ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
55/2008/QĐ-UBND
|
Tây
Ninh, ngày 07 tháng 7 năm 2008
|
QUYẾT
ĐỊNH
BAN HÀNH QUY HOẠCH ĐIỀU CHỈNH MẠNG LƯỚI DẠY NGHỀ TỈNH TÂY
NINH GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội
đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Quyết định số
07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội về phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao đẳng
nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020;
Căn cứ Nghị Quyết số
12/2008/NQ-HĐND ngày 08 tháng 4 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh,
khóa VII, kỳ họp thứ 13 về Quy hoạch điều chỉnh mạng lưới dạy nghề tỉnh Tây
Ninh giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Giám đốc
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 346/TTr-LĐTBXH ngày 25
tháng 4 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy hoạch điều chỉnh mạng
lưới dạy nghề tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020 (kèm
theo Quy hoạch điều chỉnh).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký, thay
thế Quyết định số 230/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về
việc ban hành Quy hoạch mạng lưới dạy nghề tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2004 - 2010.
Giao Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội phối hợp với Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao
động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các sở, ngành có liên quan chịu trách
nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ
TỊCH
PHÓ
CHỦ TỊCH
Phạm Văn Tân
|
QUY
HOẠCH
ĐIỀU CHỈNH MẠNG LƯỚI DẠY NGHỀ TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2008
- 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND ngày 07
tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
phục vụ phát triển nền kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, UBND tỉnh quy hoạch điều chỉnh mạng
lưới dạy nghề tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm
2020 như sau:
I. THỰC TRẠNG:
1. Mạng lưới dạy nghề (kèm
theo biểu
01, 02):
Tính đến cuối năm 2007, trên địa bàn tỉnh
có 176 cơ sở dạy nghề, tăng 10% so với năm 2004 (160 cơ sở). Trong đó:
- Các cơ sở dạy nghề công lập: 14 cơ sở,
chiếm tỷ lệ 7,96% (14/176).
- Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập: 162
cơ sở, chiếm tỷ lệ 92,04% (162/176).
Đặc điểm mạng lưới dạy nghề của tỉnh
Tây Ninh phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thị xã, thị
trấn. Cơ sở dạy nghề công lập, tuy chiếm tỷ lệ 7,96% nhưng vẫn đóng
vai trò chủ lực về dạy nghề chính quy của tỉnh, nhất là những nghề
mà cơ sở dạy nghề ngoài công lập không có khả năng đầu tư để đáp ứng nhu cầu thị
trường lao động. Cơ sở dạy nghề ngoài công lập, với thời gian, hình thức
và phương pháp dạy nghề đa dạng, phong phú, mở rộng cơ cấu ngành nghề,
tạo cơ hội cho người lao động chọn ngành nghề thích hợp để tìm việc
làm hoặc tự tạo việc làm. Ngoài ra còn có hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề
tại các làng nghề; dạy nghề theo hình thức khuyến nông, khuyến công; dạy nghề
ngắn hạn cho lao động nông thôn, dạy nghề cho người tàn tật; dạy nghề tại các
doanh nghiệp - dạy nghề gắn với việc làm, quy mô đào tạo khá lớn góp phần nâng
tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề tại tỉnh nhà.
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Trong giai đoạn 2001 - 2007, Ngân sách Nhà nước chủ
yếu tập trung đầu tư cho trường Dạy nghề tỉnh và Trung tâm Dạy nghề khu vực Nam
Tây Ninh, với tổng kinh phí đầu tư 24,2 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 3,45
tỷ đồng. Trong đó:
- Trường Dạy nghề tỉnh: 16,2 tỷ (6,5 tỷ đầu
tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách địa phương, 9,7 tỷ đầu tư mua sắm máy
móc, trang thiết bị từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao năng
lực đào tạo nghề).
- Trung tâm Dạy nghề khu vực Nam Tây Ninh: 08
tỷ đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị (4,6 tỷ từ nguồn vồn ngân sách địa
phương, 3,4 tỷ từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia nâng cao năng lực
đào tạo nghề).
Các cơ sở dạy nghề ngoài công lập (gắn
với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ) tự đầu tư để mua sắm máy móc, trang
thiết bị, tận dụng các cơ sở hiện có của gia đình để tổ chức các
lớp dạy nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.
Nhìn chung việc đầu tư cơ sở vật chất
kỹ thuật cho các cơ sở dạy nghề công lập trong những năm gần đây có
tập trung, tuy nhiên so với yêu cầu vẫn chưa tương xứng, nguồn vốn còn
thấp; cơ sở dạy nghề ngoài công lập nguồn vốn đầu tư còn hạn chế,
các thiết bị phần lớn lạc hậu và chậm đổi mới.
3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề (kèm theo biểu 03):
Tính đến cuối năm 2007, tổng số giáo viên
dạy nghề trên địa bàn tỉnh có 308 người, đạt chuẩn 130/308 - 42,21%, chưa đạt
chuẩn 178/308 - 57,79%. Trong đó: khối công lập có 126/308 người - 40,91%, đạt
chuẩn 108/126 - 85,71%, chưa đạt chuẩn 18/126 - 14,29%; khối ngoài công lập có
182/308 người - 59,09%, đạt chuẩn 22/182 - 12,09%, chưa đạt chuẩn 160/182 -
87,91%.
- Về cơ cấu theo trình độ: Đại học 85/308 -
27,60%, cao đẳng 26/308 - 8,45%, trung cấp chuyên nghiệp 18/308 - 5,84%,
nghệ nhân và thợ có tay nghề cao 179/308 - 58,11%.
- Về cơ cấu theo ngành nghề: chủ yếu là ngành
công nghiệp và dịch vụ.
- Về số lượng: đối với khối công lập, tỷ lệ
học sinh trên giáo viên quy đổi là 28 (theo quy định không được quá 25), hiện
tại còn thiếu khoảng 40 giáo viên, nhất là giáo viên hướng dẫn thực hành. Đối
với khối ngoài công lập, số lượng giáo viên dạy nghề đủ đáp ứng với qui mô đào
tạo hiện nay.
4. Qui mô đào tạo (kèm theo biểu 04):
Trong giai đọan 2001 - 2007, đào tạo nghề
được 94.075 người, bình quân mỗi năm đào tạo khoảng 13.500 người, nâng tỷ lệ
lao động qua đào tạo và dạy nghề từ 15,1% (2001) lên khoảng 32% (2007) (trong
đó lao động qua đào tạo nghề khoảng 26%), chia ra: hệ dài hạn 5.979/94.075
người (6,36%), bình quân mỗi năm 850 người, hệ ngắn hạn 88.096/94.075 người
(93,64%), bình quân mỗi năm 12.600 người. Vì vậy, cần nâng tỷ lệ lao động qua
đào tạo nghề hệ dài hạn để kịp thời đáp ứng nhu cầu lao động có tay nghề cho
giai đoạn 2008 - 2010.
- Đối với các cơ sở dạy nghề công lập đã đào
tạo được 31.697/94.075 người (33,70%), bình quân mỗi năm 4.500 người; trong đó
hệ dài hạn 5.289/94.075 (5,63%), bình quân mỗi năm 750 người, hệ ngắn hạn 26.408/94.075
người (28,07%), bình quân mỗi năm 3.773 người.
- Đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập
đã đào tạo được 62.378/94.075 người (66,30%), bình quân mỗi năm 8.911 người;
trong đó hệ dài hạn 690/94.075 người (0,73%), bình quân mỗi năm 100 người, hệ
ngắn hạn 61.688/94.075 (65,57%), bình quân mỗi năm 8.813 người.
5. Cơ cấu ngành nghề đào tạo:
Các
ngành nghề đào tạo rất đa dạng, chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ, gồm có: Cơ
khí, điện - điện tử, may công nghiệp,…Trong đó, nghề may công nghiệp chiếm
tỷ trọng khá lớn. Ngoài số lượng được đào tạo tại cơ sở dạy nghề công
lập, còn một số lượng không nhỏ học nghề theo hình thức truyền nghề,
kèm cặp nghề tại các làng nghề, xóm nghề; tại các cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ như: May dân dụng, uốn tóc, điện cơ, điện lạnh, tiện,
hàn, sửa chữa xe gắn máy, thợ kim hoàn…; số được đào tạo tại trung tâm khuyến
công, khuyến nông dưới hình thức chuyển giao công nghệ và nhân rộng nghề; cùng
với số được đào tạo tại các doanh nghiệp với quy mô khá lớn theo ngành
nghề sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, còn có các lớp
dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn từ nguồn vốn chương trình
mục tiêu quốc gia, với các ngành nghề như: Trồng nấm các loại, khai thác mủ
cao su, may công nghiệp, thêu ren xuất khẩu, đan lát giỏ bội, điện dân dụng,…
6. Chương trình, giáo trình dạy nghề:
Trước đây các cơ sở dạy nghề chính quy áp
dụng chương trình dạy nghề do Tổng cục dạy nghề (thời kỳ 1978 -1987), Bộ Đại
học và Trung học chuyên nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hiện nay theo
chương trình khung đào tạo trình độ trung cấp nghề, các trường tổ
chức biên soạn, thẩm định và phê duyệt áp dụng cho cơ sở mình theo
quy định. Các cơ sở dạy nghề ngắn hạn tự tổ chức biên soạn, thẩm
định và phê duyệt áp dụng cho cơ sở mình.
II. HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO:
Theo số liệu thống kê, tỷ
lệ có việc làm sau đào tạo chiếm khoảng 70%, chưa có việc làm khoảng 10%, tiếp
tục học lên trình độ cao hơn 10%, chuyển đổi nghề 10%.
Trong giai đoạn 2001 - 2007,
công tác dạy nghề trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có bước chuyển biến nhất định
tạo cho người học có một nghề phù hợp với khả năng để tạo thu nhập, cải thiện
đời sống, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, xóa đói
giảm nghèo, hạn chế tệ nạn xã hội ở địa phương.
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Những mặt được:
- Dạy nghề trong
thời gian qua góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng
cao trình độ dân trí, nghề nghiệp cho đội ngũ lao động trong tỉnh,
góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần
thứ VII, tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt 23,12%.
- Bước đầu thực hiện
chủ trương xã hội hóa về dạy nghề, huy động được nguồn lực xã hội
tham gia dạy nghề, các cơ sở dạy nghề của Nhà nước vẫn đóng vai trò
chủ đạo.
- Chủ trương phát
triển dạy nghề gắn với sản xuất, việc làm; kết hợp giữa dài hạn và
ngắn hạn đã hình thành và phát triển; hình thức dạy nghề đa dạng,
linh hoạt, đáp ứng phần nào nhu cầu lao động của doanh nghiệp, từng
bước hạn chế những khó khăn, khắc phục tình trạng thiếu thiết bị,
thiếu giáo viên.
- Chính sách đầu
tư cho công tác dạy nghề hàng năm được tăng cường, tập trung, nhất là
đầu tư cơ sở vật chất cho các trường, trung tâm dạy nghề trọng điểm, sử
dụng nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước, từ chương trình mục tiêu quốc
gia và huy động vốn từ các nguồn lực khác.
- Công tác quản lý
Nhà nước về dạy nghề được chấn chỉnh, từng bước đi vào nề nếp.
2. Những tồn tại
yếu kém:
- Nhận thức của
xã hội về học nghề còn hạn chế, tâm lý vào đại học là mục tiêu
hàng đầu của đông đảo nhân dân nên việc thu hút học sinh vào học nghề
còn nhiều hạn chế.
- Việc thực hiện xã
hội hóa trong lĩnh vực dạy nghề còn chậm, chưa huy động đươc các nguồn lực và
tiềm năng của xã hội, chủ yếu từ nguồn thu học phí do người học đóng góp. Việc
liên doanh, liên kết trong lĩnh vực này còn hạn chế.
- Hệ thống dạy
nghề có đổi mới nhưng còn chậm; chưa đáp ứng về số lượng lẫn chất
lượng, lao động qua đào tạo nghề chưa phù hợp với yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và sự chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh; ở các
khu, cụm công nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn còn thiếu nguồn nhân lực
có trình độ kỹ thuật cao.
- Cơ sở vật chất,
kỹ thuật phục vụ công tác dạy nghề có được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp
ứng yêu cầu đổi mới công nghệ, thiết bị, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát
triển của nền kinh tế thị trường.
- Nguồn kinh phí
đầu tư phục vụ cho công tác dạy nghề chính quy còn hạn chế, đáp ứng
khoảng 65,12% (2,8 triệu đồng/học sinh so với 4,3 triệu đồng/học sinh
theo quy định), nên ảnh hưởng đến kết quả thực hành và chất lượng đào
tạo nghề.
- Đội ngũ giáo
viên dạy nghề vẫn còn thiếu về số lượng và chất lượng, nhất là giáo viên giảng
dạy thực hành.
PHẦN
THỨ HAI
QUY
HOẠCH ĐIỀU CHỈNH MẠNG LƯỚI DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG
ĐẾN NĂM 2020
I. SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU
CHỈNH QUY HOẠCH:
Dạy nghề được khôi phục và phát triển nhưng
vẫn còn bất cập so với yêu cầu về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và cơ
cấu trình độ, nhất là thiếu hụt nhân lực kỹ thuật trình độ cao ở các khu công
nghiệp, cụm công nghiệp; chưa đáp ứng kịp thời những tiến bộ của kỹ thuật, công
nghệ trong sản xuất; các điều kiện bảo đảm chất lượng tuy có được cải thiện,
nhưng vẫn thấp so với yêu cầu. Hơn nữa, toàn cầu hóa đang là xu thế khách quan,
sự cạnh tranh giữa các quốc gia về kinh tế, thương mại, kỹ thuật, công nghệ
ngày càng quyết liệt; lợi thế cạnh tranh thuộc về quốc gia có nguồn nhân lực
chất lượng cao. Vì vậy, cần phải có quy hoạch tổng thể về mạng lưới cơ sở dạy
nghề để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU
CHỈNH QUY HOẠCH:
1- Luật dạy nghề ngày 29/11/2006 và có
hiệu lực thi hành từ 01/6/2007;
2- Nghị định số
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
3- Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày
11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường
Dạy nghề giai đoạn 2002 - 2010;
4- Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của
Đảng bộ tỉnh: chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt
50% vào năm 2010;
5- Quyết định số
07/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới trường cao
đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020”;
6- Quyết định số
257/2006/QĐ-UBND ngày 17/11/2006 của UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động
thực hiện kế hoạch 13-KH/TU của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết 53-NQ/TW của Bộ
Chính trị về phát triển kinh - tế xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng
Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020;
7- Dự thảo quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2006 - 2020;
8- Quyết định số
230/2004/QĐ-UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh ban hành Quy hoạch mạng lưới đào
tạo nghề tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2004 - 2010.
III.
DỰ BÁO NHU CẦU LAO ĐỘNG QUA ĐÀO TẠO VÀ DẠY NGHỀ GIAI ĐOẠN 2008 - 2010
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020:
1. Dự báo dân số
và nguồn lao động:
a. Dân số:
Dự báo: Năm 2008, dân số tỉnh Tây
Ninh ước khoảng 1.097.100 người; năm 2010, dân số tỉnh Tây Ninh ước khoảng 1.150.000
người; đến năm 2020, dân số tỉnh Tây Ninh ước khoảng 1.286.000 người.
b. Nguồn lao động:
- Năm 2008, lao động trong độ
tuổi chiếm khoảng 62,40% so với dân số tương ứng khoảng 684.590 người, lao động
tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm khoảng 86,44% so với lao động
trong độ tuổi tương ứng khoảng 591.740 người.
- Năm 2010, lao động
trong độ tuổi chiếm khoảng 63,73% so với dân số tương ứng khoảng 732.840, lao
động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm khoảng 86,62% so với
lao động trong độ tuổi, tương ứng khoảng 634.302 người.
- Năm 2020, lao động
trong độ tuổi chiếm khoảng 67,68% so với dân số tương ứng khoảng 870.385 người,
lao động tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên chiếm khoảng 95,26% so
với lao động trong độ tuổi, tương ứng khoảng 829.148 người.
Bình quân hàng năm
dân số trong độ tuổi của tỉnh có từ 14.000 - 14.500 người bước vào tuổi lao
động.
2. Dự báo nhu cầu
lao động qua đào tạo:
a. Cơ cấu lao động
qua đào tạo:
- Năm 2008: Tỷ lệ lao động
qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 35% so với lao động tham gia hoạt
động kinh tế thường xuyên, tương ứng khoảng 207.109 người.
Trong đó: Tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt khoảng 28%, tương ứng khoảng 165.687 người.
- Năm 2010: Tỷ lệ lao động
qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 50% so với lao động tham gia hoạt
động kinh tế thường xuyên, tương ứng khoảng 317.151 người.
Trong đó: Tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt khoảng 35%, tương ứng khoảng 222.006 người.
- Năm 2020: Tỷ
lệ lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 70% so với lao động
tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên, tương ứng khoảng 580.404 người.
Trong đó: Tỷ lệ lao động
qua đào tạo nghề đạt trên 35%, tương ứng khoảng 414.574 người.
b. Nhu cầu lao động
qua đào tạo nghề:
Theo phương pháp
chuyển đổi tuổi, bình quân hàng năm dân số trong độ tuổi của tỉnh có từ 14.000 -
14.500 người bước vào tuổi lao động cộng với số lao động dôi dư do sắp xếp lại
doanh nghiệp Nhà nước và số lao động chưa có việc làm hàng năm chuyển sang thì:
- Từ năm 2008 - 2010:
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề khoảng 56.319 người, bình quân mỗi năm đào
tạo nghề khoảng 18.000 người.
- Từ năm 2011 - 2020:
Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề khoảng 192.568 người, bình quân mỗi năm
đào tạo nghề khoảng 18.500 người.
c. Ngành nghề đào
tạo:
Ngoài ngành nghề được
đào tạo trong những năm trước đây, dự báo đến 2010 và định hướng đến năm
2020 mở rộng thêm các nghề mới như: Công nghiệp chế biến, vật liệu mới, lập
trình máy tính, quản trị mạng máy tính, quản trị cơ sở dữ liệu, kỹ thuật sữa
chữa lắp ráp máy tính, cơ điện tử, điều khiển tự động, cơ khí chính xác, sửa
chữa thiết bị viễn thông, hàn công nghệ cao, nghiệp vụ du lịch, xây dựng
(nề), ...
IV.
QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:
1. Điều chỉnh quy hoạch
mạng lưới dạy nghề phải phù hợp, đồng bộ với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và phát huy hiệu quả của các cơ sở dạy
nghề hiện có.
2. Phát triển mạng lưới
cơ sở dạy nghề rộng khắp cả tỉnh, đa dạng các hình thức dạy nghề, tạo điều kiện
cho người lao động, thanh niên, nông dân, người dân tộc thiểu số học nghề, lập
thân, lập nghiệp. Xây dựng một số cơ sở dạy nghề trọng điểm.
3. Mở rộng quy mô, đồng
thời nâng cao chất lượng dạy nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình
độ đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động và những tiến bộ về kỹ
thuật, công nghệ.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa
dạy nghề; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để mọi tổ chức, cá nhân
đầu tư cho dạy nghề, phát triển các cơ sở dạy nghề tư thục và cơ sở dạy nghề có
vốn đầu tư nước ngoài.
V.
MỤC TIÊU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:
1. Mục tiêu chung:
- Xây dựng mạng
lưới trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề và
các cơ sở dạy nghề khác đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố quốc phòng - an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa tỉnh nhà;
- Từng bước nâng
cao chất lượng dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề,
khắc phục những bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực;
- Tạo cơ hội cho
đông đảo người lao động được trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề
nghiệp có năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm hoặc tìm
việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân, lập nghiệp.
2. Mục tiêu cụ
thể:
- Đến năm 2010, củng
cố và mở rộng các cơ sở dạy nghề hiện có; nâng trường Trung cấp
nghề Tây Ninh (công lập) lên trường Cao đẳng nghề; khi có điều kiện sẽ thành
lập mới Trung tâm Dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh (huyện Tân Châu); tiếp
tục đầu tư cho trường Trung cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh (trước đây là Trung
tâm dạy nghề khu vực Nam Tây Ninh), Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh Tây
Ninh, Trung tâm giới thiệu việc làm Khu công nghiệp Trảng Bàng, Trung tâm giới
thiệu việc làm thanh niên; đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho
các Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện, thị xã để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ dạy nghề; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất để các
thành phần kinh tế đầu tư mở các cơ sở dạy nghề và tham gia hoạt
động dạy nghề; tạo điều kiện và phát triển loại hình dạy nghề tại các doanh
nghiệp, tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tại các làng nghề truyền
thống.
- Đến năm 2020, tiếp
tục củng cố và mở rộng các cơ sở dạy nghề hiện có, tạo điều kiện để nâng trường
Trung cấp nghề Tân Bách Khoa (ngoài công lập) lên trường Cao đẳng nghề, nâng
Trung tâm Dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh lên trường Trung cấp nghề khu vực Bắc
Tây Ninh. Khi có nhu cầu đào tạo sẽ thành lập mới trung tâm dạy nghề hoặc trường
trung cấp nghề ở một số huyện.
- Mục tiêu giai
đoạn 2008 - 2010: đến năm 2010, lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng
50%, trong đó qua đào tạo nghề đạt khoảng 35%; phấn đấu đào tạo nghề 56.319 người,
bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 18.000 người. Chia ra: trung cấp nghề 10.000/56.319
người (18%), sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 46.319/56.319 người (82%).
- Mục tiêu giai đoạn
2011 - 2020: đến năm 2020, lao động qua đào tạo và dạy nghề đạt khoảng 70%,
trong đó qua đào tạo nghề đạt trên 35%; phấn đấu đào tạo nghề 192.568 người,
bình quân mỗi năm đào tạo nghề khoảng 18.500 người. Chia ra: cao đẳng nghề 18.500/192.568
người (9,61%), trung cấp nghề 36.000/192.568 người (18,69%), sơ cấp nghề và
dạy nghề thường xuyên 138.068/184.276 người (71,70%).
VI.
NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:
Quy hoạch mạng
lưới cơ sở dạy nghề sẽ phát triển theo định hướng:
- Đối với trường
Trung cấp nghề Tây Ninh: Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng, làm
nòng cốt trong việc đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp tương ứng
với các trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đến năm 2010
sẽ nâng lên trường cao đẳng nghề.
- Đối với trường
Trung cấp nghề khu vực Nam Tây Ninh : Nhà nước tiếp tục đầu tư
để phát huy hiệu quả năng lực hiện có và đáp ứng nhu cầu phát triển
khu, cụm công nghiệp thuộc các huyện Trảng Bàng, Gò Dầu, Bến Cầu.
- Thành lập mới Trung
tâm Dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh (huyện Tân Châu): khi có điều kiện sẽ
thành lập mới Trung tâm dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh để đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đến năm 2020 sẽ nâng lên trường trung
cấp nghề.
- Đối với các Trung
tâm Giáo dục thường xuyên: tiếp tục phát triển mạng lưới, mở rộng
chức năng đào tạo nghề của các trung tâm nhằm tăng cơ hội học nghề cho
người lao động, từng bước phổ cập nghề đáp ứng nhu cầu đa dạng của
thị trường lao động, đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang
thiết bị.
- Đối với các
Trung tâm Giới thiệu việc làm và các Trung tâm khác, đặc biệt là Trung tâm Giới
thiệu việc làm Khu công nghiệp Trảng Bàng: củng cố và tăng cường đầu tư cơ
sở vật chất, trang thiết bị; gắn đào tạo với tư vấn giới thiệu việc làm, thực
hiện chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Đối với cơ sở
dạy nghề ngoài công lập: khuyến khích và tạo điều kiện phát triển để cung
cấp nguồn nhân lực cho tỉnh.
- Phát triển hình
thức dạy nghề tại các doanh nghiệp: khuyến khích các doanh nghiệp gắn đào
tạo nghề với việc làm để phục vụ nhu cầu lao động kỹ thuật phù hợp
với công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. Phát triển đào tạo nghề
theo hướng này sẽ gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động, khắc
phục tình trạng thiếu giáo viên, thiếu thiết bị, thiếu cơ sở vật chất.
- Duy trì và phát
triển hình thức kèm cặp, truyền nghề, nhân rộng nghề tại các cơ sở sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các làng nghề truyền thống: tạo điều kiện
và môi trường để duy trì và phát triển hình thức kèm cặp, truyền
nghề tại các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt trong
tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông - lâm – thủy sản, lĩnh vực mà các
cơ sở dạy nghề hiện nay chưa có điều kiện thực hiện.
1. Trình độ đào
tạo:
- Hình thành hệ
thống đào tạo kỹ năng thực hành, thực hiện các chương trình dạy
nghề chính quy và thường xuyên với 03 cấp trình độ : Trình
độ sơ cấp nghề, trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề.
- Đảm bảo tỷ lệ
đào tạo giữa các trình độ phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động và nhịp độ phát triển công nghệ; chú trọng
đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu của thị
tường lao động và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
2. Mạng lưới - Quy mô
đào tạo (kèm
theo biểu 05, 06 ):
Trong giai đoạn 2008 -
2010, mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển từ 176 cơ sở lên 200 cơ sở (tăng
13,63% so với thời kỳ 2001 - 2007); trong đó: khi có đủ điều kiện sẽ thành lập mới
Trung tâm dạy nghề khu vực Bắc Tây Ninh, hình thành mạng lưới dạy nghề trong 03
trung tâm (Trung tâm giới thiệu việc làm Công đoàn, Trung tâm giới thiệu việc
làm Khu công nghiệp Trảng Bàng, Trung tâm khuyến công), phát triển thêm 19 cơ
sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có lớp dạy nghề tại các huyện, thị xã; phấn
đấu đào tạo nghề 56.319 người, bình quân hàng năm đào tạo nghề khoảng 18.000
người, tăng 33,33% so với thời kỳ 2001 - 2007 (13.500 người); trong đó: trung cấp
nghề 10.000/56.319 người (18%), bình quân mỗi năm khoảng 3.000 người, sơ cấp nghề
và dạy nghề thường xuyên 46.319/56.319 người (82%), bình quân mỗi năm khoảng 15.000
người. Đối với các cơ sở dạy nghề công lập, phấn đấu đào tạo 23.740/56.319
người (42,15%), bình quân mỗi năm khoảng 8.000 người. Đối với các cơ sở dạy
nghề ngoài công lập, phấn đấu đào tạo 32.579/56.319 người (57,85%), bình quân
mỗi năm khoảng 10.000 người.
Trong giai đoạn 2011 -
2020, mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển từ 200 (2010) lên 250 (2020),
trong đó chủ yếu là lớp dạy nghề gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở
các huyện, thị xã (từ 179 vào năm 2010 lên 229 vào năm 2020); phấn đấu đào tạo
nghề 192.568 người, tăng 3,42 lần so với thời kỳ 2008-2010 (56.319 người), bình
quân hàng năm đào tạo nghề khoảng 18.500 người, tăng 2,78% so với thời kỳ 2008 -
2010 (18.000 người); trong đó: Cao đẳng nghề 18.500/192.568 người (9,61%), bình
quân mỗi năm khoảng 1.850 người, trung cấp nghề 36.000/192.568 người (18,69%) người,
bình quân mỗi năm khoảng 3.600 người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 138.068/192.568
người (71,70%), bình quân mỗi năm khoảng 13.800 người. Đối với các cơ sở dạy
nghề công lập, phấn đấu đào tạo 91.500/192.568 người (47,52%), bình quân mỗi
năm khoảng 8.500 người. Đối với các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, phấn đấu đào
tạo 101.068/192.568 người (52,48%), bình quân mỗi năm khoảng 10.000 người.
3. Cơ cấu ngành
nghề đào tạo:
- Cơ cấu ngành
nghề đào tạo được thường xuyên dự báo và điều chỉnh để phù hợp
với nhu cầu của thị trường lao động trong các ngành công nghiệp, nông
nghiệp và dịch vụ.
- Tập trung đào tạo
một số ngành nghề mũi nhọn, như: Công nghiệp chế biến, công nghệ thông
tin, cơ điện tử, vật liệu mới, dệt - may, . . . Chú trọng dạy nghề
phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xuất
khẩu lao động.
4. Đội ngũ giáo
viên dạy nghề (kèm
theo biểu 03):
- Trong giai đoạn
2008 - 2010: Số giáo viên cần
thiết để đáp ứng với qui mô đào tạo khoảng 467 người, tăng 159 người (51,62%)
so với cuối năm 2007, tỷ lệ học sinh/giáo viên quy đổi đạt 20. Đến năm 2010,
phấn đấu 100% giáo viên trong các trường trung cấp nghề đạt chuẩn, trong đó có
một số trên chuẩn, phấn đấu: 16 giáo viên có trình độ thạc sĩ (9,69%), 96 giáo viên
có trình độ đại học (58,18%), 33 giáo viên có trình độ cao đẳng (20%), 08 giáo
viên có trình độ trung cấp chuyên nghiệp (4,84%) và 12 giáo viên có trình độ
tay nghề cao (7,27%). Số giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề dự kiến được đào
tạo trong giai đoạn 2008 - 2010 là: 18 thạc sĩ, 11 đại học.
- Đến năm 2020: Phấn
đấu 30% giáo viên trong các trường trung cấp nghề và các trường cao đẳng nghề
có trình độ sau đại học. Số giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề dự kiến được
đào tạo trong giai đoạn 2011 - 2020 là: 02 tiến sĩ, 16 thạc sĩ.
VII.
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Các giải pháp
chung:
- Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức trách nhiệm của
các ngành, các cấp và của toàn xã hội về vấn đề dạy nghề, học nghề.
- Đẩy mạnh thực hiện
xã hội hóa công tác dạy nghề nhưng giữ lại một số cơ sở dạy nghề do Nhà nước
quản lý để có kế hoạch đầu tư, nâng cấp xứng tầm (là trung tâm đầu mối) về lĩnh
vực dạy nghề của tỉnh; hình thành quỹ đất sạch, kêu gọi đầu tư; kiến nghị vận
dụng, áp dụng chính sách xã hội hóa (đất, thuế, tín dụng,… ).
- Hoàn thiện tổ chức
quản lý hệ thống, phát triển mạng lưới dạy nghề theo quy hoạch; nâng cao năng
lực đào tạo, mở rộng vai trò tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ sở dạy
nghề; phát triển các dịch vụ đào tạo nghề và đặc biệt chú trọng đến hoàn thiện
nâng cao chất lượng thông tin thị trường lao động; đa dạng hóa hình thức sở hữu
trong dạy nghề; khuyến khích và tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các
doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, thành lập cơ sở dạy nghề; khuyến khích và tăng
cường các hình thức liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề và cơ sở sản xuất, đào
tạo nghề gắn với nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp tại địa phương, đào tạo nghề
gắn với việc làm; phân bố hợp lý theo địa bàn, theo ngành nghề đào tạo.
- Đào tạo và bồi dưỡng
đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý: Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề theo tiêu chuẩn quy định để bổ sung, cung
cấp giáo viên, cán bộ quản lý cho các trường, trung tâm kể cả khu vực ngoài
công lập. Phát triển đội ngũ giáo viên thỉnh giảng bao gồm kỹ sư, công nhân kỹ
thuật, nhân viên nghiệp vụ có trình độ kỹ thuật cao trong các doanh nghiệp, sở,
ban, ngành; giảng viên, giáo viên các trường trong khu vực.
- Hỗ trợ kinh phí cho
đối tượng chính sách, triển khai thực hiện cho vay với lãi suất ưu đãi đối với
học sinh học nghề theo quy định của Chính phủ.
- Tích cực triển khai
phân luồng, khuyến khích học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ
thông học nghề; triển khai thực hiện liên thông giữa các trình độ theo quy định
để tạo điều kiện cho người tốt nghiệp nghề có điều kiện tiếp tục học tập nâng
cao trình độ, gắn đào tạo nghề với phổ cập giáo dục bậc trung học.
- Xây dựng và đổi mới
nội dung, chương trình, giáo trình dạy nghề theo tiêu chuẩn kỷ năng nghề phù
hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và tiếp cận với trình độ
tiên tiến, đảm bảo đào tạo liên thông.
- Nâng cao năng lực
và hoạt động của hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước ở địa phương
về đào tạo nghề, nhất là quản lý chất lượng đào tạo nghề, kiểm
định chất lượng dạy nghề, đánh giá cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
2. Kinh phí đầu tư
cơ sở vật chất kỹ thuật giai đoạn 2008 - 2010 và định hướng đến năm 2020 (kèm
theo biểu 07, 08, 09):
Để đáp ứng nhu cầu
đào tạo nghề trong thời gian sắp tới, cùng với mạng lưới đào tạo
nghề hiện tại, tỉnh cần tăng cường xây dựng mới và nâng cấp các đơn
vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh xây mới và nâng cấp, hệ
thống các cơ sở dạy nghề hiện tại cũng cần được đầu tư nâng cấp về
trang thiết bị.
* Tổng kinh phí đầu
tư là: 178.500 triệu đồng, trong đó:
- Vốn Trung
ương và các nguồn tài trợ khác: 17.900 triệu đồng (sử dụng nâng cao năng
lực đào tạo nghề) chiếm 10,03%.
- Vốn địa phương: 160.600
triệu đồng (sử
dụng đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm máy móc - trang thiết bị, đào tạo - bồi
dưỡng giáo viên – cán bộ quản lý, biên soạn chương trình - giáo trình) chiếm
89,97%.
* Phân chia giai đoạn
như sau:
a) Tổng kinh phí
đầu tư giai đoạn 2008 - 2010 là: 115.500 triệu đồng, trong đó:
- Xây dựng cơ sở
vật chất: 49.000 triệu đồng (42,42%).
- Mua sắm máy móc,
trang thiết bị: 63.000 triệu đồng (54,54%).
- Đào tạo giáo
viên, cán bộ quản lý, xây dựng chương trình: 3.500 triệu đồng (3,03%).
Chia ra:
+ Vốn Trung
ương và các nguồn tài trợ khác: 17.900 triệu đồng (15,50%) so tổng kinh
phí đầu tư (sử dụng nâng cao năng lực đào tạo nghề).
+ Vốn địa phương: 97.600
triệu đồng (84,50%) so tổng kinh phí đầu tư (sử dụng đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất ; mua sắm máy móc, trang thiết bị ; đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên, cán bộ quản lý, biên soạn chương trình, giáo trình).
* Phân kinh phí trong
từng giai đoạn:
- Năm 2008: 50.300 triệu đồng
+ Vốn Trung
ương và các nguồn tài trợ khác: 4.700 triệu đồng
+ Vốn địa phương: 45.600
triệu đồng
- Năm 2009: 45.000 triệu đồng
+ Vốn Trung
ương và các nguồn tài trợ khác: 8.200 triệu đồng
+ Vốn địa phương:
36.800 triệu đồng
- Năm 2010: 20.200 triệu đồng
+ Vốn Trung
ương và các nguồn tài trợ khác: 5.000 triệu đồng
+ Vốn địa phương:
15.200 triệu đồng
b) Tổng kinh phí
đầu tư giai đoạn 2011 - 2020: 63.000 triệu đồng (sử dụng nguồn kinh
phí địa phương để đầu tư xây dựng, mua sắm máy móc - trang thiết bị).
3. Tổ chức thực
hiện:
a. Quản lý Nhà
nước về đào tạo nghề:
Tăng cường quản lý
Nhà nước về đào tạo nghề ở các cấp chính quyền, cụ thể hóa quy
hoạch hệ thống mạng lưới đào tạo nghề, tăng cường các giải pháp
thực hiện quy hoạch đào tạo nghề theo mỗi thời kỳ đúng với môi
trường pháp lý, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, chỉ đạo
triển khai hoạt động đào tạo nghề để phát triển mạng lưới cơ sở
dạy nghề.
b. Nhiệm vụ của
các sở, ban ngành, huyện, thị xã:
- Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội:
chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã tham
mưu UBND tỉnh trong việc cụ thể hóa các chỉ tiêu đào tạo nguồn nhân
lực và theo dõi quá trình tổ chức thực hiện; xây dựng kế hoạch đào
tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 phù hợp với quá trình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
- Sở Giáo dục và
Đào tạo:
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc cụ thể
hóa chủ trương phân luồng học sinh sau trung học cơ sở, trung học phổ
thông và thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học.
- Sở Kế hoạch và
Đầu tư:
phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc xây dựng
và phân bổ kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch hàng
năm nhằm đảm bảo thực hiện các mục tiêu của chiến lược về số lượng
và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu ngành nghề.
- Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh bố
trí ngân sách cho các hoạt động thực hiện quy hoạch, kế hoạch mạng
lưới cơ sở dạy nghề, kiểm tra giám sát việc sử dụng kinh phí theo
đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.
- Các sở, ban, ngành
có liên quan:
có trách nhiệm xây dựng và triển khai thực hiện chương trình theo chức năng, nhiệm
vụ được giao.
- Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã:
có trách nhiệm xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm;
tăng cường công tác quản lý nhà nước về dạy nghề trên địa bàn, đẩy mạnh công
tác thông tin tuyên truyền; kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác dạy nghề cấp
huyện, thị xã và cơ sở; vận động các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia và hỗ
trợ cho công tác dạy nghề.
- Báo, Đài Phát thanh
và Truyền hình:
phối hợp các ngành, địa phương tổ chức tuyên truyền các chính sách của Đảng và
Nhà nước về dạy nghề.
- Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các cơ quan đoàn thể: tham gia thực hiện
và giám sát việc thực hiện kế hoạch ở các cấp; tổ chức tuyên truyền cho hội
viên của mình về công tác dạy nghề, học nghề, lao động, việc làm.
- Các doanh nghiệp,
đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng lao động: tích cực tham gia thực hiện các
chương trình, đề án về dạy nghề, giải quyết và ổn định việc làm, nâng cao trình
độ nghề nghiệp cho người lao động, chấp hành chế độ khai trình, báo cáo theo quy
định.
- Các cơ sở dạy nghề: thực hiện nghiêm
chỉnh các quy định của pháp luật về dạy nghề, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động dạy
nghề, tuân thủ các quy định về hoạt động dạy nghề, thực hiện các biện pháp nâng
cao chất lượng dạy nghề./.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|