QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG HÀNG TÀU BIỂN
Rules
for cargo handling appliances of ships
MỤC LỤC
I. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.2. Đối tượng áp dụng
1.3. Giải thích từ ngữ
II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
Chương 1. Quy định chung
1.1. Quy định chung
1.2. Các định nghĩa
1.3. Bố trí chung, kết cấu, vật
liệu và hàn
Chương 2. Kiểm tra
2.1. Quy định chung
2.2. Kiểm tra các thiết bị nâng
hàng
2.3. Kiểm tra lần đầu
2.4. Tổng kiểm tra hàng năm
2.5. Thử tải
Chương 3. Hệ cần trục dây giằng
3.1. Quy định chung
3.2. Tải trọng thiết kế
3.3. Độ bền và kết cấu của cột, trụ
cẩu và thanh giằng
3.4. Độ bền và kết cấu thân cần của
cần trục
3.5. Phương pháp tính toán đơn giản
cho cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt ngang
3.6. Phương pháp tính toán đơn giản
cho thân cần trục dây giằng.
Chương 4. Cần trục
4.1. Quy định chung
4.2. Tải trọng thiết kế
4.3. Độ bền và kết cấu
4.4. Những yêu cầu đặc biệt cho cần
trục chạy trên ray
Chương 5. Chi tiết cố định
5.1. Quy định chung
5.2. Chi tiết cố định
Chương 6. Chi tiết tháo được
6.1. Quy định chung
6.2. Puli nâng hàng
6.3. Dây cáp
6.4. Các chi tiết tháo được khác
6.5. Các yêu cầu tương đương
Chương 7. Máy, trang bị điện và
hệ thống điều khiển
7.1. Quy định chung
7.2. Máy
7.3. Nguồn cấp
7.4. Hệ thống điều khiển máy
Chương 8. Thang máy và cầu xe
8.1. Quy định chung
8.2. Tải trọng thiết kế
8.3. Độ bền và kết cấu
III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ
1.1. Đăng ký thiết bị nâng hàng
1.2. Chứng nhận, đóng dấu và hồ sơ
Đăng kiểm
1.3. Hồ sơ Đăng kiểm
1.4. Bảo quản hồ sơ Đăng kiểm
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC,
CÁ NHÂN
1.1. Trách nhiệm của chủ tàu, các
cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng hàng
1.2. Trách nhiệm của Đăng kiểm
1.3. Trách nhiệm của Bộ Giao thông
vận tải
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
QUY PHẠM THIẾT BỊ NÂNG HÀNG TÀU BIỂN
Rules
for cargo handling appliances of ships
I. QUY ĐỊNH
CHUNG
1.1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định về hoạt động
giám sát kỹ thuật và các hoạt động thiết kế, chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa
chữa và khai thác các thiết bị nâng hàng (xem giải thích ở 1.2.1 (1) mục II.
Quy định kỹ thuật) được lắp đặt trên tàu biển Việt Nam (sau đây, trong Quy
chuẩn này viết tắt là “thiết bị nâng hàng”).
1.2. Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với các
tổ chức và cá nhân có hoạt động giám sát kỹ thuật và các hoạt động thiết kế,
chế tạo, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác các thiết bị nâng hàng.
1.3. Giải thích từ ngữ
Các tổ chức và cá nhân nêu ở mục
1.2 trên bao gồm:
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam
(sau đây viết tắt là “Đăng kiểm”).
2. Các tổ chức và cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực thiết kế thiết bị nâng hàng bao gồm thiết kế cho
chế tạo mới, thiết kế hoán cải, phục hồi thiết bị nâng hàng.
3. Các tổ chức và cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực chế tạo, sửa chữa, hoán cải và phục hồi thiết bị nâng
hàng.
4. Các chủ tàu, bao
gồm các công ty/đơn vị và/hoặc cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý, khai
thác các thiết bị nâng hàng.
II. QUY CHUẨN KỸ
THUẬT
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
1.1. Quy định
chung
1.1.1. Phạm vi áp dụng
1. Nếu không có quy định nào
khác trong Quy chuẩn này, các yêu cầu có liên quan của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy
phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” sẽ được áp dụng cho vật liệu, trang
thiết bị, việc lắp đặt và chất lượng chế tạo thiết bị nâng hàng.
2. Nếu không có chỉ dẫn nào
khác trong Quy chuẩn này thì các thiết bị nâng hàng được chế tạo hoặc lắp đặt
trên tàu biển trước khi Quy chuẩn này có hiệu lực vẫn được phép áp dụng các
tiêu chuẩn trước đây để chế tạo và lắp đặt chúng.
1.1.2. Thay thế tương đương
1. Các thiết bị nâng hàng
không tuân theo các yêu cầu của Quy chuẩn này có thể được chấp nhận, với điều
kiện Đăng kiểm thấy rằng chúng có khả năng tương đương với các thiết bị nâng
hàng tuân theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
2. Mọi thiết bị nâng hàng
hiện có được thiết kế và chế tạo không tuân theo các yêu cầu của Quy chuẩn này,
đều có thể được Đăng kiểm công nhận, với điều kiện chúng phải tuân theo các Quy
chuẩn hoặc Tiêu chuẩn được Đăng kiểm công nhận và phải thỏa mãn kết quả thử và
kiểm tra do Đăng kiểm yêu cầu.
1.1.3. Các lưu ý khi sử dụng
1. Ngoài việc thỏa mãn Quy
chuẩn này, các thiết bị nâng hàng còn phải thỏa mãn các yêu cầu của quốc gia có
cảng mà tàu ghé vào.
2. Đăng kiểm có thể kiểm tra
và cấp các giấy chứng nhận cho các thiết bị nâng hàng theo Quy phạm được chỉ
định, khi được sự ủy quyền của chính phủ quốc gia hoặc Tổ chức có liên quan.
1.2. Các định
nghĩa
1.2.1. Thuật ngữ
Các thuật ngữ sử dụng trong Quy
chuẩn này được định nghĩa từ mục (1) đến (18) dưới đây, trừ khi có những định
nghĩa khác.
(1) Thiết bị nâng hàng là thiết bị
dịch chuyển hàng và các chi tiết tháo rời được của chúng.
(2) Thiết bị dịch chuyển hàng là
các cơ cấu làm hàng và cầu xe bao gồm cả các thiết bị của hệ thống dẫn động và
các chi tiết cố định của chúng.
(3) Cơ cấu làm hàng là hệ cần trục
dây giằng, cần trục, thang máy và những máy móc khác sử dụng trong việc xếp dỡ
hàng hóa và những vật khác hàng kể cả các thiết bị của hệ thống dẫn động chúng
và phụ kiện làm hàng, trừ cầu xe.
(4) Thành phần kết cấu là những bộ
phận chịu tải trọng làm việc an toàn của thiết bị nâng hàng kể cả chi tiết cố
định và pu li cố định trên cơ cấu làm hàng và cầu xe.
(5) Chi tiết cố định là những giá
cổ ngỗng, giá đỉnh cột, phụ tùng lắp trên đỉnh cần, các vấu đuôi cần, tai bắt
cáp giằng cần, các chốt giằng, v.v… được lắp cố định vào các thành phần kết cấu
hoặc kết cấu thân tàu để làm hàng.
(6) Các chi tiết tháo được là puli,
dây cáp, khuyên treo, móc treo hàng, ma ní, mắt xoay, kẹp cáp, gàu xúc, nam
châm nâng hàng có thể tháo lắp được, v.v…, dùng để truyền tải trọng của hàng
lên các thành phần kết cấu.
(7) Tải trọng làm việc an toàn là
trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy phạm quy định mà cơ cấu làm hàng và
cầu xe có thể làm việc an toàn, viết tắt là “S.W.L” và được tính bằng tấn (t).
(8) Góc cho phép nhỏ nhất là góc
tạo bởi thân cần với đường nằm ngang mà tại vị trí đó, hệ cần cẩu dây giằng
được phép làm việc với tải trọng làm việc an toàn, được tính bằng độ (0).
(9) Bán kính quay lớn nhất là bán
kính mà tại đó cần cẩu trụ quay được phép làm việc với tải trọng làm việc an
toàn, tính bằng mét (m).
(10) Tải trọng làm việc an toàn,
v.v…
(a) Đối với hệ cần trục dây giằng:
là tải trọng làm việc an toàn, góc cho phép nhỏ nhất và những điều kiện hạn chế
khác;
(b) Đối với cần trục trụ quay: là
tải trọng làm việc an toàn, bán kính quay lớn nhất và các điều kiện hạn chế
khác;
(c) Đối với những máy móc khác sử
dụng để xếp dỡ hàng: là tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế
khác do Đăng kiểm quy định;
(d) Đối với cầu xe: là tải trọng
làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế do Đăng kiểm quy định.
(11) Tải trọng làm việc an toàn của
chi tiết tháo được là trọng lượng hàng cho phép lớn nhất do Quy phạm quy định
mà các chi tiết tháo được có thể sử dụng an toàn, viết tắt là “S.W.L” tính
bằng tấn (t). Đối với puli nâng hàng, tải trọng làm việc an toàn được định
nghĩa theo (a) hoặc (b) dưới đây:
(a) Đối với cụm puli đơn: Tải trọng
làm việc an toàn là trọng lượng hàng lớn nhất mà puli có thể kéo lên an toàn
khi treo puli và trọng lượng hàng vào dây quấn quanh rãnh của nó.
(b) Đối với cụm nhiều puli: Tải
trọng làm việc an toàn là trọng lượng hàng lớn nhất có thể tác dụng lên tai
treo puli.
(12) Hệ cần trục dây giằng là hệ
thống dùng để nâng hàng bằng cách treo hàng ở đầu cần; các cần này được nối với
hệ thống trụ, cột cẩu, bao gồm các trường hợp nêu ở (a), (b) và (c) dưới đây:
(a) Phần cuối của dây cáp nâng cần
được cố định, hai dây cáp tạt cần liên kết tại đầu cần được cuốn bằng các tời
độc lập riêng để tạt cần theo phương ngang (sau đây gọi là hệ thống cần trục
dây giằng tạt ngang).
(b) Hai thân cần ở mạn phải và mạn
trái được cố định thành một cặp tại vị trí đã định. Dây cáp nâng hàng của hai
cần được nối với nhau để xếp hoặc dỡ hàng (sau đây gọi là hệ thống cần trục làm
việc ghép đôi).
(c) Dây cáp nâng hàng có thể được
hạ hoặc kéo lên và cần có thể nâng hoặc quay độc lập hoặc đồng thời trong khi
hàng vẫn được treo (sau đây gọi là hệ cần trục dây giằng kiểu quay).
(13) Cần trục bao gồm cần trục trụ quay,
cổng trục, cầu trục và máy nâng, giá nâng hàng, v.v… có khả năng thực hiện việc
xếp dỡ hàng, di chuyển thẳng đứng hay xoay ngang đồng thời hoặc độc lập.
(14) Thang máy: Thiết bị khi xếp dỡ
hàng có giữ hàng trong kết cấu của nó.
(15) Cầu xe: Thiết bị được liên kết
với vỏ tàu hoặc bố trí trong tàu, có thiết bị cơ khí đóng, mở hoặc quay, cho
phép hàng hóa cũng như các loại xe cơ giới, có hoặc không chứa hàng hóa lên
xuống tàu.
(16) QCVN là từ viết tắt các Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.
(17) Tải trọng nâng là tổng của tải
trọng làm việc an toàn lớn nhất bao gồm: Trọng lượng lớn nhất của hàng được
treo và trọng lượng của các thiết bị như móc treo, cụm puli nâng hàng, gàu xúc,
thùng chứa, dầm treo hàng, lưới treo hàng, v.v…. Trừ những trường hợp cần thiết
khác do Đăng kiểm quy định, không cần tính đến trọng lượng của dây cáp nâng
hàng, trừ khi tính toán đối với chiều cao nâng hàng từ 50 mét trở lên.
(18) Gia tốc trọng trường (g) lấy
bằng 9,81 m/s2.
1.3. Bố trí
chung, kết cấu, vật liệu và hàn
1.3.1. Bố trí chung
1. Việc bố trí và kích thước
của cơ cấu làm hàng và cầu xe không được ảnh hưởng đến đèn tín hiệu, đèn hành
trình và các chức năng khác của tàu.
2. Nếu một số bộ phận của cơ
cấu làm hàng được sử dụng vào mục đích khác, chẳng hạn như thông gió hoặc các
hệ thống hay thiết bị quan trọng được thiết kế cho mục đích khác, kể cả thiết
bị khác công dụng lắp trên chúng, thì phải chú ý tránh không cho chúng có ảnh
hưởng xấu đến nhau về chức năng cũng như độ bền.
3. Mọi thiết bị của cơ cấu
làm hàng và cầu xe khi làm việc nhô ra khỏi mạn tàu nên có khả năng co vào, gấp
lại hoặc tháo rời được để xếp gọn vào trong mạn tàu khi không sử dụng.
4. Cơ cấu làm hàng và cầu xe
phải có thiết bị để cố định các chi tiết chuyển động khi không sử dụng.
1.3.2. Kết cấu chung
1. Ngoài những quy định của
Quy chuẩn này, các cơ cấu làm hàng và cầu xe làm việc trong điều kiện nghiêng
chúi khác thường khi thời tiết và điều kiện biển khắc nghiệt, phải tuân theo
các yêu cầu bổ sung cho từng điều kiện làm việc theo yêu cầu của Đăng kiểm.
2. Thép cán chế tạo thân tàu
quy định ở 3.1 Phần 7A của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu
biển vỏ thép” sẽ được dùng cho các thành phần kết cấu theo yêu cầu của các
Chương 3, 4 và 8. Các loại thép có độ bền cao nếu được sử dụng trong các thành
phần kết cấu thì phải tuân theo các yêu cầu đặc biệt do Đăng kiểm quy định. Kết
cấu và kích thước của các thành phần kết cấu có chứa hoặc làm bằng các vật liệu
không phải là những loại thép nêu trên thì phải được Đăng kiểm xem xét riêng.
3. Các thành phần kết cấu
phải được thiết kế sao cho chúng không bị gián đoạn và thay đổi tiết diện đột
ngột đến mức có thể. Các mối liên kết hàn không được bố trí ở những nơi có khả
năng tập trung ứng suất.
4. Góc của các lỗ khoét trên
thành phần kết cấu phải lượn tròn.
5. Các lỗ khoét làm mất tính
đẳng hướng về kích thước của các thành phần kết cấu phải được bố trí sao cho
các cạnh dài hoặc trục dài của nó có thể coi là song song với hướng của ứng
suất chính.
6. Khi liên kết hai kết cấu
có độ cứng khác nhau đáng kể thì phải có biện pháp gia cường thích hợp bằng các
mã, v.v… để đảm bảo tính liên tục về độ cứng của kết cấu. Phải đặc biệt chú ý
đến liên kết với kết cấu thân tàu.
7. Puli làm hàng của các
thành phần kết cấu phải phù hợp với các yêu cầu nêu ở 6.2.
1.3.3. Tính toán trực tiếp độ
bền
Kích thước của các thành phần kết
cấu phải được xác định bằng phương pháp tính toán trực tiếp độ bền được Đăng
kiểm chấp nhận, sử dụng tải trọng tính toán và ứng suất cho phép nêu ở các
Chương liên quan, trừ những kết cấu được tính toán bằng công thức nêu ở Chương
3.
1.3.4. Vật liệu
1. Thép cán chế tạo thân tàu
dùng để chế tạo thành phần kết cấu phụ thuộc vào độ dày của chúng, phải tuân
theo Bảng 1.1, trừ những trường hợp được Đăng kiểm xem xét riêng.
Bảng
1.1. Độ dày và cấp thép
Chiều
dày t (mm)
|
t ≤
20
|
20
< t ≤ 25
|
25
< t ≤ 40
|
40
< t
|
Cấp
thép
|
A/AH
|
B/AH
|
D/DH
|
E/EH
|
Chú thích:
1. A, B, D, E, AH, DH và EH trong
bảng tương ứng với các cấp thép sau:
A: A AH: A32, A36 và A40
B: B DH: D32, D36 và D40
D:D EH: E32, E36 và E40
E: E
2. Đối với cơ cấu làm hàng
và cầu xe thường xuyên sử dụng ở vùng rất lạnh hoặc trong hầm hàng đông lạnh và
các trường hợp cần thiết khác, Đăng kiểm có thể yêu cầu sử dụng thép có độ dai
va đập cao hơn so với yêu cầu nêu ở -1.
3. Thép đúc và thép rèn sử
dụng trong các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu nêu ở 5.1 và 6.1,
Phần 7A của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”
hoặc các tiêu chuẩn tương đương.
4. Vật liệu chế tạo bu lông và
đai ốc để liên kết các thành phần kết cấu phải thỏa mãn các yêu cầu của Đăng
kiểm.
5. Dây cáp sử dụng trong các
thành phần kết cấu phải là loại Quy định trong Phần 7B của QCVN 21:2010/BGTVT
“Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” hoặc các Tiêu chuẩn tương đương
khác.
6. Vật liệu sử dụng trong
các phần chính của các thiết bị trong hệ truyền động phải thỏa mãn các yêu cầu
của Phần 7A của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”
hoặc các Tiêu chuẩn tương đương khác được Đăng kiểm thừa nhận.
1.3.5. Hàn
1. Việc hàn các thành phần
kết cấu phải phù hợp với các yêu cầu trong Phần 6 của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” và các
yêu cầu bổ sung do Đăng kiểm quy định khi cần thiết, tùy theo dạng kết cấu.
2. Việc bố trí các mối hàn
của các thành phần kết cấu phải được xem xét kỹ để tránh gây trở ngại trong khi
hàn.
1.3.6. Chống ăn mòn
1. Các thành phần kết cấu
phải được chống ăn mòn bằng sơn có chất lượng tốt hoặc bằng các biện pháp thích
hợp khác
2. Các thành phần kết cấu có
khả năng đọng nước mưa hoặc sương phải có biện pháp tiêu nước thỏa đáng.
Chương 2.
KIỂM TRA
2.1. Quy định
chung
2.1.1. Phạm vi áp dụng
1. Các yêu cầu trong Chương
này áp dụng cho việc thử và kiểm tra thiết bị nâng hàng.
2. Tại những vị trí mà những
thành phần kết cấu của thiết bị nâng hàng được cố định thường xuyên vào thân
tàu hoặc khi chúng tạo thành bộ phận liên tục của thân tàu thì việc thử và kiểm
tra phải tuân theo các yêu cầu trong Chương này, ngoài ra còn phải tuân theo
các yêu cầu có liên quan của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu
biển vỏ thép”.
3. Khi kiểm tra chu kỳ,
ngoài những quy định nêu ở 2.2 đến 2.5 của Chương này, Đăng kiểm có thể có
những yêu cầu bổ sung nếu thấy cần thiết.
4. Khi tổng kiểm tra hàng
năm, sau khi xem xét kỹ đến công dụng, kết cấu, thời gian đã sử dụng, hồ sơ,
kết quả của lần kiểm tra trước và trạng thái kỹ thuật thực tế của thiết bị nâng
hàng, Đăng kiểm có thể giảm bớt phạm vi và nội dung thử và kiểm tra nêu ở 2.2
đến 2.5 của Chương này.
2.1.2. Chuẩn bị cho việc kiểm
tra và các việc khác
1. Tất cả các công việc
chuẩn bị cho việc kiểm tra nêu trong Quy chuẩn này cũng như các yêu cầu của
Đăng kiểm đưa ra phù hợp với các quy định của Chương này đều phải do Chủ tàu hoặc
đại diện Chủ tàu thực hiện. Việc chuẩn bị bao gồm cả lối đi thuận tiện và an
toàn, phương tiện và hồ sơ cần thiết cho việc kiểm tra. Các thiết bị để tiến
hành kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm mà Đăng kiểm cần để tiến hành công việc
phải được chọn lựa và kiểm chuẩn riêng biệt theo tiêu chuẩn của Đăng kiểm. Tuy
nhiên Đăng kiểm có thể chấp nhận những dụng cụ đo đạc đơn giản như thước, dây
đo, thước đo kích thước mối hàn, trắc vi kế mà không cần sự lựa chọn riêng lẻ
hay xác nhận về kiểm chuẩn với điều kiện đó là những thiết bị thông dụng chính
xác và được đối chiếu định kỳ với các thiết bị hay dụng cụ thử nghiệm tương tự.
Đăng kiểm cũng có thể chấp nhận những dụng cụ trên tàu để kiểm tra các thiết bị
của tàu (ví dụ như đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ, vòng quay máy) dựa trên hồ sơ
kiểm chuẩn hay những biên bản so sánh với những thiết bị khác.
2. Chủ tàu hoặc đại diện chủ
tàu phải bố trí người giám sát có chuyên môn về các hạng mục dự định kiểm tra
để chuẩn bị cho việc kiểm tra, giúp đỡ khi cần thiết cho Đăng kiểm thực hiện
nhiệm vụ.
3. Đăng kiểm có thể hoãn
việc kiểm tra nếu như các công việc chuẩn bị cần thiết chưa được thực hiện, khi
những người có trách nhiệm nêu tại -2 không có mặt lúc kiểm tra hoặc khi Đăng
kiểm thấy rằng không đảm bảo an toàn cho việc kiểm tra.
4. Qua kết quả kiểm tra, nếu
Đăng kiểm thấy cần thiết phải sửa chữa thì chủ tàu hoặc xưởng đóng tàu phải
tiến hành sửa chữa theo yêu cầu của Đăng kiểm.
2.1.3. Xuất trình Giấy chứng
nhận
Khi tiến hành thử và kiểm tra, tất
cả các Giấy chứng nhận do Đăng kiểm cấp cho thiết bị nâng phải được xuất trình
cho Đăng kiểm khi có yêu cầu.
2.1.4. Biên bản kiểm tra
Sau khi hoàn thành việc thử và kiểm
tra, Đăng kiểm sẽ xác nhận vào “Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng của tàu”
2.1.5. Thông báo kết quả kiểm
tra
1. Đăng kiểm phải lập biên
bản kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra cho Chủ tàu.
2. Khi nhận được yêu cầu sửa
chữa của Đăng kiểm, Chủ tàu phải thực hiện các công việc sửa chữa cần thiết
theo hướng dẫn của Đăng kiểm và Đăng kiểm phải kiểm tra lại kết quả sửa chữa đó.
3. Biên bản kiểm tra nêu ở
-1 phải được giữ trong một cặp tài liệu riêng và được bảo quản trên tàu để
trình cho Đăng kiểm vào lần kiểm tra sau.
2.1.6. Kiểm tra lại
Trong trường hợp có bất kỳ một kiến
nghị nào về việc kiểm tra được thực hiện theo Quy chuẩn này, Chủ tàu có thể gửi
văn bản đến Đăng kiểm đề nghị kiểm tra lại.
2.2. Kiểm tra
các thiết bị nâng hàng
2.2.1. Các dạng kiểm tra
Các dạng kiểm tra thiết bị nâng
hàng được nêu dưới đây:
(1) Kiểm tra để đăng ký (sau đây
gọi là kiểm tra lần đầu)
(a) Kiểm tra lần đầu trong chế tạo
(trước khi đưa vào sử dụng);
(b) Kiểm tra lần đầu các thiết bị
nâng hàng không có sự giám sát chế tạo.
(2) Kiểm tra chu kỳ để duy trì việc
đăng ký
(a) Tổng kiểm tra hàng năm
(b) Thử tải
(3) Kiểm tra bất thường
2.2.2. Thời hạn kiểm tra
Thời hạn kiểm tra các thiết bị nâng
hàng phải phù hợp với các quy định dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến
hành khi ấn định tải trọng làm việc an toàn, v.v… lần đầu.
(2) Tổng kiểm tra hàng năm được
thực hiện vào thời điểm không vượt quá 12 tháng kể từ ngày kết thúc kiểm tra
lần đầu hoặc kết thúc tổng kiểm tra hàng năm lần trước.
(3) Thử tải được thực hiện vào đợt
kiểm tra lần đầu và vào thời điểm không vượt quá 5 năm kể từ ngày kết thúc kiểm
tra lần đầu hoặc kết thúc lần thử tải trước.
(4) Kiểm tra bất thường được thực
hiện khi thiết bị nâng hàng phạm phải bất kỳ điều kiện nào sau đây tại các ngày
không trùng với thời điểm kiểm tra chu kỳ.
(a) Khi bị hư hỏng nghiêm trọng các
thành phần kết cấu và khi sửa chữa hoặc hoán cải;
(b) Khi quy trình nâng hàng, hệ cáp
giằng, phương pháp vận hành và điều khiển có thay đổi lớn.
(c) Khi ấn định và đánh dấu lại tải
trọng làm việc an toàn v.v…
(d) Các trường hợp khác khi Đăng
kiểm thấy cần thiết.
2.2.3. Kiểm tra chu kỳ trước
thời hạn
Có thể tiến hành kiểm tra chu kỳ
trước thời hạn theo đề nghị của chủ tàu
2.2.4. Hoãn kiểm tra chu kỳ
Kiểm tra chu kỳ có thể được hoãn
nếu được Đăng kiểm chấp nhận. Thời hạn hoãn kiểm tra đó không được vượt quá 3
tháng tính từ ngày được quy định ở 2.2.2.
2.3. Kiểm tra
lần đầu
2.3.1. Hồ sơ thiết kế trình
duyệt
1. Trong đợt kiểm tra lần
đầu, phải xác định rằng độ bền và kết cấu của thiết bị nâng hàng dựa trên các
bản vẽ và tài liệu kỹ thuật đã trình Đăng kiểm là phù hợp với Quy chuẩn. Trong
trường hợp này, Chủ tàu phải trình các bản vẽ và tài liệu nêu ở -2, -3 và -4
sau đây.
2. Các bản vẽ và tài liệu kỹ
thuật nêu từ (1) đến (11) dưới đây phải trình duyệt khi chế tạo mới thiết bị
nâng hàng:
(1) Bố trí chung của cơ cấu làm
hàng và cầu xe;
(2) Bản vẽ kết cấu của cơ cấu làm
hàng và cầu xe (kích thước các thành phần kết cấu, đặc điểm kỹ thuật của vật
liệu và chi tiết liên kết);
(3) Bản vẽ các chi tiết gắn cố định
(kích thước, đặc điểm kỹ thuật của vật liệu và phương pháp lắp ráp các chi tiết
này với thành phần kết cấu khác hoặc với thân tàu);
(4) Bản vẽ bố trí chi tiết tháo
được (kể cả hệ thống cáp giằng);
(5) Danh mục chi tiết tháo được
(nêu rõ kết cấu, kích thước vật liệu và vị trí. Đối với những chi tiết được
đăng ký theo điều luật hoặc tiêu chuẩn hiện hành thì ký hiệu phân loại của chúng
có thể được điền vào vị trí ghi kích thước và vật liệu);
(6) Bản vẽ kết cấu hệ thống truyền
động;
(7) Sơ đồ hệ thống cấp năng lượng;
(8) Bản vẽ cơ cấu hệ thống hoạt
động và điều khiển;
(9) Bản vẽ các thiết bị an toàn;
(10) Bản vẽ các thiết bị bảo vệ;
(11) Các bản vẽ và tài liệu kỹ
thuật khác nếu Đăng kiểm xét thấy cần thiết.
3. Các bản vẽ và tài liệu kỹ
thuật của thiết bị nâng hàng khi chế tạo mới nêu từ mục (1) đến (7) dưới đây
phải được trình để xem xét:
(1) Đặc điểm kỹ thuật của cơ cấu
làm hàng và cầu xe;
(2) Các bản tính hoặc bản tính kiểm
tra liên quan đến các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật để trình duyệt nêu ở -2;
(3) Hướng dẫn vận hành cơ cấu làm
hàng và cầu xe;
(4) Quy trình kiểm tra không phá
hủy;
(5) Quy trình thử tải;
(6) Tài liệu kỹ thuật về vị trí và
thông tin chi tiết khác của vật liệu có chứa a mi ăng nếu sử dụng.
(7) Các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật
khác nếu Đăng kiểm yêu cầu.
4. Tại đợt kiểm tra lần đầu
thiết bị nâng hàng được chế tạo không qua giám sát của Đăng kiểm, phải xuất
trình các bản vẽ và tài liệu kỹ thuật như đã nêu tại -2 và -3. Tuy nhiên, Đăng
kiểm có thể miễn một vài bản vẽ và tài liệu đã nêu trên sau khi xem xét hồ sơ
kiểm tra trước đây và các Giấy chứng nhận đi kèm theo chúng (không do Đăng kiểm
cấp) mà Chủ tàu xuất trình.
2.3.2. Kiểm tra khi chế tạo
1. Chất lượng của thiết bị
nâng hàng phải được kiểm tra và đảm bảo ở trạng thái tốt trong các quá trình từ
(1) đến (5) dưới đây:
(1) Khi chế tạo và lắp đặt các
thành phần kết cấu do Đăng kiểm chỉ định tại xưởng;
(2) Khi lắp đặt các thành phần kết
cấu lên tàu;
(3) Khi lắp ráp hệ thống truyền
động, kết thúc gia công các bộ phận quan trọng và khi thử tại xưởng, các thời
điểm thích hợp trong quá trình sản xuất nếu Đăng kiểm xét thấy cần thiết;
(4) Khi vật liệu, các bộ phận hoặc
thiết bị được chế tạo tại các nhà máy khác;
(5) Mọi trường hợp khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
2. Thiết bị nâng hàng phải
được kiểm tra và đảm bảo ở trạng thái tốt thông qua việc thử và kiểm tra sau:
(1) Việc thử theo quy định trong
Phần 7A của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” khi
sử dụng vật liệu theo Quy chuẩn đó;
(2) Việc thử quy định trong Phần 6
của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” khi thử
liên kết hàn theo Phần 6 của Quy chuẩn đó;
(3) Kiểm tra không phá hủy khi Đăng
kiểm yêu cầu;
(4) Thử hệ thống truyền động tại
xưởng;
(5) Thử hoạt động thiết bị nâng
hàng;
(6) Thử hoạt động thiết bị an toàn
và thiết bị bảo vệ bao gồm thử phanh và thử ngắt hệ thống cung cấp năng lượng
khi có trọng lượng thử bằng tải trọng làm việc an toàn (sau đây, được quy định
tương tự cho các yêu cầu tại 2.4.1-1(2)(c), 2.4.2(2)(d) và 2.4.3(2)(d) và 2.4.4(2)(d);
(7) Các công việc thử, kiểm tra
khác nếu Đăng kiểm xét thấy cần thiết.
2.4. Tổng
kiểm tra hàng năm
2.4.1. Hệ cần trục dây giằng
1. Trong đợt tổng kiểm tra
hàng năm, các hạng mục nêu ở (1) dưới đây của hệ cần trục dây giằng phải được
kiểm tra bằng mắt và phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Khi Đăng kiểm yêu cầu thì
phải kiểm tra các nội dung quy định trong mục (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Liên kết giữa các thành phần
kết cấu và kết cấu thân tàu;
(c) Hệ thống truyền động
(d) Thiết bị an toàn và thiết bị
bảo vệ;
(e) Dấu quy định tải trọng làm việc
an toàn, v.v… và hiệu lực của các giấy chứng nhận liên quan;
(f) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử
dụng trên tàu.
(2) Các hạng mục kiểm tra nếu Đăng
kiểm yêu cầu:
(a) Kiểm tra chiều dày thành phần
kết cấu, thử không phá hủy và tháo kiểm tra các giá đỉnh cột, giá cổ ngỗng và
các chốt chân cần;
(b) Tháo kiểm tra hệ thống truyền
động;
(c) Thử hoạt động thiết bị an toàn
và thiết bị bảo vệ.
2. Trong đợt tổng kiểm tra
hàng năm lần thứ 5, tính từ thời điểm hoàn thành kiểm tra lần đầu hoặc lần tháo
kiểm tra trước đó, phải tháo kiểm tra các giá đỉnh cột, giá cổ ngỗng và các
chốt chân cần.
2.4.2. Cần trục
Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm,
các hạng mục nêu ở (1) dưới đây của cần trục phải được kiểm tra bằng mắt và
phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Khi Đăng kiểm yêu cầu thì phải kiểm tra các nội
dung quy định trong mục (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Đối với các cần trục cố định:
liên kết giữa các thành phần kết cấu và kết cấu thân tàu;
(c) Đối với cần trục chạy trên ray:
các đường ray, đệm giảm chấn và liên kết giữa các cơ cấu của chúng và kết cấu
thân tàu.
(d) Hệ thống truyền động;
(e) Thiết bị an toàn và thiết bị
bảo vệ;
(f) Dấu quy định tải trọng làm việc
an toàn, v.v… và hiệu lực của các giấy chứng nhận liên quan;
(g) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử
dụng trên tàu
(2) Các hạng mục kiểm tra nếu Đăng
kiểm yêu cầu:
(a) Kiểm tra chiều dày thành phần
kết cấu, thử không phá hủy và tháo kiểm tra các ổ đỡ;
(b) Kiểm tra bên trong cột, chân
cần, độ cứng của cần;
(c) Tháo kiểm tra thiết bị truyền
động;
(d) Thử hoạt động thiết bị an toàn
và thiết bị bảo vệ
2.4.3. Cầu xe
Trong đợt tổng kiểm tra hàng năm
cầu xe, các nội dung nêu ở (1) dưới đây của cầu xe phải được kiểm tra chi tiết
bằng mắt và phải đảm bảo ở trạng thái tốt. Khi Đăng kiểm yêu cầu thì phải kiểm
tra cả nội dung nêu ở (2)
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Liên kết giữa các thành phần
kết cấu và kết cấu thân tàu
(c) Liên kết giữa các kết cấu hãm
và kết cấu thân tàu;
(d) Thiết bị kín nước hoặc kín thời
tiết của cầu xe nếu chúng được sử dụng như các cửa kín nước hoặc kín thời tiết
khi đóng;
(e) Hệ thống truyền động;
(f) Thiết bị an toàn và thiết bị
bảo vệ;
(g) Dấu quy định tải trọng làm việc
an toàn và hiệu lực của các Giấy chứng nhận liên quan;
(h) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử
dụng trên tàu.
(2) Nội dung Đăng kiểm có thể yêu
cầu:
(a) Đo chiều dày các tấm, tháo kiểm
tra chốt nâng, thử không phá hủy, v.v…;
(b) Đối với cầu xe được sử dụng như
các cửa kín nước hoặc kín thời tiết khi đóng thì phải thử vòi rồng hoặc thử kín
khí;
(c) Tháo kiểm tra hệ thống truyền
động;
(d) Thử hoạt động thiết bị an toàn
và thiết bị bảo vệ.
2.4.4. Máy nâng hàng, v.v…
1. Trong đợt tổng kiểm tra
hàng năm máy nâng hàng các nội dung nêu ở (1) phải kiểm tra chi tiết bằng mắt
và đảm bảo ở trạng thái tốt. Nếu Đăng kiểm yêu cầu phải kiểm tra các nội dung
nêu ở (2).
(1) Nội dung kiểm tra chung:
(a) Các thành phần kết cấu;
(b) Liên kết giữa các phần giữ máy
nâng hàng và kết cấu thân tàu;
(c) Liên kết giữa thiết bị nâng/hạ
của máy nâng hàng và kết cấu thân tàu;
(d) Hệ thống truyền động;
(e) Thiết bị an toàn và thiết bị
bảo vệ;
(f) Dấu quy định tải trọng làm việc
an toàn và hiệu lực của các Giấy chứng nhận liên quan;
(g) Việc lưu giữ các hướng dẫn sử
dụng trên tàu.
(2) Nội dung Đăng kiểm có thể yêu
cầu:
(a) Đo chiều dày các tấm, tháo kiểm
tra ắc đỉnh cột, thử không phá hủy, v.v…;
(b) Tháo kiểm tra hệ thống truyền
động;
(c) Thử hoạt động thiết bị an toàn
và thiết bị bảo vệ.
2. Trong đợt tổng kiểm tra
hàng năm, với các thiết bị nâng hàng khác sử dụng để xếp dỡ hàng và các vật
dụng khác, phải kiểm tra bằng mắt và đảm bảo chúng ở trạng thái tốt. Nếu Đăng
kiểm thấy cần thiết thì phải kiểm tra chi tiết hơn.
2.4.5. Các chi tiết tháo được
1. Trong đợt tổng kiểm tra
hàng năm các chi tiết tháo được, phải kiểm tra bằng mắt và đảm bảo rằng các
hạng mục nêu từ (1) đến (3) dưới đây ở trạng thái tốt. Nếu Đăng kiểm xét thấy
cần thiết thì các hạng mục nêu ở (2) phải được tháo ra để kiểm tra:
(1) Dây cáp trên toàn bộ chiều dài
của chúng;
(2) Puli làm hàng, xích, khuyên
treo, móc trục, ma ní, mắt xoay, dầm ngang nâng hàng, kẹp cáp, gàu ngạm hàng
kiểu vít, nam châm nâng hàng, khung cẩu công te nơ, v.v…;
(3) Dấu quy định tải trọng làm việc
an toàn, các dấu hiệu phân biệt khác và hiệu lực của các Giấy chứng nhận liên
quan.
2. Trường hợp sửa chữa hoặc
thay thế cục bộ chi tiết tháo được không trùng với thời gian kiểm tra chu kỳ
thì Đăng kiểm có thể chấp nhận kết quả kiểm tra thông thường của thuyền trưởng
hoặc những người có thẩm quyền khác. Trong trường hợp này người tiến hành kiểm
tra trên phải lập biên bản theo các mục từ (1) đến (6) dưới đây đối với các chi
tiết tháo được thay thế trong Sổ biên bản kiểm tra các chi tiết tháo được và phải
trình Sổ biên bản kiểm tra này và các Giấy chứng nhận liên quan của chi tiết tháo
được cho Đăng kiểm để xác nhận vào đợt kiểm tra chu kỳ hoặc bất thường sau đó.
(1) Tên của chi tiết và ký hiệu
nhận dạng;
(2) Vị trí lắp đặt;
(3) Tải trọng làm việc an toàn của
chi tiết tháo được;
(4) Tải trọng thử của chi tiết tháo
được;
(5) Ngày sửa chữa, thay mới và ngày
bắt đầu sử dụng;
(6) Lý do thay mới hoặc sửa chữa.
2.5. Thử tải
1. Trong mỗi lần thử tải,
thiết bị nâng hàng phải được kiểm tra bằng cách treo vật thử loại di chuyển
được hoặc tải trọng có khối lượng tối thiểu bằng tải trọng thử nêu ở -2 và cách
thử nêu ở -3 hoặc -4 tùy theo loại thiết bị nâng hàng và phải đảm bảo ở trạng
thái tốt. Tuy nhiên, đối với các chi tiết tháo được thì việc xác nhận nội dung
Giấy chứng nhận kết quả thử của chúng có thể thay thế cho việc thử tải.
2. Tải trọng dùng để thử tải
phải phù hợp với các yêu cầu từ mục (1) đến (3) dưới đây, tùy theo loại thiết
bị nâng hàng:
(1) Tải trọng thử dùng cho cơ cấu
làm hàng và cầu xe phải theo chỉ dẫn nêu ở Bảng 2.1 tùy theo tải trọng làm việc
an toàn.
(2) Tải trọng thử cho các chi tiết
tháo được, trừ dây cáp, phải tuân theo chỉ dẫn nêu ở Bảng 2.2 tùy theo tải
trọng làm việc an toàn.
(3) Tải trọng thử cho dây cáp phải
thỏa mãn công thức sau:
T
≥ W.f
Trong đó:
T: Tải trọng thử cho dây cáp
(t)
W: Tải trọng làm việc an
toàn của dây cáp (t)
f: Hệ số an toàn cho trong
6.3.1(5) hoặc 6.3.2(3)
Bảng
2.1. Tải trọng thử cho thiết bị nâng hàng và cầu xe
Tải
trọng làm việc an toàn (SWL) (t)
|
Tải
trọng thử (t)
|
SWL
< 20
|
1,25
x SWL
|
20
≤ SWL < 50
|
SWL
+ 5
|
50
≤ SWL < 100
|
1,1
x SWL
|
100
≤ SWL
|
Tải
trọng do Đăng kiểm quy định
|
Bảng
2.2. Tải trọng thử cho chi tiết tháo được
Tên
chi tiết
|
Tải
trọng làm việc an toàn (SWL) (t)
|
Tải
trọng thử (t)
|
Cụm
|
Puli đơn không có khớp xoay
|
|
4
x SWL
|
Puli đơn có khớp xoay
|
|
6
x SWL
|
Cụm nhiều puli
|
SWL
≤ 25
|
2
x SWL
|
25
< SWL ≤ 160
|
(0,933
x SWL) + 27
|
160
<SWL
|
1,1
x SWL
|
Xích, móc, ma ní, khuyên, mắt
nối, mắt xoay, kẹp cáp và chi tiết tương tự
|
SWL
≤ 25
|
2
x SWL
|
25
< SWL
|
(1,22
x SWL) + 20
|
Xà treo tải, nam châm nâng hàng,
võng nâng hàng và các chi tiết tương tự
|
SWL
≤ 10
|
2
x SWL
|
10
< SWL ≤ 160
|
(1,04
X SWL) + 9,6
|
160
< SWL
|
1,1
x SWL
|
3. Đối với thiết bị nâng
hàng có tải trọng làm việc an toàn, v.v… được ấn định lần đầu, phương pháp thử
tải phải phù hợp với các yêu cầu từ (1) đến (5) sau đây:
(1) Hệ cần trục dây giằng
(a) Đối với hệ cần trục dây giằng tạt
ngang, tải trọng thử phải được di chuyển quay trong phạm vi làm hàng ở góc cho
phép nhỏ nhất và phải nâng, hạ tại một số vị trí trong phạm vi làm hàng.
(b) Đối với hệ cần trục dây giằng
kiểu quay, ngoài quy định ở (a), thân cần còn phải được treo trọng lượng thử ở
vị trí cần với ra ngoài mạn tàu và cần ở vị trí đường dọc tâm tàu.
(c) Đối với hệ cần trục dây giằng
làm việc ghép đôi, tải trọng thử phải được di chuyển trong phạm vi làm hàng với
chiều cao nâng hàng cho phép hoặc góc lớn nhất giữa hai dây cáp nâng hàng quy
định trong 1.2.2-3 mục III. Quy định về quản lý
(2) Cần trục
(a) Đối với cần trục trụ quay, tải
trọng thử phải được quay trong phạm vi làm hàng ở bán kính quay lớn nhất và
phải được nâng/hạ tại một số vị trí trong phạm vi làm hàng.
(b) Đối với cần trục chạy trên ray,
thiết bị treo tải trọng thử phải di chuyển theo phương ngang trong phạm vi làm
hàng và phải nâng/hạ tải trọng thử tại một số vị trí trong phạm vi làm hàng.
(c) Đối với cơ cấu nâng hàng chạy
trên ray, cơ cấu nâng hàng có treo tải trọng thử phải di chuyển trong phạm vi làm
hàng giữa hai đầu cầu và tải trọng thử phải được nâng/hạ tại một số vị trí.
(3) Máy nâng hàng
Đối với máy nâng hàng chạy trên ray
thì tải trọng thử phải được đặt tại các vị trí có điều kiện làm việc nặng nề
nhất, có tính đến tải trọng phụ. Máy nâng phải di chuyển giữa các điểm dừng và
phải nâng, hạ trong toàn bộ hành trình di chuyển.
(4) Cầu xe
Đối với cầu xe thì tải trọng thử
phải được đặt tại những vị trí làm việc nặng nề nhất trong những điều kiện chịu
tải khi thiết kế và phải đo độ võng của nó. Nếu điều kiện cho phép thì phải bố
trí một ô tô có khối lượng tương ứng với tải trọng làm việc an toàn chạy trên
cầu xe.
(5) Đối với các chi tiết tháo được,
tải trọng thử phải được đặt theo phương pháp do Đăng kiểm quy định.
4. Đối với thiết bị nâng
hàng khác với mục -3 trên, thì phương pháp thử tải phải phù hợp với quy định
(1) hoặc (2) dưới đây:
(1) Phải thực hiện việc thử tải quy
định ở -3(1), (2), (3) hoặc (4).
(2) Có thể áp dụng các thiết bị tạo
lực bằng thủy lực hoặc lực kế được định vị an toàn và phù hợp với phương pháp
do Đăng kiểm quy định, làm tải trọng thử.
Chương 3.
HỆ CẦN TRỤC DÂY GIẰNG
3.1. Quy định
chung
3.1.1. Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu trong Chương này áp
dụng cho các thành phần kết cấu của hệ cần trục dây giằng.
3.2. Tải
trọng thiết kế
3.2.1. Những lưu ý về tải trọng
Tải trọng dùng để tính toán kích
thước các thành phần kết cấu được quy định từ mục (1) đến (6) dưới đây:
(1) Tải trọng làm việc an toàn của
hệ cần trục dây giằng;
(2) Trọng lượng bản thân của thân
cần và các chi tiết phục vụ việc làm hàng cố định với nó;
(3) Trọng lượng bản thân của các
chi tiết tháo được;
(4) Ma sát của các puli nâng hàng;
(5) Các tải trọng phát sinh do
nghiêng tàu;
(6) Các tải trọng khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
3.2.2. Ma sát của các puli nâng
hàng
Khi tính toán tải trọng tại một đầu
của dây cáp, các hệ số tải trọng ma sát sau đây sẽ được tính đến phụ thuộc vào
dạng ổ đỡ:
Ổ đỡ trượt: 0,05
Ổ đỡ bi: 0,02
3.2.3. Tải trọng do nghiêng tàu
Góc nghiêng dùng để tính toán tải
trọng phát sinh do nghiêng tàu phải là những góc mà tàu có khả năng bị nghiêng
trong điều kiện khai thác nhưng không được nhỏ hơn 50 khi tàu
nghiêng ngang và 20 khi tàu chúi dọc. Nếu góc nghiêng thực tế của tàu
được Đăng kiểm xem xét và chấp nhận thì có thể dùng các góc nghiêng này để tính
toán.
3.2.4. Tổ hợp tải trọng
1. Tải trọng dùng để phân
tích độ bền của các thành phần kết cấu phải là tải trọng tổng hợp của các tải
trọng mà các thành phần kết cấu phải chịu trong điều kiện nặng nề nhất có tính
đến các tải trọng nêu ở 3.2.1.
2. Hệ cần trục dây giằng làm
việc ghép đôi phải được phân thành một hệ cần trục dây giằng tạt ngang và một
hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi tương ứng sử dụng tải trọng tổng hợp
theo yêu cầu trong mục -1.
3.3. Độ bền
và kết cấu của cột, trụ cẩu và cơ cấu giằng
3.3.1. Phân tích độ bền
1. Độ bền của cột, trụ cẩu
(dưới đây gọi là cột) và thanh giằng phải được phân tích theo tải trọng tổng
hợp nêu ở 3.2.4 để xác định kích thước kết cấu của chúng cho phù hợp với các
yêu cầu nêu ở 3.3.2 và 3.3.3.
2. Trong trường hợp xác định
kích thước của cột và cơ cấu giằng, mô đun đàn hồi của dây cáp sử dụng trong
việc phân tích độ bền của cột được giằng, phải được lấy tương ứng là 30,4 kN/mm2
và 45,1 kN/mm2.
3.3.2. Ứng suất cho phép đối với
tải trọng tổng hợp
1. Ứng suất tổng hợp xác
định theo công thức sau, dựa trên cơ sở ứng suất nén do mô men uốn, ứng suất
nén do lực nén dọc trục và ứng suất tiếp do xoắn kết cấu, không được lớn hơn
ứng suất cho phép σa nêu ở Bảng 3.1
(N/mm2)
Trong đó:
σb: Ứng suất nén
do mô men uốn gây ra (N/mm2)
σc: Ứng suất nén
do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2)
:
Ứng suất cắt do xoắn kết cấu gây ra (N/mm2)
Bảng
3.1. Ứng suất cho phép σa
Tải
trọng làm việc an toàn W (t)
|
Ứng
suất cho phép σa (N/mm2)
|
W
< 10
10
≤ W < 15
15
≤ W < 50
50
≤ W < 60
60
≤ W
|
0,50
σy
(0,016w
+ 0,34) σy
0,58
σy
(0,005W
+ 0,33) σy
0,63
σy
|
Chú thích:
σy : Giới hạn
chảy hoặc giới hạn chảy quy ước của vật liệu (N/mm2)
2. Lực căng của dây cáp
giằng không được vượt quá giá trị tính bằng trị số lực kéo đứt nêu ở Bảng
7B/4.3 của QCVN 21 : 2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”
chia cho hệ số an toàn nêu ở 6.3.1(5).
3.3.3. Chiều dày tối thiểu của
thép cột
Chiều dày tối thiểu của thép cột
không được nhỏ hơn 6 mm.
3.3.4. Kết cấu của cột
1. Kết cấu phía dưới của cột
phải liên kết chắc với kết cấu vỏ tàu bằng một trong các phương pháp (1), (2)
hoặc (3) sau đây, hoặc bằng các phương pháp khác được Đăng kiểm chấp nhận:
(1) Phải được đỡ bởi hai hoặc nhiều
boong;
(2) Phải được đỡ bởi các lầu trên
boong có đủ độ bền;
(3) Phải được đỡ bằng cách ngăn có
đủ chiều cao dưới boong tàu.
2. Đoạn cột ở ngay phía dưới
chân cần đến ngay phía trên mã bắt chân cần nên có kích thước tương đương với
kích thước của cột tại đế.
3. Cột cẩu phải được gia
cường cục bộ bằng cách tăng chiều dày tôn, bằng các tấm ốp, các kết cấu gia cố
phụ, v.v… tại vị trí liên kết của thân cột cẩu với dầm chính, tại vị trí lắp
đặt mã bắt chân cần, mã bắt puli nâng cần và tại những vị trí có thể có khả
năng tập trung ứng suất.
4. Tại các đầu của dầm ngang
trên phải tăng chiều cao và chiều dày của tấm thép một cách hợp lý. Nếu bắt
buộc phải có lỗ khoét ở đầu dầm ngang trên thì phải gia cường thích đáng xung
quanh lỗ khoét đó.
3.4. Độ bền
và kết cấu thân cần của cần trục
3.4.1. Quy định chung
Độ bền của thân cần của cần trục
phải được phân tích theo điều kiện tải trọng nêu ở 3.2.4 và kích thước của nó phải
được xác định theo các yêu cầu từ 3.4.2 đến 3.4.5.
3.4.2. Độ bền tính theo tải
trọng tổng hợp
Ứng suất tổng hợp tính theo công
thức sau đây dựa trên cơ sở ứng suất nén do xoắn của kết cấu không được vượt
quá ứng suất cho phép σa nêu ở Bảng 3.2.
(N/mm2)
Trong đó:
σb: Ứng suất nén
do mô men uốn gây ra (N/mm2)
σc: Ứng suất nén
do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2)
:
Ứng suất cắt do xoắn kết cấu gây ra (N/mm2)
Bảng
3.2. Ứng suất cho phép σa
Tải
trọng làm việc an toàn W (t)
|
Ứng
suất cho phép σa (N/mm2)
|
W
< 10
10
≤ W < 15
15
≤ W
|
0,34
σy
(0,018W
+ 0,16) σy
0,43
σy
|
Chú thích:
σy: Giới hạn chảy
hoặc giới hạn chảy quy ước của vật liệu (N/mm2)
3.4.3. Độ bền ổn định
Đối với các kết cấu chịu nén, giá
trị tính theo công thức sau không được vượt quá ứng suất cho phép σa
nêu ở Bảng 3.2.
(N/mm2)
Trong đó:
σc : Ứng
suất nén do lực nén dọc trục (N/mm2)
:
Hệ số tính theo công thức trong Bảng 3.3(a) và Bảng 3.3(b) tương ứng với độ
mảnh và kiểu của kết cấu liên quan.
Bảng
3.3(a). Công thức tính
Quan
hệ giữa và
|
Dạng
kết cấu
|
Công
thức tính
|
≥
|
Tất
cả kết cấu
|
|
<
|
Kết
cấu tấm
|
|
|
Kết
cấu trụ
|
|
Chú thích:
1. là
độ mảnh của kết cấu chịu nén, được tính bằng công thức sau:
Trong đó:
A: Diện tích tiết diện của kết cấu
(m2)
l: Mô men quán tính của tiết
diện kết cấu (m4)
le: Chiều dài
hiệu dụng của kết cấu được tính bằng tích chiều dài thực tế của kết cấu và trị
số K cho trong Bảng 3.3(b) tùy theo từng điều kiện liên kết của đầu mút
(m).
2. :
Trị số tính theo công thức sau:
Trong đó:
:
Hệ số pi
E: Mô đun đàn hồi của vật
liệu (N/mm2)
σy: Giới hạn chảy
của vật liệu (N/mm2)
Bảng
3.3(b). Trị số K
Đầu
kia
|
Một
đầu
|
Hạn
chế góc xoay Hạn chế chuyển vị
|
Hạn
chế góc xoay Tự do chuyển vị
|
Tự
do xoay Hạn chế chuyển vị
|
Tự
do xoay Tự do chuyển vị
|
Hạn chế góc xoay
Hạn chế chuyển vị
|
0,5
|
1,0
|
0,7
|
2,0
|
Hạn chế góc xoay
Tự do chuyển vị
|
1,0
|
-
|
2,0
|
-
|
Tự do xoay
Hạn chế chuyển vị
|
0,7
|
2,0
|
1,0
|
-
|
Tự do xoay
Tự do chuyển vị
|
2,0
|
-
|
-
|
-
|
3.4.4. Ứng suất nén tổng hợp
Ứng suất nén tổng hợp gây ra do mô
men uốn và lực dọc trục phải thỏa mãn công thức sau:
Trong đó:
σa :
ứng suất uốn cho phép nêu ở Bảng 3.2 (N/mm2)
σca: ứng suất nén
cho phép lấy bằng giá trị thương số của σc chia cho 1,15
(N/mm2)
σb: ứng suất nén
do mô men uốn gây ra (N/mm2)
σc: ứng suất nén
do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2).
3.4.5. Chiều dày tối thiểu của
thân cần
Chiều dày tối thiểu của thép thân
cần không được nhỏ hơn 2% đường kính ngoài tại vị trí giữa chiều dài hiệu dụng
của cần hoặc 6 mm, lấy giá trị nào lớn hơn.
3.4.6. Gia cường thân cần
1. Tại vị trí đầu cần có gắn
các chi tiết cố định, kết cấu thép phải được ốp hoặc gia cường bằng các biện
pháp thích hợp khác.
2. Tại vị trí có liên kết của
chi tiết cố định trong hệ tạt cần, phải gia cường bằng tấm ốp hoặc các biện
pháp thích hợp khác.
3.4.7. Thiết bị chống rơi cần
Các cần phải được đỡ bằng mã bắt
đuôi cần và phải đảm bảo không được rơi ra khỏi ổ hoặc bệ đỡ của nó.
3.5. Phương
pháp tính toán đơn giản cho cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt
ngang
3.5.1. Phạm vi áp dụng
Ngoài các quy định từ 3.3.1 đến
3.3.3, kích thước của cột và dây giằng của hệ cần trục dây giằng tạt ngang có
thể xác định theo các yêu cầu nêu ở 3.5 này.
3.5.2. Đường kính đế cột
Đường kính ngoài của đế cột không
được nhỏ hơn giá trị 5h (cm). Trong đó h là khoảng cách thẳng
đứng từ đế cột đến mã bắt puli đỉnh cột (m). Đối với cột có mặt cắt
ngang là hình ô van hoặc elíp thì đường kính ngắn của nó được coi là đường kính
ngoài còn đối với cột có mặt cắt ngang hình chữ nhật thì đường kính ngoài của cột
là cạnh ngắn của nó.
3.5.3. Mô đun chống uốn tiết
diện đế cột
1. Mô đun chống uốn tiết
diện đế cột không có cáp giằng không được nhỏ hơn giá trị nêu từ (1) đến (3)
dưới đây, tùy thuộc vào sự bố trí của thân cần của cần trục dây giằng.
(1) Khi thân cần được bố trí trước
hoặc sau cột thì mô đun chống uốn tiết diện được tính theo công thức sau:
C1C2
ρW (cm3)
Trong đó:
W: Tải trọng làm việc an toàn (t).
ρ: Bán kính làm việc tại góc
nhỏ nhất cho phép (m).
C1 và C2: Hệ
số chọn theo Bảng 3.4. Đối với các giá trị trung gian của W thì hệ số C1
và C2 được tính theo phương pháp nội suy tuyến tính.
Bảng
3.4. Giá trị C1 và C2
W
(t)
|
≤
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
C1
|
1,35
|
1,25
|
1,20
|
1,17
|
1,15
|
1,14
|
1,13
|
1,12
|
1,10
|
C2
|
125
|
120
|
117
|
115
|
114
|
113
|
112
|
111
|
110
|
(2) Khi hai cần trục dây giằng được
lắp tại hai vị trí trước và sau cột thì mô đun chống uốn tiết diện theo trục
song song với hướng trục dọc tàu được tính theo (1) hoặc tính theo công thức
sau, lấy giá trị nào lớn hơn:
∑
C2W.u (cm3)
Trong đó:
∑C2W: Tổng của C2W
đối với các cần trục dây giằng đặt trước và sau cột tương ứng, C2 và
W được tính theo (1).
u: Khoảng cách từ tâm cột
đến mạn tàu cộng thêm tầm với ngoài mạn (m).
(3) Tại vị trí thân cần được đỡ
bằng một kết cấu độc lập khác với cột cẩu, mô đun chống uốn tiết diện không
được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức ở (1) và (2), nhân với giá trị tính
theo công thức . Trong trường hợp này, hệ
số C1 quy định ở mục (1) phải lấy giá trị bằng 1.
Trong đó:
h': Khoảng cách thẳng đứng
từ đế cột đến tâm chốt ngang mã bắt chân cần (m)
h: Theo định nghĩa trong mục
3.5.2
2. Mô đun chống uốn tiết
diện đế cột được giằng có thể được tính như ở -1 trên trừ đi giá trị tính theo
công thức sau:
(cm3)
Trong đó:
h: Như mục 3.5.2
dm: Đường kính
ngoài của đế cột theo hướng mà giá trị R là nhỏ nhất, trong phạm vi làm
hàng, theo công thức -1(1) hoặc theo hướng trục song song với phương ngang của
tàu tính theo công thức nêu ở -1(2) (cm).
:
Tổng giá trị tính theo công thức sau đối với mỗi dây cáp giằng
Trong đó:
ds: Đường kính
của dây cáp giằng (mm)
ls: Chiều dài
giữa đầu trên và đầu dưới của cáp giằng (m)
lo: Chiều dài
bằng ls trừ đi giá trị tính theo công thức sau:
0,045ds
+ 0,26 (m)
a: Chiều dài hình chiếu bằng
của dây cáp đo theo cùng hướng đo với dm (m).
3. Khi thân cần được đỡ bằng
một cột chính và dầm có tiết diện đều thì mô đun chống uốn tiết diện của chân
cột không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1), (2) và (3) dưới đây:
(1) Mô đun chống uốn tiết diện theo
trục song song với phương ngang của tàu được tính theo công thức -1(1) nhân vối
hệ số Cp dưới đây:
Cp
= 0,7 nếu r ≥ 0,6
Cp
= 1 - 0,5r nếu r < 0,6
Trong đó:
r: Tỷ lệ giữa chiều rộng mặt
cắt ngang của dầm với đường kính chân cột theo hướng dọc trục tàu.
(2) Mô đun chống uốn tiết diện theo
trục song song với hướng dọc tàu được tính theo công thức -1(1) hoặc (2), lấy
giá trị lớn hơn nhân với hệ số sau:
0,35
đối với r’ ≥ 0,3
0,5 -
1,67r2 đối với r’ < 0,3
Trong đó:
r': Tỷ lệ giữa chiều cao mặt cắt
ngang của dầm với đường kính chân cột theo phương ngang của tàu.
(3) Nếu khoảng cách giữa các cột ở
mạn trái và mạn phải lớn hơn 2/3 chiều cao cột thì hệ số nêu ở (1) và (2) phải
được tăng lên thích đáng.
4. Mô đun chống uốn tiết
diện của đế cột chính có giằng không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1) và (2)
dưới đây:
(1) Mô đun chống uốn tiết diện theo
trục song song với phương ngang của tàu phải tính theo công thức sau:
(cm3)
Trong đó:
Cp: Như quy định
ở -3(1)
C1, C2, W và
ρ: như quy định ở -1(1).
:
Giá trị tính theo -2 với điều kiện chỉ tính đến cáp giằng ở một mạn.
(2) Mô đun chống uốn tiết diện theo
trục song song với hướng dọc tàu tính theo -3(2) trên.
5. Mô đun chống uốn tiết
diện của đế cột ngắn mạn tàu đỡ thân cần trục không được nhỏ hơn giá trị tính
theo (1) hoặc (2) dưới đây:
(1) Khi thân cần được đặt trước
hoặc sau cột mạn, mô đun chống uốn tiết diện phải được tính theo công thức sau:
(cm3)
Trong đó:
W và ρ: Như quy định
ở -1(1)
h’: Như quy định ở -1(3)
h: Như quy định ở 3.5.2.
(2) Nếu thân cần của hệ cần trục
dây giằng được đặt trước và sau cột mạn thì mô đun chống uốn tiết diện của cột
mạn theo hướng song song với phương dọc tàu phải lớn hơn giá trị tính theo công
thức (1) hoặc lấy bằng giá trị tính theo (1) nhưng thay giá trị ρW bằng
tích của tổng giá trị W của cần trước và sau với giá trị u cho
trong -1(2) với điều kiện u được đo từ tâm của cột mạn.
3.5.4. Các kích thước khác của
cột ngoài vị trí chân cột
1. Kích thước cột ở ngay
dưới đế cột đến phía trên mã đỡ chân cần nên tương đương với kích thước chân
cột.
2. Đường kính và chiều dày
của cột phía trên vị trí quy định trong -1 có thể được giảm dần theo (1) và (2)
dưới đây:
(1) Tại vị trí có liên kết dầm chìa
hoặc mã đỡ puli nâng cần, đường kính ngoài có thể bằng 85% đường kính chân cột.
(2) Chiều dày tấm thép tại bất kỳ
vị trí nào của cột cũng không được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:
0,1dm
+ 2,5 (mm)
Trong đó:
dm: Đường kính
ngoài nhỏ nhất của cột tại mỗi vị trí của cột (cm).
3.5.5. Dầm chìa
Dầm chìa phải có kết cấu hợp lý và
đủ bền
3.5.6. Dầm ngang
1. Mô đun chống uốn tiết
diện của dầm ngang có tiết diện đều liên kết với cột chính không được nhỏ hơn
giá trị tính theo từ (1) và (3) dưới đây:
(1) Mô đun chống uốn tiết diện theo
trục thẳng đứng phải bằng giá trị tính theo 3.5.3-1(1) nhân với hệ số tính theo
công thức 0,1 + 0,235r/c. Khi hệ số này lớn hơn 0,2 thì có thể lấy giá trị bằng
0,2.
Trong đó:
r: Lấy theo 3.5.3-3(1)
c: Tỷ số của mô đun chống uốn tiết
diện thực của đế cột (cm3) theo hướng song song với phương ngang tàu
chia cho giá trị tính theo 3.5.3-1(1)
(2) Ngoài các yêu cầu của (1), mô
đun chống uốn tiết diện của dầm ngang theo hướng trục thẳng đứng có thể được
giảm đến một nửa giá trị tính theo (1) khi cần trục dây giằng chỉ được đặt ở
phía trước cột.
(3) Mô đun chống uốn tiết diện theo
hướng trục nằm ngang được tính theo công thức 3.5.3-1(2) nhân với hệ số tính
theo công thức 0,25r’/c’. Khi hệ số này lớn hơn 0,2 thì có thể lấy giá trị bằng
0,2.
Trong đó:
r': Như quy định ở 3.5.3-3(2)
c’: Tỷ số của mô đun chống uốn tiết
diện thực của chân cột theo hướng song song với hướng dọc tàu chia cho giá trị
tính theo công thức 3.5.3-1(2).
2. Dầm ngang phải được gia
cường thích đáng để tránh biến dạng do uốn.
3.5.7. Cáp giằng
Lực căng của cáp giằng phải nhỏ hơn
giá trị tính theo công thức sau:
(KN)
Trong đó:
a, ds, lo và
ls: Như quy định ở 3.5.3-2. Trong đó a phải được đo cùng hướng như
khi tính toán giá trị .
:
Giá trị tính theo công thức sau:
Trong đó:
l: Mô men quán tính tiết diện của
đế cột (cm4) theo hướng trục song song với phương ngang tàu. Đối với
cột chính, giá trị của l chia cho hệ số Cp nêu ở 3.5.3-3(1) sẽ thay cho giá trị
l.
h: Như quy định ở 3.5.2
h’, W và ρ: Như quy định ở
3.5.3-1(1) và (3)
:
Như quy định ở 3.5.3-2, trong đó, a được đo ở mọi hướng trong phạm vi làm hàng
của cần khi tính .
Cs: Giá trị tính theo
Bảng 3.5. Đối với các giá trị trung gian của W thì hệ số Cs được
tính theo phương pháp nội suy tuyến tính.
Bảng
3.5. Giá trị Cs
W
(t)
|
≤
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
≥
15
|
Cs
|
2,64
|
2,52
|
2,46
|
2,41
|
2,38
|
2,35
|
2,33
|
2,31
|
2,29
|
2,22
|
3.6. Phương
pháp tính toán đơn giản cho thân cần của cần trục dây giằng
3.6.1. Quy định chung
Ngoài các yêu cầu từ mục 3.4.1 đến
3.4.5, kích thước của thân cần của cần trục dây giằng còn có thể được xác định
theo các yêu cầu nêu ở 3.6 này.
3.6.2. Thân cần trục dây giằng
không có cáp giằng cần
1. Kích thước của thân cần
của cần trục dây giằng không có cáp giằng cần được tính theo (1), (2) và (3)
dưới đây:
(1) Mô men quán tính của thân cần
của cần trục tại vị trí giữa cần không được nhỏ hơn giá trị tính theo công
thức:
CBPl2
(cm4)
Trong đó:
CB: Giá trị tính
theo Bảng 3.6.
l: Chiều dài hiệu dụng của cần (m)
(xem Hình 3.1)
P: Lực nén dọc trục của cần được xác
định theo (a) hoặc (b) sau đây phụ thuộc vào dạng của hệ thống cần trục dây
giằng. Khi trọng lượng bản thân của cần và các chi tiết lắp cố định với nó được
xác định chính xác thì có thể coi P là giá trị xác định theo biểu đồ lực.
(a) Hệ thống cần trục dây giằng tạt
ngang:
(kN)
Trong đó:
W và h’: Như quy định ở 3.5.3-1(1)
và (3)
h: Như quy định ở 3.5.2
α1: Giá trị tính
theo Bảng 3.7. Đối với các giá trị trung gian của W, α1 được
tính bằng phương pháp nội suy tuyến tính.
f: Hệ số lấy theo Bảng 3.8 phụ
thuộc vào số lượng puli nâng hàng của dây cáp nâng hàng. Khi cáp nâng hàng được
dẫn đến đỉnh cột cẩu qua puli đầu cần thì f có thể lấy bằng 0.
Bảng
3.6. Giá trị CB
Tải
trọng làm việc an toàn W (t)
|
CB
|
W ≤
10
10
< W < 15
15
≤ W ≤ 50
50
< W
|
0,28
0,40
– 0,012 W
0,22
Do
Đăng kiểm quy định
|
Bảng
3.7. Giá trị α1
W(t)
|
≤
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
≥
10
|
α1
|
1,28
|
1,23
|
1,20
|
1,18
|
1,16
|
1,15
|
1,14
|
1,13
|
1,13
|
Do Đăng kiểm quy định
|
Bảng
3.8. Giá trị f
n
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
f
|
1,102
|
0,570
|
0,392
|
0,304
|
0,251
|
0,216
|
0,192
|
0,172
|
Chú thích:
n: Số puli của cụm puli nâng hàng
(b) Hệ cần trục dây giằng khác với
hệ cần trục dây giằng tạt ngang:
(kN)
Trong đó:
α1, l, h, h’, f
và W: Như quy định ở (a)
α2: Như quy định
ở 5.2.2.
b: Khoảng cách nằm ngang từ mã bắt
chân cần đến cột giữ cáp quay cần (m).
n1: Số cáp quay cần.
n2: Số cáp nâng cần.
K: Giá trị nêu ở Bảng 3.9 phụ thuộc
vào kiểu thiết bị quay cần.
Bảng
3.9. Giá trị K
Hệ
thống tạt cần
|
K
|
Kiểu
A
|
0
|
Kiểu
B
|
1,2
|
Kiểu
C
|
2.0
|
Chú thích:
1. Kiểu A là hệ thiết bị có hai palăng
ở bên phải và trái đỉnh trụ cẩu sao cho chúng cũng có thể nâng cần
2. Kiểu B là hệ thiết bị có tấm mã
tam giác liên kết đầu dây nâng cần và hai đầu dây cáp quay cần mạn phải và trái
sao cho lực căng của dây cáp nâng cần có thể tiếp thu được độ chùng của cáp
quay cần
3. Kiểu C là hệ thiết bị có puli
tiếp nối liên kết với một hoặc nhiều dây cáp quay cần của cả hai mạn (hoặc một
mạn) với cáp nâng cần chạy dọc theo cột cẩu sao cho độ chùng của dây cáp quay
cần được tiếp thu bởi dây cáp nâng cần
(2) Đối với thân cần của cần trục
dây giằng mà hai đầu có dạng hình côn, thì phần có tiết diện không đổi ở giữa
cần, theo tiêu chuẩn, phải bằng 1/3 chiều dài hiệu dụng và đường kính tại hai
đầu cần không được nhỏ hơn 60% đường kính giữa cần
(3) Chiều dày thép tấm dùng làm
thân cần không được nhỏ hơn giá trị cho sau đây hoặc 2% đường kính ngoài tại vị
trí giữa chiều dài thân cần, lấy giá trị lớn hơn.
6
(mm) nếu P < 75,5 (kN)
5 +
0,0133P (mm) nếu P ≥ 75,5 (kN)
Trong đó P: như quy định ở
3.6.2-1(1)
2. Hình dạng và kích thước
của thân cần trong hệ thống cần trục dây giằng tạt ngang có thể phù hợp với JIS
F 2201 hoặc bất kỳ tiêu chuẩn nào khác của Đăng kiểm.
3.6.3. Cần trục dây giằng có cáp
giằng
Kích thước của thân cần trong hệ
cần trục dây giằng có cáp giằng không được nhỏ hơn giá trị tính theo (1) và (2)
dưới đây:
(1) Mô men quán tính tiết diện tại
một vị trí bất kỳ có khoảng cách x (m) tính từ tâm của tai bắt chân cần không
được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức dưới đây. Tại vị trí có tấm ốp có
chiều dày thỏa đáng, phải cộng thêm 70% các trị số tương ứng của tấm ốp vào
D(x) và A(x) trong công thức sau:
Trong đó:
I(x): Mô men quán tính yêu cầu của
tiết diện thân cần tại vị trí đang xét (cm4).
CB: Như quy định ở
3.6.2.
P: Lực nén dọc trục cần, như quy
định ở 3.6.2-1(1) (kN).
l: Chiều dài hiệu dụng của thân cần
(m).
W: Tải trọng làm việc an toàn được
quy định tại 3.5.3-1(1) (t).
N: Số puli của cụm puli nâng hàng
(trừ cụm puli nhả hàng).
θ: Góc nghiêng cho phép nhỏ
nhất của cần (độ).
l1: Khoảng cách giữa hai
tai bắt cáp giằng (m) (xem Hình 3.1).
D(x): Đường kính ngoài của cần tại
vị trí đang xét trừ đi chiều dày thân cần (cm).
A(x): Diện tích tiết diện của thân
cần tại vị trí đang xét (cm2).
σo: Giá trị cho
trong Bảng 3.10 (N/mm2).
(2) Chiều dài của đoạn có tiết diện
không đổi, đường kính tại đầu cần và chiều dày thân cần được quy định tại 3.6.2-1(2)
và (3).
Hình
3.1. Thân cần có cáp giằng
Bảng
3.10. Giá trị σo
Tải
trọng làm việc an toàn
|
σo
|
W ≤
10
|
80,4
|
10
< W < 15
|
4,04W
+ 40,0
|
15
≤ W ≤ 50
|
100,6
|
50
< W
|
Do
Đăng kiểm quy định
|
Chương 4.
CẦN TRỤC
4.1. Quy định
chung
4.1.1. Phạm vi áp dụng
Các quy định trong Chương này áp
dụng cho các thành phần kết cấu của cần trục.
4.2. Tải
trọng thiết kế
4.2.1. Các tải trọng
Tải trọng dùng để tính toán kích
thước các thành phần kết cấu cần trục được nêu từ (1) đến (11) dưới đây:
(1) Tải trọng làm việc an toàn của
cần trục;
(2) Tải trọng động bổ sung;
(3) Trọng lượng bản thân của hệ cần
trục và các chi tiết gắn cố định trên nó;
(4) Trọng lượng bản thân của các
chi tiết tháo được;
(5) Ma sát của các puli nâng hàng;
(6) Các lực ngang;
(7) Tải trọng do gió gây ra;
(8) Lực giảm chấn;
(9) Tải trọng do nghiêng tàu;
(10) Tải trọng do chuyển động của
tàu;
(11) Các tải trọng khác do Đăng
kiểm quy định.
4.2.2. Tải trọng động bổ sung
1. Tải trọng động bổ sung
phải tính bằng tích của tải trọng nâng hàng và hệ số tải trọng động nêu tại
Bảng 4.1 tùy thuộc vào loại cần trục. Nếu ứng suất khi nâng hàng và ứng suất do
trọng lượng bản thân phát sinh trong một kết cấu có dấu khác nhau thì 50% trọng
lượng động bổ sung phải được thêm vào trọng lượng bản thân có xét đến sự va
chạm khi nhả hàng
2. Mặc dù được quy định ở
-1, có thể sử dụng hệ số tải trọng động bổ sung căn cứ vào số liệu đo đạc thực
tế có tính đến tốc độ nâng hàng, độ võng của cần, chiều dài cáp, v.v… thay cho
các giá trị của Bảng 4.1.
Bảng
4.1. Hệ số tải trọng động bổ sung
Kiểu
cần trục
|
Hệ
số tải trọng động bổ sung
|
Cần trục lương thực, đồ dự trữ
Cần trục trong buồng máy
Cần trục để bảo dưỡng và trục ống
mềm.
|
0,10
|
Cần trục quay và cổng trục nâng
hàng.
|
0,25
|
Cần trục quay và cổng trục nâng
hàng có gàu hoạt động bằng thủy lực không thường xuyên trên cáp.
|
0,40
|
Cần trục quay và cổng trục luôn
sử dụng gàu ngoạm, nam châm nâng hàng, v.v…, để làm hàng và cần trục quay làm
việc trên công trình biển.
|
0,60
|
4.2.3. Ma sát của các puli nâng
hàng
Ma sát của các puli nâng hàng được
quy định trong 3.2.2
4.2.4. Lực ngang
1. Đối với cần trục nâng
hàng chạy trên ray, ngoài lực quán tính và lực ly tâm còn phải tính đến lực
ngang do chuyển động khi làm hàng.
2. Lực quán tính được tính
bằng tích của tổng trọng lượng các phần di chuyển và tải trọng nâng (trong
chuyển động quay, tải trọng này được đặt ở đầu cần) nhân với hệ số sau, tùy
thuộc vào điều kiện chuyển động. Trong trường hợp chuyển động bằng các bánh xe,
lực quán tính không cần vượt quá 15% tải trọng dẫn động.
Chuyển động kiểu ống lồng: 0,01
Chuyển động ngang hoặc tịnh tiến:
0,008
Chuyển động quay: 0,006
Trong đó:
V: Tốc độ chuyển động liên quan
được xác định khi thiết kế (m/min).
3. Mặc dù được quy định ở -2
các giá trị gia tốc phanh thực tế, thời gian phanh thực tế, v.v… đối với dạng
chuyển động liên quan có thể được coi là lực quán tính, nếu biết được các giá
trị đó.
4. Đối với hệ thống có các
thành phần kết cấu tạo chuyển động quay khi đang chịu tải trọng làm việc an
toàn thì cần phải tính đến cự ly tâm theo công thức sau:
Trong đó:
W: Tải trọng làm việc an toàn (t)
R: Bán kính quay (m)
v: Tốc độ quay (m/s)
5. Lực ngang do chuyển động
tịnh tiến được tính theo công thức sau:
λD
(kN)
Trong đó:
D: Tải trọng tại bánh xe (kN)
λ: Hệ số lực ngang phụ thuộc
vào trị số của I/a và được tính theo công thức sau, nhưng không cần lớn hơn
0,15
0,05
nếu l/a ≤ 2
nếu l/a > 2
l: Nhịp của đường ray (m)
a: Khoảng cách hiệu dụng của bánh
xe tính theo Hình 4.1 (m).
|
|
(a)
Bốn bánh xe trên một ray
|
(b)
Tám bánh xe trên một ray
|
(c)
Lớn hơn tám bánh xe trên một ray
Hình
4.1. Đo khoảng cách hiệu dụng của bánh xe
4.2.5. Tải trọng do gió gây ra
1. Tải trọng do gió gây ra
được tính theo công thức sau:
F
= PA x 10-3 (kN)
Trong đó:
F: Tải trọng do gió (kN)
A: Tổng diện tích hình chiếu của
các thành phần kết cấu và hàng hóa chịu áp lực gió lên mặt phẳng vuông góc với
hướng gió, tương ứng với các điều kiện cụ thể của cơ cấu làm hàng (m2).
Khi một dầm được một dầm khác chắn gió toàn bộ hoặc từng phần thì diện tích của
phần bị chắn đó phải được nhân với hệ số suy giảm ()
tính theo Hình 4.2. Khoảng cách b giữa các dầm cho trong Hình 4.3.
P: Áp lực gió (Pa) được tính theo
công thức sau:
Trong đó:
V: Tốc độ gió tính theo (1) và (2)
dưới đây (m/s):
(1) Tốc độ gió tác động lên các
thành phần kết cấu và hàng hóa ở điều kiện làm việc phải là tốc độ gió tính
toán giả định do người thiết kế đưa ra, nhưng không được nhỏ hơn 16 m/s.
(2) Tốc độ gió tác động lên các
thành phần kết cấu ở trạng thái không làm hàng phải là tốc độ gió tính toán giả
định. Tốc độ gió tính toán trong mọi trường hợp không được nhỏ hơn 51,5 m/s.
Đối với tàu khai thác ở vùng biển
hạn chế, tốc độ gió tính toán có thể giảm tùy theo mức độ hạn chế vùng hoạt
động do Đăng kiểm quy định và có thể xuống tới 25,8 m/s.
Ch: “Hệ số chiều cao”
xác định theo Bảng 4.2 tùy thuộc vào chiều cao của vị trí đang xét so với đường
nước không tải.
Cs: “Hệ số hình dáng”
xác định theo Bảng 4.3 phụ thuộc vào hình dáng các phần khác nhau của cơ cấu
làm hàng và hàng hóa.
|
|
Hình
4.2. Tỷ lệ điền đầy
Hệ
số suy giảm
|
Hình
4.3. Khoảng cách giữa hai đầu dầm kề nhau, b
|
Bảng
4.2. Hệ số chiều cao Ch
Chiều
cao thẳng đứng h (m)
|
Ch
|
h
< 15,3
15,3
≤ h < 30,5
30,5
≤ h < 46,0
46,0
≤ h < 61,0
61,0
≤ h < 76,0
76,0
≤ h
|
1,00
1,10
1,20
1,30
1,37
Đăng
kiểm quy định riêng
|
Bảng
4.3. Hệ số hình dáng Cs
Dạng
diện tích chịu tải trọng gió
|
Cs
|
Dầm
giàn góc
|
|
f < 0,1
0,1
≤ f < 0,3
0,3
≤ f < 0,9
0,9
≤ f
|
2,0
1,8
1,6
2,0
|
Dạng
tấm hoặc dầm hộp
|
|
l/h
< 5
5 ≤
l/h < 10
10
≤ l/h < 15
15
≤ l/h < 25
|
1,2
1,3
1,4
1,6
|
Dầm
hình trụ hoặc dầm giàn hình trụ
|
|
d
q < 1,0
1,0
≤ d q
|
1,2
0,7
|
Chú thích:
:
Tỷ lệ điền đầy bằng tỷ số giữa diện tích hình chiếu chịu gió và diện tích hình
chiếu được bao bởi biên ngoài cùng của diện tích chịu gió.
l: Chiều dài của dầm dạng tấm hay
dầm hộp (m).
h: Chiều cao của dầm nhìn từ mặt
chịu gió (m).
d: Đường kính ngoài của kết cấu
hình trụ (m).
q: Trị số tính theo công thức sau: (kPa)
2. Mặc dù được quy định -1
trên, có thể sử dụng các số liệu về tải trọng gió thu được bằng cách thử khí
động học đối với các thành phần kết cấu và hàng hóa để tính toán.
4.2.6. Lực giảm chất
1. Lực giảm chấn là lực do các
tải trọng tác dụng lên hệ cần trục do va chạm với thiết bị giảm chấn ở tốc độ
bằng 70% tốc độ làm việc khi không có hàng treo trên cần. Đối với hệ cần trục
dẫn hướng cứng, v.v… để hạn chế sự xoay của hàng treo do va chạm thì cần phải
tính đến ảnh hưởng do trọng lượng của hàng treo.
2. Mặc dù được quy định ở -1
trên, đối với hệ cần trục được trang bị hệ thống tự động giảm tốc độ trước khi
va chạm vào giảm chấn thì tốc độ sau khi đã giảm đi có thể được coi là tốc độ
làm việc nêu ở -1 trên.
4.2.7. Tải trọng do nghiêng tàu
Góc dùng để tính toán tải trọng do
nghiêng tàu gây ra không được nhỏ hơn giá trị sau:
Trong điều kiện làm việc: 50
độ nghiêng ngang và 20 chúi dọc xảy ra đồng thời.
Trong điều kiện không làm việc: 300
nghiêng ngang.
4.2.8. Tải trọng do chuyển động
của tàu
Gia tốc dùng để tính toán tải trọng
do chuyển động của tàu là giá trị nguy hiểm nhất của các giá trị nêu tại (1)
hoặc (2) dưới đây đối với trạng thái không làm hàng và các giá trị được Đăng
kiểm công nhận đối với trạng thái làm hàng. Nếu số liệu về chuyển động của tàu được
Đăng kiểm công nhận là thỏa đáng thì có thể dùng các số liệu này để tính toán.
(1) ±1,0g theo hướng vuông góc với
boong và ±0,5g theo hướng dọc trục song song với boong;
(2) ±1,0g theo hướng vuông góc
boong và ±0,5g theo hướng ngang song song với boong.
4.2.9. Tổ hợp tải trọng
1. Tải trọng dùng để tính
sức bền các thành phần kết cấu phải là tải trọng tổng hợp mà các kết cấu phải
chịu ở trạng thái làm việc nặng nề nhất, có tính đến các tải trọng nêu từ -2
đến -5 dưới đây.
2. Nếu không tính đến tải
trọng do gió ở trạng thái làm việc thì tổng các tải trọng trong các mục từ (1)
đến (9) dưới đây được nhân với hệ số làm việc nêu ở Bảng 4.4 tùy theo dạng cần
trục.
(1) Tải trọng làm việc an toàn của
cần trục;
(2) Các tải trọng động bổ sung;
(3) Trọng lượng bản thân của hệ cần
trục và chi tiết cố định trên nó;
(4) Trọng lượng bản thân của các
chi tiết tháo được;
(5) Ma sát của các puli nâng hàng;
(6) Các lực ngang;
(7) Tải trọng do tàu nghiêng;
(8) Tải trọng do tàu chuyển động
(trừ các tàu chỉ làm hàng ở cảng);
(9) Các tải trọng khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
Bảng
4.4. Hệ số làm việc của hệ cần trục
Kiểu
cần trục
|
Hệ
số làm việc
|
Cần trục lương thực, đồ dự trữ
Cần trục trong buồng máy
Cần trục để bảo dưỡng và trục ống
mềm
|
1,00
|
Cần trục quay và cổng trục nâng
hàng
|
1,05
|
Cần trục quay và cổng trục nâng
hàng có gàu hoạt động bằng thủy lực không thường xuyên trên cáp
|
1,10
|
Cần trục quay và cổng trục luôn
sử dụng gàu ngoạm, nam châm nâng hàng, v.v…, để làm hàng và cần trục quay làm
việc trên công trình biển
|
1,20
|
3. Khi tính đến tải trọng do
gió ở điều kiện làm việc thì tải trọng do gió phải được bổ sung vào tải trọng
thiết kế nêu ở -2 trên.
4. Phải tính lực giảm chấn
nêu ở 4.2.6 cho cần trục chạy trên ray.
5. Ở trạng thái không làm
việc phải tính đến các tải trọng nêu ở các mục từ (1) đến (5) dưới đây:
(1) Trọng lượng bản thân của hệ cần
trục và chi tiết cố định gắn trên nó;
(2) Tải trọng gió ở trạng thái
không làm hàng;
(3) Tải trọng do nghiêng tàu ở
trạng thái không làm hàng;
(4) Tải trọng do điều kiện tàu di
chuyển khi không làm hàng;
(5) Các tải trọng khác nêu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
4.3. Độ bền
và kết cấu
4.3.1. Quy định chung
1. Độ bền của các thành phần
kết cấu phải được phân tích theo các điều kiện tải trọng nêu ở 4.2.9 để xác
định kích thước của nó theo yêu cầu ở từ 4.3.2 đến 4.3.9.
2. Đối với các kết cấu có
liên kết bu lông và đai ốc thì phải chú ý thỏa đáng đến sự giảm diện tích tiết
diện chịu lực.
3. Nếu cần, Đăng kiểm có thể
yêu cầu kiểm tra mẫu chế tạo hoặc các thành phần liên quan để xác định kết quả
tính toán độ bền.
4.3.2. Ứng suất cho phép đối với
tải trọng tổng hợp
Ứng suất cho phép cho trong Bảng
4.5 được dùng cho các kết cấu chịu tải trọng tổng hợp
4.3.3. Độ bền ổn định
Đối với kết cấu chịu nén, giá trị
theo công thức sau không được vượt giá ứng suất nén cho phép nêu ở Bảng 4.5.
ωσc
(N/mm2)
Trong đó: ω và σc
như nêu ở 3.4.3.
4.3.4. Ứng suất nén tổng hợp
Nếu ứng suất nén của một kết cấu là
tổng của ứng suất nén do lực dọc trục và ứng suất nén do mô men uốn thì nó phải
thỏa mãn công thức sau:
Trong đó:
σb: Ứng suất nén
do mô men uốn gây ra (N/mm2)
σc: Ứng suất nén
do lực nén dọc trục gây ra (N/mm2).
σa: Ứng suất uốn
cho phép nêu ở Bảng 4.5 (N/mm2). Đối với các cột được cố định tại đế
cột thì sử dụng ứng suất cho phép trong Bảng 3.1.
σca: Ứng suất nén
cho phép nêu ở Bảng 4.5 (N/mm2). Đối với các cột được cố định tại đế
cột thì ứng suất cho phép lấy bằng ứng suất cho phép nêu ở Bảng 3.1 chia cho
1,15 (N/mm2).
Bảng
4.5. Ứng suất cho phép σa
Điều
kiện tải trọng
|
Dạng
ứng suất
|
Kéo
|
Uốn
|
Cắt
|
Nén
|
Dập
|
Ứng
suất tổng hợp
|
Điều
kiện quy định ở 4.2.9-2
|
0,67σy
|
0,67σy
|
0,39σy
|
0,58σy
|
0,94σy
|
0,77σy
|
Điều
kiện quy định ở 4.2.9-3
|
0,77σy
|
0,77σy
|
0,45σy
|
0,67σy
|
1,09σy
|
0,89σy
|
Điều
kiện quy định ở 4.2.9-4 và -5
|
0,87σy
|
0,87σy
|
0,50σy
|
0,760σy
|
1,23σy
|
1,00σy
|
Chú thích:
1. σy: Giới hạn
chảy hoặc giới hạn giãn dài quy ước của vật liệu (N/mm2)
2. Ứng suất tổng hợp là giá
trị tính theo công thức sau:
(N/mm2)
Trong đó:
σx: Ứng suất pháp
tác dụng theo phương x tại giữa chiều dày tấm thép (N/mm2)
σy: Ứng suất pháp
tác dụng theo phương y tại giữa chiều dày tấm thép (N/mm2)
Ứng
suất cắt tác dụng theo mặt phẳng x-y (N/mm2).
4.3.5. Độ bền mỏi
Nếu ảnh hưởng của ứng suất chu kỳ
là đáng kể thì kết cấu phải có đủ độ bền mỏi có tính đến biên độ và tần suất của
ứng suất chu kỳ, hình dạng của kết cấu, v.v…
4.3.6. Chiều dày tối thiểu
Chiều dày tối thiểu của các thành
phần kết cấu không được nhỏ hơn 6 mm.
4.3.7. Độ bền của bu lông, đai
ốc và chốt
Các bu lông, đai ốc và chốt phải đủ
bền so với độ lớn và hướng của tải trọng tác dụng.
4.3.8. Cột gắn cố định
1. Cột gắn cố định phải được
liên kết chắc chắn vào kết cấu vỏ tàu theo yêu cầu 3.3.4-1.
2. Phần trên cột cố định,
nơi gắn mặt bích, phải được gia cường thích đáng bằng việc tăng chiều dày tôn
hoặc bố trí các mã.
4.3.9. Bu lông liên kết mâm quay
1. Những vật liệu có giới
hạn bền lớn hơn 1,18 kN/mm2 và giới hạn chảy lớn hơn 1,06 kN/mm2
thì không được dùng làm bu lông liên kết các mâm quay trừ khi các đặc tính bền
của bu lông được xem xét đặc biệt.
2. Phải đặc biệt chú ý đến
lực siết chặt bu lông liên kết.
3. Ứng suất sinh ra trong bu
lông liên kết không được vượt quá ứng suất cho phép nêu ở Bảng 4.6 tùy theo
điều kiện tải trọng nêu ở 4.2.9. Trong đó, ứng suất của bu lông bằng thương của
lực nén dọc trục tính theo công thức sau chia cho tiết diện nhỏ nhất của bu
lông liên kết:
Trong đó:
M: Mô men lật (N.mm2)
D: Đường kính vòng ren của
bu lông liên kết (mm)
N: Số bu lông liên kết
W: Lực nén dọc trục lên mâm
quay (N)
Bảng
4.6. Ứng suất cho phép của bu lông lắp ghép
Điều
kiện tải trọng
|
σa
|
Điều kiện tải trọng nêu ở 4.2.9-2
và -3
|
0,4σy
|
Điều kiện tải trọng nêu ở 4.2.9-5
|
0,54σy
|
Chú thích: σy là
giới hạn chảy của vật liệu (N/mm2).
4.4. Những
yêu cầu đặc biệt cho cần trục chạy trên ray
4.4.1. Tính ổn định
Cần trục chạy trên ray phải đủ ổn
định trong các điều kiện tải trọng nêu ở 4.2.9.
4.4.2. Chống lật
Cần trục chạy trên ray phải được
thiết kế thỏa mãn về ổn định chống lật, ngay cả khi trục các bánh xe hoặc các
bánh xe bị hỏng.
4.4.3. Tiêu chuẩn độ võng
Khi treo tải trọng làm việc an
toàn, độ võng của xà trục chạy trên ray không được vượt quá 1/800 khoảng cách
nhịp của các gối đỡ.
4.4.4. Chi tiết chuyển động tịnh
tiến
Chi tiết chuyển động tịnh tiến phải
được cố định chặt vào thân chính của cần trục chạy trên ray bằng bu lông, bằng
cách hàn hoặc chốt. Ngoài ra, phải kể đến ảnh hưởng do sự nghiêng của thân tàu
ở trạng thái làm hàng và không làm hàng.
4.4.5. Giảm chấn
Cần trục chạy trên ray phải được
trang bị giảm chấn phù hợp với quy định (1) và (2) dưới đây, trừ trường hợp có
hệ thống tự động tránh va:
(1) Tại hai đầu đường ray hoặc các
vị trí tương đương khác. Những thiết bị giảm chấn này có thể được thay bằng các
vật chặn có đường kính không nhỏ hơn 1/2 đường kính bánh xe.
(2) Khi có trên hai cần trục đặt
trên một đường ray, thiết bị giảm chấn phải đặt giữa hai cần trục này.
Chương 5.
CHI TIẾT CỐ ĐỊNH
5.1. Quy định
chung
5.1.1. Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu trong Chương này áp
dụng cho chi tiết cố định.
5.2. Chi tiết
cố định
5.2.1. Giá đỡ chân cần
1. Kích thước của chốt đỡ
chân cần, bu lông chân cần và giá đỡ chân cần nêu ở Hình 5.1 không được nhỏ hơn
giá trị dưới đây. Kích thước các phần khác do Đăng kiểm quy định.
Trong đó:
P: Lực nén dọc trục tính toán tác
dụng lên thân cần (kN).
e1= 15,6. Tuy nhiên, đối
với hệ cần trục dây giằng tạt ngang, có thể sử dụng các giá trị nêu ở Bảng 5.1
tùy theo tải trọng làm việc an toàn.
|
|
|
Chốt
đỡ chân cần
|
Giá
đỡ chân cần
|
Bu
lông đỡ chân cần
|
Hình
5.1. Chốt đỡ chân cần, giá đỡ chân cần và bu lông đỡ chân cần
Bảng
5.1. Giá trị e1
Tải
trọng làm việc an toàn W (t)
|
e1
|
W
≤ 10
10
≤ W < 15
15
≤ W ≤ 50
50
< W
|
15,6
18,8
– 0,32W
14,0
Đăng
kiểm quy định riêng
|
2. Khe hở giữa bu lông chân
cần xuyên qua giá đỡ chân cần, chốt chân cần phải nhỏ hơn 2mm theo hướng đường
kính. Kích thước phần ngoài lỗ bắt bu lông của chốt đỡ chân cần và giá đỡ chân
cần phải giống nhau về bán kính theo tiêu chuẩn.
3. Ngoài các yêu cầu trong
mục -1, kích thước của ổ chốt đỡ chân cần và giá đỡ chân cần có thể lấy theo
các tiêu chuẩn khác được Đăng kiểm công nhận. Đối với chi tiết cố định sử dụng
cho các hệ thống cần trục khác với hệ cần trục dây giằng tạt ngang thì phải
tính đến ảnh hưởng của sự tăng tải do dây cáp quay cần.
5.2.2. Chi tiết cố định trên đầu
cần
1. Kích thước của chi tiết
cố định trên đầu cầu không được nhỏ hơn giá trị nêu từ (1) đến (3) dưới đây tùy
theo mục đích cụ thể và hình dạng của chi tiết.
(1) Nếu chi tiết cố định gắn cố
định với đầu cần có dạng như Hình 5.2 thì kích thước của chúng không được nhỏ
hơn các giá trị sau. Kích thước của phần khác phải được Đăng kiểm chấp nhận.
Trong đó:
e2: Giá trị nêu ở
Bảng 5.2
T: Lực kéo lớn nhất tác dụng
lên chi tiết ở đầu cần (kN). Đối với hệ cần trục dây giằng tạt ngang thì có thể
sử dụng các giá trị sau đây:
α1α2 Wg dùng
cho dây cáp nâng cần
λ Wg dùng cho dây
cáp nâng hàng
Trong đó:
W: Tải trọng là việc an toàn (t).
α1: Như quy định ở
3.6.2.
α2: Lấy theo Bảng 5.3
phụ thuộc vào giá trị của l/(h-h’). Các giá trị khác của α2 phải
tính theo phương pháp nội suy tuyến tính.
λ: Như quy định ở Bảng 5.4 phụ
thuộc vào số puli của cụm puli nâng hàng. Nếu dây cáp nâng hàng dẫn tới đỉnh
cột trục qua rãnh puli gắn ở hai đầu cần thì λ có thể lấy bằng 1.
Hình
5.2. Chi tiết gắn trên đầu cần
Bảng
5.2. Giá trị e2
Trọng
tải làm việc an toàn W (t)
|
e2
|
W
≤ 10
10
< W < 15
15
≤ W ≤ 50
50
< W
|
12,5
15,1
– 0,26W
11,2
Đăng
kiểm quy định riêng
|
Bảng
5.3. Giá trị α2
l/(h-h’)
|
2,0
|
1,9
|
1,8
|
1,7
|
1,6
|
1,5
|
1,4
|
1,3
|
1,2
|
α2
|
W
< 10
|
1,99
|
1,90
|
1,81
|
1,73
|
165
|
1,57
|
1,49
|
1,42
|
1,35
|
15
≤ W < 50
|
1,82
|
1,73
|
1,65
|
1,57
|
1,49
|
1,41
|
1,33
|
1,26
|
1,19
|
Chú thích: l, h và h’ như quy định
ở 3.6.2
Bảng
5.4. Giá trị
Số
lượng rãnh cáp của puli nâng hàng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
2,10
|
1,58
|
1,40
|
1,31
|
1,26
|
1,23
|
1,2
|
1,18
|
Hình
5.3. Chi tiết cố định gắn trên đầu cần
Bảng
5.5. Giá trị e3
Tải
trọng làm việc an toàn W (t)
|
e3
|
W
≤ 10
10
< W < 15
15
≤ W ≤ 50
50
< W
|
122
170
– 4,8W
98
Đăng
kiểm quy định riêng
|
(2) Nếu các chi tiết cố định trên
đầu cần có dạng như trong Hình 5.3 thì kích thước của chúng không được nhỏ hơn
các giá trị sau:
R
≥ D
(mm)
Các kích thước của các phần khác
phải được Đăng kiểm chấp nhận.
Tuy nhiên, nếu giá trị R lớn hơn
1,15D thì có thể tính theo công thức sau:
(mm)
Trong đó:
e1: Như quy định ở
5.2.1-1
T: Như quy định ở (1)
e3: Giá trị chọn ở Bảng
5.5
(3) Các kích thước của khuyết đầu
cần phải đảm bảo chịu được tải trọng tính toán.
2. Mặc dù được quy định ở -1
trên, kích thước của chi tiết cố định trên đầu cần còn có thể lấy theo các tiêu
chuẩn tương đương khác được Đăng kiểm công nhận. Đối với chi tiết cố định của
hệ cần trục không phải là hệ cần trục dây giằng tạt ngang thì phải chú ý đến ảnh
hưởng của sự tăng tải trọng của dây cáp kéo cần gây ra.
5.2.3. Chi tiết cố định khác
Kích thước của chi tiết cố định
khác như: giá đỡ đỉnh cột, chêm cáp, tai bắt ma ní, v.v… phải có độ bền phù hợp
với lực tác dụng và phải có hình dạng phù hợp với các chi tiết liên kết. Đối
với giá đỡ đỉnh cột của hệ cần trục khác với cần trục dây giằng tạt ngang thì
phải chú ý tới sự tăng tải trọng do dây cáp quay cần gây ra.
Chương 6.
CHI TIẾT THÁO ĐƯỢC
6.1. Quy định
chung
6.1.1. Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu trong Chương này áp
dụng cho chi tiết tháo được.
6.1.2. Quy định chung
Khi thiết bị nâng hàng và cầu xe
làm việc với tải trọng an toàn thì tải trọng tác dụng lên phần quan trọng của
chi tiết tháo được và dây cáp không được vượt quá tải trọng làm việc an toàn
quy định tương ứng.
6.2. Puli
nâng hàng
6.2.1. Puli nâng hàng sử dụng
cáp thép
Puli nâng hàng sử dụng cáp thép
phải thỏa mãn các yêu cầu từ (1) đến (4) dưới đây. Tuy nhiên, các puli cân bằng
hoặc các puli cảm biến quá tải được Đăng kiểm xem xét riêng. (Xem Hình 6.1).
(1) Đường kính của puli tại đáy
rãnh cáp không được nhỏ hơn 14 lần đường kính cáp thép;
(2) Chiều sâu rãnh puli không được
nhỏ hơn đường kính cáp;
(3) Đáy rãnh puli phải có đường
viền tròn tạo bởi góc không nhỏ hơn 1200;
(4) Đường kính của rãnh cáp tại đáy
phải bằng 1,1 lần đường kính dây cáp thép.
Hình
6.1 Rãnh puli
6.2.2. Puli nâng hàng sử dụng
cáp thảo mộc
Puli nâng hàng sử dụng cáp thảo mộc
phải phù hợp với các yêu cầu từ (1) đến (3) dưới đây:
(1) Đường kính đáy rãnh cáp của
puli không được nhỏ hơn 5,5 lần đường kính cáp;
(2) Chiều sâu rãnh puli không được
nhỏ hơn đường kính cáp sợi;
(3) Đường kính của rãnh cáp phải
bằng đường kính dây cáp cộng 2mm.
6.3. Dây cáp
6.3.1. Dây cáp thép
Dây cáp thép phải thỏa mãn các yêu
cầu từ (1) đến (5) dưới đây:
(1) Phải được xử lý chống gỉ;
(2) Phải phù hợp với mục đích sử
dụng và phải có Giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của Phần 7B của TCVN
6259:2003 “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép” hoặc các yêu cầu và Tiêu
chuẩn khác được Đăng kiểm chấp nhận;
(3) Không được nối cáp;
(4) Phần nối đầu cáp phải theo
phương pháp được Đăng kiểm chấp nhận và phải đảm bảo đủ bền;
(5) Tùy theo mục đích sử dụng và
tải trọng làm việc an toàn, hệ số an toàn của dây cáp không được nhỏ hơn giá
trị sau. Tuy nhiên, Hệ số an toàn của dây cáp thép chạy không cần lớn hơn 5 và
dây cố định không cần lớn hơn 4.
Đối với W ≤ 160
3 Đối với W > 160
Trong đó: W là tải trọng làm việc
an toàn (t)
6.3.2. Dây cáp thảo mộc
Dây cáp phải thỏa mãn các yêu cầu
từ (1) đến (3) sau đây:
(1) Dây cáp phải thỏa mãn các tiêu
chuẩn hiện hành và phải được Đăng kiểm cấp Giấy chứng nhận kèm theo;
(2) Đường kính cáp không được nhỏ
hơn 12 mm;
(3) Hệ số an toàn của dây cáp không
được nhỏ hơn giá trị nêu ở Bảng 6.1 tùy thuộc vào đường kính dây cáp.
Bảng
6.1. Hệ số an toàn của dây cáp thảo mộc
Đường
kính dây cáp D (mm)
|
Hệ
số an toàn
|
12
≤ D < 14
14
≤ D < 18
18
≤ D < 24
24
≤ D < 40
40
≤ D
|
12
10
8
7
6
|
6.4. Các chi tiết tháo được khác
6.4.1. Quy định chung
Tải trọng tính toán của các chi
tiết tháo được như xích, khuyên bắt cáp, móc treo, ma ní, mắt xoay, kẹp cáp,
gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, lưới nâng hàng, v.v…, không được
lớn hơn giá trị nhận được khi lấy giới hạn bền đứt của mỗi chi tiết chia cho hệ
số an toàn bằng 5
6.5. Các yêu cầu tương đương
Mặc dù được quy định từ 6.2 đến
6.4, kết cấu của các chi tiết tháo được có thể phù hợp với các tiêu chuẩn khác
được Đăng kiểm công nhận.
Chương 7.
MÁY, TRANG BỊ ĐIỆN VÀ HỆ
THỐNG ĐIỀU KHIỂN
7.1. Quy định
chung
7.1.1. Phạm vi áp dụng
Các yêu cầu của Chương này áp dụng
cho máy, trang bị điện và hệ thống điều khiển sử dụng trong thiết bị nâng hàng.
Tuy nhiên, khi áp dụng các yêu cầu của Chương này đối với các tời cho cầu xe
thì chúng có thể được thay đổi cho phù hợp.
7.2. Máy
7.2.1. Quy định chung
Hệ thống truyền động của thiết bị
nâng hàng phải đảm bảo hoạt động ổn định ở tốc độ định mức với tải trọng làm
việc an toàn.
7.2.2. Máy nâng
1. Kết cấu của máy nâng phải
phù hợp với các yêu cầu từ (1) đến (6) dưới đây:
(1) Đường kính mặt bích đầu tang
không được nhỏ hơn 2,5 lần đường kính cáp đo từ mép ngoài lớp cáp ngoài cùng
trong điều kiện khai thác. Yêu cầu này có thể bỏ qua nếu có hệ thống chống xổ
cáp hoặc trong trường hợp chỉ có một lớp cáp quấn trên tang
(2) Đường kính vòng ren tang tời
không được nhỏ hơn 18 lần đường kính cáp
(3) Tời phải liên kết với bệ bằng
các bu lông đủ bền chịu được tải trọng tác dụng lên tang (Lực căng tối đa tác
dụng lên tang khi dây cáp quấn lớn đơn với tốc độ nâng danh nghĩa).
(4) Phải trang bị hệ thống phanh
phù hợp với các yêu cầu từ (a) đến (c) sau đây:
(a) Hệ thống phanh phải có khả năng
chịu được mô men xoắn vượt quá 50% mô men xoắn yêu cầu khi thiết bị nâng hàng
hoạt động với tải trọng làm việc an toàn;
(b) Hệ thống phanh điện phải tự
động đóng khi cần điều khiển thiết bị nâng hàng ở vị trí trung lập (vị trí
“0”);
(c) Hệ thống phanh điện phải tự
động đóng khi có bất kỳ sự cố nào trong nguồn cấp. Trong trường hợp này phải bố
trí hệ thống hạ hàng sự cố.
(5) Các tang ly hợp phải có hệ
thống hãm tin cậy có khả năng hạn chế sự xoay của tang. Hệ thống hãm phải có
khả năng chịu được mô men xoắn ít nhất bằng 1,5 lần mô men xoắn theo yêu cầu
khi thiết bị nâng hàng hoạt động với tải trọng làm việc an toàn.
(6) Phải có thiết bị hoặc các biện
pháp thích hợp để bảo vệ cáp.
2. Đầu cáp cuối phải bắt
chặt vào tang tời sao cho không làm hư hỏng bất kỳ phần nào của cáp và phần cáp
còn lại trên tang phải có độ dài tối thiểu bằng 3 vòng tang đối với tang không
có rãnh hoặc 2 vòng tang đối với tang có rãnh khi sử dụng hết chiều dài của dây
cáp.
7.3. Nguồn
cấp
7.3.1. Quy định chung
1. Thiết bị, đường ống và
cáp điện trong các hệ thống điện, thủy lực, khí nén hoặc hơi nước và trang
thiết bị của chúng phải phù hợp với các yêu cầu liên quan của QCVN
21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép”.
2. Kết cấu, độ bền, vật
liệu, v.v…, của động cơ đốt trong sử dụng làm nguồn động lực phải phù hợp với
các yêu cầu trong Phần 3 của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng tàu
biển vỏ thép”.
7.4. Hệ thống
điều khiển máy
7.4.1. Quy định chung
1. Thiết bị điện, thủy lực
hoặc khí nén sử dụng cho các hệ thống điều khiển, báo động và an toàn phải phù
hợp với các yêu cầu tương ứng của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng
tàu biển vỏ thép”.
2. Thiết bị điều khiển, báo
động và an toàn phải được thiết kế dựa trên cơ sở nguyên tắc tự động khắc phục
sự cố.
7.4.2. Hệ thống điều khiển
1. Hệ thống điều khiển phải
được bố trí sao cho không gây trở ngại cho người điều khiển hoặc người có trách
nhiệm tạo tín hiệu hoạt động.
2. Hệ thống điều khiển phải
tự động trở về vị trí trung lập (vị trí “0”) khi người điều khiển ngừng thao
tác.
3. Đối với tời điện, phải
trang bị cầu dao ngắt mạch điện tại vị trí gần nơi điều khiển.
4. Cần trục trụ quay và máy
nâng phải có thiết bị ngắt sự cố tại vị trí dễ đến và có thể hãm mọi chuyển
động.
5. Máy nâng phải có hệ thống
điều tốc tự động có thể giảm đáng kể gia tốc lúc khởi động và lúc hãm.
6. Máy nâng phải có hệ thống
điều khiển thích hợp có thể dừng thang nâng tại vị trí sàn quy định.
7. Nếu máy nâng được cố định
bằng then khóa thì phải có biện pháp thích hợp để ngăn ngừa tải trọng va đập
trên thang nâng khi rút then.
7.4.3. Hệ thống an toàn
1. Thiết bị nâng hàng phải
có hệ thống chống quá tải.
2. Thiết bị nâng hàng phải
được trang bị hệ thống an toàn thích hợp để ngăn ngừa sự cố nêu từ (1) đến (6)
dưới đây, tùy theo loại thiết bị và công dụng của chúng:
(1) Nâng quá cao;
(2) Góc quay quá lớn;
(3) Điều khiển vượt quá phạm vi quy
định;
(4) Tốc độ di chuyển quá cao;
(5) Trật bánh khỏi ray;
(6) Các sự cố khác do Đăng kiểm quy
định.
3. Đối với cần trục quay có
tải trọng làm việc an toàn thay đổi theo bán kính hoạt động thì phải có bảng tỷ
lệ chỉ rõ quan hệ giữa bán kính hoạt động và tải trọng làm việc an toàn trong
cabin điều khiển, ngoài ra còn phải có các thiết bị thỏa mãn điều (1), (2) và
(3) dưới đây:
(1) Thiết bị chỉ bán kính hoạt
động;
(2) Thiết bị chỉ tải trọng nâng;
(3) Thiết bị chống quá tải so với
tải trọng làm việc an toàn ứng với bán kính hoạt động
7.4.4. Hệ thống bảo vệ
1. Phải có biện pháp thích
đáng để bảo vệ người điều khiển các bộ phận quay của máy chủ động, trang bị
điện và đường ống dẫn hơi.
2. Các tời hơi nước phải
được bố trí sao cho hơi nước không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của người điều
khiển.
3. Thang máy phải được trang
bị các hệ thống bảo vệ nêu từ (1) đến (4) dưới đây:
(1) Các tấm bảo vệ có chiều cao
không nhỏ hơn 1m vòng quanh lỗ khoét trên boong cho các sàn của thang máy.
(2) Hệ thống khóa liên động không
cho máy nâng chuyển động nếu tất cả các tấm bảo vệ chưa được đóng lại.
(3) Hệ thống khóa liên động phải
đảm bảo không mở được các tấm bảo vệ nếu máy nâng không ở trạng thái mở tấm bảo
vệ.
(4) Đèn hoặc các tín hiệu báo động
thích hợp khác tại vị trí vào máy nâng.
Chương 8.
THANG MÁY VÀ CẦU XE
8.1. Quy định
chung
8.1.1. Phạm vi áp dụng
Các quy định trong Chương này áp
dụng cho các thành phần kết cấu của thang máy và cầu xe
8.2. Tải
trọng thiết kế
8.2.1. Các tải trọng
Phải chú ý đến tính năng và công
dụng của từng loại thang máy và cầu xe trong điều kiện khai thác và không khai
thác, xét theo các tải trọng liệt kê từ (1) đến (7) dưới đây:
(1) Tải trọng làm việc an toàn;
(2) Trọng lượng bản thân của hệ
thống;
(3) Tải trọng do gió;
(4) Tải trọng do sóng;
(5) Tải trọng do nghiêng tàu;
(6) Tải trọng do tàu chuyển động;
(7) Các tải trọng khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
8.2.2. Tải trọng do gió
Tải trọng do gió được tính theo
4.2.5.
8.2.3. Tải trọng do sóng
Đối với các thành phần kết cấu tạo
thành một phần tôn vỏ tàu và chịu tải trọng do sóng, chiều cao cột nước không
được nhỏ hơn giá trị tính theo công thức sau:
Trong đó:
x: Khoảng cách từ thành phần
kết cấu đến mặt trước của sống mũi ở trên đường nước chở hàng thiết kế lớn nhất
được định nghĩa trong 1.2.29, Phần 1A của QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp
và đóng tàu biển vỏ thép” (dưới đây, trong Chương này gọi tắt là “Quy phạm”) (m).
D: Chiều cao mạn của tàu nêu
tại 1.2.24 Phần 1A của Quy phạm (m).
d: Chiều chìm lớn nhất nêu ở
1.2.30, Phần 1A của Quy phạm (m).
L’: Chiều dài của tàu được
định nghĩa ở 1.2.20, Phần 1A của Quy phạm (m). L’ được lấy bằng 230m khi chiều
dài lớn hơn 230m.
ΔHw(x): Giá trị
được tính theo công thức sau:
Đối với x ≤ 0,3L
0 Đối với x > 0,3L
Trong đó:
:
Hệ số béo của tàu nêu ở 1.2.32, Phần 1A của Quy phạm, được lấy bằng 0,85 khi nó
lớn hơn 0,85
L: Chiều dài của tàu được
định nghĩa trong 1.2.16, Phần 1A của Quy phạm (m)
hs: Giá trị tính
theo Bảng 8.1 phụ thuộc vào chiều dài tàu
8.2.4. Tải trọng do nghiêng tàu
Tải trọng do nghiêng tàu phải được
Đăng kiểm xem xét riêng.
Bảng
8.1. Giá trị hs
Chiều
dài tàu L (m)
|
Hs
|
L
≤ 90
90
< L < 125
125
≤ L
|
1,95
0,01L
+ 1,05
2,30
|
8.2.5. Tải trọng do tàu chuyển
động
Tải trọng do tàu chuyển động được
định nghĩa trong 4.2.8.
8.2.6. Tải trọng tổng hợp
1. Tải trọng dùng để tính
toán độ bền kết cấu phải là các tải trọng tạo nên điều kiện làm việc nặng nề
nhất cho kết cấu được nêu từ -2 đến -5 dưới đây.
2. Tổ hợp tải trọng do các
tải trọng từ (1) đến (5) sau đây phải được tính đến ở “trạng thái hoạt động”:
(1) Tải trọng làm việc an toàn;
(2) Trọng lượng bản thân của phần
quay hoặc di chuyển của thang máy và cầu xe;
(3) Trọng lượng bản thân của các
phần cố định của thang máy và cầu xe;
(4) Tải trọng do nghiêng tàu;
(5) Các tải trọng khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
3. Các tải trọng -2(1) và
(2) phải nhân với hệ số 1,2 đối với hệ thống được thiết kế quay hoặc chuyển
động cùng với hàng đặt trên hoặc trong nó và với hệ số 1,1 đối với cầu xe không
quay hoặc không chuyển động cùng với hàng đặt trên nó.
4. Phải tính đến các tải
trọng từ (1) đến (6) dưới đây cho thang máy ở trạng thái không hoạt động:
(1) Tải trọng ở trạng thái không
hoạt động;
(2) Trọng lượng bản thân của máy
nâng;
(3) Tải trọng do gió;
(4) Tải trọng do nghiêng tàu khi
hành hải;
(5) Tải trọng do tàu chuyển động
khi hành hải;
(6) Các tải trọng khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
5. Phải tính các tải trọng
từ (1) đến (5) dưới đây cho cầu xe ở trạng thái không hoạt động:
(1) Trọng lượng bản thân của máy
nâng
(2) Tải trọng do gió;
(3) Tải trọng do nghiêng tàu khi
hành hải;
(4) Tải trọng do tàu chuyển động
khi hành hải;
(5) Các tải trọng khác nếu Đăng
kiểm xét thấy cần thiết.
8.3. Độ bền
và kết cấu
8.3.1. Quy định chung
1. Độ bền của các thành phần
kết cấu phải được tính toán theo các điều kiện tải trọng nêu ở 8.2.6 và tuân
theo các yêu cầu từ mục 8.3.2 đến 8.3.7.
2. Đối với hệ thống dùng để
xếp ô tô thì phải tính đến tải trọng tập trung tại các bánh xe tương ứng với
điều kiện có tải hoặc chuyển động của hệ thống.
3. Độ bền của các thành phần
kết cấu tạo thành một phần vỏ tàu phải tương ứng với độ bền của kết cấu vỏ tàu
xung quanh nó.
4. Các thành phần kết cấu
phải được gia cố thỏa đáng và phải có các thiết bị thích hợp hạn chế chuyển
động dọc và ngang khi lắp tại vị trí.
8.3.2. Ứng suất cho phép của tải
trọng tổng hợp
Ứng suất nêu ở Bảng 8.2 được sử
dụng cho các thành phần chịu tải trọng tổng hợp.
8.3.3. Chiều dày sàn thang máy
và cầu xe
1. Chiều dày tấm tạo thành
một phần vỏ tàu không được nhỏ hơn chiều dày tấm tại vị trí liên quan và được
xác định với khoảng cách nẹp gia cường bằng khoảng sườn thực tế của tàu.
2. Chiều dày tấm tạo thành
một phần vách tàu không được nhỏ hơn chiều dày tại vị trí liên quan và được xác
định với khoảng cách nẹp gia cường bằng khoảng cách nẹp vách thực tế của tàu.
3. Đối với hệ thống dùng để
xếp ôtô thì chiều dày của tấm sàn máy nâng hoặc tấm của cầu xe không được nhỏ
hơn chiều dày tôn boong chở ôtô theo quy định.
Bảng
8.2. Ứng suất cho phép σa
Điều
kiện tải trọng
|
Dạng
ứng suất
|
Kéo
|
Uốn
|
Cắt
|
Nén
|
Dập
|
Tổng
hợp
|
Điều
kiện nêu ở 8.2.6-2
|
0,67σy
|
0,67σy
|
0,39σy
|
0,58σy
|
0,94σy
|
0,77σy
|
Điều
kiện nêu ở 8.2.6-4 và -5
|
0,77σy
|
0,77σy
|
0,45σy
|
0,67σy
|
1,09σy
|
0,89σy
|
Chú thích:
1. σy là giới hạn chảy
của vật liệu (N/mm2)
2. Ứng suất tổng hợp tính theo công
thức sau:
(N/mm2)
Trong đó:
σx: Ứng suất pháp tác
dụng theo hướng x tại điểm giữa chiều dày tấm (N/mm2)
σy : Ứng suất pháp tác
dụng theo hướng y tại điểm giữa chiều dày tấm (N/mm2)
: Ứng
suất tiếp trong mặt phẳng x - y (N/mm2).
8.3.4. Chiều dày thép tối thiểu
Chiều dày các thành phần kết cấu
không được nhỏ hơn 6 mm đối với các thành phần chịu ảnh hưởng của thời tiết và
5 mm đối với các thành phần không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
8.3.5. Tiêu chuẩn về độ võng
Phải giới hạn độ võng của các thành
phần kết cấu sinh ra dưới tải trọng làm việc an toàn tới giá trị 1/400 khoảng
cách nhịp giữa hai gối đỡ đối với máy nâng và 1/250 đối với cầu xe.
8.3.6. Độ bền của bu lông, đai
ốc và chốt
Các bu lông, đai ốc và chốt phải có
đủ độ bền so với độ lớn và hường của tải trọng tác dụng lên nó.
8.3.7. Thiết bị khóa của cầu xe
1. Phải có thiết bị khóa để
giữ cầu xe chịu được các tải trọng nêu tại 8.2.6-5.
2. Hệ thống khóa thủy lực
phải được thiết kế sao cho cầu xe phải được khóa bằng cơ khí kể cả khi mất áp
suất thủy lực.
3. Cầu xe được sử dụng làm
phương tiện để đóng các lỗ khoét thì thiết bị đóng có thể được sử dụng làm
thiết bị khóa cầu xe nếu diện tích lỗ khoét lớn hơn một nửa diện tích hình
chiếu của cầu xe khi đóng. Tải trọng thiết kế của các thiết bị đóng, ngoài các
tải trọng nêu ở Chương 21 Phần 2A của Quy phạm còn phải bao gồm các tải trọng
nêu ở 8.2.6-5.
III. QUY ĐỊNH VỀ
QUẢN LÝ
1.1. Đăng ký thiết bị nâng hàng
Tất cả các thiết bị nâng hàng lắp
đặt trên tàu thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này phải được được đăng ký
phù hợp với quy định về đăng ký QCVN 21:2010/BGTVT “Quy phạm phân cấp và đóng
tàu biển vỏ thép”
1.2. Chứng nhận, đóng dấu và hồ
sơ Đăng kiểm
1.2.1. Quy định chung
Các yêu cầu trong Chương này áp
dụng cho việc chứng nhận, đóng dấu và hồ sơ kỹ thuật của thiết bị nâng hàng.
1.2.2. Quy định tải trọng làm
việc an toàn, v.v…
1. Quy định chung
Đăng kiểm quy định tải trọng làm
việc an toàn, v.v… cho các thiết bị nâng hàng đã được kiểm tra và thử tải thỏa
mãn quy định của Chương 2, Mục II. Quy định kỹ thuật.
2. Tải trọng khác với tải trọng
làm việc an toàn
Theo yêu cầu của Chủ tàu, Đăng kiểm
có thể quy định những tải trọng nêu ở (1) đến (2) dưới đây ngoài tải trọng làm
việc an toàn, v.v… phù hợp với quy định ở -1 trên:
(1) Tải trọng tối đa tương ứng với
góc nhỏ hơn góc tối thiểu cho phép đối với hệ cần trục dây giằng.
(2) Tải trọng tối đa tương ứng với
tầm với vượt quá tầm với tối đa cho phép đối với hệ cần trục trụ quay.
3. Quy định cho hệ cần trục dây
giằng làm việc ghép đôi
(1) Việc quy định tải trọng làm việc
an toàn, v.v… cho hệ cần trục dây giằng làm việc ghép đôi là xác định tải trọng
làm việc an toàn và góc lớn nhất giữa hai dây nâng hàng hoặc tải trọng làm việc
an toàn và chiều cao nâng cho phép (khoảng cách thẳng đứng giữa vị trí cao nhất
của kết cấu trên boong thượng có miệng hầm hàng và tấm mã tam giác hoặc khuyên
tròn bắt với dây cáp nâng hàng).
(2) Góc lớn nhất tạo bởi hai dây
cáp nâng hàng quy định trong điểm (1) trên không được vượt quá 1200.
1.2.3. Đóng dấu tải trọng làm
việc an toàn, v.v…
1. Đóng dấu cho cơ cấu làm hàng
và cầu xe
(1) Trên cơ cấu làm hàng và cầu xe,
tải trọng làm việc an toàn, góc nghiêng nhỏ nhất cho phép, tầm với tối đa và
các điều kiện hạn chế khác xác định theo 1.2.2 phải được đóng dấu phù hợp với
các yêu cầu từ (a) đến (c) dưới đây:
(a) Hệ cần trục dây giằng
Tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần
phải có dấu của Đăng kiểm, dấu quy định tải trọng làm việc an toàn, góc nhỏ
nhất cho phép và các điều kiện hạn chế khác.
(b) Cần trục trụ quay
Tại vị trí dễ thấy của giá đỡ cần
hoặc vị trí tương tự phải có dấu của Đăng kiểm, dấu quy định tải trọng làm việc
an toàn, tầm với lớn nhất và các điều kiện hạn chế khác.
(c) Cơ cấu làm hàng và cầu xe khác
Tại vị trí dễ thấy, ít bị va chạm,
phải có dấu của Đăng kiểm, tải trọng làm việc an toàn và các điều kiện hạn chế
khác.
(2) Nếu hệ cần trục dây giằng và hệ
cần trục trụ quay có các tải trọng làm việc an toàn khác được Đăng kiểm chấp
nhận theo các quy định nêu ở 1.2.2-2 thì phải có đủ các dấu đóng quy định từng
tổ hợp tương ứng, theo các yêu cầu trong (1).
(3) Đối với cơ cấu làm hàng sử dụng
gàu ngoạm, dầm nâng hàng, lưới nâng hàng, nam châm nâng hàng và chi tiết tháo
được tương đương khác có quy định tải trọng hàng tối đa, không kể trọng lượng
bản thân, thì phải đóng dấu như đóng dấu các dấu hiệu và các điều kiện hạn chế
khác tương ứng theo (1).
(4) Dấu đóng phải được sơn bằng sơn
chống gỉ và viền khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(5) Ngoài việc đóng dấu theo quy
định ở mục (1), (2) và (3), các dấu tương tự (trừ dấu Đăng kiểm) phải được đóng
tại những vị trí dễ thấy có sơn phủ, v.v…. Trong trường hợp này, kích thước của
chữ phải có chiều cao không nhỏ hơn 77 mm.
(6) Đối với những cơ cấu làm hàng
không quy định tải trọng làm việc an toàn, phải đóng dấu hạn chế tải trọng sử
dụng dưới 1 tấn.
2. Đóng dấu cho các chi tiết
tháo được
(1) Trên chi tiết tháo được, trừ
dây cáp thép và cáp thảo mộc, phải đóng cấu tải trọng thử, tải trọng làm việc
an toàn và các dấu hiệu phân biệt vào vị trí dễ thấy và không gây bất lợi cho
cả độ bền và sự hoạt động của chúng. Trên gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm
nâng hàng, khung nâng công te nơ và các chi tiết tương đương khác, phải đóng
dấu thêm trọng lượng bản thân của chúng.
(2) Các dấu đóng phải được sơn
chống gỉ và đóng khung bằng sơn dễ nhìn thấy.
(3) Mặc dù các yêu cầu trong mục
(1), gàu ngoạm, dầm nâng hàng, nam châm nâng hàng, võng nâng hàng và các chi
tiết tương đương khác, phải đóng dấu thêm tải trọng làm việc an toàn, trọng
lượng bản thân của chúng có sơn phủ. Trong trường hợp này, kích thước của chữ
phải có chiều cao không nhỏ hơn 77 mm.
(4) Mặc dù được quy định ở (1) và
(3) trên, nếu khó đóng dấu hoặc sơn trực tiếp lên chi tiết tháo được thì có thể
áp dụng các biện pháp khác được Đăng kiểm chấp nhận.
1.3. Hồ sơ Đăng kiểm
1.3.1. Các hồ sơ
Các hồ sơ do Đăng kiểm cho thiết bị
nâng hàng, cầu xe và chi tiết tháo được bao gồm:
(1) Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng
tàu biển và danh mục các chi tiết tháo được (Mẫu CG.1);
(2) Giấy chứng nhận thử và tổng
kiểm tra cần trục dây giằng, tời và các chi tiết của chúng (Mẫu CG.2);
(3) Giấy chứng nhận thử và tổng
kiểm tra cần trục dây giằng, tời và các chi tiết của chúng khi làm việc ghép
đôi (Mẫu CG.2(U);
(4) Giấy chứng nhận thử và tổng
kiểm tra cần trục trụ quay hoặc máy nâng và các chi tiết của chúng (Mẫu CG.3);
(5) Giấy chứng nhận thử và tổng
kiểm tra thang máy/cầu xe và các chi tiết của chúng (CG.3 LR);
(6) Giấy chứng nhận thử và tổng
kiểm tra các chi tiết tháo được (Mẫu CG.4);
(7) Giấy chứng nhận thử và tổng
kiểm tra dây cáp (Mẫu CG.5).
1.3.2. Chu kỳ cấp phát Giấy
chứng nhận
Chu kỳ cấp phát các Giấy chứng nhận
nêu ở 1.3.1 được cho trong Bảng III.1 tùy thuộc vào việc thử và kiểm tra
1.3.3. Giấy chứng nhận mất hiệu
lực
1. Giấy chứng nhận nêu ở
1.3.1 sẽ mất hiệu lực toàn bộ hoặc từng phần tùy theo từng trường hợp từ (1)
đến (9) dưới đây:
(1) Khi Chủ tàu yêu cầu hủy bỏ hoặc
thay đổi tải trọng làm việc an toàn, v.v…;
(2) Khi kết cấu, bố trí chung hoặc
trang bị của thiết bị nâng hàng thay đổi;
(3) Khi di chuyển vị trí lắp đặt
thiết bị nâng hàng;
(4) Khi không thực hiện các dạng
kiểm tra nêu ở Chương 2;
(5) Khi Đăng kiểm viên nhận thấy
thiết bị nâng hàng không có khả năng làm việc;
(6) Khi cố ý thay đổi các nội dung
trong Giấy chứng nhận;
(7) Khi khó đọc nội dung của Giấy
chứng nhận do các lỗi trong Giấy chứng nhận hay do hư hỏng;
(8) Khi không trả phí kiểm tra theo
quy định;
(9) Khi Giấy chứng nhận không có
tính xác thực, v.v…
2. Những Giấy chứng nhận mất
hiệu lực theo quy định ở mục -1 phải được gửi trả lại ngay cho Đăng kiểm.
1.3.4. Cấp lại và hiệu chỉnh
Giấy chứng nhận
Trường hợp các Giấy chứng nhận,
v.v… bị mất hiệu lực như nêu ở 1.3.3-1 hoặc bị thất lạc, Đăng kiểm sẽ cấp lại
Giấy chứng nhận hoặc hiệu chỉnh cần thiết tùy từng trường hợp cụ thể.
1.4. Bảo quản hồ sơ Đăng kiểm
1.4.1. Quy định chung
Các Giấy chứng nhận do Đăng kiểm
cấp theo yêu cầu 1.3 và hướng dẫn sử dụng thiết bị nâng hàng phải được bảo quản
trên tàu hoặc do người có trách nhiệm của Chủ tàu giữ trong trường hợp tàu được
kéo không có thuyền viên.
1.4.2. Hướng dẫn sử dụng
Hướng dẫn sử dụng nêu ở 1.4.1 phải
có ghi ở các hạng mục quan trọng cần cho sự hoạt động và bảo dưỡng thiết bị
nâng hàng trong số những hạng mục từ (1) đến (8) dưới đây:
(1) Bố trí chung của cơ cấu làm
hàng, cầu xe;
(2) Bản vẽ bố trí chung của các chi
tiết tháo được;
(3) Danh mục chi tiết tháo được;
(4) Điều kiện thiết kế (kể cả tải
trọng làm việc an toàn, tốc độ gió, nghiêng dọc và nghiêng ngang của tàu,
v.v…);
(5) Danh mục vật liệu;
(6) Hướng dẫn sử dụng (bao gồm cả
chức năng của hệ thống an toàn và hệ thống bảo vệ);
(7) Quy trình thử tải;
(8) Quy trình bảo dưỡng và kiểm
tra.
Bảng
III.1. Chu kỳ cấp phát Giấy chứng nhận
Loại
Giấy chứng nhận
|
Chu
kỳ cấp phát
|
A
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1(1)
|
Khi yêu cầu kiểm tra và tàu thỏa
mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu.
|
B
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1(2)
|
(1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu
thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu
(2) Khi các thiết bị nâng hàng
lắp mới bổ sung thỏa mãn kiểm tra lần đầu
(3) Khi tải trọng làm việc an
toàn, v.v… thay đổi.
(4) Khi đã qua thử tải theo quy
định trong mục 2.5-4, II. Quy định kỹ thuật
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1(3)
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1(4)
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1(5)
|
C
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1-1(6)
|
(1) Khi yêu cầu kiểm tra và tàu
thỏa mãn kiểm tra lần đầu trong thời gian đầu
(2) Khi các thiết bị nâng hàng
lắp mới bổ sung thỏa mãn kiểm tra lần đầu
(3) Sau khi sửa chữa hoặc thay
thế các chi tiết tháo được trong thời gian kiểm tra chu kỳ, kiểm tra bất
thường và khi các hạng mục tự kiểm tra được Đăng kiểm công nhận.
|
Giấy chứng nhận theo yêu cầu của
1.3.1(7)
|
IV. TRÁCH NHIỆM
CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1.1. Trách nhiệm của chủ tàu,
các cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng hàng
1.1.1. Trách nhiệm của chủ tàu
Các chủ tàu có trách nhiệm:
(1) Thực hiện đầy đủ các quy định
về đăng kiểm thiết bị nâng hàng nêu trong Quy chuẩn này khi thiết bị nâng hàng
được chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và khai thác để đảm bảo và duy
trì tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh tàu biển và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường;
(2) Đăng ký thiết bị nâng hàng theo
đúng các quy định hiện hành về “Đăng ký thiết bị nâng hàng”.
1.1.2. Trách nhiệm của các cơ sở
thiết kế
Các cơ sở thiết kế thiết bị nâng
hàng, bao gồm thiết kế đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa thiết bị nâng
hàng có trách nhiệm:
(1) Phải đảm bảo có đủ năng lực
thiết kế thiết bị nâng hàng thỏa mãn các quy định của Quy chuẩn này để thiết bị
nâng hàng được chế tạo ra đủ an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
(2) Cung cấp đầy đủ khối lượng hồ
sơ thiết kế theo yêu cầu và trình duyệt hồ sơ thiết kế theo quy định.
1.1.3. Trách nhiệm của các cơ sở
đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng hàng
Các cơ sở đóng mới, hoán cải, phục
hồi/hiện đại hóa và sửa chữa thiết bị nâng hàng có trách nhiệm:
(1) Phải có đủ năng lực, bao gồm cả
trang thiết bị, cơ sở vật chất và nhân lực có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu
cầu đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa và sửa chữa thiết bị nâng hàng;
(2) Phải đảm bảo tiêu chuẩn chất
lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường khi tiến hành chế tạo
mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng hàng. Đối với các thiết bị
nâng hàng đóng mới, hoán cải và phục hồi còn phải tuân thủ đúng thiết kế được
duyệt;
(3) Chịu sự kiểm tra giám sát của
Đăng kiểm Việt Nam về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi
trường trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi/hiện đại hóa và sửa chữa
thiết bị nâng hàng.
1.2. Trách nhiệm của Đăng kiểm
Đăng kiểm có trách nhiệm:
(1) Duyệt thiết kế đóng mới, hoán
cải và phục hồi/hiện đại hóa thiết bị nâng hàng theo các quy định của Quy chuẩn
này và các quy định hiện hành/liên quan khác của Nhà nước hoặc các công ước
quốc tế, nếu áp dụng;
(2) Duyệt các tài liệu/Hướng dẫn kỹ
thuật (do Luật/Công ước yêu cầu) theo quy định;
(3) Kiểm tra, giám sát kỹ thuật đối
với thiết bị nâng hàng trong chế tạo mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và đối
với các thiết bị nâng hàng trong khai thác theo các quy định của Quy chuẩn này
và các quy định hiện hành/liên quan khác của Nhà nước, nếu có;
(3) Đăng ký vào “Sổ đăng ký kỹ
thuật thiết bị nâng hàng” các thiết bị nâng hàng đã được kiểm tra, giám sát kỹ
thuật;
(4) Hướng dẫn thực hiện/áp dụng các
quy định của Quy chuẩn này đối với các Cơ sở thiết kế, các Chủ tàu, các Cơ sở
chế tạo mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa thiết bị nâng hàng, các đơn vị Đăng
kiểm thuộc hệ thống Đăng kiểm trong phạm vi cả nước và các cá nhân có liên quan
quản lý khai thác thiết bị nâng hàng;
(5) Căn cứ yêu cầu thực tế, Đăng
kiểm có trách nhiệm kiến nghị Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn
này hàng năm hoặc theo thời hạn quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ
thuật.
1.3. Trách nhiệm của Bộ Giao
thông vận tải
Bộ Giao thông vận tải có trách
nhiệm định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ Quy chuẩn này của các đơn vị
có hoạt động liên quan.
V. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1.1. Đăng kiểm có trách
nhiệm tổ chức thực hiện/áp dụng Quy chuẩn này.
1.2. Đăng kiểm có trách
nhiệm thực hiện các nội dung sau đây:
1. Tổ chức hệ thống đăng kiểm
thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỹ
thuật, và đăng ký kỹ thuật các thiết bị nâng hàng thuộc phạm vi áp dụng của Quy
chuẩn này;
2. Tổ chức in ấn, phổ biến/hướng
dẫn áp dụng Quy chuẩn này cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan thuộc phạm
vi áp dụng của Quy chuẩn này.
1.3. Áp dụng quy chuẩn
1. Trong trường hợp có sự
khác nhau giữa quy định của Quy chuẩn này với quy định của quy phạm, tiêu chuẩn
và quy chuẩn kỹ thuật khác liên quan đến tàu biển thì áp dụng quy định của Quy
chuẩn này.
2. Ngoài ra nếu điều khoản
Công ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy
định khác với quy định của Quy chuẩn này, thì các tàu biển chạy tuyến Quốc tế
phải áp dụng quy định của điều khoản Công ước quốc tế đó.