Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 492/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 16/04/2009 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

Số: 492/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 1312/TTr-BKH ngày 03 tháng 3 năm 2009 về Đề án thành lập “Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long”,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:

Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau.

2. Định hướng phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020:

a. Vị trí, vai trò của Vùng kinh tế trọng điểm đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long:

- Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục là trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản, có đóng góp lớn vào xuất khẩu nông thủy sản của cả nước. Ngoài ra, Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển giao công nghệ sinh học, cung cấp giống, các dịch vụ kỹ thuật, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với ba trung tâm điện lực Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương với tổng công suất khoảng 9.000 MW - 9.400 MW và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam.

- Là trung tâm dịch vụ (giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, thương mại …), du lịch lớn của cả nước.

- Là cầu nối trong hội nhập kinh tế khu vực và giữ vị trí quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước.

b. Quan điểm phát triển:

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương và toàn Vùng kinh tế trọng điểm, trên cơ sở phát triển hiệu quả, toàn diện các khu vực đồng bằng, ven biển và kinh tế biển, trong thế liên kết với các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với các địa phương vùng khác trong cả nước, trước hết là vùng Đông Nam Bộ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm nhanh tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ cả trong GDP và cơ cấu lao động.

- Chủ động hội nhập sâu rộng, đẩy mạnh mở rộng giao thương kinh tế với các nước trong khu vực và quốc tế. Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm phát triển kinh tế - xã hội nhanh hơn so với bình quân cả nước, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

- Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, giảm dần sự chênh lệch về phát triển xã hội giữa các khu vực và giữa đồng bào dân tộc Kinh và đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là đối với đồng bào dân tộc Khơme.

- Phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường, củng cố an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

c. Mục tiêu phát triển:

- Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng phát triển năng động, có cơ cấu kinh tế hiện đại, có đóng góp ngày càng lớn vào nền kinh tế của đất nước, góp phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng đồng bằng sông Cửu Long giàu mạnh, các mặt văn hóa, xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị và an ninh quốc phòng vững chắc.

- Các mục tiêu cụ thể:

+ Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2009-2010 của Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt gấp khoảng 1,2 lần và thời kỳ 2011 - 2020 gấp khoảng 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 10,5% hiện nay lên khoảng 11,6% năm 2010 và 13,3% năm 2020.

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, đến năm 2010 khu vực nông lâm thủy sản chiếm 29,4% và giảm xuống 15% năm 2020; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 28,7% năm 2010 và tăng lên 40% năm 2020; khu vực dịch vụ chiếm 41,9% năm 2010 và tăng lên 45% năm 2020.

+ GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.200 USD năm 2010 và khoảng 3.000 USD vào năm 2020.

+ Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 310 USD năm 2007 lên 490 USD năm 2010 và 1.900 USD năm 2020.

+ Tăng mức đóng góp của Vùng kinh tế trọng điểm trong thu ngân sách trên địa bàn của vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 37,7% năm 2007 lên khoảng 40% năm 2010 và 48% vào năm 2020.

+ Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong tiến trình hiện đại hóa, phấn đấu đạt bình quân 20%/năm.

+ Nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo từ khoảng 30% năm 2007 lên 38% năm 2010 và đạt khoản 65% vào năm 2020.

+ Phấn đấu nâng tỷ lệ đô thị hóa của Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long từ 30,2% năm 2007 lên 33,8% vào năm 2010 và đạt 46% năm 2020.

3. Các giải pháp thúc đẩy phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long:

a. Tạo bước đột phá về phát triển kết cấu hạ tầng:

Ưu tiên từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA và vốn trái phiếu Chính phủ) đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là mạng lưới giao thông để kết nối Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ, các vùng khác của cả nước và khu vực cũng như kết nối các đô thị lớn trong Vùng.

b. Phát triển nguồn nhân lực:

- Mở rộng quy mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng và cơ cấu hợp lý giữa các ngành, các bậc đào tạo và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.

- Đầu tư mạnh cho bồi dưỡng, phát triển nhân lực kỹ thuật cao, đào tạo chuyên gia các ngành mũi nhọn cho phát triển kinh tế - xã hội của Vùng.

- Gắn kế hoạch và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế và phát triển các ngành kinh tế với kế hoạch đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực. Tổ chức dạy nghề theo 3 hướng: dạy nghề đối với lao động trẻ mới gia nhập lực lượng lao động; dạy nghề cho đối tượng chuyển đổi nghề do những tác động của việc thay đổi cơ cấu kinh tế và cải cách doanh nghiệp; và dạy nghề có tính chất nâng cao đối với đối tượng có nhu cầu để theo kịp với sự đổi mới của khoa học, công nghệ.

- Tạo môi trường để nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực, chất lượng đào tạo nhân lực, tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng như là quá trình thống nhất trong phát triển nguồn nhân lực.

c. Các giải pháp về cơ chế, chính sách:

- Về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng:

Nhà nước tiếp tục tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước, bao gồm cả nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và ODA cho các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có liên quan đến phát triển vùng: QL 1A, đường N1, N2, hệ thống đường trên đảo Phú Quốc, các cảng hàng không …

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư bằng các hình thức BT, BOT một số công trình như đường cao tốc, xây dựng cảng, nạo vét luồng sông …

- Về thu chi ngân sách, hỗ trợ cho các địa phương trong Vùng:

+ Nâng mức hỗ trợ cho các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo tiêu chí các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) cao hơn so với các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm khác.

+ Nâng mức hỗ trợ cho các khu công nghiệp, các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu tại các địa phương trong Vùng cao hơn mức bình quân chung đối với các vùng khác.

+ Tạo điều kiện thuận lợi và định hướng thu hút ODA cao hơn cho các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.

+ Thực hiện tốt một số cơ chế, chính sách theo Quyết định số 26/2008/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010.

d. Giải pháp phối hợp liên tỉnh, thành phố và các Bộ, ngành liên quan:

- Thực hiện quy chế phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đối với vùng kinh tế trọng điểm theo Quyết định số: 159/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.

- Bổ sung Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long vào hệ thống các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước và lãnh đạo Ủy ban nhân dân 4 tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau vào Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các Vùng kinh tế trọng điểm để điều hành, chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm theo quy hoạch.

- Xây dựng cơ chế phối hợp trong phát triển giữa các địa phương thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

- Phối hợp trong xây dựng, thực hiện, rà soát, bổ sung, kiểm tra quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh/thành phố trong Vùng:

+ Khi xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh/thành phố cần xem xét quy hoạch của các tỉnh trong Vùng. Nếu có vấn đề không khớp nối cần phải trao đổi, phối hợp điều chỉnh.

+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh/thành phố phải gửi xin ý kiến các địa phương trong Vùng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Quy hoạch các khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình có ảnh hưởng lớn đến môi trường (khu xử lý chất thải rắn, nước thải, nghĩa trang quy mô lớn) tại khu vực liền kề với địa phương khác trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cần lấy ý kiến các địa phương lân cận.

- Phối hợp trong xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch chung cho các địa phương trong Vùng.

- Phối hợp trong một số lĩnh vực quan trọng: xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, bảo vệ môi trường, đào tạo nguồn nhân lực, khám chữa bệnh…

- Phối hợp trong nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách riêng phù hợp với quy định hiện hành; đảm bảo sự thống nhất trong toàn Vùng.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Văn phòng Chính phủ:

Trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung các thành viên là lãnh đạo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau vào Ban Chỉ đạo điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a. Trình Chính phủ bổ sung Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau vào mục 9 Điều 1, khoản 2: các lãnh thổ đặc biệt vào Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008.

b. Nghiên cứu, đề xuất nâng mức hỗ trợ cho các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long (theo tiêu chí các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm tại Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ) cao hơn so với các địa phương thuộc các vùng kinh tế trọng điểm khác.

c. Nghiên cứu đề xuất nâng mức hỗ trợ cho các khu công nghiệp, các khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu tại các địa phương trong Vùng cao hơn mức bình quân chung đối với các vùng khác.

d. Tạo điều kiện thuận lợi và định hướng thu hút ODA cao hơn cho các địa phương trong Vùng.

3. Các Bộ, ngành Trung ương:

a. Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành, lĩnh vực trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội chung của Vùng;

b. Đảm bảo cân đối các nguồn lực cho phát triển các ngành, lĩnh vực trên địa bàn Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

c. Thành lập Tổ điều phối phát triển Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau:

a. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương phù hợp với định hướng phát triển chung của Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long.

b. Thành lập Tổ điều phối phát triển vùng kinh tế trọng điểm của địa phương.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh: An Giang, Kiên Giang, Cà Mau;
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Cần Thơ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
---------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 492/QD-TTg

Hanoi, April 16, 2009

 

DECISION

APPROVING THE SCHEME ON ESTABLISHMENT OF THE MEKONG RIVER DELTA KEY ECONOMIC REGION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Ministry of Planning and Investment in Report No. 1312/TTr-BKH of March 3, 2009, on the Scheme on establishment of the Mekong River delta key economic region,

DECIDES:

Article 1. To approve the Scheme on establishment of the Mekong River delta key economic region with the following principal contents:

1. Scope of the Mekong River delta key economic region

The Mekong River delta key economic region encompasses 4 provinces and centrally run city, namely Can Tho city and An Giang, Kien Giang and Ca Mau provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Position and role of the Mekong River delta key economic region in the Mekong River delta:

- The Mekong River delta key economic region will continue to be a major center for rice production and aquaculture, fishing and aquatic product processing, making great contributions to the country's agricultural and fisheries exports. Besides, it will play an important role in bio­technology transfer, varieties supply, technical services, and processing and export of agricultural products for the whole Mekong River delta.

- It will be a large energy center of the country with three electric power centers of O Mon, Ca Mau and Kien Luong. with a total output of about 9,000-9,400 MW and operated with fuel gas from southwestern gas fields.

- It will be a large service (education-training, healthcare, science-technology and trade) and tourist center of the whole country.

- It will be a bridge for regional economic integration and play an important role in national defense and security.

b/ Development viewpoints:

- To tap to the utmost the potential and advantages of each locality and the whole region on the basis of the effective and comprehensive development of delta and coastal areas as well as the sea economy in association with other localities in the Mekong River delta and cooperation with localities in other regions in the country, first of all, the southeastern region. To accelerate economic restructuring along the line of quickly reducing the proportion of agriculture while increasing the proportion of industry and services in GDP, and adjusting the labor structure.

- To proactively integrate and expand economic and trade relations with other countries in the region and the world. To mobilize all resources for investment development, creating a breakthrough in the attraction of foreign direct investment to attain a socio-economic growth rate higher than the national average and improve the quality of growth.

- To combine economic development with social development, hunger eradication and poverty alleviation and job generation to incrementally reduce the social development gap among areas and between the Kinh and other ethnic minorities, especially Khmer people.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To combine socio-economic development with strengthening and consolidation of national security and defense, maintenance of political security and social order and safety.

c/ Development objectives:

- General objectives:

To develop the Mekong River delta key economic region into a dynamic development area with a modern economic structure and greater and greater contributions to the national economy, playing an important role in building a rich and strong Mekong River delta with cultural and social development levels on a par with the national level, political stability and firm national security and defense.

- Specific targets:

+ To strive for the target that the average GDP growth rate of the Mekong River delta key economic region during 2009-2010 and 2011-2020 will be 1.2 and 1.25 times the national average, respectively. The region's proportion in the national GDP will increase from current 10.5% to about 11.6% by 2010 and 13.3% by 2020.

+ To restructure the economy along the line of increasing the proportion of industry and services and reducing the proportion of agriculture. The proportion of agriculture-forestry-fisheries will reach 29.4% by 2010 then decrease to 15% by 2020 while industry-construction and services will account for 28.7% and 41.9% by 2010, then 40% and 45% by 2020, respectively.

+ The per-capita GDP will reach USD 1.200 by 2010 and USD 3,000 by 2020.

+ The per-capita export value/year will increase from USD 310 in 2007 to USD 490 by 2010 and USD 1,900 by 2020.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ To speed up technological renewal in the modernization process, striving to reach an average rate of 20%/year.

+ To raise the rate of trained laborers from 30% in 2007 to 38% by 2010 and 65% by 2020.

+ To raise the urbanization rate of the Mekong River delta key economic region from 30.2% in 2007 to 33.8% by 2010 and 46% by 2020.

3. Solutions to accelerating the development of the Mekong River delta key economic region:

a/ Creating a breakthrough in infrastructure development:

To prioritize state budget capital (including ODA capital and capital from government bonds) for investment in infrastructure development, especially transport networks connecting the Mekong River delta key economic region with the southeastern region and other regions in the country, and networks linking major urban centers in the region.

b/ Human resource development:

- To expand job training and professional secondary education, ensuring growth and a rational structure of training majors and levels and meeting demands for high-quality human resources.

- To make intensive investment in training and developing hi-tech human resources and training specialists in spearhead sectors for the region's socio-economic development.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To create a favorable environment for more effectively using human resources and raising the quality of human resource training, creating a close linkage between training and employment as a unified process of human resource development.

c/ Solutions on mechanisms and policies:

- Investment in infrastructure development:

The State shall further increase investment from the state budget, including capital from government bonds and ODA capital, in infrastructure facilities important to the region's development such as national highway 1 A, roads N1 and N2, the road system in Phu Quoc island and airports.

To create conditions for enterprises of all economic sectors to invest in expressways, seaports, and river dredging in the form of BT or BOT.

- On budget revenues and expenditures and supports for localities in the region:

+ To increase supports for localities in the Mekong River delta key economic region (according to criteria for provinces and centrally run cities in key economic regions specified in the Prime Minister's Decision No. 210/2006/QD-TTg of September 12, 2006) to a level higher than that for localities in other key economic regions.

+ To increase supports for industrial parks, export-processing zones and border-gate economic zones in localities in the region to a level higher than the average level applicable to other regions.

+ To create favorable conditions and set orientations for localities in the Mekong River delta to attract more ODA.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ Solutions for coordination among provinces, cities, ministries and branches.

- To implement the Regulation or coordination among ministries, branches localities and key economic regions under the Prime Minister's Decision No. 159/2007/QD-TTg of October 10, 2007.

- To include the Mekong River delta key economic region in the system of national key economic regions and add leaders of the People's Committees of Can Tho city and An Giang, Kien Giang and Ca Mau provinces to the Steering Committee for coordination in the development of key economic regions for administering and directing the coordination among ministries, branches and localities in performing the region's socio-economic development tasks under planning.

- To develop a mechanism on development coordination among localities in the Mekong River delta key economic region.

- To coordinate in formulating, implementing, reviewing, supplementing and examining master plans on socio-economic development of provinces and centrally run cities in the region:

+ When formulating the master plan on socio­economic development of a province or centrally run city, it is necessary to take into consideration those of other provinces in the Region. If detecting inconsistent contents, concerned units should consult and work with one another in order to make adjustments.

+ The master plan on socio-economic development of a province or centrally run city must be sent to other localities in the region for comment before it is submitted to the Prime Minister for approval.

+ Plannings on industrial parks, urban centers and works with serious environmental impacts (solid waste and wastewater treatment centers, large cemeteries) in areas adjacent to other localities must be sent to these localities for comment before they are submitted to competent authorities for approval.

- To harmonize investment, trade and tourism promotion activities in the region.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- To collaborate in studying and proposing separate mechanisms and policies in conformity with current regulations and ensure consistency in the whole region.

Article 2. Organization of implementation

1. The Government Office shall propose the Prime Minister to add leaders of the People's Committees of Can Tho city and An Giang. Kien Giang and Ca Mau provinces to the Steering Committee for coordination and development of key economic regions.

2.The Ministry of Planning and Investment shall:

aJ Propose the Prime Minister to include the Mekong River delta key economic region, covering Can Tho city and An Giang, Kien Giang and Ca Mau provinces, in Clause 2, Item 9, Article 1, of the Government's Decree No. 04/2008/ND-CP of January 11, 2008. regarding special territories.

b/ Study and propose a higher support level for localities in the Mekong River delta key economic region (according to criteria for provinces and cities in key economic regions specified in the Prime

Minister's Decision No. 210/2006/QD-TTg) compared to localities in other key economic regions.

c/ Study and propose a higher support level for industrial parks, economic zones and border-gate economic zones in localities in the region compared to the average support level for other regions.

d/ Create conditions and set orientation for localities in the Region to attract more ODA.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Review and adjust branch plannings involving the Mekong River delta key economic region in conformity with general orientations for the region's socio-economic development;

b/ Ensure adequate resources for development of all sectors in the Mekong River delta key economic region;

c/ Set up a coordination team for development of the Mekong River delta key economic region.

4. The People's Committees of Can Tho city
and An Giang. Kien Giang and Ca Mau provinces
shall:

a/Review and adjust their local socio-economic development plannings in conformity with general development orientations of the Mekong River delta key economic region.

b/ Set up local coordination teams for development of the region.

Article 3. This Decision takes effect 45 days from the date of its signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of the People's Committees of Can Tho city and An Giang, Kien Giang and Ca Mau provinces shall implement this Decision.-

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 492/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 phê duyệt Đề án thành lập Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.152

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.187.103
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!