giá khảo sát sơ bộ của
Chủ đầu tư do địa hình phức tạp, hai bên tuyến chính là các dãy núi cao; Khu vực
san nền đất công nghiệp và một số vị trí tuyến đường phải đào lớp đá dày
20m-30m. Công ty CP Tập đoàn CĐ Việt Nam đã báo cáo UBND tỉnh tại văn bản số
03/BC-CĐ ngày 28/6/2024, trong đó Nhà đầu tư đề nghị: xin được dừng triển khai
đầu tư dự án tại vị trí quy hoạch nêu trên và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xác định
vị trí phù hợp để đầu tư.
- Giao UBND huyện Bát Xát chủ trì, phối hợp với Sở
Công Thương, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh khảo sát, đề xuất vị trí mới đảm bảo
phù hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền và tiếp tục kêu
gọi nhà đầu tư.
3.2. Thành phố Lào Cai:
3.2.1. CCN Thống Nhất 1 (75 ha), xã Thống Nhất
a) Về quy hoạch
- Phù hợp với: Quy hoạch tại Quyết định số
316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lào Cai giai đoạn
2021-2030 (tại Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 02/11/2023 của UBND tỉnh điều
chỉnh QH) và Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của thành phố Lào Cai đã được
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 361/QĐ-UBND ngày 26/02/2024.
- Sơ bộ rà soát không chồng lấn: Quy hoạch Khoáng sản
làm vật liệu xây dựng thông thường của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết
định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 và Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến
và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023.
- Chồng lấn với khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia (tại
Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Hiện trạng sử dụng đất
- Có 43,98 ha nằm trên khu vực dự trữ khoáng sản quốc
gia được phê duyệt tại Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Diện tích cần phải phóng mặt bằng: 75,0 ha Tổng số
hộ dân bị ảnh hưởng 250 hộ, trong đó có 35 hộ dân phải GPMB với đất ở khoảng
1,4 ha; Đất rừng sản xuất của các hộ dân khoảng: 25,0 ha; Đất nuôi trồng thủy sản
l,5ha; Đất cây hàng năm khác 18,0ha; đất lúa khoảng 5,6ha hiện người dân vẫn
đang canh tác 2 vụ/năm; Đất cây lâu năm 23,0 ha hiện người dân vẫn đang canh
tác; Đất giao thông, hạ tầng khác khoảng 0,5ha.
3.2.2. CCN Thống Nhất 2 (75 ha) và CCN Thống
Nhất 3 (30 ha) tại xã Thống Nhất
- Phù hợp với: Quy hoạch tại Quyết định số
316/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021-2030,
tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất thành phố Lào Cai giai đoạn
2021-2030 (tại Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 02/11/2023 của UBND tỉnh điều
chỉnh QH).
- Chưa phù hợp với Quy hoạch chung thành phố Lào
Cai, Quy hoạch phân khu xã Thống Nhất, do vậy, chưa có cơ sở rà soát, đối chiếu
với với các Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023; Quyết định số 866/QĐ-TTg
ngày 18/7/2023 và Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023. Nội dung này, giao
UBND thành phố Lào Cai chủ trì rà soát, đánh giá sau khi Quy hoạch chung thành
phố Lào Cai (điều chỉnh) được phê duyệt.
3.3. Huyện Bảo Thắng: CCN Phố Lu
(40ha), thị trấn Phố Lu.
a) Về quy hoạch
- Sơ bộ rà soát không chồng lấn với: Quy hoạch
Khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (theo Quyết định số 866/QĐ-TTg
ngày 18/7/2023; Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023); Khu vực dự trữ
khoáng sản quốc gia (theo Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ
tướng Chính phủ).
- Phù hợp với Quy hoạch chung đô thị Phố Lu đến năm
2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3594/QĐ-UBND ngày 14/8/2017,
trong đó diện tích đất tiểu thủ công nghiệp là 75ha. UBND huyện Bảo Thắng đang
lập quy hoạch chi tiết CCN thị trấn Phố Lu là 40ha (bao gồm cả hạ tầng giao
thông kết nối). Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất CCN thị trấn Phố Lu vào
quy hoạch sử dụng đất huyện Bảo Thắng đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 3318/QĐ-UBND ngày 15/9/2021.
- Quy hoạch ngành nghề trong CCN: Thu hút đầu tư
các ngành công nghiệp: Chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm, dược liệu; công
nghiệp hỗ trợ, cơ khí, điện tử, điện lạnh, may mặc...
b) Hiện trạng sử dụng đất
Phải thực hiện công tác GPMB 35 hộ dân; các loại đất
lúa 2.81 ha; đất trồng cây hàng năm khác 6ha; đất trồng cây lâu năm 7ha; đất rừng
sản xuất 10ha; đất ở đô thị 1,39ha; đất có mục đích công cộng 1,9ha; đất khác
10,9ha.
3.4. Huyện Bảo Yên
UBND huyện Bảo Yên đề xuất di chuyển vị trí đầu tư
CCN Bảo Hà sang vị trí CCN Phố Ràng 1 (17,6ha) tại tổ dân phố 9B, thị trấn Phố
Ràng, huyện Bảo Yên (do hiện nay tại khu vực xã Bảo Hà chưa được đầu tư đồng
bộ về hạ tầng dẫn đến khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư và triển khai thực hiện
xây dựng CCN Bảo Hà trong giai đoạn này).
a) Về quy hoạch
- Đối chiếu với Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ
2021-2030: UBND huyện đã cập nhật, bổ sung quy hoạch sử dụng đất CCN Phố Ràng 1
vào Quy hoạch sử dụng đất huyện Bảo Yên đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại
Quyết định số 3324/QĐ-UBND ngày 15/9/2021 và Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày
23/10/2023 (điều chỉnh).
- Sơ bộ rà soát không chồng lấn với: Quy hoạch khai
thác, chế biến khoáng sản (tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, Quyết
định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 và); Quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản
quốc gia (tại Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính
phủ).
- Chưa phù hợp với Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày
29/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định số
32/2024/NĐ-CP thì UBND tỉnh có thẩm quyền điều chỉnh tên gọi và diện tích
(không quá 5 ha) từ CCN Bảo Hà sang CCN Phố Ràng 1.
- Phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng đô thị Phố
Ràng (tại Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 08/6/2022 của UBND tỉnh Lào Cai).
- Quy hoạch ngành nghề trong CCN: Thu hút đầu tư
các ngành công nghiệp: Chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm, dược liệu; công
nghiệp hỗ trợ, cơ khí, điện tử, điện lạnh, may mặc...
b) Hiện trạng sử dụng đất
Khu vực quy hoạch CCN có 0,3 ha đất ở; 17 ha là đất
rừng sản xuất, đất lúa, đất ao, đất trồng cây hàng năm và đất khác.
3.5. Huyện Văn Bàn: CCN Bản Phùng (40 ha), xã
Khánh Yên Thượng
a) Về quy hoạch
- Sơ bộ rà soát không chồng lấn với: Quy hoạch khai
thác, chế biến khoáng sản (tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 và
Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
- Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Bàn đến
năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3325/QĐ-UBND ngày 15/9/2021
và Quyết định số 2721/QĐ-UBND ngày 02/11/2023 của UBND tỉnh Lào Cai (điều chỉnh).
- UBND huyện Văn Bàn đang lập Quy hoạch chung xây dựng
xã Khánh Yên Thượng, dự kiến sẽ bổ sung CCN vào quy hoạch.
- Giao UBND huyện Văn Bàn rà soát, đánh giá quy hoạch
Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
theo Quyết định số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 sau khi Quy hoạch chung xây dựng
xã Khánh Yên Thượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 32/2024/NĐ-CP
thì UBND tỉnh có thẩm quyền điều chỉnh tên gọi CCN. Do vậy, việc điều chỉnh tên
gọi CCN từ “Bản Phùng” sang “Bản Phung” sẽ được xem xét quyết định khi lập hồ
sơ và quyết định thành lập CCN.
b) Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất bao gồm các loại đất trồng cây hàng năm khoảng
3,6 ha; đất rừng sản xuất khoảng 31,1 ha; đất ở dân cư (04 hộ) 0,16ha; đất trồng
cây lâu năm 1,73 ha; đất trồng lúa 1,7 ha; còn lại đất nuôi trồng thủy sản, đường
giao thông, đất chưa sử dụng,....
3.6. Huyện Mường Khương: CCN thị trấn Mường
Khương (10 ha), thị trấn Mường Khương
a) Về quy hoạch
- Phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất huyện Mường
Khương đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2580/QĐ-UBND
ngày 23/10/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai.
- Hiện nay UBND huyện đang đề xuất lập Quy hoạch
chi tiết xây dựng CCN thị trấn Mường Khương.
b) Hiện trạng sử dụng đất
Đất nông nghiệp 10 ha; hiện có khoảng 10 hộ dân cư
đang sinh sống và canh tác.
3.7. Huyện Si Ma Cai: CCN Si Ma Cai (7 ha),
trấn Ma Cai
a) Về quy hoạch
- Sơ bộ rà soát không chồng lấn: Quy hoạch khai
thác, chế biến khoáng sản (tại Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023, Quyết định
số 1626/QĐ-TTg ngày 15/12/2023 và); Quy hoạch khu vực dự trữ khoáng sản quốc
gia (tại Quyết định số 1277/QĐ-TTg ngày 01/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
- Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch phân khu: Phù
hợp với Quyết định 2696/QĐ-UBND ngày 31/10/2023 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng và Quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng thị trấn
Si Ma Cai, huyện Si Ma Cai (định hướng đến năm 2035).
b) Hiện trạng sử dụng đất
Đất nông nghiệp, đất rừng phòng hộ, đất chua sử dụng
(diện tích cụ thể chưa đo đạc, kiểm kê); Không có hộ dân cư trên khu vực
quy hoạch.
3.8. Huyện Bắc Hà: CCN Na Hối (8 ha), xã Na Hối
Trong quá trình triển khai khảo sát lập quy hoạch
chi tiết 1/500 CCN cho thấy vị trí xây dựng có địa hình không bằng phẳng, độ dốc
cao, gần nguồn nước nếu tiếp tục đầu tư thì suất đầu tư lớn và hiệu quả sử dụng
không cao, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Do đó, UBND huyện đề nghị UBND tỉnh cho phép huyện Bắc
Hà thực hiện việc đầu tư, xây dựng CCN vào giai đoạn 2025-2030. Đồng thời tăng
cường công tác quản lý và sắp xếp các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn
thực hiện đúng các quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.
3.9. Thị xã Sa Pa: CCN Trung Chải, xã Trung
Chải
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định
số 266/QĐ-TTg ngày 20/3/2023 phê duyệt Quy hoạch chung Khu du lịch Quốc gia Sa
Pa - thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, vị trí lập quy hoạch CCN Trung Chải tại xã
Trung Chải không phù hợp với quy hoạch chung thị xã Sa Pa. Vị trí dự kiến lập
quy hoạch có độ dốc cao khó san gạt mặt bằng, đường giao thông đi lại khó khăn,
khu vực là đầu nguồn nước có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất
và xử lý nước thải.
Giai đoạn từ năm 2024-2030: Thị xã Sa Pa tiếp tục
thực hiện rà soát, xác định vị trí phù hợp để thành lập mới CCN. Đảm bảo giai
đoạn sau năm 2030 thành lập được ít nhất 01 CCN trên địa bàn thị xã.
Để đảm bảo về phát triển tiểu thủ công nghiệp, hạn
chế ảnh hưởng đến khu dân cư và môi trường trên địa bàn, yêu cầu thị xã Sa Pa hạn
chế cấp phép các cơ sở trong khu trung tâm; khuyến cáo các cơ sở hiện có nếu
phát triển mở rộng thì phải di chuyển ra vùng ven trung tâm thị xã.
4. Danh mục quy hoạch và một số
nội dung chính các khu công nghiệp, cụm công nghiệp
(Có phụ lục kèm theo)
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về quy hoạch xây
dựng, phân khu chức năng đảm bảo đồng bộ, hiệu quả
- Nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch phát triển
các khu, cụm công nghiệp, trong đó chú trọng quy hoạch phát triển các khu, cụm
công nghiệp tại các địa phương có điều kiện thuận lợi như: Thành phố Lào Cai,
huyện Bát Xát, huyện Bảo Thắng, huyện Văn Bàn.
- Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp phù hợp
với tình hình thực tế và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng
năm và từng thời kỳ.
- Trong quá trình xây dựng, thành lập các khu, cụm
công nghiệp cần tính đến yếu tố kết nối giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh
trong khu, cụm công nghiệp và kết nối giữa các khu, cụm công nghiệp với nhau
theo chuỗi cung ứng để giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy
ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến phát triển.
2. Giải pháp về thu hút đầu
tư
- Lập danh mục các dự án các khu chức năng trong
khu, cụm công nghiệp để kêu gọi đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng và các nền tảng số.
- Tổ chức hoặc tích cực tham gia các chương trình,
hội nghị xúc tiến đầu tư trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quảng bá, giới thiệu nguồn lực của tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác vận động,
thu hút đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển khu, cụm công nghiệp.
- Kêu gọi và tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư, trong
đó ưu tiên các nhà đầu tư sản xuất công nghiệp sạch, công nghệ cao, có giá trị
gia tăng lớn để hình thành khả năng cung ứng chuỗi sản phẩm công nghiệp cơ khí
chế tạo, công nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính,
nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng trong việc tư vấn, hướng dẫn, giải
quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư; thực hiện tốt cơ chế “Một cửa”, “Một
cửa liên thông”, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư.
- Tăng cường công tác quảng bá, phân tích, giới thiệu
tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm chủ lực, nguồn lực và khả năng đáp ứng của địa
phương trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên các nền tảng số; quảng
bá hình ảnh Lào Cai để thu hút các dự án đầu tư.
3. Giải pháp về khai thác các
nguồn lực
- Huy động khai thác có hiệu quả các nguồn lực (nguồn
ngân sách Trung ương hỗ trợ, nguồn ngân sách địa phương, nguồn vốn của doanh
nghiệp...) để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp.
- Đưa các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
khu, cụm công nghiệp vào danh mục dự án khuyến khích đầu tư, kêu gọi, thu hút
các nhà đầu tư.
- Quy hoạch khai thác quỹ đất tạo vốn đầu tư hạ tầng,
hình thành các khu đô thị, khu thương mại, dịch vụ gắn kết với phát triển khu
công nghiệp, khu kinh tế nhằm vừa thực hiện mục tiêu phát triển đô thị, vừa tạo
vốn từ quỹ đất để đầu tư hạ tầng thực hiện được quy hoạch phát triển khu, cụm
công nghiệp.
- Ngân sách nhà nước hàng năm cân đối bố trí để hỗ
trợ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư và đầu tư xây dựng các
công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào khu, cụm công nghiệp.
4. Giải pháp về thu hồi đất,
bồi thường, giải phóng mặt bằng
- Tổ chức thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải
pháp về thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ
đất sạch để thu hút đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng quy định về thời gian thuê đất,
hình thức trả tiền thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp cho phù hợp gắn với
tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá hiệu quả sử dụng đất, tuyệt đối không để
tình trạng thuê đất dài hạn mà không thực hiện dự án.
- Rà soát quỹ đất, lập kế hoạch sử dụng, khai thác
quỹ đất tạo nguồn vốn để đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
5. Giải pháp về đào tạo, phát
triển nguồn lực lao động
- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định
số 1181/QĐ-UBND ngày 13/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án nâng cao
chất lượng giáo dục nghề nghiệp cho người lao động tỉnh Lào Cai, giai đoạn
2021-2025; Nghị quyết số 26-NQ/TU ngày 07/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về
Chiến lược phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề; đa dạng, linh hoạt các
hình thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của người học. Tăng cường liên kết đào tạo
với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố
Hồ Chí Minh và các địa phương có thể mạnh.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp liên kết đào tạo nghề với các cơ sở đào tạo của tỉnh. Mở rộng và nâng
cao chất lượng hoạt động xúc tiến việc làm.
6. Giải pháp về cơ chế, chính
sách
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung chính sách ưu đãi đầu
tư phát triển khu, cụm công nghiệp phù hợp với tình hình thực tiễn theo hướng tạo
điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát
triển khu, cụm công nghiệp, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực như: Đầu tư
hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp, phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến
nông, lâm sản, dược liệu và chế biến thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp
điện tử, điện lạnh...
- Mở rộng các hình thức tín dụng nông thôn, tạo điều
kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tiếp cận vốn vay của các
ngân hàng, quỹ tín dụng. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ
gia đình liên doanh, liên kết để kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển khu, cụm
công nghiệp, duy trì, mở rộng phát triển các ngành nghề truyền thống trên địa
bàn.
7. Giải pháp về khoa học công
nghệ, tái tạo môi trường xanh
- Hỗ trợ, cung cấp thông tin công nghệ để doanh
nghiệp làm chỗ dựa cân nhắc, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đổi mới sản xuất.
Làm đầu mối gắn kết giữa doanh nghiệp với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu
trong Vùng và cả nước, để triển khai ứng dụng khoa học kỹ thuật và đáp ứng nhu
cầu đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Ưu tiên các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao,
công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp
tiếp cận và đổi mới công nghệ, từng bước thay thế dần các công nghệ, thiết bị lạc
hậu, bằng các công nghệ mới và thiết bị hiện đại.
- Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho mục
tiêu tăng trưởng công nghiệp theo chiều sâu, ưu tiên khuyến khích phát triển
công nghiệp hỗ trợ, phát triển các sản phẩm công nghiệp sử dụng công nghệ cao,
tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, có khả năng tạo ra giá trị kinh tế
cao, đóng góp lớn cho GRDP của tỉnh, tăng nhanh hàm lượng khoa học, công nghệ
trong sản phẩm công nghiệp.
- Xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả
Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
trọng điểm, chủ lực; chương trình đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của tỉnh.
Tập trung vào một số lĩnh vực công nghiệp ưu tiên, trọng điểm của tỉnh như: Sản
xuất kim loại và cơ khí; sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phát triển ngành phân bón,
hóa chất; chế biến lâm sản; sản phẩm phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi...
8. Giải pháp về tuyên truyền, vận
động người dân, doanh nghiệp để có sự đồng thuận, hỗ trợ
- Phát huy vai trò của Chính quyền địa phương, Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thể trong vận động Nhân dân tin tưởng vào chính
sách phát triển của tỉnh. Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, pháp luật
của Nhà nước, lấy ý kiến người dân để tìm sự đồng thuận trong triển khai dự án.
- Tạo sự nhất quán trong thực thi pháp luật nhất là
đối với công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng cần thực hiện đúng các quy định
của pháp luật về thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng công khai, minh bạch,
cho thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi Nhân dân. Dự án cần chú trọng công tác đánh
giá tác động môi trường, phát triển bền vững.
- Đối với các doanh nghiệp sau khi có chủ trương của
cấp có thẩm quyền cân phải đảm bảo thực hiện triển khai dự án theo tiến độ đặt
ra, tránh trường hợp giữ đất không triển khai, chậm triển khai thực hiện dự án
gây lãng phí tài nguyên, ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân.
V. VỐN ĐẦU TƯ
1. Vốn ngân sách nhà nước
- Đầu tư hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào khu, cụm
công nghiệp theo Luật đầu tư công, gồm: Đường giao thông; cấp điện; cấp, thoát
nước; viễn thông.
- Hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu, cụm
công nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan (theo khả năng cân đối
ngân sách), trong đó ưu tiên hỗ trợ đầu tư các công trình xử lý chất thải,
nước thải.
- Hỗ trợ (nếu có) đầu tư xây dựng nhà ở công nhân
và các công trình phúc lợi tại các khu, cụm công nghiệp theo quy định hiện
hành.
- Các nội dung khác thực hiện theo quy định hiện
hành.
2. Vốn doanh nghiệp
- Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong
hàng rào khu, cụm công nghiệp bao gồm: San tạo mặt bằng, hệ thống giao thông nội
bộ, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống cấp, thoát nước, hệ
thống phòng cháy, chữa cháy, hệ thống công trình xử lý ô nhiễm môi trường....
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư.
- Đầu tư xây dựng nhà ở công nhân và các công trình
phúc lợi phục vụ người lao động trong khu, cụm công nghiệp.
- Các nội dung khác thực hiện theo quy định hiện
hành.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Thực hiện quản lý, phát triển CCN theo quy định
nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP ngày 15/3/2024 của Chính phủ
về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư; huyện,
thị xã, thành phố:
+ Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện quy trình, thủ tục
thành lập CCN;
+ Theo dõi, nắm bắn tổng hợp những khó khăn, vướng
mắc và đề xuất tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời những khó khăn vướng
mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường triển khai các đề án khuyến công, xúc
tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, chương trình phát triển công nghiệp hỗ
trợ để hỗ trợ nhà đầu tư thứ cấp trong cụm công nghiệp.
2. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Lào Cai.
- Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Lào Cai thực hiện
công tác quản lý nhà nước về khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị định số
35/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 của Chính phủ quy định về quản lý Khu công nghiệp
và Khu kinh tế. Hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện quy trình, thủ tục thực hiện đầu
tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện quy định có liên quan tới khu công nghiệp trên địa
bàn tỉnh.
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh hoặc trực tiếp thực hiện
thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư HTKT CCN nằm trong phạm
vi Khu kinh tế cửa khẩu theo đúng quy định pháp luật và chức năng, nhiệm vụ được
giao.
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan
tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài
KCN và ngoài CCN (đối với các CCN dự kiến nằm trong KKT). Theo dõi, nắm
bắt tổng hợp những khó khăn, vướng mắc và đề xuất tham mưu cho UBND tỉnh giải
quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện các dự án đầu
tư hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của
các khu công nghiệp hiện có, đặc biệt là KCN Đông Phố Mới và KCN Bắc Duyên Hải;
đề xuất thu hồi các dự án đầu tư chậm tiến độ, hoạt động sai mục đích đầu tư...
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có
liên quan lập nhiệm vụ, đồ án quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây
dựng khu công nghiệp, nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể các quy
hoạch này, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tổng hợp, đánh giá nhu cầu sử dụng lao động làm
việc trong các khu công nghiệp, phối hợp với cơ quan, đơn vị cung ứng lao động
cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng
cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển khu công nghiệp trên
địa bàn; xây dựng phương án hỗ trợ giáo dục nghề nghiệp, việc làm cho người lao
động bị thu hồi đất trong phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, giải phóng
mặt bằng và tái định cư.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện mục
tiêu đầu tư quy định tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư, tiến độ góp vốn và triển khai dự án đầu tư.
- Phối hợp với cơ quan thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư
trong việc xây dựng và quản lý thông tin quốc gia về khu công nghiệp thuộc thẩm
quyền quản lý.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tham mưu thực hiện thủ tục chấp thuận chủ
trương đầu tư các dự án đầu tư HTKT CCN nằm ngoài phạm vi Khu kinh tế cửa khẩu.
- Cập nhật các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu, cụm
công nghiệp vào danh mục các dự án thu hút đầu tư.
- Khẩn trương hoàn thiện sổ tay hướng dẫn trình tự,
thủ tục thực hiện dự án đầu tư, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
- Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu kế hoạch
phân bổ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đến chân hàng rào các khu, cụm công nghiệp
và xúc tiến đầu tư, kêu gọi các dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các hoạt động xúc tiến thu hút đầu tư vào
các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan
liên quan xây dựng cơ chế huy động vốn để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu
công nghiệp; đề xuất việc sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước chi cho đầu tư phát
triển và nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu, cụm
công nghiệp.
4. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, các cơ quan
liên quan tham mưu phân bổ vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu, cụm công
nghiệp.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc trình tự, thủ tục,
hồ sơ nhà đầu tư phải thực hiện khi đầu tư dự án hạ tầng kỹ thuật CCN tại khu vực
đất khai trường đã được đóng cửa mỏ; đất thuộc khu vực dự trữ khoáng sản quốc
gia và các khu vực cần xin ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về khoáng sản.
- Rà soát, hướng dẫn UBND cấp huyện, thành phố bổ sung
tên, diện tích, vị trí khu, cụm công nghiệp sẽ triển khai thực hiện vào quy hoạch
sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất.
- Hướng dẫn doanh nghiệp lập hồ sơ đóng cửa mỏ,
đánh giá trữ lượng khoáng sản còn lại tại mỏ, khu vực quy hoạch CCN.
6. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn các cơ quan chuyên môn và UBND cấp huyện
lập, điều chỉnh các quy hoạch xây dựng liên quan để điều chỉnh, bổ sung khu, cụm
công nghiệp vào các quy hoạch xây dựng cho phù hợp với Quy hoạch tỉnh và các
quy định hiện hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ
đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
quy hoạch xây dựng khu, cụm công nghiệp, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, công trình
xây dựng trong khu, cụm công nghiệp; xây dựng và phát triển nhà ở, công trình dịch
vụ, tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong các khu, cụm công nghiệp.
- Tổ chức thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu
tư xây dựng, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong khu, cụm
công nghiệp theo quy định hiện hành.
7. Sở Giao thông Vận tải
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố Lào Cai và
thị xã Sa Pa tham mưu UBND tỉnh danh mục các dự án, công trình hạ tầng giao
thông kết nối đến hàng rào các khu, cụm công nghiệp.
- Hướng dẫn các đơn vị kinh doanh hạ tầng khu, cụm
công nghiệp thực hiện theo quy định về: (i) đấu nối giao thông các tuyến đường
nhánh có điểm đấu nối liên quan đến đường bộ đang khai thác; (ii) về xây dựng,
cải tạo công trình trong phạm vi đường bộ đang khai thác; (iii) quản lý hành
lang an toàn đường bộ theo quy định.
8. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với Ban Quản lý khu kinh tế hướng dẫn cơ
chế, chính sách giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động có
đất bị thu hồi.
- Căn cứ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng các nhóm ngành
nghề tại các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng như nhu cầu tuyển dụng, sử dụng
lao động của từng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, cụm công
nghiệp đề xuất, Sở Lao động - TBXH chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị
liên quan và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu nhân lực của
từng địa phương, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
9. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình
Lào Cai, Báo Lào Cai và các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền đến các
ngành, các cấp và mọi tầng lớp nhân dân về Kế hoạch này.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy
phát triển hạ tầng số, chuyển đổi số trong các khu, cụm công nghiệp để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh; ứng dụng
thương mại điện tử.
- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao nhận thức về
chuyển đổi số. Triển khai các giải pháp hỗ trợ sử dụng các nền tảng số để chuyển
đổi số, tham gia Chương trình tổ chức các sự kiện, hội thảo giới thiệu, quảng
bá về các giải pháp, nền tảng xuất sắc hỗ trợ chuyển đổi số.
10. Các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên
quan
Các Sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan
căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở Kế hoạch này phối hợp với cơ
quan chủ trì chủ động xây dựng chương trình, dự án, kế hoạch hàng năm để thực
hiện Kế hoạch này; bố trí nguồn lực, cải cách thủ tục hành chính để các dự án đầu
tư phát triển khu, cụm công nghiệp được tiếp cận môi trường đầu tư thuận lợi
như: Điện, nước, viễn thông, tín dụng, thuế; nhà ở, công trình xã hội, văn hóa,
thể thao, y tế cho công nhân khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
11. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Đề xuất giao bổ sung nhiệm vụ chủ đầu tư xây dựng,
quản lý, khai thác hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp cho Ban QLDA ĐTXD các huyện,
thị xã, thành phố để quản lý, sửa chữa, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các CCN đã được
UBND tỉnh thành lập và đầu tư bằng ngân sách nhà nước đảm bảo theo đúng quy định
pháp luật.
- Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và
UBND tỉnh về việc xác định quy mô, vị trí, ranh giới cụm công nghiệp và xin ý
kiến hoặc báo cáo UBND tỉnh xin ý kiến các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo phù
hợp với các quy hoạch, dự án (trong đó có quy hoạch khoáng sản; quy hoạch
xây dựng; khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia; các dự án khai thác, chế biến
khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền cấp....); trường hợp có vướng mắc,
chồng lấn với các quy hoạch, dự án thì UBND cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ
quan chức năng đề xuất giải pháp thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể đối với từng CCN đã
nêu trong Kế hoạch này.
- Thực hiện quản lý, phát triển CCN theo quy định về
nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 32/2024/NĐ-CP.
- Đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Danh mục đầu tư các
công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào các CCN.
- Rà soát, điều chỉnh Kế hoạch phát triển CCN trên
địa bàn quản lý cho phù hợp với Phương án phát triển CCN theo Quyết định số
316/QĐ-TTg và gửi UBND tỉnh, Sở Công Thương Lào Cai để theo dõi và quản lý. Đồng
thời, lập hồ sơ trình UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để tham mưu bãi bỏ
các CCN đã thành lập hiện nay không còn phù hợp với Quy hoạch tỉnh, cụ thể: CCN
Võ Lao, huyện Văn Bàn; CCN Bắc Hà, huyện Bắc Hà; CCN Nàn Sán, huyện Si Ma Cai.
Trên đây là Kế hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030. Yêu cầu các sở, ban, ngành của tỉnh,
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan đơn vị có liên quan triển khai
thực hiện; đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính
trị - xã hội tỉnh Lào Cai phối hợp thực hiện. Kế hoạch này thay thế Kế hoạch
358/KH-UBND ngày 28/10/2022 của UBND tỉnh Lào Cai về Kế hoạch phát triển khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2030./.
Nơi nhận:
- TT. TU HĐND, UBND tỉnh;
- Các Sở, ngành: KH&ĐT, TC, CT, TN&MT, GTVT, XD, LĐTB&XH,
TT&TT, BQL Khu KT;
- Ủy ban MTTQ VN tỉnh và các Đoàn thể tỉnh;
- Cục Thuế, Cục Hải quan, BCH Quân sự tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Các DN: Công ty Điện lực tỉnh, Công ty CP cấp thoát nước, VNPT LC, Viettel
Lào Cai;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, KT3.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Quốc Khánh
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC QUY HOẠCH (MỚI) CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số: 390/KH-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2024 của UBND tỉnh
Lào Cai)
STT
|
Tên
|
Địa điểm
|
Diện tích
(ha)
|
Dự kiến tổng mức
đầu tư
(tỷ đồng)
|
Dự kiến nguồn vốn
|
A
|
CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ
GIAI ĐOẠN 2024-2025
|
I
|
Khu công nghiệp
|
1
|
KCN Bản Qua
|
Xã Bản Qua, huyện
Bát Xát
|
107
|
1.156
|
Ngoài vốn đầu tư
công
|
2
|
KCN Cốc Mỳ - Trịnh Tường
|
Xã Cốc Mỳ, xã Trịnh
Tường, huyện Bát Xát
|
800
|
8.640
|
3
|
KCN Võ Lao (giai đoạn 1)
|
Xã Võ Lao, huyện
Văn Bàn
|
200
|
2.160
|
4
|
KCN Cam Cọn (giai đoạn 1)
|
Xã Cam Cọn, Huyện
Bảo Yên
|
100
|
1.080
|
II
|
Cụm công nghiệp
|
1
|
CCN Thống Nhất 1
|
Thôn Phú Hùng, xã
Thống Nhất, thành phố Lào Cai
|
75
|
870
|
Ngoài vốn đầu tư
công
|
2
|
CCN Thống nhất 2
|
Thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai
|
75
|
810
|
3
|
CCN Thống nhất 3
|
Thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai
|
30
|
354
|
4
|
CCN Bát Xát
|
Huyện Bát Xát
(Sẽ xác định vị
trí chính xác sau khi QH chung KKT điều chỉnh được phê duyệt)
|
-
|
-
|
5
|
CCN thị trấn Phố Lu
|
Tổ dân phố Tân
Thành, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng
|
40
|
150
|
6
|
CCN Phố Ràng 1 (chuyển từ CCN Bảo Hà sang)
|
Tổ dân phố 9B, thị
trấn Phố Ràng, huyện Bảo Yên
|
17,6
|
143
|
7
|
CCN Bản Phung
|
Thôn Nậm Cọ, xã
Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn
|
40
|
310
|
8
|
CCN Khánh Yên Thượng (giai đoạn 2)
|
Thôn Yên Thành, xã
Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn
|
5,17
|
20
|
Ngoài vốn đầu tư
công
|
B
|
CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRIỂN KHAI ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN
2026-2030
|
1
|
CCN thị trấn Mường Khương
|
Huyện Mường
Khương, tỉnh Lào Cai
|
10
|
|
Ngoài vốn đầu tư
công
|
2
|
CCN Si Ma Cai
|
Huyện Si Ma Cai, tỉnh
Lào Cai
|
07
|
|
3
|
CCN Bắc Hà
|
Huyện Bắc Hà, tỉnh
Lào Cai
|
08
|
|
4
|
CCN Trung Chải
|
Thị xã Sa Pa, tỉnh
Lào Cai
|
14
|
|
5
|
CCN Trà Trẩu
|
Huyện Bảo Thắng, tỉnh
Lào Cai
|
35
|
|
6
|
CCN Tân Thượng
|
Huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai
|
20
|
|
7
|
CCN Hòa Mạc
|
Huyện Văn Bàn, tỉnh
Lào Cai
|
7
|
|