Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 39-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành: 05/07/1996 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 39-CP

Hà Nội, ngày 05 tháng 7 năm 1996


 
NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 39-CP NGÀY 05 THÁNG 7 NĂM 1996 VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ công trình giao thông ngày 02 tháng 12 năm 1994;
Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 28 tháng 01 năm 1989 và Pháp lệnh sửa đổi Điều 6 của pháp lệnh lực lượng Cảnh sát nhân dân Việt Nam ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.-

1. Nghị định này quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt nhằm bảo đảm an toàn về người, phương tiện, tài sản của Nhà nước và nhân dân;

2. Nghị định này áp dụng cho người sử dụng phương tiện và công trình giao thông đường sắt, người hoạt động trong phạm vi giới hạn bảo vệ công trình giao thông đường sắt;

3. Đường sắt chuyên dùng có quy định riêng.

Điều 2.- Các thuật ngữ dùng trong Nghị định này được hiểu như sau:

1. Công trình giao thông đường sắt bao gồm: nền đường, kiến trúc tầng trên đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, khu ga, hệ thống thông tin tín hiệu và các công trình thiết bị phụ trợ khác;

2. Khu ga là tổ hợp công trình bao gồm: nhà ga, quảng trường ga, ke ga, đường ga, kho bãi hàng và các trang thiết bị khác;

3. Phương tiện giao thông đường sắt bao gồm: đầu máy, toa xe và các thiết bị chuyên dùng hoạt động trên đường sắt;

4. Nhân viên đường sắt là những người làm trong ngành đường sắt bao gồm: người quản lý, điều khiển, chế tạo, sửa chữa, sử dụng các phương tiện, thiết bị, công trình giao thông đường sắt và người xây dựng công trình giao thông đường sắt;

5. Đường ngang là nơi đường sắt và đường bộ giao nhau trên cùng một mặt bằng;

6. Cầu chung là cầu có mặt bằng dùng chung cho cả phương tiện giao thông đường sắt và phương tiện giao thông đường bộ;

7. Khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt là khoảng không gian dọc theo đường sắt đủ để tàu chạy qua không bị va quệt.

Điều 3.-

1. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và mọi cá nhân có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của Nghị định này.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo những quy định của Nghị định này.

Điều 4.- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tham gia tuyên truyền giáo dục nhân dân và giám sát việc thi hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Điều 5.-

1. Mọi hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt phải được phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

2. Người thi hành công vụ về trật tự, an toàn giao thông đường sắt không làm tròn trách nhiệm, sách nhiễu, gây phiền hà phải bị xử lý nghiêm theo pháp luật.

Điều 6.- Việc giải quyết tai nạn trong giao thông đường sắt phải tuân theo các quy định sau đây:

1. Trưởng ga, Trưởng tàu hoặc người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt chịu trách nhiệm chính trong việc nhanh chóng cấp cứu nạn nhân và báo cho Công an, chính quyền địa phương nơi gần nhất để giải quyết hậu quả và làm mọi thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật;

2. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm và được quyền yêu cầu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ đưa người bị thương đi cấp cứu. Người trốn tránh trách nhiệm cứu giúp người bị nạn sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành. Người lợi dụng việc xảy ra tai nạn chiếm đoạt tài sản của người bị nạn, tài sản của Nhà nước, xúi dục, gây sức ép làm cản trở việc giải quyết hậu quả bị xử lý theo pháp luật;

3. Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra tai nạn có trách nhiệm chủ động phối hợp với lực lượng Công an, ngành Đường sắt và các cơ quan tổ chức có liên quan khác bảo vệ tài sản của người bị nạn, tài sản Nhà nước, giải quyết hậu quả để nhanh chóng khôi phục giao thông đường sắt.

Trường hợp hiện trường xảy ra tai nạn ảnh hưởng trực tiếp đến chạy tàu phải kịp thời đưa nạn nhân, các vật chướng ngại ra khỏi khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt để tiếp tục cho tàu chạy.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, CƠ QUAN THUỘC CHÍNH PHỦ VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 7.- Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm:

1. Ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành thuộc thẩm quyền nhằm bảo đảm vận chuyển hành khách, hàng hoá được an toàn;

2. Quy định điều kiện, tiêu chuẩn của các cơ sở thiết kế, đóng mới, sửa chữa, đăng kiểm thiết bị và phương tiện giao thông đường sắt; 3. Tổ chức quản lý việc đào tạo, cấp bằng, giấy phép lái máy, chứng chỉ chuyên môn cho nhân viên đường sắt;

4. Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của hệ thống Thanh tra giao thông đường sắt; xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hành chính về đảm bảo an toàn công trình giao thông đường sắt và trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

5. Phối hợp với Bộ Nội vụ phân tích nguyên nhân, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 8.- Bộ Nội vụ có trách nhiệm:

1. Tổ chức chỉ đạo công tác bảo vệ trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

2. Kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

3. Chủ trì, điều tra, xử lý các vụ tai nạn giao thông đường sắt;

4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định và kiến nghị với các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện các biện pháp phòng ngừa, khắc phục những nguyên nhân xẩy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 9.- Bộ Tài chính có trách nhiệm:

1. Đảm bảo kinh phí cho công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường sắt theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua được Chính phủ phê duyệt;

2. Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ chỉ đạo cơ quan tài chính các cấp tổ chức việc thu tiền xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt phù hợp với đặc điểm hoạt động của ngành đường sắt;

Thống nhất phát hành và quản lý chứng từ thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường sắt;

3. Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tiền phạt thu được theo đúng quy định.

Điều 10.- Bộ Quốc phòng có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan quân sự các cấp phối hợp với ngành Đường sắt, lực lượng công an để bảo vệ trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt, chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong việc vận chuyển quân, phương tiện, khí tài trên đường sắt.

Điều 11.- Bộ Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan văn hoá thông tin, báo chí Trung ương và địa phương thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, động viên nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Điều 12.- Các cơ quan phát thanh, truyền hình Trung ương và địa phương có trách nhiệm tuyên truyền về trật tự, an toàn giao thông đường sắt, không thu phí.

Điều 13.- Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nội vụ biên soạn giáo trình pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt và đưa vào chương trình giảng dạy trong các trường học.

Điều 14.- Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phố biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường sắt; tiến hành mọi biện pháp cần thiết để thiết lập kỷ cương trật tự, an toàn giao thông đường sắt; giao cho Uỷ ban nhân dân huyện (quận), Uỷ ban nhân dân xã (phường) có đường sắt chạy qua chịu trách nhiệm bảo vệ các công trình giao thông đường sắt tại địa phương.

2. Có kế hoạch và tổ chức chỉ đạo giải toả những công trình vi phạm thuộc phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

3. Chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp nơi đường sắt bị hư hỏng do tại nạn giao thông hoặc thiên tai địch hoạ phối hợp với ngành đường sắt kịp thời giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông.

Uỷ ban nhân dân địa phương nơi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt cùng với trưởng ga gần nhất phối hợp với lực lượng công an tổ chức cấp cứu người bị thương, làm các thủ tục về pháp luật, tổ chức mai táng người chết, nếu có nạn nhân là người nước ngoài phải liên hệ ngay với cơ quan Ngoại vụ cấp tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương để giải quyết theo hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trao đổi thống nhất với Bộ Giao thông vận tải về việc mở đường đi nhất định tại nơi nhân dân thường phải đi qua đường sắt và phải làm cọc tiêu, biển báo hiệu trên đường bộ để hướng dẫn cho nhân dân qua lại đường sắt.

Điều 15.- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi lập quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo công trình có ảnh hưởng đến an toàn của các công trình giao thông đường sắt phải được nhất trí bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải.

Chương 3:

ĐẢM BẢO AN TOÀN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 16.- Phạm vi bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt bao gồm những giới hạn trên mặt đất, dưới lòng đường, dưới mặt nước và trên không có liên quan đến an toàn công trình và an toàn hoạt động giao thông đường sắt.

Điều 17.- Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của nền đường sắt là 5m kể từ chân nền đường đối với nền đường đắp hay kẻ từ mép đỉnh đối với nền đường đào hoặc là 3m kể từ chân rãnh dọc hay chân rãnh đỉnh của đường.

Đối với nền đường không đắp, không đào là 5,6m tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra.

Điều 18.- Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn trên không của đường sắt là 7,5m kể từ đỉnh ray trở lên theo phương thẳng đứng.

Điều 19.- Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của cầu đường sắt quy định như sau:

1. Theo chiều dọc nền đường sắt kể từ cột tín hiệu phòng vệ ở phía bên này cầu đến cột tín hiệu phòng vệ phía bên kia cầu;

Cầu không có cột tín hiệu phòng vệ thì tính từ đuôi mố cầu ra mỗi bên 50m.

2. Theo chiều ngang cầu: Phạm vi tiếp giáp với cầu kể từ điểm ngoài cùng của kết cấu cầu trở ra mỗi phía:

- Đối với cầu vượt trong thành phố tính từ mép lan can ngoài cùng trở ra mỗi bên là 5m.

- Đối với cầu loại nhỏ dài dưới 20m là 20m;

- Đối với cầu loại vừa dài từ 20m đến dưới 60m là 50m;

- Đối với cầu loại lớn dài từ 60m đến 300m là 100m;

- Đối với cầu loại lớn dài trên 300m là 150m.

Điều 20.- Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của hầm đường sắt là vùng đất, đá, khoảng không có khoảng cách từ điểm ngoài cùng của các bộ phận cấu tạo của hầm trở ra là 50m.

Điều 21.

1. Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của cột điện thoại, điện báo, tín hiệu của đường sắt là 3,5m xung quanh cột kể từ tim cột trở ra.

2. Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của đường dây điện thoại, điện báo, tín hiệu của đường sắt là 2,5m kể từ đường dây ngoài cùng trở ra theo chiều ngang và chiều đứng.

3. Khoảng cách an toàn giữa các đường dây thông tin, tín hiệu của đường sắt với các đường dây điện lực và đường dây thông tin khác phải theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật Nhà nước hiện hành.

Điều 22.- Phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn của khu ga bao gồm toàn bộ vùng đất (mặt đất, dưới lòng đất, trên không) phía trong tường rào ga hoặc mốc chỉ giới và từ cột tín hiệu vào ga phía bên này đến cột tín hiệu vào ga phía bên kia.

Điều 23.- Diện tích đất trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt chỉ được phép trồng loại cây ngắn ngày, thân thấp và phải trồng cách mép chân nền đường đắp ít nhất 2m, cách mép đỉnh mái đường đào ít nhất 5m hoặc 3m tính từ mép ngoài rãnh dọc của đường hoặc rãnh đỉnh trở ra.

Điều 24.-

1. Việc cắm mốc chỉ giới phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt phải tuân theo những quy định tại Nghị định này.

2. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đường sắt đi qua chỉ đạo việc cắm mốc chỉ giới phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt.

Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt.

3. Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn đường ngang, giới hạn giữa nền đường sắt và nền đường bộ ở những đoạn đường đi song song gần nhau.

Điều 25.- Đơn vị quản lý công trình giao thông đường sắt có trách nhiệm:

1. Bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, bảo đảm đầy đủ hệ thống tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu theo quy định;

2. Thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời, ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình giao thông đường sắt có hư hỏng hoặc có nguy cơ không bảo đảm an toàn chạy tàu;

3. Thường xuyên kiểm tra và thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trên đoạn đèo dốc nguy hiểm, đoạn đường thường có đá lở, đất sụt, nước ngập (đặc biệt trong mùa mưa bão, lũ lụt).

Đơn vị quản lý công trình giao thông đường sắt phải chịu trách nhiệm nếu do thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc không bảo đảm chất lượng công trình để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt.

Điều 26.-

1. Việc thi công, sửa chữa công trình giao thông đường sắt phải được phép của cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền và chỉ được tiến hành thi công, sửa chữa khi đã thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông.

2. Sau khi thi công, sửa chữa xong, công trình phải được cơ quan cấp phép nghiệm thu. Mọi vật liệu, máy móc, thiết bị và tín hiệu phòng vệ phải được thu dọn.

Điều 27.- Người phát hiện công trình giao thông đường sắt có trở ngại uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu có trách nhiệm tìm mọi biện pháp cấp báo ra hiệu cho tàu dừng lại hoặc tìm cách báo cho nhân viên đường sắt, lực lượng công an, cơ quan Nhà nước nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Điều 28.- Việc xây dựng công trình, sử dụng và khai thác khoảng không, vùng đất, vùng nước ngoài phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hoạt động giao thông vận tải đường sắt. Cơ quan quản lý đường sắt có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện, yêu cầu khắc phục ngay những việc làm gây nguy hiểm đến trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Điều 29.-

1. Nhà làm bằng vật liệu dễ cháy phải cách chân đường sắt ít nhất 20m;

2. Lò vôi, lò gốm, lò gạch, lò nấu gang, thép, xi măng, thuỷ tinh phải đặt cách chân nền đường sắt ít nhất 25m;

3. Các kho chứa chất độc, chất nổ, chất dễ cháy, chất dễ nổ phải làm cách xa nền đường sắt theo quy định của pháp luật;

4. Cách cột điện, cột điện thoại thi công sau ngày ban hành Nghị định này phải đặt cách mép vai đường sắt một khoảng cách lớn hơn chiều cao của cột. Đường dây tải điện phía trên đường sắt phải có lưới bảo hiểm nhằm bảo đảm an toàn khi bị đứt dây chuyển tải điện.

Điều 30.- Các công việc sau đây làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường sắt phải được cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền cho phép trước khi thi hành:

1. Khoan, đào, xẻ nền đường sắt;

2. Đặt đường ống cấp nước, thoát nước, đường ống dẫn dầu khí; đặt cáp dẫn điện, cáp thông tin, thiết bị chiếu sáng trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt.

Điều 31.- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu mở đường ngang, làm cầu vượt, cầu chui qua đường sắt phải được Bộ Giao thông vận tải cho phép và chịu toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu, sửa chữa; phải đặt đầy đủ thiết bị hướng dẫn giao thông và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại vị trí đó.

Điều 32.- Việc xây dựng công trình quy định tại Điều 30, Điều 31 của Nghị định này phải theo đúng giấy phép đã được cấp và sau khi hoàn thành công trình phải được cơ quan cấp giấy phép nghiệm thu, chấp thuận.

Điều 33.- Nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường sắt như:

1. Phá huỷ, tháo dỡ, trộm cắp, làm hư hỏng cấu kiện, phụ kiện, trang bị, thiết bị phương tiện, thiết bị thông tin tín hiệu, vật tư đường sắt;

2. Xây dựng công trình, làm nhà, lều quán, biển quảng cáo hoặc những vật khác trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt; đào bới, lấy đất đá trong khu vực nền đường sắt.

3. Thải nước và các chất độc hại vào đường sắt.

Chương 4:

NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT VÀ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 34.-

1. Nhân viên đường sắt phải được đào tạo, kiểm tra, sát hạch, cấp bằng, giấy phép lái máy hoặc chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giao thông vận tải.

2. Nhân viên đường sắt làm nhiệm vụ có liên quan đến chạy tàu phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về giao thông đường sắt và chịu trách nhiệm cá nhân về bảo đảm chạy tàu an toàn trong phạm vi công việc được giao.

3. Thủ trưởng đơn vị các cấp trong ngành đường sắt tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ được quy định phải chịu trách nhiệm liên đới về việc chấp hành pháp luật giao thông đường sắt của nhân viên thuộc quyền quản lý.

Điều 35.- Cấm nhân viên đường sắt khi làm nhiệm vụ:

1. Trong tình trạng không đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ được giao;

2. Trong máu có độ rượu, bia vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25 mg/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác;

3. Không có giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao.

Điều 36.- Trường kỹ thuật nghiệp vụ đào tạo nhân viên đường sắt phải đủ điều kiện vật chất kỹ thuật và đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Điều 37.-

1. Phương tiện giao thông đường sắt (trừ goòng thủ công) hoạt động trên đường sắt phải có ký hiệu, số hiệu và các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định. Ngoài tiêu chuẩn trên, đầu máy và phương tiện tự chạy trên đường sắt còn phải có còi, đèn chiếu sáng.

Nghiêm cấm người không có trách nhiệm đưa các phương tiện tự tạo lên đường sắt.

2. Phương tiện giao thông đường sắt phải được bảo dưỡng, kiểm định kỹ thuật định kỳ theo quy định.

Điều 38.- Thủ trưởng các đơn vị quản lý, chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm định, sử dụng phương tiện giao thông đường sắt theo chức năng nhiệm vụ được giao có trách nhiệm bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của phương tiện; có biện pháp xử lý kịp thời khi phương tiện giao thông đường sắt có hư hỏng không bảo đảm an toàn chạy tàu.

Nghiêm cấm đưa các phương tiện không bảo đảm trạng thái an toàn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật vào sử dụng trên mạng lưới đường sắt quốc gia. Thủ trưởng các đơn vị nói trên phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn giao thông đường sắt do chất lượng phương tiện không bảo đảm.

Chương 5:

QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Điều 39.- Biểu đồ chạy tàu do cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành là cơ sở cho việc tổ chức chạy tàu của ngành đường sắt.

Tất cả nhân viên đường sắt phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của biểu đồ chạy tàu.

Điều 40.- Hàng hoá đưa lên toa xe phải được xếp ổn định, gia cố chắc chắn bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển.

Điều 41.- Việc vận chuyển những loại hàng nguy hiểm, độc hại, dễ cháy, dễ nổ phải tuân theo quy định về an toàn vận chuyển các chất đó.

Điều 42.- Nghiêm cấm các hành vi say đây:

1. Đưa lên tàu khách các chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy, và các chất nguy hiểm khác;

2. Chở hành khách, hàng hoá quá trọng tải quy định của toa xe.

3. Cho người không có trách nhiệm lên đầu máy, chở hàng trên đầu máy;

4. Chở người trên tàu hàng (trừ người có trách nhiệm);

5. Đưa vật phẩm cấm chuyên chở vào ga, lên tàu.

Điều 43.- Người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phải thuộc đường, vị trí cầu, hầm, ga, trạm, tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu để chủ động điều khiển tàu chạy an toàn; phải thường xuyên quan sát đường để xử trí kịp thời khi gặp trở ngại và phải báo cho ga gần nhất biết nếu trở ngại đó còn đe doạ an toàn cho các đoàn tàu khác.

Nghiêm cấm người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt chạy tàu quá tốc độ quy định; dừng tàu không đúng vị trí quy định nếu không có lý do chính đáng.

Điều 44.-

1. Cấm đỗ tàu trên đường ngang trừ khi gặp chướng ngại hoặc tai nạn bất ngờ;

2. Trường hợp phải dồn hoặc đỗ tàu chiếm dụng đường ngang thì thời gian tạm ngừng giao thông đường bộ không được vượt quá 3 phút đối với đường ngang cấp 1, cấp 2 và 5 phút đối với đường ngang cấp 3.

3. Trường hợp xảy ra tai nạn trên đường ngang trưởng tàu, người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, người phụ trách cứu chữa tai nạn phải tìm mọi cách khắc phục giao thông nhanh nhất.

Điều 45.-

1. Chắn đường ngang, cầu chung phải được đóng trước khi tàu hoả tới đường ngang, cầu chung đúng thời gian quy định:

a. Một phút đối với chăn điện tời;

b. Một phút rưỡi đối với chắn thủ công;

2. Không đóng chắn quá sớm trước khi tàu hoả tới đường ngang, cầu chung:

a. Quá 3 phút đối với cầu chung, đường ngang cấp 1 và cấp 2;

b. Quá 5 phút đối với đường ngang cấp 3.

Điều 46.- Tại đường ngang, cầu chung quy định như sau:

1. Quyền ưu tiên thuộc về các phương tiện giao thông hoạt động trên đường sắt;

2. Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành theo sự chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu sau:

a. Hiệu lệnh của người gác chắn;

b. Tín hiệu đèn, cờ, biển hiệu;

c. Chắn;

3. Khi có báo hiệu dừng (hiệu lệnh của người gác chắn, đèn đỏ, cờ đỏ, biển đỏ, chắn đã đóng) người và tất cả các phương tiện tham gia giao thông đường bộ kể cả những xe có quyền ưu tiên đều phải dừng lại về bên phải đường của mình và cách báo hiệu nói trên ít nhất 3m;

4. Người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi sắp đi vào đường ngang không có chắn phải quan sát, nếu thấy tàu hoả sắp tới thì phải dừng lại về bên phải đường của mình, cách ray ngoài cùng ít nhất 5m và phải tự chịu trách nhiệm nếu để xẩy ra tai nạn.

5. Nghiêm cấm việc tự ý mở chắn đường ngang, cầu chung khi chắn đã đóng.

Điều 47.- Xe bánh xích, xe chở hàng quá khổ, quá tải khi qua đường ngang, cầu chung phải được Bộ Giao thông vận tải cho phép; chịu sự kiểm soát về trọng tải và khổ giới hạn chất tải và chịu mọi phí tổn gia cố công trình giao thông đường sắt trong trường hợp cần thiết.

Điều 48.- Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị tai nạn, hàng hoá rơi, đổ vào đường sắt vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, người chủ phương tiện bị tai nạn, người phát hiện, người có mặt tại hiện trường phải nhanh chóng đưa người bị nạn (nếu có), phương tiện, hàng hoá ra ngoài khổ giới hạn nói trên để khai thông đường sắt sau đó tìm mọi cách đưa phương tiện, hàng hoá ra khỏi pham vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt. Trường hợp chưa kịp khai thông đường sắt mà tàu hoả sắp tới phải thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Điều 49.- Nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường sắt sau đây:

1. Đặt vật gây chướng ngại trên đường sắt;

2. Trồng cây và đặt các vật cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông của người qua lại tại đường ngang và tại phía bụng đường cong của đường sắt;

3. Phơi rơm, rạ và các vật khác lên đường sắt;

4. Chứa chất vật liệu, hàng hoá, chất phế thải, để phương tiện, thiết bị trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt (trừ vật liệu, thiết bị phục vụ thi công, sửa chữa công trình giao thông đường sắt);

5. Chăn thả trâu, bò, gia súc trên đường sắt và trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

6. Sử dụng chất nổ khai thác đá, cát, sỏi ảnh hưởng đến an toàn giao thông vận tải đường sắt;

7. Tuỳ tiện khoá hãm, giật van dừng tàu;

8. Đi, đứng (trừ người có trách nhiệm), nằm, ngồi, đùa nghịch trên đường sắt hoặc trên nóc toa xe; đu bám toa xe, đầu máy và ở hai đầu toa xe;

9. Bán hàng rong; gây mất trật tự trị an; uy hiếp an toàn thân thể, tài sản của hành khách và nhân viên đường sắt đang thừa hành nhiệm vụ;

10. Ném đất đá và các vật khác gây nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống;

11. Lên hoặc xuống tàu, mở cửa toa tàu, thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy (trừ người có trách nhiệm);

12. Gây cản trở cho việc khai thác, sử dụng phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường sắt;

13. Ngăn cản việc chạy tàu bình thường và các hành vi khác làm mất trật tự, an toàn giao thông đường sắt.

Chương 6:

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ HÀNH VI VI PHẠM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

I. NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT

Điều 50.-

1. Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt do Uỷ ban nhân dân các cấp, Cảnh sát nhân dân và Thanh tra giao thông đường sắt tiến hành theo đúng quy định của pháp luật;

2. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định này; 3. Mọi hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt phải được phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh chóng, công minh; mọi hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định; tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại về vật chất có trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.

4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.

Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt quyết định hình thức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm; nếu các hình thức xử phạt là phạt tiền thì được cộng lại thành mức phạt chung.

Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt.

5. Việc xử phạt hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức xử phạt và các biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của Nghị định này.

6. Không xử phạt hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Điều 51.- Mức tiền phạt khi xử phạt hành chính có tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.

Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên cao hơn nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được áp dụng theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

Điều 52.- Trách nhiệm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải xử phạt đúng người, đúng hành vi vi phạm, đúng thẩm quyền, đúng pháp luật, kiến nghị với các cơ quan hữu quan thực hiện ngay những biện pháp cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt và bảo vệ công trình giao thông đường sắt.

2. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính mà sách nhiễu, dung túng, bao che, không xử phạt hoặc xử phạt không kịp thời, không đúng mức, xử phạt quá quyền hạn quy định thì tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại vật chất thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

II. CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ HÌNH THỨC XỬ PHẠT

Điều 53.- Xử phạt cá nhân, tổ chức vi phạm quy định về thi công, sửa chữa và quản lý công trình giao thông đường sắt:

1. Phạt tiền từ 500.000 đ đến 1.000.000 đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Khi thi công, sửa chữa mà không có giấy phép của cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền; không thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý công trình giao thông đường sắt biết;

b. Không thông báo bằng văn bản cho đơn vị quản lý công trình giao thông đường sắt khi hết thời gian thi công, sửa chữa quy định trong giấy phép mà vẫn tiếp tục thi công;

c. Không tuân thủ quy trình kỹ thuật thi công, sửa chữa công trình giao thông đường sắt;

d. Không thu dọn ngay các biển phòng vệ và các vật liệu khác trong khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt khi thi công xong công trình;

đ. Không có biện pháp xử lý kịp thời và biện pháp ngăn ngừa tai nạn khi phát hiện hoặc được tin báo công trình giao thông đường sắt bị hư hỏng;

e. Không giải phóng kịp thời các vật cản hạn chế tầm nhìn tín hiệu của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Không đặt đủ các tín hiệu phòng vệ theo quy định của Bộ Giao thông vận tải;

b. Không có hoặc không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt tại các địa điểm xung yếu, các đèo dốc và các đoạn đường nguy hiểm.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm quy định tại Điều này còn phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông đường sắt theo quy định.

Tuỳ theo mức độ vi phạm, người phụ trách thi công, thủ trường đơn vị quản lý công trình giao thông đường sắt còn bị xử lý kỷ luật; nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 54.- Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm công trình giao thông đường sắt.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đ đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Trồng cây trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt;

b. Phơi rơm, rạ, nông sản và các vật phẩm khác trên đường sắt và các công trình giao thông đường sắt;

c. Để đất, cát rơi vãi trên đường sắt.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Mua bán hàng hoá, họp chợ, thả trâu bò, gia súc trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

b. Chứa chất vật liệu, hàng hoá, chất phế thải, phương tiện, thiết bị trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt (trừ vật liệu, thiết bị phục vụ thi công, sửa chữa công trình giao thông đường sắt);

c. Để đàn súc vật đi qua đường sắt không theo đúng quy định hoặc để súc vật kéo xe qua đường sắt mà không có người điều khiển.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Neo đậu phương tiện vận tải thuỷ, bè, mảng trong phạm vi giới hạn bảo vệ cầu đường sắt;

b. Tự ý mở đường ngang qua đường sắt;

c. Xây dựng công trình, làm nhà, lều quán trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

d. Di chuyển chậm trễ các công trình, nhà ở, lều quán hoặc cố tình trì hoãn việc di chuyển gây trở ngại cho việc xây dựng, cải tạo, mở rộng và đảm bảo an toàn công trình giao thông đường sắt khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đ đồng đến 5.000.000 đ đối với một trong những hành vi sau đây:

a. Làm hỏng, thay đổi, chuyển dịch, che khuất tín hiệu, biển hiệu, mốc hiệu của công trình giao thông đường sắt;

b. Đặt, treo biển quảng cáo hoặc các vật che chắn khác trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

c. Đào đất, lấy đá đường tàu;

d. Làm rơi gỗ, đá hoặc các vật phẩm khác gây tai nạn cho đoàn tàu chạy qua hoặc cho người đi trên tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

đ. Làm hỏng tường rào ngăn cách giữa đường sắt và đường bộ; di chuyển hoặc phá mốc chỉ giới phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

e. Sử dụng chất nổ khai thác đá, cát, sỏi; thải các chất độc hại làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường sắt;

f. Để vật dễ cháy trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt.

5. Phạt tiền từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Đặt gây chướng ngại trên đường sắt;

b. Người không có trách nhiệm mà đưa phương tiện tự tạo, phương tiện không được phép chạy lên đường sắt;

c. Tháo dỡ, làm xê dịch ray, tà vẹt; trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, trang thiết bị, hệ thống thông tin tín hiệu của đường sắt nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

d. Tự ý khoan, đào, xẻ đường sắt, mở đường ngang.

6. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm những quy định tại Điều này còn bị buộc phải thực hiện ngay:

a. Vi phạm điểm a Khoản 1 thì phải nhổ bỏ cây trồng.

b. Vi phạm điểm b Khoản 1 thì phải thu dọn rơm, rạ, nông sản, vật phẩm khác;

c. Vi phạm điểm c Khoản 1 thì phải thu dọn đất, cát rơi vãi trên đường sắt.

d. Vi phạm điểm b Khoản 2, điểm b, điểm f, khoản 4 thì phải tự dỡ bỏ công trình xây dựng trái phép, rời chuyển phương tiện, thiết bị, vật liệu ra khỏi phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt;

đ. Vi phạm điểm a, điểm đ khoản 4, điểm c và d khoản 5 thì phải khôi phục trạng thái ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

e. Vi phạm điểm b khoản 5 thì bị tịch thu phương tiện tự tạo, phương tiện chạy trái phép trên đường sắt.

Điều 55.- Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi sử dụng hoặc đưa vào sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt không đủ tiêu chuẩn quy định;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Điều khiển đầu máy và các phương tiện tự chạy trên đường sắt thiếu còi, đèn, hệ thống hãm hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn quy định;

b. Sử dụng toa xe khách thiếu van hãm khẩn cấp, thiếu bình chữa cháy hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn quy định;

c. Sử dụng toa xe trưởng tàu thiếu van hãm khẩn cấp hoặc có nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đ đến 10.000.000 đ đối với hành vi đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường sắt mà chưa được kiểm định chất lượng kỹ thuật hoặc đã quá thời hạn sử dụng.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức vi phạm Khoản 1, Khoản 3 Điều này thì phải đình chỉ ngay việc sử dụng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt; vi phạm Khoản 2 Điều này thì phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho tàu chạy về ga gần nhất để tìm biện pháp khắc phục ngay tồn tại.

Tuỳ theo mức độ vi phạm, Thủ trưởng các đơn vị kiểm định, quản lý phương tiện còn bị xử lý kỷ luật.

Điều 56.- Xử phạt nhân viên đường sắt vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường sắt:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 50.000 đ đến 100.000 đ đối với hành vi để người trên nóc toa xe, đu bám toa xe, đầu máy, chỗ nối hai đầu toa; để người bán hàng rong trên tàu; cho người đi trên tàu hàng, để người lên, xuống tàu khi tàu đang chạy.

2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 200.000 đ đối với hành vi vi phạm quy trình tác nghiệp kỹ thuật ảnh hưởng đến việc chạy tàu.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đ đến 2.000.000 đ đối với hành vi chở hành khách, hàng hoá quá trọng tải quy định của toa xe.

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đ đến 5.000.000 đ đối với hành vi vi phạm quy trình tác nghiệp kỹ thuật để xẩy ra tai nạn giao thông đường sắt nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, nhân viên đường sắt có hành vi vi phạm khoản 1 điều này phải đưa người khỏi các vị trí nêu trên; vi phạm 3 điều này thì buộc phải hạ tải, đưa bớt hành khách, hàng hoá xuống khỏi toa xe.

Điều 57.- Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông đường sắt:

1. Phạt tiền từ 500.000 đ đến 1.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Điều khiển phương tiện giao thông đường sắt không có bằng hoặc giấy phép lái máy hợp lệ;

b. Cho người không có trách nhiệm lên đầu máy; chở hàng hoá trên đầu máy.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đ đến 5.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Điều khiển tàu chạy quá tốc độ quy định;

b. Dùng tàu không đúng nơi quy định mà không có lý do chính đáng;

c. Điều khiển tàu chạy vượt quá tín hiệu dừng;

e. Điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà trong máu có độ cồn, rượu, bia vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1 lít khí thở hoặc sử dụng các chất kích thích khác.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, người có hành vi vi phạm điểm b khoản 1 điều này phải đưa người, dỡ hàng khỏi đầu máy; vi phạm khoản 2 điều này bị tước quyền sử dụng giấy phép lái máy.

Điều 58.- Xử phạt cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến an toàn công trình giao thông đường sắt:

1. Phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Điều khiển xe cơ giới, xe bánh xích hoạt động trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt hoặc kéo vật nặng vượt qua đường sắt không theo đúng quy định;

b. Đặt đường ống cấp nước, thoát nước, dẫn xăng dầu, khí đốt; đặt cáp dẫn điện, cáp thông tin thiết bị chiếu sáng trong phạm vi giới hạn bảo đảm an toàn công trình giao thông đường sắt mà không được phép của cơ quan quản lý đường sắt có thẩm quyền.

2. Ngoài việc phạt tiền, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm điểm b khoản 1 điều này còn có thể bị buộc phải tháo dỡ ngay các đường ống, đường dây, các thiết bị trái phép.

Điều 59.- Xử phạt cá nhân, có vi phạm khác về trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt.

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000đ đến 100.000đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Ném đất đá hoặc bất cứ một vật gì khác vào tàu;

b. Khi đi qua đường ngang, cầu chung mà không tuân theo chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu hoặc sự chỉ dẫn của nhân viên hướng dẫn giao thông;

c. Bán hàng rong trên tàu, dưới ga;

d. Không có trách nhiệm mà tự ý mở cửa toa tàu, thò đầu, chân, tay ra ngoài, lên hoặc xuống tàu khi tàu đang chạy, lên hoặc xuống tàu qua cửa sổ toa xe;

đ. Không có trách nhiệm mà tự ý leo trèo cột thông tin tín hiệu đường sắt trên nóc toa xe, chỗ nối hai đầu toa xe.

2. Phạt tiền từ 300.000đ đến 500.000 đ đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Đưa vật phẩm, hàng hoá lên tàu và từ trên tàu xuống khi tàu đang chạy, quăng ném vật phẩm, hàng hoá (lên hoặc xuống) qua cửa số toa xe;

b. Cố ý mở chắn đường bộ khi chắn đã đóng để vượt qua đường sắt.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a. Đưa lên tàu khách các chất độc hại, dễ nổ, dễ cháy, các chất nguy hiểm khác nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b. Bắt dừng tàu không có lý do chính đáng và tuỳ tiện khoá hãm, giật van dừng tàu nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

c. Lợi dụng tai nạn giao thông để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và của công dân nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

4. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, có hành vi vi phạm những quy định tại Điều này còn có thể phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra; vi phạm điểm c, d, đ khoản 1 Điều này thì phải rời khỏi các vị trí nêu trên; Vi phạm điểm a khoản 3 Điều này thì phải chuyển giao toàn bộ vật phẩm nguy hiểm độc hại cho cơ quan có chức năng giải quyết; Vi phạm điểm c khoản 3 Điều này thì buộc phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt.

III. THẨM QUYỀN XỬ PHẠT

Điều 60.- Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính:

1. Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông đường sắt trong phạm vi lãnh thổ thuộc địa phương mình quản lý.

2. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có thẩm quyền xử phạt đối với tất cả các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường sắt được quy định trong Nghị định này.

3. Thanh tra giao thông đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông vận tải đường sắt được quy định tại các Điều 53, 54, 55, 56, 57, 58, khoản 1, khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 59 của Nghị định này.

4. Trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều cơ quan thì việc xử phạt do cơ quan thu lý đầu tiên thực hiện.

Điều 61.- Thẩm quyền xử phạt của Uỷ ban nhân dân các cấp:

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;

d. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng;

đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

đ. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng;

e. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

e. Buộc bồi thường thiệt hại đến 1.000.000 đồng.

Điều 62.- Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Cảnh sát nhân dân: 1. Chiến sĩ cảnh sát nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 100.000 đồng;

2. Đội trưởng Đội cảnh sát, Trạm trưởng Trạm cảnh sát bảo vệ trật tự an toàn giao thông đường sắt có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Buộc bồi thường thiệt hại đến 500.000 đồng.

3. Trưởng công an phường, thị trấn nơi có đường sắt đi qua được quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Nghị định này.

4. Trưởng Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường sắt thuộc Bộ Nội vụ, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông trật tự cấp tỉnh có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm;

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

e. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

5. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông trật tự, Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

d. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

đ. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc quyền, tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Điều 63.- Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông đường sắt

1. Thanh tra viên giao thông đường sắt có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c. Tịch thu tang vật phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng.

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

đ. Buộc thực hiện các biện pháp để bảo đảm an toàn giao thông.

2. Thủ trưởng cơ quan Thanh tra chuyên ngành giao thông đường sắt có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng;

d. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

đ. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.

3. Thủ trưởng cơ quan Thanh tra chuyên ngành cấp Bộ có quyền:

a. Phạt cảnh cáo;

b. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c. Tước quyền sử dụng giấy phép thuộc thẩm quyền;

d. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo dỡ công trình xây dựng trái phép;

e. Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 64.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 1996. Những quy định trước đây về trật tự, an toàn giao thông đường sắt trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 65.- Bộ trưởng các Bộ: Giao thông vận tải, Nội vụ, Tài chính theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình chịu trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.

Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đường sắt đi qua căn cứ vào tình hình, đặc điểm của địa phương mình xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Nghị định này.

Điều 66.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

 

Võ Văn kiệt

(Đã ký)

 

THE GOVERNMENT

-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 39/CP

Hanoi, July 05, 1996

 

DECREE

ON ENSURING RAILWAY TRAFFIC ORDER AND SAFETY

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Ordinance of December 2, 1994 on the protection of transport projects;
Pursuant to the Ordinance of January 28, 1989 on the Vietnam People’s Police and the Ordinance amending Article 6 of the Ordinance of July 6, 1995 on the Vietnam People’s Police;
Pursuant to the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposals of the Minister of Communications and Transport, the Minister of the Interior and the Minister of Justice;

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. This Decree applies to the users of railway means and projects, the persons operating within the limit of the protection area of railway traffic projects;

3. The special-purpose railways shall have a separate regulation;

Article 2.- The terminologies used in this Decree shall be construed as follows:

1. The railway traffic projects comprise: road bed, rail road structures, bridges, culverts, tunnels, piers, protection walls, station areas, the system of communication signals and other support facilities and equipments;

2. The station area is a complex composed of: the station, the station square, the quay, the station passages, the storage yard and other equipments;

3. The railway transport means comprise: locomotives, rail carriages and special- purpose equipments operating on the railways;

4. Railway personnel are the persons working in the railway service, composed of: managers, operators, manufacturers, repairers, users of means, equipments and railway projects and the builders of railway transport projects;

5. Level crossing is the place where a railway crosses a land road on the same ground level;

6. Dual-purpose bridge is a bridge with a ground level used for both rail and land transport means;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 3.-

1. The State agencies, economic organizations, social organizations, armed units and all citizens have the responsibility to seriously observe the regulations of this Decree.

2. Foreign organizations and individuals working and residing on Vietnamese territory have to comply with the stipulations of this Decree.

Article 4.- The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within the ambit of their tasks and powers, have to take part in the popularization and education among the people and the supervision of the implementation of the regulations on railway traffic order and safety.

Article 5.-

1. All acts violating railway traffic order and safety must be detected in time, handled correctly and strictly in accordance with law.

2. The persons entrusted with public duty to ensure order and safety of railway traffic who fail to fulfill their responsibilities, who hassle or cause disturbances to others, shall be strictly dealt with according to law.

Article 6.- The settlement of railway traffic accidents must comply with the following stipulations:

1. The stationmaster, the trainmaster or the driver of the railway traffic means shall have to take the main responsibility in promptly rescuing the victims and report to the nearest local police and administration in order to settle the consequences and filling the necessary procedures prescribed by law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The Peoples Committee in the locality where the accident takes place has the duty to coordinate with the police, the railway service and the other concerned agencies and organizations to protect the properties of the victims and/or of the State and the settlement of the consequences in order to restore railway traffic.

In case the accident directly affects train traffic the victims and other obstacles must be promptly taken out of the corridor of the rail structure in order to resume the train service.

Chapter II

RESPONSIBILITIES OF THE MINISTRIES, MINISTERIAL-LEVEL AGENCIES, AGENCIES ATTACHED TO THE GOVERNMENT AND THE PEOPLE’S COMMITTEES OF THE PROVINCES AND CITIES DIRECTLY UNDER THE CENTRAL GOVERNMENT IN ENSURING RAILWAY TRAFFIC ORDER AND SAFETY

Article 7.- The Ministry of Communications and Transport has the responsibility :

1. To issue the criteria, processes, rules and economic and technical norms of the service under its jurisdiction aimed at ensuring safe transport of passengers and goods;

2. To lay down conditions and criteria for the establishments to design, build, repair and register the equipments and means of railway transport;

3. To organize the management of the training, the issue of diplomas, driving licenses, and professional certificates to the railway personnel;

4. To organize, direct and control the activities of the inspectoral system of the railway transport service; to handle according to its competence the administrative violations on the ensurance of the safety of railway projects and order and safety of railway traffic;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 8.- The Ministry of the Interior has the responsibility:

1. To organize and direct the assurance of order and safety of railway traffic;

2. To inspect, supervise and handle the violations of railway traffic order and safety;

3. To preside over the investigation and handling of the accidents in railway traffic.

4. To take the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport in setting forth and proposing to the other Ministries and services and the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to take measures to prevent and eliminate the causes leading to railway traffic accidents.

Article 9.- The Ministry of Finance has the responsibility:

1. To ensure the budget for the assurance of order and safety of railway traffic at the proposal of the Ministry of Communications and Transport, the Ministry of the Interior and the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government crossed by railways after ratification by the Government;

2. To take the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of the Interior to direct the financial agency of various levels to organize the collection of fines on administrative violations of railway traffic order and safety in accordance with the characteristics of the activities of the railway service;

To effect the unified issue and management of the receipts on the collection of fines against administrative violations of railway traffic order and safety;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 10.- The Ministry of Defense has the responsibility to direct the military agencies of various levels to coordinate with the railway service and the Police to assure order and safety of railway traffic, strictly implement the regulations on railway traffic order and safety in the transportation of troops, means and weapons by railway.

Article 11.- The Ministry of Culture and Information has the responsibility to direct the cultural and information agencies and the press at the center and in the localities to regularly carry out motivation, education and encouragement of the population to strictly implement legislation on railway traffic order and safety.

Article 12.- The radio and television at the center and in the localities have the responsibility to conduct education on railway traffic order and safety free of charge;

Article 13.- The Ministry of Education and Training shall assume the main responsibility and coordinate with the Ministry of Communications and Transport and the Ministry of the Interior in compiling the program of legal education on railway traffic order and safety for inclusion in the curriculum of the schools.

Article 14.- The People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government have the responsibility:

1. To organize the popularization and education of the legislation on railway traffic order and safety; take all necessary measures to establish discipline, order and safety in railway traffic; to assign to the Peoples Committees of the districts and communes crossed by railways the responsibility of protecting the railway transport projects in the locality;

2. To work out the plan and organize the dismantlement of the projects which encroach upon the safety protection area of the railway traffic projects;

3. To guide the People’s Committees at various levels in the areas where a railway is damaged by a traffic accident or natural calamities or enemy sabotage to coordinate with the railway service in order to promptly settle the consequences and restore traffic.

The People’s Committee of the locality where a railway traffic accident occurs shall together with the master of the nearest railway station coordinate with the police to organize the rescue of the injured and fill the legal procedures and organize the burial of the dead. If a foreign or foreigners are among the victims, it shall immediately contact the Foreign Relations Service of the province or city directly under the Central Government to settle the consequences under the guidance of the concerned Ministries and services.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15.- The Ministries, ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government when drawing up plans to build new projects or transform the existing projects which relate to the safety of the railway traffic projects must get the written consent of the Ministry of Communications and Transport.

Chapter III

ENSURING THE SAFETY OF RAILWAY TRAFFIC PROJECTS

Article 16.- The safety protection area of a railway traffic project includes delimitations on the ground, under the ground, under water surface and in the air related to the safety of the project and the safety of railway traffic activities.

Article 17.- The safety protection area of the railroad bed stretches 5m on either side from the base of the roadbed for an embanked road or from the edge of the roadtop for a tunnel and 3m from the base of the lengthwise bar or the base of the top bar of the road.

For a non-embanked or undug roadbed this area stretches 5.6m on either side from the outer edge of the outermost rail.

Article 18.- The aerial safety protection area of a railway is 7.5m from the top of the rail in the vertical direction.

Article 19.- The safety protection area of a railway bridge is defined as follows:

1. From the protection signal post on this side of the bridge to the protection signal post on the other side of the bridge along the railway.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Laterally the protection area begins from the outermost Point of the bridge structure in the following distance:

- For a fly-over bridge in the town, 5m on each side of the outer railing of the bridge.

- 20m for a small bridge less than 20m long;

- 50m for a medium bridge from 20m to less than 60m long;

- 100m for a large bridge from 60m to 300m long;

- 150m for a major bridge more than 300m long.

Article 20.- The safety protection area for a railway tunnel is an area of soil or rock or an aerial space at least 50 m from the outermost Point of the structural components of the tunnel.

Article 21.-

1. The safety protection area of the telephone, telegraph and signal posts of the railway is a radius of 3.5 m from the center of the post.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The safe distance between the communication and signal lines of the railway and the power line and other communication lines must conform with the current technical norms of the State.

Article 22.- The safety protection area of the station area comprises the whole area (surface, underground and aerial) inside the delimitation wall of the station or the marker post and from the signal post of entrance to the station on this side to the signal post of entrance to the station on the other side.

Article 23.- On the area within the safety protection area of a railway traffic project only short-term and short- stem plants can be grown and must be at least 2m from the base line of the embanked road and at least 5m from the top ridge of the dug road or 3m from the outer ridge of the lengthwise bar or the top bar.

Article 24.-

1. The planting of delimitation marker posts of the safety protection area of a railway traffic project must comply with the stipulations in this Decree.

2. The Ministry of Communications and Transport shall assume the main responsibility and coordinate with the Peoples Committees of the provinces and cities crossed by railways to direct the erecting of delimitation marker posts of the safety protection area for a railway traffic project.

The Ministry of Communications and Transport shall have to manage the safety protection area of the railway traffic project.

3. The Ministry of Communications and Transport shall define concretely the limit of the safety protection area of the level crossings, the limit between the railroad bed and the motor road bed on the portions where the two roads run along close together.

Article 25.- The unit managing a railway traffic project has the responsibility:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. To take measures to handle in time and prevent accidents when detecting or being informed that a railway project is damaged or is in danger of being not safe for train traffic;

3. To regularly inspect and take measures to ensure traffic safety on the portions of railway crossing dangerous and steep passes, and portions where rock and land slides and floodings are frequent (especially in the stormy and flood season).

The unit managing a railway traffic project shall have to take the responsibility if, either out of irresponsibility or for failing to ensure the quality of the project, it lets a railway traffic accident occur.

Article 26.-

1. The building and repair of a railway traffic project must be permitted by the competent managing agency of the railway service and can be conducted only after taking all necessary measures to ensure traffic safety.

2. After completion of the construction or repair the project must be tested by the agency which has issued the permit. All materials, machinery, equipment and protection signs must be removed.

Article 27.- The person who detects an obstacle on the railway traffic project which directly threatens the safety of train traffic has the responsibility to find all emergency measures to signal the train to stop or to alert the railway personnel or the nearest police station or State agency in order to take timely measures to handle the situation.

Article 28.- The building of projects, the use and exploitation of the aerial space, the land area and water area outside the safety protection area of a railway traffic project must ensure absolute safety for the railway traffic and transport activities. The railway managing agency has the responsibility to check, detect and ask the concerned persons or units to stop immediately the acts which endanger railway traffic order and safety.

Article 29.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The lime, ceramic, brick, iron, steel, cement and glass furnaces must be built at least 25m away from the base of the rail roadbed.

3. The storages of toxic substances, explosives, inflammables and easily explodable substances must be erected at a distance from the rail roadbed as prescribed by law.

4. The electricity posts and telephone posts which are built after the promulgation of this Decree must be installed far from the railroad bed at a distance larger than the height of the post. The electric transmission line above the railway must be provided with protection mesh to provide against the rupture of the transmission lines.

Article 30.- The following activities which affect the safety of railway traffic must have the prior permission of the competent railway managing agency:

1. Drilling, digging and burrowing the rail roadbed;

2. Installing water supply and drainage pipes, or oil and gas pipes, installing electricity cables, communication cables, or lighting equipment within the safety protection area of the railway traffic project.

Article 31.- An organization or individual that wants to open a level crossing or build a fly-over or a tunnel bridge across a railway must have the permission of the Ministry of Communications and Transport and has to bear all the expenses for the construction, management, maintenance and repair; it has to install all the necessary equipment to direct the traffic and ensure traffic order and safety in these places.

Article 32.- The building of projects stipulated in Article 30 and Article 31 of this Decree shall have to comply strictly with the permit already issued. After completion the project must be tested and accepted by the permit issuing agency.

Article 33.- The following acts which affect the safety of railway traffic are strictly prohibited:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Building projects, houses and inns, erecting advertisement boards or other objects within the safety protection area of a railway traffic project, digging and taking earth and stones in the area of the railroad bed.

3. Discharging waste water and other noxious substances on the railway.

Chapter IV

RAILWAY PERSONNEL AND RAILWAY TRANSPORT MEANS

Article 34.-

1. The railway personnel must be trained, controlled, put to exams, issued with certificates and driving licenses or professional certificates according to the criteria set by the Ministry of Communications and Transport.

2. The railway personnel performing tasks related to train traffic must fully comply with the prescriptions of law on railway transport and take personal responsibility for ensuring safe train traffic within their assigned jobs.

3. The head of unit of various levels in the railway service shall, depending on their prescribed functions and tasks, take joint responsibility for the observance of railway legislation by the personnel under their management.

Article 35.- The railway personnel on duty are banned from the following acts:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. More than 5mg of alcohol or beer content per 100 ml are detected in their blood or 0.25mg per litter in their breathing air or they are found to have used other stimulants.

3. They have no permit, license, or professional certificate corresponding with the tasks assigned.

Article 36.- The professional technical school to train railway personnel must be supplied with sufficient material and technical conditions and a qualified contingent of teachers as prescribed by the Ministry of Communications and Transport.

Article 37.-

1. The railway transport means (excluding tip wagons) operating on the railway must bear the code name and number and must meet the prescribed technical norms. Besides these norms the locomotives and self-propelled means on the railway must be equipped with sirens and lighting lamps.

The untasked persons are strictly forbidden to put self- procured means on the railway.

2. The railway transport means must be maintained and technically checked periodically as prescribed.

Article 38.- The heads of the units managing, manufacturing, repairing, maintaining, checking and using the railway transport means according to their assigned functions and tasks have the responsibility to ensure the technical safety and technical norms of the means; they must take timely measures of remedy when the railway transport means is damaged and unsafe for train traffic.

It is strictly forbidden to put into operation on the national railway network the means which are not safe technically and do not meet the technical norms. The heads of these units shall have to take responsibility if a railway traffic accident happens due to the unsafe quality of the means.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



RAILWAY TRAFFIC RULE

Article 39.- The time schedule of the train services approved and issued by the competent authority is the basis for the organization of train services of the railway branch.

All railway personnel must strictly observe the regulations of the train service time schedule.

Article 40.- Goods loaded on the rail carriages must be stacked stably and firmly secured in order to ensure safety in the process of transportation.

Article 41.- The transportation of dangerous, noxious, inflammable and easily explodable substances must comply with the regulations on the safe transportation of these substances.

Article 42.- The following acts are strictly forbidden:

1. To take onto a passenger train noxious, easily explodable, inflammable and other dangerous substances.

2. Transporting passengers and goods in excess of the prescribed capacity of the carriage.

3. Allowing persons without responsibility into the locomotive, transporting goods on the roof of the locomotive.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To bring into the station or onto the train objects banned from transportation.

Article 43.- The driver of a railway transport means must know the itinerary, the locations of each bridge, tunnel, station, service station, signal, sign, and marker post in order to drive the train safely; he/she must constantly observe the railway in order to handle the situation in time when an obstacle crops up and must notify the nearest station if that obstacle threatens the safety of other trains.

Article 44.-

1. It is forbidden to stop the train on a level crossing except in case of unexpected obstacle or accident.

2. In case the train has to manoeuvre or to occupy a level crossing, the time for the stoppage of land road traffic must not exceed 3 minutes for a level crossing Grade 1 and Grade 2 and 5 minutes for a level crossing Grade 3.

3. In case of an accident on the level crossing, the train master, the driver of the railway transport means, and the person responsible for the rescue must find all measures to restore traffic in the shortest period of time.

Article 45.-

1. The barrier and the dual-purpose bridge must be closed before the train reaches the level crossing and the bridge as scheduled:

a/ One minute for an electrically- operated barrier;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The barrier must not be opened too early before the train reaches the level crossing or the dual-purpose bridge.

a/ Not more than 3 minutes earlier for a dual-purpose bridge and a level crossing Grade 1 and Grade 2;

b/ Not more than 5 minutes earlier for a level crossing Grade 3.

Article 46.- Traffic rules at a level crossing or a dual-purpose bridge is defined as follows:

1. Priority is given to the transport means operating on the railway;

2. The persons and means taking part in land traffic must comply with the direction of the following signal system:

a/ Signal order from the barrier guard;

b/ Signals of the lamp, banner or sign;

c/ The barrier;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. Before reaching a cross level without barrier the people and means taking in land traffic must observe. If they see an on- coming train they have to stop on the right of their road at least 5 m from the outer rail and have to take responsibility if an accident occurs.

5. It is strictly forbidden to open the barrier or the motor and train bridge without authorization when the barrier remains closed.

Article 47.- Caterpillar vehicles, oversize and overweight vehicles when passing a level crossing must have permission from the Ministry of Communications and Transport, must submit to the control about the capacity and weight limits and have to bear all expenses on reinforcing the railway project when necessary.

Article 48.- When a land traffic means meets with accident and goods fall out and spill on the railway in violation of the corridor of the railway structure, the owner of the means that meets with accident, the person who detects the accident, the other persons present at the scene must promptly take the victims (if any) and the means and goods out of the above limit in order to restore train traffic and then find all measures to take the means and goods out of the safety protection area of the railway traffic project.

In case the railway cannot yet be cleared and a train is coming, the stipulations in Article 27 of this Decree must be complied with.

Article 49.- The following acts which affect railway traffic order and safety are strictly forbidden:

1. To put an obstacle on the railway;

2. To plant trees or install other objects which block the vision of the driver of the means of transport of the persons passing the level crossing and at the base of the bend of a railway.

3. To lay out straw and other things to dry on the railway.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. To let buffaloes, oxen and other animals range on the railway within the safety protection area of the railway traffic project;

6. To use explosives to quarry stone, sand and pebbles thus affecting the safety of railway transport and traffic.

7. To groundlessly lock the brake or tug at the stopping valve of the train;

8. To walk, stand (except those with responsibi-lities), lie, sit and play on the railway or on the roof of the carriages; to cling to the carriage or locomotive and on either side of the head of a carriage;

9. To peddle goods and cause disorder and disturbances; threaten the safety of the lives and properties of the passengers and railway personnel on duty;

10. To throw earth, stones and other dangerous objects onto the train and from the train;

11. To mount or descend from the train, open the carriage windows, stick the head or stretch limbs out when the train is moving (except persons with responsibility);

12. To obstruct the exploitation and use of the means and equipment of the railway transport means;

13. To obstruct the normal railway service and other activities that causes the loss of order and safety in railway traffic.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ADMINISTRATIVE SANCTIONS AGAINST VIOLATIONS OF RAILWAY TRAFFIC ORDER AND SAFETY

I- PRINCIPLES OF SANCTIONING

Article 50.-

1. The sanction against administrative violations concerning railway traffic order and safety shall be conducted by the Peoples Committee of various levels, the Peoples Police and the Inspectorate of railway traffic according to the prescriptions of law.

2. An individual or organization that commits a violation of railway traffic order and safety shall be subjected to administrative sanctions as stipulated in this Decree;

3. All violations of the railway traffic order and safety must be detected in time and stopped immediately. The sanction must be handed promptly, fairly and openly. All consequences of such violations must be overcome as prescribed; an organization or individual that commits an administrative violation and causes material damage shall have to pay compensations as prescribed by law;

4. An administrative violation shall be sanctioned only once.

If a person commits many administrative violations he/she shall be sanctioned for each violation. The person competent to sanction shall decide the form of sanction for each act of violation; if the sanctions are fines they shall be added up to become the common fine.

If many persons commit the same act of administrative violation each shall be sanctioned.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



6. No administrative sanction shall be taken in the cases of emergency, legitimate defense, unexpected events or when the offender is affected by a mental disease or another disease which deprives him/her of their capacity of perception or capability of controlling their acts.

Article 51.- Level of fine for administrative violations with attenuating or aggravating factors.

If the sanction is in the form of fine, the concrete level of fine for an act of administrative violation is the average of the fine frame set for such an act; if there are attenuating factors, this level may be reduced but not to below the minimum of the fine frame; if there are aggravating factors the fine may be increased but not to above the maximum of the fine frame.

The attenuating or aggravating factors shall comply with the stipulations in Article 7 and Article 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.

Article 52.- Responsibility of the person competent to sanction an administrative violation.

1. The person competent to hand a sanction against an administrative violation must sanction the right person, for his right act of violation, in conformity with his competence and law and shall propose to the concerned agencies the necessary measures to ensure railway traffic order and safety and protect the railway traffic project.

2. The person competent to sanction administrative violations who hassles others, who condones and covers up the offenders, who refrains from sanctioning or sanctions not in a timely manner, not in a way compatible with the violation or who oversteps his prescribed powers shall, depending on the character and extent of the violation, be disciplined or examined for penal liability; if he/she causes material damage he/she must pay compensation as prescribed by law.

II. ACTS OF VIOLATION AND FORMS OF SANCTION

Article 53.- Sanctions against an individual or organization that violates the regulations on construction, repair and management of a railway traffic project:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Undertaking a construction or repair without permit of the competent railway management agency; failing to inform in writing the unit managing the railway traffic project;

b/ Continuing with the construction without informing in writing the unit managing the railway agency after expiry of the term for the construction and repair stipulated in the permit.

c/ Failing to comply with the technical process in building or repairing a railway traffic project;

d/ Failing to immediately remove the protection signs and other materials within the corridor of the railway structure after completion of the construction of the project;

e/ Failing to take timely measures to handle or prevent an accident when detecting or having been informed that a railway traffic project is in disrepair;

f/ Failing to remove in time the obstacles that reduce the view of the driver of the railway transport means when approaching a sign or signal.

2. A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts:

a/ Failure to install all the protection signs prescribed by the Ministry of Communications and Transport;

b/ Failure to take or refusal to carry out measures to ensure safety of railway traffic at the key Points, the steep slopes or dangerous road portions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the extent of the violation, the person in charge of the construction and the head of the unit managing the railway traffic project shall also be disciplined. If the violation causes serious consequences he/she shall be examined for penal liability.

Article 54.- Sanction against an individual or organization that takes actions which encroach upon a railway traffic project.

1. To serve a warning or a fine of 50,000 VND to 100,000 VND for one of the following acts:

a/ Planting trees within the safety protection area of a railway project thus hiding the view of the driver of the railway transport project;

b/ To spread straw, stubble and farm products for drying on the railway or other railway traffic projects;

c/ To let drop earth and sand on the railway.

2. To serve a warning or a fine of 100,000 VND to 200,000 VND for one of the following acts:

a/ Buying and selling goods, holding market, let the cattle and other animals range within the safety protection area of the railway transport project;

b/ Storing materials, goods, waste, means and equipment within the safety protection area of the railway transport project (except the materials and equipments in service of the construction and repair of the railway traffic projects).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for one of the following acts :

a/ Anchoring or mooring water transport means and rafts within the protection area of a railway bridge;

b/ Opening a passage across the railway without permission;

c/ Erecting a construction, building a house or inn within the safety protection area of the railway transport project;

d/ To be slow in removing the constructions, houses and inns or to deliberately delay the removal thus obstructing the building, transformation, expansion and assurance of safety for the railway transport project after a decision to this effect of the competent agency has been issued.

4. A fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a/ To damage, change, move or hide the signals, signs or markers of a railway traffic project;

b/ To install or hang advertisement boards or other shielding objects within the safety protection area of the railway traffic project;

c/ To dig earth near the railway or take ballast from the railway;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ To damage the dividing wall between the railway and the land road; to move or destroy the land marker of the safety protection area of the railway traffic project;

f/To use explosive to exploit rock, sand and pebbles; to discharge noxious substances thus affecting the safety of railway traffic;

g/ To put inflammable objects within the safety protection area of a railway traffic project.

5. A fine of 10,000,000 VND to 20,000,000 VND for one of the following acts:

a/ To lay an obstacle on the railway;

b/ To put a self-procured means or a means banned from traveling on the railway without authorization;

c/ To dismantle, move the rail or sleepers; to steal components and accessories, materials and equipment of the signals and communications system of the railway but not seriously enough to be examined for penal liability.

d/ To drill, dig or burrow a railway or open a level crossing without authorization.

6. Apart from the fine, the individual or organization who violates the stipulations in this Article shall also be forced to perform immediately the following work:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To remove the straw and stubble and farm products and other objects if it is a violation of Point b, Item 1.

c/ To remove the earth and sand scattered on the railway if it is a violation of Point c, Item 1.

d/ To remove the construction illegally set up, and take the means, equipment and material out of the safety protection area of the railway transport project if it is a violation of Point b, Item 2, and Points b and g of Item 4.

e/ To restore the original state which has been altered by the administrative violation if it is a violation of Point a, Point e, Item 4 and Points c and d, Item 5.

f/ To have the self-procured means and the means illegally traveling on the railway confiscated if it is a violation of Point b, Item 5.

Article 55.- Sanctions against the individuals or organizations who use or put into use means and equipment of railway transport in violation of the safety technical norms.

1. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for an act of using a means or equipment of railway traffic that does not meet the prescribed norms;

2. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a/ To drive a locomotive and self-propelled means on a railway without siren, lights, braking system or these equipment do mot neet the prescribed norms;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To operate the rail carriage for the trainmaster without emergency brake of the brake does not meet the prescribed norms.

3. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for an act of putting into operation a railway transport means which has not gone through technical quality test or which is past the use time limit.

4. Apart from the fine, an individual or organization that violates Item 1, Item 3 of this Article shall have to stop immediately the use of the means and equipment for railway transport; if they violate Item 2 of this Article they shall have to take measures to ensure safety for the train to reach the nearest station in order to find the measure to overcome the incident.

Depending on the extent of the violation, the heads of the units who control and manage the means shall also be disciplined.

Article 56.- Sanctions against railway personnel who violate the regulations on rail traffic safety:

1. To serve a warning or a fine of 50,000 VND to 100,000 VND for an act of letting persons sit on the roof of the carriage, cling to the carriage or locomotive or stand at the junction of two carriages; letting people peddle goods on the train, taking in passengers onto a goods train, and letting people mount or descend while the train is running.

2. To serve a warning or a fine of 100,000 VND to 200,000 VND for a violation of the process of technical operation that affects the running of the train.

3. A fine of 1,000,000 VND to 2,000,000 VND for an act of transporting passengers and goods in excess of the prescribed capacity of the carriage.

4. A fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for an act of violating the technical operation process which leads to a railway traffic accident but not seriously enough to be examined for penal liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 57.- Sanction against drivers of railway transport means:

1. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts :

a/ Driving a railway transport means without a valid certificate or driving license;

b/ Allowing persons without duty onto the locomotive; transporting goods in the locomotive;

2. A fine of 2,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a/ Driving a train at a speed exceeding the prescribed limit;

b/ Stopping the train at an unprescribed place without plausible reason;

c/ Driving the train past the stop sign;

d/ Driving a railway transport means with an alcohol, liquor or beer content in his/her blood exceeding 50mg/100ml or 0.25mg/litter of breathing air or after using other stimulants.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 58.- Sanction against individuals or organizations that commit violations affecting the safety of railway traffic project:

1. A fine of 5,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:

a/ Driving a motorized vehicle or carterpillar vehicle within the safety protection area of the railway traffic project or hauling a heavy object across the railway at variance with prescription;

b/ Installing water supply and drainage pipes, oil and gas pipes; installing electricity cables and communication cables and lighting equipments within the safety protection area of the railway traffic project without permission from the competent railway managing agency.

2. Apart from the fine, the individual or organization that violates Point b, Item 1 of this Article may also be forced to immediately dismantle the cables and other equipments which have been illegally installed.

Article 59.- Sanction against individuals who commit other violations against railway traffic order and safety.

1. To serve a warning or a fine of 50,000 VND to 100,000 VND for one of the following acts:

a/ To throw earth, stone or any other things onto the train;

b/ Failing to comply with the direction of the signal system or the direction of the traffic guiding personnel when passing a level crossing or a dual-purpose bridge;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To open without authorization the door of the carriage, to stick out the head or stretch limbs out of the train or board or descend while the train is running, to mount on or descend from the train through the carriage window;

e/ To climb on the communication and signal posts of the railway on the roof of the carriage and at the junction of two carriages without authorization.

2. A fine of 300,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:

a/ To take objects and goods onto the train and drop objects and goods from the train to the ground while the train is running, throw objects and goods (up or down) through the carriage window;

b/ To deliberately open the barrier of the land road when the barrier is closed in order to cross the railway.

3. A fine of 3,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:

a/ To take onto a passenger train noxious, easily explodable, inflammable and other dangerous substances but not seriously enough to be examined for penal liability;

b/ To stop the train without plausible reason and activate the brake and the stop valve of the train without authorization but not seriously enough to be examined for penal liability;

c/ To take advantage of a traffic accident to misappropriate properties of the State and of citizens but not seriously enough to be examined for penal liability.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



III. SANCTIONING COMPETENCE

Article 60.- Assignment of competence in the sanctioning of administrative violations:

1. The Peoples Committee of various levels has the competence to sanction the violations of railway traffic order and safety within the territory of the locality under its jurisdiction.

2. The Peoples Police has the competence to sanction all violations of railway traffic order and safety stipulated in this Decree.

3. The railway inspectorate has the competence to sanction the violations of railway transport and traffic order and safety stipulated in Articles 53, 54, 55, 56, 57, and 58, Item 1, Item 2 and Point b of Item 3, Article 59 of this Decree.

4. In case the administrative violation comes under the sanctioning competence of many agencies, the sanctioning shall be effected by the agency which is the first to handle the case.

Article 61.- Sanctioning competence of the People’s Committee at various levels:

1. The President of the People’s Committee of the commune, ward and township has the right to:

a/ To serve a warning;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ To confiscate the evidences and means of violation valued up to 500,000 VND;

d/ To force the offender to make compensation up to 500,000 VND;

e/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation.

2. The President of the Peoples Committee of the district, town and city under the province has the right to:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 10,000,000 VND;

c/ To confiscate the evidences and means of violation;

d/ To force the offender to restore the original state that has been altered by the administrative violation and to dismantle the illegally erected constructions;

e/ To force the offender to pay compensation up to 1,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. The President of the Peoples Committee of a province, or a city directly under the Central Government has the right:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 100,000,000 VND;

c/ To confiscate the evidences and means of violation;

d/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation; and to dismantle the illegally erected constructions;

e/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation;

f/ To force the offender to pay compensation up to 1,000,000 VND.

Article 62.- Sanctioning competence of the Peoples Police:

1. A member of the Peoples Police on duty has the right :

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ To fine up to 100,000 VND.

2. The head of a police team, the head of a police station maintaining railway traffic order and safety has the right:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 200,000 VND;

c/ To force the offender to pay compensation up to 500,000 VND.

3. The head of the police in the ward or township crossed by a railway has the right to hand sanctions against administrative violations as stipulated in Item 1, Article 61 of this Decree.

4. The head of the police at the district, town or city under the province, the head of the railway traffic police under the Ministry of the Interior, the Head of the traffic police section at the provincial level has the right:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 2,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation, and to dismantle the illegally erected constructions;

e/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation;

f/ To force the offender to pay compensation up to 1,000,000 VND for the damage caused by the administrative violation;

5. The Head of the Traffic Police Department, the Director of the Police in the province or city directly under the Central Government has the right:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 20,000,000 VND;

c/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation or to dismantle the illegally erected construction;

d/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation;

e/ To strip the offender of the right to use the permit under his jurisdiction, to confiscate the evidences and means used to commit the administrative violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. An inspector of railway traffic has the right:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 200,000 VND;

c/ To confiscate the evidences and means valued up to 500,000 VND used to commit the administrative violation.

d/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation, and to dismantle the illegally erected constructions;

e/ To force the offender to take measures to ensure traffic safety;

2. The Head of the specialized inspectorate of the railway traffic service has the right:

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 10,000,000 VND;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation and to dismantle the illegally erected constructions;

e/ To force the offender to take measures to overcome the consequences of the administrative violation.

3. The head of the specialized Inspectorate Agency of the ministerial level has the right :

a/ To serve a warning;

b/ To fine up to 20,000,000 VND;

c/ To strip the offender of the right to use the permit under his jurisdiction;

d/ To confiscate the evidences and means used to commit the administrative violation;

e/ To force the offender to restore the original state which has been altered by the administrative violation or to dismantle the illegally erected constructions;

f/ To force the offender to pay compensation up to 1,000,000 VND for the damage caused by the administrative violation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 64.- This Decree takes effect on September 1st, 1996. The earlier provisions on railway traffic order and safety which are contrary to this Decree are now annulled.

Article 65.- The Minister of Communications and Transport, the Minister of the Interior and the Minister of Finance shall within the ambit of their functions and tasks have to guide and organize the implementation of this Decree.

The Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government crossed by the railways shall base themselves on the situation and characteristics of their localities to work out concrete plans to implement this Decree.

Article 66.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 39-CP ngày 05/07/1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường sắt

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


17.676

DMCA.com Protection Status
IP: 18.222.44.156
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!