Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH Điều lệ trường trung cấp

Số hiệu: 14/2021/TT-BLĐTBXH Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành: 21/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Nội dung tuyển sinh, quản lý đào tạo của trường trung cấp

Ngày 21/10/2021 Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH ban hành Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Điều lệ trường trung cấp.

Theo đó, quy định về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo của trường trung cấp như sau:

- Trường trung cấp tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng kế hoạch tuyển sinh hằng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của trường.

- Trường trung cấp chỉ được tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp sau khi đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp GCN đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, GCN đăng ký bổ sung hoạt động GDNN (nếu có);

(So với hiện hành, bổ sung nội dung “GCN đăng ký bổ sung hoạt động GDNN (nếu có)”).

- Trường trung cấp tổ chức và quản lý đào tạo giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu, chương trình đào tạo; thực hiện liên thông, liên kết đào tạo; … theo nội dung chương trình đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

- Trường trung cấp tổ chức, quản lý quá trình đào tạo đối với chương trình liên kết đào tạo nước ngoài theo quy định của Chính Phủ về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực GDNN;…

Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15/12/2021 và thay thế Thông tư 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016.

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2021/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2021

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TRUNG CẤP

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư quy định về Điều lệ trường trung cấp.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về Điều lệ trường trung cấp, bao gồm: Nhiệm vụ và quyền hạn; tổ chức và quản lý trường trung cấp; tổ chức hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong trường trung cấp; tài chính, tài sản của trường trung cấp; quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, gia đình người học và xã hội; tổ chức thực hiện Điều lệ trường trung cấp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng đối với trường trung cấp và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ở trường trung cấp.

2. Trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài được tự chủ về cơ cấu tổ chức và thực hiện các nội dung khác theo quy định đối với trường trung cấp tư thục quy định tại Thông tư này.

3. Thông tư này không áp dụng đối với trường trung cấp sư phạm.

Điều 3. Địa vị pháp lý của trường trung cấp

1. Trường trung cấp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

2. Trường trung cấp là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, có quyền tự chủ và có trách nhiệm giải trình theo quy định của pháp luật.

3. Trường trung cấp hoạt động theo quy định của pháp luật giáo dục nghề nghiệp, pháp luật giáo dục, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4. Nguyên tắc đặt tên trường trung cấp

1. Tên bằng tiếng Việt của trường trung cấp gồm thành tố quy định tại điểm a khoản này và một hoặc các thành tố quy định tại điểm b, c và d khoản này:

a) Cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Trường trung cấp;

b) Cụm từ xác định loại hình, lĩnh vực hoặc nhóm ngành, nghề đào tạo chính;

c) Cụm từ xác định tên riêng: Tên địa phương; tên danh nhân văn hóa, lịch sử; tên cá nhân, tên tổ chức quản lý hoặc sở hữu trường. Cụm từ xác định tên địa phương phải gắn với nơi đặt trụ sở chính của trường;

d) Cụm từ gắn với tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài: Tên khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài phải gắn với hiệp định hợp tác cấp quốc gia hoặc chương trình hợp tác hoặc chương trình liên kết đào tạo với trường của quốc gia nước ngoài hoặc chương trình đào tạo của trường đạt chuẩn của khu vực, quốc tế, quốc gia nước ngoài.

2. Việc đặt tên trường phải rõ ràng, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc; không gây nhầm lẫn về chất lượng, đẳng cấp trường.

3. Tên trường không được trùng và gây nhầm lẫn với tên của trường trung cấp đã thành lập trước đó.

4. Tên giao dịch quốc tế của trường được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, phải sử dụng các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài phù hợp với thông lệ quốc tế, không dịch tên cá nhân và không gây nhầm lẫn với tên trường khác.

5. Tên bằng tiếng Việt của trường được ghi trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập, con dấu, biển hiệu, các văn bản, giấy tờ giao dịch của trường và được gắn tại trụ sở chính, phân hiệu của trường.

Điều 5. Loại hình trường trung cấp

1. Trường trung cấp trong Thông tư này được tổ chức theo các loại hình sau đây:

a) Trường trung cấp công lập;

b) Trường trung cấp tư thục;

c) Trường trung cấp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập bao gồm:

a) Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

b) Đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);

d) Sở chuyển môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

đ) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

Điều 6. Quản lý nhà nước đối với trường trung cấp

1. Trường trung cấp chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đồng thời chịu sự quản lý theo lãnh thổ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính, phân hiệu.

2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các trường trung cấp thuộc quyền quản lý theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 7. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp

1. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp do hiệu trưởng ban hành theo quyết nghị của hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập hoặc theo quyết nghị của hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục trên cơ sở cụ thể hóa các quy định tại Thông tư này, phù hợp với đặc thù của nhà trường, không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

Trường trung cấp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân áp dụng theo quy định tại khoản này và quy định đối với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên trường, tên viết tắt (nếu có);

b) Sứ mạng;

c) Mục tiêu;

d) Nhiệm vụ, quyền hạn của trường;

đ) Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và dịch vụ sản xuất, hợp tác quốc tế;

e) Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động;

g) Nhiệm vụ và quyền của người học;

h) Tổ chức và quản lý của trường;

i) Tài chính và tài sản;

k) Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục, gia đình người học và xã hội;

l) Thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và xử lý vi phạm.

3. Quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp sau khi ban hành phải được công bố công khai trong toàn trường.

4. Hiệu trưởng trường trung cấp ban hành quy chế tổ chức, hoạt động sửa đổi, bổ sung của trường mình theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của trường trung cấp

Trường trung cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:

1. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và các chương trình đào tạo thường xuyên theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

b) Tổ chức biên soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học liệu đối với từng ngành, nghề đào tạo của trương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Tổ chức các hoạt động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi, quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ;

đ) Quản lý người học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa, văn nghệ và các hoạt động giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

e) Tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp, việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học sinh khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;

g) Thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của pháp luật;

h) Tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của trường bảo đảm đủ về số lượng, phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;

i) Cử hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;

k) Phối hợp với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực tập tại doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm cho người học theo quy định của pháp luật;

l) Phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;

m) Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương;

n) Thực hiện dân chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

o) Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định của pháp luật;

p) Cung cấp dữ liệu về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;

q) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Quyền hạn:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;

b) Tổ chức đào tạo các chương trình giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, doanh nghiệp, tổ chức trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật nhằm khai thác, huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện các chương trình đào tạo giáo dục nghề nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Đơn vị chủ trì liên kết đào tạo chịu trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;

d) Liên kết, phối hợp với trường cao đẳng tổ chức đào tạo liên thông từ trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành;

đ) Liên kết, phối hợp với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành;

e) Phối hợp với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo;

g) Tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành;:

h) Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của pháp luật;

i) Quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc trường và bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm cán bộ quản lý

Trường trung cấp công lập thành lập tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường; bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm viên chức quản lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp công lập, pháp luật viên chức và phân cấp quản lý viên chức.

Trường trung cấp tư thục thành lập tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng và các chức vụ từ cấp trưởng phòng, khoa và tương đương trở xuống.

k) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

l) Tổ chức hoạt động phát triển, đánh giá kỹ năng nghề theo quy định của Chính phủ;

m) Tổ chức hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;

n) Sử dụng nguồn thu từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ và dịch vụ để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung nguồn tài chính của trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;

o) Huy động, nhận tài trợ, quản lý và sử dụng nguồn huy động, tài trợ theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động của trường;

p) Quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản lý và sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật;

q) Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được tham gia đấu thầu, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;

r) Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của trường trung cấp

Trường trung cấp thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy định tại Điều 25 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, quy định của pháp luật có liên quan và các quy định sau đây:

1. Quyền tự chủ về hoạt động chuyên môn

a) Trường trung cấp quyết định mục tiêu, sứ mạng, chiến lược và kế hoạch phát triển của trường;

b) Trường trung cấp xác định, công bố phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo, hình thức đào tạo; quyết định việc liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật; quyết định việc đào tạo liên thông trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp; tuyển sinh và quản lý người học; phát triển chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi văn bằng, chứng chỉ, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Trường trung cấp được linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm các ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ;

d) Trường trung cấp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự chủ về chuyên môn theo quy định của Chính phủ;

đ) Trường trung cấp tư thục tự chủ tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo theo quy định của pháp luật;

e) Trường trung cấp triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo chiến lược và kế hoạch phát triển của nhà trường, bảo đảm chất lượng đào tạo của trường;

g) Trường trung cấp lựa chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của trường;

h) Trường trung cấp thực hiện các quyền tự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.

2. Quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự

a) Trường trung cấp công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị s nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập; có quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp;

b) Trường trung cấp tư thục thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo;

c) Trường trung cấp xây dựng, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức trực thuộc trường;

d) Trường trung cấp ban hành quy chế dân chủ; ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự.

3. Quyền tự chủ về tài chính và tài sản

a) Trường trung cấp công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;

b) Trường trung cấp tư thục thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản; tự chủ trong việc huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Trường trung cấp xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế công khai tài chính, kiểm toán nội bộ theo quy định.

4. Trách nhiệm giải trình

Trường trung cấp có trách nhiệm công khai, giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội (trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước) về các nội dung sau đây:

a) Công bố công khai trên trang thông tin điện tử của trường về các nội dung:

Mục tiêu, chương trình đào tạo; vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; hình thức đào tạo, kế hoạch tổ chức đào tạo; kế hoạch tổ chức tuyển sinh; số lượng người học nhập học hằng năm theo từng ngành, nghề đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng dạy và học.

Mức học phí và miễn, giảm học phí, học bổng, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của người học cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học.

Hệ thống văn bằng, chứng chỉ của trường; danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ hằng năm; tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm.

Kết quả kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.

Cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật, các quy chế, quy định nội bộ của trường.

b) Cam kết với cơ quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động để đạt được các cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở vật chất, thiết bị của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định của pháp luật và của Thông tư này;

c) Có cơ chế để người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường;

d) Công khai thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, ngành, nghề tuyển sinh, trình độ đào tạo; công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có); công khai văn bằng, chứng chỉ cấp cho người học trên Trang Thông tin tra cứu văn bằng www.vanbang.gdnn.gov.vn. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định và công khai trên trang thông tin điện tử của trường;

đ) Báo cáo, giải trình các nội dung liên quan đến thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Chương II

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRƯỜNG TRUNG CẤP

Điều 10. Cơ cấu tổ chức, thành lập, chấm dứt hoạt động, giải thể tổ chức của trường trung cấp

1. Cơ cấu tổ chức của trường trung cấp gồm:

a) Hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập, hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục;

b) Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;

c) Các phòng hoặc bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Các khoa, bộ môn;

đ) Các hội đồng tư vấn;

e) Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nếu có). Việc thành lập và hoạt động của các đơn vị này được thực hiện theo quy định của pháp luật;

g) Phân hiệu (nếu có).

2. Việc thành lập, chấm dứt hoạt động phân hiệu của trường trung cấp thực hiện theo quy định của Chính phủ.

3. Việc thành lập, giải thể các tổ chức trực thuộc trường trung cấp; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của từng tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, của Thông tư này và được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 11. Hội đồng trường

1. Hội đồng trường được thành lập ở trường trung cấp công lập. Hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường.

2. Hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

a) Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án bổ sung, miễn nhiệm, cách chức hoặc thay thế các thành viên hội đồng trường;

b) Thông qua quyết nghị về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;

c) Giới thiệu nhân sự để thực hiện quy trình bnhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; thực hiện đánh giá hằng năm việc hoàn thành nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; tổ chức lấy phiếu thăm dò tín nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giữa nhiệm kỳ hoặc đột xuất trong trường hợp cần thiết;

d) Yêu cầu hiệu trưởng giải trình về những vấn đề chưa được thực hiện, thực hiện chưa đúng, thực hiện chưa đầy đủ theo nghị quyết của hội đồng trường. Nếu hội đồng trường không đồng ý với giải trình của hiệu trưởng thì báo cáo cơ quan chủ quản trường;

đ) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan chủ quản trường, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường.

3. Hoạt động của hội đồng trường

a) Hội đồng trường hợp định kỳ ít nhất 03 (ba) tháng một lần và họp đột xuất khi có đề nghị bằng văn bản của trên 30% tổng số thành viên hội đồng trường hoặc có đề nghị bằng văn bản của hiệu trưởng hoặc của chủ tịch hội đồng trường.

Cuộc họp của hội đồng trường là hợp lệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng trường tham dự. Hội đồng trường làm việc theo nguyên tắc tập th, quyết định theo đa số. Quyết nghị của hội đồng trường có giá trị khi có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng trường. Các cuộc họp hội đồng trường phải ghi biên bản. Biên bản cuộc họp và quyết nghị của hội đồng trường được gửi đến các thành viên hội đồng trường, cơ quan chủ quản trường chậm nhất sau 10 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức cuộc họp hoặc quyết nghị được ký thông qua.

b) Nhiệm kỳ của hội đồng trường thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Hội đồng trường được sử dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường;

c) Ủy quyền điều hành hội đồng trường

Khi chủ tịch hội đồng trường không thể làm việc trong khoảng thời gian mà quy chế tổ chức, hoạt động của trường đã quy định thì phải có trách nhiệm ủy quyền bằng văn bản cho một trong số các thành viên còn lại của hội đồng trường đảm nhận thay trách nhiệm của chủ tịch hội đồng trường. Văn bản ủy quyền phải được thông báo đến các thành viên hội đồng trường, gửi đến cơ quan chủ quản trường và thông báo công khai trong toàn trường. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.

4. Hội đồng trường có số lượng thành viên là số lẻ, gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên. Thành phần tham gia hội đồng trường theo quy định tại khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp người đại diện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan tham gia hội đồng trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Đang hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường;

b) Không có quan hệ bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột với các thành viên khác trong hội đồng trường.

5. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường; quy trình, thủ tục lựa chọn các thành viên, bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường phải được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

6. Chủ tịch hội đồng trường không là hiệu trưởng và được bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Chủ tịch hội đồng trường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Ban hành quy chế hoạt động của hội đồng trường sau khi có ý kiến phê duyệt của cơ quan chủ quản. Quy chế hoạt động của hội đồng trường có nội dung chủ yếu sau: Chế độ làm việc, quy trình xử lý công việc của hội đồng trường; nhiệm vụ, quyền hạn của thành viên hội đồng trường; mối quan hệ giữa hội đồng trường với hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng của trường; mối quan hệ giữa hội đồng trường với cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở địa phương, cơ quan, đơn vị khác; chế độ báo cáo của hội đồng trường;

b) Triệu tập các cuộc họp hội đồng trường;

c) Quyết định về chương trình họp, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp hội đồng trường;

d) Điều hành hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và quy định tại khoản 2 Điều này.

7. Tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường như tiêu chuẩn của hiệu trưởng trường trung cấp quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

8. Thư ký hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng trường và được hội đồng trường thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường đồng ý. Thư ký hội đồng trường không kiêm nhiệm chức vụ hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng trường thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng trường các hoạt động của hội đồng trường; chuẩn bị chương trình họp, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng trường; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng trường;

b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của hội đồng trường;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên hội đồng trường và các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng trường giao.

9. Thành viên của hội đồng trường có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của hội đồng trường, nhiệm vụ do hội đồng trường phân công và các nhiệm vụ khác quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 12. Thủ tục thành lập hội đồng trường; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

1. Thủ tục thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên

a) Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường

Hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ trách, điều hành hường tổ chức và chủ trì cuộc họp gồm các phó hiệu trưởng, bí thư tổ chức Đảng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đại diện nhà giáo và một số phòng, khoa, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường (nếu có) để xác định số lượng và cơ cấu thành viên hội đồng trường.

b) Các tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp của tổ chức mình đế bầu đại diện tham gia hội đồng trường;

c) Đề nghị cơ quan chủ quản trường hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng trường;

d) Bầu chủ tịch hội đồng trường, thư ký hội đồng trường: Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín;

đ) Trên cơ sở quyết nghị tại cuộc họp xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường, cuộc họp bầu chủ tịch, thư ký hội đồng trường, hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ trách, điều hành trường gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan chủ quản trường;

e) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường. Quyết định thành lập hội đồng trường phải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng trường. Trường hợp không quyết định thành lập hội đồng trường phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường trong nhiệm kỳ hoạt động

a) Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm thực hiện các nội dung sau: Tổ chức họp để xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng trường; đề nghị các tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu đại diện tham gia hội đồng trường; thực hiện các quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều này để đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp.

Trường hợp trong nhiệm kỳ hoạt động có sự thay đổi về chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường thì hội đng trường đương nhiệm tổ chức họp, quyết nghị việc thay thế chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường. Khi có sự thay đổi số lượng thành viên hội đồng trường thi hội đồng trường đương nhiệm đề nghị cơ quan chủ quản trường bổ sung, kiện toàn hội đồng trường bảo đảm cơ cấu, thành phn theo quy định.

b) Hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan chủ quản trường;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này hoặc quyết định thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, Trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị thành lập hội đồng trường là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của trường trung cấp đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên hoặc văn bản của hội đồng trường đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp, trong đó nêu rõ quy trình lựa chọn các thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của các tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

c) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ quan chủ quản trường hoặc văn bản cử đại diện tham gia hội đồng trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;

d) Biên bản họp bầu hội đồng trường theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường.

4. Hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của hội đồng trường đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 03 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Trường hợp thay thế chủ tịch hội đồng trường thì bổ sung bản sao văn bằng, chứng chỉ của người được đề nghị giữ chức danh chủ tịch hội đồng trường.

Điều 13. Miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

1. Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường là công chức, viên chức

Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường có quyết định thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức theo các quyết định về nhân sự thì hội đồng trường có văn bản đề nghị cơ quan chủ quản trường quyết định miễn nhiệm, cách chức trong hội đồng trường.

2. Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường không là công chức, viên chức

a) Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bị miễn nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có đề nghị bằng văn bản của cá nhân xin thôi tham gia hội đồng trường; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; sức khỏe không đủ khả năng đảm nhiệm công việc được giao, đã phải nghỉ làm việc để điều trị quá 06 (sáu) tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục; có trên 50% tổng số thành viên của hội đồng trường kiến nghị bằng văn bản đề nghị miễn nhiệm; vi phạm các quy định đến mức phải miễn nhiệm quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trương;

b) Chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường bị cách chức nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được bổ nhiệm; không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công mà không có lý do chính đáng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; bị phạt tù, cho hưởng án treo hoặc cải tạo không giam giữ; vi phạm ở mức độ nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội; vi phạm các quy định đến mức phải cách chức quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

c) Hội đồng trường xem xét, quyết nghị việc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường; gửi hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới cơ quan chủ quản trường;

d) Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường là 01 bộ, bao gồm:

Văn bản của hội đồng trường đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường, trong đó nêu rõ lý do miễn nhiệm, cách chức theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các văn bản, giấy tờ chứng minh liên quan.

Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường theo Mẫu số 06 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Trường hợp chủ tịch hội đồng trường bị miễn nhiệm, cách chức thì hội đồng trường đương nhiệm gửi hồ sơ đề nghị kiện toàn chủ tịch hội đồng trường mới để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của chủ tịch hội đồng trường.

4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của hội đồng trường, người đứng đầu cơ quan chủ quản trường quyết định miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng trường. Trường hợp không miễn nhiệm, không cách chức phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Điều 14. Hội đồng quản trị

1. Hội đồng quản trị được thành lập ở trường trung cấp tư thục có từ 02 (hai) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) góp vốn trở lên. Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của nhà trường.

Đối với trường trung cấp tư thục do 01 (một) thành viên (thành viên là cá nhân hoặc tổ chức) sở hữu thì thành viên sở hữu trường chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Hội đồng quản trị thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quy định sau đây:

a) Dự kiến chương trình, chuẩn bị tài liệu phục vụ họp đại hội cổ đông; triệu tập đại hội cổ đông họp thường kỳ hoặc đột xuất theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b) Thông qua quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của nhà trường;

c) Xây dựng và trình đại hội cổ đông thông qua chiến lược đầu tư, kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và quy chế tài chính nội bộ của nhà trường;

d) Thông qua chiến lược và kế hoạch phát triển đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế do hiệu trưởng đề xuất;

đ) Quyết nghị về việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức, hoạt động của trường; thông qua quy chế tổ chức, hoạt động của trường sau khi đã được đại hội cổ đông thông qua những quy định liên quan đến tài chính;

e) Đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính quyết định công nhận, thời công nhận hiệu trưởng;

g) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các phó hiệu trưởng;

h) Xây dựng báo cáo hoạt động và quyết toán tài chính hằng năm của nhà trường và trình lên đại hội cổ đông thông qua;

i) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình về các hoạt động, việc thực hiện các cam kết của nhà trường với cơ quan quản lý nhà nước, các bên liên quan theo yêu cầu.

3. Hoạt động của hội đồng quản trị

a) Hội đồng quản trị họp định kỳ 03 (ba) tháng một làn. Việc tổ chức họp đột xuất do chủ tịch hội đồng quản trị quyết định, nhưng phải được ít nhất 30% tổng số thành viên hội đồng quản trị đồng ý;

b) Hội đồng quản trị làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số;

c) Cuộc họp hội đồng quản trị là hợp lệ khi có ít nhất 70% tổng số thành viên hội đồng quản trị tham dự;

d) Thông báo mời họp hội đồng quản trị phải kèm theo chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp và phải được gửi đến các thành viên hội đồng quản trị bằng thư bảo đảm hoặc thư chuyển phát nhanh, có chữ ký xác nhận của người nhận ít nhất 05 ngày trước ngày họp;

đ) Quyết nghị của hội đồng quản trị được thông qua bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp theo nguyên tắc mỗi thành viên hội đồng quản trị là một phiếu biểu quyết, quyết nghị là hợp lệ khi có trên 50% tổng số thành viên hội đng quản trị đồng ý. Trương họp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của chủ tịch hội đồng quản trị. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết nghị của hội đồng quản trị được thông qua, quyết nghị phải được gửi đến các thành viên hội đồng quản trị;

e) Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết nghị của hội đồng quản trị được thông qua, thành viên góp vốn, thành viên hội đồng quản trị có quyền kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét hủy bỏ quyết nghị của hội đồng quản trị khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

Cuộc họp của hội đồng quản trị được tiến hành không bảo đảm quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này.

Nội dung quyết nghị của hội đồng quản trị vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

g) Nhiệm kỳ của hội đồng quản trị thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Chủ tịch hội đồng quản trị được quyền sử dụng bộ máy tổ chức và con dấu của trường để hoạt động trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị và ký các văn bản, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị;

h) Ủy quyền điều hành hội đồng quản trị

Trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị vắng mặt trong khoảng thời gian quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường thì phải ủy quyền cho một trong số các thành viên của hội đồng quản trị đảm nhận trách nhiệm của chủ tịch hội đồng quản trị trong thời gian đi vắng. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản, thông báo tới các thành viên hội đồng quản trị, công khai trong toàn trường và được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính để theo dõi. Thời gian ủy quyền không quá 06 (sáu) tháng.

4. Hội đồng quản trị có số lượng thành viên là số lẻ, gồm chủ tịch, thư ký và các thành viên. Thành phần tham gia hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 3 Điều 12 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

5. Số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị; quy trình, thủ tục lựa chọn các thành viên, bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị phải được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

6. Chủ tịch hội đồng quản trị là thành viên góp vốn, do hội đồng quản trị bầu trong số các thành viên của hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và phải được trên 50% tổng số thành viên của hội đồng quản trị đồng ý. Chủ tịch hội đồng quản trị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

a) Là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của nhà trường, Chủ tịch hội đồng quản tr có thể ủy quyền cho hiệu trưởng trường là đại diện chủ tài khoản, thực hiện quyền hạn và nghĩa vụ như chủ tài khoản trong phạm vi được ủy quyền;

b) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp của hội đồng quản trị; triệu tập và chủ trì các cuộc họp hội đồng quản trị; tổ chức việc thông qua và là người chịu trách nhiệm chính về các quyết nghị của hội đồng quản trị; giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết nghị của hội đồng quản trị; chủ trì cuộc họp đại hội đồng c đông;

c) Điều hành hội đồng quản trị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 2 Điều này;

d) Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính quyết định công nhận hiệu trưởng, thôi công nhận hiệu trưởng;

đ) Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm các phó hiệu trưởng;

e) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

7. Thư ký hội đồng quản trị do chủ tịch hội đồng quản trị giới thiệu trong số các thành viên của hội đồng quản trị và được hội đồng quản trị thông qua với trên 50% tổng số thành viên của hội đồng quản trị đồng ý. Thư ký hội đồng quản trị trực tiếp giúp chủ tịch hội đồng quản trị thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Tổng hợp, báo cáo chủ tịch hội đồng quản trị các hoạt động của hội đồng quản trị; chuẩn bị chương trình cuộc họp, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp của hội đồng quản trị; xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của hội đồng quản trị;

b) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước, đại hội đồng cổ đông và các cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị;

c) Thực hiện các nhiệm vụ của thành viên hội đồng quản trị và các nhiệm vụ khác do chủ tịch hội đồng quản trị giao.

8. Thành viên của hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ do hội đồng quản trị phân công và các nhiệm vụ khác theo quy định tại quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 15. Thủ tục công nhận hội đồng quản trị; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ hoạt động

1. Thủ tục công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên

a) Xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị

Người đại diện hợp pháp của thành viên đứng tên thành lập trường triệu tập và chủ trì cuộc họp gồm: Thành viên ban sáng lập, thành viên góp vốn để xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị.

b) Đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan cử đại diện tham gia hội đồng quản trị;

c) Tổ chức đảng, đoàn thể, đội ngũ nhà giáo trong trường tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu ra đại diện tham gia hội đồng quản trị;

d) Bầu chủ tịch hội đồng quản trị, thư ký hội đồng quản trị: Việc bầu chủ tịch, thư ký hội đồng quản trị được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín;

đ) Người đại diện hợp pháp của thành viên đứng tên thành lập trường gửi hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính;

e) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính quyết định công nhận hội đồng quản trị của nhà trường. Quyết định công nhận hội đồng quản trị phải ghi rõ chức danh của các thành viên trong hội đồng quản trị. Trường hợp không công nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp; thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trong nhiệm kỳ hoạt động

a) Trước khi hết nhiệm kỳ 03 (ba) tháng, chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm thực hiện các nội dung sau: Tổ chức họp để xác định số lượng, cơ cấu thành viên hội đồng quản trị; đề nghị tổ chức đảng, đoàn thể, đội ngũ nhà giáo trong trường tổ chức cuộc họp của tổ chức mình để bầu ra đại diện tham gia hội đồng quản trị; thực hiện các quy định tại điểm b và d khoản 1 Điều này để đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp.

Trường hợp trong nhiệm kỳ hoạt động có sự thay đổi về chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị hoặc có sự thay đổi về thành viên góp vốn từ nhiều thành viên xuống còn 01 thành viên thì hội đồng quản trị đương nhiệm tổ chức họp, quyết nghị việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị; thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị đương nhiệm.

b) Hội đồng quản trị đương nhiệm lập hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp theo quy định tại khoản 3 Điều này, hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 4 Điều này; thành viên duy nhất sở hữu trường lập hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị theo quy định tại khoản 5 Điều này. Hồ sơ được gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính để xem xét, quyết định;

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính quyết định công nhận hội đồng quản trị theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này; quyết định thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị; quyết định chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị. Trường hợp không đồng ý phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của người đại diện hợp pháp của thành viên đứng tên thành lập trường đối với đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên, của hội đồng quản trị đối với đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp, trong đó nêu rõ quy trình xác định các thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 07 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc văn bản cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan;

c) Văn bản cử đại diện tham gia hội đồng quản trị của các tổ chức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 của Luật Giáo dục nghề nghiệp;

d) Biên bản họp bầu hội đồng quản trị theo Mẫu số 08 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Hồ sơ đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký và thành viên hội đồng quản trị là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 09 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị theo Mẫu số 10 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động hội đồng quản trị là 01 bộ, bao gồm: Văn bản của thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị theo Mẫu số 11 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và các giấy tờ liên quan đến việc chuyển nhượng vốn.

Điều 16. Hiệu trưởng trường trung cấp

1. Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường trung cấp

a) Hiệu trưởng trường trung cấp là người đứng đầu trường trung cấp, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;

b) Hiệu trưởng trường trung cấp là người điều hành tổ chức bộ máy của trường trung cấp;

c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;

d) Hiệu trưởng trường trung cấp công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;

đ) Hiệu trưởng trường trung cấp công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường;

e) Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục không là cán bộ, công chức, viên chức.

2. Hiệu trưởng trường trung cấp phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

3. Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

4. Hiệu trưởng trường trung cấp có nhiệm vụ sau đây:

a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế của nhà trường trình hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục phê duyệt;

b) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;

c) Xây dựng quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trình hội đồng trường và cấp có thẩm quyền đối với trường trung cấp công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục thông qua;

d) Hằng năm tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định;

đ) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; trao đối với chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật nếu phát hiện nghị quyết vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì hiệu trưởng báo cáo với cơ quan chủ quản trường đối với trường trung cấp công lập hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính đối với trường trung cấp tư thục;

e) Thường xuyên chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, giảng dạy và học tập cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học tại trường;

g) Tổ chức và chỉ đạo xây dựng môi trường đào tạo an toàn, thân thiện; bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong nhà trường;

h) Thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường; thực hiện các chính sách của nhà nước đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong nhà trường theo quy định;

i) Thực hiện đầy đủ và kịp thời chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định của pháp luật và yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

5. Hiệu trưởng trường trung cấp có quyền hạn sau đây:

a) Quyết định biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và quyền hạn của trường theo quy định tại Điều 8Điều 9 Thông tư này;

b) Quyết định thành lập các phòng, tổ chuyên môn, nghiệp vụ; các khoa, bộ môn và các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;

c) Quyết định bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm trưởng, phó phòng, khoa, tổ chức trực thuộc trường đối với trường trung cấp công lập theo phân cấp quản lý viên chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó phòng, khoa, tổ chức trực thuộc trường đối với trường trung cấp tư thục;

d) Tuyển dụng, quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường theo quy định của pháp luật; quyết định giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động;

đ) Giao kết hợp đồng đào tạo nghề nghiệp, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người học theo quy định của pháp luật;

e) Ký hợp đồng cho thuê, liên doanh, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề; nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;

g) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;

h) Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường;

i) Cấp bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

k) Cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho người học có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hưng dẫn thi hành;

l) Xem xét các ý kiến của hội đồng tư vấn trước khi quyết định. Trường hợp không đồng ý với nội dung của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng được quyết định, chịu trách nhiệm cá nhân về quyết định và báo cáo hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập hoặc báo cáo hội đồng quản trị đối với trường trung cấp tư thục trong kỳ họp hội đồng trường, hội đồng quản trị gần nhất;

m) Tổ chức các hoạt động tự thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định. Chấp hành các kiến nghị, quyết định về thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

n) Hưởng các chế độ theo quy định.

Điều 17. Thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập

1. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.

2. Thẩm quyền bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Điều 18. Thủ tục, thẩm quyền công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục

1. Đề xuất nhân sự giữ chức hiệu trưởng

Hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, lựa chọn, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 12 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 13 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của người được đề nghị công nhận giữ chức hiệu trưởng.

3. Quyết định công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục. Trưng hp không công nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Điều 19. Thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức, thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp

1. Đối với hiệu trưởng trường trung cấp công lập

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức.

2. Đối với hiệu trưởng trường trung cấp tư thục

a) Việc thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b) Hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường xem xét, quyết nghị, lập hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính.

Khi gửi hồ sơ đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường gửi đồng thời hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng mới để thay thế người đề nghị thôi công nhận.

c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục. Trường hợp không quyết định thôi công nhận, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là 01 bộ, bao gồm:

a) Văn bản của hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 14 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng theo Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 20. Phó hiệu trưởng trường trung cấp

1. Phó hiệu trưởng trường trung cấp là người giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trường.

2. Phó hiệu trưởng trường trung cấp phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

b) Có ít nhất 03 năm làm công tác giảng dạy hoặc tham gia quản lý giáo dục nghề nghiệp và có năng lực quản lý;

c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên;

d) Có đủ sức khỏe;

đ) Phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức;

e) Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo thì tiêu chuẩn bổ nhiệm, công nhận như tiêu chuẩn đối với hiệu trưởng.

3. Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng:

a) Trực tiếp phụ trách lĩnh vực công tác theo sự phân công của hiệu trưởng và giải quyết các công việc khác do hiệu trưởng giao;

b) Khi giải quyết công việc được hiệu trưởng giao hoặc ủy quyền, phó hiệu trưởng được thay mặt hiệu trưởng giải quyết và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng, trước pháp luật về kết quả công việc được giao hoặc ủy quyền; có trách nhiệm báo cáo với hiệu trưởng về tình hình thực hiện công việc được giao.

4. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm.

5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, công nhận, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm phó hiệu trưởng:

a) Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường trung cấp công lập thực hiện theo quy định của pháp luật về viên chức;

b) Hồ sơ, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường trung cấp tư thục được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường. Chủ tịch hội đồng quản trị có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phó hiệu trưởng trường trung cấp tư thục.

Điều 21. Hội đồng tư vấn

1. Hội đồng tư vấn trong trường trung cấp do hiệu trưởng quyết định thành lập để tư vấn cho hiệu trưởng về một số công việc cần thiết, liên quan đến việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Hội đồng tư vấn làm theo vụ việc, và không hưởng lương.

2. Thành viên hội đồng tư vấn có thể bao gồm các thành viên trong nhà trường, thành viên ngoài nhà trường đang hoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến các hoạt động cần tư vấn của hiệu trưởng.

3. Việc thành lập, tổ chức hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng tư vấn do hiệu trưởng quyết định và phải được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 22. Khoa, bộ môn trực thuộc trường

1. Căn cứ vào chức năng, quy mô, ngành, nghề đào tạo, hiệu trưởng quyết định thành lập khoa, bộ môn trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Khoa, bộ môn trực thuộc trường có nhiệm vụ:

a) Quản lý nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học thuộc khoa, bộ môn theo phân cấp của hiệu trưởng;

b) Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khóa theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hằng năm của trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm:

Xây dựng chương trình đào tạo; biên soạn tài liệu, giáo trình đào tạo, học liệu của từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo và hình thức đào tạo thuộc khoa, bộ môn mình quản lý hoặc do hiệu trưởng giao.

Tổ chức biên soạn đề cương chi tiết các môn học, mô-đun liên quan bảo đảm tính thống nhất, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các môn học, mô-đun của chương trình đào tạo hoặc giữa các trình độ đào tạo.

Tổ chức đào tạo, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy; ứng dụng công nghệ thông túi, truyền thông vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.

Xây dựng và thực hiện phương pháp kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của người học, bảo đảm chuẩn đầu ra của người học theo cam kết đã được công bố, đáp ứng nhu cầu sử dụng của thị trường lao động.

c) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến ngành, nghề đào tạo và huy động sự tham gia của doanh nghiệp vào quá trình đào tạo của khoa, bộ môn;

d) Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo; ngành, nghề đào tạo và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho đào tạo và nghiên cứu khoa học; tăng cường điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào quá trình đào tạo;

đ) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động, người học; có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động thuộc khoa, bộ môn;

e) Tổ chức đánh giá nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong khoa, bộ môn và tham gia đánh giá cán bộ quản lý trong trường theo quy định của nhà trường;

g) Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị đào tạo của khoa, bộ môn;

h) Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của hiệu trưởng.

3. Trưởng khoa, trưởng bộ môn, phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn

a) Khoa, bộ môn trực thuộc trường có trưởng khoa, trưởng bộ môn và có thể có phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn. Trưởng khoa, trưởng bộ môn, phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm theo quy định của pháp luật và được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b) Trưởng khoa, trưởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của khoa, bộ môn theo nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này và theo phân công của hiệu trưởng;

c) Phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn giúp trưởng khoa, trưởng bộ môn trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của khoa, bộ môn. số lượng phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ được giao và quy mô đào tạo của khoa, bộ môn, của nhà trường và được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

4. Trưởng khoa, trưởng bộ môn, phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

b) Có ít nhất 02 năm làm công tác quản lý đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và có năng lực quản lý;

c) Trưởng khoa, trưởng bộ môn có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, nghề đào tạo tại khoa, bộ môn;

d) Có đủ tiêu chuẩn nhà giáo giảng dạy trình độ trung cấp;

đ) Có đủ sức khỏe;

e) Trưởng khoa, trưởng bộ môn, phó trưởng khoa, phó trưởng bộ môn của trường trung cấp công lập bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức.

Điều 23. Bộ môn trực thuộc khoa

1. Việc thành lập bộ môn trực thuộc khoa do hiệu trưởng quyết định.

2. Tổ chức hoạt động của bộ môn trực thuộc khoa; việc bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm trưởng bộ môn, phó trưởng bộ môn trực thuộc khoa được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 24. Phòng chức năng

1. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp hiệu trưởng trong việc quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc chủ yếu của trường như: Đào tạo, hành chính, quản trị, tổ chức cán bộ, tổng hợp, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, quản lý học sinh, quản lý tài chính, quản lý thiết bị và xây dựng cơ bản, pháp chế - thanh tra, kiểm định và bảo đảm chất lượng.

Hiệu trưởng quyết định thành lập các phòng chức năng theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

2. Trưởng phòng, phó trưởng phòng chức năng

a) Phòng chức năng có trưởng phòng và phó trưởng phòng. Trưởng phòng, phó trưởng phòng do hiệu trưởng bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm theo quy định và được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường;

b) Trưởng phòng chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của phòng theo nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này và theo phân công của hiệu trưởng;

c) Phó trưởng phòng giúp trưởng phòng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của phòng, số lượng phó trưởng phòng tùy thuộc vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng công việc được giao và quy mô đào tạo của trường và được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

3. Trưởng phòng, phó trưởng phòng phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có phẩm chất, đạo đức tốt;

b) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của phòng; có năng lực quản lý. Riêng trưởng phòng quản lý đào tạo phải có ít nhất 02 năm làm công tác quản lý, giảng dạy;

c) Có đủ sức khỏe;

d) Trưởng phòng, phó trưởng phòng của trường trung cấp công lập bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức lãnh đạo, quản lý theo quy định của pháp luật về viên chức.

Điều 25. Các tổ chức khoa học, công nghệ; cơ sở thực hành, tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Trường trung cấp được thành lập các tổ chức trực thuộc để phục vụ hoạt động đào tạo như: Thư viện; trung tâm nghiên cứu khoa học; trung tâm ứng dụng kỹ thuật, công nghệ; trung tâm hợp tác với doanh nghiệp; xưởng thực hành; phòng truyền thống; câu lạc bộ; nhà văn hóa - thể dục, thể thao; ký túc xá và nhà ăn.

2. Trường trung cấp được thành lập doanh nghiệp, cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để tạo điều kiện cho người học và nhà giáo của trường thực hành, thực tập nâng cao kiến thức, kỹ năng. Việc thành lập doanh nghiệp, cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức các hoạt động thực hành, thực tập, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Các tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không có chức năng cấp văn bằng, chứng chỉ.

4. Việc thành lập, giải thể, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do hiệu trưởng quyết định theo nghquyết của hội đồng trường đối với trường trung cấp công lập hoặc hội đồng quản trị đi với trường trung cấp tư thục, quy định của pháp luật có liên quan và được quy định cụ thể trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường.

Điều 26. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, đoàn thể và tổ chức xã hội

1. Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong trường trung cấp hoạt động theo Điều lệ Đảng Cộng sản .Việt Nam và theo quy định của Hiến pháp, pháp luật.

2. Tổ chức Đoàn thể, tổ chức xã hội trong trường trung cấp hoạt động theo quy định của Hiến pháp, pháp luật, điều lệ của tổ chức và có trách nhiệm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.

Chương III

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Mục 1. HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

Điều 27. Ngành, nghề đào tạo và tổ chức lớp học

1. Trường trung cấp được đào tạo các ngành, nghề trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp theo quy định của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện các chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật Giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động,

2. Việc tổ chức lớp học theo các chương trình đào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh va Xã hội.

Điều 28. Chương trình, giáo trình đào tạo

1. Căn cứ quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với từng ngành, nghề theo từng trình độ đào tạo; quy trình xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; chương trình đào tạo thường xuyên, trường trung cấp tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn và phê duyệt chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp theo từng ngành, nghề và các chương trình đào tạo thường xuyên để sử dụng làm chương trình đào tạo của trường mình.

2. Trường trung cấp phải đinh kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

3. Trường trung cấp tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình; duyệt giáo trình để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập của trường. Giáo trình đào tạo phải cụ thể hóa yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng của từng mô-đun, tín chỉ, môn học trong chương trình đào tạo, tạo điều kiện để thực hiện phương pháp dạy học tích cực.

Điều 29. Tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo

1. Trường trung cấp tự chủ xác định chỉ tiêu tuyển sinh, xây dựng kế hoạch tuyn sinh hằng năm trên cơ sở nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của ngành, địa phương và năng lực đào tạo của nhà trường.

2. Trường trung cấp chỉ được tổ chức tuyển sinh, đào tạo trình độ trung cấp và trình độ sơ cấp sau khi được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu có).

3. Trường trung cấp tổ chức và quản lý đào tạo giáo dục nghề nghiệp theo mục tiêu, chương trình đào tạo; thực hiện liên thông, liên kết đào tạo; tổ chức cho người học học tập, thực hành và thực tập tại doanh nghiệp theo nội dung của chương trình đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe và tổ chức đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định của Chính phủ.

4. Trường trung cấp tổ chức, quản lý quá trình đào tạo đối với chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài theo quy định của Chính phủ về hợp tác, đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

5. Trường trung cấp liên kết, phối hợp với trường cao đẳng tổ chức đào tạo liên thông từ trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành.

6. Trường trung cấp liên kết với cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học, tổ chức đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Trường trung cấp tổ chức giảng dạy khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông đối với học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành. Thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông khi được cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền cho phép.

8. Trường trung cấp liên kết, phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức giảng dạy chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 30. Hệ thống sổ sách, biểu mẫu quản lý hoạt động giáo dục nghề nghiệp; kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập và xét công nhận tốt nghiệp

1. Trường trung cấp sử dụng hệ thống sổ sách, biểu mẫu quản lý đào tạo các chương trình đào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trường trung cấp thực hiện việc kiểm tra, thi, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, tu dưỡng, tham gia các hoạt động xã hội của người học; tổ chức kiểm tra, thi và xét công nhận tốt nghiệp cho người học các chương trình đào tạo thuộc giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Điều 31. Cấp và quản lý bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo, giấy chứng nhận

1. Trường trung cấp thực hiện việc quản lý, cấp phát bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp cho người học sau khi tốt nghiệp một trình độ đào tạo giáo dục nghề nghiệp tương ứng; quản lý, cấp chứng chỉ đào tạo cho người học khi học hết chương trình đào tạo thường xuyên (trừ chương trình đào tạo để lấy bằng tốt nghiệp trung cấp và chứng chỉ sơ cấp theo hình thức đào tạo thường xuyên) theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Trường trung cấp thực hiện việc quản lý, cấp giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lưng kiến thức văn hóa trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, theo học trình độ trung cấp tại trường sau khi đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 32. Kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp và bảo đảm chất lượng đào tạo

1. Trường trung cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Điều 67 và Điều 69 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Trường trung cấp có trách nhiệm thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà trường và chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp theo quy định.

Mục 2. HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 33. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp trong hoạt động hợp tác quốc tế

1. Thực hiện các hình thức hợp tác quốc tế trong giáo dục.nghề nghiệp theo quy định tại Điều 47 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch, chương trình hợp tác quốc tế ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của nhà trường phù hợp với mục tiêu hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại Điều 46 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và chủ trương, chính sách của Nhà nước về hội nhập quốc tế trong giáo dục nghề nghiệp.

3. Tổ chức quản lý và triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế theo thẩm quyền.

4. Thực hiện đàm phán, ký kết các thỏa thuận hợp tác với các đối tác nước ngoài theo quy định của pháp luật.

5. Xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin về hoạt động hợp tác quốc tế.

Điều 34. Quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của trường trung cấp

1. Giao nhiệm vụ quản lý hợp tác quốc tế cho tổ chức thuộc trường làm đầu mối tổ chức thực hiện nhiệm vụ về hợp tác quốc tế của trường.

2. Tổ chức các hoạt động hợp tác quốc tế bảo đảm thiết thực, hiệu quả; thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng kết các hoạt động hợp tác quốc tế của nhà trường.

3. Phối hợp với các cơ quan hữu quan bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động hợp tác quốc tế.

Chương IV

NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI HỌC TRONG TRƯỜNG TRUNG CẤP

Mục 1. NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG

Điều 35. Nhà giáo trong trường trung cấp

1. Nhà giáo trong trường trung cấp được gọi là giáo viên. Chức danh của giáo viên trong trường trung cấp quy định tại Điều 53 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

2. Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ; chế độ làm việc; việc bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao đối với nhà giáo trong trường trung cấp thực hiện theo quy định của Bộ hường Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Trường trung cấp tuyển dụng, thực hiện chế độ làm việc, đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ và các chế độ, chính sách khác đối với nhà giáo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và theo quy định của pháp luật.

Điều 36. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo

Nhà giáo trong trường trung cấp thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định tại Điều 55 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Chấp hành các quy chế, nội quy, quy định của nhà trường.

2. Thực hiện quy định về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp theo quy định do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

3. Được bố trí giảng dạy theo ngành, nghề được đào tạo; được lựa chọn phương pháp, phương tiện giảng dạy nhằm phát huy năng lực cá nhân, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo; được bảo đảm trang thiết bị, phương tiện, điều kiện làm việc để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; được cung cấp thông tin liên quan đến nhiệm vụ và quyền hạn được giao.

4. Được hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và các chính sách khác theo quy định của pháp luật; nhà giáo trong các trường trung cấp công lập làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.

5. Được đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị theo kế hoạch và điều kiện của nhà trường; được tham gia vào việc quản lý và giám sát hoạt động của nhà trường; được tham gia công tác Đảng, đoàn thể và các hoạt động xã hội theo quy định của pháp luật.

6. Được bảo vệ danh dự, nhân phẩm; được tham gia bàn bạc, thảo luận, góp ý về các chủ trương, kế hoạch phát triển đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu giảng dạy, nội dung, phương pháp giảng dạy, tổ chức quản lý của trường, quyền lợi của nhà giáo; được nghỉ hè, nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. Được dự các cuộc họp hội đồng do trường thành lập khi các hội đồng này giải quyết các vấn đề có liên quan đến người học của lớp mình được phân công quản lý, phụ trách.

7. Được ký hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục khác nhưng phải thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 55, Điều 57 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, Điều này và phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác.

8. Được hưởng các chính sách quy định tại Điều 58 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

9. Nhà giáo tham gia hoạt động khoa học và công nghệ được hưởng quyền theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ; nhà giáo làm công tác quản lý trong trường trung cấp nếu tham gia giảng dạy thì được hưởng các chế độ đối với nhà giáo theo quy định của pháp luật và quy định hợp pháp của trường.

10. Tham gia quản lý người học; tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và đóng góp trách nhiệm với cộng đồng.

11. Chịu sự giám sát của nhà trường về nội dung, chất lượng, phương pháp giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

12. Hoàn thành các công việc khác được trường, khoa hoặc bộ môn phân công.

Điều 37. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ quản lý, viên chức, người lao động

Cán bộ quản lý, viên chức, người lao động làm công tác quản lý, phục vụ trong trường trung cấp có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh các nhiệm vụ, chức trách được phân công; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật và trong hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.

Điều 38. Việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động

1. Nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động làm công tác giảng dạy, quản lý, phục vụ trong trường trung cấp công lập được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động.

2. Nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động làm công tác giảng dạy, quản lý, phục vụ trong trường trung cấp tư thục được tuyển dụng theo quy định của pháp luật về lao động.

3. Việc tuyển dụng, sử dụng nhà giáo phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp, hiệu quả công tác và quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 39. Đánh giá, xếp loại nhà giáo

1. Đánh giá, xếp loại nhà giáo được thực hiện theo quy định của Chính phủ về đánh giá và phân loại viên chức và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Việc đánh giá, phân loại nhà giáo phải phản ánh được thực chất về trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm, kỹ năng nghề, nghiên cứu khoa học, đạo đức và tác phong của nhà giáo.

Mục 2. NGƯỜI HỌC

Điều 40. Người học trong trường trung cấp

Người học trong trường trung cấp quy định tại Điều 59 của Luật Giáo dục nghề nghiệp, bao gồm: Học sinh của chương trình đào tạo trình độ trung cấp và chương trình đào tạo trình độ sơ cấp; học viên của chương trình đào tạo thường xuyên quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 40 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và học sinh của chương trình quy định tại điểm d khoản 1 Điều 43 của Luật Giáo dục.

Điều 41. Nhiệm vụ và quyền của người học

Người học có nhiệm vụ, quyền theo quy định tại Điều 60 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền cụ thể sau đây:

1. Thực hiện nội quy, quy chế, quy định của trường; thực hiện nếp sống văn minh, lành mạnh; tham gia xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của trường.

2. Được học rút ngắn hoặc kéo dài thời gian thực hiện chương trình; được bảo lưu kết quả học tập theo quy định của pháp luật.

3. Được học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo hoặc hợp đồng đã giao kết với trường.

4. Được chọn chương trình học, hình thức học, địa điểm học phù hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và của trường; được tạo điều kiện chuyển đổi chương trình, hình thức và địa điểm học nếu có nguyện vọng và được nơi chuyển đến tiếp nhận.

5. Được sử dụng trang thiết bị, phương tiện của nhà trường phục vụ việc học tập, thực hành, thực tập, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, khởi nghiệp và hoạt động văn hóa, th dục, thể thao. Được bảo đảm các điều kiện về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình học tập, thực hành, thực tập theo quy định của pháp luật.

6. Được cấp bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo tương ứng với trình độ đào tạo, chương trình đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; giấy chứng nhận đủ yêu cầu khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông hoặc giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

7. Đóng học phí và phí dịch vụ khác theo quy định.

8. Được tham gia lao động, hoạt động xã hội, hoạt động đoàn thể, hội học sinh và tổ chức xã hội khác theo quy định của pháp luật.

9. Được trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp của tập thể người học kiến nghị với nhà trường các giải pháp góp phần xây dựng trường, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình; tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.

10. Được hưởng các chính sách đi với người học theo quy định của pháp luật.

11. Thực hiện nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo quy định tại Điều 61 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

12. Tuân thủ các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường, cơ sở thực hành, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nơi thực hành, thực tập.

Chương V

TÀI CHÍNH, TÀI SẢN CỦA TRƯỜNG TRUNG CẤP

Điều 42. Nguồn tài chính của trường trung cấp công lập

1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

2. Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp của trường, bao gồm:

a) Thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công;

b) Thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoạt động liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật;

c) Thu từ cho thuê tài sản công theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí được để lại chi theo quy định.

4. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

5. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Điều 43. Nguồn tài chính của trường trung cấp tư thục

1. Thu từ hoạt động dịch vụ đào tạo theo quy định của Nhà nước.

2. Thu từ hoạt động hợp tác đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

3. Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi ngân hàng, trái phiếu.

4. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có).

5. Nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.

6. Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Điều 44. Sử dụng nguồn tài chính đối với trường trung cấp công lập

1. Chi thường xuyên giao tự chủ.

2. Chi thường xuyên không giao tự chủ, chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

3. Chi không thường xuyên, bao gồm:

a) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; chương trình đầu tư công; chương trình, đề án khác;

b) Chi thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động;

c) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài;

d) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

đ) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;

e) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

4. Phân phối kết quả tài chính trong năm theo quy định của pháp luật.

Điều 45. Sử dụng nguồn tài chính đối với trường trung cấp tư thục

1. Chi thường xuyên, bao gồm:

a) Chi cho các hoạt động đào tạo;

b) Chi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trương kể cả chi thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật.

2. Chi không thường xuyên, bao gồm:

a) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án theo quy định;

b) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;

c) Chi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm tài sản, thiết bị; chi thực hiện các dự án đầu tư khác theo quy định của Nhà nước;

d) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết;

đ) Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Điều 46. Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường trung cấp công lập

1. Nguồn hình thành tài sản công bao gồm:

a) Tài sản công bằng hiện vật do Nhà nước giao theo quy định áp dụng đối với cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 29 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công;

b) Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khấu hao tài sản, nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật;

c) Tài sản được hình thành từ nguồn vốn vay, vốn huy động, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

2. Trường trung cấp công lập thực hiện việc quản lý và sử dụng tài sản công theo quy định của pháp luật.

3. Trường trung cấp công lập có trách nhiệm kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm và kiểm kê theo quyết định kiểm kê, đánh giá lại tài sản công, xác định tài sản thừa, thiếu và nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật; thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

5. Hằng năm, trường trung cấp phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, thống kê và báo cáo định kỳ; công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 47. Quản lý và sử dụng tài sản đối với trường trung cấp tư thục

1. Trường trung cấp tư thục quản lý và sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật đối với đất đai và tài sản nhà nước giao hoặc cho thuê và các tài sản khác thuộc sở hữu của nhà đầu tư để bảo đảm các hoạt động đào tạo của trường.

2. Mọi thành viên trong trường có trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường.

3. Hằng năm, trường trung cấp phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của pháp luật. Chấp hành đầy đủ các chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế, thống kê và báo cáo định kỳ; công khai tài chính theo quy định của pháp luật.

Điều 48. Chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp, rút vốn trong trường trung cấp tư thục

1. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu phần vốn góp của thành viên góp vn trong trường trung cấp tư thục được quy định trong quy chế tổ chức, hoạt động, quy chế tài chính nội bộ của trường, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và phải bảo đảm các nguyên tắc chuyển nhượng sau đây:

a) Người có nhu cầu chuyển nhượng thông báo giá và các yêu cầu chuyển nhượng với hội đồng quản trị;

b) Hội đồng quản trị thông báo giá và yêu cầu chuyển nhượng đến các thành viên góp vốn còn lại và công khai với nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của trường với cùng yêu cầu chuyển nhượng; thông báo phải có giá trị ít nhất 45 ngày;

c) Việc chuyển nhượng thực hiện theo thứ tự: Giữa các thành viên góp vốn của trường theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của từng thành viên; cho nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu các thành viên góp vốn không mua hoặc mua không hết; cho người không phải là thành viên góp vốn và nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động trong trường nếu nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động của trường không mua hoặc mua không hết.

2. Việc rút vốn và chuyển nhượng quyền sở hữu vốn góp phải theo quy định của pháp luật, các quy chế của nhà trường và bảo đảm sự ổn định, phát triển của trường trung cấp tư thục.

3. Trong trường hợp trường bị giải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật.

4. Trường hợp sau khi chuyển nhượng vốn chuyển từ nhiều thành viên sở hữu trường sang còn một thành viên sở hữu trường hoặc từ một thành viên sở hữu trường sang có từ hai thành viên sở hữu trường trở lên thì:

a) Trường hợp sau khi chuyển nhượng vốn còn một thành viên sở hữu trường thì thành viên sở hữu trường đề nghị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị đương nhiệm theo quy định tại khoản 2 và 5 Điều 15 Thông tư này;

b) Trường hợp chuyển nhượng vốn từ một thành viên sở hữu trường sang có từ hai thành viên sở hữu trường trở lên thì thực hiện việc thành lập hội đồng quản trị theo quy định tại Điều 15 Thông tư này.

Chương VI

QUAN HỆ GIỮA NHÀ TRƯỜNG VỚI DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP, CƠ SỞ GIÁO DỤC, GIA ĐÌNH NGƯỜI HỌC VÀ XÃ HỘI

Điều 49. Quan hệ giữa nhà trường với doanh nghiệp

Trường trung cấp chủ động phối hợp với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp, bao gồm:

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp và thị trường lao động.

2. Mời đại diện của doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo của trường; tham gia giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học tập và tư vấn nghề nghiệp cho người học; tham gia là thành viên hội đồng trường, thành viên hội đồng quản trị và tham gia là thành viên hội đồng tư vấn của trường.

3. Phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức cho người học tham quan, học tập, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp, gắn học tập với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

4. Phối hợp với doanh nghiệp tạo điều kiện để nhà giáo nâng cao trình độ kỹ năng nghề, gắn đào tạo với thực tiễn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

5. Hợp tác với doanh nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đào tạo lại cho lao động của doanh nghiệp khi có nhu cầu.

6. Phối hp với doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, sản xuất, ứng dụng, chuyển giao công nghệ.

7. Có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đánh giá hoạt động đào tạo của nhà trường.

Điều 50. Quan hệ giữa trường trung cấp với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học

1. Trường trung cấp phối hợp với trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp.

2. Trường trung cấp liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp để tổ chức các hoạt động đào tạo theo quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

3. Trường trung cấp liên kết với cơ sở giáo dục đại học để thực hiện các hoạt động sau đây:

a) Đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn thi hành;

b) Đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp lên trình độ đại học theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Trường trung cấp liên kết, phối hợp với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định.

Điều 51. Quan hệ giữa nhà trường với gia đình người học

1. Trường trung cấp có trách nhiệm công khai trên trang thông tin điện tử của trường về các nội dung quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này để gia đình người học tham gia giám sát chất lượng đào tạo của trường.

2. Trường trung cấp chủ động phối hợp với gia đình người học để làm tốt công tác giáo dục người học nhằm phát triển toàn diện người học.

3. Trường trung cấp chủ động phối hợp với gia đình người học để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo.

Điều 52. Quan hệ giữa nhà trường với xã hội

1. Trường trung cấp thực hiện liên kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các cơ sở nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, công nghệ và các cơ sở đào tạo khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo, người học tham quan, thực tập, thực hành sản xuất, ứng dụng công nghệ để gắn việc giảng dạy, học tập với thực tế sản xuất và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ xã hội.

2. Trường trung cấp thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng của bộ, ngành, địa phương có liên quan, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong việc xác định nhu cầu đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động.

3. Trường trung cấp phối hợp với các cơ sở văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tạo điều kiện để người học tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,

4. Trường trung cấp tổ chức cho nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học tham gia các hoạt động xã hội; phối hợp với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, nhằm xây dựng môi trường đào tạo lành mạnh.

5. Trường trung cấp có cơ chế để xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chương VII

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 53. Trường trung cấp có trách nhiệm

1. Tổ chức thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, rà soát các hoạt động, quy định về nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học để đáp ứng quy định tại Thông tư này.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường trung cấp, hiệu trưởng nhà trường có trách nhiệm gửi các cơ quan sau đây:

a) Cơ quan chủ quản trường đối với trường trung cấp công lập;

b) Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi trường đặt trụ sở chính.

4. Sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành quy chế tổ chức, hoạt động và các quy định nội bộ khác của trường phù hợp vơi quy định tại Thông tư này.

5. Giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và xã hội về các hoạt động của nhà trường theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư này.

6. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp tình hình tổ chức hoạt động của trường và gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và cơ quan chủ quản của trường,

7. Gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc phân hiệu việc công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.

Điều 54. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm

1. Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Thông tư này; thực hiện thống kê hằng năm và xây dựng cơ sở dữ liệu về các trường trung cấp.

2, Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này; .xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; hủy bỏ hoặc kiến nghị hủy bỏ các quyết định trái với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

3. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

Điều 55. Cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có trách nhiệm

1. Chỉ đạo các trường trung cấp công lập trực thuộc tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý các trường trung cấp công lập trực thuộc; giải quyết khó khăn, vướng mắc theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền và xử lý vi phạm đối với các trường trung cấp công lập trực thuộc theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định thành lập hội đồng trường trung cấp công lập trực thuộc.

5. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng, cục Giáo dục nghề nghiệp) kết quả thành lập hội đồng trường, bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập trực thuộc.

Điều 56. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm

1. Chỉ đạo các trường trung cấp công lập trực thuộc và trường trung cấp tư thục trên địa bàn tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc quản lý các trường trung cấp trên địa bàn; giải quyết khó khăn, vướng mắc theo quy định của pháp luật.

3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền; xử lý vi phạm đối với các trường trung cấp công lập trực thuộc và trường trung cấp tư thục trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

4. Quyết định bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, cách chức hiệu trưởng trường trung cấp công lập trực thuộc. Công nhận, thôi công nhận hiệu trưởng trường tư thục có trụ sở chính trên địa bàn.

5. Định kỳ hằng năm tổng hợp, báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) kết quả thành lập hội đồng trường, bổ nhiệm hiệu trưởng trường trung cấp công lập trực thuộc và công nhận, thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục trên địa bàn.

Điều 57. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm

1. Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về tình hình thực hiện Thông tư này của các trường trung cấp trên địa bàn.

2. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định tại Thông tư này theo thẩm quyền; xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật; hủy bỏ hoặc kiến nghị hủy bỏ các quyết định trái với quy định tại Thông tư này.

3. Giám sát việc công khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp của các trường trung cấp có trụ sở chính hoặc phân hiệu trên địa bàn.

4. Công nhận, chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị trường trung cấp tư thục có trụ sở chính trên địa bàn. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định công nhận, thôi công nhận hiệu trưởng trường trung cấp tư thục.

5. Cử đại diện tham gia là thành viên hội đồng trường hoặc hội đồng quản trị trường trung cấp khi được đề nghị.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 58. Điều khoản chuyển tiếp

1. Đối với trường trung cấp công lập có chủ tịch hội đồng trường là hiệu trưởng thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc khi có thay đổi về nhân sự giữ chức chủ tịch hội đồng trường. Kết thúc nhiệm kỳ, việc thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

2. Đối với trường trung cấp tư thục có chủ tịch hội đồng quản trị không là thành viên góp vốn thì tiếp tục thực hiện cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ theo quyết định của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường đặt trụ sở chính hoặc khi có thay đổi về nhân sự giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Kết thúc nhiệm kỳ, việc thành lập hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

Điều 59. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2021.

2. Thông tư số 47/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định về Điều lệ trường trung cấp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Bãi bỏ Điều 2 Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu có vưng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng và các Phó Thủ tư
ng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND, Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố
trc thuộc Trung ương;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo; Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- TTTT (để đăng Cổng TTĐT Bộ LĐTBXH);
- Lưu: VT, TCGDN
N.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

PHỤ LỤC

CÁC MẪU VĂN BẢN
(Kèm theo Thông tư số 14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Mẫu số 01

Văn bản đề nghị thành lập hội đồng trường

Mẫu số 02

Biên bản họp bầu hội đồng trường

Mẫu số 03

Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

Mẫu số 04

Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

Mẫu số 05

Văn bản đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

Mẫu số 06

Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

Mẫu số 07

Văn bản đề nghị công nhận hội đồng quản trị

Mẫu số 08

Biên bản họp bầu hội đồng quản trị

Mẫu số 09

Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị

Mẫu số 10

Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị

Mẫu số 11

Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị

Mẫu số 12

Văn bản đề nghị công nhận hiệu trưởng

Mẫu số 13

Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị công nhận hiệu trưởng

Mẫu số 14

Văn bản đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng

Mẫu số 15

Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng

Mẫu số 01. Văn bản đề nghị thành lập hội đồng trường

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......../........
V/v thành lập hội đồng trường

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường]

I. Nêu lý do đề nghị thành lập hội đồng trường, tóm tắt việc thực hiện quy trình thành lập hội đồng trường ...........................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

II. Căn cứ tiêu chuẩn chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường và kết quả thực hiện quy trình bầu thành viên tham gia hội đồng trường, ................(3).................. đề nghị [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường] xem xét, thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ ............................ ....................................

1. Tóm tắt về nhân sự đề nghị giữ chức chủ tịch hội đồng trường

- Họ và tên: .........................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

- Quê quán: ..................................Dân tộc: ..............................

- Trình độ văn hóa, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: ...........................................................................................................

- Tóm tắt quá trình công tác:

Từ tháng năm

Đến tháng năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ...

2. Tóm tắt về nhân sự đề nghị giữ chức thư ký hội đồng trường

- Họ và tên: .........................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

- Quê quán: ..................................Dân tộc: ..............................

- Trình độ văn hóa, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: ...................................................................................................................

- Tóm tắt quá trình công tác:

Từ tháng năm

Đến tháng năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ...

3. Danh sách trích ngang thành viên hội đồng trường

TT

Họ và tên

Chức vụ và đơn vị hiện đang công tác

Chức danh trong hội đồng trường

(Hồ sơ đề nghị thành lập hội đng trường kèm theo)

.......(3)........ đề nghị [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường] xem xét, quyết định thành lập Hội đồng trường của ..................(2)...................../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, .....

(4)

(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập.

(2) Tên trường trung cấp công lập.

(3) Tên trường đối với đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên, tên hội đồng trường đối với đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp.

(4) Hiệu trưởng hoặc người được giao quản lý, phụ trách, điều hành trường trung cấp công lập đối với đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ đầu tiên; Chủ tịch hội đồng trường đương nhiệm đối với đề nghị thành lập hội đồng trường nhiệm kỳ kế tiếp.

Mẫu số 02. Biên bản họp bầu hội đồng trường

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP
BẦU HỘI ĐỒNG TRƯỜNG CỦA...(2)...

I. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: Bắt đầu từ ...... giờ ....... ngày ...... tháng ..... năm.......................

2. Địa điểm: Tại .................................................................................

II. Thành phần

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ........người.

a) Có mặt: ......../....

b) Vắng mặt: ....../.... (lý do): ...................... (ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do thành lập hội đồng trường, tóm tắt việc thực hiện quy trình bầu hội đồng trường.

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự họp về từng người được giới thiệu để tham gia hội đồng trường.

3. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự tham gia hội đồng trường

IV. Kết quả bỏ phiếu

1. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự tham gia hội đồng trường

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: ................. phiếu.

- Số phiếu thu về: ................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: ................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: ................. phiếu.

b) Kết quả phiếu bầu tham gia hội đồng trường từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, danh sách hội đồng trường ....(2).... gồm các thành viên sau (xếp theo thứ tự phiếu bầu từ cao xuống thấp):

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác

(Có biên bản kim phiếu kèm theo)

2. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự giữ chức chủ tịch hội đồng trường

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: ................ phiếu.

- Số phiếu thu về: ................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: ................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: ................. phiếu.

b) Kết quả số phiếu bầu giữ chức chủ tịch hội đồng trường từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, ông/bà ............................ được bầu giữ chức chủ tịch hội đồng trường.

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

3. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự giữ chức thư ký hội đồng trường

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: ................ phiếu.

- Số phiếu thu về: ................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: ................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: ................. phiếu.

b) Kết quả số phiếu bầu giữ chức thư ký hội đồng trường từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so vi tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, ông/bà ........................ được bầu giữ chức thư ký hội đồng trường.

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành ......... bản và được các thành viên tham dự cuộc hp nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào .... giờ.... ngày .... tháng .... năm ............../.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan ch quản trường trung cấp công lập.

(2) Tên trường trung cấp công lập.

Mẫu số 03. Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./........
V/v thay thế [chức danh trong hội đồng trường]

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường]

I. Nêu lý do đề nghị thay thế [chức danh trong hội đồng trường], tóm tắt quy trình thực hiện ..........

.............................................................................................................................................

II. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn tham gia hội đồng trường và kết quả thực hiện quy trình bầu thành viên thay thế tham gia hội đồng trường, Hội đồng trường của ................(2)................ đề nghị [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đng trường] xem xét, quyết định thay thế [chức danh trong hội đồng trường].

1. Nhân sự bị thay thế

- Họ và tên: .......................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................................

- Chức danh trong hội đồng trường: .................................................................................

2. Nhân sự đề nghị thay thế (nhân sự mới)

- Họ và tên: ......................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ..................................................................................................

- Quê quán: ...............................................Dân tộc: .........................................................

- Trình độ văn hóa, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: ........................................................................................................................

............................................................................................................................................

- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay: .................................................................................

- Tóm tắt quá trình công tác [áp dụng đối với việc thay thế chức danh chủ tịch, thư ký hội đồng trường]:

Từ tháng năm

Đến tháng năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), kể cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ...

(Hồ sơ đề nghị thay thế [chức danh trong hội đồng trường] kèm theo)

Hội đồng trường của ............(2)................... đề nghị [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường] xem xét, quyết định thay thế [chức danh trong hội đồng trường]./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(3)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập.

(2) Tên trường trung cấp công lập.

(3) Chủ tịch hội đồng trường hoặc người được giao điều hành hội đồng trường khi khuyết chủ tịch hội đồng trường.

Mẫu số 04. Biên bản họp hội đồng trường về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐNG TRƯỜNG
V
/v thay thế [chức danh trong hội đồng trường]

1. Thời gian: Bắt đầu từ ...... giờ ....... ngày ...... tháng ..... năm.......................

2. Địa điểm: Tại .................................................................................

II. Thành phần

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ........người.

a) Có mặt: ......../....

b) Vắng mặt: ....../.... (lý do): ...................... (ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do thay thế [chức danh trong hội đồng trường], tóm tắt việc thực hiện quy trình thay thế [chức danh trong hội đồng trường].

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự họp về người được giới thiệu để tham gia hội đồng trường.

3. Cuc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự đề nghị thay thế tham gia hội đồng trường

a) Kết quả bỏ phiếu:

- S phiếu phát ra: ....................... phiếu.

- Số phiếu thu về: ....................... phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: ....................... phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: ....................... phiếu.

b) Kết quả số phiếu bầu tham gia hội đồng trường từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, danh sách thay thế tham gia hội đồng trường ............(2).............. gồm các thành viên sau (xếp theo thứ tự phiếu bầu từ cao xuống thấp):

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành ......... bản và được các thành viên tham dự cuộc hợp nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào .......... giờ.... ngày ......... tháng .... năm.............../.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập.

(2) Tên trường trung cấp công lập.

Mẫu số 05. Văn bản đề nghị miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./........
V/v miễn nhiệm, cách chức [chức danh trong hội đồng trường]

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường]

Nêu lý do đề nghị miễn nhiệm, cách chức [chức danh trong hội đồng trường], tóm tắt quy trình thực hiện .................................................................................................................

............................................................................................................................................

Hội đồng trường của ..........(2)................ đề nghị [Cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng trường] xem xét, quyết định miễn nhiệm, cách chức [chức danh trong hội đồng trường] đối với ông/bà........................../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(3)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập.

(2) Tên trường trung cấp công lập.

(3) Chủ tịch hội đồng trường hoặc người được giao điều hành hội đồng trường khi khuyết chủ tịch hội đồng trường.

Mẫu số 06. Biên bản họp hội đồng trường về việc miễn nhiệm, cách chức chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐNG TRƯỜNG

V/v miễn nhiệm, cách chức [chức danh trong hội đồng trường]
(áp dụng đối với chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng trường không là công chức, viên chức)

I. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: Bắt đầu từ ...... giờ ....... ngày ...... tháng ..... năm.......................

2. Địa điểm: Tại .................................................................................

II. Thành phần

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ........người.

a) Có mặt: ......../....

b) Vắng mặt: ....../.... (lý do): ...................... (ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do, tóm tắt việc thực hiện quy trình miễn nhiệm, cách chức [chức danh trong hội đồng trường].

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự cuộc họp.

3. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự đề nghị miễn nhiệm, cách chức

Kết quả bỏ phiếu (3):

- Số phiếu phát ra: ..................phiếu.

- Số phiếu thu về: ....................phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: .................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: .................. phiếu.

- Số phiếu đồng ý miễn nhiệm, cách chức: .................. phiếu.

- Số phiếu không đồng ý miễn nhiệm, cách chức: .................. phiếu.

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành .............. bản và được các thành viên tham dự cuộc hp nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào ......... giờ.... ngày ..... tháng .... năm ............/.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên cơ quan chủ quản trường trung cấp công lập.

(2) Tên trường trung cấp công lập.

(3) Trường hp min nhiệm, cách chức nhiều người thì tách kết quả bỏ phiếu theo từng người.

Mẫu số 07. Văn bản đề nghị công nhận hội đồng quản trị

.....(1).....
.........(2).........

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ..../.......
V/v công nhận hội đồng quản trị

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Người có thẩm quyền công nhận hội đồng quản trị]

I. Nêu lý do đề nghị công nhận hội đồng quản trị, tóm tắt việc thực hiện quy trình công nhận hội đồng quản trị .................................................................................................

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

II. Căn cứ tiêu chuẩn chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị và kết quả thực hiện quy trình bầu thành viên tham gia hội đồng quản trị, .............(2).................đề nghị [Người có thẩm quyền công nhận hội đồng quản trị] xem xét, quyết định công nhận hội đồng quản trị ............(1).......... nhiệm kỳ ...........................................

Danh sách trích ngang thành viên hội đồng quản tr

TT

Họ và tên

Chức vụ và đơn vị hiện đang công tác

Chức danh trong Hội đồng quản trị

(Hồ sơ đề nghị công nhận hội đồng quản trị kèm theo)

..............(2)................. đề nghị [Người có thẩm quyền công nhận hội đng quản trị] xem xét, quyết định công nhận hội đồng quản trị .......................(1)....................... nhiệm kỳ .............../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(2)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

(2) Người đại diện hp pháp của thành viên đứng tên thành lập trường đối với đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiên hoặc chủ tịch hội đồng quản trị đương nhiệm đối với đề nghị công nhận hội đồng quản trị nhiệm kỳ kế tiếp.

Mẫu số 08. Biên bản họp bầu hội đồng quản trị

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP
BẦU HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ..........(1)...........

I. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: Bắt đầu từ ...... giờ ....... ngày ...... tháng ..... năm.......................

2. Địa điểm: Tại .................................................................................

II. Thành phần

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ........người.

a) Có mặt: ......../....

b) Vắng mặt: ....../.... (lý do): ...................... (ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do công nhận hội đồng quản trị, tóm tắt việc thực hiện quy trình bầu hội đồng quản trị.

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự họp về từng người được giới thiệu để tham gia hội đồng quản trị.

3. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự tham gia hội đồng quản trị.

IV. Kết quả bỏ phiếu

1. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự tham gia hội đồng quản trị

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: .................. phiếu.

- Số phiếu thu về: .................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: .................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: .................. phiếu.

b) Kết quả số phiếu bầu tham gia hội đồng quản trị từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, danh sách hội đồng quản trị ....(1).... gồm các thành viên sau (xếp theo thứ tự phiếu bầu từ cao xuống thấp):

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

2. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: .................. phiếu.

- Số phiếu thu về: .................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: .................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: .................. phiếu.

b) Kết quả số phiếu bầu giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, ông/bà ..................... được bầu giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị.

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

3. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự giữ chức thư ký hội đồng quản trị

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: .................. phiếu.

- Số phiếu thu về: .................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: .................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: .................. phiếu.

b) Kết quả số phiếu bầu giữ chức thư ký hội đồng quản tr từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, ông/bà ............................... được bầu giữ chức thư ký hội đồng quản trị.

(Có biên bản kim phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành .............. bản và được các thành viên tham dự cuộc hp nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào ............. giờ.... ngày ......... tháng .... năm ................/.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

Mẫu số 09. Văn bản đề nghị thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ......./.........
V/v thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị]

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Người có thẩm quyền công nhận hội đồng quản trị]

I. Nêu lý do đề nghị thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị], tóm tắt quy trình thực hiện ........ ...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................

II. Căn cứ cơ cấu, tiêu chuẩn tham gia hội đồng quản trị và kết quả thực hiện quy trình bầu thành viên thay thế tham gia hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị của ............(1)............ đề nghị [Người có thẩm quyền công nhận hội đồng quản trị] xem xét, quyết định thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị].

1. Nhân sự bị thay thế

- Họ và tên: .........................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

- Chức danh trong hội đồng quản trị: .................................................................................

2. Nhân sự đề nghị thay thế (nhân sự mới)

- Họ và tên: .........................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

- Quê quán: ................................................Dân tộc: ..........................................................

- Trình độ văn hóa, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: ..............................................................................................................

.............................................................................................................................................

- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay (nếu có): ....................................................................

(Hồ sơ đề nghị thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị] kèm theo)

Hội đồng quản trị ....................(1).................... đề nghị [Người có thẩm quyền công nhận hội đồng quản trị] xem xét, quyết định thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị]./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(2)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

(2) Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc người được giao điều hành hội đồng quản trị khi khuyết chủ tịch hội đồng quản trị.

Mẫu số 10. Biên bản họp hội đồng quản trị về việc thay thế chủ tịch, thư ký, thành viên hội đồng quản trị

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐNG QUẢN TRỊ
V/v thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị]

I. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: Bắt đầu từ ...... giờ ....... ngày ...... tháng ..... năm.......................

2. Địa điểm: Tại .................................................................................

II. Thành phần

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ........người.

a) Có mặt: ......../....

b) Vắng mặt: ....../.... (lý do): ...................... (ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị], tóm tắt việc thực hiện quy trình thay thế [chức danh trong hội đồng quản trị].

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự họp về người được giới thiệu để tham gia hội đồng quản trị.

3. Cuộc họp tiến hành bỏ phiếu về nhân sự đề nghị thay thế tham gia hội đồng quản tr

a) Kết quả bỏ phiếu:

- Số phiếu phát ra: .................. phiếu.

- Số phiếu thu về: .................. phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: .................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: .................. phiếu.

b) Kết quả phiếu bầu tham gia hội đồng quản trị từ cao xuống thấp của từng người trong danh sách giới thiệu

TT

Họ và tên

Số phiếu đạt được

Tỷ lệ % so với tổng số người được triệu tập

c) Căn cứ kết quả kiểm phiếu, danh sách thay thế tham gia hội đồng quản trị .........(1)............ gồm các thành viên sau (xếp theo thứ tự phiếu bầu từ cao xuống thấp):

TT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành ............. bản và được các thành viên tham dự cuộc hp nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào ....... giờ.... ngày ..... tháng .... năm ............/.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

Mẫu số 11. Văn bản đề nghị chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: ..../........
V/v chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Người có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị]

Nêu lý do đề nghị chấm dứt hoạt động của Hội đồng quản trị ...........................................

............................................................................................................................................

(Hồ sơ đề nghị chấm dứt hoạt động kèm theo)

Thành viên duy nhất sở hữu trường của ..........(1)............... đề nghị [Người có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của hội đồng quản trị] xem xét, quyết định chấm dứt hoạt động của Hội đồng quản trị của ....................................(1)..................................../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(2)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

(2) Thành viên duy nhất sở hữu trường.

Mẫu số 12. Văn bản đề nghị công nhận hiệu trưởng

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: ..../........
V/v công nhận hiệu trưởng

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Người có thẩm quyền công nhận hiệu trưởng]

I. Nêu lý do đề nghị công nhận hiệu trưởng, tóm tắt quy trình lựa chọn công nhận hiệu trưởng .....

..............................................................................................................................................

..............................................................................................................................................

II. Căn cứ tiêu chuẩn hiệu trưởng và kết quả thực hiện quy trình lựa chọn công nhận hiệu trưởng, ......................(2)........................ đề nghị [Người có thm quyền công nhận hiệu trưởng] xem xét, công nhận ông/bà ...............................giữ chức hiệu trưởng ...................(1)...................

Tóm tắt về nhân sự đề nghị công nhận hiệu trưởng:

- Họ và tên: .........................................................................................................................

- Ngày, tháng, năm sinh: ....................................................................................................

- Quê quán: ......................................... Dân tộc: ...............................................

- Trình độ văn hóa, trình độ học vấn, học hàm, học vị, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học: ......................................................................................................................

- Tóm tắt quá trình công tác:

Từ tháng năm

Đến tháng năm

Chức danh, chức vụ, đơn vị công tác (đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội), k cả thời gian được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ...

(Hồ sơ đề nghị công nhận hiệu trưởng kèm theo)

..........(2)........... đề nghị [Người có thẩm quyền công nhận hiệu trưởng] xem xét, quyết định công nhận ông/bà ........................................... giữ chức hiệu trưởng ...................(1).................../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(2)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

(2) Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường.

Mẫu số 13. Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị công nhận hiệu trưởng

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ ............(1)...........
V/v đề nghị công nhận hiệu trưởng

I. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: Bắt đầu từ .......... giờ ............. ngày ............. tháng ................ năm...............

2. Địa điểm: Tại ....................................................................................................................

II. Thành phn

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ...........người.

a) Có mặt: ........../....

b) Vắng mặt: ......../..... (lý do): ..........................(ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c .......................... chức danh .......................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c .......................... chức danh .......................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do công nhận hiệu trưởng, tóm tắt quy trình lựa chọn hiệu trưởng, tiêu chuẩn hiệu trưởng.

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự cuộc họp hội đồng quản trị về người được giới thiệu để đề nghị công nhận hiệu trưởng.

3. Cuộc họp hội đồng quản trị tiến hành biểu quyết về nhân sự đề nghị công nhận hiệu trưởng

Kết quả:

- Số phiếu phát ra: ................... phiếu.

- Số phiếu thu về: ................... phiếu.

- Số phiếu hợp lệ: ................... phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: ................... phiếu.

- Số phiếu đồng ý đề nghị công nhận: ................... phiếu.

- Số phiếu không đồng ý đề nghị công nhận: ................... phiếu.

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành ............... bản và được các thành viên tham dự cuộc họp hội đồng quản trị nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào ......... giờ.... ngày ......... tháng .... năm ............./.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên trưng trung cấp tư thục.

Mẫu số 14. Văn bản đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ...../......
V/v thôi công nhận hiệu trưởng

................, ngày ... tháng ... năm 20....

Kính gửi: [Người có thẩm quyền thôi công nhận hiệu trưởng]

Nêu lý do đề nghị thôi công nhận hiệu hưởng, tóm tắt việc thực hiện quy trình thôi công nhận hiệu trưởng ...........................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

(Hồ sơ đề nghị thôi công nhận kèm theo)

Hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường ................(1)..............đề nghị [Người có thẩm quyền thôi công nhận hiệu trưởng] xem xét, quyết định thôi công nhận hiệu trưởng ..........................(1)......................... đối với ông/bà .........................................../.


Nơi nhận:
- Như trên;
- .....;
- Lưu VT, ....

(2)
(ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

(2) Chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên duy nhất sở hữu trường.

Mẫu số 15. Biên bản họp hội đồng quản trị đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng

.....(1).....
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

................, ngày ... tháng ... năm 20....

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ .............(1)...........
V/v đề nghị thôi công nhận hiệu trưởng

I. Thời gian, địa điểm

1. Thời gian: Bắt đầu từ ...... giờ ....... ngày ...... tháng ..... năm.......................

2. Địa điểm: Tại .................................................................................

II. Thành phần

1. Thành phần (ghi đầy đủ thành phần được triệu tập theo quy định).

2. Số lượng được triệu tập: ........người.

a) Có mặt: ......../....

b) Vắng mặt: ....../.... (lý do): ...................... (ghi rõ họ và tên, lý do vng mặt của từng người).

3. Chủ trì cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

4. Thư ký cuộc họp: Đ/c ............................ chức danh.................................

III. Nội dung

1. Nêu lý do thôi công nhận hiệu trưởng, tóm tắt quy trình thôi công nhận hiệu trưởng.

2. Tóm tắt ý kiến nhận xét, đánh giá của các thành viên tham dự cuộc họp hội đồng quản trị.

3. Cuộc họp hội đồng quản trị tiến hành biểu quyết thôi công nhận hiệu trưởng đối với ông/bà..... ............................................................

Kết quả:

- Số phiếu phát ra: ................. phiếu.

- Số phiếu thu về: ................. phiếu.

- Số phiếu hp lệ: ................. phiếu.

- Số phiếu không hợp lệ: ................. phiếu.

- Số phiếu đồng ý đề nghị thôi công nhận: ................. phiếu.

- Số phiếu không đồng ý đề nghị thôi công nhận: phiếu.

(Có biên bản kiểm phiếu kèm theo)

Biên bản này được lập thành...... bản và được các thành viên tham dự cuộc họp hội đồng quản trị nhất trí thông qua.

Cuộc họp kết thúc vào .......... giờ.... ngày ......... tháng .... năm................./.

THƯ KÝ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

CHỦ TRÌ CUỘC HỌP
(ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

(1) Tên trường trung cấp tư thục.

MINISTRY OF LABOR – WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No: 14/2021/TT-BLDTBXH

Hanoi, October 21, 2021

 

CIRCULAR

CHARTERS OF INTERMEDIATE SCHOOLS

Pursuant to Law on Vocational Education dated November 27, 2014 ;

Pursuant to Law on Education dated June 14, 2019;

Pursuant to Decree No. 14/2017/ND-CP dated Febuary 17, 2017 of the Government on the function, duty, authority, and organizational structure of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

At the request of the Director General of the General Department of Vocational Education

The Minister of Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs promulgates the Circular on the Charters of Intermediate schools.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope

This Circular provides for the Charter of intermediate schools, including: Duties and entitlements; organization and management of intermediate schools; organization of educational activities of teachers, managers, public employees, employees, and students of intermediate schools; finance, assets of intermediate schools; the relationship between the school and the enterprises, vocational education institutions, education institutions, students’ families, and society; organization of implementation of the Charter of intermediate schools.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular is applicable to intermediate schools and organizations, individuals who participate in activities of intermediate schools.

2. Foreign-invested intermediate schools are autonomous in terms of their organizational structure shall implement other regulations private intermediate schools in this Circular.

3. This Circular is not applicable to pedagogy intermediate schools.

Article 3. Legal status of intermediate schools

1. An intermediate school has its own legal status, seal and account.

2. An intermediate school is a vocational education institution with autonomy and accountibility in accordance with the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. Rules for naming intermediate schools

1. The Vietnamese name of an intermediate school shall have the elements prescribed in Point a of this Clause and one or more elements prescribed in Point b, c, and d of this Clause:

a) The phrase: “Trường trung cấp” (“Intermediate school”);

b) A phrase indicating the main educational type, field, or group of major, profession;

c) A proper name: a geographical name; the name of a cultural and historical figure; a personal name, the name of the organization that manages and owns the school. The geographical name must be associated with where the school is headquartered;

d) A phrase that is associated with the name of a region, an international name, and the name of a foreign country, WHICH must be related to (i) a national cooperation agreement or (ii) a cooperation program or a joint training program with a foreign country or (iii) a training program of a school that meets the regional standards, international standard, or the foreign country's standards.

2. The name of the school must be clear and consistent with the national tradition, culture, ethics and fine customs; must not cause misunderstanding about the school’s organization and operation or the quality, and class of the school.

3. The school name must not be identical or confusingly similar to that of an existing intermediate school.

4. The international trade name of the school that is translated from the Vietnamese name must use appropriate foreign terms in accordance with international practices. Do not translate the personal name. The international name must not cause confusion with other schools’ names.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Types of intermediate schools

1. Types of intermediate schools regulated by Circular:

a) Public intermediate schools;

b) Private intermediate schools;

c) Foreign-invested intermediate schools.

2. Intermediate schools’ governing bodies include:

Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of sociopolitical organizations;

Units affiliates to Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of sociopolitical organizations;

c) People's Committees of provinces, centrally affiliated cities (hereinafter referred to as “provinces”);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) People's Committees of districts, district-level towns, and distric-level cities (hereinafter referred to as “districts”);

Article 6. State management of intermediate schools

1. Intermediate schools are under mananagement of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs, and the People’s Committees of the provinces where the school’s headquarters and branches are based.

2. Ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of sociopolitical organizations, provincial-level People’s Committees shall cooperate with the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs in performing state management of intermediate schools under its management as prescribed in this Circular and related laws.

Article 7. Regulations on the organization and operation of intermediate schools

1. Regulations on the organization and operation of an intermediate school shall be promulgated by the principal according to (i) the resolution of the school council (if the intermediate school is a public school) or (ii) the resolution of the board of directors (if the intermediate school is a private school) on the basis of adapting regulations of this Circular. These regulations must be suitable with the characteristic of the school, and not contrary to the provisions of related laws.

Intermediate schools of the people’s armed force shall comply with the provisions of this Clause and regulations on the people's armed force.

2. Regulations on the organization and operation of intermediate schools include the following contents:

a) School name, abbreviated name (if any);

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Targets;

d) School’s duties and entitlements;

dd) The organization of training activities, scientific and technological research, production services, and international cooperations;

e) The duties and entitlements of teachers, managers, public employees, employees;

g) The duties and entitlements of students;

h) The organization and management of the school;

Finance and assets;

k) The relationship between the school and enterprises, vocational education institutions, students’ families, and society;

l) Inspection, commendation, and actions against violations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The principal of an intermediate school shall promulgate amended regulations on the organization and operation of his/her school according to the provisions of Clauses 1, 2, and 3 of this Article.

Article 8. Duties and entitlements of intermediate schools

An intermediate school shall perform its duties and entitlements in accordance with the provisions of Article 23 of the Law on Vocational Education, related laws, and the following provisions:

1. Duties:

a) Organize the execution of the intermediate and elementary-level training programs, and other regular training programs according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

b) Organize the development or selection and approval of training programs, textbooks, and learning materials for each major or profession of the school according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

c) Construct enrollment plans and organize enrollment according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

d) Organize training activities; examine, test, consider recognition of graduation; print certificate blanks, manage, issue intermediate vocational training certificates, elementary vocational training certificates, and other training certificates according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs. Organize practical training in health sector, other majors, and professions according to the Government's regulations ;

dd) Manage students, organize sports, culture, art activities, and other comprehensive educational activities according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g) Implement policies on support for provision of training for elementary level and less-than-03-month training for rural workers, female workers, people with disabilities, and other policies in accordance with the law;

h) Recruit, use and manage teachers, managers, public employees, employees of the school in a manner that they are adequate and suitable for the school’s majors, professions, scales, and training standards in accordance with the law;

h) Provide training or have the teaching staff, managers, public employees, and employees of the school undergo training to improve qualifications in accordance with the law;

k) Cooperate with enterprises, organizations, individuals, families of students in vocational education, career counsel, and guidance; organizing visits, internships for teachers and students at enterprises, and assisting students in jobs hunting in accordance with the law;

l) Cooperate with junior high schools, high schools, vocational - continuing education centers, continuing education centers in propagating information, guiding, and classifying students into different levels of the vocational education;

m) Conduct the vocational education-related science and technology duties, apply scientific research results, and transfer new technology to serve the socioeconomic development of ministries, central authorities, and localities;

n) Ensure democracy and transparency in accordance with the law in performing the obligation of training, science, and technology; applying results of scientific research technology transfer in teaching, career counseling for students. There must be a mechanism for students to give feedbacks about training activities and for teachers to evaluate managers, public employees, and employees of the school;

o) Manage, use lands, physical facilities, equipment, finance, and assets of the school in accordance with the law;

p) Provide data about the organization of the vocational education activities of the school to construct a vocational education database; submit periodical and irregular reports as prescribed;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Entitlements:

a) Construct and organize the implementation of development plans, strategies of the school, according to the development strategy of vocational education in order to meet the requirement of the labor market;

b) Organize vocational education training programs according to the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

c) Associate with domestic and foreign vocational education centers, higher education centers, enterprises, Vietnamese and foreign organizations in accordance with the law to utilize and attract social resources to the execution of vocational education training programs to improve training quality, link training with jobs and the labor market. The unit in charge of joint training is responsible for granting diplomas, certificates for students;

d) Cooperate with colleges in organizing continuing education from elementary level, intermediate level to college level in accordance with the Law on Vocational Education and guiding documents;

dd) Cooperate with higher education centers in part-time training university-level and continuing education training from intermediate level to university-level in accordance with the Law on Higher Education and its guiding documents;

e) Cooperate with businesses, facilities of production, businesses, and services in constructing training programs, textbooks, and learning materials; teaching, practice guiding, evaluating learning outcomes for students; cultivating to improve teachers' qualifications;

g) Organize the teaching of mandatory high school knowledge for students who have junior high school diplomas and are participating in intermediate level programs in accordance with the Law on Education and its guiding documents;

h) Run continuing education programs at the high school level in accordance with the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Public intermediate schools shall establish affiliated organizations according to the approved organizational structures in the regulations on the organization and operation of the school; assign, resign, dismiss managerial public employees in accordance with the law applicable to public service providers, public employees, and the hierarchical management of public employees.

Private intermediate schools shall establish organizations affiliated with the school according to the approved organizational structures in the regulations on the organization and operation of the school; assign, remove, dismiss the vice-principal and positions from the department managers, deans, equivalent positions or lower.

k) Organize provisions of training and advanced training for vocational education teachers according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

l) Organize the development and evaluation of vocational skills in accordance with the Government's regulations;

m) Organize the inspection of vocational education quality in accordance with the Government's regulations;

n) Use the revenue from training, science, technology, and services to invest in the development of the school’s physical facilities, fund training activities, increase the school's finance and other activities in accordance with the law;

o) Attract and receive sponsorships, manage, and use these sponsorships for the school’s activities in accordance with the law;

p) Manage, use public assets in accordance with the law on managing and utilizing public assets; manage and utilize financial resources in accordance with the law;

q) Be assigned or leased land and physical facilities from the State; participate in the bidding, ordering, or assigning tasks for public services funded by the State budget in the field of vocational education in accordance with the law; tax incentives and preferencial credit policies in accordance with the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 9. Autonomy and accountability of intermediate schools

Intermediate schools have the autonomy and accountability prescribed in Article 25 of the Law on Vocational Education, related laws, and the following provisions:

1. Autonomy in terms of professional activities

a) Intermediate schools may decide their own targets, missions, strategies and development plans

b) Intermediate schools may determine, declare enrollment methods and targets; decide methods of training organization, management, and forms; decide the joint training with other qualified vocational training centers in accordance with the law; decide the continuing training of elementary level, intermediate level; enroll and manage students; develop training programs; develop and select textbooks that are suitable with the target of each training program; print diplomas, certificates, manage, and issue diplomas, certificates for students according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

c) Intermediate schools may flexibly change their enrolment target each year in the majors, professions specified in the certificate of registration of vocational education activities and the certificate of registration of additiona vocational education activities in accordance with the law;

d) Public intermediate schools that cover their own regular expenditures and investment shall have professional autonomy in accordance with the Government's provisions;

dd) Private intermediate schools have the autonomy to organize vocational education activities and develop the teaching staff in accordance with the law;

e) Intermediate schools may conduct scientific research, international cooperation according to the strategies and development plans of the school, and ensure the quality of the training;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Intermediate schools shall exercise other professional autonomy in accordance with the law.

2. Autonomy in terms of organizational structures and human resources

Public intermediate schools have autonomy in organizational structures and personnel according to regulations on establishment, reorganization, dissolution of public non-business units; quantity of employees and their position in the public non-business unit; autonomy in organizational structures and personnel to carry out professional duties without increasing the quantiy of employees with salary (including salary and allowances) funded by the State budget;

b) Private intermediate schools have autonomy in organizational structure and development of teachers;

c) Intermediate schools may create and promulgate their own regulations on the organizations and operation; regulate functions and duties of affiliated organizations;

b) Intermediate schools may promulgate democratic regulations; promulgate and comply with internal provisions on organizational structures and personnels.

3. Autonomy in terms of finance and assets

Public intermediate schools have autonomy in finance and assets in accordance with the financial autonomy mechanism of public non-business units;

b) Private intermediate schools have autonomy in finance and assets; autonomy in mobilization, use, and management of resources to achieve vocational education targets in accordance with the law;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Accountability

Shall publicize and explain to competent state agencies, students, and society (excluding the information on the list of State secrets) on the following contents:

A )The following information shall be published on the school's website:

Targets, training programs; job positions after graduation; training forms, plans; enrollment plans; annual quantity of students enrolled in each field of study; conditions of teaching and learning quality assurance.

Course fees, tuition fee waivers and reductions, scholarships, enrolment service fees, and other fees of students for each year and the whole course.

Diploma and certificate systems of the school; list of certified students each year; employment rate of graduates.

Results of vocational education quality assessment and other methods of inspection, supervision of training quality.

Organizational structures, legal representatives, internal regulations, and provisions of the school.

b) Make commitments to state authorities and take responsibility for all operations to meet these commitments; must not allow any individuals or organizations to take advantage of the school's identity, physical facilities, and equipments to conduct illegal activities contrary to the law and this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d) Publicly announce enrollment targets, enrollment fields of study, training levels; announce conditions of vocational education assurance for each major, profession granted in the certificate of registration of vocational education activities, certificate of the additional registration of vocational education activities (if any); announce diplomas, certificates for students on www.vanbang.gdnn.gov.vn. Conduct financial reports according to provisions and publicly announce on the school’s website;

dd) Submit reports and provide explanation for competent authorities about contents related to inspection.

Chapter II

ORGANIZATION AND MANAGEMENT OF INTERMEDIATE SCHOOLS

Article 10. Organizational structures, establishments, terminations, dissolutions of intermediate schools

1. Organizational structure of a intermediate school includes:

a) The school council in case of a public intermediate school or the board of directors in case of a private intermediate school;

b) Principal and vice-principals;

c) Divisions and other specialized and professional departments;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Advisory councils;

e) Organization of scientific research and technology; practice facilities, organization of training services, research and development; business operators (if any). Establishments and operations of these units comply with regulations of the law;

g) Branches (if any).

2. Establishments and terminations of branches shall comply with the Government’s regulations.

3. Establishments and dissolutions of organizations affiliated with intermediate schools; organizational structures, duties, entitlements of each organization shall comply with the law's provisions, this Circular, and be included in the regulations on the organization and operation of the school.

Article 11. School councils

1. The school council shall be founded at public intermediate schools. The school council is a management body that represents the school' ownership.

2. The school councils shall have the duties and authorities as prescribed in Clause 2 Article 11 of the Law on Vocational Education and the following provisions:

Request competent agencies to consider approving plans for employment, removal from office, dismissal or approval for resignation, or replacement of school council’s members

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Nominate candidates for the posts of principal and vice-principals; conduct an annual evaluation of the performance of principal and vice-principals; propose removal from office or dismissal of the principal and/or vice-principal to competent agencies; conduct mid-term or irregular surveys of confidence in principals, vice-principals in necessary cases;

d) Request the principal to provide explanations for tasks that he/she have failed to perform or properly and fully perform according to resolutions of the school council. If the school council does not agree with the principal’s explanation, the matter shall be reported to the school’s governing body;

dd) Report and explain annually or irregularly to the school’s governing body, state management agencies of vocational education on the performance of duties, and entitlements of the school council.

3. Operation of school council

The school council’s members shall be convened at least every 03 months. An irregular meetings shall be convened when it is requested in writing by more than 30% of the total number of school council members or by the principal or the chairperson of the school council.

A meeting of the school council is valid when it is attended by at least 70% of the school council’s members. The school council works on the principle of collectives and under majority rule. A resolution of the school council is approved when there is an agreement of more than 50% of the school council's members. In the event of equal votes, the casting vote belongs to the side with the support of the chairperson. The meeting minutes of every meeting must be recorded. The meeting minutes and resolutions of the school council shall be sent to the school council’s members and the school's governing body within 10 working days from the date the meeting is held or the resolution is approved.

b) The term of office of the school council shall comply with Clause 5 Article 11 of the Law on Revolutional Education. The school council may use the seal and personnel of the school to carry out activities within its functions, duties, and entitlements.

c) Authorization of administration of the school council

When the chairperson of the school council can not operate in a period of time prescribed in the resolutions on the organization and operation of the school, that person must be obligated to authorize one of the other school council’s members to assume his/her tasks. The written authorization must be informed to the school council's members, the school governing's body, and publicly announced for the entire school. The time of authorization must not be greater than 06 months.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Currently working in the field of science, technology, production, business, or services related to the functions and duties of the school;

b) Is not blood or family related to other members of the school council.

5. Number, membership structure of the school council, procedures for appointing members, elections of the chairperson, secretary must be prescribed in the regulations on the organization and operation of the school.

6. The chairperson shall not be the principal and shall be elected among the school council’s members under the majority rule and chosen by secret ballot. He/she will be win when he/she is voted by more than 50% of the school council’s members. The chairperson of the school council shall have the following duties and authorities:

Promulgate the operation policies of the school council after the approval of the school governing's body. Regulations on the operation of the school council include: Working modes, working procedures of the school council; duties, authorities of the school council's members; the relationship between the school council and the principal, secretary of grassroots Party organization; the relationship between the school council and the governing body, state management agencies of vocational education in the other localities, agencies, and units; reporting modes of the school council;

b) Convene meetings of the school council;

c) Decide the meeting agendas, preside over meetings, and hold ballots at meetings;

d) Make sure the school council carry out its duties, entitlements prescribed in Clause 2 Article 11 of the Law on Vocational Education and Clause 2 of this Article.

7. The standard of the principal of an intermediate school prescribed in Clause 2 Article 14 of the Law on Vocational Education is applicable to the standard of the chairperson of a school council.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Preparing and submitting report on operation of the school council to the chairperson; preparing meeting agendas, contents, materials and send invitation letters, and acting as secretary at meetings of the school council; construct, complete, and store documents of the school council;

b) Preparing and submitting reports, explanations to the state management agencies and other related agencies according to functions and duties of the school council.

c) Performing duties as a member and other duties assigned by the chairperson.

9. Members of the school council shall carry out duties according to regulations of the council, duties assigned by the council, and other duties according to regulations on the organization and operation of the school.

Article 12. Procedures for the establishment of the school council; replacement of the chairperson, secretary, members of the council

1. Procedures for the establishment of the school council in the first term of office

Determine the number and composition of the school council’s members

b) The organizations prescribed in Point a Clause 3 Article 11 of the Law on Vocational Education shall hold their own meetings to elect representatives to participate in the school council;

c) Request the school’s governing body or relevant business operators to appoint representatives to participate in the school council;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) According to the resolutions that have been approved at the meeting to determine the number, composition of the school council’s members, the meeting to elect the chairperson, secretary, principal, or the assigned person to manage, be in charge of, and operate the school shall send an application prescribed in Clause 3 of this Article through online public services or by post or send directly to the school’s governing body;

e) Within 15 working days from the date of complete application receipt, the head of the school’s governing body shall consider issuing a decision on the school council establishment. The decision on the school council establishment must specify positions of the school council’s members. If the application is rejected, the school’s governing body must respond and provide explanations in writing.

2. Procedures for the establishment of the school council in the subsequent term of office; replacement of the chairperson, secretary, and other members of the council in the operating term of office

3 months before the end of the operating term of office, the incumbent chairperson shall carry out the following contents: Hold a meeting to determine the number and composition of the school council’s members; request the organizations prescribed in Clause 3 Article 11 of the Law on Vocational Education to hold their own meetings to elect representatives to participate in the school council; comply with provisions prescribed in Points c and d Clause 1 of this Article to request an establishment of the school council in the subsequent term of office.

If there are any changes of the chairperson, secretary, and other members during the term of office, the current school council shall hold a meeting and issue a resolution on the replacement of the chairperson, secretary, and other members of the council. When there are changes in the number of the school council’s members, the current school council shall request the school’s governing body to supplement and consolidate the structure and composition in accordance with regulations.

b) The current school council shall send a application prescribed in Clauses 3, 4 of this Article through online public services or by post or send directly to the school's governing body;

c) Within 15 working days from the date of complete application receipt, the head of the school’s governing body shall consider issuing a decision on the establishment of the school council of the subsequent term of office as prescribed in Point a Clause 1 of this Article; or the decision on the replacement of the chairperson, secretary, and members of the council. If the document is rejected, the school’s governing body must respond and provide explanations in writing.

3. An application for the establishment of a school council includes:

Written request from the intermediate schools on the establishment of a school council for the first term of office or written request from the school council on the establishment of a school council for the subsequent term of office, specifying the procedures for appointing members of the school council according to Form No. 01 of the Appendix promulgated with this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Written documents appointing representatives to participate in the school council of the school’s governing body or relevant business operators;

d) Meeting minutes of the election of the school council according to Form No. 02 of the Appendix promulgated with this Circular;

dd) Certified copies of diplomas, certificates of the person who is proposed to be the chairperson of the school council.

4. An application for the replacement of the chairperson, secretary, members of the school council includes:

a) Written request from the school council on the replacement of the chairperson, secretary, members of the council according to Form No. 03 of the Appendix promulgated with this Circular;

b) Meeting minutes from the school council on the replacement of the chairperson, secretary, members of the council according to Form No. 04 of the Appendix promulgated with this Circular;

c) If the chairperson of the school council is replaced, supplement the copies of diplomas, certificates of the person who is proposed to be the chairperson of the council.

Article 13. Removal and dismissal of the chairperson, secretary, and members of the school council

1. In case the chairperson, secretary, and members of the school council are public officers and officials

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. In case the chairperson, secretary, and members of the school council are not public officers and officials

The chairperson, secretary, or a member of the school council shall be dismissed in any of the following cases: He/she has submitted a letter of resignation; he/she has limited civil capacity; his/her health is not good enough to undertake assigned duties although he/she had to leave work for treatment for more than 6 months; his/her dismissal is requested in writing by at least 50% of the members of the school council; he/she has committed violations subject to dismissal prescribed in the school’s regulations;

b) The chairperson, secretary, and members of the school council shall be removed from office in the following cases: He/she has used illegal documents to get appointed; he/she has fail to fulfill the assigned dutieswithout justifiable reasons causing serious consequences; he/she has to serve an imprisonment sentence, a suspended sentence, or a community sentence; he/she has committed serious violations against the law on anti-corruption, thrift practice, anti-dissipation, gender equality, anti-social evil; he/she has committed violations subject to dismissal prescribed in the school’s regulations;

c) The school council shall consider issuing the resolution on dismissal and removal of the chairperson, secretary, and members of the school council; Send the application through online public services, by post or send directly to the school’s governing body;

d) An application for approval for dismissal or remove of the chairperson, secretary, members of the school council includes:

An application form prepared according to Form No. 05 of the Appendix promulgated with this Circular, and other related writing, documents;

Meeting minutes form prepared according to Form No. 06 of the Appendix promulgated with this Circular;

3. If the chairperson is removed, dismissed, the current school council shall send an application to the governing body for designation of a new chairperson of the school council, who will continue performing the dismissed chairperson’s tasks.

4. Within 15 working days from the date of complete application receipt, the head of the school’s governing body shall consider issuing a decision on dismissal, removal of the chairperson, secretary, and members of the school council. If the application is rejected, the school’s governing body must respond and provide explanations in writing.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. An board of directors is the sole representative organization for the owners of the school, established at private intermediate schools with at least 02 or more capital contributors (individual or organization) as members.

If a private intermediate school is owned by 01 member (individual or organization), that member shall be responsible for performing the duties, authorities as prescribed in Clause 2 of this Article.

2. The board of directors shall perform the duties, authorities as prescribed in Clause 2 Article 12 of the Law on Vocational Education and the following provisions:

Prepare programs, materials for the General Meeting of Shareholders; regularly or irregularly convene the General Meeting of Shareholders according to the regulations on the organization and operation of the school;

Approve provisions of number, laboring structures, job positions; recruitment, management, utilization, and development of the teaching staff, managers, public employees, and employees of the school;

c) Construct and present to the General Meeting of Shareholders the investment strategies, facilities development plans, and internal finance resolutions of the school;

d) Approve development strategies and plans in terms of training, scientific research, international cooperations proposed by the principal;

dd) Resolve on the development and update of the regulations on the organization and operation of the school; approve regulations on the organization and operation of the school after the approval of regulations related to finance of the General Meeting of Shareholders;

e) Request the Chairman of People’s Committees of the province where the school is headquartered to consider issuing the decision on the recognition of the principal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Construct and present annual activity reports and financial statements of the school to the General Meeting of Shareholders for approval;

i) Annually or irregularly send reports, presentations of the school’s operations, implementations of commitments to the state management agencies, related parties upon demands.

3. Operations of board of directors

The board of directors shall be convened for a regular meeting at least every 03 months. The chairperson shall decide and hold the irregular meetings, with the approval of at least more than 30% of the board of directors' members;

b) The board of directors shall perform on the principle of collective and under majority rule;

c) A meeting of the board of directors is considered valid when it is attended by at least 70% of the total members of the council;

d) Invitation letters of the board of directors meeting must include the agendas, contents, materials for the meeting and send to members of the board of directors by registered mail or express mail with the signatures of the recipients at least 05 days before the meeting;

dd) Resolutions of the board of directors shall be approved by voting at the meeting according to a rule that each member of the council is considered as a vote, the resolutions shall be considered valid if it is voted by more than 50% of the total members of the council. In the event of equal votes, the chairperson of the board of directors shall have the casting vote. Within 10 working days from the date of the approval of the resolutions of the board of directors, the resolutions must be send to members of the council;

Within 90 working days from the date of the approval of the resolutions of the board of directors, capital contributors and members of the council may petition the competent agencies to consider canceling the resolutions of the board of directors upon the occurrence of the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The contents of the resolutions of the board of directors have violated the regulations on the organization and operation of the school.

g) The term of office of the board of directors shall be as prescribed in Clause 5 Article 12 of the Law on Vocational Education. The chairperson of the board of directors may use the organizational structure and seal of the school to operate within the functions, duties of the board of directors and sign documents, resolutions, and decisions of the board of directors;

h) Authorization to operate the board of directors

If the chairperson of the board of directors is absent for a certain period of time prescribed in the regulations on the organization and operation of the school, authorize one of the members of the board of directors to undertake the role of the chairperson in the time of absence. The written authorization shall be informed to the members of the board of directors, publicly announced in the school, and sent to the Service of Labor – War Invalids and Social Affairs where the school is headquartered for monitoration. The authorization period shall not exceed 06 months.

5. Number, membership structure of the board of directors, procedures for appointing members, elections of the chairperson, secretary must be prescribed in the regulations on the organization and operation of the school.

6. The chairperson is a capital contributor and shall be elected by the board of directors among the members under the majority rule, by secret ballot with the approval of more than 50% of the members of the board of directors. The chairperson of the board of directors shall have the following duties and authorities:

Act as the account holder and take legal responsibility for the financial management and assets of the school, the chairperson may authorize the principal to act as a representative of the account holder, exercise authorities and duties of the account holder within the authorized scope;

b) Construct programs, operation plans of the board of directors; prepare agendas, contents, materials for the meetings of the board of directors; convene and preside over the meetings of the board of directors; organize the approval and take the main responsibility for the resolutions of the board of directors; oversee the organization and implementation of the resolutions of the board of directors; preside over the General Meeting of Shareholders;

c) Operate the board of directors to carry out duties, authorities as prescribed in Clause 2 of this Article.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Decision on the appointment, dismissal of vice-principals;

e) Other duties and tasks as prescribed in the regulations on the organization and operation of the school.

7. The secretary of the board of directors shall be recommended by the chairperson among the members and approved by more than 50% of the total board of directors’ members. The secretary will directly assist the chairperson with the following duties and authorities:

Collect and report the activities of the board of directors to the chairperson; prepare meeting agendas, contents, materials and send invitation letters, and play the role of the secretary at the meetings; construct, complete, and store documents of the board of directors;

b) Prepare reports, explanations to the state management agencies, the General Meeting of Shareholders, and other related agencies according to the functions and duties of the board of directors.

c) Carry out the tasks as a member and other tasks assigned by the chairperson.

8. Members of the board of directors are obligated to carry out tasks according to regulations of the council, tasks assigned by the council, and other tasks according to regulations on the organization and operation of the school.

Article 15. Procedures for the recognition of the board of directors; replacement of the chairperson, secretary, and other members of the board of directors or dismissal of an board of directors in the operating term of office

1. Procedures for the recognition of the board of directors in the first term of office

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The legal representative of the founding member of the school shall convene and preside over the meeting attended by the founders, capital contributors to determine the number and the membership structure of the board of directors.

b) Request the Department of Labor-War Invalids and Social Affairs of the province where the school is headquartered or related facilities of productions, businesses, services to appoint representatives to participate in the board of directors;

c) Party organizations, unions, and teachers shall hold their own meetings to appoint representatives to participate in the board of directors;

d) The election of the chairperson and secretary shall be conducted by secret ballots;

dd) The legal representative of the founding member of the school shall send an application for recognition prescribed in clause 3 of this Article through online public services, by post, or send directly to the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the province where the school’s main facility is based;

e) Within 15 working days from the date of receipt of the complete application for the recognition of the board of directors of the private intermediate school, the Director of the Department of Labor-War Invalids and Social Affairs shall consider issuing a decision on the board of directors recognition. The decision on the board of directors recognition must specify the identities of the board of directors’ members. If the application is rejected, provide explanations through written documents.

2. Procedures for the recognition of the board of directors in the subsequent term of office; replacement of the chairperson, secretary, and other members of the board of directors or dismissal of an board of directors in the operating term of office

03 months before the end of the operating term of office, the incumbent chairperson shall carry out the following contents: Hold a meeting to determine the number and membership structure of the council; request the party organizations, unions, and teachers to hold their own meetings to appoint representatives to participate in the board of directors; carry out the provisions prescribed in Points a, d Clause 1 of this Article to demand a recognition of the subsequent board of directors.

If there are any changes of the chairperson, secretary, members of the council, or changes of the capital contributors (from many to 01) in the operating term, the incumbent board of directors shall hold meetings, issue resolutions on the replacement of the chairperson, secretary, and other members of the council; the sole owner of the school demand dismissal of the incumbent board of directors.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Within 15 working days from the date of complete application receipt, the Director of the Department of Labor-War Invalids and Social Affairs of the province where the school is headquartered shall consider issuing the decision on the recognition of the board of directors as prescribed in Point e Clause 1 of this Article; the decision on the replacement of the chairperson, secretary, and members of the board of directors; the decision on dismissal of the board of directors. If the application is rejected, provide explanations through written documents.

3. 01 set of the application for the recognition of the board of directors includes:

Written request from the legal representative of the founder of the school on the recognition of the board of directors in the first term of office, from the board of directors on the recognition of the board of directors in the subsequent term of office, specifying the procedures for the appointment of members according to Form No. 07 of the Appendix promulgated with this Circular;

b) Writing on appointing representatives to participate in the board of directors of the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the province where the school is headquartered or of the related facilities of productions, businesses, and services;

c) Writing on appointing representatives to participate in the board of directors of organizations prescribed in Point a Clause 3 Article 11 of the Law on Vocational Education;

d) Meeting minutes of electing the board of directors according to Form No. 08 of the Appendix promulgated with this Circular;

4. 01 set of the application for the replacement of the chairperson, secretary, members of the board of directors includes:

Written request on the replacement of the chairperson, secretary, members of the board of directors according to Form No. 09 of the Appendix promulgated with this Circular;

b) Meeting minutes from the board of directors on replacing the chairperson, secretary, members of the council according to Form No. 10 of the Appendix promulgated with this Circular;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 16. Principals of intermediate schools

1. Roles and position of the principal of an intermediate school

The principal of an intermediate school is the head of that school, who is the legal representative of the school and takes the responsibility to manage the operation of the school;

b) The principal of an intermediate school shall operate the organizational structure of the school.

c) The principal’s term of office is 05 years;

d) The principal of a public intermediate school may be re-appointed for another term of office, but shall not exceed 02 consecutive terms of office;

dd) The principal of a public intermediate school shall act as the account holder and take legal responsibility for the financial management and assets of the school.

e) The principal of a private intermediate school shall not be a cadre, public officer, or official.

2. The principal of an intermediate school must have the adequate standards as prescribed in Clause 2 Article 14 of the Law on Vocational Education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. The principal of an intermediate school shall have the following duties:

Construct training development strategies and plans, carry out the duties of science and technology, international cooperation of the school and present them to the school council for public intermediate schools, or board of directors for private intermediate school for approval;

b) Manage physical facilities, assets, finance of the school, and effectively organize the exploitation and utilization of mobilized resources to serve vocational education activities in accordance with the law;

c) Construct the regulations on the number, labor structure, job position, recruitment, management, utilization, and development of the teaching staff, managers, public employees, and employees to present to the school council and competent agencies for public intermediate schools or the board of directors for private schools for approval;

d) Conduct annual evaluation and classification of teachers, managers, public employees, and employees in accordance with the provisions;

dd) Conduct and implementation of the resolutions of the school council, board of directors; consult with the chairperson of the school council or the chairperson of the board of directors to come up with a solution in accordance with the law if the resolution shows signs of violation, affecting the operation of the school. If there is disagreement on the solution, the principal shall report to the school's governing body for public intermediate schools or the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the province where the school is headquartered for private intermediate schools;

e) Regularly take care and improve working, teaching, and learning conditions for teachers, managers, public employees, employees, and students of the school;

g) Direct the establishment of a good and friendly training environment; ensure political security and social safety and order in the school;

h) Conduct the implementation of democratic regulations in the school; conduct the state policies for teachers, managers, public employees, employees, and students of the school in accordance with the provisions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



k) Conduct other duties in accordance with the law.

5. The principal of an intermediate school have the following entitlements:

a) Decide on the implementation of policies, duties, and entitlements of the school prescribed in Article 8 and Article 9 of this Circular;

b) Decide on the establishment of professional departments, faculties, subjects, and the school’s affiliated organizations according to the organizational structure approved in the regulations on the organization and operation of the school prescribed in Article 10 of this Circular;

c) Decide on the appointment, removal from office, dismissal or approval for resignation of the manager or vice-manager of departments, faculties, and school’s affiliated organizations according to the hierarchical management of public employees ( if it is a publice intermediate school); decide on the designation, dismissal or approval for resignation from office of the manage or vice-manager of departments, faculties, and school’s affiliated organizations (if it is a private intermediate school);

d) Recruit, manage, and use the teaching staff, managers, public employees, and employees of the school effectively in accordance with the law; decide on the conclusion of employment contracts of the teachers, managers, and employees in accordance with the law on public employees and labor;

dd) Conclude the contracts of professional training for students in accordance with the law;

e) Sign the lease, joint-venture, affiliate contracts with other vocational education institutions, facilities of productions, businesses, and services to conduct professional training; study the application of scientific vocational education topics, experiment, apply and transfer new technology to serve the socio-economic development of ministries, central authorities, localities or facilities of productions, businesses, and services in accordance with the law;

g) Decide on the commendation or discipline of the teachers, managers, public employees, employees, and students within the hierarchical manage entitlements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i) Issue intermediate, elementary certificates, and training certificates for students according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

k) Issue the certificates of adequate mandatory high school knowledge for students with junior high school certificates, who are participating in intermediate-level training after the process of learning and examining in accordance with the Law on Vocational Education and its guiding documents;

l) Consider the opinions of the advisory board before any decisions. In case of disagreement, the principal shall make and take responsibility for his/her decisions. Report to the school council (if it is a public intermediate school) or report to the board of directors (if it is a private intermediate school) in the latest meeting.

m) Organize the self-audit, self-inspection of vocational education quality in accordance with the provisions. Comply with the petitions, decisions related to the results of the inspections, audits of vocational education quality of competent agencies, organizations;

n) Receive certain benefits as per regulations.

Article 17. Procedures and competence for the appointment of principals of public intermediate schools

1. The applications, order, and procedures for the appointment of the principal of a public intermediate school comply with the regulations of the law on public employees.

2. The competence to appoint principals for public intermediate schools complies with regulations prescribed in Point a Clause 4 Article 14 of the Law on Vocational Education.

Article 18. Procedures and competence for the recognition of principals of private intermediate schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



The board of directors or the sole owner of the school shall base the standards for a principal on regulations prescribed in Clause 2 Article 14 of the Law on Vocational Education. Select or make the documents prescribed in Clause 2 of this Article and send them through online public services, by post or send directly to the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the provinces where the school is headquartered.

2. 01 set for the application for the recognition of the principal of a private intermediate school includes:

a) Written request on the recognition of the principal from the board of directors or the sole owner of the school according to Form No. 12 of the Appendix promulgated with this Circular;

d) Meeting minutes of the board of directors on the recognition of the principal according to Form No. 13 of the Appendix promulgated with this Circular;

c) Copies of diplomas, certificates of the person proposed to be the principal of the school.

3. Decision on the appointment of principals of private intermediate schools

Within 15 working days from the date of receipt of the complete application for the recognition of a private intermediate school principal, the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the provinces where the school is headquartered shall consider issuing a decision on the board of directors recognition. If the application is rejected, provide explanations through written documents.

Article 19. Removal from office, dismissal or approval for resignation, and withdrawal of recognition of intermediate school principals

1. Principals of public intermediate schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Principals of private intermediate schools

a) The decision on the withdrawal of recognition of the principal of a private intermediate school complies with the regulations on the organization and operation of the school;

b) The board of directors or the sole owner of the school shall consider, resolve, and make the documents prescribed in Clause 3 of this Article. The documents shall be sent through online public services, by post, or directly to the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the provinces where the school is headquartered.

The application for the withdrawal of recognition of the principal of a private intermediate school shall be sent together with the application for the recognition of the new principal of that private intermediate school.

c) Within 15 working days from the date of receipt of the withdrawal of recognition of the principal of a private intermediate school, the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the provinces where the school is headquartered shall consider issuing a decision on the withdrawal of recognition of the principal of that intermediate school. If the application is rejected, provide explanations through written documents.

3. 01 set for the application for the withdrawal of recognition of the principal of a private intermediate school includes:

a) Written request on the withdrawal of recognition of the principal from the board of directors or the sole owner of the school according to Form No. 14 of the Appendix promulgated with this Circular;

b) Meeting minutes of the board of directors on the withdrawal of recognition of the principal according to Form No. 15 of the Appendix promulgated with this Circular;

Article 20. Vice-principals of intermediate schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The vice-principal of an intermediate school shall ensure the following standards:

a) Have good virtue and ethics

b) Have at least 03-year experience in teaching and managing vocational education and have managerial capability;

c) Have at least a bachelor’s degree;

d) Have good health;

dd) The vice-principal of a public intermediate school shall ensure the standards and conditions of the appointment of managerial public employees comply with the regulations of the law on public employees.

e) The standards of appointment or recognition of the principal shall apply to the vice-principal who is in charge of training.

3. Duties and entitlements of vice-principals:

a) The vice-principal shall undertake certain tasks as assigned by the principal;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. c) The vice-principal’s term of office is 05 years;

5. The applications, order, procedures for the appointment, recognition, removal from office, dismissal or approval for resignation of vice-principals:

a) The applications, order, procedures for the appointment, removal from office, dismissal or approval for resignation of the vice-principal of a public intermediate school comply with the regulations of the law on public employees.

b) The applications, order, procedures for the appointment, dismissal or approval for resignation of the vice-principal of a private intermediate school prescribed specifically in the regulations on the organization and operation of the school. The chairperson of the board of directors shall have the authority to decide on the appointment, dismissal or approval for resignation from office of the vice-principal of a private intermediate school.

Article 21. Advisory board

1. The advisory board in an intermediate school shall be established by the principal so as to give advice to the principal on essential tasks, related to the initiation, performance of duties and entitlements of the school. The advisory board shall operate on a case-by-case and unpaid work basis.

2. Members of the advisory board may include internal and external members of the school who have worked in fields related to the activities that need advice of the principal.

3. The establishment, organization, operation, duties, and entitlements of the advisory board shall be decided by the principal and prescribed in the regulations on the organization and operation of the school.

Article 22. Faculties and subject groups of schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Faculties and subject groups of the school shall have the following duties:

a) Manage teachers, public employees, employees and students of the faculties and subject groups as assigned by the principal;

b) Conduct teaching and learning plans and other extra-curricular activities according to the annual teaching plans of the school according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs, including:

Develop training programs, documents, textbooks, and learning materials of each field of study according to every training level and form of the faculties and subject groups or as assigned by the principal.

Compile detailed outline of related subjects, module to avoid inconsistency and overlapping between them or between training levels.

Organize training, research, and the innovation of teaching methods; apply information and communication technology in teaching to improve the training quality.

Develop and implement the methods of administering tests, examinations, evaluating learning performance. Ensure the educational output is in accordance with the announced commitment and meet the need of the labor market.

c) Make plans and conduct science and technology activities, international cooperations; cooperate with organizations of science and technology, facilities of productions, businesses, and services related to the field of study and mobilize the enterprises’ participation in the training process of faculties and subject groups;

d) Conduct the development plans of the teaching staff; field of study, physical facilities, and equipment for teaching and scientific researching; facilitate the training quality assurance; conduct experiments, scientific research, and application of technique and technology to the training process;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



e) Evaluate teachers, managers, public employees, and employees of faculties, subject groups and participate in evaluating managers of the school in accordance with the school’s regulations;

g) Manage and use the physical facilities and training equipment effectively in accordance with the regulations of the principal; propose and develop supplemental plans, maintain the training equipment of faculties and subject groups;

h) Submit reports according to the regulations of the principal.

3. Deans of faculties, chiefs of subject groups, vice-deans of faculties, vice-chiefs of subject groups

a) Affiliated faculties, subject groups shall have deans of faculties and chief of subject groups and may have vice-deans of faculties and vice-chiefs of subject groups. Deans of faculties, chiefs of subject groups, vice-deans of faculties, and vice-chiefs of subject groups shall be appointed or dismissed by the principal in accordance with the law and the regulations on the organization and operation of the school;

b) The dean of faculty and chief of subject group shall be responsible for managing and operating activities of his/her faculty according to the duties prescribed in Clause 2 of this Article and according to the assignment of the principal;

c) The vice-dean of faculty, vice-chief of subject group shall assist the dean of faculty, chief of subject group in managing and operating activities of that faculty or subject group. The number of vice-deans of faculties, vice-chiefs of subject groups depends on the functions, assigned tasks, and training scale of the faculties, subject groups, specified in the regulations on the organization and operation of the school;

4. Deans of faculties, chiefs of subject groups, vice-deans of faculties, vice-chiefs of subject groups shall ensure the following standards:

a) Have good virtue and ethics

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Have at least a bachelor’s degree (applies to dean of faculty and chief of subject group) related to the field of study of the faculty or subject group;

d) Have adequate standards for intermediate-level teaching;

dd) Have good health;

e) The dean of faculty, chief of subject group, vice-dean of faculty, vice-chief of subject group of a public intermediate school shall ensure the standards and conditions of the appointment of managerial public employees comply with the regulations of the law on public employees.

Article 23. Subject groups of faculties

1. The establishment of the subject group of a faculty shall be decided by the principal.

2. The organization of activities of the subject group of a faculty; the appointment, resignation, dismissal of the chief and vice-chief of the subject group shall be specified in the regulations on the organization and operation of the school.

Article 24. Functional departments

1. Functional departments shall be responsible for giving advice and assisting the principal in the management, collection, proposal, and conduct of main activities of the school namely: training, administration, personnel management, collection, scientific research, international cooperation, and management of students, finance management, management of equipment, capital construction, inspection, and quality assurance.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Heads and vice-heads of functional departments

a) Functional departments may have their heads and vice-heads. The appointment, removal from office, dismissal or approval for resignation of heads and vice-heads shall be decided by the principal as prescribed in the regulations on the organization and operation of the school;

b) The head shall be responsible for managing and operating activities of his/her department according to the duties prescribed in Clause 1 of this Article and according to the assignment of the principal;

c) The vice-head shall assist the head in managing, operating activities of that department. The number of vice-heads depends on the functions, duties, assigned tasks, and training scale of the school as prescribed in the regulations of the organization and operation of the school.

3. The heads and vice-heads shall ensure the following standards:

a) Have good virtue and ethics

c) Have at least a bachelor’s degree related to the functions and duties of the department, and have managerial capability. The head of the department must have at least 02-year experience in managing and teaching;

c) Have good health;

d) The head and vice-head of the department shall ensure the standards and conditions of the appointment of managerial public employees comply with the regulations of the law on public employees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Intermediate schools may establish affiliated organizations to serve the training activities namely: Library; scientific research centers; centers for the application of technique and technology; centers for cooperation with enterprises; workshops; tradition preservation room; clubs; houses of culture and sports; dormitories and cafeterias.

2. Intermediate schools may establish enterprises, practice facilities, facilities of productions, businesses, and services to facilitate the enhancement of knowledge and professional skills of students and teachers. All of the mentioned activities shall comply with the regulations of the law.

3. Organizations prescribed in Clauses 1, 2 of this Article shall not issue certificates, diplomas

4. The establishments, dissolutions, functions, duties, organizational structures, and operations of the organizations prescribed in Clauses 1, 2 of this Article shall be decided by the principal according to the resolutions of the school council (if it is a public intermediate school), or the board of directors (if it is a private intermediate school), provisions of the related law, and specified in the regulations of the organization and operation of the school.

Article 26. Communist Party of Vietnam organizations, unions, and social organizations

1. The Communist Party of Vietnam in intermediate schools shall operate in accordance with the Charters of the Communist Party of Vietnam and regulations of the Constitution and the law.

2. Unions and social organizations in intermediate schools shall operate in accordance with regulations of the Constitution, the law, the Charters of such organization and shall be responsible in contributing to the fulfillment of the vocational training targets.

Chapter III

TRAINING ACTIVITIES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 27. Class organization and academic fields of study

1. Intermediate schools may provide intermediate and elementary level fields of study as prescribed in the Government’s law on the conditions of investment and operation in terms of vocational education. Run continuing education programs prescribed in Points a, b, c, and d Clause 1 Article 40 of the Law on Vocational Education at the request of the labor market;

2. The organization of classes in vocational educating shall be conducted in accordance with regulations of the Minister of the Labor-War Invalids and Social Affairs.

Article 28. Training programs, textbooks

1. According to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs on the minimum amount of knowledge and the capabilities requirement of students after graduating from each training level of fields of study; procedures for the development, inspection, and promulgation of intermediate and elementary level training, and continuing education programs. Intermediate schools shall compile or select and approve intermediate and elementary level, and continuing education programs to use as their training programs.

2. Intermediate schools shall make regular reviews, updates of training textbooks and documents so that they are suitable with the technological technique in production, businesses, and services.

3. Intermediate schools compile or select textbooks; approve them to use as training and learning materials. The training textbooks must specialize the requirements for knowledge and skills of each module, credit, subject in the training program, facilitate the active teaching methods.

Article 29. Enrollment, training organization, and management

1. Intermediate schools shall exercise their autonomy in determining the enrollment target, developing enrollment plans of each year on the basis of the demand for human resources directly engaging in the production, businesses, and services of central authorities, localities, and training capabilities of the school.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Intermediate schools organize and manage vocational education according to their targets, training programs; conduct continuing training, joint training; facilitate students to practice, intern at enterprises according to their training programs in accordance with regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

Intermediate schools organize practical training in health sector and specific training fields of study in accordance with regulations of the Government.

4. Intermediate schools organize, manage the process of joint training programs with foreign countries in accordance with the Government's regulations on foreign cooperation, investment in terms of vocational education.

5. Intermediate schools cooperate with colleges in organizing continuing education from elementary level, intermediate level to college level in accordance with the Law on Vocational Education and guiding documents;

6. Intermediate schools cooperate with higher education centers in part-time training university-level and continuing education training from intermediate level to university-level in accordance with the Law on Higher Education and its guiding documents;

7. Intermediate schools organize the teaching of mandatory high school knowledge for students who have junior high school diplomas and are participating in intermediate level programs in accordance with the Law on Education and its guiding documents; Intermediate schools run continuing education programs at the high school level when approved by competent educational state management agencies;

8. Intermediate schools cooperate with, vocational - continuing education centers, continuing education centers in providing high school level continuing education programs in accordance with regulations of the Law on Education and its guiding documents.

Article 30. Bookkeeping systems, management forms of vocational education activities; tests, examinations, assessment of learning outcomes, and graduation

1. Intermediate schools use the bookkeeping systems and management forms of vocational education training programs according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 31. Grant and management of intermediate diplomas, elementary certificates, training certificates

1. Intermediate schools conduct the management and grant of intermediate diplomas, elementary certificates for students after graduating from the corresponding vocational education training level; manage and issue certificates for students after finishing continuing education training programs (excluding training programs for obtaining intermediate diplomas and elementary certificates in the form of continuing education) in accordance with regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

2. Intermediate schools shall manage, grant certificates of adequate mandatory high school knowledge for students with junior high school certificates, who are participating in intermediate-level training after the process of learning and examining in accordance with the Law on Vocational Education and its guiding documents;

Article 32. Vocational education quality inspection and training quality assurance.

1. Intermediate schools shall conduct duties, entitlements in terms of vocational education quality inspection as prescribed in Article 67 and Article 69 of the Law on Vocational Education.

2. Intermediate schools shall conduct vocational education quality inspection and training quality assurance of the school, intermediate and elementary training programs in accordance with the provisions.

Section 2. INTERNATIONAL COOPERATION

Article 33. Duties and entitlements of intermediate schools in international cooperation

1. Conduct forms of international cooperation in vocational education as prescribed in Article 47 of the Law on Vocational Education.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Manage and implement effectively the international cooperation programs, projects according to entitlements.

4. Negotiate and sign cooperation deals with foreign partners in accordance with the law.

5. Develop the database and information system for international cooperation activities.

Article 34. Management of international cooperation activities of intermediate schools

1. Assign tasks of international cooperation management to affiliates of the school.

2. Organize international cooperation activities in a practical, effective manner; inspect, evaluate, sum up international cooperation activities of the school.

3. Cooperate with relevant agencies in ensuring security, order, and social safety in international cooperation activities.

Chapter IV

TEACHERS, MANAGERS, PUBLIC EMPLOYEES, EMPLOYEES, AND STUDENTS IN INTERMEDIATE SCHOOLS

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 35. Teachers in intermediate schools

1. Educators in intermediate schools shall be called teachers. Titles of teachers in intermediate schools are prescribed in Article 53 of the Law on Vocational Education.

2. Professional standards; working modes; standardized training, advanced training applicable to teachers in intermediate schools shall be conducted according to regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

3. Intermediate schools recruit, conduct modes of working, training, standardized training, and advanced training in professional and other policies applicable to teachers in accordance with regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs, and the law’s provisions.

Article 36. Duties and entitlements of teachers

Teachers in intermediate schools shall have duties and entitlements prescribed in Article 55 of the Law on Vocational Education, and the following duties, entitlements:

1. Teachers shall comply with regulations of the school.

2. Teachers shall comply with regulations on working modes of vocational education teachers according to regulations of the Minister of the Labor-War Invalids and Social Affairs.

3. Teachers are entitled to provide training corresponding with their fields of study; have freedom of choice in teaching methods and aids to promote their capability, improve training quality and effectiveness; be provided with equipment, facilities, conditions to conduct their tasks in accordance with the law; be provided with information related to the assigned tasks and entitlements.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Teachers shall receive training, standardize training, advanced training in professional knowledge, political theories according to plans and conditions of the school; may participate in managing, monitoring activites of the school; may participate in Communist Party, unions, social activities in accordance with the law.

6. Teachers shall have their honor and dignity protected; discuss, propose about policies, training development plans, development of training programs, textbooks, documents, teaching materials, teaching contents, methods, school's management organization, and teachers’ rights; have summer vacations, public holidays, Tet holidays, weekly breaks, and other days off in accordance with the law. Participate in meetings of the school council related to students of the assigned classes.

7. Teachers may sign visiting contracts, conduct scientific research at other vocational education institutions or educational centers, provided that the duties prescribed in Clause 55 and Clause 57 of the Law on Vocational Education are satisfied.

8. Teachers shall receive beneficial policies as prescribed in Clause 58 of the Law on Vocational Education and other benefits in accordance with the law.

9. Teachers who participate in science and technology activities shall receive beneficial policies according to regulations of the Law on Science and Technology; teachers who simultaneously undertake management and teaching in intermediate schools shall receive beneficial polocies in accordance with the law and legal regulations of the school.

10. Teachers shall participate in the management of students; evaluation of managers, public employees, employees and contribute responsibility to the community.

11. Teachers shall receive supervision from the school about teaching contents, quality, methods, and duties of science and technology.

12. Teachers shall fulfill other tasks assigned by the school, faculties, or subject groups.

Article 37. The duties and entitlements of managers, public employees, and employees;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 38. Recruitment and usage of teachers, managers, public employees, employees

1. Teachers, managers, public employees, employees in public intermediate schools shall be recruited in accordance with the law on public employees and labor law.

2. Teachers, managers, public employees, employees in private intermediate schools shall be recruited in accordance with the labor law.

3. Recruitment, usage of teachers shall be based on the basis of their capabilities, professional ethics, working efficiency, and in accordance with related law's provisions.

Article 39. Evaluation and classification of teachers

1. Evaluation and classification of teachers comply with regulations of the Government on evaluation and classification of public employees and guidance of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs.

2. Evaluation and classification of teachers must be true to their professional qualification, pedagogic capabilities, scientific research, ethics, and manners.

Section 2. STUDENTS

Article 40. Students in intermediate schools

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 41. Duties and entitlements of students

Students shall have duties and entitlements prescribed in Article 60 of the Law on Vocational Education and the following duties, entitlements:

1. Comply with regulations of the school; have civilized and healthy lifestyle; participate in developing, preserving, and promoting traditions of the school.

2. Shorten or lengthen programs implementation time; reserve learning outcomes in accordance with the law.

3. Study, practice according to training programs or concluded contracts with the school.

4. Choose study programs, forms, locations suitable with personal capabilities, conditions, and the school; facilitated to change study programs, forms, and locations if wishes.

5. Use equipment, facilities of the school to serve the study, practice, internship, conduct duties of science and technology, entrepreneurship, and activities of culture and sports. Have assurance of conditions on occupational safety and hygiene in the process of the study, practice, internship in accordance with the law.

6. Obtain intermediate diplomas, elementary certificates, training certificates corresponding to each training level, programs according to the regulations of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs; Certificates of adequate mandatory high school knowledge or certificates of general education programs in accordance with the Law on Education and its guiding documents.

7. Pay tuition fees and other service fees as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



9. Make requests directly or through legal representatives of students for solutions to contribute to the development of the school, and protect their legitimate rights and interests; participate in the evaluation of training quality of the school.

10. Receive beneficial policies for students in accordance with the law.

11. Fulfill the commitment to work in a specific period of time prescribed in Article 61 of the Law on Vocational Education.

12. Comply with regulations on occupational safety and hygiene. Preserve, protect assets of the school, practice facilities, facilities of productions, businesses, and services of where the practice occurs.

Chapter V

FINANCE, ASSETS OF INTERMEDIATE SCHOOLS

Article 42. Financial resources of public intermediate schools

1. Fund from the state budget

2. Revenues from provision of public services of the school, including:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b) Revenues from production, business activities; joint venture, association activities in accordance with the law;

c) Revenues from leasing public assets in accordance with the law.

3. Revenues that the school may retain according to regulations of law on fees and charges.

4. Loan, aid, sponsorship sources in accordance with the law.

5. Other legal revenues in accordance with the law (if any).

Article 43. Financial resources of private intermediate schools

1. Revenues from training services in accordance with the State.

2. Revenues from training cooperation, science, technologi, production, business, and services in accordance with the law.

3. Interests from joint-venture or association activities; bank and bond interests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. Loan, aid, sponsorship sources in accordance with the law.

6. Other legal revenues in accordance with the law.

Article 44. Expenditures of public intermediate schools

1. Non-funded recurrent expenditures

2. Funded recurrent expenditures, expenditures on duties of science and technology.

3. Non-recurrent expenditures include:

a) Expenditures on national target programs; public investment programs; other programs, projects;

b) Expenditures on training, advanced training programs of teachers, managers, public employees, and employees;

c) Expenditures on counterpart capital for foreign-invested projects;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Expenditures on the investment and development of physical facilities, assets, equipment; expenditure on other investment projects in accordance with regulations of the State;

e) Other expenditures in accordance with the law.

4. Distributions of financial results of the year in accordance with the law.

Article 45. Expenditures of private intermediate schools

1. Recurrent expenditures include:

a) Expenditures on training activities;

b) Expenditures on production, business, service activities including amounts payable to the state budget, fixed assets depreciation, payment of loan principals, and interests in accordance with the law.

2. Non-recurrent expenditures include:

a) Expenditures on counterpart capital for projects in accordance with regulations;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) Expenditures on the investment and development of physical facilities, assets, equipment; expenditure on other investment projects in accordance with regulations of the State;

a) Expenditures on joint-venture or association activities;

dd) Other expenditures in accordance with the law.

Article 46. Management and use of assets of public intermediate schools

1. Sources of public assets include:

a) Tangible public assets assigned by the State in accordance with regulations on state agencies prescribed in Article 29 of Law on Management and Use of Public Property;

b) Assets invested and developed by the state budget, public services fund, assets depreciation fund, other funding sources in accordance with the law;

c) Assets from loans, mobilized capital, joint-venture or association activities with organizations, individuals in accordance with the law.

2. Public intermediate schools shall manage and use public assets in accordance with the law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Every member of the school shall be responsible for preserving and protecting the school’s assets.

5. Public intermediate schools shall conduct yearly organization of inventory and evaluation of school’s assets value and report in accordance with the law. Comply with modes of finance, account, audit, tax, statistic, and annual report; Publish finance in accordance with the law.

Article 47. Management and use of assets of private intermediate schools

1. Private intermediate schools manage and use assets in accordance with the law on land and assets assigned or leased by the state or other assets owned by the investors to ensure training activities of the school.

2. Every member of the school shall be responsible for preserving and protecting the school’s assets.

3. Private intermediate schools shall conduct yearly organization of inventory and evaluation of school’s assets value and report in accordance with the law. Comply with modes of finance, account, audit, tax, statistic, and annual report; Publish finance in accordance with the law.

Article 48. Assignment of right to own stakes, disinvestment in private intermediate schools

1. The assignment of right to own stakes of capital contributors in private intermediate school is prescribed in regulations on the organization and operation, internal financial regulations of the school in accordance with the related law, and ensure the following assignment rules:

a) The person who wishes to give the assignment of right to own stakes shall inform the board of directors of the price and requirements;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) The assignment shall be conducted in the following order: to capital contributors according to their capital holding proportion; to teachers, managers, employees of the school if capital contributors fail to buy stakes in full or only buy stakes partly; to other people who are not capital contributors, teachers, managers, or employees of the school when they fail to buy stakes in full or only buy stakes partly.

2. The disinvestment and assignment of right to own stakes shall comply with the law, regulations of the school and ensure the stability, development of private intermediate schools.

3. If the school is subject to dissolution, its finance and assets shall be dealt with as prescribed in the provisions of the law.

4. After the assignment of stakes from many owners of the school to one or from one owner to two or more:

a) If there is only one owner of the school, this person shall request the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the provinces where the school is headquartered to remove the incumbent board of directors as prescribed in Clause 2 and Clause 5 Article 15 of this Circular;

b) If there are two or more owners, establish the board of directors as prescribed in Clause 15 of this Circular.

Chapter VI

THE RELATIONSHIP BETWEEN SCHOOLS AND ENTERPRISES, VOCATIONAL EDUCATION INSTITUTIONS, STUDENTS’ FAMILIES, AND SOCIETY

Article 49. The relationship between schools and enterprises

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Develop and implement training plans to meet the needs of human resources directly engaged in production, business, and services of enterprises and the labor market.

2. Invite representatives of enterprises to participate in the development of training programs, textbooks of the school; participate in providing lectures, training, providing practice guidance, conducting assessment of learning outcomes, and providing career counseling for students; participate in the school council, board of directors, and advisory council of the school.

3. Cooperate with enterprises in facilitating students to visit, study, and practice at enterprises, associating study with practical activities.

4. Cooperate with enterprises in facilitating teachers to improve their professional skills, associating training with practical activities.

5. Cooperate with enterprises in providing training, retraining, and advanced training to improve professional skills and knowledge of employees of enterprises when it is necessary.

6. Cooperate with enterprises in conducting researches, production, applications, and technology transfer.

7. Enterprises are enabled to participate in evaluating training activities of the school.

Article 50. The relationship between intermediate schools and general education institutions, vocational education institutions, and higher education institutions

1. Intermediate schools cooperate with junior high schools, high schools, vocational - continuing education centers, continuing education centers in propagating information, guiding, and classifying students into different levels of the vocational education;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Intermediate schools cooperate with higher education institutions in the following activities:

a) Providing part-time university-level training in accordance with the Law on Higher Education and its guiding documents;

b) Providing continuing training from intermediate level to university level in accordance with the Law on Education and its guiding documents.

4. Intermediate schools cooperate with vocational - continuing education centers, continuing education centers in providing high school level continuing education programs in accordance with regulations.

Article 51. The relationship between schools and students’ families

1. Intermediate schools are responsible to publish regulations prescribed in Clause 4 Article 9 of this Circular on their websites for families of students to participate in monitoring training quality.

2. Intermediate schools actively cooperate with students’ families to fulfill education tasks to develop the students comprehensively.

3. Intermediate schools actively cooperate with students’ families to improve the training quality and effectiveness.

Article 52. The relationship between schools and society

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Intermediate schools regularly cooperate with agencies of related ministers, central authorities, and localities, facilities of production, business, and services in the determination of vocational training demands, associating training with jobs and the labor market.

3. Intermediate schools cooperate with cultural, sports, artistic facilities in facilitating students to participate in cultural, sports, artistic exchange activities.

4. Intermediate schools enable teachers, managers, public employees, employees, and students to participate in social activities; cooperate with local authorities, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations in the development of a healthy training environment.

5. Society is enabled to evaluate training quality of intermediate schools.

Chapter VII

IMPLEMENTATION

Article 53. Responsibilities of intermediate schools

1. Comply with regulations of this Circular.

2. Improve organizational structures, review activities, regulations on teachers, managers, public employees, employees, and students in accordance with regulations of this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The school’s governing body (if it is a public intermediate school);

b) The General Department of Vocational Education; the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs;

c) The Provincial Service of Labor-War Invalids and Social Affairs, centrally affiliated cities where the school's main facility is headquartered.

4. Update or develop, promulgate regulations on the organization, operation, and other internal provisions of the school in accordance with regulations of this Circular.

5. Be accountable to competent state agencies, students, and society on the activities of the school in accordance with regulations prescribed in Clause 4 Article 9 of this Circular.

6. Annually or irregularly send reports of the performance of school's activities to the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs, General Department of Vocational Education, and the school's governing body.

7. Send the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the provinces where the school's main facility or branches are headquartered the conditions to ensure the organization of vocational education activities for each field of study approved in certificates of registration of vocational activities, certificates of registration of additional vocational activities, for supervision and management.

Article 54. Responsibilities of General Department of Vocational Education

1. Provide guidelines for this Circular; conduct annual statistics and develop data base about intermediate schools.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Preside over or cooperate with units affiliated with the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs and related agencies in the inspection of the implementation of this Circular, take actions against violations in accordance with the law.

Article 55. Responsibilities of public intermediate schools’ governing bodies; ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, central agencies of socio-political organizations

1. Direct affiliated public intermediate schools to implement this Circular.

2. Cooperate with the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs in the management of affliliated public intermediate schools; resolve difficulties in accordance with the law.

3. Inspect the implementation of regulations of this Circular within its competence and take actions against violations committed by affiliated public intermediate schools in accordance with the law.

4. Decide on the establishment of affiliated public intermediate schools’ councils.

5. Collect and report annually to the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs (General Department of Vocational Education) the results of the establishment of school councils, appointment of principals of affiliated public intermediate schools.

Article 56. Responsibilities of the provincial People’s Committees

1. Direct affiliated public and private intermediate schools to implement this Circular.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Inspect the implementation of regulations of this Circular within its competence; take actions against violations committed by affiliated public intermediate schools and private intermediate schools in accordance with the law.

4. Decide on the appointment, removal from office, and dismissal or approval for resignation of principals of affiliated public intermediate schools; recognition or withdrawal of recognition of principals of private intermediate schools headquartered in the area.

5. Collect and report annually to the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs (General Department of Vocational Education) the results of the establishment of school councils, appointment of principals of affiliated public intermediate schools, recognition or withdrawal of recognition of principals of private intermediate schools headquartered in the area.

Article 57. Responsibilities of Service of Labor-War Invalids and Social Affairs

1. Annually or irregularly send reports of the implementation of this Circular of intermediate schools headquartered in the area to the General Department of Vocational Education.

2. Inspect the implementation of regulations of this Circular within its competence; take actions against violations in accordance with the law; cancel or propose to cancel decisions contrary to regulations of this Circular.

3. Supervise the announcement of the conditions to ensure the organization of vocational education activities for each field of study approved in certificates of registration of vocational activities, certificates of registration of additional vocational activities of intermediate schools with headquarters or branches in the area.

4. Recognize or terminate the operation of private intermediate schools’ councils headquartered in the area. Present the Chairman of the provincial People’s Committees the decision on the recognition or withdrawal of recognition of principals of private intermediate schools.

5. Appoint representatives to participate in school councils or boards of directors of intermediate schools upon requests.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



IMPLEMENTATION PROVISION

Article 58. Transition provision

1. Public intermediate schools with the chairperson of the school council who also holds the position of the principal shall continue his/her term of office in accordance with the decisions of competent agencies or when there are changes in personnel holding the chairperson position. At the end of the term of office, the establishment of the school council of the subsequent term of office shall be conducted according to regulations of this Circular.

2. Private intermediate schools with the chairperson of the board of directors who is not a capital contributor shall continue his/her term of office in accordance with the decisions of the Service of Labor-War Invalids and Social Affairs of the province where the school is headquartered or when there are changes in personnel holding the chairperson position. At the end of the term of office, the establishment of the board of directors of the subsequent term of office shall be conducted according to regulations of this Circular.

Article 59. Entry into force
1. This Circular comes into force as of December 15, 2021.

2. Circular No. 47/2016/TT-BLDTBXH dated December 28, 2016, of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs regulate on Charters of intermediate schools shall expire when this Circular comes into force.

3. Article 2 Circular No. 18/2018/TT-BLDTBXH dated October 30, 2018, of the Minister of the Ministry of Labor – War Invalids on the update of Circulars related to financial procedures within the state management competence of the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs shall be annulled.

4. Difficulties that occur during the implementation shall be reported to the Ministry of Labor – War Invalids and Social Affairs for guidance.

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



MINISTER
DEPUTY-MINISTER




Le Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 14/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21/10/2021 quy định về Điều lệ trường trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


25.179

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.86.105
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!