ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 74/KH-UBND
|
Lạng Sơn, ngày
23 tháng 6 năm 2016
|
KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2017
Thực hiện Công văn số 2279/BGDĐT-KHTC ngày
20/5/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo
dục - đào tạo địa phương năm 2017, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng Kế hoạch phát
triển giáo dục và đào tạo năm 2017 với các nội dung như sau:
Phần I.
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2015 VÀ ƯỚC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2016
1. Tình hình phát triển kinh
tế - xã hội năm 2015
- Về phát triển kinh tế, tốc độ tăng tổng sản phẩm
trên địa bàn (GRDP) đạt 9,67% (mục tiêu từ 9% trở lên), trong đó, ngành nông
lâm nghiệp tăng 4,43% (mục tiêu 4 - 4,5%), công nghiệp - xây dựng tăng 13,19%
(mục tiêu 12 - 13%), dịch vụ tăng 10,83% (mục tiêu 10-11%). GRDP bình quân đầu
người đạt 34,8 triệu đồng (mục tiêu 33 -34 triệu đồng).
- Về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, đã hoàn thành
các nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 đối với giáo dục phổ thông. Chất lượng dạy và
học được nâng lên, hệ thống trường, lớp học, thiết bị dạy học (TBDH) được bổ
sung. Có 22 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, tăng 04 giải so với năm học
trước. Chuyển đổi được 04 trường phổ thông dân tộc bán trú nâng tổng số lên 91
trường (tăng 2 trường so với kế hoạch). Đến nay đã có 222/226 xã, phường, thị
trấn (98,23%) và 11/11 huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho
trẻ 5 tuổi. Công nhận thêm 17 trường đạt chuẩn quốc gia, toàn tỉnh hiện có 144
trường đạt chuẩn quốc gia.
- Ngân sách chi thường xuyên giáo dục giao trong
thời kỳ ổn định 1.464 tỷ/4.664 tỷ chiếm 31,38% chi thường xuyên toàn tỉnh, đảm
bảo cơ cấu tỷ lệ 80% chi lương và các khoản có tính chất lương, 20% chi phục vụ
hoạt động; hằng năm tỉnh luôn có cơ chế điều hành ngân sách ưu tiên đối ứng vốn
để thực hiện các chương trình, dự án theo kế hoạch đã được phê duyệt, như:
Chương trình xây dựng nông thôn mới; chương trình SEQAP; dự án VNEN; dự án THCS
vùng khó khăn nhất giai đoạn 2...
- Tuy nhiên, phần tăng thêm do thay đổi chế độ
chưa được tính tỷ lệ chi khác, trong khi giá cả thị trường luôn tăng, do đó
trong quá trình thực hiện thực tế chi cho lương và các khoản có tính chất lương
luôn chiếm tỷ lệ hơn 90%.
2. Tình hình thực hiện kế
hoạch phát triển giáo dục và đào tạo
2.1. Về quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục
Toàn
tỉnh có 740 đơn vị trường học tăng 05 trường so với cùng kì, trong đó: Mầm non
220, Tiểu học 248, THCS: 207, TH&THCS: 22, THPT: 25, Trung tâm GDTX: 11,
Trung tâm NN-TH: 01, Trung tâm KT-THHN: 01 và 05 trường chuyên nghiệp.
2.2. Quy mô và tuyển mới học sinh, sinh viên
- Quy
mô, thực hiện tuyển mới các lớp đầu cấp:
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
KH giao 2015-2016
|
TH 2015-2016
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Tổng số học sinh
|
|
|
|
|
|
Mẫu giáo (giữa năm)
|
HS
|
37.249
|
42.623
|
114,40%
|
|
Tiểu học (đầu năm)
|
HS
|
58.706
|
58.639
|
99,80%
|
|
Trung học cơ sở (đầu
năm)
|
HS
|
44.879
|
43.831
|
97,60%
|
|
THPT (đầu năm)
|
HS
|
26.040
|
23.633
|
90,70%
|
|
Trung tâm GDTX
|
HS
|
4.089
|
2.456
|
60%
|
2
|
Tỷ lệ huy động đầu cấp
|
|
|
|
|
|
Mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi
|
%
|
98,80
|
98,85
|
0,05%
|
|
Tiểu học 6 tuổi vào
lớp 1
|
%
|
99,40
|
98,52
|
-0,88%
|
|
THCS tuyển sinh vào
lớp 6
|
%
|
99,88
|
99,43
|
-0,45%
|
|
THPT tuyển sinh vào
lớp 10
|
%
|
76,23
|
81,19
|
4,96%
|
|
Trung tâm GDTX
|
%
|
11,97
|
9,41
|
-2,56%
|
- Tỷ
lệ đi học so với dân số trong độ tuổi MN, TH, THCS, THPT như sau:
+ Đối
với GDMN: tỷ lệ huy động trẻ (0-2 tuổi) 31,95%; mẫu giáo (3-5 tuổi) 98,85%,
trong đó mẫu giáo 5 tuổi 99,82%.
+ Đối
với giáo dục TH (6-10 tuổi): tỷ lệ huy động 99,38%.
+ Đối
với giáo dục THCS (11-14 tuổi): tỷ lệ huy động 98,82%.
+ Đối
với giáo dục THPT (15-17 tuổi): tỷ lệ huy động 69,89%.
- Quy
mô, kết quả tuyển sinh cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp của các trường thuộc địa
phương quản lý như sau:
TT
|
Chỉ tiêu
|
ĐV
|
KH 2015
|
Thực hiện 2015
|
Tỷ lệ
|
I
|
Tổng số HS
|
SV
|
7360
|
4605
|
62,56
|
1
|
Trường CĐ SP
|
|
3509
|
2631
|
74,98
|
-
|
Hệ CĐ
|
|
2062
|
1552
|
75,27
|
-
|
Hệ TC
|
|
1197
|
807
|
67,42
|
-
|
Liên thông CĐ
|
|
250
|
272
|
108,80
|
2
|
Trường CĐ Y Tế
|
|
1468
|
915
|
62,33
|
-
|
Hệ CĐ
|
|
498
|
325
|
65,26
|
-
|
Hệ TC
|
|
970
|
590
|
60,82
|
3
|
Trường TC KT
|
|
945
|
189
|
20,00
|
4
|
Trường TC VHNT
|
|
478
|
70
|
14,64
|
5
|
Trường CĐ nghề
|
|
960
|
800
|
83,33
|
II
|
Tuyển sinh
|
|
3300
|
2107
|
63,84
|
1
|
Trường CĐ SP
|
|
1500
|
1255
|
83,67
|
-
|
Hệ CĐ
|
|
650
|
604
|
92,92
|
-
|
Hệ TC
|
|
600
|
379
|
63,17
|
-
|
Liên thông CĐ
|
|
250
|
272
|
108,80
|
2
|
Trường CĐ Y Tế
|
|
550
|
241
|
43,82
|
-
|
Hệ CĐ
|
|
200
|
103
|
51,50
|
-
|
Hệ TC
|
|
350
|
138
|
39,43
|
3
|
Trường TC KT
|
|
450
|
86
|
19,11
|
4
|
Trường TC VHNT
|
|
150
|
35
|
23,33
|
5
|
Trường CĐ nghề
|
|
650
|
490
|
75,38
|
2.3. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa
phương; đào tạo theo nhu cầu xã hội; cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo;
công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở; tỷ lệ lao động qua đào tạo;
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo; việc làm của sinh viên
sau tốt nghiệp; về đào tạo, tạo nguồn cán bộ cho vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn
-
Hàng năm, cử từ 20 - 25 cán bộ, GV tham gia học lớp quản lý giáo dục; từ 40 đến
45 GV đi học thạc sĩ trong nước; từ 4-5 GV nghiên cứu sinh trong nước, nước
ngoài; đào tạo nâng chuẩn trình độ cho 98% CBQL, GV các cấp học MN, TH và THCS.
- Đối
với các trường cao đẳng, TCCN tại địa phương, tỉnh đã có định hướng đào tạo một
số ngành chủ yếu để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội, tập
trung đào tạo nhân lực lĩnh vực GV mầm non, y tế cộng đồng, dịch vụ, du lịch,
thương mại, nông, lâm nghiệp,...
- Thực
hiện mở rộng quy mô đa dạng hóa các ngành nghề đào tạo, các hình thức đào tạo,
các hệ đào tạo; đẩy mạnh công tác truyền thông; thực hiện các giải pháp phân luồng
để tăng tỷ lệ HS sau THCS vào học trung cấp nghề; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề
và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội. Hàng năm, số lượng HS tốt nghiệp THCS vào TCCN, dạy
nghề khoảng 400 em; GDTX 500 em (chiếm khoảng 9,2% số HS tốt nghiệp THCS).
- Đến
năm 2015 có 40 - 42% lao động qua đào tạo, ước hết năm 2016 là 43,5%, mỗi năm từ
1- 1,2 vạn lao động phổ thông được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn.
- Các
cơ sở đào tạo được tự chủ về tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP nay là
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ; mở rộng lĩnh vực đào tạo để đáp ứng
người học và nhu cầu xã hội.
-
Công tác tuyển dụng sau khi HS tốt nghiệp ra trường có nhiều bất cập đã tác động
không nhỏ đến quy mô, ngành nghề đào tạo của các trường TCCN.
- Hằng
năm, xét cử đi học theo hệ cử tuyển từ 25 - 35 em tại các trường đại học.
2.4. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và
trình độ đào tạo; công tác PCGD, chống mù chữ; tình trạng HS bỏ học; tình hình
thực hiện đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Chất
lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo:
+
GDMN: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân 4.102/52.853 trẻ (7,76%), tỷ lệ trẻ
suy dinh dưỡng thể thấp còi 5.530/52.853 trẻ (10,46%).
+ Giáo
dục TH:
Nội dung
|
Tiếng Việt (TSHS 58.639)
|
Toán (TSHS 58.639)
|
H.thành
|
Tỷ lệ
|
Chưa HT
|
Tỷ lệ
|
H.thành
|
Tỷ lệ
|
Chưa HT
|
Tỷ lệ
|
1. Chất lượng GD
|
57.539
|
98,13
|
1.100
|
1,87
|
57.807
|
98,59
|
832
|
1,41
|
2. Năng lực
|
57.568
|
98,18
|
1.071
|
1,82
|
|
|
|
|
3. Phẩm chất
|
58.314
|
99,45
|
325
|
0,55
|
|
|
|
|
+
Giáo dục THCS: học lực giỏi 18,3%, tăng 3,7%; khá 42,6, tăng 2 %; yếu còn 1,1%,
giảm 0,59%; không còn học sinh xếp loại học lực kém.
+
Giáo dục THPT: học lực giỏi 8,7%, tăng 1,57%; khá 46,7%, giảm 0,45%; yếu còn
4%, tăng 0,12%; không còn học sinh xếp loại học lực kém, giảm 0,01%.
+ Hoạt
động GDTX: Duy trì 11/11 trung tâm GDTX thực hiện đa dạng các nhiệm vụ, nội
dung, chương trình, hình thức học tập để đáp ứng nhu cầu người học. Cụ thể: tổ
chức lớp học chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với học nghề ngắn hạn hoặc
trung cấp nghề nhằm phân luồng học sinh sau THCS.
+ Hoạt
động của giáo dục chuyên nghiệp: Tích cực tuyên truyền, khảo sát, tư vấn tuyển
sinh; tiếp tục đổi mới phương pháp dạy - học, rèn luyện nghiệp vụ, kỹ năng nghề
nghiệp cho HSSV, thực hiện đào tạo gắn với nhu cầu và thực tiễn của xã hội. Trường
Cao đẳng Sư phạm tăng cường các hoạt động đi cơ sở, nắm bắt các hoạt động thực
tế tại trường phổ thông để có các giải pháp đổi mới hoạt động đào tạo.
- Duy
trì 226/226 đơn vị cấp xã đạt chuẩn PCGDTH đúng độ tuổi và PC THCS. Trong đó
106 xã đạt chuẩn mức độ II PCGDTH đúng độ tuổi, tăng 12 đơn vị; 222/226 đơn vị
cấp xã và 11/11 huyện, thành phố đã hoàn thành PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi
(98,23%).
- Đẩy
mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động, giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó
khăn ra lớp, do vậy số HS bỏ học ngày càng giảm. Năm học 2015 - 2016 tổng số HS
bỏ học: 397/126.105 (0,31%), trong đó: THCS 140/43.831 (0,31%); THPT:
257/23.633 (1,08%). Nguyên nhân chủ yếu là hoàn cảnh gia đình khó khăn, đi học
xa, sức học yếu, chán học, ốm bệnh đi điều trị dài hạn, lao động giúp gia đình.
- Dạy
tiếng Anh tại 100% các trường THCS, THPT và 85% trường TH, trong đó hệ 10 năm
79 trường THCS và 05 trường THPT; trong năm tổ chức tập huấn bồi dưỡng 90 GV,
qua kiểm tra đánh giá 85% đạt chuẩn; tổ chức bồi dưỡng phương pháp cho 100% GV
03 trường điển hình.
2.5. Tình
hình phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
- Các
cấp học từ TH đến THPT đã được bố trí đủ số lượng GV so với định mức. TH: 5.055
GV/3454 lớp (1,46); THCS: 3656 GV/1685 lớp (2,17); THPT: 1537 GV/690 lớp
(2,23); đảm bảo tương đối đồng bộ về cơ cấu và đạt chuẩn đào tạo. Riêng cấp học
MN, đến năm học 2015-2016 còn thiếu biên chế 378 GV, tuy nhiên việc bố trí GV
cho các lớp mầm non 5 tuổi vẫn được ưu tiên đủ về số lượng và đảm bảo về chuẩn
trình độ đào tạo.
- Bố
trí đủ CBQL, chất lượng ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ trên chuẩn đến năm học
2015 - 2016: MN 526/586 tỷ lệ 89,76%; TH 384/578 (66,44%); THCS 337/455
(74,07%); THPT 39/75 (52 %). Tuy nhiên, việc bổ nhiệm CBQL, nhất là đối với các
trường THPT chưa kịp thời. Đến thời điểm hiện tại, các trường THPT còn thiếu 07
CBQL so với định mức. Một phần do CBQL các trường THPT thường xuyên được điều động,
bổ nhiệm giữ các vị trí khác trong và ngoài ngành, mặt khác do nguồn cán bộ tại
chỗ của một số đơn vị chưa được rà soát, bổ sung kịp thời và chưa đảm bảo chất
lượng.
- Các
giải pháp khắc phục:
+ Thực
hiện tuyển dụng GV theo vị trí việc làm để tạo ổn định tương đối về đội ngũ GV
cho một số trường vùng khó khăn.
+
Nâng cao chất lượng và đảm bảo đánh giá, phân loại GV khách quan, thực chất,
trên cơ sở đó tăng cường công tác bồi dưỡng, bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng
yêu cầu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia và đổi mới giáo dục và đào tạo.
+ Thực
hiện luân chuyển GV giữa các vùng để kích thích sự nỗ lực phấn đấu, nâng cao chất
lượng đội ngũ GV.
+ Thực
hiện rà soát, bổ sung quy hoạch CBQLGD theo phương châm “động” và “mở”, luôn chủ
động về nguồn CBQL cho mỗi đơn vị cũng như trong từng huyện, thành phố, tránh hẫng
hụt.
2.6. Việc
thực hiện chính sách đối
với cơ sở giáo dục
Thực
hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với CBQL, GV, NV và HSSV theo chế độ hiện
hành của trung ương và cơ chế chính sách của tỉnh (Nghị quyết số
50/2011/NQ-HĐND; Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND).
2.7. Đánh giá thực hiện thu, chi ngân sách
chi thường xuyên; chấp hành các quy định chính sách pháp luật về phí, lệ phí
- Việc
phân bổ dự toán ngân sách chi thường xuyên đảm bảo tỷ lệ tối đa 80% chi các khoản
lương và có tính chất lương; tối thiểu 20% chi các hoạt động. Tuy nhiên phần
tăng thêm do thay đổi chế độ chưa được tính tỷ lệ chi khác, trong khi giá cả thị
trường luôn tăng, do đó trong quá trình thực hiện chi cho lương và các khoản có
tính chất lương luôn chiếm tỷ lệ hơn 90%.
- Việc
quản lý, sử dụng nguồn kinh phí huy động: Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực
hiện các khoản thu - chi từ đầu năm học theo đúng các hướng dẫn của trung ương
và của tỉnh, đồng thời thành lập đoàn kiểm tra việc triển khai nhiệm vụ đầu năm
học 2015-2016 tư vấn, xử lý kịp thời.
2.8. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư công
theo Luật Đầu tư công; tiến độ thực hiện các công trình, dự án thuộc nguồn vốn
địa phương; khó khăn, thuận lợi trong việc thực hiện kế hoạch vốn đầu tư xây dựng
CSVC và mua sắm TBDH
a) Công tác xây dựng CSVC trường học
Xây dựng
kế hoạch đầu tư CSVC năm 2016 cho các trường học phù hợp với khả năng nguồn vốn,
đáp ứng yêu cầu phục vụ các nhiệm vụ của ngành theo thứ tự ưu tiên. Hoàn thành
đưa vào sử dụng 137 phòng học MN đạt 100% đảm bảo lớp MN 5 tuổi có đủ phòng học;
triển khai thực hiện 52 dự án (tăng 05 dự án so với năm học 2014) với diện tích
các công trình triển khai là 33.455 m2 sàn xây mới và 7.856m2 sàn
cải tạo sửa chữa. Vốn bố trí đầu tư xây dựng là 190,43 tỷ đồng (tăng so với năm
2014 là 89,396 tỷ).
b) Công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển
CSVC trường học
Hoàn
thành điều chỉnh Quy hoạch giai đoạn 2016-2020 và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm
cho các trường học; hoàn thành xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 -
2020 cho các cơ sở giáo dục và đào tạo. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Kiên
cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho GV giai đoạn 2014-2015 và lộ trình đến
năm 2020 (Kế hoạch số 33/KH-UBND). Thông qua Đề án đầu tư xây dựng nhà bếp cho
các trường MN và trường PTDT bán trú. Rà soát, tổng hợp tình hình thực hiện
tiêu chí CSVC trường học (tiêu chi số 5) đối với các xã trong kế hoạch xây dựng
nông thôn mới.
c) Công tác thiết bị trường học, đồ chơi trẻ
em
- Hướng dẫn thực hiện trang bị, quản lý, khai thác sử dụng
TBDH và phòng học bộ môn từ năm học 2013-2014, hướng dẫn mua sắm đối với các
thiết bị tiêu hao. 100% các cơ sở giáo dục bố trí nhân viên phụ trách thư viện,
nhân viên bảo quản TBDH; có hệ thống sổ theo dõi việc sử dụng theo quy định. Hằng
năm, đánh giá thi đua đều xem xét đến tiêu chí khai thác, sử dụng TBDH và phong
trào tự làm đồ dùng dạy học.
- Mầm
non trang bị 159 bộ thiết bị đồ dùng, đồ chơi, TBDH (gồm 42 danh mục); đồ chơi
ngoài trời 42 đơn vị (gồm 05 danh mục); thiết bị, phần mềm làm quen máy tính 30
bộ. THCS trang bị 03 phòng học vi tính 19 máy/phòng và bổ sung thay thế 75 bộ
máy vi tính. THPT trang bị 04 phòng học vi tính gồm 21 máy/phòng; bổ sung TBDH
quốc phòng cho 25 đơn vị (gồm 06 danh mục).
- Hằng
năm, phát động phong trào tự làm đồ dùng và tổ chức thi sản phẩm đồ dùng dạy học
tự làm để bổ sung TBDH tại cơ sở giáo dục. Trong năm đã đầu tư, mua sắm 15,235
tỷ đồng; việc hỗ trợ kinh phí mua nguyên vật liệu để làm đồ dùng chưa có nguồn
hỗ trợ, chủ yếu giáo viên tự chi phí. Tỷ lệ số tiền từ ngân sách chi cho mua
sách và thiết bị trường học so với kinh phí chi thường xuyên của sự nghiệp giáo
dục 15,235/1.464,077 tỷ đồng chiếm 1% (tăng 0,3%).
-
Toàn bộ HS thuộc thôn, xã 135, HS nghèo, HS mồ côi cả cha, lẫn mẹ có khó khăn về
kinh tế ở các cấp học đều có đủ bộ SGK, giấy vở HS.
2.9. Về các chương trình, dự án do ngân sách
Trung ương hỗ trợ
-
Hoàn thành thực hiện Đề án 1640, đưa vào sử dụng 05 trường PTDTNT theo kế hoạch,
đến nay 05 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia.
- Triển
khai thực hiện Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho GV giai đoạn
2014-2015, triển khai thủ tục đầu tư xây dựng 33 phòng học MN cho 02 huyện
nghèo (Bình Gia và Đình Lập).
- Triển
khai Dự án THCS vùng khó khăn nhất giai đoạn 2 theo đúng lộ trình của Ban Điều
hành dự án Trung ương, đã phát hành hồ sơ mời thầu xây lắp.
-
Chương trình SEQAP triển khai đáp ứng tiến độ theo kế hoạch, các cơ sở giáo dục
sử dụng vốn đảm bảo theo cam kết và có hiệu quả.
- Dự
án VNEN triển khai theo đúng lộ trình và kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sử
dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả.
- Hằng
năm, tỉnh có cơ chế điều hành ngân sách ưu tiên vốn đối ứng để đảm bảo thực hiện
các chương trình, dự án đáp ứng mục tiêu, tiến độ.
2.10. Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; các đề án, dự án, chương trình của ngành đã được
phê duyệt
a) Thực hiện Đề án Củng cố phát triển hệ
thống trường DTNT giai đoạn 2011-2015
- Theo Quyết định số 1640/QĐ-TTg ngày 21/9/2011 của Thủ tướng
Chính phủ, Lạng Sơn được đầu tư xây dựng bổ sung CSVC 05 trường PTDTNT. Vốn thực
hiện là 97.591 triệu đồng, trong đó vốn CTMTQG giáo dục và đào tạo là 68.527
triệu đồng, vốn địa phương: 24.608 triệu đồng, vốn xã hội hóa: 4.456 triệu đồng.
- Đầu
tư xây dựng bổ sung CSVC 11 trường PTDTNT, tổng vốn là 147.837 triệu đồng,
trong đó vốn CTMTQG giáo dục và đào tạo là 68.527 triệu đồng, vốn địa phương là
67.739 triệu đồng (trong đó có 7.500 triệu đồng cho mở rộng mặt bằng), vốn xã hội
hóa: 12.272 triệu đồng. Do có khó khăn về vốn, đến nay mới thực hiện đầu tư xây
dựng 05 trường DTNT (04 trường đã hoàn thành đưa vào sử dụng, 01 trường đang
giai đoạn hoàn thành). Hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư nhưng chưa có vốn để
triển khai 03 trường (DTNT tỉnh, nội trú Chi Lăng, nội trú Tràng Định); còn 03
trường chưa thực hiện đầu tư xây dựng (nội trú Hữu Lũng, nội trú Văn Lãng, nội
trú Lộc Bình).
b) Thực hiện Đề án PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi
giai đoạn 2010 - 2015 (Theo Kế hoạch số 105/KH-UBND ngày 17/11/2010)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Năm 2010
|
Mục tiêu 2015
|
TH 2015
|
So với mục tiêu
|
1
|
Số đơn vị xã, phường
|
Đơn vị
|
33
|
220
|
222
|
Đạt
|
2
|
Tỷ lệ xã phường đạt chuẩn
|
%
|
14,60%
|
97,34%
|
98,23%
|
Đạt
|
3
|
Số huyện, thành phố
|
Đơn vị
|
|
11
|
11
|
Đạt
|
4
|
Tỷ lệ huyện, TPđạt chuẩn
|
|
|
100%
|
100%
|
Đạt
|
c) Thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ
trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020"
- Năm
học 2015-2016, thực hiện dạy tiếng Anh tại 100% các trường THCS, THPT và 85%
trường TH, trong đó hệ 10 năm 79 trường THCS và 05 trường THPT; tổ chức tập huấn
bồi dưỡng 90 GV, qua kiểm tra đánh giá 85% đạt chuẩn; bồi dưỡng phương pháp cho
100% GV 03 trường điển hình.
- Đề
án được triển khai tạo ra cơ hội cho việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong hệ
thống giáo dục quốc dân, nâng cao chất lượng đội ngũ, bổ sung trang thiết bị,
CSVC và nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; chuyển biến tích cực nhận thức
của chính quyền các cấp, các ngành trong việc quan tâm đến công tác dạy học ngoại
ngữ cho đội ngũ cán bộ, viên chức và dạy học ngoại ngữ trong các trường phổ
thông.
- Tỷ
lệ người dân tộc thiểu số cao (khoảng 84,74%); trình độ dân trí, môi trường học
ngoại ngữ dành cho người học còn nhiều hạn chế; điều kiện kinh tế - xã hội của
tỉnh còn khó khăn, việc đầu tư CSVC, trang TBDH còn thấp; trình độ chuyên môn,
phương pháp dạy ngoại ngữ của GV còn nhiều hạn chế, chưa phát huy tính tích cực
của HS; công tác quản lý dạy học ngoại ngữ tại các nhà trường còn mang tính
hành chính, chưa quan tâm sâu trong các nội dung dạy học, kết quả dạy học tuy
đã được cải thiện nhưng cần phải quan tâm nhiều hơn; CSVC phục vụ dạy học ngoại
ngữ chưa thực sự đáp ứng nhu cầu trong các nhà trường.
c) CTMTQG xây dựng nông thôn mới về tiêu
chí CSVC trường học (tiêu chí số 5)
Hằng
năm, quan tâm đầu tư CSVC trường học theo hướng kiên cố hóa đạt chuẩn các xã
thuộc kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, do nguồn vốn hạn hẹp nên
trang thiết bị phục vụ dạy và học chưa đáp ứng, nhất là các phòng học bộ môn.
2.11. Kết quả thực hiện xã hội hóa giáo dục
Chỉ đạo
đẩy mạnh XHH các hoạt động giáo dục và đào tạo (Chỉ thị số 23-CT/TU ngày
23/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ). Ngành giáo dục đã xây dựng Kế hoạch triển
khai, thực hiện với những nội dung chủ yếu sau:
a) Mục tiêu
- Huy
động sự tham gia của toàn xã hội vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục, xây dựng
môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ chức đều được đóng góp
để phát triển giáo dục và được thụ hưởng thành quả giáo dục.
- Thống
nhất nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể,
các tổ chức kinh tế - xã hội, mọi cá nhân, tập thể về vị trí, vai trò quan trọng
của XHH giáo dục, xác định rõ trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ học tập
và đóng góp sức người, sức của để phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
- Tổ
chức, phối hợp và quản lý tốt các loại hình giáo dục công lập, ngoài công lập,
các nguồn tài chính từ Nhà nước và nhân dân để mở rộng hợp lý quy mô, nâng cao
chất lượng và hiệu quả giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh.
b) Kết quả
-
Toàn tỉnh hiện có 06 trường MN dân lập, 14 cơ sở MN tư thục, 01 trường THPT dân
lập. Tỉnh tạo điều kiện ưu tiên chính sách thuế, cơ chế hoạt động để mô hình
luôn được duy trì và phát triển. Tuy nhiên học phí còn chênh lệch khá cao so với
mức nộp học phí các trường công lập trên cùng địa bàn từ 300.000 đến 350.000 đồng/tháng.
- Hằng
năm, huy động được nguồn lực từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp để xây dựng
CSVC, mua sắm trang TBDH cho các cơ sở giáo dục, điển hình như:
+ Vận
động nhân dân hiến hơn 8.000 m2 đất để xây dựng trường, lớp học,
tiêu biểu như huyện Bắc Sơn 1.268m2, Cao Lộc 2.600 m2, Hữu
Lũng 926 m2, Tràng Định 840 m2, Văn Lãng 1.000 m2 và
gần 70 nghìn ngày công để tu sửa trường lớp.
+
Phát động cán bộ, GV ủng hộ các cấp học được hơn 1,5 tỷ đồng. Các trường học đã
vận động đóng góp được: hơn 2,7 tấn gạo, 1,2 tỷ đồng (quỹ "Hũ gạo tình
thương") để hỗ trợ, giúp đỡ HS có hoàn cảnh khó khăn, giúp HS yên tâm học
tập, giảm tỷ lệ bỏ học.
+ Tập
đoàn Dầu khí Việt Nam hỗ trợ 5,6 tỷ đồng xây dựng trường MN Hải Yến (huyện Cao
Lộc); Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hỗ trợ 10 tỷ đồng
bổ sung một số hạng mục trường THPT Bình Gia (huyện Bình Gia); Ngân hàng Liên
Việt và Công an tỉnh hỗ trợ 01 tỷ đồng xây dựng phòng học trường MN Bình Trung
(huyện Cao Lộc); Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Lạng Sơn hỗ trợ 05
tỷ đồng tăng cường CSVC các trường học (TH xã Đình Lập huyện Đình Lập 03 tỷ; MN
Nhất Tiến, huyện Bắc Sơn 01 tỷ; MN Bắc La, huyện Văn Lãng 01 tỷ).
+
Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là quy mô nhỏ, tiềm lực kinh tế chưa thực
sự mạnh nên việc huy động đóng góp cho giáo dục còn hạn chế.
3. Đánh giá chung
3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu năm học
2015 – 2016
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
KH giao 2015-2016
|
TH 2015-2016
|
Tỷ lệ %
|
1
|
Tổng số học sinh
|
|
|
|
|
+
|
Mẫu giáo (giữa năm)
|
HS
|
37.249
|
42.623
|
114,40%
|
+
|
Tiểu học (đầu năm)
|
HS
|
58.706
|
58.639
|
99,80%
|
+
|
Trung học cơ sở (đầu
năm)
|
HS
|
44.879
|
43.831
|
97,60%
|
+
|
THPT (đầu năm)
|
HS
|
26.040
|
23.633
|
90,70%
|
+
|
Trung tâm GDTX
|
HS
|
4.089
|
2.456
|
60%
|
2
|
Tỷ lệ huy động
|
|
|
|
|
+
|
Mẫu giáo từ 3 – 5 tuổi
|
%
|
98,80
|
98,85
|
0,05%
|
+
|
Tiểu học 6 tuổi vào
lớp 1
|
%
|
99,40
|
98,52
|
-0,88%
|
+
|
THCS tuyển sinh vào
lớp 6
|
%
|
99,88
|
99,43
|
-0,45%
|
+
|
THPT tuyển sinh vào
lớp 10
|
%
|
76,23
|
81,19
|
4,96%
|
+
|
Trung tâm GDTX
|
%
|
11,97
|
9,41
|
-2,56%
|
3
|
Phổ cập giáo dục
|
|
|
|
|
+
|
Phổ cập MG 5 tuổi
(năm học)
|
xã
|
220
|
222
|
100,90%
|
+
|
Tỷ lệ xã, phường thị
trấn đạt chuẩn PCTHĐĐT (năm KH)
|
%
|
100
|
100
|
100%
|
+
|
Tỷ lệ xã, phường thị
trấn đạt chuẩn PC GDTHCS (năm KH)
|
%
|
100
|
100
|
100%
|
4
|
Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia (năm KH 2015)
|
Trường
|
129
|
133
|
103,10%
|
+
|
Mẫu giáo
|
Trường
|
|
20
|
|
+
|
Tiểu học
|
Trường
|
|
64
|
|
+
|
Trung học cơ sở
|
Trường
|
|
45
|
|
+
|
THPT
|
Trường
|
|
4
|
|
5
|
Chuyển đổi thành lập trường PTDT bán trú (năm KH 2015)
|
Trường
|
89
|
91
|
102,20%
|
3.2. Thuận lợi
-
Ngành giáo dục luôn nhận được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các
sở, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục;
sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ ngành trung
ương.
-
Trình độ dân trí từng bước nâng lên, nhu cầu cho con em đi học và tạo điều kiện
cho con em đi học ngày càng được cải thiện.
- Đội
ngũ cán bộ GV cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, chất lượng, có lương tâm trách nhiệm,
đạo đức nghề nghiệp tốt.
3.3. Khó khăn
- Lạng
Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn; địa hình
và phân bố dân cư không tập trung, khó khăn trong việc huy động nguồn lực và đầu
tư xây dựng CSVC mạng lưới giáo dục.
- Tỷ
lệ hộ nghèo và cận nghèo của tỉnh còn cao hộ nghèo 25,95%, cận nghèo 12,69%
(Quyết định số 368/QĐ-UNND ngày 16/3/2016) khó khăn trong huy động bổ sung nguồn
lực đầu tư cho các cơ sở giáo dục.
-
Tính năng động, nhạy bén của một số CBQL chưa cao, một số năng lực còn hạn chế.
-
Công tác tăng cường CSVC còn gặp khó khăn, số phòng học bộ môn, phòng thí nghiệm
thực hành, phòng thư viện còn thiếu chưa được xây dựng.
-
Ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo còn hạn hẹp, chủ yếu để chi lương, phụ
cấp và các khoản theo lương, kinh phí đầu tư cho hoạt động dạy và học, mua sắm
trang thiết bị đồ dùng dạy học còn hạn hẹp.
- Tỷ
lệ chi khác tăng thêm do thay đổi chế độ tiền lương (730.000 – 1.150.000) chưa
được tính, trong khi giá cả thị trường luôn tăng, do đó trong quá trình thực hiện
thực tế chi cho lương và các khoản có tính chất lương luôn chiếm tỷ lệ hơn 90%.
3.4. Thời cơ và thách thức
a) Thời cơ
- Tỉnh
đã ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND, UBND về lĩnh vực giáo dục
và đào tạo.
- Đội
ngũ CBQL, nhà giáo cơ bản xác định rõ vai trò của mình trong sự nghiệp giáo dục,
nêu cao tinh thần học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Dân
trí từng bước được cải thiện, có nhu cầu cho con em tới trường.
-
CSVC, trang TBDH được quan tâm đầu tư giúp cho các cơ sở giáo dục cơ bản đáp ứng
được yêu cầu tối thiểu cho việc dạy và học.
b) Thách thức
- Đầu
tư xây dựng CSVC theo hướng kiên cố hóa, đạt tiêu chí trường chuẩn quốc gia để
thay thế phòng học tạm, phòng học xuống cấp, phòng học nhờ, mượn cần có kinh
phí rất lớn trong khi ngân sách còn hạn hẹp.
-
Năng lực của một bộ phận đội ngũ nhà giáo, CBQL còn những bất cập trước yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
-
Trang TBDH chưa được hiện đại hóa kịp thời với yêu cầu dạy và học theo hướng hiện
đại hoá.
Phần II.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NĂM 2017 (NĂM HỌC
2017-2018)
1. Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Nghị
quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành
động của Chính phủ, và Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo ban hành Kế hoạch hành động của ngành giáo dục triển khai Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW.
- Chỉ
thị số 21/CT-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017.
-
Chương trình hành động số 100 CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy Lạng Sơn về thực
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Định
hướng phát triển giáo dục và đào tạo theo Quyết định số 76/QĐ-UBND ngày
20/01/2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn về Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng
Sơn giai đoạn 2011 – 2020;
- Dự
báo tình hình kinh tế - xã hội, tình hình phát triển giáo dục và đào tạo của địa
phương trong giai đoạn tới. Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư công theo từng nguồn vốn,
dự báo khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư, cơ chế và chính sách thu hút các
nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của
các cấp học và trình độ đào tạo của địa phương về giáo dục và đào tạo và các
tài liệu liên quan.
2. Nội dung kế hoạch phát
triển giáo dục và đào tạo năm 2017
2.1. Dự báo tình hình kinh tế-xã hội có tác động,
ảnh hưởng tới phát triển GDĐT của địa phương
- Tỷ
lệ tăng dân số khoảng 0,5% hàng năm, năm 2017 hơn 76,2 vạn người theo đó nhu cầu
trẻ em đến trường học tăng lên
-
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới góp phần nâng cao điều kiện sống, cải
thiện tích cực dân trí ảnh hưởng tích cực đến phát triển giáo dục và đào tạo.
- Tốc
độ tăng trưởng kinh tế hằng năm từ 7 đến 8%, hạ tầng giao thông cải thiện tạo
điều kiện thuận lợi cho quy hoạch mạng lưới quy mô trường, lớp học (từng bước
giảm các điểm trường, phân trường).
- Các
cấp, các ngành và toàn xã hội quan tâm chăm lo nhiều hơn cho giáo dục và đào tạo.
2.2. Các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển
GDĐT năm 2017
-
Thành lập thêm 05 trường MN, nâng tổng số lên 233 trường MN; tách 4 trường TH
và THCS, thành lập thêm 01 trường THPT (Ba Sơn huyện Cao Lộc).
-
GDMN: Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng GDMN, giúp trẻ em phát triển hoài
hoà về thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Tỷ lệ huy động ra lớp trên 33%
trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ, trên 98% đối với trẻ mẫu giáo, 99,8% đối với trẻ
mẫu giáo 5 tuổi.
-
Giáo dục phổ thông: Duy trì và nâng cao CLGD toàn diện và tỷ lệ HS khá, giỏi
các cấp học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, kỹ
năng sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức
vào thực tiễn. Bảo đảm cho HS THCS có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng được
yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS; HS THPT tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho
giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Giữ vững và nâng cao chất lượng PCGD
tiểu học đúng độ tuổi, PCGD THCS. Tỷ lệ huy động trên 99,5% trẻ 6 tuổi vào lớp
1; 99,5% HS trong độ tuổi TH đi học; trên 99% HS hoàn thành chương trình TH vào
học lớp 6; trên 71% HS tốt nghiệp THCS vào học THPT, số còn lại phân luồng theo
học tại các trung tâm GDTX và học nghề.
-
GDTX: Tạo cơ hội cho mọi người được học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, kỹ
năng chuyên môn, nghiệp vụ và chất lượng cuộc sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh,
góp phần thúc đẩy xã hội học tập; đa dạng hóa các loại hình đào tạo phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân. Duy trì vững chắc
kết quả xoá mù chữ; phấn đấu trên 91,02% người biết chữ trong độ tuổi 15 - 60
và 98% người trong độ tuổi từ 15 đến 35 biết chữ.
-
Giáo dục nghề nghiệp: Tập trung đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực có kiến thức,
kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có kỷ luật lao động theo hướng ứng dụng thực
hành; gắn kết chặt chẽ công tác đào tạo với nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực có kỹ
thuật, ý thức nghề nghiệp. Tập trung đào tạo nhân lực lĩnh vực dịch vụ, du lịch,
thương mại, nông, lâm nghiệp và nông thôn. Thu hút trên 20% HS tốt nghiệp THCS
vào trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, GDTX; đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo
đạt 43,5%.
-
Phát triển đội ngũ: Phấn đấu nâng cao chất lượng GV, trên 15% GV giỏi cấp MN,
30% GV giỏi cấp TH; 25% GV giỏi cấp THCS; 15% GV giỏi cấp THPT.
-
Công tác PCGD: duy trì nâng cao chất lượng PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi (công nhận
thêm 04 xã nâng tổng số lên 226/226 xã, phường đạt chuẩn).
-
Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia: phấn đấu công nhận 16 trường,
nâng tổng số lên 160 trường.
3. Nhu cầu kinh phí thực
hiện
Dự kiến
3.072.035 triệu đồng tăng so với năm 2016 là 336.506 triệu đồng (chi sự nghiệp
tính theo mức lương cơ sở 1.150.000 đồng).
Đơn vị tính: Triệu đồng
TT
|
Nội dung
|
ƯTH 2016
|
KH 2017
|
So sánh %
|
|
Tổng chi NSNN
|
2.716.506
|
3.072.035
|
113,08%
|
1
|
Chi đầu tư phát triển
|
183.230
|
219.876
|
120%
|
2
|
Chi thường xuyên sự
nghiệp
|
2.442.280
|
2.792.284
|
114,33%
|
3
|
Chi khác, dự án ODA
|
90.996
|
59.875
|
65,79%
|
4. Nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu
4.1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
và hành động trong triển khai đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đầy đủ, sâu sắc và cụ thể hóa
các quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo trong cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, CBQLGD, GV, NV ngành giáo dục,
các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, hành động của cả
hệ thống chính trị, nhất là ngành giáo dục và đào tạo trong thực hiện đổi mới
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
4.2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH, phương
pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học
- Thực
hiện đổi mới chương trình giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực;
phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền
thống, đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học; rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo và ý thức tự
học.
- Thực
hiện đổi mới và chuẩn hóa nội dung GDMN, chú trọng kết hợp chăm sóc, nuôi dưỡng
với giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý, yêu cầu phát triển thể lực
và hình thành nhân cách của trẻ.
- Thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, chú trọng việc tăng cường các hoạt động
trải nghiệm thực tế nhằm giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho
HS. Thực hiện có hiệu quả nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh
gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các
lớp học trên; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn, hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho HS. Tiếp tục biên soạn tài liệu giáo dục địa phương, tài liệu
hỗ trợ dạy học phù hợp với từng đối tượng học, chú ý đến HS dân tộc thiểu số và
HS khuyết tật.
- Thực
hiện chương trình giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu về chất lượng đào tạo
theo hướng tăng cường năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp
và hiểu biết xã hội. Gắn đào tạo với nhu cầu việc làm, đáp ứng nhu cầu của người
học và chuyển đổi ngành, nghề của xã hội.
- Thực
hiện nghiêm túc, có hiệu quả nội dung, hình thức kiểm tra, thi và đánh giá kết
quả giáo dục theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chú trọng đánh giá việc
hiểu, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc giải quyết các vấn đề trong học
tập và thực tiễn, khắc
phục bệnh thành tích; đánh giá được sự tiến bộ về phẩm chất
và năng lực của người học; phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình
học và đánh giá cuối kỳ, cuối năm học, đánh giá của người dạy và tự đánh giá của
người học, đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, xã hội. Tăng cường
quản lý chất lượng đầu ra ở các cơ sở giáo dục, đào tạo và dạy nghề, bảo đảm chất
lượng nguồn nhân lực theo yêu cầu của thị trường lao động. Xác định chỉ tiêu
tuyển sinh đào tạo hàng năm trên cơ sở khảo sát, điều tra, nghiên cứu nhu cầu của
thị trường lao động.
4.3. Thực hiện hệ thống
giáo dục mở và xây dựng xã hội học tập
- Tiếp
tục thực hiện đa dạng hoá các phương thức đào tạo, xây dựng hệ thống giáo dục mở,
đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân gắn với coi trọng tính hiệu quả.
Thực hiện việc sắp xếp các trung tâm GDTX và trung tâm dạy nghề cấp huyện theo
hướng một cơ sở thực hiện nhiều nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng hoạt động của các
trung tâm học tập cộng đồng.
- Mở
rộng hệ thống trường PTDTNT, PTDT bán trú, tạo cơ hội học tập cho các đối tượng
PCGD, tạo điều kiện cho con em đồng bào DTTS có cơ hội được học tập.
- Đẩy
mạnh XHH để huy động
nguồn lực đầu tư xây dựng và phát triển các trường học ở tất cả các cấp học.
Nâng cao vai trò của các tổ chức đoàn thể, hội khuyến học các cấp trong thực hiện
XHH giáo dục. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Xây dựng XHHT
giai đoạn 2012-2020”.
4.4. Đổi mới căn bản công tác QLGD
- Thực
hiện có hiệu quả Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ quy định
trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt
và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; đẩy mạnh phân cấp
gắn với trách nhiệm của
người đứng đầu cơ
quan, đơn vị.
-
Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về việc thực hiện mục tiêu đào tạo, chương
trình, nội dung, kế hoạch, CLGD và phương pháp giáo dục; tiếp tục củng cố kỷ
cương, nền nếp trong dạy học, tổ chức các hoạt động giáo dục; bảo đảm khách
quan, chính xác, công bằng trong kiểm tra đánh giá, thi cử; coi trọng quản lý
chất lượng đầu ra, quản lý quá trình đào tạo và chuẩn hóa các điều kiện bảo
đảm chất lượng.
- Củng
cố và nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm định chất lượng. Định
kỳ tổ chức đánh giá CLGD, kiểm định và công khai kết quả kiểm định các cơ sở
giáo dục, đào tạo và dạy nghề. Chú
trọng kiểm tra, đánh giá, kiểm soát chất lượng đối với các cơ sở giáo dục, các
hoạt động liên kết đào tạo.
- Thực
hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ tại các cơ sở giáo dục. Đổi mới công tác thi
đua, khen thưởng theo hướng gắn với hiệu quả công tác, đảm bảo kịp thời, chính
xác, công khai, minh bạch, tránh bệnh thành tích.
4.5. Phát triển đội ngũ nhà giáo và CBQLGD
- Rà
soát, xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ
nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa về năng lực nghề nghiệp. Xây dựng đội
ngũ đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp,
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.
- Thực
hiện đầy đủ, kịp thời chế độ, chính sách đối với nhà giáo và CBQLGD theo quy định,
đặc biệt là các nhà giáo công tác tại khu vực kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn, các xã ATK, khu vực biên giới.
4.6. Tăng cường CSVC, công tác XHH giáo
dục
Tiếp
tục thực hiện đầu tư CSVC theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn; thực hiện các mục
tiêu quy hoạch, phấn đấu đáp ứng đủ CSVC - kỹ thuật theo hướng đồng bộ, toàn diện,
chuẩn hóa và hiện đại. Thực hiện có hiệu quả công tác quy hoạch, sử dụng đất;
công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí trong các cơ sở
giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh XHH, thu hút các nguồn lực để phát triển giáo dục,
khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp HSSV
nghèo vươn lên học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể có
đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.
4.7. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả
hợp tác quốc tế
Chủ động
hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo nhằm
tranh thủ các nguồn lực, vận dụng có chọn lọc và sáng tạo kinh nghiệm các mô
hình giáo dục tiên tiến đi đôi với phát huy nội lực; tăng cường các hoạt động
tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm, hội thảo về giáo dục trong và ngoài nước.
5. Đề xuất
Đề
nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo trang bị thiết bị dạy học thông dụng cho Đề án giai
đoạn đến 2020; sớm phê duyệt triển khai Chương trình Kiên cố hóa theo lộ trình
đến 2020.
UBND
tỉnh Lạng Sơn kính đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành trung ương
liên quan quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện giúp đỡ./.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Ngọc Thưởng
|