ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
25/2006/QĐ-UBND
|
Trà
Vinh, ngày 02 tháng 6 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH LỘ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI XE
LÔI MÁY, XE BA GÁC MÁY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ ngày 29 tháng 06 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 14/2003/NĐ-CP ngày 19/02/2003 của Chính phủ về việc Quy định
chi tiết thi hành một số Điều của Luật giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 03/2002/TT-BGTVT ngày 27/02/2002 của Bộ trưởng Bộ Giao thông
- Vận tải Hướng dẫn sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô 02 bánh, xe mô tô
03 bánh và các loại xe tương tự;
Căn cứ Nghị quyết số 52/2006/NQ-HĐND ngày 10/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh
Trà Vinh khoá VII - kỳ họp thứ 8 về việc phê chuẩn lộ trình hoạt động của các
loại xe lôi máy, xe ba gác máy trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định lộ trình hoạt động của các loại xe lôi máy, xe ba gác máy; chở
hành khách, chở hàng hoá hoạt động trên các đoạn, tuyến giao thông đuờng bộ thuộc
địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
sau 10 ngày, kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Quyết định này đều
bãi bỏ.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh có
liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
-TT.TU, HĐND tỉnh (B/c);
- Đoàn ĐBQH;
-Như điều III;
- CT, các PCT. UBND tỉnh;
- Cục KTVB (Bộ TP);
- Vụ PC (Bộ GTVT);
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện KSDN tỉnh;
- Báo TV; Đài PT&TH TV;
- BLĐVP.UBND tỉnh; các khối NC;
- Lưu: VT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Khiêu
|
QUY ĐỊNH
LỘ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LOẠI XE LÔI MÁY, XE BA GÁC MÁY;
CHỞ HÀNH KHÁCH VÀ HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số:25 /2006/QĐ-UBND ngày 02/6/2006 của UBND tỉnh
Trà Vinh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi áp dụng.
Quy định này
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu, cơ sở sản xuất, lắp ráp, người
điều khiển phương tiện xe lôi máy, xe ba gác máy tham gia giao thông trên các
tuyến đường bộ, giao thông đô thị trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Điều 2. Các từ ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
1. Xe lôi
máy, xe ba gác máy chuyển động bằng động cơ kéo hoặc đẩy một thùng xe 02
bánh đồng trục phía sau hoặc trước để dùng vận chuyển hành khách, hàng hoá tham
gia giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ;
2. Đoạn
giao thông đường bộ là một phần của tuyến đường bộ;
3. Tuyến
giao thông đường bộ là một tuyến đường có điểm đầu và điểm cuối.
Chương II
QUY ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG
THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA XE LÔI MÁY, XE BA GÁC MÁY
Điều 3. Phạm vi và thời gian hoạt động:
1. Kể từ ngày
01/9/2006 cấm xe lôi máy, xe ba gác máy tham gia giao thông trên một số đoạn,
tuyến giao thông đường bộ; một số đoạn, tuyến có quy định thời gian hoạt động cụ
thể trên đường quốc lộ; đường tỉnh; đường huyện; đường nội ô thị xã, thị trấn,
đường liên xã và đường giao thông nông thôn.
2. Giao Giám
đốc Sở Giao thông - Vận tải chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND các huyện, thị
xã căn cứ vào tình hình cụ thể trên địa bàn quản lý để quy định phạm vi các đoạn,
tuyến đường bộ và thời gian hoạt động cụ thể nêu trên đối với xe lôi máy, xe ba
gác máy để đảm bảo an toàn, trật tự giao thông, việc quy định phạm vi, thời
gian hoạt động này được công bố công khai trước ngày 01/7/2006.
3. Kể từ ngày
01/9/2008 cấm xe lôi máy, xe ba gác máy hoạt động trên tất cả các tuyến đường bộ
trong phạm vi toàn tỉnh.
4. Xe lôi
máy, xe ba gác máy đăng ký tại tỉnh Trà Vinh khi lưu thông sang địa bàn tỉnh
khác phải tuân theo quy định của tỉnh mà phương tiện đang lưu thông; phương tiện
của tỉnh khác tham gia lưu thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phải thực hiện đúng
lộ trình này.
Điều 4. Điều kiện của người điều khiển và phương tiện tham gia
giao thông trên các tuyến đường bộ.
a. Đối với
người điều khiển.
1. Có giấy phép
lái xe tương ứng với xe điều khiển;
2. Có giấy chứng
nhận đăng ký phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp;
3. Trong độ
tuổi và phải có sức khoẻ theo quy định hiện hành;
4. Có giấy chứng
nhận kiểm tra an toàn kỹ thuật phương tiện còn thời hạn hoạt động;
5. Người điều
khiển phương tiện và người ngồi trên phương tiện khi tham gia giao thông phải đội
mũ bảo hiểm theo quy định;
6. Có Giấy chứng
nhận bảo hiểm (bắt buộc) theo quy định.
b. Đối với
phương tiện vận chuyển.
1. Tiêu chuẩn
của xe lôi máy, xe ba gác máy phải thực hiện đúng theo Chỉ thị số
02/2004/CT-UBT ngày 12/04/2004 của UBND tỉnh về quản lý hoạt động xe lôi máy,
xe ba gác máy trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
2. Xe ba gác
máy không được chở người (trừ trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật:
chở người bị nạn, bị bệnh đi cấp cứu), không chở quá khổ, quá tải;
3. Xe lôi
máy, xe ba gác máy tham gia giao thông phải gắn biển số đăng ký ở sau thùng xe
hoặc 02 bên hông thùng xe;
4. Về trọng tải:
Đối với xe ba gác máy, tải trọng hàng hoá trên xe không quá 500 kg;
5. Về phương
tiện thay thế và chính sách chuyển đổi ngành, nghề, Sở Giao thông - Vận tải phối
hợp với các ngành, địa phương có liên quan lập phương án hỗ trợ việc chuyển đổi
ngành, nghề cho các đối tượng trong phạm vi áp dụng để ổn định cuộc sống, liên
hệ các cơ sở cung cấp loại xe ô tô vận tải nhẹ phù hợp để thay thế xe lôi máy,
xe ba gác máy cho các địa phương có nhu cầu theo phương án của Sở Giao thông -
Vận tải.
Chương III
ĐĂNG KÝ VÀ KIỂM TRA KỸ
THUẬT
Điều 5. Trách nhiệm của Sở Giao thông - Vận tải:
1. Sở Giao
thông - Vận tải phê duyệt thiết kế thùng xe và thực hiện việc kiểm tra an toàn
kỹ thuật đối với xe lôi máy, xe ba gác máy;
2. Tổ chức
đào tạo cấp giấy phép lái xe, điều khiển xe lôi máy, xe ba gác máy theo quy định;
3. Liên hệ các
cơ sở cung cấp loại xe ô tô vận tải nhẹ phù hợp để thay thế xe lôi máy, xe ba
gác máy cho các địa phương có nhu cầu, phối hợp với các ngành chức năng xây dựng
quy chế về vốn vay ưu đãi khi chuyển đổi thay thế các loại phương tiện này;
4. Thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền, phối hợp với các cơ quan chức năng
theo dõi tình hình thực hiện việc quản lý lộ trình hoạt động xe lôi máy, xe ba
gác máy trên địa bàn, báo cáo UBND tỉnh giải quyết những vướng mắc;
5. Chủ trì,
phối hợp với Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thị xã quy định phạm vi các đoạn,
tuyến đường bộ và thời gian hoạt động đối với xe lôi máy, xe ba gác máy để đảm
bảo an toàn, trật tự giao thông và công bố công khai trên các phương tiện thông
tin đại chúng để nhân dân biết.
Điều 6. Trách nhiệm của Công an tỉnh:
1. Tổ chức
đăng ký cấp biển số theo quy định tại Điều 51 của Luật giao thông đường bộ;
2. Tổ chức tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với người và phương tiện xe lôi máy, xe ba
gác máy khi tham gia giao thông theo Nghị định số 152/2005/NĐ-CP ngày
15/12/2005 của Chính phủ Quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và những nội dung của Quy định này;
3. Phối hợp với
Sở Giao thông - Vận tải và các ngành có liên quan trong việc tuyên truyền phổ
biến nội dung quy định về quản lý lộ trình hoạt động xe lôi máy, xe ba gác máy
trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã:
1. Phối hợp với
các cơ quan chức năng tuyên truyền sâu rộng Nghị Quyết số 52/2006/NQ-HĐND ngày
10/5/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VII - kỳ họp thứ 8 về việc phê chuẩn
lộ trình hoạt động của các loại xe lô máy, xe ba gác máy trên địa bàn tỉnh; Chỉ
thị số 02/2004/CT-UBT ngày 12/04/2004 của UBND tỉnh về quản lý xe lôi máy, xe
ba gác máy hoạt động trên địa bàn tỉnh Trà Vinh;
2. Đình chỉ
ngay việc sản xuất, lắp ráp xe lôi máy, ba gác máy không đúng quy định trên địa
bàn quản lý;
3. Kiểm tra,
xử lý nghiêm đối với chủ sở hữu phương tiện và người điều khiển xe lôi máy, xe
ba gác máy vi phạm quy định này theo pháp luật hiện hành;
4. Chỉ đạo cơ
quan quản lý giao thông cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn, thống kê tổng hợp
số lượng xe lôi máy, xe ba gác máy hiện có trên địa bàn, lập dự án chuyển đổi
phương tiện thay thế, xây dựng quy chế, chính sách hỗ trợ tài chính, việc làm
cho những đối tượng có phương tiện chuyển đổi, thay thế; phối hợp với Sở Giao
thông - Vận tải để có kế hoạch cung ứng chủng loại, số lượng phương tiện chuyển
đổi, thay thế.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ chức thực hiện:
1. Kể từ ngày
Quy định này có hiệu lực, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã triển khai đến UBND
xã, phường, thị trấn thực hiện lộ trình hoạt động của các loại xe lôi máy, xe
ba gác máy đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc Quy định này;
2. Uỷ Ban
nhân dân các huyện, thị xã trên cơ sở thực tế của địa phương mà quy định lộ
trình hoạt động của các loại xe lôi máy, xe ba gác máy; quy định các hình thức
tổ chức và tổng hợp số liệu về chủ sở hữu đăng ký và cá nhân hành nghề điều khiển
phương tiện xe lôi máy, xe ba gác máy, có kế hoạch đào tạo nghề, cho vay vốn từ
quỹ xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của địa phương;
3. Căn cứ quy
định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, UBND các huyện, thị xã
tổ chức triển khai nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự
an toàn giao thông đô thị tại địa phương;
4. Giao Giám
đốc Sở: Giao thông - Vận tải, Tài chính, Tư pháp; Giám đốc Công an tỉnh, Cục
trưởng Cục thuế tỉnh theo nhiệm vụ của từng ngành có trách nhiệm hướng dẫn và
thông báo rộng rãi cho các đối tượng thuộc quy định này biết, để thực hiện. Đồng
thời phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra, xử lý vi phạm đúng theo
quy định hiện hành./.