BỘ
NỘI VỤ
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
65/2005/QĐ-BNV
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 07 năm 2005
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM (SỬA
ĐỔI)
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL
ngày 20 tháng 5 năm 1957 quy định về quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 45/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy
định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức
phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Điều lệ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (sửa đổi)
đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam
thông qua ngày 14 tháng 3 năm 2005.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công
báo.
Điều 3.
Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ
chức phi chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đặng Quốc Tiến
|
ĐIỀU LỆ
HỘI NGHỊ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM (SỬA ĐỔI)
(ban
hành theo Quyết định số 65/2005/QĐ-BNV ngày 05 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ
Nội vụ)
Chương 1:
TÊN GỌI, TÔN CHỈ MỤC
ĐÍCH, LĨNH VỰC PHẠM VI VÀ NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
Điều 1.
Tên gọi
1. Tên tiếng Việt: Hội nghệ sĩ
Nhiếp ảnh Việt Nam
2. Tên bằng tiếng Anh
Vietnam association of
photographic artists
Viết tắt: VAPA.
3. Lôgô biểu trưng: Vòng ngoài
hình tròn có ghi chữ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Vòng trong là hình cửa điều
sáng ống kính máy ảnh có 6 cánh thép xếp đồng chiều. Giữa cánh thép là hình lục
giác, có hình chim Lạc (còn gọi là chim Hạc) theo mẫu họa tiết trống đồng Ngọc
Lũ (đã đăng ký bản quyền).
Điều 2.
Tính chất Hội
1. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam (dưới đây gọi tắt là Hội) là tổ chức Chính trị - Xã hội - Nghề nghiệp của
những công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
nhiếp ảnh bao gồm: sáng tác ảnh nghệ thuật, làm công tác lý luận phê bình nhiếp
ảnh và giảng dạy nhiếp ảnh.
2. Hội đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng, chịu
sự quản lý của Nhà nước và quy định của luật pháp nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
3. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam là hội sáng tạo chuyên ngành Nhiếp ảnh ở Việt Nam
Điều 3.
Mục đích của Hội
1. Hội tập hợp, tổ chức và động
viên các Nghệ sĩ nhiếp ảnh sáng tác trên tinh thần phát huy truyền thống nghệ
thuật Nhiếp ảnh Việt Nam, tiếp thu tinh hoa nghệ thuật nhiếp ảnh thế giới nhằm
sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật xây dựng nền
nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Mở rộng các hoạt động nhiếp ảnh,
giao lưu văn hóa ảnh với các nước nhằm giới thiệu các tác phẩm nhiếp ảnh có giá
trị với công chúng trong và ngoài nước.
Nâng cao trình độ Hội viên, từng
bước hội nhập với nền nghệ thuật nhiếp ảnh khu vực và thế giới.
Điều 4.
Lĩnh vực và phạm vi hoạt động
Hội hoạt động về lĩnh vực nhiếp ảnh
trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Được quan hệ với
các tổ chức nhiếp ảnh, các tổ chức kinh tế - xã hội, cá nhân và các nhà nhiếp ảnh
nước ngoài theo quy định của luật pháp Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Điều 5.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
1. Hội tổ chức theo nguyên tắc tự
nguyện, dân chủ, quyết định theo đa số, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ
trách, được cụ thể hóa bằng các Quy chế do Ban Chấp hành quy định.
2. Hoạt động của Hội theo nguyên
tắc tự quản, tự trang trải và có sự tài trợ của Nhà nước.
Điều 6.
Mối quan hệ của Hội
1. Hội có mối quan hệ với các tổ
chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước.
2. Là thành viên của Liên hiệp
các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam.
3. Có mối quan hệ phối hợp với
các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương, các Hội văn học nghệ thuật
và Hội Nhiếp ảnh các tỉnh, thành phố trong cả nước.
4. Là thành viên của Liên đoàn
Nghệ thuật Nhiếp ảnh quốc tế (FIAP).
Điều 7.
Trụ sở, tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản của Hội.
1 Hội có tư cách pháp nhân; có
con dấu nổi, dấu ướt và dấu ướt thu nhỏ; có tài khoản riêng.
2. Trụ sở cơ quan Hội đặt tại Hà
Nội, thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chương
2:
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI
Điều 8.
Quyền của Hội
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục
đích của Hội, cung cấp các thông tin cần thiết cho hội viên, tạo điều kiện cho
hội viên nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn;
2. Đại diện cho hội viên trong mối
quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội. Bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên;
3. Tư vấn, phản biện, thẩm định
và phát ngôn những vấn đề thuộc về nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam cho các cơ
quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
4. Tham gia ý kiến, kiến nghị với
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách
và các vấn đề liên quan tới sự phát triển, lĩnh vực hoạt động của Hội;
5. Được gây quỹ Hội;
6. Thành lập và quản lý các tổ
chức, đơn vị trực thuộc Hội theo quy định của pháp luật. Quản lý các hoạt động
của các chi hội, hội viên trong cả nước;
7. Quan hệ với các tổ chức, cá
nhân người nước ngoài và gia nhập làm hội viên các Hội nhiếp ảnh quốc tế, khu vực
theo quy định của pháp luật;
8. Thực hiện chế độ khen thưởng,
kỷ luật
Điều 9.
Nghĩa vụ của Hội
1. Vận động, tập hợp và tổ chức
những nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, người làm công tác
nghiên cứu, lý luận phê bình, kỹ thuật nhiếp ảnh, giảng dạy nhiếp ảnh vào Hội;
2. Giúp đỡ hội viên sáng tạo ra
các tác phẩm ảnh, các công trình lý luận nhiếp ảnh có giá trị tư tưởng, nghệ
thuật cao và thấm nhuần tính nhân văn, có tác dụng sâu sắc trong việc xây dựng
con người mới, góp phần xây dựng nền Nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc;
3. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức
các cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc, khu vực, nhóm tác giả hoặc
một tác giả. Tham gia các hoạt động nhiếp ảnh ở nước ngoài, tổ chức triển lãm ảnh
Việt Nam ở nước ngoài và tổ chức liên hoan triển lãm ảnh quốc tế tại Việt Nam;
4. Tuyên truyền, phổ biến đường
lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là đường lối văn
hoá văn nghệ của Đảng cho hội viên;
5. Tham gia nghiên cứu các đề
tài khoa học chuyên ngành nhiếp ảnh; phối hợp với các tổ chức để đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ cho hội viên và lực lượng nhiếp ảnh cả nước.
6. Xuất bản những ấn phẩm nhiếp ảnh:
sách lý luận phê bình nhiếp ảnh, kỹ thuật nhiếp ảnh, sách ảnh nghệ thuật, sách
dịch từ tiếng nước ngoài, đĩa ghi hình, v.v... theo quy định Luật Xuất bản;
7. Phát triển hội viên mới và
phong tặng các tước hiệu cho hội viên;
8. Mở rộng giao lưu văn hóa ảnh
với các tổ chức nhiếp ảnh, tổ chức kinh tế - xã hội quốc tế và khu vực cũng như
với cá nhân, nhà nhiếp ảnh nước ngoài theo quy định của pháp luật;
9. Thực hiện chế độ thu chi tài
chính và báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật;
10. Tổ chức hoạt động theo đúng
Điều lệ đã được phê chuẩn và chịu sự quản lý của Nhà nước theo chuyên ngành.
Báo cáo tình hình tổ chức hoạt động của Hội với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của Nhà nước trong việc Hội tuân thủ
luật pháp.
Chương
3:
HỘI VIÊN
Điều 10.
Điều kiện trở thành hội viên
1. Công dân Việt Nam tán
thành Điều lệ Hội và tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội.
2. Có tinh thần yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, tư cách đạo đức tốt, đoàn kết xây dựng Hội.
3. Có trình độ nghề nghiệp:
a) Với người sáng tác ảnh: Có đủ
số điểm (có quy định riêng về cách tính điểm), có 1 tác phẩm dự treo triển lãm ảnh
toàn quốc, có thời gian 2 năm (24 tháng) kể từ bức ảnh đầu tiên được tính điểm
cho đến ngày công bố kết nạp.
Đối với những người sinh sau năm
1975 phải tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương trở lên.
b) Với người làm công tác lý luận
phê bình: có 10 bài nghiên cứu có tính lý luận và học thuật được giới thiệu
trên Tạp chí Nhiếp ảnh hoặc các báo, tạp chí trung ương, có trình độ sáng tác ảnh
nhất định (có quy định cụ thể) và tốt nghiệp đại học trở lên.
Điều 11.
Hội viên
1. Hội viên chính thức là những
người có đủ điều kiện trở thành hội viên được quy định tại Điều 10.
2. Hội viên danh dự là những người
có nhiều hoạt động và công lao đóng góp cho nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam và
cho Hội.
Điều 12.
Nghĩa vụ Hội viên
1. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp
luật Nhà nước, bảo vệ uy tín Hội.
2. Không ngừng nâng cao trình độ
chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp, chất lượng sáng tác. Chủ động tham gia các
hoạt động nghệ thuật, đóng góp vào sự nghiệp chung của Hội, góp phần xây dựng nền
nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ
và các Nghị quyết của Hội, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ do Ban Chấp hành, Ban
Thường vụ, Chi hội và các tổ chức khác của Hội phân công. Đoàn kết, hỗ trợ nhau
để xây dựng tổ chức Hội ngày càng phát triển vững mạnh.
4. Phối hợp chặt chẽ với Hội văn
học nghệ thuật địa phương, thực sự làm nòng cốt cho phong trào nhiếp ảnh địa
phương, tham gia bồi dưỡng, phát triển hội viên mới.
5. Đóng hội phí đầy đủ, đúng hạn
theo quy định của Hội.
Điều 13.
Quyền của hội viên
1. Được cấp thẻ Hội viên Hội Nghệ
sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Không thích hợp, hội viên viết đơn xin ra Hội;
2. Hội viên chính thức đủ 24
tháng trở lên được quyền ứng cử, đề cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội. Hội
viên danh dự không có quyền ứng cử, đề cử, bầu cử;
3. Được thảo luận, tham gia ý kiến
vào các chủ trương, phương hướng hoạt động của Hội;
4. Được Hội tạo điều kiện sáng
tác, công bố tác phẩm; được dự các lớp bồi dưỡng chính trị, chuyên môn, tham
gia các đề tài nghiên cứu khoa học do Hội tổ chức;
5. Được hưởng các chế độ khen
thưởng theo quy định của Đảng, Nhà nước và của Hội;
6. Hội viên từ 70 tuổi trở lên
được miễn hội phí. Trường hợp hội viên tuổi cao sức yếu có đề nghị miễn sinh hoạt
thì được miễn sinh hoạt Hội.
Điều 14.
Thể thức vào Hội
1. Người muốn vào Hội phải tự
nguyện làm hồ sơ theo mẫu quy định của Ban Chấp hành và hướng dẫn của Ban Tổ chức
- Thi đua.
2. Quy trình xét duyệt:
- Ban Tổ chức - Thi đua tiếp nhận,
kiểm tra hồ sơ, tính điểm, phân loại.
- Hội đồng Nghệ thuật thẩm định
các tác phẩm và công trình nhiếp ảnh của các hội viên sáng tác. Ban Lý luận phê
bình thẩm định các bài viết, công trình của các hội viên lý luận phê bình. Kết
quả thẩm định, nhận xét đánh giá từng trường hợp trình Ban chấp hành Hội.
- Căn cứ tiêu chuẩn quy định,
Ban Chấp hành Hội xét kết nạp hội viên. Việc kết nạp hội viên phải được quá 1/2
số ủy viên Ban Chấp hành Hội tán thành.
3. Mỗi năm xét kết nạp hội viên
một lần.
4. Chủ tịch Hội ra quyết định kết
nạp. Tuổi hội của hội viên được tính từ ngày ra quyết định.
Điều 15.
Thể thức ra Hội
1. Hội viên muốn ra Hội tự nguyện
làm đơn gửi Ban Chấp hành Hội.
2. Hội viên không tham gia sinh
hoạt hoặc không đóng hội phí 2 năm liền trở lên thì bị xóa tên trong danh sách
hội viên.
3. Hội viên vi phạm pháp luật,
Điều lệ Hội và làm tổn thương uy tín Hội thì bị khai trừ ra khỏi Hội.
4. Việc giải quyết đơn xin ra hội,
xóa tên, khai trừ do chi hội và Ban Tổ chức - Thi đua đề nghị. Ban Chấp hành Hội
xét quyết định với số phiếu quá bán. Chủ tịch Hội ra quyết định xóa tên. Người
ra Hội phải trả thẻ Hội viên. Danh sách người bị xóa tên, khai trừ được Hội
thông báo đến các cơ quan có liên quan và thông báo trên Tạp chí Nhiếp ảnh.
Chương
4:
TỔ CHỨC HỘI
Điều 16.
Tổ chức của Hội
1. Trung ương Hội là cơ quan
quản lý Hội và các Chi hội, gồm có:
a) Cơ quan lãnh đạo Trung ương Hội:
+ Ban Chấp hành Hội
+ Ban Thường vụ.
b) Các cơ quan chuyên môn và cơ
quan chức năng gồm:
+ Hội đồng Nghệ thuật
+ Ban Lý luận Phê bình - Bồi dưỡng
nghiệp vụ
+ Ban Sáng tác - Triển lãm - Hội
viên
+ Tạp chí Nhiếp ảnh
+ Tạp chí Thế giới ảnh
+ Ban Kiểm tra
+ Văn phòng Hội
+ Ban Đối ngoại
+ Ban Tổ chức - Thi đua
+ Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm
ảnh nghệ thuật quốc gia
+ Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ
nhiếp ảnh
+ Văn phòng Đại diện tại thành
phố Hồ Chí Minh
+ Nhà xuất bản Nhiếp ảnh
Khi cần thiết Hội có thể thành lập
một số tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Chi hội là tổ chức cơ sở của
Hội
Tại các cơ quan, đơn vị và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương có từ 3 hội viên trở lên thì lập chi hội, có 1
hoặc 2 hội viên thì sinh hoạt ghép với chi hội gần nhất hoặc trực thuộc Trung
ương Hội.
Điều 17.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội
1. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của
Hội là Đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Nhiệm kỳ Đại hội đại biểu
toàn quốc là 5 năm, trong trường hợp đặc biệt Đại hội có thể tiến hành sớm hơn
hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm so với thời gian của một nhiệm kỳ và phải
được thông báo đến toàn thể hội viên.
3. Đại hội bất thường chỉ được
triệu tập khi quá 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành Hội có ý kiến đề nghị, hoặc do
cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu
Ban Chấp hành Hội là cơ quan quyết
định triệu tập Đại hội.
Điều 18.
Thể thức bầu, bãi miễn đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc
1. Các đại biểu dự Đại hội đại
biểu toàn quốc là các đại biểu chính thức được bầu từ đại hội cơ sở và các đại
biểu đương nhiên, đại biểu chỉ định.
2. Bầu đại biểu chính thức dự đại
hội: chi hội căn cứ số đại biểu chính thức được Ban tổ chức đại hội phân bổ
theo tỷ lệ chung trên cơ sở số lượng hội viên từng chi hội để bầu bằng cách bỏ
phiếu kín với số phiếu quá bán. Trường hợp nhiều hội viên có số phiếu bầu bằng
nhau mà chỉ chọn một người, hội viên có tuổi hội nhiều hơn thì hội viên đó đi dự
đại hội.
3. Đại biểu đương nhiên là đại
biểu chính thức của đại hội gồm các Ủy viên Ban Chấp hành Hội đương nhiệm.
4. Ban chấp hành Hội đương nhiệm
có quyền chỉ định một số đại biểu đi dự đại hội. Đại biểu được chỉ định là đại
biểu chính thức của đại hội, số đại biểu chỉ định không quá 5% tổng số đại biểu
dự đại hội.
Thể thức bãi miễn đại biểu dự đại
hội: Khi Ban Kiểm tra tư cách đại biểu phát hiện đại biểu dự đại hội vi phạm tư
cách đại biểu, được Đoàn Chủ tịch Đại hội đồng ý thì bãi miễn tư cách đại biểu
đó.
5. Hội viên không tham dự đại hội
thì không có quyền đề cử, ứng cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội.
Điều 19.
Ban Chấp hành Hội
1. Số lượng ủy viên Ban Chấp
hành Hội do Đại hội quy định và biểu quyết.
2. Thể thức bầu: Đại hội trực tiếp
bầu bằng phiếu kín. Nếu lần thứ nhất bầu không đủ thì bầu tiếp lần thứ hai. Nếu
lần thứ hai vẫn không đủ có bầu tiếp lần thứ 3 hay không do Đại hội quyết định.
Trường hợp nhiều người có số phiếu bằng nhau mà chỉ chọn 1 người thì người có
tuổi hội nhiều hơn trúng cử.
3. Ban Chấp hành Hội (gọi tắt là
Ban Chấp hành) là cơ quan lãnh đạo, điều hành giữa hai kỳ Đại hội, tổ chức thực
hiện Nghị quyết Đại hội và Điều lệ Hội.
4. Ban Chấp hành bầu và miễn nhiệm
Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và ủy viên Ban Thường vụ, Ban Kiểm tra, Hội đồng Nghệ
thuật; chỉ định và bãi miễn các ban chức năng của hội; xét kết nạp hội viên mới
và khai trừ hội viên.
5. Kỳ họp Ban chấp hành: Người
trúng cử Ban Chấp hành có số phiếu bầu cao nhất được quyền triệu tập các ủy
viên Ban Chấp hành mới để bầu Chủ tịch Hội. Chủ tịch Hội điều hành cuộc họp Ban
Chấp hành để bầu các Phó Chủ tịch Hội, ủy viên Ban Thường vụ, Hội đồng Nghệ thuật
và Ban Kiểm tra. Định kỳ mỗi năm họp Ban chấp hành một lần. Trường hợp cần thiết
có thể họp đột xuất do Chủ tịch hội triệu tập. Phân Ban Chấp hành phía Nam và
phía Bắc 6 tháng họp một kỳ.
6. Thể thức bổ sung và miễn nhiệm:
khi khuyết thành viên Ban Chấp hành, nếu cần bổ sung Ban Thường vụ báo cáo Ban
Chấp hành xem xét quyết định. Các thành viên Ban Chấp hành vi phạm pháp luật và
Điều lệ Hội, mất uy tín, không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vì lý do đặc biệt sẽ bị
miễn nhiệm. Việc bổ sung, miễn nhiệm được thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thông
qua phiếu kín với số phiếu quá bán số thành viên Ban Chấp hành.
Điều 20.
Ban Thường vụ
1. Ban Thường vụ là cơ quan thường
trực có nhiệm vụ lập kế hoạch, tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội, nghị quyết
của Ban Chấp hành; điều hành các công việc thường xuyên của Hội; bổ nhiệm hoặc
miễn nhiệm cán bộ phụ trách các cơ quan hành chính, nghiệp vụ trực thuộc Hội;
theo dõi, chỉ đạo hoạt động của các chi hội, Ban Kiểm tra, Hội đồng Nghệ thuật.
2. Ban Thường vụ gồm: Chủ tịch Hội,
các Phó Chủ tịch Hội và một số ủy viên. Ban Thường vụ do Ban Chấp hành bầu
trong số ủy viên Ban Chấp hành. Số lượng ủy viên Ban Thường vụ do Ban Chấp hành
quy định.
3. Việc bổ sung, miễn nhiệm ủy
viên Ban Thường vụ do các thành viên Ban Chấp hành hoặc Ban Thường vụ đề nghị
và phải được quá 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành tán thành bằng phiếu kín.
4. Các quyết định của Ban Thường
vụ có hiệu lực khi có quá 1/2 ủy viên Ban Thường vụ tán thành.
5. Ban Thường vụ 3 tháng họp một
lần, trong trường hợp cần thiết có thể họp đột xuất do Chủ tịch Hội triệu tập.
Điều 21.
Chủ tịch Hội
1. Chủ tịch Hội do Ban Chấp hành
Hội bầu trong các số ủy viên Ban Chấp hành bằng phiếu kín và phải được quá 1/2
phiếu của ủy viên Ban Chấp hành tán thành.
2. Chủ tịch Hội có quyền giới
thiệu các Phó Chủ tịch Hội và ủy viên Ban Thường vụ để Ban Chấp hành bầu.
3. Chủ tịch Hội là Thủ trưởng cơ
quan Hội, là đại diện của Hội về mặt pháp lý; thay mặt Ban Chấp hành điều hành
công việc của Hội theo Điều lệ và Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành;
phê duyệt các quy chế cụ thể hóa Điều lệ Hội; triển khai các công tác đối nội,
đối ngoại, phân công công tác các bộ phận trong cơ quan Hội, chỉ đạo hoạt động
các chi hội.
4. Thay mặt Hội thực hiện quan hệ
với các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội từ Trung ương tới địa
phương, cũng như với các tổ chức tương đương và cá nhân nước ngoài theo quy định
của pháp luật.
5. Ký các quyết định và văn bản
của Hội.
6. Là chủ tài khoản của Hội.
7. Chịu trách nhiệm trước pháp
luật, hội viên về mọi hoạt động của Hội.
Điều 22.
Phó Chủ tịch Hội
1. Phó Chủ tịch Hội do Ban Chấp
hành bầu, miễn nhiệm và phải được quá 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành tán thành.
2. Số lượng Phó Chủ tịch Hội do
Ban Chấp hành quy định.
3. Phó Chủ tịch Hội là người
giúp Chủ tịch Hội phụ trách từng lĩnh vực công việc cụ thể và chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Hội về các quyết định của mình.
4. Được giải quyết các công việc
khác và ký các văn bản, làm chủ tài khoản khi Chủ tịch Hội ủy quyền.
Điều 23.
Ban Kiểm tra
1. Ban Kiểm tra có trách nhiệm
kiểm tra, giám sát các tổ chức của Hội và hội viên thực hiện Nghị quyết, Quy chế,
Điều lệ Hội; đề xuất các biện pháp giải quyết đơn thư tố cáo, các sai phạm của
hội viên; các tổ chức của Hội để Ban Chấp hành xem xét giải quyết. Trường hợp đặc
biệt Ban Kiểm tra kiến nghị Ban Chấp hành đề nghị cơ quan pháp luật Nhà nước
can thiệp.
2. Số lượng thành viên Ban Kiểm
tra do Đại hội quy định.
3. Ban Kiểm tra và Trưởng Ban Kiểm
tra do Ban Chấp hành bầu bằng phiếu kín, trúng cử theo nguyên tắc quá bán. Trưởng
Ban Kiểm tra phải là ủy viên Ban Chấp hành.
4. Việc bổ sung, miễn nhiệm
thành viên Ban Kiểm tra do thành viên Ban Chấp hành hoặc Ban Kiểm tra đề nghị
và phải quá 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành tán thành, Chủ tịch Hội ra quyết định.
5. Quy chế tổ chức, hoạt động của
Ban Kiểm tra do Ban Chấp hành quy định.
6. Nhiệm kỳ của Ban Kiểm tra
theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.
Điều 24.
Hội đồng Nghệ thuật
1. Hội đồng Nghệ thuật đặt dưới
sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Chấp hành, chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành về
nghệ thuật nhiếp ảnh. Hội đồng Nghệ thuật có nhiệm vụ thẩm định những giá trị
nghệ thuật tác phẩm nhiếp ảnh trong và ngoài nước đứng tên Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
Việt Nam; tham gia Hội đồng xét chọn giải thưởng ảnh xuất sắc hàng năm của Hội,
ảnh nghệ thuật toàn quốc, khu vực; tổng kết các hoạt động sáng tạo nghệ thuật
nhiếp ảnh; đề xuất các biện pháp, phương thức hoạt động nhằm nâng cao chất lượng
nghệ thuật theo đường lối văn hóa văn nghệ của Đảng và Nhà nước.
2. Số lượng thành viên Hội đồng
Nghệ thuật do Ban Chấp hành quy định.
3. Hội đồng Nghệ thuật do Ban Chấp
hành bầu theo nguyên tắc phiếu kín và quá bán.
4. Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật
là ủy viên Ban Chấp hành.
5. Việc bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy
viên Hội đồng Nghệ thuật phải được quá 1/2 số ủy viên Ban Chấp hành tán thành,
Chủ tịch Hội ra quyết định.
6. Quy chế hoạt động của Hội đồng
Nghệ thuật do Ban Chấp hành quy định.
7. Nhiệm kỳ của Hội đồng Nghệ
thuật theo nhiệm kỳ của Ban Chấp hành.
Điều 25.
Các Ban chuyên môn
1. Việc thành lập các Ban chuyên
môn do Ban Chấp hành quyết định trên cơ sở thống nhất với Bộ Nội vụ.
2. Số lượng thành viên mỗi Ban
chuyên môn do Ban Thường vụ quy định.
3. Việc bầu, miễn nhiệm các Trưởng
ban, Giám đốc trung tâm do Ban Chấp hành đề cử và bầu bằng phiếu kín hoặc biểu
quyết theo nguyên tắc quá 1/2 thành viên Ban chấp hành đồng ý và có ý kiến thống
nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Nhiệm vụ của các Ban chuyên
môn do Ban Chấp hành quy định.
Điều 26.
Chi hội
1. Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam là tổ chức cơ sở của Hội được thành lập theo tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có từ 3 hội viên. Nơi có đông hội viên chi hội có thể thành lập theo
khu vực, ngành. Chi hội hoạt động đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Ban Chấp
hành và Ban Thường vụ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; chịu sự lãnh đạo của cấp ủy
Đảng, chính quyền và có quan hệ phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật, ngành Văn
hóa - Thông tin địa phương.
2. Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam có nhiệm vụ quản lý hội viên, tổ chức các hoạt động chuyên môn trong chi hội,
triển khai các nghị quyết, kế hoạch công tác của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ;
tổng hợp nguyện vọng, kiến nghị của hội viên báo cáo Ban Chấp hành hoặc Ban Thường
vụ; phối hợp hoạt động nhiếp ảnh với các Chi hội bạn và Phân hội nhiếp ảnh thuộc
Hội văn học nghệ thuật địa phương; giải quyết các công việc do Ban Chấp hành ủy
nhiệm; thu nộp hội phí, đề nghị khen thưởng, kỷ luật đối với hội viên thuộc chi
hội; tổ chức kết nạp hội viên mới.
3. Chi hội có 10 hội viên trở
lên có Ban Chấp hành chi hội, số thành viên Ban Chấp hành có 3 hoặc 5 người.
Chi hội trên 5 hội viên bầu 1 Chi hội trưởng và 1 Chi hội phó. Chi hội 5 hội
viên trở xuống bầu 1 Chi hội trưởng. Việc bầu bằng phiếu kín và theo nguyên tắc
quá bán. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra quyết định công nhận.
4. Quy chế hoạt động của chi hội
do Ban Chấp hành Hội quy định.
5. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành
chi hội theo nhiệm kỳ Đại hội toàn quốc của Hội.
Chương
5:
TÀI SẢN, TÀI CHÍNH CỦA HỘI
Điều 27.
Các nguồn tài sản, tài chính của Hội
1. Tài sản của Hội gồm: động sản,
bất động sản do Nhà nước giao cho Hội quản lý, do Hội tự mua hoặc do các tổ chức,
cá nhân ủng hộ.
2. Tài chính của hội bao gồm các
nguồn thu:
- Kinh phí do ngân sách Nhà nước
cấp, hỗ trợ.
- Hội phí và các khoản đóng góp
khác của hội viên.
- Tài trợ của các cá nhân, tổ chức
trong nước và nước ngoài.
- Thu nhập từ các hoạt động nghiệp
vụ, dịch vụ do Hội tổ chức theo quy định của pháp luật.
Điều 28.
Sử dụng tài chính của Hội
1. Chi hoạt động nghiệp vụ, hành
chính của Hội.
2. Chi trả lương, phụ cấp cho
cán bộ, công nhân viên chuyên trách và kiêm nhiệm của Hội.
3. Chi đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ
hội viên sáng tác, khen thưởng.
4. Chi các khoản theo quy định của
Nhà nước và của Ban Chấp hành Hội.
Điều 29.
Quản lý tài sản, tài chính của Hội
1. Tài sản, tài chính của Hội được
quản lý theo quy định của pháp luật và quy định của Ban Chấp hành Hội. Chủ tịch
Hội chịu trách nhiệm quản lý, tài sản, tài chính của Hội.
2. Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Hội chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ về quản lý, sử dụng tài sản, tài
chính được giao và thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ.
3. Việc điều chuyển tài sản, tài
chính của các cơ quan trực thuộc Hội do Ban Thường vụ quyết định.
4. Người được ủy quyền và Kế
toán trưởng giúp Chủ tịch Hội quản lý tài sản, tài chính theo các quy định của
pháp luật.
5. Hàng năm có kiểm kê tài sản
và quyết toán tài chính theo quy định của pháp luật.
6. Tài sản, tài chính của Hội
khi sát nhập, chia tách, giải thể được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Chương 6:
KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT
Điều 30. Khen thưởng
1. Hội viên có thành tích sáng
tác, hoạt động nhiếp ảnh được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển nghệ
thuật Nhiếp ảnh Việt Nam
và các hình thức khen thưởng khác của Hội.
2. Các cá nhân, tổ chức trong nước
và nước ngoài có đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp Nhiếp ảnh Việt Nam được xét tặng
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam.
3. Hội viên có thành tích xuất sắc
được Hội đề nghị Nhà nước và các cơ quan hữu quan tặng giải thưởng, danh hiệu
vinh dự Nhà nước và các hình thức khen thưởng khác theo Luật Thi đua Khen thưởng.
4. Hội viên của Hội được xét
phong các tước hiệu nghệ sĩ nhiếp ảnh (có quy chế riêng).
5. Hội đồng thi đua của Hội tư vấn
cho Ban Thường vụ về khen thưởng, Chủ tịch Hội ký quyết định khen thưởng và ký
đề nghị cấp trên khen thưởng.
6. Quy chế xét khen thưởng do
Ban Chấp hành quy định.
Điều 31.
Kỷ luật
1. Hội viên vi phạm pháp luật
Nhà nước và Điều lệ Hội tùy mức độ mà áp dụng các hình thức kỷ luật: khiển
trách, cảnh cáo, miễn nhiệm, khai trừ ra khỏi Hội.
2. Việc thi hành kỷ luật hội
viên do Ban Chấp hành chi hội, Ban Kiểm tra đề nghị Ban Thường vụ xét, Chủ tịch
Hội ra quyết định.
3. Quy chế xét kỷ luật hội viên
do Ban Chấp hành quy định.
Chương
7:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 32.
Thể thức sửa đổi bổ sung Điều lệ
Chỉ có Đại hội toàn thể hoặc Đại
hội đại biểu toàn quốc của Hội mới có quyền bổ sung, sửa đổi Điều lệ Hội.
Điều 33.
Hiệu lực thi hành
Điều lệ Hội gồm 7 chương, 33 Điều
đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh
Việt Nam ngày 14 tháng 3 năm 2005.
Điều lệ Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt
Nam
có hiệu lực theo Quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ./.