Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 189/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Nguyễn Thành Công
Ngày ban hành: 06/08/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 189/KH-UBND

Sơn La, ngày 06 tháng 8 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SƠN LA NĂM 2025

I. SỰ CẦN THIẾT

Tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Sơn La tương đối lớn: đàn trâu 111.595 con, bò 399.060 con (bò thịt 372.308 con, bò sữa 26.852 con), ngựa 7.027 con, dê 173.372 con, lợn 687.493 con, gia cầm 7.051.000 con. Tuy nhiên, tỷ lệ chăn nuôi trang trại, chăn nuôi tập trung trên địa bàn còn thấp, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ lẻ, phân tán, nằm xen kẽ trong khu dân cư.

Sáu tháng đầu năm 2024, trên địa bàn tỉnh Sơn La xảy ra các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật, cụ thể: Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xảy ra tại 39 lượt xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố (Mường La, Vân Hồ, Thành phố Sơn La, Yên Châu, Sông Mã, Bắc Yên, Mai Sơn, Phù Yên, Mộc Châu, Sốp Cộp, Thuận Châu), số lợn mắc bệnh, chết, tiêu hủy 1.804 con, tổng khối lượng tiêu hủy 68.269 kg; Bệnh LMLM (type O) xảy ra tại 04 xã của 04 huyện (Thuận Châu, Vân Hồ, Yên Châu, Sốp Cộp), số động vật mắc bệnh là 352 con ( 302 con bò và 50 con trâu), số động vật chết và tiêu hủy là 18 con bò với khối lượng tiêu hủy 2.278 kg; Bệnh Dại xảy ra tại 02 xã (Chiềng Khoi, Sặp Vạt) của huyện Yên Châu, số mắc bệnh, chết, tiêu hủy là 07 con chó và 01 con bò (khối lượng 113 kg). Bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò xảy ra tại xã Liên Hòa, huyện Vân Hồ, số động vật mắc bệnh 17 con bò, chết và tiêu hủy 05 con, khối lượng 419 kg.

Năm 2025, dự báo tình hình dịch bệnh động vật (Dịch tả lợn Châu Phi, cúm gia cầm, Lở mồm long móng gia súc, Viêm da nổi cục…) có chiều hướng diễn biến phức tạp. Tại địa bàn tỉnh Sơn La, số lượng đàn gia súc, gia cầm lớn là sinh kế, nguồn thu nhập chính của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao, chăn nuôi nông hộ là chủ yếu, chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung; hoạt động vận chuyển, buôn bán động vật, sản phẩm động vật ngày càng tăng cao; thời tiết, khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp làm tăng nguy cơ phát sinh dịch bệnh động vật.

Để chủ động triển khai thực hiện đồng bộ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, ngăn chặn có hiệu quả nguy cơ phát sinh và lây lan các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật trên địa bàn tỉnh, việc ban hành Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh năm 2025 để các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh là cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai thực hiện hiệu quả sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật;

- Chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật có hiệu quả với phương châm phòng bệnh là chính, kết hợp thực hiện đồng bộ biện pháp quản lý, giám sát dịch bệnh đến tận thôn, xóm, tổ, bản, tiểu khu hộ gia đình; phát hiện sớm, khoanh vùng khống chế, xử lý kịp thời, triệt để các dịch bệnh nguy hiểm phát sinh ở động vật; đảm bảo sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân.

2. Yêu cầu

-Việc tổ chức thực hiện phòng, chống dịch bệnh động vật cần được sự chỉ đạo thống nhất và phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, phải huy động được hệ thống chính trị và toàn dân tích cực tham gia thực hiện;

- Các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tuân theo các quy định của pháp luật về thú y và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh;

- Tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật kịp thời, phù hợp và hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực.

III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Khi chưa có dịch bệnh động vật

a) Công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn

- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, hướng dẫn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh động vật cho người dân thông qua Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh, bảo Sơn La, các trang mạng xã hội thuộc các Sở, ngành của tỉnh; hội nghị, hội thảo, tập huấn, tờ rơi;

- Thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình dịch bệnh động vật trên thế giới, trong nước và trong tỉnh để người dân được biết và chủ động phòng, chống;

- Hướng dẫn các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm, cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; Hướng dẫn xây dựng cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh;

- Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho hệ thống thú y cơ sở và lực lượng trực tiếp tham gia phòng, chống dịch bệnh động vật; tập huấn cho những đối tượng trực tiếp làm công tác kiểm soát giết mổ; các hộ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản:

+ Tập huấn công tác phòng chống dịch bệnh động vật; kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, lấy mẫu bệnh phẩm cho đối tượng là viên chức Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố;

+Tập huấn về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đối tượng là nhân viên thú y cơ sở, người chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

b) Về giám sát dịch bệnh, quan trắc, cảnh báo môi trường thủy sản

- Tổ chức giám sát chặt chẽ từng loại dịch bệnh động vật đến tận cơ sở, hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản;

- Củng cố, hoàn thiện hệ thống báo cáo dịch từ tổ, bản đến xã, huyện, tỉnh;

- Giám sát sự lưu hành của mầm bệnh tại các hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản, tại các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, chợ buôn bán thủy sản hoặc từ những động vật ốm, chết không rõ nguyên nhân trên địa bàn các huyện, thành phố bằng hình thức lấy mẫu xét nghiệm định kỳ và đột xuất;

- Quan trắc, cảnh báo môi trường tại các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản của địa phương, những nơi thường xảy ra dịch bệnh hoặc có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

c) Công tác tiêm phòng:

- Thời gian tiêm phòng

Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm 2 đợt chính trong năm: đợt 1 vào tháng 3-5, đợt 2 vào tháng 9-11. Ngoài 2 đợt chính, tổ chức tiêm phòng bổ sung cho gia súc, gia cầm mới sinh, mới nhập đàn.

- Đối tượng và loại vắc xin tiêm phòng

+ Đối với trâu, bò tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng; Tụ huyết trùng; Viêm da nổi cục; Ung khí thán và Nhiệt thán (vắc xin Ung khí than và vắc xin Nhiệt thán chỉ triển khai tiêm phòng tại những địa phương có ổ dịch cũ);

+ Đối với lợn tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng; Tụ huyết trùng; Dịch tả lợn; Dịch tả lợn Châu Phi (khi có khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT);

+ Đối với gà, chim cút tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, Niu cát xơn;

+ Đối với vịt, ngan tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm, Dịch tả vịt;

+ Đối với chó, mèo tiêm phòng vắc xin Dại;

- Các loại vắc xin không nằm trong chương trình hỗ trợ của Nhà nước, tùy theo nguy cơ, diễn biến tình hình dịch bệnh và tổng đàn gia súc gia cầm, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tiêm phòng theo hướng xã hội hóa, khuyến khích chủ vật nuôi chủ động mua vắc xin để tiêm phòng.

- Phạm vi tiêm phòng: Tiêm phòng trên địa bàn 12 huyện, thành phố.

- Số lượng và loại vắc xin:

+ Số lượng và loại vắc xin theo Chương trình hỗ trợ của tỉnh quy định tại Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014, Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND: Số lượng gia súc (chó, mèo) và vắc xin Dại (Chi tiết tại Phụ lục I); Số lượng gia súc, gia cầm và các loại vắc xin (Chi tiết tại Phụ lục II);

+ Số lượng vắc xin các cơ sở chăn nuôi tự tổ chức triển khai thực hiện tiêm phòng: Tổng số khoảng 5.000.000 liều (gồm các loại vắc xin: Lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục, Dịch tả lợn, Dịch tả lợn Châu Phi, Tai xanh, Giả dại, Suyễn lợn, Niu cát xơn, Cúm gia cầm,…).

d) Công tác lấy mẫu:

- Lấy mẫu giám sát chủ động: Tổng số mẫu giám sát chủ động 650 mẫu, trong đó giám sát lưu hành 203 mẫu, bao gồm bệnh lở mồm long móng (có định type), viêm da nổi cục tại các huyện, bệnh nhiệt thán và bệnh cúm gia cầm (có định type).

+ Lấy mẫu giám sát lưu hành bệnh Nhiệt thán, bệnh Cúm gia cầm.

+ Lấy 447 mẫu giám sát định lượng kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng, vắc xin Dại.

- Lấy mẫu giám sát bị động: Tổng số 414 mẫu trên địa bàn 12 huyện, thành phố cho (3 mẫu/bệnh/huyện, thành phố). (Chi tiết tại Phụ lục III)

- Lấy mẫu giám sát tại các cơ sở chăn nuôi (kinh phí lấy mẫu do chủ cơ sở tự chi trả).

+ Đối với Trung tâm giống thuộc Công ty Cổ phần giống bò sữa Mộc Châu: lấy 61 mẫu kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng và Tụ huyết trùng;

+ Đối với 09 khu vực chăn nuôi nuôi bò sữa của các hộ dân trên địa bàn huyện Mộc Châu, Vân Hồ: lấy 549 mẫu kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng;

+ Đối với các cơ sở chăn nuôi lợn: lấy 61 mẫu/01 cơ sở để kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng và Dịch tả lợn, tổng số mẫu giám sát là 854 mẫu (14 cơ sở), lấy 12 mẫu/01 cơ sở để kiểm tra lưu hành vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, tổng số mẫu giám sát là 48 mẫu (04 cơ sở). Ngoài ra, định kỳ lấy mẫu để kiểm tra phát hiện vi rút Dịch tả lợn Châu Phi, lưu hành vi rút Lở mồm long móng theo quy định để thực hiện công tác kiểm dịch đối với các cơ sở chưa được công nhận an toàn dịch bệnh động vật;

+ Đối với cơ sở chăn nuôi gia cầm: lấy 244 mẫu để kiểm tra kháng thể sau tiêm phòng vắc xin Niu cát xơn và Cúm gia cầm.

- Phối hợp thực hiện các chương trình lấy mẫu phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá của Cục thú y, Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, Chi cục Thú y vùng 1 và các đơn vị khác.

e) Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường

- Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, của Cục Thú y;

- Phạm vi phun vệ sinh, khử trùng tiêu độc: các hộ gia đình chăn nuôi, cơ sở buôn bán, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm; các chợ mua bán và phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm;

- Lực lượng tham gia phun: do UBND cấp xã tổ chức thực hiện dưới sự hướng dẫn, giám sát của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố và chính quyền địa phương;

- Quy trình vệ sinh, khử trùng tiêu độc: theo hướng dẫn của nhà sản xuất;

- Ngoài tháng vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh phát động. Các cơ sở chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản chủ động hóa chất thường xuyên thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi, ao nuôi thủy sản theo sự hướng dẫn của cơ quan Thú y;

- Tổng hợp nhu cầu các loại vắc xin tiêm phòng và hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2025:

(1) Vắc xin lở mồm long móng trâu, bò:

818.446 liều

2) Vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò:

818.446 liều

(3) Vắc xin nhiệt thán trâu, bò:

1.200 liều

(4) Vắc xin Ung khí thán trâu, bò:

154.820 liều

(5) Vắc xin dịch tả lợn:

163.606 liều

(6) Vắc xin dại:

138.837 liều

(7) Vắc xin Niu cát xơn gà:

5.135.618 liều

(8) Hóa chất phun tiêu độc, khử trùng môi trường:

35.930 lít

(Chi tiết tại Phụ lục II)

f) Kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y

- Tổ chức kiểm dịch đối với động vật và sản phẩm động vật, kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào địa bàn tỉnh theo Thông tư số 25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn và các thông tư sửa đổi, bổ sung; Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm dịch động vật thủy sản và các văn bản khác;

- Thực hiện kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, các điểm tập kết buôn bán gia súc, gia cầm và thủy sản theo Thông tư số 09/2016/TT- BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y, các thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 09/2016/TT-BNNPTNT và các văn bản khác;

- Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y theo quy định.

g) Quản lý thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi

- Thực hiện công tác quản lý thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y theo các quy định pháp luật;

- Rà soát, thống kê, lập danh sách quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh;

- Phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm (nếu có) và đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống vật nuôi trên địa bàn theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21/01/2020 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi; Thông tư số 13/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý thuốc thú y và các văn bản khác;

- Phối hợp với các đơn vị chuyên môn đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm một số loại thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi (nếu có).

h) Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật

- Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích các xã, phường, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh Dại, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn, Niu cát xơn, Cúm gia cầm,…theo quy định tại Thông tư số 24/2022/TT- BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật.

- Tổ chức giám sát dịch bệnh, thẩm định, kiểm tra, đánh giá và công nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh khi đủ điều kiện theo quy định; công bố danh sách vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh được cấp, cấp lại Giấy chứng nhận, danh sách cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định.

2. Khi xuất hiện dịch bệnh động vật

Thực hiện khẩn trương, đồng bộ các biện pháp bao vây, khống chế, dập dịch theo quy định hiện hành:

a) Đối với ổ dịch động vật thủy sản xử lý theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản.

- Thu hoạch thủy sản mắc bệnh: Thực hiện thu hoạch đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm, có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác (trừ thủy sản làm giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác). Chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản trong ổ dịch phải thực hiện theo đúng hướng dẫn, chịu sự giám sát của cơ quan thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh trong quá trình thu hoạch, vận chuyển đến cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản nhiễm bệnh;

- Điều trị thủy sản mắc bệnh: Thực hiện điều trị đối với thủy sản mắc bệnh được Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị thủy sản mắc bệnh;

- Tiêu hủy thủy sản mắc bệnh: Thực hiện tiêu hủy đối với thủy sản mắc bệnh chưa đạt kích cỡ thương phẩm, thủy sản giống hoặc thức ăn tươi sống cho thủy sản khác bằng các loại hóa chất trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam;

- Khử trùng sau thu hoạch, tiêu hủy đối với ổ dịch: Thực hiện khử trùng nước trong bể, ao, vùng nuôi; khử trùng công cụ, dụng cụ, lồng nuôi, lưới; xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hoá chất sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy thủy sản, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Nước trong ao, đầm nuôi nhiễm bệnh phải được tiêu độc, khử trùng bằng hóa chất.

- Lấy mẫu chẩn đoán bệnh khi có dịch bệnh hoặc nghi ngờ dịch bệnh thủy sản xảy ra: số lượng lấy mẫu dự kiến 24 mẫu (chi tiết tại Mục II, Phụ lục III).

b) Đối với ổ dịch động vật trên cạn xử lý theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và các văn bản chỉ đạo khác, cụ thể:

- Tổ chức khoanh vùng dịch, xử lý, tiêu hủy gia súc, gia cầm bệnh, nghi mắc bệnh theo quy định;

- Lấy mẫu chẩn đoán bệnh khi có dịch bệnh hoặc nghi ngờ dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra: Dự kiến lấy 414 mẫu tại 12 huyện, thành phố bao gồm các bệnh Lở mồm long móng 36 mẫu, Nhiệt thán 24 mẫu, Tụ huyết trùng trâu, bò 24 mẫu, Viêm da nổi cục 24 mẫu, Dịch tả lợn 24 mẫu, Tai xanh 24 mẫu, Cúm gia cầm 36 mẫu, Niu cát xơn 24 mẫu, bệnh Dại 24 mẫu, bệnh Dịch tả lợn Châu Phi lấy 150 mẫu và bệnh Thủy sản 24 mẫu (Chi tiết tại Mục II, Phụ lục III).

- Vệ sinh, khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi theo hướng dẫn của cơ quan Thú y. Tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm ở vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm theo hướng dẫn của cơ quan thú y;

- Lập các chốt để kiểm soát việc lưu thông vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào ổ dịch nhằm ngăn chặn dịch lây lan;

- Quản lý chặt chẽ đàn vật nuôi trong vùng dịch; nghiêm cấm việc bán chạy, giết mổ hoặc vứt xác động vật mắc bệnh ra ngoài môi trường;

- Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, giám sát dịch bệnh; hướng dẫn người chăn nuôi kiểm tra, phát hiện và chủ động khai báo khi có dịch để được hỗ trợ xử lý kịp thời.

IV. KINH PHÍ TRIỂN KHAI

1. Tiêm phòng vắc xin

a) Đối với các loại vắc xin hỗ trợ theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014, Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về hỗ trợ công tác phòng dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh: tiền vắc xin (Lở mồm long móng trâu, bò; Tụ huyết trùng trâu, bò; Ung khí thán trâu, bò; Nhiệt thán; Dịch tả lợn; Dại chó, mèo; Niu cát xơn gà) và chi phí triển khai (tiền công tiêm phòng, vật tư, đá bảo quản, tuyên truyền, cước vận chuyển…) do ngân sách tỉnh cấp;

Riêng đối với vắc xin Dại chó: các xã khu vực III, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng; các xã thuộc khu vực II, ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng; các xã thuộc khu vực I, ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% tiền vắc xin và tiền công tiêm phòng; các phường thuộc thành phố và thị trấn thuộc huyện do chủ vật nuôi tự chi trả.

b) Đối với vắc xin không nằm trong chương trình được hỗ trợ của Nhà nước thực hiện theo hình thức xã hội hóa (người chăn nuôi thanh toán tiền vắc xin và chi phí tiêm phòng).

c) Đối với vắc xin phòng, chống dịch khi có dịch bệnh động vật xảy ra: do ngân sách huyện cấp, trường hợp ngân sách huyện không đảm bảo thì UBND cấp huyện trình tỉnh cấp.

2. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành dịch bệnh; Lấy mẫu để chẩn đoán bệnh động vật

a) Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng và giám sát lưu hành dịch bệnh

- Đối với chương trình tiêm phòng theo Nghị quyết số 89/2014/NQ-HĐND, Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017: do ngân sách tỉnh cấp;

- Lấy mẫu giám sát tại các cơ sở chăn nuôi: chủ cơ sở chăn nuôi tự chi trả.

b) Lấy mẫu để chẩn đoán bệnh khi có các ổ dịch nguy hiểm gia súc, gia cầm, thủy sản xảy ra: do ngân sách tỉnh, huyện cấp.

3. Công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng

- Công tác vệ sinh, khử trùng tiêu độc tháng hành động theo phát động của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của tỉnh: tiền hoá chất, chi phí triển khai (tiền công phun khử trùng tiêu độc, cước vận chuyển và các khoản chi phí khác có liên quan) do ngân sách tỉnh cấp;

- Phun khử trùng tiêu độc chống dịch khi có dịch bệnh động vật xảy ra: do ngân sách huyện cấp, trường hợp ngân sách huyện không đảm bảo thì UBND cấp huyện trình tỉnh cấp.

- Phun khử trùng tiêu độc tại cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở ấp trứng gia cầm: chủ cơ sở chủ động kinh phí và tổ chức thực hiện.

4. Kinh phí thực hiện:

Kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật năm 2025, phần Ngân sách tỉnh hỗ trợ tổng số là: 52.222.815 nghìn đồng, trong đó:

- Kinh phí thực hiện Chương trình Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND và Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La: 48.906.759 nghìn đồng;

- Kinh phí thực hiện Chương trình phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò và các dịch bệnh động vật khác: 2.394.905 nghìn đồng;

- Chi phí lấy mẫu phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật: 711.151 nghìn đồng;

- Chi phí xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật: 210.000 nghìn đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục IV).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. UBND các huyện, thành phố

- Chỉ đạo thông tin, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình của địa phương để nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật và tích cực hưởng ứng tham gia;

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp các huyện, thành phố triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; kiểm tra việc triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Chủ động lực lượng, nguồn kinh phí kịp thời phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn;

- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu để dịch bệnh gia súc, gia cầm lây lan ra diện rộng do chủ quan, lơ là, thiếu sự phối hợp trong công tác phòng, chống dịch và chậm tiến độ trong việc triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn quản lý.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định;

- Trên cơ sở chỉ đạo của Trung ương và căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện tiêm phòng vắc xin và phun khử trùng tiêu độc môi trường tháng hành động năm 2025;

- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản ở các huyện, thành phố. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Phối hợp Sở Y tế trong việc hướng dẫn các địa phương giám sát và phòng chống các bệnh động vật lây sang người theo Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT- BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người;

- Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản:

+ Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh thông tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch; các biện pháp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh. Tham mưu xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh hằng năm;

+ Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh (đặc biệt là kiểm tra đối với động vật làm giống của các chương trình, dự án trên địa bàn); Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi cho phép lưu hành trên thị trường; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm;

+ Chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện, thành phố, phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế không để dịch lây lan; thực hiện giám sát dịch bệnh động vật đến tận tổ, bản, tiểu khu, hộ chăn nuôi, hộ nuôi trồng thủy sản; phun tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi; tổ chức tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm và cấp giấy chứng nhận tiêm phòng theo quy định;

+Thực hiện cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vắc xin, hóa chất và vật tư thú y thuộc các chương trình theo kế hoạch được giao để phòng, chống dịch bệnh động vật; hướng dẫn kiểm tra việc tuân thủ quy trình, kỹ thuật trong quá trình thực hiện phòng, chống dịch, định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT;

+ Phối hợp với UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật theo nội dung kế hoạch được phê duyệt.

3. Sở Tài chính

- Hàng năm, cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách, phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT, căn cứ nhiệm vụ được UBND tỉnh giao và khả năng cân đối ngân sách địa phương, tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh giao dự toán kinh phí để triển khai thực hiện;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn các đơn vị sử dụng, thanh, quyết toán kinh phí thực hiện chính sách đảm bảo quy định hiện hành.

4. Sở Y tế

- Giám sát, phát hiện, chia sẻ thông tin, tuyên truyền, phối hợp phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật sang người;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định tại Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Y tế-Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp tài liệu hướng dẫn các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở của tỉnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh động vật và công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

6. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện giám sát và xử lý môi trường tại các khu vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, khu vực chôn lấp, tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết theo quy định của pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường.

7. Công an tỉnh

Chỉ đạo Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an các huyện, thành phố phối hợp với cơ quan chuyên môn kiểm soát chặt chẽ động vật và sản phẩm động vật nhập vào địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

8. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bàn biên giới, cửa khẩu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các vụ việc nhập lậu động vật, sản phẩm động vật;

- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền cho nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép để người dân hiểu, không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu;

- Chỉ đạo lực lượng hỗ trợ việc tiêu hủy khi có số lượng lớn động vật, sản phẩm động vật buộc phải tiêu hủy để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

9. Cục Quản lý thị trường

Chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn đặc biệt là nhập từ tỉnh ngoài vào; xử lý vi phạm trong việc buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật theo quy định.

Yêu cầu các Sở, ngành, Chủ tịch UBND huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này và thường xuyên báo cáo về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, Phú 05b

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Công

 


PHỤ LỤC I:

SỐ LƯỢNG GIA SÚC VÀ VẮC XIN DẠI NĂM 2025
Chương trình Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 và Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 189/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Tên huyện

Tổng số

Các xã vùng III (NST hỗ trợ 100% vắc xin và công tiêm)

Các xã vùng II (NST hỗ trợ 50% vắc xin và công tiêm)

Các xã vùng I (NST hỗ trợ 30% vắc xin và công tiêm)

Các phường, thị trấn (không áp dụng NQ 89/2014/NQ HĐND)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

29.919

21.018

21.018

22.349

15.644

15.644

1.864

1.305

1.305

5.356

3.749

3.749

350

320

320

2

Quỳnh Nhai

4.769

4.460

4.460

1.787

1.645

1.645

 

 

 

2.982

2.815

2.815

 

 

 

3

Thành phố

6.850

5.280

5.280

 

 

 

 

 

 

3.752

2.660

2.660

3.098

2.620

2.620

4

Mường La

15.648

12.319

12.318

11.747

9.398

9.397

 

 

 

2.841

2.073

2.073

1.060

848

848

5

Mai Sơn

19.700

15.760

15.760

7.838

6.270

6.270

1.006

805

805

9.792

7.834

7.834

1.064

851

851

6

Yên Châu

13.350

10.680

10.680

9.770

7.816

7.816

 

 

 

3.180

2.544

2.544

400

320

320

7

Mộc Châu

17.760

13.330

13.330

3.157

2.380

2.380

1.944

1.460

1.460

7.713

5.780

5.780

4.946

3.710

3.710

8

Vân Hồ

8.878

6.659

6.659

7.480

5.610

5.610

 

 

 

1.398

1.049

1.049

 

 

 

9

Bắc Yên

9.000

6.470

6.470

6.689

4.970

4.970

 

 

 

1.509

940

940

802

560

560

10

Phù Yên

16.035

12.073

12.073

9.437

6.795

6.795

374

299

299

5.774

4.619

4.619

450

360

360

11

Sông Mã

33.478

24.858

24.858

26.375

19.518

19.518

 

 

 

6.763

5.085

5.085

340

255

255

12

Sốp Cộp

5.941

5.930

5.930

4.655

4.650

4.650

 

 

 

1.286

1.280

1.280

 

 

 

 

Tổng cộng

181.328

138.837

138.836

111.284

84.696

84.695

5.188

3.869

3.869

52.346

40.428

40.428

12.510

9.844

9.844

 

PHỤ LỤC II:

TỔNG HỢP NHU CẦU VẮC XIN TIÊM PHÒNG, HÓA CHẤT PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2025
Triển khai thực hiện Nghị quyết 89/2014/NQ-HĐND ngày 17/9/2014 và Nghị quyết số 56/2017/NQ-HĐND ngày 21/7/2017 của HĐND tỉnh Sơn La
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 189/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Tên huyện

Vắc xin LMLM trâu, bò

Vắc xin THT trâu, bò

Vắc xin Nhiệt thán trâu, bò

Vắc xin Ung khí thán trâu, bò

Vắc xin Dịch tả lợn

Vắc xin Dại

Vắc xin Niu cát xon gà

Hóa chất phun tiêu độc khử trùng môi trường

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

Tổng đàn (con)

Diện tiêm (con)

Vắc xin (liều)

1

Thuận Châu

62.321

52.275

104.550

62.321

52.275

104.550

1.568

1.200

1.200

0

0

0

16.469

12.352

24.704

29.919

21.018

21.018

421.047

356.150

711.500

5.000

2

Quỳnh Nhai

33.931

29.350

58.700

33.931

29.350

58.700

 

 

 

0

0

0

6.775

6.000

12.000

4.769

4.460

4.460

172.523

120.800

241.600

1.800

3

Thành Phố

7.047

5.000

10.000

7.047

5.000

10.000

 

 

 

0

0

0

2.438

1.330

2.660

6.850

5.280

5.280

430.526

100.000

200.000

1.700

4

Mường La

40.166

32.133

64.266

40.166

32.133

64.266

 

 

 

0

0

0

18.709

14.678

29.356

15.648

12.319

12.319

358.083

258.089

516.178

2.785

5

Mai Sơn

45.115

36.090

72.180

45.115

36.090

72.180

 

 

 

9.524

4.500

9.000

14.629

14.629

29.258

19.700

15.760

15.760

1.186.910

474.800

949.600

5.000

6

Yên Châu

33.037

26.000

52.000

33.037

26.000

52.000

 

 

 

0

0

0

3.630

3.630

7.260

13.350

10.680

10.680

301.741

241.392

482.784

3.000

7

Mộc Châu

48.409

41.148

82.296

48.409

41.148

82.296

 

 

 

0

0

0

5.710

5.710

11.420

17.760

13.330

13.330

387.174

193.578

387.156

5.000

8

Vân Hồ

38.269

32.525

65.050

38.269

32.525

65.050

 

 

 

38.269

18.410

36.820

7.669

6.500

13.000

8.878

6.659

6.659

385.639

231.000

462.000

4.500

9

Bắc Yên

39.793

32.350

64.700

39.793

32.350

64.700

 

 

 

0

0

0

2.305

1.720

3.440

9.000

6.470

6.470

190.739

145.000

145.000

1.465

10

Phù Yên

48.280

43.452

86.904

48.280

43.452

86.904

 

 

 

0

0

0

5.921

5.776

11.552

16.035

12.073

12.073

709.818

354.900

709.800

2.368

11

Sông Mã

67.450

49.900

99.800

67.450

49.900

99.800

 

 

 

39.781

25.500

51.000

15.655

11.740

11.740

33.478

24.858

24.858

850.000

120.000

240.000

2.000

12

Sốp Cộp

29.548

29.000

58.000

29.548

29.000

58.000

 

 

 

29.548

29.000

58.000

3.608

3.608

7.216

5.941

5.930

5.930

206.853

45.000

90.000

1.312

 

Tổng cộng

493.366

409.223

818.446

493.366

409.223

818.446

1.568

1.200

1.200

117.122

77.410

154.820

103.518

87.673

163.606

181.328

138.837

138.837

5.601.053

2.640.709

5.135.618

35.930


PHỤ LỤC III:

SỐ LƯỢNG MẪU XÉT NGHIỆM PHỤC VỤ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 189/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Loại mẫu

Địa điểm lấy mẫu

Số lượng mẫu

Ghi chú

I

GIÁM SÁT CHỦ ĐỘNG

 

650

 

1

Giám sát lưu hành

 

203

 

-

Bệnh Lở mồm long móng (có định type)

Các huyện, thành phố

29

 

-

Bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò

Các huyện, thành phố

29

 

-

Bệnh Nhiệt thán

02 huyện, thành phố

58

 

-

Bệnh Cúm gia cầm (có định type)

05 huyện, thành phố

87

Mau gộp

2

Định lượng kháng thể sau tiêm phòng vắc xin

 

447

 

-

Định lượng kháng thể sau TP vắc xin LMLM

04 huyện, thành phố

244

 

-

Định lượng kháng thể sau TP vắc xin LMLM vùng ATDB Mộc châu

huyện Mộc Châu

81

 

-

Định lượng kháng thể sau TP vắc xin Dại

2 huyện, thành phố

122

 

II

GIÁM SÁT BỊ ĐỘNG

 

414

 

1

Bệnh Lở mồm long móng (có định type)

12 huyện, thành phố

36

 

2

Bệnh Nhiệt thán

12 huyện, thành phố

24

 

3

Bệnh THT trâu, bò

12 huyện, thành phố

24

 

4

Bệnh Viêm da nổi cục trâu, bò

12 huyện, thành phố

24

 

5

Bệnh Dịch tả lợn

12 huyện, thành phố

24

 

6

Bệnh Tai xanh

12 huyện, thành phố

24

 

7

Bệnh Cúm gia cầm (có định type)

12 huyện, thành phố

36

 

8

Bệnh Niu cát sơn

12 huyện, thành phố

24

 

9

Bệnh Dại

12 huyện, thành phố

24

 

10

Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi

12 huyện, thành phố

150

 

11

Bệnh Thủy sản

12 huyện, thành phố

24

 

Tổng số:

1.064

 

 

PHỤ LỤC IV:

TỔNG HỢP KINH PHÍ PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT - NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 189/QĐ-UBND ngày 6 tháng 8 năm 2024 của UBND tỉnh Sơn La)

ĐVT: 1.000 đồng

STT

Nội dung chương trình

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN

TRONG ĐÓ

Kinh phí mua vắc xin, hóa chất

Kinh phí triển khai

Trong đó

Tiền công tiêm phòng, phun tiêu độc khử trùng

Chi khác (chi phí bảo quản, vận chuyển, chi phí triển khai...

Chi phí TĐG, lập hồ sơ, thẩm định hồ sơ đấu thầu

Chi phí lấy mẫu xét nghiệm

 

TỔNG CỘNG:

52.222.815

35.071.762

17.151.053

15.212.240

739.860

383.980

814.973

1

Chương trình Nghị quyết 89/2014/NQ- HĐND và Nghị quyết 56/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La

48.906.759

33.762.370

15.144.388

14.346.240

437.787

360.362

 

1.1

Tiêm phòng vắc xin Dại

2.256.685

1.700.611

556.074

523.417

16.155

16.502

 

1.2

Tiêm phòng cho gia súc, gia cầm và phun khử trùng tiêu độc

46.650.074

32.061.759

14.588.314

13.822.823

421.632

343.860

 

2

Chương trình phòng, chống Dịch tả lợn Châu Phi, bệnh Viên da nổi cục trên trâu, bò

2.394.905

1.309.392

1.085.513

866.000

195.895

23.618

 

3

Kinh phí lấy mẫu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2025

711.151

 

711.151

 

 

 

711.151

4

Xây dựng vùng An toàn dịch bệnh động vật

210.000

 

210.000

 

106.178

 

103.822

Ghi chú:

Đơn giá vắc xin, hóa chất được tính trên cơ sở giá tại thời điểm xây dựng Kế hoạch.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 189/KH-UBND ngày 06/08/2024 Phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2025

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


47

DMCA.com Protection Status
IP: 3.23.102.99
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!