Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật phòng cháy chữa cháy 2001 số 27/2001/QH10

Số hiệu: 27/2001/QH10 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Văn An
Ngày ban hành: 29/06/2001 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/2001/QH10

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2001

LUẬT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 27/2001/QH10 VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước và đề cao trách nhiệm của toàn dân đối với hoạt động phòng cháy và chữa cháy; bảo vệ tính mạng, sức khỏe con người, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về phòng cháy, chữa cháy, xây dựng lực lượng, trang bị phương tiện, chính sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cháy được hiểu là trường hợp xảy ra cháy không kiểm soát được có thể gây thiệt hại về người, tài sản và ảnh hưởng môi trường.

2. Chất nguy hiểm về cháy, nổ là chất lỏng, chất khí, chất rắn hoặc hàng hoá, vật tư dễ xảy ra cháy, nổ.

3. Cơ sở là từ gọi chung cho nhà máy, xí nghiệp, kho tàng, trụ sở làm việc, bệnh viện, trường học, rạp hát, khách sạn, chợ, trung tâm thương mại, doanh trại lực lượng vũ trang và các công trình khác.

Cơ quan, tổ chức có thể có một hoặc nhiều cơ sở.

4. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là cơ sở trong đó có một số lượng nhất định chất nguy hiểm về cháy, nổ theo quy định của Chính phủ.

5. Đội dân phòng là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy, giữ gìn an ninh trật tự ở nơi cư trú.

6. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở là tổ chức gồm những người tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy tại nơi làm việc.

7. Khu vực chữa cháy là khu vực mà lực lượng chữa cháy triển khai các công việc chữa cháy.

8. Chữa cháy bao gồm các công việc huy động, triển khai lực lượng, phương tiện chữa cháy, cắt điện, tổ chức thoát nạn, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan, dập tắt đám cháy và các hoạt động khác có liên quan đến chữa cháy.

9. Chủ rừng là cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao rừng hoặc giao đất trồng rừng.

Điều 4. Nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy

1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.

4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ.

Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy

1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và làm nhiệm vụ chữa cháy.

Điều 6. Trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng cháy và chữa cháy

1. Các cơ quan thông tin, tuyên truyền có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy thường xuyên, rộng rãi đến toàn dân.

2. Cơ quan, tổ chức và hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.

Điều 7. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm tổ chức và phối hợp với cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên mọi tầng lớp nhân dân thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật này.

Điều 8. Ban hành và áp dụng tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy

1. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy sau khi đã thống nhất với Bộ Công an.

2. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Việt Nam về phòng cháy và chữa cháy. Việc áp dụng các tiêu chuẩn của nước ngoài liên quan đến phòng cháy và chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 9. Bảo hiểm cháy, nổ

Cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ phải thực hiện bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với tài sản của cơ sở đó. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức và cá nhân khác tham gia bảo hiểm cháy, nổ.

Chính phủ quy định danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ, điều kiện, mức phí bảo hiểm cháy, nổ, số tiền bảo hiểm tối thiểu và thành lập doanh nghiệp nhà nước kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ.

Điều 10. Chính sách đối với người tham gia chữa cháy

Người trực tiếp chữa cháy, người tham gia chữa cháy mà bị hy sinh, bị thương, bị tổn hại sức khoẻ, bị tổn thất về tài sản thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy

Ngày 04 tháng 10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy".

Điều 12. Quan hệ hợp tác quốc tế

1. Nhà nước Việt Nam mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Trong trường hợp xảy ra thảm họa cháy, Nhà nước Việt Nam kêu gọi sự giúp đỡ, hỗ trợ của các nước và các tổ chức quốc tế.

Trong điều kiện khả năng của mình, Nhà nước Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các nước về phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu.

Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, bảo quản, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ; vi phạm nghiêm trọng các quy định quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy đã được Nhà nước quy định.

6. Thi công những công trình có nguy hiểm về cháy, nổ mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn và lối thoát nạn.

8. Các hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.

Chương 2:

PHÒNG CHÁY

Điều 14. Biện pháp cơ bản trong phòng cháy

1. Quản lý chặt chẽ và sử dụng an toàn các chất cháy, chất nổ, nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt; bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy.

2. Thường xuyên, định kỳ kiểm tra phát hiện các sơ hở, thiếu sót về phòng cháy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Điều 15. Thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy

1. Khi lập quy hoạch, dự án xây dựng mới hoặc cải tạo đô thị, khu dân cư, đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xây dựng, bố trí các khu, các lô;

b) Hệ thống giao thông, cấp nước;

c) Bố trí địa điểm hợp lý cho các đơn vị phòng cháy và chữa cháy ở những nơi cần thiết;

d) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

2. Khi lập dự án, thiết kế xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình phải có giải pháp, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy bảo đảm các nội dung sau đây:

a) Địa điểm xây dựng, khoảng cách an toàn;

b) Hệ thống thoát nạn;

c) Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy;

d) Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy;

đ) Dự toán kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy.

3. Các dự án, thiết kế quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy.

4. Chính phủ quy định danh mục dự án, công trình thuộc diện phải thiết kế, thẩm duyệt thiết kế, thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đầu tư xây dựng và sử dụng công trình

1. Chủ đầu tư thực hiện thủ tục trình duyệt dự án, thiết kế về phòng cháy và chữa cháy; chỉ được thi công khi thiết kế về an toàn phòng cháy và chữa cháy của công trình đã được duyệt; tổ chức kiểm tra, giám sát thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình trước khi đưa vào sử dụng.

Trong quá trình thi công công trình, nếu có thay đổi thiết kế thì phải giải trình hoặc thiết kế bổ sung và phải được duyệt lại.

2. Trong quá trình thi công công trình, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.

3. Trong quá trình sử dụng công trình, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thường xuyên kiểm tra, duy trì các điều kiện về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 17. Phòng cháy đối với nhà ở và khu dân cư

1. Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.

2. Thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải có các quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ; có giải pháp ngăn cháy; có phương án, lực lượng, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; có đường giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy.

Điều 18. Phòng cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới

1. Phương tiện giao thông cơ giới từ 4 chỗ ngồi trở lên, phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hoá, chất nguy hiểm về cháy, nổ phải bảo đảm các điều kiện theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

2. Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy thì cơ quan đăng kiểm chỉ cấp chứng chỉ đăng kiểm khi đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy xác nhận đủ điều kiện; các phương tiện trên khi đóng mới hoặc cải tạo phải được duyệt thiết kế. Chính phủ quy định các loại phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy.

3. Phương tiện giao thông cơ giới của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài khi vào lãnh thổ Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Chủ sở hữu, người chỉ huy, người điều khiển phương tiện giao thông phải có trách nhiệm bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong suốt quá trình hoạt động của phương tiện.

Điều 19. Phòng cháy đối với rừng

1. Trong quản lý, bảo vệ, phát triển và khai thác rừng phải dựa trên cơ sở phân loại rừng để xác định phạm vi bảo vệ an toàn phòng cháy và chữa cháy; phải phân chia rừng theo mức độ nguy hiểm về cháy và có biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với từng loại rừng.

2. Khi lập quy hoạch, dự án phát triển rừng phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng loại rừng.

3. Các cơ sở, nhà ở trong rừng hoặc ven rừng, đường giao thông, đường ống dẫn các chất nguy hiểm về cháy, nổ, đường điện đi qua rừng hoặc ven rừng phải bảo đảm khoảng cách, hành lang an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với rừng theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân khi tiến hành các hoạt động trong rừng hoặc ven rừng phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

5. Chính phủ quy định cụ thể về phòng cháy đối với rừng.

Điều 20. Phòng cháy đối với cơ sở

1. Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải thực hiện các yêu cầu cơ bản sau đây:

a) Có quy định, nội quy về an toàn phòng cháy và chữa cháy;

b) Có các biện pháp về phòng cháy;

c) Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy phù hợp với tính chất hoạt động của cơ sở;

d) Có lực lượng, phương tiện và các điều kiện khác đáp ứng yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy;

đ) Có phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan;

e) Bố trí kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;

g) Có hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Đối với cơ sở khác thì thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với quy mô, tính chất hoạt động của cơ sở đó.

3. Những đối tượng quy định tại các điều từ Điều 21 đến Điều 28 của Luật này ngoài việc thực hiện các yêu cầu về phòng cháy quy định tại khoản 1 Điều này, còn phải thực hiện các biện pháp đặc thù về phòng cháy và chữa cháy cho từng đối tượng đó.

Điều 21. Phòng cháy đối với đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao

1. Tại đặc khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy chuyên trách; phải có phương án phòng cháy và chữa cháy cho toàn khu.

2. Tổ chức, cá nhân có cơ sở hoạt động trong các khu quy định tại khoản 1 Điều này phải có phương án bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy.

Điều 22. Phòng cháy trong khai thác, chế biến, sản xuất, vận chuyển, kinh doanh, sử dụng, bảo quản sản phẩm dầu mỏ, khí đốt, vật tư, hàng hoá khác có nguy hiểm về cháy, nổ

1. Tại nơi khai thác dầu mỏ, khí đốt phải có các thiết bị phát hiện và xử lý rò rỉ khí cháy; phải có các phương án phòng cháy và chữa cháy cho từng công trình và cho cả cụm công trình liên hoàn.

2. Tại kho chứa, hệ thống vận chuyển sản phẩm dầu mỏ, khí đốt và công trình chế biến dầu mỏ, khí đốt phải có hệ thống báo và xử lý nồng độ hơi xăng, dầu, khí; phải có biện pháp bảo vệ, chống sự cố bục, vỡ bể chứa, thiết bị, đường ống.

3. Tại cửa hàng kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình liền kề. Việc vận chuyển, xuất, nhập sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cung ứng, vận chuyển vật tư, hàng hoá nguy hiểm về cháy, nổ phải có chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy; phải in các thông số kỹ thuật trên nhãn hàng hoá và phải có bản hướng dẫn an toàn về phòng cháy và chữa cháy bằng tiếng Việt.

5. Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thường xuyên tiếp xúc với các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải được huấn luyện và có chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy.

6. Dụng cụ, thiết bị vận chuyển, phương tiện sử dụng sản phẩm dầu mỏ, khí đốt phải bảo đảm an toàn về cháy, nổ.

Điều 23. Phòng cháy đối với công trình cao tầng, công trình trên mặt nước, công trình ngầm, đường hầm và công trình khai thác khoáng sản khác

1. Công trình cao tầng phải có thiết bị chống tụ khói, lan truyền khói và hơi độc do cháy sinh ra; phải có phương án thoát nạn, bảo đảm tự chữa cháy ở những nơi mà phương tiện chữa cháy bên ngoài không có khả năng hỗ trợ.

2. Công trình trên mặt nước có nguy hiểm về cháy, nổ phải có phương án, lực lượng, phương tiện để tự chữa cháy và chống cháy lan.

3. Công trình ngầm, đường hầm, công trình khai thác khoáng sản khác phải trang bị phương tiện để phát hiện và xử lý khí cháy, khí độc; phải có hệ thống thông gió và các điều kiện bảo đảm triển khai lực lượng, phương tiện để cứu người và chữa cháy.

Điều 24. Phòng cháy trong sản xuất, cung ứng, sử dụng điện và thiết bị, dụng cụ điện

1. Tại nhà máy điện, trạm biến áp, trạm phân phối điện phải có biện pháp để chủ động xử lý sự cố gây cháy.

2. Khi thiết kế, thi công lắp đặt hệ thống điện và thiết bị điện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

3. Thiết bị, dụng cụ điện được sử dụng trong môi trường nguy hiểm về cháy, nổ phải là loại thiết bị, dụng cụ an toàn về cháy, nổ.

4. Cơ quan, tổ chức và cá nhân cung ứng điện có trách nhiệm hướng dẫn biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy cho người sử dụng điện.

Điều 25. Phòng cháy đối với chợ, trung tâm thương mại, kho tàng

1. Tại các chợ quy mô lớn và trung tâm thương mại phải tách điện phục vụ kinh doanh, sinh hoạt, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp các hộ kinh doanh, ngành hàng đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương án thoát nạn và giải toả hàng hoá khi có cháy xảy ra.

2. Tại các kho tàng phải tách điện phục vụ sản xuất, bảo vệ và chữa cháy thành từng hệ thống riêng biệt; sắp xếp vật tư hàng hoá đáp ứng yêu cầu an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Kho chứa các chất nguy hiểm về cháy, nổ phải là kho chuyên dùng.

Điều 26. Phòng cháy đối với cảng, nhà ga, bến xe

Tại cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, nhà ga, bến xe phải tổ chức lực lượng, trang bị phương tiện chữa cháy theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an; phải có phương án thoát nạn, giải toả phương tiện, vật tư, hàng hoá khi có cháy xảy ra.

Điều 27. Phòng cháy đối với bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác

Tại bệnh viện, trường học, khách sạn, nhà nghỉ, vũ trường, rạp hát, rạp chiếu phim và những nơi đông người khác phải có phương án thoát nạn; có lực lượng hướng dẫn, trợ giúp cho mọi người, đặc biệt đối với những người không có khả năng tự thoát nạn; có phương án phối hợp với các lực lượng khác để chữa cháy.

Điều 28. Phòng cháy đối với trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ

Tại trụ sở làm việc, thư viện, bảo tàng, kho lưu trữ phải sắp xếp các thiết bị văn phòng, hồ sơ, tài liệu bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có biện pháp quản lý chặt chẽ chất cháy, nguồn lửa, nguồn điện, thiết bị và dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt, chất sinh lửa, sinh nhiệt và các biện pháp khác về phòng cháy khi rời nơi làm việc.

Điều 29. Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy

1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:

a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;

b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;

c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không thực hiện.

2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.

3. Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.

4. Chính phủ quy định phạm vi của việc tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, thời hạn tạm đình chỉ hoạt động và cơ quan có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động.

Chương 3:

CHỮA CHÁY

Điều 30. Biện pháp cơ bản trong chữa cháy

1. Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

2. Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

3. Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

Điều 31. Xây dựng và thực tập phương án chữa cháy

1. Mỗi cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, khu rừng, phương tiện giao thông cơ giới đặc biệt phải có phương án chữa cháy và do người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện xây dựng và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Phương án chữa cháy phải được tổ chức thực tập định kỳ theo phương án được duyệt. Các lực lượng, phương tiện có trong phương án khi được huy động thực tập phải tham gia đầy đủ.

Điều 32. Thông tin báo cháy và chữa cháy

Thông tin báo cháy bằng hiệu lệnh hoặc bằng điện thoại.

Số điện thoại báo cháy được quy định thống nhất trong cả nước. Phương tiện thông tin liên lạc phải được ưu tiên để phục vụ báo cháy, chữa cháy.

Điều 33. Trách nhiệm chữa cháy và tham gia chữa cháy

1. Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy nhanh nhất và chữa cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân gần nơi cháy phải nhanh chóng thông tin và tham gia chữa cháy.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy khi nhận được tin báo cháy trong địa bàn được phân công quản lý hoặc nhận được lệnh điều động phải lập tức đến chữa cháy; trường hợp nhận được thông tin báo cháy ngoài địa bàn được phân công quản lý thì phải báo ngay cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy nơi xảy ra cháy, đồng thời phải báo cáo cấp trên của mình.

3. Các cơ quan y tế, điện lực, cấp nước, môi trường đô thị, giao thông và các cơ quan hữu quan khác khi nhận được yêu cầu của người chỉ huy chữa cháy phải nhanh chóng điều động người và phương tiện đến nơi xảy ra cháy để phục vụ chữa cháy.

4. Lực lượng công an, dân quân, tự vệ có trách nhiệm tổ chức giữ gìn trật tự, bảo vệ khu vực chữa cháy và tham gia chữa cháy.

Điều 34. Huy động lực lượng, phương tiện để chữa cháy

1. Khi có cháy, người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đều có thể được huy động để chữa cháy và phục vụ chữa cháy; khi nhận được lệnh huy động phải chấp hành ngay. Phương tiện, tài sản được huy động bị thiệt hại hoặc nhà, công trình bị phá dỡ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 của Luật này được bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Việc huy động xe ưu tiên, người và phương tiện của quân đội, của tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam để tham gia chữa cháy được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Điều 35. Nguồn nước và các vật liệu chữa cháy

Khi có cháy, mọi nguồn nước và các vật liệu chữa cháy phải được ưu tiên sử dụng cho chữa cháy.

Điều 36. Ưu tiên và bảo đảm quyền ưu tiên cho người, phương tiện tham gia chữa cháy

1. Người được huy động làm nhiệm vụ chữa cháy được ưu tiên đi trên các phương tiện giao thông.

2. Lực lượng, phương tiện khi làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên sau đây:

a) Lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được sử dụng còi, đèn, cờ ưu tiên và tín hiệu đặc biệt khác; ưu tiên đi trên đường giao thông theo quy định của pháp luật;

b) Lực lượng, phương tiện khác khi huy động làm nhiệm vụ chữa cháy có các quyền ưu tiên quy định tại điểm a khoản này trong phạm vi khu vực chữa cháy.

3. Người và phương tiện tham gia giao thông khi thấy tín hiệu còi, đèn, cờ ưu tiên của phương tiện đi làm nhiệm vụ chữa cháy phải nhanh chóng nhường đường.

4. Lực lượng Cảnh sát giao thông và các lực lượng khác khi làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự an toàn giao thông có trách nhiệm bảo đảm cho lực lượng, phương tiện đi chữa cháy được lưu thông nhanh nhất.

Điều 37. Người chỉ huy chữa cháy

1. Trong mọi trường hợp, người có chức vụ cao nhất của đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có mặt tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

2. Trường hợp tại nơi xảy ra cháy, lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chưa đến kịp thì người chỉ huy chữa cháy được quy định như sau:

a) Cháy tại cơ sở thì người đứng đầu cơ sở là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp người đứng đầu cơ sở vắng mặt thì đội trưởng đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;

b) Cháy tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp những người này vắng mặt thì đội trưởng đội dân phòng hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy;

c) Cháy phương tiện giao thông cơ giới đang lưu thông thì người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện là người chỉ huy chữa cháy; trường hợp không có người chỉ huy phương tiện, chủ phương tiện thì người điều khiển phương tiện là người chỉ huy chữa cháy;

d) Cháy rừng nếu chủ rừng là cơ quan, tổ chức thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc người được uỷ quyền là người chỉ huy chữa cháy, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy; nếu chủ rừng là hộ gia đình hoặc cá nhân thì trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy là người chỉ huy chữa cháy.

Người đứng đầu đơn vị kiểm lâm hoặc người được uỷ quyền tại nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia chỉ huy chữa cháy;

đ) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã) trở lên có mặt tại đám cháy là người chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy.

Điều 38. Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy

1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:

a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;

b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;

c) Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;

d) Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.

2. Người chỉ huy chữa cháy là người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên được thực hiện các quyền quy định tại khoản 1 Điều này trong phạm vi quản lý của mình.

Người chỉ huy chữa cháy quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 37 của Luật này trong phạm vi quản lý của mình được thực hiện các quyền quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

3. Mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Người chỉ huy chữa cháy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Điều 39. Trách nhiệm xử lý khi có cháy lớn và cháy có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi xảy ra cháy có trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy chữa cháy, bảo đảm các điều kiện phục vụ chữa cháy; nếu vượt quá khả năng của mình thì nhanh chóng báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, người đứng đầu cơ quan chủ quản cấp trên chỉ đạo giải quyết; trường hợp thật cần thiết thì báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

2. Trong trường hợp vượt quá khả năng giải quyết của địa phương, theo đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan chỉ đạo giải quyết.

3. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Bộ trưởng Bộ Công an báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Điều 40. Khắc phục hậu quả vụ cháy

1. Khắc phục hậu quả vụ cháy gồm những việc sau đây:

a) Tổ chức cấp cứu ngay người bị nạn; cứu trợ, giúp đỡ người bị thiệt hại ổn định đời sống;

b) Thực hiện các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự an toàn xã hội;

c) Nhanh chóng phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các hoạt động khác.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã trở lên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có cơ sở bị cháy có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 41. Bảo vệ hiện trường, lập hồ sơ vụ cháy

1. Lực lượng công an có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ cháy; cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nơi xảy ra cháy có trách nhiệm tham gia bảo vệ hiện trường vụ cháy, cung cấp thông tin xác thực về vụ cháy cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm lập hồ sơ vụ cháy, đánh giá hiệu quả chữa cháy, tham gia khám nghiệm hiện trường và xác định nguyên nhân gây ra cháy.

Điều 42. Chữa cháy trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này

1. Khi xảy ra cháy tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này thì những người có mặt trong đó có trách nhiệm nhanh chóng chữa cháy và chống cháy lan ra khu vực xung quanh.

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam có trách nhiệm nhanh chóng chống cháy lan bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này.

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam khi vào trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhà ở của thành viên các cơ quan này để chữa cháy phải tuân theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

4. Chính phủ quy định cụ thể việc chữa cháy đối với các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này.

Chương 4:

TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 43. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy

Lực lượng phòng cháy và chữa cháy là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy của toàn dân bao gồm:

1. Lực lượng dân phòng;

2. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở;

3. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật;

4. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.

Điều 44. Thành lập, quản lý, chỉ đạo đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Đội dân phòng và đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được thành lập, quản lý, chỉ đạo theo quy định sau đây:

a) Tại thôn, ấp, bản, tổ dân phố phải thành lập đội dân phòng. Đội dân phòng do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thành lập, quản lý và chỉ đạo;

b) Tại cơ sở phải thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở. Đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở do người đứng đầu cơ quan, tổ chức thành lập, quản lý và chỉ đạo.

2. Cấp ra quyết định thành lập đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy địa phương.

Điều 45. Nhiệm vụ của lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy và chữa cháy.

3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.

5. Xây dựng phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra; tham gia chữa cháy ở địa phương, cơ sở khác khi có yêu cầu.

Điều 46. Huấn luyện, bồi dưỡng, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, điều động và chế độ, chính sách đối với lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở

1. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ; chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; chịu sự điều động của cấp có thẩm quyền để tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Lực lượng dân phòng và lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được hưởng chế độ, chính sách trong thời gian huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ và khi trực tiếp tham gia chữa cháy theo quy định của Chính phủ.

Điều 47. Tổ chức lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy là một bộ phận của lực lượng vũ trang, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương do Bộ trưởng Bộ Công an quản lý, chỉ đạo.

2. Nhà nước xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

3. Tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy do Chính phủ quy định.

Điều 48. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Tham mưu đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy; hướng dẫn xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

3. Thực hiện các biện pháp phòng cháy; chữa cháy kịp thời khi có cháy xảy ra.

4. Xây dựng lực lượng phòng cháy và chữa cháy; trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

5. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy.

6. Kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 49. Trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và chế độ, chính sách đối với lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

1. Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trang phục, phù hiệu, cấp hiệu và hưởng chế độ, chính sách được quy định đối với lực lượng Cảnh sát nhân dân; được hưởng phụ cấp và các chế độ khác theo quy định của Chính phủ.

2. Công nhân viên thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách như đối với công nhân viên công an.

Chương 5:

PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 50. Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, thôn, ấp, bản, tổ dân phố, hộ gia đình, các loại rừng và phương tiện giao thông cơ giới

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở, các loại rừng, phương tiện giao thông cơ giới thuộc phạm vi quản lý của mình.

Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho đội dân phòng.

Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới ngoài quốc doanh phải tự trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

2. Hộ gia đình phải chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để phòng cháy và chữa cháy.

3. Bộ Công an quy định cụ thể và hướng dẫn về điều kiện và trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 51. Trang bị phương tiện cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy

Nhà nước trang bị cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phương tiện chữa cháy và các phương tiện, thiết bị cần thiết khác bảo đảm đồng bộ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu chữa cháy, cứu người trong mọi tình huống.

Điều 52. Quản lý và sử dụng phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân phải được quản lý, sử dụng để bảo đảm sẵn sàng chữa cháy.

2. Phương tiện chữa cháy cơ giới, ngoài việc chữa cháy chỉ được sử dụng phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội và trong các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.

Điều 53. Sản xuất, nhập khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy

1. Phương tiện phòng cháy và chữa cháy được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu phải bảo đảm chất lượng, đúng tiêu chuẩn và phù hợp với điều kiện Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh phương tiện phòng cháy và chữa cháy phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chuyên môn kỹ thuật theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.

Chương 6:

ĐẦU TƯ CHO HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 54. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nguồn tài chính đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm:

a) Ngân sách nhà nước cấp;

b) Thu từ bảo hiểm cháy, nổ;

c) Đóng góp tự nguyện, tài trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.

2. Chính phủ quy định cụ thể về nguồn thu, mức thu, chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 55. Ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nhà nước bảo đảm ngân sách cần thiết hàng năm để đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Nhà nước cấp ngân sách hoạt động phòng cháy và chữa cháy cho lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy, các đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đơn vị khác thụ hưởng ngân sách nhà nước.

3. Đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này phải tự bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

Điều 56. Khuyến khích đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy

1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài và tổ chức quốc tế đầu tư, tài trợ cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

2. Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế đối với việc sản xuất, lắp ráp, xuất khẩu phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

Chương 7:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Điều 57. Nội dung quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phòng cháy và chữa cháy.

2. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy.

4. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

5. Tổ chức đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị và quản lý phương tiện phòng cháy và chữa cháy.

6. Bảo đảm ngân sách cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy; tổ chức bảo hiểm cháy, nổ gắn với hoạt động phòng cháy và chữa cháy.

7. Thẩm định, phê duyệt các dự án, thiết kế và nghiệm thu công trình xây dựng về phòng cháy và chữa cháy; kiểm định và chứng nhận an toàn phương tiện; xác nhận điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

8. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, phổ biến tiến bộ khoa học và công nghệ về phòng cháy và chữa cháy.

9. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng cháy và chữa cháy; điều tra vụ cháy.

10. Tổ chức thống kê nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

11. Hợp tác quốc tế về phòng cháy và chữa cháy.

Điều 58. Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an tổ chức thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.

Chính phủ quy định việc phối hợp giữa Bộ Công an với Bộ Quốc phòng trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở quốc phòng và giữa Bộ Công an với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tổ chức thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.

4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy tại địa phương.

Điều 59. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy

1. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy là thanh tra chuyên ngành.

2. Thanh tra phòng cháy và chữa cháy có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Tổ chức thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

b) Yêu cầu đối tượng thanh tra cung cấp tài liệu có liên quan và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra;

c) Xử lý các vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy theo thẩm quyền.

3. Đoàn thanh tra, thanh tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình.

4. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức và hoạt động của Thanh tra phòng cháy và chữa cháy.

Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra

1. Đối tượng thanh tra có các quyền sau đây :

a) Yêu cầu đoàn thanh tra xuất trình quyết định thanh tra, thanh tra viên xuất trình thẻ thanh tra viên và thực hiện đúng pháp luật về thanh tra;

b) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyết định thanh tra, hành vi của thanh tra viên và kết luận thanh tra nếu có căn cứ cho là không đúng pháp luật;

c) Yêu cầu bồi thường thiệt hại do các biện pháp xử lý không đúng pháp luật của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên gây ra.

2. Đối tượng thanh tra có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của đoàn thanh tra, thanh tra viên; tạo điều kiện để đoàn thanh tra, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ; chấp hành các quyết định xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

Điều 61. Quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện

1. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có quyền khiếu nại, khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý của đoàn thanh tra, thanh tra viên theo quy định của pháp luật.

2. Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những hành vi vi phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

3. Cơ quan nhận được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện có trách nhiệm xem xét và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

Chương 8:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 62. Khen thưởng

Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 63. Xử lý vi phạm

1. Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy để xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do thiếu trách nhiệm trong tổ chức, quản lý, kiểm tra việc thực hiện hoạt động phòng cháy và chữa cháy mà để xảy ra cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ thiệt hại mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Người đứng đầu đơn vị phòng cháy và chữa cháy do thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chữa cháy để gây hậu quả nghiêm trọng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Chương 9:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 64. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực kể từ ngày 04 tháng 10 năm 2001.

Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

Điều 65. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2001.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Văn An

THE NATIONAL ASSEMBLY
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 27/2001/QH10

Hanoi, June 29, 2001

 

LAW

ON FIRE PREVENTION AND FIGHTING

In order to enhance the State management effectiveness and heighten the entire population’s responsibility for fire prevention and fighting; to protect the people’s life and health, the State’s, organizations’ and individuals’ properties as well as the environment, ensuring social security, order and safety;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law provides for fire prevention and fighting.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Law provides for fire prevention and fighting, the building of forces, equipment of means, and policies for fire prevention and fighting activities.

Article 2.- Subjects of application

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.- Term interpretation

In this Law, the following terms shall be construed as follows:

1. Fire means a circumstance where occurs an uncontrollable fire that may cause human and/or property losses as well as environmental impacts.

2. Dangerous inflammables and explosives mean liquid, gaseous or solid substances or goods, supplies, which are easy to burn and/or explode.

3. Establishments collectively refer to factories, enterprises, warehouses, working offices, hospitals, schools, theatres, hotels, markets, trade centers, armed forces camps and other projects.

An agency or organization may own one or many establishments.

4. Fire and explosion-prone establishments mean those establishments that contain a certain quantity of dangerous inflammables and explosives according to the Governments regulations.

5. Civil defense groups mean organizations embracing people who participate in fire prevention and fighting activities, maintaining security and order at their residential places.

6. Grassroots fire brigades mean organizations of people who participate in fire prevention and fighting activities at their working places.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



8. Fire fighting means activities of mobilizing and deploying fight-fighting forces and means, switching off power, organizing escape, rescuing people and properties, combating fire spread, extinguishing fire and other activities related to fire fighting.

9. Forest owners mean agencies, organizations and individuals assigned forests or allocated land for afforestation by competent State bodies.

Article 4.- Fire prevention and fighting principles

1. To mobilize the combined strength of entire population for fire prevention and fighting activities.

2. To take prevention as key in the fire prevention and fighting activities; to take initiative in fire prevention, minimizing cases of fire and damage caused by fires.

3. To ready forces, means, plans and other conditions for prompt and efficient extinguishment of fires when they occur.

4. All fire prevention and fighting activities must, first of all, be carried out and handled by on-spot forces and means.

Article 5.- Responsibilities for fire prevention and fighting

1. To prevent and fight fire is the responsibility of every agency, organization, household or individual on the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The heads of agencies, organizations and households shall have to organize and regularly inspect fire prevention and fighting activities within the ambit of their respective responsibilities.

4. The fire fighting police shall have to guide and inspect fire prevention and fighting activities of agencies, organizations, households and individuals and perform fire-fighting task.

Article 6.- Responsibility for propagation, popularization and education on fire prevention and fighting

1. Information and propaganda agencies shall have to organize the regular and widespread propagation and popularization of fire prevention and fighting legislation and knowledge to all people.

2. Agencies, organizations and households shall have to organize the propagation, education and popularization of fire prevention and fighting legislation and knowledge for people under their respective management.

Article 7.- Responsibility of Vietnam Fatherland Front and its member organizations

Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall have to organize and coordinate with the functional agencies in propagating and encouraging people from all walks of life to implement the provisions of this Law and supervise the implementation thereof.

Article 8.- Issuance and application of fire prevention and fighting standards

1. The competent State bodies shall have to issue fire prevention and fighting standards after reaching agreement with the Ministry of Public Security.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- Fire and explosion insurance

Agencies, organizations and individuals having establishments prone to fire and explosion shall have to buy compulsory insurance for such establishments properties. The State encourages other agencies, organizations and individuals to participate in fire and explosion insurance.

The Government shall prescribe lists of fire and explosion-prone establishments, fire and explosion insurance conditions and premiums, the minimum insurance money amount and the setting up of the State-owned fire and explosion insurance business enterprises.

Article 10.- Policies towards people participating in fire fighting

People who personally fight fires or participate in fire fighting and get killed or injured or suffer from health or property damage shall enjoy the regime and policies prescribed by law.

Article 11.- Day for the entire population to participate in fire prevention and fighting

The 4th of October every year is the "day for the entire population to participate in fire prevention and fighting".

Article 12.- International cooperative relations

1. The Socialist Republic of Vietnam expands and develops international cooperative relations in fire prevention and fighting activities.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Within its conditions and capabilities, the State of Vietnam is willing to assist and support other countries in fire prevention and fighting when so requested.

Article 13.- Prohibited acts

1. Intentionally causing fire or explosion, thus harming peoples life and health; causing material losses to the State, agencies, organizations and individuals; exerting adverse impacts on the environment, social security, order and safety.

2. Obstructing fire prevention and fighting activities; opposing people performing the fire prevention and fighting task.

3. Taking advantage of fire prevention and fighting activities to cause harms to peoples life and health; infringe upon the properties of the State, agencies, organizations and/or individuals.

4. Giving a sham fire alarm.

5. Illegally producing, storing, transporting, preserving, using and/or trading in dangerous inflammables and/or explosives; seriously violating the regulations on management and use of flame and heat sources as well as the fire prevention and fighting standards set by the State.

6. Building fire- and explosion-prone projects without approved designs on fire prevention and fighting; accepting and putting to use fire- and explosion-prone projects when the fire prevention and fighting safety conditions are not fully met.

7. Damaging, arbitrarily changing or removing fire prevention and fighting means and equipment as well as signboards, directory posts and emergency exits.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

FIRE PREVENTION

Article 14.- Basic measures for fire prevention

1. Strictly managing and safely using inflammables, explosives, flame and heat sources, flame- and/or heat-generating equipment and devices as well as substances; meeting fire prevention safety conditions.

2. Conducting regular and periodical inspection to detect loopholes and shortcomings in fire prevention and fighting so as to take timely remedies.

Article 15.- Designs on fire prevention and fighting, examination and approval thereof

1. When elaborating planning or projects on the construction or renovation of urban centers, population quarters, exclusive economic zones, industrial parks, export processing zones or hi-tech parks, it is necessary to map out solutions to and designs on fire prevention and fighting, ensuring the following contents:

a/ The construction location, arrangement of quarters and blocks;

b/ The traffic and water supply system;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ The estimated funding for fire prevention and fighting project items.

2/ When elaborating projects and designs for construction or renovation of works or change of their use purposes, it is necessary to work out solutions to and designs on fire prevention and fighting, ensuring the following contents:

a/ The construction location, safe distances;

b/ The system of emergency exits;

c/ The technical system for fire prevention and fighting safety;

d/ Other requirements on fire prevention and fighting;

e/ The estimated funding for fire prevention and fighting project items.

3. Projects and designs prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article must be examined and approved in terms of fire prevention and fighting.

4. The Government shall prescribe lists of projects that require fire prevention and fighting designs, the design examination and approval as well as the time limit therefor.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Investors shall fill in the procedures for submission and ratification of projects and designs on fire prevention and fighting; may commence the construction only when the projects designs on safety for fire prevention and fighting have been approved; organize the inspection and supervision of construction, after-test acceptance and hand-over of the projects before they are put to use.

In the process of project construction, if there is any change in the designs, they shall have to give the exposition therefor or make additional designs and get the re-approval thereof.

2. In the process of project construction, the investors and contractors shall have to ensure the fire prevention and fighting safety within the ambit of their respective responsibilities.

3. In the course of using projects, agencies, organizations and/or individuals shall have to regularly inspect and maintain fire prevention and fighting conditions.

Article 17.- Fire prevention for dwelling houses and population quarters

1. Dwelling houses must be arranged with electric systems, kitchens and worshipping places in a way to ensure safety; inflammables and explosives must be kept far away from flame and heat sources; facilities and means must be readied for fire fighting.

2. Villages, hamlets as well as urban quarters shall have to work out regulations and rules on fire prevention and fighting, the use of electricity, flame, inflammables and explosives; to map out fire-prevention solutions; to elaborate plans, prepare forces and means for fire prevention and fighting; to build passages and water sources in service of fire prevention and fighting.

Article 18.- Fire prevention for motorized transport means

1. Motorized transport means with 4 seats or more and those transporting goods, dangerous inflammables and/or explosives must satisfy the conditions prescribed by the State bodies in charge of fire prevention and fighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall specify the motorized transport means subject to particular requirements on ensuring the fire prevention and fighting safety.

3. Motorized transport means of international organizations, foreign organizations or individuals, when entering the Vietnamese territory, must ensure fire prevention and fighting safety conditions as prescribed by Vietnamese law.

4. Owners, commanders and operators of transport means shall have to ensure safety on fire prevention and fighting throughout the course of operation of their means.

Article 19.- Fire prevention for forests

1. The management, protection, development and exploitation of forests must be based on the forest classification in order to determine the safety protection areas for fire prevention and fighting; forests must be classified according to the extent of fire danger and there must be measures to ensure safety on fire prevention and fighting for each kind of forest.

2. When elaborating the forest development planning and projects, it is necessary to work out plans on fire prevention and fighting for each kind of forest.

3. Establishments and dwelling houses in forests or at forest edges, along roads or pipelines of dangerous inflammables and explosives as well as power lines crossing forests or forest edges must ensure safe distances and corridors for forest fire prevention and fighting as prescribed by law.

4. Agencies, organizations, households and individuals, when conducting activities in forests or at forest edges, must observe this Law’s provisions on safety for fire prevention and fighting and other law provisions.

5. The Government shall prescribe in detail the forest fire prevention.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Establishments locating on a certain area, having managers, operating and requiring independent fire prevention and fighting plans shall have to satisfy the following basic requirements:

a/ Having regulations and rules on fire prevention and fighting safety;

b/ Having measures for fire prevention;

c/ Having fire-alarming, -fighting and -insulating systems suited to the nature of the establishments operations;

d/ Having forces, means and other conditions meeting the requirements on fire prevention and fighting;

e/ Having plans for fire fighting, escape, rescue of people and properties and against fire spread;

f/ Earmarking fund for fire prevention and fighting activities;

g/ Having dossiers for monitoring and managing fire prevention and fighting activities.

2. For other establishments, they shall have to meet the fire prevention and fighting requirements stipulated in Clause 1 of this Article according to the scope and nature of their operations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 21.- Fire prevention for exclusive economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks

1. In exclusive economic zones, industrial parks, export processing zones and hi-tech parks, it is necessary to set up full-time fire brigades, and devise fire prevention and fighting plans for the whole areas.

2. Organizations and individuals having establishments operating in the areas defined in Clause 1 of this Article shall have to elaborate plans to ensure fire prevention and fighting safety; and set up fire brigades.

Article 22.- Fire prevention in the exploitation, processing, production, transportation, trading, use and preservation of oil and gas products, other supplies and goods prone to fire and explosion

1. At places of exploiting oil and gas, there must be devices to detect and handle leak of inflammable gas; and plans on fire prevention and fighting for each project as well as for a chain of projects.

2. At oil and gas product depots and transportation system as well as oil and gas processing works, there must be a system indicating and handling the concentration of petrol vapor, oil and gas; and measures to protect tanks, equipment and pipelines against cracks or breaks.

3. Oil and gas stores must ensure fire prevention and fighting safety for adjacent constructions. The transportation, export and import of oil and gas products must comply with the regulations on fire prevention and fighting safety.

4. Organizations and individuals engaged in the production, trading, service provision, supply and/or transportation of fire- and/or explosion-prone supplies and goods must obtain written certification of satisfaction of all fire prevention and fighting conditions; print technical parameters on goods labels and issue documents in Vietnamese language guiding the fire prevention and fighting safety.

5. People working in the environments with fire and explosion danger or frequent contact with dangerous inflammables and explosives must be trained and have certificates of professional training in fire prevention and fighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 23.- Fire prevention for high-rises, projects on water surface, underground projects, tunnels and other mineral exploitation projects

1. High-rises must have equipment to fight smoke concentration and spread as well as toxic vapor from fires; and plans for escape and on-spot fire fighting at places where outside fire-fighting means are unable to provide support.

2. For projects on water surface, which are in danger of fire or explosion, there must be plans, forces and means for on-spot fire fighting and against fire spread.

3. Underground projects, tunnels and other mineral exploitation projects must be equipped with devices to detect and treat inflammable and toxic gas; have ventilating systems and conditions to ensure the deployment of forces and means to rescue people and fight fires.

Article 24.- Fire prevention in the production, supply and use of electricity as well as electric equipment and instruments

1. Power plants, transformer stations and electricity distribution stations must work out measures to take initiative in handling fire incidents.

2. When designing, building and installing electric system and equipment, it is necessary to ensure safety standards for fire prevention and fighting.

3. Electric equipment and instruments used in the environments facing fire or explosion danger must be those ensuring safety against fire and explosion.

4. The electricity-supplying agencies, organizations and individuals shall have to guide measures to ensure fire prevention and fighting safety for electricity consumers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. At big markets and trade centers, it is necessary to separate electric systems into those for business, daily life, security and fire fighting; arrange business households and business lines to meet the requirements on fire prevention and fighting safety; and elaborate plans for escape and goods release in case of fire.

2. At warehouses, it is necessary to separate electric systems in service of production, safeguarding and fire fighting; arrange supplies and goods so as to meet the requirements on fire prevention and fighting safety. Storehouses of dangerous inflammables and explosives must be the special-use ones.

Article 26.- Fire prevention for ports, railway stations and car terminals

Airports, seaports, river ports, railway stations and car terminals must organize forces and be equipped with fire-fighting means according to the regulations of the Minister of Public Security; and have plans for emergency escape, release of means, supplies and goods in case of fire.

Article 27.- Fire prevention for hospitals, schools, hotels, rest houses, dancing halls, theatres, cinemas and other crowded places

At hospitals, schools, hotels, rest houses, dancing halls, theatres, cinemas and other crowded places, there must be plans for emergency escape; forces to guide and assist people, especially those people who are unable to escape by themselves; and plans on coordination with other forces in fire fighting.

Article 28.- Fire prevention for working offices, libraries, museums and archives

At working offices, libraries, museums and archives, it is necessary to arrange office equipment, files and documents so as to ensure fire prevention and fighting safety; apply measures to strictly control inflammables, flame sources, power sources, flame- and/or heat-generating equipment, instruments and substances and other measures for fire prevention after working hours.

Article 29.- Suspension and termination of operations of establishments, motorized transport means, households and individuals that fail to ensure fire prevention and fighting safety

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ They are in danger of directly generating fire or explosion;

b/ They have committed particularly serious violations of the regulations on fire prevention and fighting;

c/ They have seriously violated the regulations on fire prevention and fighting and been asked by the State bodies in charge of fire prevention and fighting to redress their violations but failed to do so.

2. Establishments, motorized transport means, households and individuals defined in Clause 1 of this Article that, past the suspension time limit, fail to redress or cannot redress their violations, thereby threatening to cause serious consequences, shall have their operations terminated.

3. For cases of suspension, the operation can be resumed only when the fire or explosion danger has been precluded or the violations have been redressed and the competent agencies that have issued the suspension decisions so permit.

4. The Government shall prescribe the scope of operation suspension and termination, the time limit for operation suspension and the agencies competent to decide the operation suspension or termination.

Chapter III

FIRE FIGHTING

Article 30.- Basic fire- fighting measures

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Concentrating on the rescue of people and properties and the fight against fire spread.

3. Unifying the fire-fighting command and control.

Article 31.- Elaboration and practicing of the fire-fighting plan

1. Every establishment, village, hamlet, urban residential quarter, forest or special-use motorized transport means must have a fire-fighting plan to be elaborated by the head of the establishment, village, hamlet, urban residential quarter or owner of forest or means, and approved by the competent authority.

2. The fire-fighting plan must be practiced regularly according to the approval. When mobilized, all forces and means named in the plan must participate in the practice.

Article 32.- Notification of a fire and fire fighting

A fire shall be alarmed by signal or telephone.

The fire-alarming telephone number is provided for uniformly throughout the country. Communication means must be prioritized in service of fire alarming and fire fighting.

Article 33.- Responsibility for fire fighting and participation therein

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Fire prevention and fighting forces shall, when receiving fire alarms in localities under their respective management or mobilization orders, have to immediately come to fight the fires; if receiving fire alarms outside the areas under their management, they shall have to notify the fire prevention and fighting forces in the concerned areas thereof, and at the same time report such to their superior agencies.

3. The medical agencies, agencies in charge of power supply, water supply, urban environment and traffic as well as the concerned agencies, when receiving requests from fire-fighting commanders, shall have to quickly send their personnel and means to the fires in service of fire fighting

4. The police, militia and self-defense forces shall have to maintain order, protect the fire-fighting area and take part in fire fighting.

Article 34.- Mobilization of forces and means for fire fighting

1. In case of fire, people, means and properties of agencies, organizations, households and individuals may all be mobilized for fight fighting and service of the fire fight; they shall also have to execute orders immediately upon the receipt thereof. If the mobilized means and properties are damaged or houses or projects are dismantled as prescribed at Point d, Clause 1, Article 38 of this Law, compensation therefor shall be made according to law provisions.

2. The mobilization of priority vehicles, people and means of the army, international organizations, foreign organizations and individuals in Vietnam for fire fighting shall comply with the Government’s regulations.

Article 35.- Water sources and fire-fighting materials

When fires occur, all water sources and fire-fighting materials must be, first of all, used for fire fighting.

Article 36.- Priority and ensuring of priority rights for people and means participating in fire fighting

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Forces and means, while mobilized for fire fighting, shall enjoy the following priority rights:

a/ Forces and means of the fire prevention and fighting police shall be allowed to use priority sirens, lights, banners and other special signals; and given priority on traffic roads as prescribed by law;

b/ Other forces and means, when mobilized for fire-fighting, shall enjoy priority rights as provided for at Point a of this Clause within the fire- fighting area.

3. People and means participating in traffic, when realizing the priority siren, light and/or banner signals of the means performing fire-fighting task shall have to quickly give way to the latter.

4. The traffic police force and other forces, when performing the task of maintaining traffic order, shall have to ensure that the fire-fighting forces and means travel as fast as possible.

Article 37.- Fire-fighting commander

1. In all cases, the persons holding the highest positions in units of the fire prevention and fighting police units, who are present at the fires, shall be the fire-fighting commanders.

2. Where the fire prevention and fighting police force has not arrived yet at places where fires break out, the fire-fighting commander is stipulated as follows:

a/ If a fire occurs at an establishment, its head shall be the fire-fighting commander; in case of his/her absence, the head of the grassroots fire brigade or the authorized person shall be the fire-fighting commander;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ If a motorized vehicle being in circulation is on fire, the commander or owner thereof shall be the fire-fighting commander; in case of such person’s absence, the means operator shall be the fire-fighting commander;

d/ In case of a forest fire, if the forest owner is an agency or organization, the head thereof or an authorized person shall be the fire-fighting commander while the chief of the village or hamlet where the fire occurs shall have to participate in commanding the fire fighting; if the forest owner is a household or individual, the chief of the village or hamlet or the authorized person shall be the fire-fighting commander.

The head of the forest ranger unit or the authorized person at the place where the fire occurs shall have to take part in commanding the fire fighting;

e/ The heads of agencies or organizations, the presidents of the commune/ward/township (commune-level for short) or higher-level People’s Committees, who are present at the fire, shall direct and command the fire-fighting.

Article 38.- Rights and responsibilities of fire-fighting commanders

1. Fire-fighting commanders of the fire prevention and fighting police shall have the following rights:

a/ To immediately mobilize personnel and means of fire prevention and fighting forces for fire fighting;

b/ To decide the fire-fighting area and measures; and use the surrounding terrain and natural objects for fire fighting;

c/ To ban irrelevant people and means from travelling across the fire-fighting area; mobilize people, means and properties of agencies, organizations, households and individuals for fire fighting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Fire-fighting commanders being the heads of agencies, organizations and presidents of the commune- or higher-level People’s Committees are entitled to exercise the rights defined in Clause 1 of this Article within the areas under their respective management

Fire-fighting defined prescribed at Points a, b, c and d, Clause 2, Article 37 of this Law may, within the areas under their respective management, exercise the rights provided for at Points a and b, Clause 1 of this Article.

3. All people shall have to obey orders of fire-fighting commanders. Fire-fighting commanders shall be held responsible before law for their decisions.

Article 39.- Responsibility to handle big fires and fires that may cause serious damage

1. The presidents of commune-level People’s Committees, the heads of the agencies or organizations where fires occur shall have to direct and command the fire fighting, ensuring conditions therefor; quickly report cases beyond their competence to the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities or the heads of the superior agencies for direction of the settlement, and in really necessary cases, report them to the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, and at the same time, to the presidents of the People’s Committees of rural districts, urban districts, provincial towns or cities.

2. In cases where the handling goes beyond the local administration’s jurisdiction, at the proposals of the presidents of the People’s Committees of the provinces or centrally-run cities, the Minister of Public Security shall have to assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government and People’s Committees of the concerned provinces or centrally-run cities in directing the settlement.

3. In particularly serious cases, the Minister of Public Security shall report them to the Prime Minister for decision.

Article 40.- Overcoming of fire consequences

1. The overcoming of fire consequences includes the following jobs:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Applying measures to ensure environmental hygiene, social order and safety;

c/ Quickly restoring production, business, service and other activities.

2. The presidents of commune- or higher-level People’s Committees, the heads of agencies and organizations with establishments having been on fires shall have to organize the implementation of the provisions at Clause 1, this Article.

Article 41.- Protection of the fire scene, compilation of fire dossiers

1. The police force shall have to organize the protection and examination of the fire scene as well as investigation thereof; agencies, organizations, households and individuals at places where fires occur shall have to participate in the protection of the fire scene and supply truthful information on the fires to the competent State agencies.

2. The fire prevention and fighting police shall have to compile fire dossier, evaluate the fire-fighting results, take part in the scene examination and determine causes of the fires.

Article 42.- Fighting fires at offices of diplomatic missions, consulates, representative offices of international organizations or residences of their members

1. When fires occur at offices of diplomatic missions, consulates, representative offices of international organizations or residences of their members, the people present thereat shall have to quickly extinguish the fires and prevent the fire from spreading to surrounding areas.

2. The Vietnamese fire prevention and fighting forces shall have to quickly fight fire spread outside offices of diplomatic missions, consulates, representative offices of international organizations or residences of their members.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The Government shall stipulate in detail the fire fighting for subjects mentioned in Clause 3 of this Article.

Chapter IV

ORGANIZATION OF FIRE PREVENTION AND FIGHTING FORCES

Article 43.- Fire prevention and fighting forces

Fire prevention and fighting forces constitute the core in the entire population’s fire prevention and fighting activities, which include:

1. The civil defense force;

2. The grassroots fire prevention and fighting force;

3. The specialized fire prevention and fighting force, organized and operating according to law provisions;

4. The fire prevention and fighting police.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. The civil defense groups and grassroots fire brigades shall be set up, managed and directed according to the following stipulations:

a/ In villages, hamlets and urban quarters civil defense groups shall be set up. The civil defense groups shall be set up, managed and directed by the presidents of the commune-level People’s Committees;

b/ At establishments, grassroots fire brigades shall be set up. The grassroots fire brigades shall be set up, managed and directed by the heads of agencies and organizations.

2. The authorities issuing decisions to set up civil defense groups or grassroots fire brigades shall have to notify them in writing to the local fire prevention and fighting police.

Article 45.- Tasks of the civil defense force and grassroots fire prevention and fighting force

1. To suggest the promulgation of regulations and internal rules on fire prevention and fighting safety.

2. To organize the propagation and popularization of fire prevention and fighting legislation and knowledge; to build up movement for mass participation in fire prevention and fighting.

3. To inspect and urge the execution of regulations and rules on safety for fire prevention and fighting safety.

4. To organize the drilling and fostering of professional fire prevention and fighting skills.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 46.- Drilling, fostering, directing, inspecting, professionally guiding and mobilizing civil defense force and grassroots fire prevention and fighting force, and the regimes and policies therefor

1. The civil defense and grassroots fire prevention and fighting forces shall be drilled and professionally fostered; subject to the direction, inspection and professional guidance by the fire prevention and fighting police; and subject to the mobilization by the competent authorities for participation in fire prevention and fighting activities.

2. The civil defense and grassroots fire prevention and fighting forces shall enjoy regimes and policies during the time of professional drilling and fostering and when directly participating in fire fighting according to the Government’s regulations.

Article 47.- Organization of the fire prevention and fighting police force

1. The fire prevention and fighting police force constitutes part of the armed forces, is organized uniformly from the central to local levels under the management and direction by the Minister of Public Security.

2. The State builds a regular and well-trained fire prevention and fighting police force, which shall be step by step modernized to meet the socio-economic development requirements of the country.

3. The organizational structure of the fire prevention and fighting police force shall be prescribed by the Government.

Article 48.- Functions and tasks of the fire prevention and fighting police force

1. To give advice and suggestions to the competent State agencies on the promulgation of fire prevention and fighting legislation, and direct and organize the implementation thereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To apply fire prevention and fighting measures, promptly fight fires when they occur.

4. To build up fire prevention and fighting forces; equip and manage fire prevention and fighting means.

5. To organize the research and application of scientific and technological advances in the field of fire prevention and fighting.

6. To inspect and handle acts of violating the fire prevention and fighting legislation.

Article 49.- Uniforms, badges, stripes and regimes, as well as policies for fire prevention and fighting police force

1. Officers, non-commissioned officers and soldiers of the fire prevention and fighting police shall wear uniforms, badges and stripes and enjoy regimes and policies as prescribed for the people’s police force; and be entitled to allowances and other regimes as provided for by the Government.

2. Workers and employees of the fire prevention and fighting police force shall enjoy regimes and policies as those of the police force.

Chapter V

FIRE PREVENTION AND FIGHTING MEANS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Agencies, organizations and individuals shall have to equip fire prevention and fighting means for establishments, forests of all kinds and motorized transport means under their respective management.

The commune-level People’s Committees shall have to equip civil defense groups with fire prevention and fighting means.

Organizations and individuals engaged in production, business and service activities and owners of forests and motorized transport means other than the State-owned ones shall have to equip themselves with fire prevention and fighting means.

2. Households shall have to prepare conditions and means for fire prevention and fighting.

3. The Ministry of Public Security shall specify and guide conditions as well as the equipment of fire prevention and fighting means for subjects defined in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 51.- Equipment for fire prevention and fighting police force

The State shall equip fire prevention and fighting police force with fire-fighting means and other necessary facilities and devices, ensuring their completeness and step-by-step modernization, thereby meeting the requirements on fire-fighting and rescue of people in all circumstances.

Article 52.- Management and use of fire prevention and fighting means

1. Fire prevention and fighting means of agencies, organizations, households and individuals must be managed and used to ensure their readiness for fire fighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 53.- Production and import of fire prevention and fighting means

1. The home-made or imported fire prevention and fighting means must ensure quality and standards and suit the Vietnamese conditions.

2. Organizations and individuals producing and/or trading in fire prevention and fighting means must satisfy all conditions on material and technical foundations according to regulations of the competent State bodies in charge of fire prevention and fighting.

Chapter VI

INVESTMENT IN FIRE PREVENTION AND FIGHTING ACTIVITIES

Article 54.- Financial sources for investment in fire prevention and fighting activities

1. Financial sources for investment in fire prevention and fighting activities include:

a/ The State budget allocations;

b/ The revenues from fire and explosion insurance;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Government shall specify revenue sources, collection levels and regime of managing and using financial sources for fire prevention and fighting activities.

Article 55.- State budget investment in fire prevention and fighting activities

1. The State shall ensure the annual necessary budget for investment in fire prevention and fighting activities.

2. The State shall allocate budget for fire prevention and fighting activities of fire prevention and fighting police, administrative and public-service units, armed force units and other units enjoying the State budget.

3. Subjects other than those specified in Clause 2 of this Article must, by themselves, ensure funding for fire prevention and fighting activities.

Article 56.- Encouragement of investment in fire prevention and fighting activities

1. The State encourages domestic agencies, organizations and individuals, overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals as well as international organizations to invest in and financially support fire prevention and fighting activities.

1. The State shall adopt preferential tax policies for production, assembly and export of fire prevention and fighting means.

Chapter VII

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 57.- Contents of State management over fire prevention and fighting

1. Elaborating fire prevention and fighting strategy, planning and plans, and directing the implementation thereof.

2. Issuing, guiding and organizing the implementation of legal documents on fire prevention and fighting.

3. Conducting the propagation and education on fire prevention and fighting legislation and knowledge.

4. Organizing and directing fire prevention and fighting activities.

5. Organizing the training and building of fire prevention and fighting forces as well as the equipment and management of fire prevention and fighting means.

6. Ensuring budget for fire prevention and fighting activities; organizing fire and explosion insurance in association with fire prevention and fighting activities.

7. Evaluating and ratifying projects, designing and after-test accepting fire prevention and fighting constructions; expertising and certifying the means safety; certifying the fire prevention and fighting safety conditions.

8. Organizing research, application and dissemination of scientific and technological advances regarding fire prevention and fighting.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



10. Making the State statistics on fire prevention and fighting.

11. Effecting international cooperation on fire prevention and fighting.

Article 58.- State management bodies in charge of fire prevention and fighting

1. The Government shall exercise the unified State management over fire prevention and fighting.

2. The Ministry of Public Security shall take responsibility before the Government for exercising the State management over fire prevention and fighting.

3. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within their tasks and powers, have to coordinate with the Ministry of Public Security in organizing the implementation of regulations on fire prevention and fighting.

The Government shall stipulate the coordination between the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense in organizing fire prevention and fighting for defense establishments, and between the Ministry of Public Security and the Ministry of Agriculture and Rural Development in organizing forest fire prevention and fighting.

4. The People’s Committees of different levels shall, within their tasks and powers, have to exercise the State management over fire prevention and fighting in their respective localities.

Article 59.- Fire prevention and fighting inspectorate

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The fire prevention and fighting inspectorate shall have the following tasks and powers:

a/ Organizing inspection of the observance of law provisions on fire prevention and fighting;

b/ Requesting the inspected subjects to supply relevant documents and reply on matters necessary for inspection;

c/ To handle violations of the legislation on fire prevention and fighting according to their competence.

3. Inspection delegations and inspectors shall be held responsible before law for their decisions.

4. The Government shall prescribe in detail the organization and operation of the fire prevention and fighting inspectorate.

Article 60.- Rights and obligations of inspected subjects

1. Inspected subjects shall have the following rights:

a/ To request inspection delegations to show inspection decisions and inspectors to show their cards and strictly comply with the inspection legislation;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To request compensation for damage caused by inspection delegations or inspectors handling measures which are contrary to law.

2. Inspected subjects are obliged to satisfy requests of inspection delegations and inspectors; create conditions for inspection delegations and inspectors to perform their tasks; and execute handling decisions of inspection delegations and inspectors according to the provisions of law.

Article 61.- Right to complain, denounce and initiate lawsuits

1. Agencies, organizations and individuals shall have the right to complain or initiate lawsuits against decisions or handling measures of inspection delegations and inspectors according to law provisions.

2. Individuals shall have the right to denounce with the competent State agencies acts of violating the fire prevention and fighting legislation.

3. The agencies receiving complaints, denunciations or petitions shall have to consider and settle them in time as prescribed by law.

Chapter VIII

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 62.- Commendation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 63.- Handling of violations

1. Any persons committing acts of violating the provisions of this Law shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liabilities; and, if causing damage, have to pay compensation therefor as prescribed by law.

2. Any persons who abuse their positions and powers in fire prevention and fighting activities to infringe upon the State’s interests, the legitimate rights and interests of organizations or individuals shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liabilities; and if causing damage, have to pay compensation therefor as prescribed by law.

3. The heads of agencies or organizations, who, due to the lack of responsibility in organizing, managing or inspecting the fire prevention and fighting activities, let fires occur, shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liabilities as prescribed by law.

The heads of fire prevention and fighting units, who, due to the lack of responsibility in performing the fire-fighting task, cause serious consequences shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liabilities as prescribed by law.

Chapter IX

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 64.- Implementation effect

This Law takes effect as from October 4, 2001.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 65.- Guidance of implementation

The Government shall detail and guide the implementation of this Law.

This Law was passed by the X th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session on June 29, 2001.

 

 

NATIONAL ASSEMBLY CHAIRMAN




Nguyen Van An

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật phòng cháy và chữa cháy 2001

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


196.088

DMCA.com Protection Status
IP: 18.223.108.186
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!