Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 161/2002/QĐ-TTG Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Phạm Gia Khiêm
Ngày ban hành: 15/11/2002 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 161/2002/QĐ-TTG

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 161/2002/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998;
Căn cứ Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010

1. Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư phát triển giáo dục mầm non, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường, lớp mẫu giáo trên mọi địa bàn dân cư; ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở những xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, các xã vùng núi cao, hải đảo; tăng cường phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ em trước 06 tuổi, tạo điều kiện để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Đến năm 2005:

- Tỷ lệ trẻ em dưới 03 tuổi đến nhà trẻ đạt ít nhất 15%;

- Tỷ lệ trẻ em từ 03 đến 05 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt ít nhất 58%;

- Tỷ lệ trẻ em 05 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt ít nhất 85%.

b) Đến năm 2010:

- Tỷ lệ trẻ em dưới 03 tuổi đến nhà trẻ đạt 18%;

- Tỷ lệ trẻ em từ 03 tuổi đến 05 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt 67%;

- Tỷ lệ trẻ em 05 tuổi đến trường, lớp mẫu giáo đạt 95%.

Điều 2. Định hướng phát triển các loại hình cơ sở giáo dục mầm non đến năm 2010

1. Các loại hình cơ sở giáo dục mầm non.

a) Cơ sở giáo dục mầm non công lập bao gồm các trường, lớp giáo dục mầm non do ngân sách nhà nước đảm bảo cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và kinh phí hoạt động.

b) Cơ sở giáo dục mầm non bán công bao gồm:

Các cơ sở giáo dục mầm non do nhà nước đầu tư cơ sở vật chất ban đầu, các cơ sở giáo dục mầm non ở vùng nông thôn trước đây do hợp tác xã nông nghiệp đầu tư nay do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp quản lý và hoạt động trên cơ sở tự quản lý về tài chính, nhân lực hoặc được ngân sách địa phương hỗ trợ cần thiết để bảo đảm chất lượng giáo dục.

c) Cơ sở giáo dục mầm non dân lập bao gồm các trường, lớp mầm non do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế được phép thành lập, đầu tư bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

d) Cơ sở giáo dục mầm non tư thục bao gồm các trường, lớp mầm non do cá nhân hoặc một nhóm cá nhân được phép thành lập và đầu tư.

2. Định hướng phát triển.

a) Cơ sở giáo dục mầm non công lập được xây dựng chủ yếu ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ quy định.

b) Cơ sở giáo dục mầm non bán công được xây dựng chủ yếu ở vùng nông thôn không thuộc diện nêu ở điểm a nói trên và ở các địa bàn có mức sống thấp của thành phố, thị xã, thị trấn;

c) Khuyến khích việc lập trường, lớp mầm non dân lập, tư thục ở thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển;

d) Thực hiện việc chuyển các trường, lớp mầm non công lập ở địa bàn kinh tế - xã hội phát triển, thành phố, thị xã, thị trấn và khu công nghiệp sang hoạt động theo mô hình trường, lớp ngoài công lập hoặc mô hình đơn vị sự nghiệp có thu theo quy định của Nhà nước.

Điều 3. Xây dựng chương trình giáo dục mầm non

Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo biên soạn và hướng dẫn thực hiện. Chương trình phải phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi trước tiểu học; tạo cơ sở để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; là cầu nối giữa mẫu giáo với lớp một.

Điều 4. Phát triển đội ngũ giáo viên mầm non

1. Biên chế giáo viên mầm non:

a) Biên chế giáo viên mầm non được tập trung phân bổ cho các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, các xã vùng núi cao, hải đảo để làm nòng cốt về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý phát triển giáo dục mầm non của các địa phương này.

b) Tỷ lệ giáo viên mầm non trong biên chế nhà nước phải được xác định và bố trí theo đặc điểm vùng, miền, mật độ dân cư; từng bước khắc phục tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu biên chế giáo viên mầm non hiện nay.

c) Ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như các thành phố, thị xã, thị trấn, các địa bàn có khu công nghiệp tập trung, nhà máy, xí nghiệp chỉ tuyển mới giáo viên mầm non làm việc theo hợp đồng lao động.

d) Năm 2002 và 2003 tập trung chỉ đạo để các trường công lập thuộc các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có biên chế hiệu trưởng, hiệu phó và một số giáo viên nòng cốt về chuyên môn nghiệp vụ; các trường mầm non bán công ở nông thôn có biên chế hiệu trưởng, hiệu phó.

đ) Các cơ sở giáo dục mầm non còn thiếu giáo viên theo quy định của Nhà nước, được tuyển đủ giáo viên theo hình thức hợp đồng lao động (dưới đây gọi tắt là giáo viên hợp đồng).

2. Chế độ chính sách đối với giáo viên mầm non

Giáo viên hợp đồng được hưởng chế độ tiền lương, các khoản phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các danh hiệu tôn vinh nhà giáo như giáo viên trong biên chế; tiền lương, phụ cấp, các khoản bảo hiểm phải đóng được chi trả từ nguồn thu học phí và các khoản thu hợp pháp khác.

Đối với những cơ sở giáo dục mầm non bán công, nếu nguồn thu nêu trên không đủ để chi trả tiền lương và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên hợp đồng thì phần còn thiếu được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ để bảo đảm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trả tiền lương của những giáo viên này không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Điều 5. Chính sách đầu tư và quy hoạch phát triển giáo dục mầm non

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch phát triển giáo dục mầm non trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ.

Việc xây dựng trường, lớp; mua sắm trang thiết bị phát triển giáo dục mầm non được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà nước tập trung đầu tư cho những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi cao, hải đảo.

2. Ủy ban nhân dân các cấp có kế hoạch xây dựng củng cố cơ sở vật chất cho cơ sở giáo dục mầm non, tăng cường trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục mầm non. Phấn đấu đạt 20% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia vào năm 2005 và 50% vào năm 2010.

3. Nhà nước dành một phần ngân sách hàng năm để chi cho phát triển giáo dục mầm non. Nguồn tài chính để phát triển giáo dục mầm non gồm:

a) Nguồn ngân sách nhà nước.

b) Nguồn thu học phí, đóng góp xây dựng trường theo quy định hiện hành.

c) Các khoản tài trợ, viện trợ, quà tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

d) Vốn góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất.

đ) Vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tín dụng với lãi suất ưu đãi.

e) Các nguồn thu hợp pháp khác.

Điều 6. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước

1. Các Bộ: Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ hướng dẫn thực hiện Quyết định này.

2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo:

a) Quy hoạch mạng lưới trường, lớp mầm non công lập, ngoài công lập cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, xác định quỹ đất dành cho việc xây dựng trường, lớp mầm non trên địa bàn từng xã.

b) Thực hiện kế hoạch xây dựng trường, lớp học theo Quy hoạch mạng lưới, tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp giáo dục mầm non.

c) Quyết định mức học phí và đóng góp xây dựng trường, lớp mầm non công lập, bán công phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương trên cơ sở phê chuẩn của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

d) Xây dựng kế hoạch và thực hiện giải pháp cụ thể để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn theo quy định cuả Luật Giáo dục.

đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch biên chế, hợp đồng giáo viên mầm non hàng năm, báo cáo kết quả với Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

e) Dành ngân sách để bảo đảm thực hiện các chính sách chế độ cho giáo viên theo quy định của Nhà nước; hỗ trợ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho giáo viên mầm non làm việc theo hợp đồng lao động tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và bán công.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:

Xây dựng chương trình, đề án phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp trên; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và xây dựng cơ bản các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn và tổ chức thực hiện sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo thực hiện các tiêu chuẩn về chế độ và chính sách cho giáo viên mầm non trên địa bàn.

Thực hiện xã hội hoá đối với sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa bàn.

4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng trường, lớp mầm non công lập, bán công trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phạm Gia Khiêm

(Đã ký)

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 161/2002/QD-TTg

Hanoi, November 15, 2002

 

DECISION

ON A NUMBER OF POLICIES ON PRESCHOOL EDUCATION DEVELOPMENT

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 2, 1998 Education Law;
Pursuant to the Prime Minister
s Decision No. 201/2001/QD-TTg of December 28, 2001 approving the 2001-2010 educational development strategy;
At the proposal of the Minister of Education and Training,

DECIDES:

Article 1.- Tasks of preschool education development till 2010

1. The State shall continue increasing investment in preschool education development and at the same time boost the preschool education socialization, expand the system of creches and kindergartens in all population areas; give priority to the investment in the development of preschool education in communes meeting with socio-economic difficulties as well as high-mountain and island communes; enhance the dissemination of childcare knowledge to families, thus raising the quality of the care for and education of children before they reach 6 years of age, creating conditions for children to develop all-sidedly in terms of physical strength, emotion, intelligence and aesthetics, and forming the first elements of their personalities.

2. Specific tasks:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The percentage of under-3 children going to creche to reach at least 15%;

- The percentage of children aged between 3 and 5 going to kindergarten to reach at least 58%;

- The percentage of children aged 5 going to kindergarten to reach at least 85%.

b/ By 2010:

- The percentage of under-3 children going to creche to reach 18%;

- The percentage of children aged between 3 and 5 going to kindergarten to reach 67%;

- The percentage of children aged 5 going to kindergarten to reach 95%.

Article 2.- Orientations for the development of forms of preschool education establishment till 2010

1. Forms of preschool education establishment:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Semi-public preschool education establishments, including:

Preschool education establishments with the States investment in initial material foundations, preschool education establishments in rural areas previously invested by agricultural cooperatives but now directly managed by the commune/ward/township Peoples Committees, which operate on the basis of self-management of finance and human resources or enjoy necessary support from local budgets to ensure the educational quality.

c/ People-founded preschool education establishments, including creches and kindergartens allowed to be set up and/or invested by social organizations, socio-professional organizations or economic organizations with non-State budget capital.

d/ Private preschool education establishments, including creches and kindergartens allowed to be set up and/or invested by individuals or groups of individuals.

2. Development orientations:

a/ Public preschool education establishments shall be built mainly in communes meeting with exceptional socio-economic difficulties in mountainous, border, deep-lying and remote areas on the lists prescribed by the Prime Minister;

b/ Semi-public preschool education establishments shall be built mainly in rural areas other than those mentioned at Point a above and in the areas with low living standards in cities, provincial towns or district townships;

c/ To encourage the setting up of people-founded and private creches and kindergartens in cities, provincial towns, district townships, industrial zones and socio-economically developed areas;

d/ To transform public creches and kindergartens in socio-economically developed areas, cities, provincial towns, district townships and industrial zones into non-public ones or non-business units with revenues under the States regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The preschool education program shall be compiled under the direction and implemented under the guidance, of the Ministry of Education and Training. The program must suit to the psycho-physiological development of preschoolers; create basis for them to develop all-sidedly in terms of physical strength, sentiment, intelligence and aesthetics, and formulate the first elements of their personalities; and serve the transitional period between kindergarten and the first grade of general education.

Article 4.- Development of the contingent of preschool teachers

1. The preschool teacher payroll:

a/ The preschool teacher payroll shall be allocated mainly to communes meeting with exceptional socio-economic difficulties, high mountain and island communes, who shall play the core role in profession, operation and management of the development of preschool education in such localities.

b/ The percentage of preschool teachers on the State payroll must be defined and arranged according to characteristics of zones, regions and population density, step by step overcoming irrationalities in the current structure of preschool teacher payroll.

c/ In socio-economically developed areas like cities, provincial towns, district townships and areas where exist industrial parks, factories and/or enterprises, preschool teachers shall be recruited to work under labor contracts.

d/ In 2002 and 2003, efforts shall be concentrated on directing public schools in socio-economic difficulty-hit communes to have principals, vice-principals and a number of key teachers on the payroll; and semi-public preschool institutions in rural areas to have principals and vice-principals on the payroll.

e/ Preschool education establishments short of teachers under the States regulations shall be entitled to recruit enough teachers to work under labor contracts (hereinafter called contractual teachers for short).

2. Regimes and policies for preschool teachers

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



For semi-public preschool education establishments, if the above-mentioned revenue sources are not enough to pay wages, social and health insurance premiums for contractual teachers, the deficit shall be made up for by the State budget so as to ensure the payment of social and health insurance premiums for such teachers and that the payment of their wages which must not be lower than the State-prescribed minimum wage.

Article 5.- Investment policies and planning for development of preschool education

1. The Ministry of Education and Training and the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to work out and direct the implementation of preschool education development planning on the basis of the socio-economic development planning and the demand for raising the quality of all-round education of the young generation.

The building of schools and classes; the procurement of facilities and equipment for preschool education development shall be effected on the principle of the States and peoples joint efforts. The State shall concentrate its investment in socio-economic difficulty-hit areas, high-mountain and island areas.

2. The Peoples Committees of all levels shall work out plans to build and consolidate material foundations for preschool education establishments, increase their facilities and equipment, utensils and toys, thereby meeting the requirements of renovation of the preschool education contents, programs and methods. To strive to have 20% of preschool institutions up to the national standards by 2005, and 50% by 2010.

3. The State shall earmark part of the annual budget for preschool education development. The financial sources for preschool education development include:

a/ The State budget;

b/ The tuition fees and contributions to school construction under current regulations.

c/ The financial assistance, aids and donations of organizations and individuals at home and abroad.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



e/ The capital borrowed from banks and credit institution at preferential interest rates.

f/ Other lawful revenues.

Article 6.- Responsibilities of the State management agencies

1. The Ministries of: Education and Training; Labor, War Invalids and Social Affairs; the Interior; Finance; Planning and Development shall, based on their functions and tasks, guide the implementation of this Decision.

2. The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall direct:

a/ The planning of the network of public and non-public creches and kindergartens suited to the local socio-economic conditions, and the determination of a land fund for building of creches and kindergartens in each commune.

b/ The implementation of the plans on the building of creches and kindergartens according to the network planning; the increase of facilities and equipment, teaching aids and toys for preschool education establishments, thus meeting the requirements of renovation of preschool education contents, programs and methods.

c/ The decision on the tuition fee levels and contributions to the building of public and semi-public creches and kindergartens in accordance with the States current regulations and suited to the local socio-economic conditions on the basis of approval of the Peoples Councils of the same level.

d/ The elaboration of plans and implementation of specific solutions for training and fostering of preschool teachers who attain the standard qualifications as prescribed by the Education Law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



f/ The reservation of budget to ensure the implementation of policies and regimes for teachers under the States regulations; the support of wages, social insurance and health insurance premiums for preschool teachers working under labor contracts at public and semi-public preschool education establishments.

3. The district-level Peoples Committees shall have the responsibility:

To work out preschool education development programs and projects under direction of the superior Peoples Committees; to elaborate planning and plans on land use and capital construction of preschool education establishments in localities and organize the implementation thereof after they are approved by competent agencies; to ensure the compliance with the criteria on regimes and policies for preschool teachers in localities.

To realize the socialization of preschool education in localities.

4. The commune, ward or township Peoples Committees shall direct the building of public and semi-public creches and kindergartens in their respective communes, wards and district townships.

Article 7.- This Decision takes effect 15 days after its singing. All previous regulations contrary to this Decision are hereby annulled.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 161/2002/QĐ-TTG ngày 15/11/2002 về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


15.992

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.163.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!