ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
26/KH-UBND
|
Thanh
Hoá, ngày 30 tháng 01 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ - DÂN SỐ
GIAI ĐOẠN 2016-2020, TỈNH THANH HÓA
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
chung
Chủ động phòng, chống dịch bệnh,
phát hiện sớm, kịp thời khống chế không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tử
vong do một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, kiểm soát tốc độ gia tăng các bệnh
không lây nhiễm phổ biến, bệnh học đường, bảo đảm sức khỏe cộng đồng; nâng cao
năng lực quản lý, kiểm soát an toàn thực phẩm; bảo đảm cung cấp máu, an toàn
truyền máu và phòng, chống hiệu quả một số bệnh về máu; khống chế và giảm tỷ lệ
nhiễm HIV trong cộng đồng giảm tác hại do HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế
- xã hội; duy trì mức sinh thay thế, cân bằng tỷ số giới tính khi sinh, cải thiện
tình trạng dinh dưỡng, nâng cao chất lượng dân số và chăm sóc sức khỏe người
cao tuổi; tăng cường công tác kết hợp quân dân y trong chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân vùng biên giới, biển đảo và vùng trọng điểm an ninh quốc phòng.
2. Mục
tiêu cụ thể các dự án thành phần
2.1. Nhóm 1: Các dự án
Phòng, chống một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các bệnh không lây nhiễm phổ
biến và dự án phòng, chống HIV/AIDS
2.1.1. Hoạt động phòng,
chống lao
- Số huyện có công tác chống
lao (CTCL): 27 huyện.
- Xã, phường có CTCL: 635
xã, phường, thị trấn.
- Giảm tỷ lệ mắc lao dưới
131/100.000 dân.
- Tổng số bệnh nhân (BN) lao
các thể đang điều trị: 3.148 người.
- Số BN lao AFB (+) mới đăng
ký điều trị: 1.516 người.
- Tỷ lệ điều trị khỏi BN lao
phổi AFB (+) mới: 90%.
- Tỷ lệ số huyện không thiếu
thuốc, trang bị xét nghiệm và các cung ứng y tế khác: 100%.
2.1.2. Hoạt động phòng,
chống phong
- Tỷ lệ phát hiện: 0,1%.
- Tỷ lệ tàn tật độ II/BN mới:
20%.
- Duy trì 100% bệnh nhân
phong dị hình tàn tật được chăm sóc y tế, trong đó 50% bệnh nhân tàn tật được
phục hồi chức năng, hòa nhập cộng đồng.
- Tổng số người được khám
phát hiện: 295.200 người.
- Số bệnh nhân mới được phát
hiện: 2 bệnh nhân.
- Số bệnh nhân đa hóa trị liệu:
5 bệnh nhân.
- Số bệnh nhân được chăm sóc
tàn tật: 200 bệnh nhân.
2.1.3. Hoạt động phòng,
chống sốt rét
- Số bệnh nhân sốt rét:
0,19/1.000 dân. Không có bệnh nhân tử vong do sốt rét.
- Dân số được bảo vệ bằng
hóa chất: 85.000 dân, trong đó:
+ Dân số được bảo vệ bằng tẩm
màn: 80.000 dân.
+ Dân số được bảo vệ bằng
phun hóa chất: 5.000 dân.
- Số lượt bệnh nhân được điều
trị sốt rét: 500 lượt người.
- Số lam phát hiện: 50.000
lam.
2.1.4. Hoạt động phòng,
chống sốt xuất huyết
- Tỷ lệ mắc sốt xuất huyết
trên 100.000 dân đạt 4,56/100.000 dân;
- Khống chế tỷ lệ chết/mắc
hàng năm do sốt xuất huyết <0,09%;
- 40% số bệnh nhân nghi mắc
sốt xuất huyết được chẩn đoán huyết thanh (test nhanh hoặc Elisa);
- Tỷ lệ bệnh nhân trong ổ dịch
sốt xuất huyết tập trung được xét nghiệm PCA là 3%;
- 7,87% số xã trên địa bàn tỉnh
có điểm giám sát véc-tơ thường xuyên (50 xã gồm 34 xã điểm và 16 xã nguy cơ
cao);
- 5,35% số xã trên địa bàn tỉnh
(34 xã điểm) triển khai chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi chủ động phòng chống
dịch sốt xuất huyết 1lần/1năm;
2.1.5. Hoạt động bảo vệ sức
khỏe tâm thần
- Triển khai: tại 163 xã;
trong đó duy trì: TTPL 143 xã; triển khai mới 20 xã.
- Phát hiện quản lý bệnh
nhân: 4.329 bệnh nhân; trong đó: duy trì điều trị: TTPL 4.329 bệnh nhân; triển
khai mới: 240 bệnh nhân.
- Điều trị ổn định: 3.030 bệnh
nhân;
- Giảm tỷ lệ hành vi gây rối
xuống dưới 30%; giảm tỷ lệ hành vi nguy hại xuống dưới 25%; giảm tỷ lệ mãn tính
tàn phế xuống dưới 20%;
- Duy trì 88% số xã, phường
quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt;
- Duy trì 80% số xã, phường
quản lý bệnh nhân động kinh;
- Duy trì 20% số xã, phường
quản lý bệnh nhân rối loạn trầm cảm;
- Quản lý, điều trị và phục
hồi chức năng tại cộng đồng cho 85% số bệnh nhân tại các xã, phường đã được triển
khai.
2.1.6. Hoạt động phòng,
chống ung thư
- Tỷ lệ người dân hiểu biết
đúng về bệnh ung thư: 50%
- Sàng lọc phát hiện sớm 20%
số người mắc ung thư khoang miệng, vú, cổ tử cung, đại trực tràng;
- Tỷ lệ Y, Bác sỹ chuyên
ngành ung thư được tham gia đào tạo tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn: 80%
- Tỷ lệ bệnh nhân đến khám
và điều trị ung thư được ghi nhận có xét nghiệm giải phẫu bệnh lý: 35%
2.1.7. Hoạt động phòng,
chống tim mạch
- Tỷ lệ người được khám sàng
lọc tăng huyết áp đạt 50%;
- Tỷ lệ đạt 30% số người
phát hiện bệnh được quản lý, điều trị tăng huyết áp theo hướng dẫn chuyên môn;
- Nâng cao nhận thức của
nhân dân về phòng chống và kiểm soát bệnh tăng huyết áp, tăng tỷ lệ cho người
được hiểu biết đúng: 50%;
- Đào tạo phát triển nguồn
nhân lực làm công tác dự phòng và quản lý bệnh nhân tăng huyết áp;
- Xây dựng, triển khai và
duy trì bền vững mô hình quản lý bệnh nhân tăng huyết áp.
2.1.8. Hoạt động phòng,
chống bệnh đái tháo đường và phòng chống các rối loạn do thiếu I-ốt:
- Tỷ lệ người có nguy cơ đái
tháo đường được phát hiện 40%, trong đó 40% được quản lý, điều trị;
- Khống chế tỷ lệ tiền đái
tháo đường <20% ở người 30-69 tuổi và khống chế tỷ lệ đái tháo đường <10%
ở người 30-69 tuổi;
- Tổ chức khám sàng lọc 30
xã tại 6 huyện, cho người bị tiểu đường: 300 ca;
- Giảm tỷ lệ bướu cổ trẻ em
từ 8-10 tuổi <8%.
2.1.9. Hoạt động phòng,
chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và hen phế quản
- Tỷ lệ người mắc bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn sớm trước khi có biến chứng: 35%;
- Tỷ lệ người mắc bệnh hen
phế quản được điều trị đạt kiểm soát hen: 35%, trong đó 15% đạt kiểm soát hen
hoàn toàn.
2.1.10. Hoạt động Y tế
trường học
- Giảm tỷ lệ mắc mới các bệnh
tật ở trẻ mầm non, học sinh phổ thông như: cận thị, cong vẹo cột sống, thừa
cân, béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường so với tỷ lệ mắc mới
năm 2015: 30%;
- Tỷ lệ trẻ mầm non, học
sinh phổ thông được sàng lọc, tư vấn điều trị cận thị, cong vẹo cột sống, thừa
cân, béo phì, bệnh răng miệng, rối loạn tâm thần học đường: 90%;
- Tỷ lệ học sinh ở vùng nguy
cơ cao được tẩy giun định kỳ 2 lần/năm: 85%;
- Nâng cao nhận thức của học
sinh về lĩnh vực y tế học đường, tăng tỷ lệ cho học sinh được hiểu biết đúng:
50%.
2.1.11. Dự án Tiêm chủng
mở rộng
- Duy trì tiêm chủng đầy đủ
cho trẻ dưới 1 tuổi đạt trên 90%;
- Duy trì tỷ lệ tiêm phòng vắc
xin uốn ván cho phụ nữ có thai đạt trên 90%;
- Tỷ lệ tiêm AT cho phụ nữ
15–16 tuổi và phụ nữ tuổi sinh đẻ vùng nguy cơ cao đạt trên 90%;
- Tỷ lệ tiêm vắc xin Viêm
não Nhật Bản B cho trẻ 13-36 tháng tuổi đạt trên 90%;
- Tăng tỷ lệ tiêm vắc xin
VGB cho trẻ trong vòng 24h sau sinh đạt trên 80%;
- Duy trì thành quả thanh
toán bại liệt, không để bại liệt quay trở lại (không có trường hợp Bại liệt do
vi rút hoang dại);
- 100% số huyện trong tỉnh đạt
tiêu chuẩn loại trừ uốn ván sơ sinh;
- Giảm tỷ lệ mắc các bệnh
/100.000 dân:
+ Sởi: <1/100.000 dân;
+ Bạch hầu: <0,01/100.000
dân;
+ Ho gà: <0,1/100.000
dân.
- Đảm bảo các cơ sở thực hiện
tiêm chủng có đầy đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định tại Thông tư
12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế;
- Giám sát, báo cáo và xử lý
kịp thời 100% các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng.
2.1.12. Dự án phòng, chống
HIV/AIDS
- Giảm tỷ lệ số trường hợp
nhiễm mới HIV do lây nhiễm qua đường tiêm chích ma túy 25%, do lây nhiễm qua đường
tình dục 20%, so với năm 2015;
- Đạt mục tiêu 90-90-90 (90%
số người nhiễm HIV trong cộng đồng biết tình trạng nhiễm HIV của mình; 90% số
người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút (ARV); 90% số người
điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV thấp dưới ngưỡng ức chế)
- Số mẫu xét nghiệm giám sát
phát hiện: 5.000 mẫu; số mẫu xét nghiệm giám sát trọng điểm: 500 mẫu;
- Số bệnh nhân người lớn được
điều trị ARV: 4.000 bệnh nhân;
- Số người nghiện ma túy được
điều trị Methadone là 3.500 người;
- Tỷ lệ người nhiễm HIV được
quản lý, chăm sóc và tư vấn: 90%
- Tỷ lệ cán bộ y tế bị phơi
nhiễm được điều trị: 100%
- Tỷ lệ phụ nữ có thai phát
hiện nhiễm HIV (+) được tư vấn, điều trị và chăm sóc là: 100%.
2.1.13. Dự án đảm bảo máu
an toàn và phòng, chống một số bệnh lý huyết học
- Đạt tỷ lệ 60% số bệnh nhân
mắc bệnh ưa chảy máu (bệnh Hemophilia) được chẩn đoán và quản lý; 100% số bệnh
nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh thalassemia) có đủ khả năng chẩn đoán và
điều trị;
- Đào tạo phát triển nguồn
nhân lực làm công tác an toàn truyền máu;
- Xây dựng, triển khai các
hoạt động hiến máu nhân đạo.
2.2. Nhóm 2: Dự án Dân số
và phát triển
2.2.1. Hoạt động Dân số -
KHHGĐ
a. Chỉ tiêu Dân số và giảm
sinh
- Dân số trung bình:
3.706.061 người;
- Tỷ suất sinh: 13,2 ‰;
- Mức giảm tỷ suất sinh:
0,15‰;
- Tỷ suất tăng dân số tự
nhiên: 6.5‰;
- Mức giảm sinh con thứ 3 trở
lên: 0,5%;
- Nâng tỷ lệ bà mẹ mang thai
được sàng lọc trước sinh lên 20%, tỷ lệ trẻ em mới sinh được sàng lọc sơ sinh
lên 46,8%;
- Tỷ số giới tính khi sinh:
117,4 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái.
b. Chỉ tiêu Kế hoạch hóa
gia đình
- Đặt vòng: 34.220 người.
- Đình sản nam, nữ: 100 người;
- Bao cao su: 39.700 người;
- Uống viên tránh thai:
36.460 người;
- Mới cấy thuốc tránh thai:
350 ca;
- Tiêm tránh thai: 1.280 người;
- Tỷ lệ sử dụng các biện pháp
tránh thai hiện đại là: 75,5%.
2.2.2. Hoạt động chăm sóc
sức khỏe sinh sản
- Duy trì chất lượng chăm
sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh:
+ Tỷ lệ quản lý thai nghén/tổng
số phụ nữ đẻ đạt: 95%;
+ Tỷ lệ khám thai trong thai
kỳ từ 3 lần trở lên đạt: 85% khu vực đồng bằng và 65% ở khu vực miền núi;
+ Tỷ lệ bà mẹ đẻ do cán bộ y
tế can thiệp đạt: 98%;
- Giảm tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân
<2.500g so với năm 2017: 0,4%;
- Giảm tai biến sản khoa từ
0,35% xuống 0,32%;
- Giảm 20% số tử vong mẹ so
với năm 2017;
- Giảm 10% tỷ lệ nạo hút
thai so với năm 2017;
- Tỷ suất chết trẻ em dưới 1
tuổi: 11‰;
- Tỷ suất chết trẻ em dưới 5
tuổi: 16‰;
- Tỷ suất chết mẹ xuống còn
52/100.000 trẻ đẻ sống.
2.2.3. Hoạt động cải thiện
tình trạng dinh dưỡng trẻ em
- Duy trì trẻ từ 6 - 60 tháng
tuổi được uống Vitamin A đạt trên 99%;
- Nâng tỷ lệ bà mẹ sau sinh
trong vòng 1 tháng được uống vitamin A ≥ 70%;
- Giảm tỷ lệ SDD ở trẻ <
5 tuổi thể nhẹ cân: 13%;
- Giảm tỷ lệ SDD ở trẻ <
5 tuổi thể thấp còi: <21,8%.
2.3. Nhóm 3: Dự án an
toàn thực phẩm
- Giảm 5% số vụ ngộ độc thực
thẩm tập thể từ 30 người mắc/vụ trung bình giai đoạn 2016-2020 so với trung
bình giai đoạn 2011-2015;
- Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm
cấp tính trong vụ ngộ độc được nghi nhận trên 100.000 dân: <7 ca;
- 90% phòng kiểm nghiệm thực
phẩm đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/TEC 17025:2005;
- 80% người sản xuất, chế biến,
kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng và người quản lý được cập nhật kiến thức
về an toàn thực phẩm;
- Tỷ lệ mẫu vượt mức cho
phép/tổng số mẫu được kiểm tra an toàn thực phẩm trong các chương trình giám
sát về an toàn thực phẩm nông sản <6%.
2.4. Nhóm 4: Dự án Quân
dân y kết hợp và Dự án Theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương
trình và truyền thông y tế
2.4.1. Dự án quân dân y kết
hợp
- Xây dựng tiềm lực quốc phòng:
hỗ trợ tạo nguồn, quản lý, kiểm tra, rà soát, sắp xếp bảo đảm đủ quân số, định
kỳ khám sức khỏe, bổ sung sổ theo dõi sức khỏe đối với toàn bộ quân nhân dự bị
động viên (về tuổi, trình độ chuyên môn, chính trị, sức khỏe), đề nghị bổ nhiệm
theo các Quyết định số: 20, 21, 22/QĐ-TM ngày 02/01/2009 của Tổng Tham mưu trưởng
Quân đội nhân dân Việt Nam; tổ chức đào tạo, huấn luyện, báo động kiểm tra quân
dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật theo Quyết định số: 1761/QĐ-TTg ngày
04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ; đào tạo tập huấn về ngoại khoa dã chiến cho
bộ phận tiếp nhận phân loại hộ tống, hồi sức cấp cứu và ngoại khoa chiến
thương;
- Kết hợp lực lượng quân dân
y trong tổ chức khám, chữa bệnh cơ động cho các đối tượng chính sách, nạn nhân nhiễm
chất độc Dioxin, đồng bào dân tộc, người nghèo, hoạt động lồng ghép khám, chữa
bệnh, phòng chống dịch đột xuất với khắc phục hậu quả thiên tai, địch hoạ và củng
cố quốc phòng, an ninh;
- Tổ chức tuyên truyền về
các hoạt động kết hợp quân dân y, củng cố y tế cơ sở, đặc biệt là Trạm y tế kết
hợp quân dân y tại các xã biên giới;
- Diễn tập tác chiến khu vực
phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố trong quá trình tổ chức triển
khai, thực hiện vận hành Cơ chế 02/BCT của Bộ Chính trị. Kết hợp diễn tập chiến
đấu trị an với phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy rừng,
phòng chống cháy nổ.
2.4.2. Dự án Theo dõi, kiểm
tra, giám sát, đánh giá thực hiện chương trình và truyền thông y tế
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến
thức về nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ thuộc các dự án của chương trình;
- Đầu tư xây mới, hoàn thiện
các dự án dở dang về cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn;
- Các cơ quan thông tin đại
chúng tổ chức thực hiện truyền thông phòng chống các bệnh xã hội, bệnh dịch
nguy hiểm theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- 100% lịch kiểm tra, giám
sát theo kế hoạch và đột xuất về quá trình thực hiện các dự án thuộc chương
trình được thực hiện.
II. GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp chung:
- Nâng cao vai trò, trách
nhiệm cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân. Các chỉ tiêu y tế - dân số phải được đưa vào nhiệm vụ kinh tế -
xã hội của địa phương. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn ngân sách từ trung
ương và địa phương hỗ trợ;
- Mở rộng và tăng cường sự
tham gia của các tổ chức chính trị- xã hội, ban, ngành đoàn thể và người dân
trong việc giám sát thực hiện các hoạt động của Chương trình mục tiêu Y tế -
Dân số (CTMTYT-DS);
- Thực hiện lồng ghép các hoạt
động của CTMTYT-DS với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành y tế giai đoạn
2016-2020 và với các Dự án, Chương trình khác đang cùng được thực hiện trên địa
bàn toàn tỉnh;
- Huy động toàn bộ mạng lưới
nguồn nhân lực y tế, từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh tham
gia thực hiện các hoạt động của CTMTYT-DS theo chức năng, nhiệm vụ được giao
trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
- Tăng cường công tác nghiên
cứu khoa học dựa trên cơ sở thực tiễn của từng vùng trên địa bàn toàn tỉnh. Áp
dụng có chọn lọc và phù hợp với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến để
thực hiện các mục tiêu của chương trình.
2. Giải pháp chuyên môn:
- Tập trung chỉ đạo, điều
hành về mặt quản lý nhà nước đối với các hoạt động, dự án của CTMTYT-DS. Các hoạt
động, dự án phải thực hiện đúng quy chế quản lý về tài chính theo quy định hiện
hành và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nâng cao vai trò trách nhiệm của
người được phân công quản lý: chủ dự án thành phần, cán bộ phụ trách theo dõi về
chuyên môn nghiệp vụ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu đã đề
ra;
- Tổ chức tốt việc chỉ đạo
tuyến, giám sát dịch tễ, đặc biệt chú ý vùng trọng điểm dịch, vùng có tỷ lệ mắc
và chết cao vùng núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới khu dân cư đông, nơi có biến
động dân cư lớn để phát hiện kịp thời các bệnh dịch, tập trung xử lý triệt để,
khống chế không cho dịch lây lan;
- Phối hợp tốt công tác
phòng chống dịch với công tác điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh; phát huy
năng lực hiện có trong mỗi đơn vị cơ sở như: An toàn trong truyền máu, xét nghiệm,
chẩn đoán, quản lý chăm sóc và tư vấn về tình hình bệnh tật cho người bệnh cũng
như trong nhân dân tốt hơn;
- Các dự án phải tăng cường
củng cố mạng lưới chuyên khoa từ tỉnh đến cơ sở, chú trọng đào tạo và đào tạo lại,
đào tạo nâng cao đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, có năng lực và kinh nghiệm
thực tiễn về quản lý điều hành;
- Triển khai truyền thông
các nội dung CTMTYT-DS, tập trung tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm về các
bệnh thường gặp, bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm, dân số, kế hoạch hóa
gia đình, nâng cao chất lượng dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, an toàn
thực phẩm, phòng, chống HIV/AIDS … trên đài phát thanh, đài truyền hình, báo giấy,
báo điện tử, Internet … trên địa bàn toàn tỉnh;
- Tăng cường công tác theo
dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện các mục tiêu, hoạt động của các dự
án từ tuyến tỉnh đến tận cơ sở để đánh giá đúng sự hưởng lợi của nhân dân,và kịp
thời xử lý uốn nắn những sai phạm lệch lạc trong quá trình thực hiện.
III. KINH
PHÍ
- Ngân sách Trung ương hỗ trợ
địa phương để thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020
và ngân sách địa phương bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên. Lồng
ghép các hoạt động của CTMTYT-DS với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ngành
y tế giai đoạn 2016-2020 và với các hoạt động, Dự án, Chương trình khác đang
cùng được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.
- Hằng năm Sở Y tế lập dự
toán Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số; gửi Sở Tài chính thẩm định; trình Chủ
tịch UBND tỉnh quyết định.
IV. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Y tế (Ban quản lý
CTMTYT-DS giai đoạn 2016-2020)
- Chỉ đạo các đơn vị chủ dự
án thành phần của CTMTYT-DS căn cứ vào tình hình thực hiện các mục tiêu của năm
trước, tình hình dịch bệnh, mục tiêu đặt ra của từng Dự án giai đoạn 2016-2020
xây dựng kế hoạch và lập dự toán chi tiết hàng năm trình cấp có thẩm quyền xem
xét, phê duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở
Tài chính, Sở Kế hoạch và đầu tư, các sở, ban, ngành liên quan, Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực
hiện Kế hoạch triển khai thực hiện CTMTYT- DS trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các
Sở, ban, ngành có liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung
và xây dựng các chính sách mới, bảo đảm cho việc thực hiện các mục tiêu đề ra của
Kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra, tổng
hợp tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai thực hiện CTMTYT-DS trên địa bàn tỉnh;
định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo
UBND tỉnh, Bộ Y tế.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp Sở Tài
chính, Sở Y tế và các sở, ban, ngành liên quan lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu
của các Dự án của CTMTYT-DS trên địa bàn tỉnh vào kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội hàng năm và 5 năm ở cấp tỉnh; hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu
của các Dự án của CTMTYT-DS trên địa bàn tỉnh vào việc xây dựng và đánh giá kết
quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y
tế, Sở Tài chính cân đối vốn đầu tư phát triển, huy động nguồn hỗ trợ phát triển
chính thức - ODA để thực hiện các Dự án thành phần theo thẩm quyền; thống nhất
danh mục và mức vốn đầu tư thực hiện các Dự án thành phần của CTMTYT-DS.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y
tế căn cứ khả năng ngân sách hàng năm, bố trí ngân sách địa phương để triển khai
thực hiện các Dự án thành phần của CTMTYT- DS trên địa bàn tỉnh theo phân cấp của
Luật Ngân sách nhà nước.
- Sau khi được phê duyệt “Kế
hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn
2016-2020 tỉnh Thanh Hóa”, hằng năm, Sở Y tế lập dự toán chi tiết kinh phí chi
từ nguồn ngân sách địa phương gửi Sở Tài chính thẩm định trình Chủ tịch UBND tỉnh
theo quy định.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
4. Sở thông tin và Truyền
thông:
- Sở thông tin và Truyền
thông chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí trong tỉnh, hệ thống đài phát
thanh và truyền hình, hệ thống truyền thanh cơ sở tổ chức thông tin, tuyên truyền
Kế hoạch triển khai thực hiện CTMTYT-DS trên địa bàn tỉnh đạt kết quả cao.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
5. Các Sở, Ban, ngành,
đoàn thể có liên quan
- Theo chức năng, nhiệm vụ
được giao phối hợp lồng ghép các hoạt động liên quan để góp phần thực hiện có
hiệu quả các mục tiêu của CTMTYT-DS đề ra.
- Phối hợp với Sở Y tế kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch.
6. Trách nhiệm của UBND
các huyện, thị xã, thành phố:
- Tăng cường phối hợp với Sở
Y tế thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn theo quy định.
- Thường xuyên kiểm tra việc
thực hiện Kế hoạch tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực
hiện Kế hoạch trên địa bàn theo quy định.
7. Trách nhiệm của các
đơn vị chủ dự án thành phần của CTMTYT-DS
- Các đơn vị chủ dự án thành
phần theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và
kết quả thực hiện các mục tiêu chuyên môn của từng hoạt động, Dự án của Chương
trình.
- Kiểm tra, giám sát, đánh
giá kết quả thực hiện các hoạt động, Dự án của Chương trình, định kỳ tổng hợp,
báo cáo Sở Y tế và UBND huyện, thị xã, thành phố theo quy định.
Nhận được Kế hoạch này, yêu
cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có liên quan, UBND các huyện, thị xã,
thành phố và các đơn vị liên quan tích cực triển khai thực hiện. Sở Y tế làm đầu
mối, hàng năm tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn toàn tỉnh, báo
cáo UBND tỉnh, Bộ Y tế theo quy định./.
|
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phạm Đăng Quyền
|