BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 244/2009/TT-BTC

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2009

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

- Căn cứ Luật Kế toán ngày 17/06/2003;
- Căn cứ Nghị định số 129/2004/NĐ- CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong hoạt động kinh doanh;
- Căn cứ Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Giá trị gia tăng (thuế GTGT);
- Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN);

Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi kế toán một số nghiệp vụ kinh tế, bổ sung kế toán các nghiệp vụ kinh tế mới phát sinh chưa được quy định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:

Chương I -

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này hướng dẫn kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước.

Điều 2. Chế độ kế toán áp dụng đối với nhà thầu nước ngoài

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, thoả thuận hoặc cam kết với tổ chức, cá nhân Việt Nam (gọi tắt là Nhà thầu nước ngoài), có cơ sở cư trú tại Việt Nam phải thực hiện kế toán theo quy định của Luật Kế toán; Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam; Chế độ kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Trong trường hợp không có nhu cầu sửa đổi, bổ sung thì không phải đăng ký Chế độ kế toán áp dụng với Bộ Tài chính mà chỉ cần thông báo cho cơ quan thuế địa phương – nơi đăng ký nộp thuế.

Điều 3. Nộp báo cáo tài chính đối với các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao

Các doanh nghiệp (kể cả các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có trụ sở nằm trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao thì ngoài việc nộp Báo cáo tài chính năm cho các cơ quan theo quy định tại Chế độ Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC còn phải nộp Báo cáo tài chính năm cho Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao nếu được yêu cầu.

Chương II –

ĐƠN VỊ TIỀN TỆ TRONG KẾ TOÁN

Điều 4. Đơn vị tiền tệ trong kế toán

“Đơn vị tiền tệ trong kế toán” là Đồng Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trường hợp đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ thì được chọn một loại ngoại tệ do Bộ Tài chính quy định làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính.

Điều 5. Lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán đối với các doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài

1. Doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài (dưới đây gọi tắt là doanh nghiệp) thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

2. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải đáp ứng được đồng thời các tiêu chuẩn sau:

- Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch bán hàng, cung cấp dịch vụ của đơn vị, có ảnh hưởng lớn đến giá bán hàng hoá, dịch vụ và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng trong việc quyết định giá bán hàng;

- Đơn vị tiền tệ đó phải được sử dụng chủ yếu trong việc mua hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp và thường là đơn vị tiền tệ được sử dụng chủ yếu trong việc tính toán doanh thu, chi phí nhân công, thanh toán tiền mua nguyên vật liệu, hàng hoá và dịch vụ.

3. Doanh nghiệp có công ty mẹ ở nước ngoài thì chỉ được lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán giống với đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Doanh nghiệp được thành lập với mục đích chủ yếu là sản xuất và gia công sản phẩm cho công ty mẹ, phần lớn nguyên liệu được mua từ công ty mẹ và sản phẩm được xuất khẩu và tiêu thụ bởi công ty mẹ;

- Tỷ trọng các hoạt động của doanh nghiệp với công ty mẹ hoặc tỷ trọng các giao dịch kinh doanh của doanh nghiệp bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán của công ty mẹ là đáng kể ( trên 70%).

Điều 6. Quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng khi nộp cho các cơ quan quản lý Nhà nước

1. Các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài thành lập và hoạt động ở Việt Nam sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì đồng thời với việc lập Báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ trong kế toán (ngoại tệ) còn phải quy đổi báo cáo tài chính sang Việt Nam Đồng khi nộp cho cơ quan quản lý Nhà nước.

2. Nguyên tắc quy đổi báo cáo tài chính lập bằng đơn vị tiền tệ kế toán là ngoại tệ sang Việt Nam Đồng:

Tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp (cả số liệu báo cáo và số liệu so sánh) đều được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp tại ngày kết thúc kỳ kế toán không có tỷ giá bình quân liên ngân hàng thì lấy tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày gần nhất trước ngày kết thúc kỳ kế toán.

Điều 7. Kiểm toán báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ

Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ phải được kiểm toán. Báo cáo tài chính lập theo đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ khi quy đổi ra Việt Nam Đồng không bắt buộc phải kiểm toán mà chỉ cần có ý kiến xác nhận của kiểm toán về tỷ giá quy đổi và tính chính xác của việc quy đổi.

Điều 8. Thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

1. Khi có sự thay đổi lớn về hoạt động quản lý và kinh doanh dẫn đến đơn vị tiền tệ được sử dụng trong các giao dịch kinh tế không còn thoả mãn các tiêu chuẩn nêu tại khoản 2 Điều 5 Chương II Thông tư này thì doanh nghiệp được thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán. Việc thay đổi từ một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán này sang một đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán khác chỉ được thực hiện tại thời điểm bắt đầu niên độ kế toán mới. Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán chậm nhất là sau 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

2. Tỷ giá áp dụng cho các khoản mục thuộc Bảng Cân đối kế toán khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán:

Các khoản mục thuộc Bảng cân đối kế toán được quy đổi sang đơn vị tiền tệ trong kế toán mới theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

3. Trình bày thông tin so sánh khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán

Trong kỳ kế toán đầu tiên kể từ khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo đơn vị tiền tệ ghi sổ kế toán mới và trình bày lại số liệu về thông tin so sánh (cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán và cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ), cụ thể:

- Cột “Số đầu năm” của Bảng Cân đối kế toán được trình bày căn cứ vào Bảng Cân đối kế toán được lập tại thời điểm đầu năm tài chính (thời điểm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán) bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

- Cột “Năm trước” của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày căn cứ vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập tại thời điểm đầu năm bằng cách sử dụng tỷ giá bình quân liên ngân hàng trung bình năm trước liền kề năm thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

Điều 9. Thuyết minh báo cáo tài chính

Khi quy đổi báo cáo tài chính (được lập bằng ngoại tệ) sang Việt Nam Đồng hoặc khi thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải trình bày rõ trên Thuyết minh báo cáo tài chính lý do thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán và những ảnh hưởng (nếu có) đối với báo cáo tài chính do việc quy đổi báo cáo tài chính từ đồng ngoại tệ sang Việt Nam Đồng hoặc thay đổi đơn vị tiền tệ trong kế toán.

Chương III –

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Điều 10. Các nguyên tắc áp dụng chế độ kế toán

Nhà thầu nước ngoài phải:

1. Căn cứ vào các quy định tại Luật Kế toán, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam và quy định tại Thông tư này để tổ chức kế toán theo từng Hợp đồng nhận thầu (Từng Giấy phép nhận thầu) làm cơ sở để quyết toán hợp đồng và quyết toán thuế với Nhà nước Việt Nam.

2. Các Nhà thầu nước ngoài khi áp dụng Chế độ kế toán Việt Nam được lựa chọn áp dụng danh mục tài khoản, chứng từ, sổ kế toán và hình thức sổ kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động và đáp ứng đầy đủ yêu cầu quản lý của đơn vị mình và của Nhà nước Việt Nam (Đặc biệt là yêu cầu quản lý thuế), cụ thể như sau:

- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT và thuế TNDN đều theo phương pháp ấn định thì nhà thầu căn cứ vào Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam để lựa chọn, áp dụng phù hợp danh mục tài khoản, chứng từ và hình thức sổ kế toán để đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị mình.

- Trường hợp Nhà thầu nước ngoài nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, thuế TNDN theo phương pháp doanh thu trừ (-) chi phí hoặc theo phương pháp ấn định thì phải lựa chọn áp dụng các tài khoản phản ánh tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, xác định kết quả có liên quan theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thuế của Nhà nước Việt Nam và yêu cầu quản lý của đơn vị mình.

3. Trường hợp có nhu cầu bổ sung, sửa đổi (Theo những nội dung nêu ở Điều 11 dưới đây) thì Nhà thầu nước ngoài phải đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung (kèm theo giải trình cụ thể) và chỉ được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ (tính theo ngày làm việc), Bộ Tài chính có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho nhà thầu nước ngoài khi đăng ký nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán.

Điều 11. Những nội dung sửa đổi, bổ sung Chế độ kế toán áp dụng cần phải đăng ký với Bộ Tài chính

1. Sửa đổi nội dung và kết cấu các chứng từ kế toán thuộc loại bắt buộc;

2. Bổ sung hoặc sửa đổi tài khoản cấp I hoặc tài khoản cấp II về tên, ký hiệu và nội dung, phương pháp hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đặc thù;

3. Sửa đổi chỉ tiêu báo cáo tài chính hoặc thay đổi kết cấu, phương pháp lập báo cáo tài chính.

Điều 12. Quy định về việc lập, nộp báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo tài chính

Nhà thầu nước ngoài phải lập Bảng Cân đối tài khoản (Phụ lục kèm theo) và Bản thuyết minh báo cáo tài chính. Các nhà thầu nước ngoài nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp doanh thu trừ (-) chi phí thì còn phải lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nhà nước khuyến khích Nhà thầu nước ngoài thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế (trừ trường hợp kê khai, nộp thuế theo phương pháp ấn định). Các báo cáo tài chính của Nhà thầu nước ngoài phải nộp cho Cục Thuế địa phương, Cơ quan cấp Giấy phép nhận thầu hoặc Giấy phép hoạt động, Cục Thống kê địa phương.

Chương IV –

HƯỚNG DẪN SỬA ĐỔI, BỔ SUNG PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ KHÁC

Điều 13. Kế toán chi phí phát hành cổ phiếu

1. Trường hợp Công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, chi phí phát hành cổ phiếu được hạch toán theo quy định tại Thông tư số 106/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính.

2. Trường hợp công ty cổ phần phát hành cổ phiếu, kế toán ghi nhận các chi phí trực tiếp liên quan đến việc phát hành cổ phiếu, ghi:

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có các TK 111, 112…

Điều 14. Kế toán tăng, giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu tại công ty cổ phần

1. Kế toán tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu

1.1. Các quy định chung:

- Việc tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn cổ phần) được hướng dẫn bổ sung trong Thông tư này bao gồm các trường hợp phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng không thu tiền, như: Phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, từ quỹ Đầu tư phát triển, từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu) và từ quỹ khen thưởng, phúc lợi.

- Trong mọi trường hợp phát hành thêm cổ phiếu không thu tiền, công ty cổ phần đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi được đại hội cổ đông thông qua và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận việc phát hành thêm cổ phiếu, công ty cổ phần phải ghi sổ kế toán để điều chỉnh vốn cổ phần theo phương án đã được phê duyệt.

1.2. Kế toán các nghiệp vụ cụ thể:

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần, kế toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ kế toán liên quan, ghi:

Nợ 4112 - Thặng dư vốn cổ phần

Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn Quỹ đầu tư phát triển, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành thêm cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (trả cổ tức bằng cổ phiếu), ghi:

Nợ TK 421 - Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối

Có TK 4111- Vốn đầu tư của chủ sở hữu;

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (nếu có).

- Trường hợp công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu thưởng từ quỹ khen thưởng để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, ghi:

Nợ TK 3531 - Quỹ khen thưởng

Nợ TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá bán thấp hơn mệnh giá - nếu có)

Có TK 4111 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu

Có TK 4112 - Thặng dư vốn cổ phần (Phần chênh lệch giữa giá bán cao hơn mệnh giá - nếu có).

2. Kế toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu

Mọi trường hợp giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu đều phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật. Khi được đại hội cổ đông thông qua và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, công ty cổ phần phải ghi sổ kế toán để điều chỉnh vốn cổ phần theo phương án đã được phê duyệt. Các trường hợp giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu (vốn cổ phần) như mua lại và huỷ bỏ cổ phiếu quỹ; Huỷ bỏ cổ phiếu quỹ thực hiện theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Điều 15. Kế toán trường hợp nhà đầu tư được nhận cổ phiếu do công ty cổ phần tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu

1. Khi nhà đầu tư được nhận thêm cổ phiếu mà không phải trả tiền do công ty cổ phần sử dụng thặng dư vốn cổ phần, các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (chia cổ tức bằng cổ phiếu) để tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, nhà đầu tư chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên thuyết minh báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính và không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào công ty cổ phần.

2. Quy định tại khoản 1 điều này được áp dụng từ năm tài chính 2010 trở đi.

Điều 16. Kế toán ghi nhận doanh thu từ phí quản lý

Bổ sung tài khoản 5118 - Doanh thu khác.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu như phí quản lý do cấp dưới nộp và các khoản doanh thu khác ngoài doanh thu bán hàng hoá, doanh thu bán thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu trợ cấp, trợ giá và doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư.

Định kỳ, đơn vị cấp trên ghi nhận doanh thu từ phí quản lý do đơn vị cấp dưới nộp, kế toán ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu khách hàng (phí quản lý thu của công ty con)

Nợ TK 136 - Phải thu nội bộ (phí quản lý thu của công ty thành viên, đơn vị cấp dưới)

Nợ các TK 111, 112 (Nếu thu tiền ngay)

Có TK 5118 - Doanh thu khác.

Điều 17. Kế toán Bảo hiểm thất nghiệp

Bổ sung tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích và đóng Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. Doanh nghiệp phải mở sổ kế toán chi tiết để theo dõi và quyết toán riêng Bảo hiểm thất nghiệp.

Kết cấu, nội dung phản ánh của tài khoản 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp

Bên Nợ: Số Bảo hiểm thất nghiệp đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bên Có:

- Trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh;

- Trích bảo hiểm thất nghiệp khấu trừ vào lương của công nhân viên.

Số dư bên Có: Số bảo hiểm thất nghiệp đã trích nhưng chưa nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Định kỳ trích bảo hiểm thất nghiệp vào chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 622, 627, 641, 642…

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389).

- Tính số tiền bảo hiểm thất nghiệp trừ vào lương của công nhân viên, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389).

- Khi nộp bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm thất nghiệp, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3389)

Có các TK 111, 112.

Điều 18. Kế toán Quỹ khen thưởng, phúc lợi

1. Đổi số hiệu tài khoản 431 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi

- Đổi số hiệu tài khoản 431- “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” thành tài khoản 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi;

- Đổi số hiệu tài khoản 4311 - “Quỹ khen thưởng” thành tài khoản 3531- Quỹ khen thưởng;

- Đổi số hiệu tài khoản 4312 - “Quỹ phúc lợi” thành tài khoản 3532- Quỹ phúc lợi;

- Đổi số hiệu tài khoản 4313 - “Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ” thành tài khoản 3533- Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

Kết cấu, nội dung phản ánh và phương pháp hạch toán của tài khoản 353 - “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” không thay đổi so với tài khoản 431.

2. Bổ sung tài khoản 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty

Chuyển nội dung phản ánh “Quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty” từ tài khoản 418 – Các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu sang tài khoản 3534 - Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty. Phương pháp hạch toán Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty trên tài khoản 3534 tương tự như phương pháp hạch toán Quỹ thưởng ban quản lý điều hành công ty đã quy định trên tài khoản 418.

Điều 19. Kế toán Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Bổ sung tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp chỉ được sử dụng cho đầu tư khoa học, công nghệ tại Việt Nam.

Hạch toán tài khoản này cần tôn trọng một số quy định sau:

- Việc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

- Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Hàng năm, doanh nghiệp tự xác định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và lập Báo cáo trích, sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, kê khai mức trích lập, số tiền trích lập vào tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Báo cáo việc sử dụng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ được nộp cùng tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 356 - “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ”:

Bên Nợ:

- Các khoản chi tiêu từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành tài sản cố định (TSCĐ) khi tính hao mòn TSCĐ, giá trị còn lại của TSCĐ khi nhượng bán, thanh lý, chi phí thanh lý TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Giảm Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ khi TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh.

Bên Có:

- Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Số thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ.

Số dư bên Có: Số quỹ phát triển khoa học và công nghệ hiện còn của doanh nghiệp tại thời điểm cuối kỳ báo cáo.

Tài khoản 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ có 2 tài khoản cấp 2:

Tài khoản 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ: Phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, chi tiêu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ;

Tài khoản 3562 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ: Phản ánh số hiện có, tình hình tăng, giảm quỹ phát triển khoa học và công nghệ đã hình thành TSCĐ (Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ).

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

- Trong năm khi trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

- Khi chi tiêu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 356 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

- Khi đầu tư, mua sắm TSCĐ hoàn thành bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 211, 213 (Nguyên giá)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331…

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ.

- Cuối kỳ kế toán, tính hao mòn TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, phát triển khoa học và công nghệ, ghi:

Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ

Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

- Khi thanh lý, nhượng bán TSCĐ đầu tư, mua sắm bằng Quỹ phát triển khoa học và công nghệ:

+ Ghi giảm TSCĐ thanh lý, nhượng bán:

Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Giá trị còn lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có TK 211, 213.

+ Ghi nhận số tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ các TK 111, 112, 131

Có TK 3561 - Quỹ phát triển khoa học và công nghệ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

+ Ghi nhận chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ:

Nợ TK 3561 - Quỹ PTKH&CN

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331.

- Khi kết thúc quá trình nghiên cứu, phát triển khoa học công nghệ, chuyển TSCĐ hình thành từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:

Nợ TK 3562 - Quỹ PTKH&CN đã hình thành TSCĐ (Phần giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ quỹ chưa khấu hao hết)

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Kể từ thời điểm TSCĐ chuyển sang phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh, hao mòn của TSCĐ được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Điều 20. Kế toán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ

Sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ là sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng cho tiêu dùng của cơ sở kinh doanh, không bao gồm sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh của cơ sở. Việc xác định số thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT phải nộp và kê khai thuế GTGT, thuế TNDN thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.

Đồng thời, kế toán kê khai thuế GTGT cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) .

- Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ tiêu dùng nội bộ để phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, khi xuất dùng sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá, ghi:

Nợ các TK 623, 627, 641, 642… (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) thuế GTGT đầu ra)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

Điều 21. Hướng dẫn bổ sung phương pháp hạch toán khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản khi công ty mẹ góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ

Khi công ty mẹ đầu tư góp vốn vào công ty con bằng hàng tồn kho hoặc TSCĐ (không phải là việc thanh toán khi mua doanh nghiệp trong giao dịch hợp nhất kinh doanh), công ty mẹ phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ (đối với hàng tồn kho) hoặc giá trị còn lại (đối với TSCĐ) và giá trị đánh giá lại của tài sản đem đi góp vốn do các bên đánh giá vào thu nhập khác hoặc chi phí khác; Công ty con khi nhận tài sản của công ty mẹ góp vốn phải ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và tài sản nhận được theo giá thoả thuận giữa các bên.

- Trường hợp giá trị ghi sổ (đối với hàng tồn kho) hoặc giá trị còn lại (đối với TSCĐ) đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Có TK 211, 213, 217 (nếu góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐSĐT)

Có TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Phần chênh lệch đánh giá tăng).

- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:

Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Phần chênh lệch đánh giá giảm)

Có TK 211, 213, 217 (nếu góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐSĐT)

Có TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho).

Điều 22. Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung phương pháp kế toán đối với một số giao dịch giữa bên góp vốn liên doanh và cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

Sửa đổi, bổ sung phương pháp hạch toán khi bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát hoặc bán hàng cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát như sau:

1. Trên báo cáo tài chính riêng của bên góp vốn liên doanh

1.1. Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

Khi góp vốn bằng tài sản phi tiền tệ (hàng tồn kho, TSCĐ…) vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát, bên góp vốn liên doanh phải ghi nhận toàn bộ phần chênh lệch giữa giá đánh giá lại (do các bên thoả thuận) lớn hơn giá trị ghi sổ của tài sản phi tiền tệ mang đi góp vốn liên doanh vào thu nhập khác, ghi:

- Trường hợp giá đánh giá lại của hàng tồn kho mang đi góp vốn lớn hơn giá trị ghi trên sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (giá đánh giá lại)

Có các TK 152, 153, 155, 156, 611 (Giá trị ghi sổ kế toán)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ kế toán của vật tư, hàng hoá mang đi góp vốn).

- Trường hợp giá đánh giá lại của TSCĐ mang đi góp vốn lớn hơn giá trị còn lại ghi trên sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 222 - Vốn góp liên doanh (Giá đánh giá lại)

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ (Giá trị hao mòn)

Có các TK 211, 213, 217 (Nguyên giá)

Có TK 711 – Thu nhập khác (Số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ mang đi góp vốn).

Trường hợp giá đánh giá lại (do các bên thoả thuận) của tài sản phi tiền tệ mang đi góp vốn liên doanh nhỏ hơn giá trị ghi sổ, kế toán thực hiện theo quy định của Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

1.2. Trường hợp bên góp vốn liên doanh bán hàng tồn kho, TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

- Việc ghi nhận doanh thu, giá vốn hàng bán, thu nhập khác, chi phí khác phát sinh từ giao dịch bên góp vốn liên doanh bán hàng tồn kho, TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thực hiện theo Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

- Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu, thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bên góp vốn liên doanh bán hàng tồn kho, TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát (không hoãn lại phần lợi ích tương ứng với phần sở hữu của mình trong cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát), ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Nợ TK 711 – Thu nhập khác

Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.

2. Trên báo cáo tài chính hợp nhất của bên góp vốn liên doanh

2.1. Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng hàng tồn kho hoặc bán hàng tồn kho cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

a) Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần lãi của bên góp vốn liên doanh phát sinh từ giao dịch góp vốn bằng hàng tồn kho hoặc bán hàng tồn kho trong kỳ.

Cuối kỳ, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, bên góp vốn liên doanh căn cứ vào giá trị hàng tồn kho đem đi góp vốn hoặc đã bán (có lãi) cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong kỳ nhưng cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán hàng tồn kho cho bên thứ 3 độc lập, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện đối với phần lãi do góp vốn hoặc bán hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh. Bút toán điều chỉnh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh được thực hiện như sau:

- Trường hợp góp vốn bằng hàng tồn kho có lãi:

Nợ Thu nhập khác (Phần lãi hoãn lại do góp vốn bằng hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có Doanh thu chưa thực hiện.

- Trường hợp bán hàng tồn kho có lãi:

Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Phần lãi hoãn lại do bán hàng tồn kho tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có Doanh thu chưa thực hiện.

b) Khi cơ sở liên doanh đồng kiểm soát bán hàng tồn kho (do nhận góp vốn hoặc mua từ bên góp vốn liên doanh) cho bên thứ ba ở kỳ sau:

- Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đầu kỳ: Căn cứ vào số lãi chưa thực hiện liên quan đến số hàng tồn kho mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát chưa bán cho bên thứ ba tại thời điểm cuối kỳ trước, kế toán ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đối với phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh tại thời điểm đầu kỳ:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện đầu kỳ)

Có Doanh thu chưa thực hiện.

- Ghi nhận lãi đã thực hiện trong kỳ: Căn cứ vào số hàng tồn kho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đã bán cho bên thứ ba trong kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu chưa thực hiện vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ:

Nợ Doanh thu chưa thực hiện

Có Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (đối với giao dịch bán hàng tồn kho)

Có Thu nhập khác (Đối với giao dịch góp vốn bằng hàng tồn kho).

c) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

- Ghi nhận tài sản thuế hoãn lại do ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch góp vốn bằng hàng tồn kho hoặc bán hàng tồn kho cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong kỳ:

Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán căn cứ vào doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận trong kỳ ghi nhận tài sản thuế hoãn lại phát sinh trong kỳ:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại .

- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại do ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đầu kỳ sau: Căn cứ vào số doanh thu chưa thực hiện tại thời điểm đầu kỳ, kế toán ghi nhận tài sản thuế hoãn lại tại thời điểm đầu kỳ:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

- Hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại do kết chuyển doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Căn cứ số doanh thu chưa thực hiện được kết chuyển vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc thu nhập khác do cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát bán hàng cho bên thứ ba trong kỳ, kế toán hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại tương ứng với phần doanh thu chưa thực hiện chuyển thành đã thực hiện trong kỳ:

Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

2.2. Trường hợp bên góp vốn liên doanh góp vốn bằng TSCĐ hoặc bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát

a) Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần lãi của bên góp vốn liên doanh phát sinh từ giao dịch góp vốn bằng TSCĐ hoặc bán TSCĐ trong kỳ.

Cuối kỳ, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, bên góp vốn liên doanh căn cứ vào khoản lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch đem TSCĐ đi góp vốn hoặc bán (có lãi) cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong kỳ và thời gian khấu hao TSCĐ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát áp dụng, bên góp vốn liên doanh phải phản ánh hoãn lại và ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện đối với phần lãi do góp vốn hoặc bán TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh. Bút toán điều chỉnh trên Bảng tổng hợp các chỉ tiêu điều chỉnh được thực hiện như sau:

Nợ Thu nhập khác (Phần lãi hoãn lại do góp vốn bằng TSCĐ tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

Có Doanh thu chưa thực hiện.

b) Khi cơ sở liên doanh đồng kiểm soát khấu hao TSCĐ do nhận góp vốn hoặc mua từ bên góp vốn liên doanh ở kỳ sau:

- Ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đầu kỳ: Căn cứ vào số lãi chưa thực hiện liên quan đến TSCĐ mà cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát nhận góp vốn hoặc mua từ kỳ trước, kế toán ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đối với phần lãi hoãn lại tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh tại thời điểm đầu kỳ:

Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (lãi chưa thực hiện đầu kỳ)

Có Doanh thu chưa thực hiện.

- Ghi nhận lãi đã thực hiện trong kỳ: Căn cứ vào thời gian khấu hao TSCĐ cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát áp dụng, kế toán phân bổ dần doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ:

Nợ Doanh thu chưa thực hiện

Có Thu nhập khác.

c) Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:

- Ghi nhận tài sản thuế hoãn lại do ghi nhận doanh thu chưa thực hiện phát sinh từ giao dịch góp vốn bằng TSCĐ hoặc bán TSCĐ cho cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát trong kỳ:

Cuối kỳ kế toán, khi lập báo cáo tài chính hợp nhất, kế toán căn cứ vào doanh thu chưa thực hiện được ghi nhận trong kỳ để ghi nhận tài sản thuế hoãn lại phát sinh trong kỳ:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại.

- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại do ghi nhận doanh thu chưa thực hiện đầu kỳ sau: Căn cứ vào số doanh thu chưa thực hiện tại thời điểm đầu kỳ, kế toán ghi nhận tài sản thuế hoãn lại tại thời điểm đầu kỳ:

Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.

- Hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại do phân bổ doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Căn cứ số doanh thu chưa thực hiện được phân bổ vào thu nhập khác do cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát khấu hao TSCĐ trong kỳ, kế toán hoàn nhập tài sản thuế hoãn lại tương ứng với phần doanh thu chưa thực hiện chuyển thành đã thực hiện trong kỳ:

Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại

Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại.

Điều 23. Hướng dẫn bổ sung phương pháp kế toán đánh giá lại tài sản và chuyển đổi số dư trên sổ kế toán, trình bày Báo cáo tài chính khi chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp

1. Trường hợp doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần

Doanh nghiệp hạch toán theo quy định tại Thông tư số 106/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính “Hướng dẫn kế toán khi chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần”.

2. Các trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp khác

2.1. Kế toán đánh giá lại tài sản

Trường hợp doanh nghiệp được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi theo quy định của pháp luật, kế toán ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản là thu nhập khác hoặc chi phí khác, ghi:

- Đối với các tài sản được đánh giá tăng, ghi:

Nợ các tài khoản liên quan

Có TK 711 – Thu nhập khác.

- Đối với các tài sản được đánh giá giảm, ghi:

Nợ TK 811 – Chi phí khác

Có các tài khoản liên quan.

Việc xác định thu nhập chịu thuế TNDN và chi phí hợp lý để khấu trừ thuế TNDN thực hiện theo pháp luật về thuế TNDN.

2.2. Chuyển đổi số dư trên sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính

Khi chuyển đổi hình thức sở hữu, doanh nghiệp phải tiến hành khoá sổ kế toán, lập báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo tài chính theo nguyên tắc sau:

- Đối với sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên sổ kế toán của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số phát sinh trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới. Dòng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới không có số liệu..

- Đối với Bảng Cân đối kế toán: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ trước khi chuyển đổi được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới và được trình bày trong cột “Số cuối năm”. Cột “Số đầu năm” không có số liệu.

- Đối với Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh: Chỉ trình bày số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên trong cột “Năm nay”. Cột “Năm trước” không có số liệu.

- Đối với Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Chỉ trình bày số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên trong cột “Năm nay”. Cột “Năm trước” không có số liệu.

Điều 24. Sửa đổi phần thứ hai - Hệ thống báo cáo tài chính của Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

1. Sửa đổi, bổ sung một số chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán

- Đổi mã số chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” – Mã số 431 trên Bảng Cân đối kế toán thành Mã số 323 trên Bảng Cân đối kế toán. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” là số dư Có của tài khoản 353 – “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” trên Sổ Cái hoặc Nhật ký Sổ Cái.

- Bổ sung chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện” – Mã số 338 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Doanh thu chưa thực hiện” là số dư Có của tài khoản 3387 – “Doanh thu chưa thực hiện” trên sổ kế toán chi tiết TK 3387.

- Sửa đổi chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” – Mã số 313 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu người mua trả tiền trước phản ánh tổng số tiền người mua ứng trước để mua tài sản, hàng hoá, bất động sản đầu tư, dịch vụ tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này không phản ánh các khoản doanh thu chưa thực hiện (gồm cả doanh thu nhận trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Người mua trả tiền trước” là số dư Có chi tiết của tài khoản 131 – “Phải thu của khách hàng” mở cho từng khách hàng trên sổ kế toán chi tiết TK 131.

- Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” – Mã số 339 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” là số dư Có của tài khoản 356 – “Quỹ phát triển khoa học và công nghệ” trên Sổ kế toán tài khoản 356.

- Bổ sung chỉ tiêu “Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp” – Mã số 422 trên Bảng Cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu “Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp” là số dư Có của tài khoản 417 – “Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp” trên Sổ kế toán tài khoản 417.

2. Sửa đổi, bổ sung Thuyết minh báo cáo tài chính

2.1. Khi doanh nghiệp sử dụng ngoại tệ để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải quy đổi báo cáo tài chính ra đồng Việt Nam theo hướng dẫn tại Chương II - Thông tư này. Trên thuyết minh báo cáo tài chính, đối với các chỉ tiêu cần thuyết minh số đầu năm, số phát sinh trong năm, số cuối năm, nếu có chênh lệch tỷ giá dẫn đến số đầu năm (quy đổi theo tỷ giá đầu kỳ) cộng (hoặc trừ) số phát sinh trong năm (quy đổi theo tỷ giá tại ngày giao dịch) khác biệt với số cuối năm (quy đổi theo tỷ giá cuối kỳ) thì phải trình bày thêm thông tin về chênh lệch tỷ giá hối đoái liên quan trực tiếp tới khoản mục được thuyết minh.

2.2. Sửa đổi, bổ sung điểm 2 “Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn” - mục V - Thuyết minh báo cáo tài chính như sau:

 “2 – Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

Cuối năm

Đầu năm

 

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

- Cổ phiếu đầu tư ngắn hạn (chi tiết cho từng loại cổ phiếu)

-

-

-

-

- Trái phiếu đầu tư ngắn hạn

(chi tiết cho từng loại trái phiếu)

-

-

-

-

- Đầu tư ngắn hạn khác

 

-

 

-

- Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

 

-

 

-

- Lí do thay đối với từng khoản đầu tư/loại cổ phiếu, trái phiếu:

+Về số lượng

+ Về giá trị.”

2.3 - Sửa đổi, bổ sung điểm 13 “Đầu tư dài hạn khác” - mục V - Thuyết minh báo cáo tài chính để giải thích chỉ tiêu mã số 250 trên Bảng Cân đối kế toán như sau:

“13 – Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

Cuối năm

Đầu năm

 

Số lượng

Giá trị

Số lượng

Giá trị

a - Đầu tư vào công ty con (chi tiết cho cổ phiếu của từng công ty con)

-

-

-

-

Lí do thay đổi với từng khoản đầu tư/loại cổ phiếu của công ty con:

+ Về số lượng (đối với cổ phiếu)

+ Về giá trị

b - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết (Chi tiết cho cổ phiếu của từng công ty liên doanh, liên kết)

-

-

-

-

Lí do thay đổi với từng khoản đầu tư/loại cổ phiếu của công liên doanh, liên kết:

+ Về số lượng (đối với cổ phiếu)

+ Về giá trị

c - Đầu tư dài hạn khác

 

 

 

 

- Đầu tư cổ phiếu

-

-

-

-

- Đầu tư trái phiếu

-

-

-

-

- Đầu tư tín phiếu, kỳ phiếu

 

-

 

-

- Cho vay dài hạn

 

-

 

-

- Lí do thay đối với từng khoản đầu tư/loại cổ phiếu, trái phiếu:

+Về số lượng (đối với cổ phiếu, trái phiếu)

+ Về giá trị.”

Chương V.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 25. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký. Những phần kế toán khác có liên quan nhưng không hướng dẫn ở Thông tư này thì thực hiện theo Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Chế độ kế toán đơn vị xây lắp ban hành theo Quyết định số 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính; các quy định về kế toán đối với doanh nghiệp, tổ chức có vốn nước ngoài tại Thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/06/2002 và Thông tư số 122/2004/TT-BTC ngày 22/12/2004 của Bộ Tài chính không còn hiệu lực áp dụng.

Điều 26. Các Tổng công ty, Công ty có chế độ kế toán đặc thù đã được Bộ Tài chính ban hành Thông tư riêng hoặc chấp thuận phải căn cứ vào Thông tư này để hướng dẫn, bổ sung phù hợp.

Điều 27. Các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân, Sở Tài chính, Cục Thuế các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết./.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Toà án NDTC;
- Viện Kiểm sát NDTC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp
- Sở Tài chính, Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các TCT 91;
- Công báo;
- Vụ Pháp chế - Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Văn phòng Ban chỉ đạo TW về phòng, chống tham nhũng.
- Lưu: VT, Vụ CĐKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Xuân Hà

 

PHỤ LỤC

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN ÁP DỤNG CHO NHÀ THẦU NƯỚC NGOÀI

Đơn vị………………………

Địa chỉ……………………..

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN (*)

Năm.....

Đơn vị tính:…………

Số hiệu

Tên tài khoản

Số dư
đầu năm

Số phát sinh trong năm

Số dư
cuối năm

TK

 

Nợ

Nợ

Nợ

A

B

1

2

3

4

5

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (*) Có thể lập cho Tài khoản cấp 1 hoặc cả Tài khoản cấp 1 và Tài khoản cấp 2, chỉ gửi cho cơ quan thuế.

 

 

Lập, ngày....... tháng......năm ....

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

 

 

 

 

 

THE MINISTRY OF FINANCE
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 244/2009/TT-BTC

Hanoi, December 31, 2009

 

CIRCULAR

AMENDING AND SUPPLEMENTING THE ENTERPRISE ACCOUNTING REGIME

THE MINISTRY OF FINANCE

Pursuant to the June 17, 2003 Accounting Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 129/2004/ND-CPofMay31,2004, detailing and guiding a number of articles of the Accounting Law concerning business activities;
Pursuant to the Government's Decree No. 123/2008/ND-CP of December 8, 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Value-Added Tax;
Pursuant to the Government's Decree No. 124/2008/ND-CP of December II. 2008, detailing and guiding a number of articles of the Law on Enterprise Income lax;
The Ministry of Finance guides revision of the accounting of some economic operations and supplementation of the accounting of newly arising economic operations not yet regulated by the enterprise accounting regime as follows:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Circular guides accounting applicable to enterprises in all fields and of all economic sectors nationwide.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Foreign organizations and individuals conducting production and business on the basis of contracts, agreements or commitments with Vietnamese organizations or individuals (referred to as foreign contractors) and having permanent establishments in Vietnam shall implement accounting under the Accounting Law, the system of accounting standards and the enterprise accounting regime of Vietnam. If they do not need to make any revision or supplementation, they are not required to register the applied accounting regime with the Ministry of Finance and should only notify this to local tax agencies with which they have registered tax payment.

Article 3. Submission of financial statements by enterprises in export processing zones, industrial parks and hi-tech parks

Enterprises (both domestic and foreign - invested) based in export processing zones, industrial parks or hi-tech parks shall, in addition to submitting annual financial statements to concerned agencies under the financial statement regime issued together with Decision No. 15/2006/QD-BTC, submit annual financial statements to the management boards of export processing zones, industrial parks or hi-tech parks as requested.

Chapter II

ACCOUNTING MONETARY UNIT

Article 4. Accounting monetary unit

"Accounting monetary unit" is Vietnam dong (having the national sign "" and international sign "VND"), used for recording accounting books and making and presenting financial statements of enterprises. An accounting unit that collects revenues and makes expenditures mainly in foreign currency may choose a foreign currency prescribed by the Ministry of Finance as a monetary unit for recording accounting books and making and presenting financial statements.

Article 5. Selection of accounting monetary units by enterprises and organizations with foreign capital

1. Enterprises and organizations with foreign capital (collectively referred to as enterprises) that collect revenues and make expenditures mainly in foreign currency shall, in pursuance to the Accounting Law, consider and decide to select their accounting monetary units and take responsibility for such decision before law. Once selecting an accounting monetary unit, enterprises shall notify it to their managing tax agencies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Such monetary unit must be mainly used in their goods sale and service provision transactions, greatly affect the selling prices of goods and services and normally be the one used in taking decisions on selling prices of goods;

- Such monetary unit must be mainly used in their purchase of goods and services and normally be the one used for computing revenues and labor costs and purchasing materials, goods and services.

3. An enterprise whose parent company is based overseas may only use the accounting monetary unit used by its parent company when falling into any of the following cases:

- It is established mainly for the purpose of producing and processing products for its parent company, with most of raw materials bought from and products exported and sold by its parent company;

- The proportion of its operations to its parent company's or that of its business transactions conducted in the accounting monetary unit used by its parent company is material (over 70%).

Article 6. Conversion of financial statements made in the accounting monetary unit being foreign currency into Vietnam dong for submission to state management agencies

1 Enterprises and organizations with foreign capital established and operating in Vietnam and using foreign currency as accounting monetary unit shall concurrently make financial statements in the accounting monetary unit (foreign currency) and convert these statements into Vietnam dong for submission to state management agencies.

2. Principle for conversion of financial statements made in an accounting monetary unit being foreign currency into Vietnam dong

All items in the financial statements of enterprises (including reported and comparison data) shall be converted at the inter-bank average exchange rate on the final date of the accounting period. If such exchange rate is not available on the final dale of the accounting period, the inter- ­bank average exchange rate of the dale preceding the final day of the accounting period may be used.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Financial statements in which an accounting monetary unit being foreign currency is used must be audited. Once converted into Vietnam dong, these statements arc not required to be audited but only need to be certified by auditors of the exchange rate used in the conversion and the preciseness of the conversion.

Article 8. Change of accounting monetary units

1. When there are major changes in managerial and business operations resulting in the accounting monetary unit used in economic transactions failing to satisfy the criteria specified in Clause 2, Article 5. Chapter II of this Circular, enterprises may change their accounting monetary units. The change of a monetary unit for recording accounting books to another may be effected only at the beginning of a new accounting year. Enterprises shall notify their managing tax agencies of this change within 10 working days after the final day of the accounting year.

2. Exchange rate applicable to items in the balance sheet upon change of the accounting monetary unit:

The items in the balance sheet shall be converted into the new accounting monetary unit at the inter-bank average exchange rate on the date of change of the accounting monetary unit.

3. Presentation of comparison information upon change of the accounting monetary unit

In the first accounting period following the change of the accounting monetary unit, enterprises shall make financial statements using the new accounting monetary unit and re-present data on comparison information (the column "Figures at beginning of year" in the balance sheet and the column "Previous year" in the report  on business results and the cash flow report), specifically:

- The column "Figures at beginning of year" in the balance sheet shall be presented based on the balance sheet made at the beginning of a fiscal year (time of change of the accounting monetary unit) by using the inter-bank average exchange rate on the date of change of the accounting monetary unit.

- The column "Previous year" in the report on business results and the cash flow report shall be presented based on the report on business results and the cash flow report made at the beginning of a year by using the inter-bank average exchange rate of the year preceding the year of change of the accounting monetary unit.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When converting financial statements (made in a foreign currency) into Vietnam dong or when changing the accounting monetary unit, enterprises shall clearly state in the notes to the financial statements the reason for such change and impacts (if any) on financial statements exerted by the conversion of financial statements from a foreign currency into Vietnam dong or change of the accounting monetary unit.

Chapter III

GUIDANCE ON THE IMPLEMENTATION OF THE ACCOUNTING REGIME BY FOREIGN CONTRACTORS

Article 10. Principles of application of the accounting regime

Foreign contracts shall:

1. Base themselves on the provisions of the Accounting Law. Vietnam's enterprise accounting regime and this Circular to organize accounting for each contract (contracting license) as a basis for contract and tax finalization with the Vietnamese State.

2. When applying Vietnam's accounting regime, they may select to apply a chart of accounts, documents, accounting books and forms of accounting books suitable to their operation characteristics and fully meeting their and the Vietnamese State's management requirements (particularly tax administration requirements), specifically:

- In case foreign contractors pay both value-added tax and enterprise income tax by the presumption method, they shall base themselves on Vietnam's enterprise accounting regime to select and apply appropriately a chart of accounts, documents and forms of accounting books to meet their management requirements.

- In case foreign contractors pay value-added tax by the credit method and enterprise income tax by the method of revenues minus (-) expenses or by the presumption method, they shall select and apply accounts reflecting assets, liabilities, capital sources, revenues and expenses and deter­mine relevant results according to the enterprise accounting regime in order to meet the Vietnamese Slate's tax administration requirements and their own management requirements.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Modified and supplemented contents of the accounting regime to be registered with the Ministry of Finance

1. Modified contents and structure of compulsory accounting documents;

2. Supplementation or modification of level-I or level-II accounts in terms of name, code and content and method of accounting particular economic transactions that arise:

3. Modification of items in financial statements or change of the structure and method of making financial statements.

Article 12. Provisions on making and submission of financial statements and audit of financial statements

Foreign contractors shall make balance sheets (according to a set form) and notes to the financial statements. Those that pay value-added tax by the credit method and enterprise income tax by the method of revenues minus (-) expenses, shall also make reports on business results. The State encourages foreign contractors to have their financial statements audited for tax purposes (excluding those declaring and paying tax by the presumption method). Foreign contractors shall submit their financial statements to provincial-level Tax Departments, agencies issuing contracting permits or operation licenses, and provincial-level Statistics Offices.

Chapter IV

GUIDANCE ON MODIFICATION AND SUPPLEMENTATION OF METHODS OF A('( OUNTING SOME OTHER E( ONOMIC OPERATIONS

Article 13. Accounting of expenses for share issuance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. For joint-stock companies issuing shares and recognizing expenses directly related to share issuance, record:

Debit account 4112 - Equity surplus

Credit accounts 111. 112...

Article 14. Accounting of increase and decrease of investment capital of owners in join-stock companies

1. Accounting of increase of investment capital of owners

1.1. General provisions:

- Increase of investment capital of owners (equity) additionally guided in this Circular includes additional issuance of shares to the public without collection of money, such as additional issuance of shares from equity surplus, from the development investment fund, from undistributed after-tax earnings (payment of dividends in shares) and from reward and welfare funds.

- In all cases of additional issuance of shares without collection of money, joint-stock companies shall carry out all procedures provided by law. Once an additional issuance of shares is adopted by the shareholders' general meeting and approved by competent authorities, joint-stock companies shall record it in accounting books so as to adjust their equity under the approved plan.

1.2. Accounting of specific operations:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit account 4112 - Equity surplus

Credit account 4111 - Investment capital of owners.

- In case a joint-stock company is allowed to issue bonus shares from its development investment fund, record:

Debit account 414 - Development investment fund

Credit account 4111 - Investment capital of owners

Credit account 4112 - Equity surplus (if any).

- In case a joint-stock company is allowed to issue bonus shares from undistributed after-tax earnings (paying dividends in shares), record:

Debit account 421 - Undistributed after-tax earnings

Credit account 4111 - Investment capital of owners;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- In case a joint-stock company is allowed to additionally issue shares from its reward fund to increase investment capital of owners, record:

Debit account 3531 - Reward fund

Debit account 4112 - Equity surplus (difference between selling price lower than par value, if any)

Credit account 4111 - Investment capital of owners

Credit account 4112 - Equity surplus (difference between selling price higher than par value - if any).

2. Accounting of decrease of investment capital of owners

In all cases of decrease of investment capital of owners, joint-stock companies shall carry out all procedures as provided by law. Once adopted by the shareholders' general meeting and approved by competent authorities, joint-stock companies shall record it in accounting books so as to adjust their equity under the approved plan. Cases of decrease of investment capital of owners (equity capital), such as redemption and cancellation of fund shares; and cancellation of fund shares comply with Decision No. 15/2006/QD-13TC of March 20, 2006, of the Minister of Finance.

Article 15. Accounting in case investors receive shares from the increase of investment capital of owners by join-stock companies

1. When investors receive additional shares without having to pay any money since joint-stock companies use equity surplus, funds of owners' capital and undistributed after-tax earnings (dividing dividends in shares) in order to increase investment capital of owners, investors shall only monitor the increased quantity of shares on the notes to the financial statements without recognizing the value of received shares, financial revenues and increase of the value of investments in joint-stock companies.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 16. Accounting of recognition of revenues from management charges

To add account 5118- Other revenues.

This account shall be used to reflect such revenues as management charges paid by subordinate units and revenues other than revenues from sale of goods, sale of semi-­finished products, provision of services, government grants and price subsidies, and revenues from real estate investment dealings.

Periodically, superior units shall recognize revenues from management charges paid by subordinates. Accountants shall record:

Debit account 131 - Receivables from customers (management charges collected from subsidiaries)

Debit account 136 - Internal receivables (management charges collected from member companies, subordinate units)

Debit accounts 111. 112 (if cash is collected at once)

Credit account 5118 - Other revenues

Article 17. Accounting of unemployment insurance

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This account shall be used to reflect the situation of deduction and payment of unemployment insurance contributions for employees in a unit under the unemployment insurance law. Enterprises shall open detailed accounting books to separately monitor and finalize unemployment insurance.

Structure and contents of account 3389 -Unemployment insurance

Debit side: Unemployment insurance amounts already paid to the unemployment insurance fund-managing agency.

Credit side:

- Deduction of unemployment insurance contributions as production, business expenses

- Deduct ion of unemployment insurance contributions from workers' and employees' salaries.

Balance on the Credit side: Deducted unemployment insurance contributions not yet paid to the unemployment insurance fund-managing agency.

Method of accounting some major economic operations

- Periodically deducting unemployment insurance contributions as production, business expenses, record:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit account 338 - Other payables (3389).

- Calculating unemployment insurance amounts subtracted from workers' and employees' wages, record:

Debit account 334 - Payables to employees

Credit account 338 - Other payables (3389).

- When paying unemployment insurance contributions to the unemployment insurance fund-managing agency, record:

Debit account 338 - Other payables (3389)

Credit accounts 111, 112.

Article 18. Accounting of reward and welfare funds

1. To change the code of account 431 - Reward and welfare funds

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To change the code of account 4311 -Reward fund into account 3531 - Reward fund;

- To change the code of account 4312 -Welfare fund into account 3532 - Welfare fund:

- To change the code of account 4313 -Reward fund used for fixed assets acquisition into account 3533 - Reward fund used for fixed assets acquisition.

The structure, contents and method of accounting of account 353 - Reward and welfare funds are unchanged compared to account 431.

2. To add account 3534 - Reward fund for the company's management and executive board

To move the content reflecting the reward fund for the company's management and executive board from account 418 - Other funds of owners' capital to account 3534 - Reward fund for the company's management and executive board. The method of accounting the reward fund for the company's management and executive board on account 3534 is similar to that stipulated for account 418.

Article 19. Accounting of the scientific and technological development fund

To add account 356 - Scientific and technological development fund

This account shall be used to reflect the existing amount and situation of increase and decrease of the scientific and technological development fund of an enterprise. This fund may be used only for scientific and technological investments in Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- The formation and use of this fund must comply with law.

- This fund shall be accounted as enterprise management expenses to determine business results in a period. Annually, enterprises shall determine by themselves their scientific and technological funds under law and make reports on the formation and use of these funds, and declare the level and amount of money used for the formation in enterprise income tax finalization declarations. Such report shall be submitted together with enterprise income tax finalization declarations.

Structure and content of account 356 -Scientific and technological development fund:

Debit side:

- Expenses from the fund.

- Decrease of the fund already used for fixed assets acquisition when calculating depreciation of fixed assets, residual value of fixed assets upon sale, liquidation, expenses for liquidation fiom fixed assets acquired from this fund.

- Decrease of the fund already used for fixed assets acquisition when fixed assets acquired from this fund are shifted to serve production, business purposes.

Credit side:

- Deductions for forming I lie fund as enterprise management expenses.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit side balance: The remaining scientific and technological development fund of the enterprise at the end of the reporting period

Account 356 - Scientific and technological development fund, has two secondary accounts:

Account 3561 - Scientific and technological development fund, reflecting the existing amount and situation of formation and use of the fund:

Account 3562 - Scientific and technological development fund used for fixed assets acquisition, reflecting the existing fund and the situation of increase and decrease of the fund used for fixed assets acquisition (scientific and technological development fund already used for fixed assets acquisition).

Method of accounting some major economic operations

- In a year, when making deductions to form the scientific and technological development fund, record:

Debit account 642 - Enterprise management expenses

Credit account 356 - Scientific and technological development fund.

- When spending the fund for scientific and technological research and development objectives of the enterprise, record:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit account 133 - Creditable value-added tax (if any)

Credit accounts 111, 112, 331...

- When investing in and procuring fixed assets from the scientific and technological development fund used for scientific and technological research and development purposes, record:

Debit account 211. 213 (historical costs)

Debit account 133 - Creditable value-added tax (if any)

Credit accounts 111, 112, 331... Concurrently record:

Debit account 3561 - Scientific and technological development fund

Credit account 3562- Scientific and technological development fund used for fixed assets acquisition

- At the end of an accounting period, calculate the depreciation of fixed assets invested in or formed with the scientific and technological development fund used for scientific and technological research and development purposes, record:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit account 214 - Depreciation of fixed assets.

- When liquidating or selling fixed assets invested in and procured with the scientific and technological development fund.

+ Record the decrease of fixed assets liquidated and sold:

Debit account 3562 - Scientific and technological development fund used for fixed assets acquisition (residual value)

Debit account 214 - Depreciation of fixed assets (depreciated value)

Credit accounts 211, 213.

+ Record the proceeds from the liquidation and sale of fixed assets:

Debit accounts 111, 112 and 131

Credit account 3561 - Scientific and technological development fund

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

+ Record expenses directly related to the liquidation and sale of fixed assets:

Debit account 3561 - Scientific and technological development fund

Debit account 133 - Creditable valued-added tax

Credit accounts 111, 112, 331.

- When fixed assets acquired from the scientific and technological development fund arc shifted to serve production and business upon completion of the process of scientific and technological research and development, accountants shall record:

Debit account 3562 - Scientific and technological development fund used for fixed assets acquisition (residual value of acquired fixed assets not yet fully depreciated)

Credit account 711 - Other incomes.

From the time fixed assets are shifted to serve production and business, their depreciation shall be included in production and business costs according to the current enterprise accounting regime.

Article 20. Accounting of internally consumed products, goods and services

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- If products, goods and services subject to payment of value-added tax by the credit method are used internally for the production and trading of goods and the provision of services which are subject to payment of value-added tax by the credit method, when delivering them for internal use, accountants shall reflect revenues from the sale of goods for internal use according to their production costs or costs of goods sold, and record:

Debit accounts 623, 627, 641, 642 (production costs or costs of goods sold)

Credit account 512 - Revenues from internal sale of goods.

Concurrently, accountants shall declare value added tax for products, goods and services already internally used, and record:

Debit account 133 - Creditable value-added tax

Credit account 3331 - Payable value-added tax (33311).

- If products, goods and services subject to payment of value-added tax by the credit method are used internally for the production and trading of goods and the provision of services which are not subject to value-added tax or are subject to payment of value-added tax by the direct method, when delivering them for internal use, accountants shall reflect revenues from the sale of goods for internal use according to their production costs or costs of goods sold, and record:

Debit accounts 623, 627, 641, 642... (production costs or costs of goods plus (+) output value-added tax)

Credit account 512 - Revenues from internal sale of goods (production costs or costs of goods)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 21. Additional guidance on the method of accounting differences resulting from the re-valuation of assets when parent companies contribute non-monetary assets as capital to subsidiaries

When a parent company contribute inventories or fixed assets as capital to a subsidiary (rather than payment upon enterprise acquisition in business consolidation transactions), it shall recognize the difference between the book value (for inventories) or residual value (for fixed assets) and the valuated value of contributed assets, which are re-valuated by the involved parties, as other incomes or other expenses. The subsidiary, when receiving the assets contributed as capital by the parent company, shall record the increase of investment capital of owners and received assets using the price agreed upon by the parties.

- In case the book value (for inventories) or the residual value (for fixed assets) contributed as capital is smaller than the value re-valuated by the parties, accountants shall reflect the difference resulting from the asset re-valuation as other incomes, and record:

Debit account 221 - Investment in subsidiaries Debit account 214 - Depreciation of fixed assets

Credit accounts 211, 213, 217 (if fixed assets or invested real estate are contributed as capital)

Credit accounts 152, 153, 155 and 156 (if inventories are contributed as capital)

Credit account 711 - Other incomes (increase difference resulting from asset re-valuation).

- In case the book value or the residual value of assets contributed as capital is larger than the value re-valuated by the parties, accountants shall reflect the difference resulting from the asset re­valuation into other expenses, and record:

Debit account 221 - Investment in subsidiaries

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit account 811 - Other expenses (decrease difference resulting from re-valuation)

Credit accounts 211, 213, 217 (if fixed assets or invested real estate are contributed as capital)

Credit accounts 152, 153, 155 and 156 (if inventories arc contributed as capital).

Article 22. Guidance on modification and .supplementation of accounting methods for some transactions between joint-venture capital contributors and jointly controlled business establishments

To modify and supplement accounting methods when joint-venture capital contributors contribute non-monetary assets as capital to jointly controlled business establishments or sell goods to these establishments as follows:

1. On separate financial statements of joint-venture capital contributors

1.1. In case joint-venture capital contributors contribute non-monetary assets as capital to jointly controlled business establishments

When contributing non-monetary assets as capital (inventories, fixed assets...) to jointly controlled business establishments, contributors shall recognize the whole difference between there-valuated value (agreed upon by the parties) larger than the book value of contributed non-monetary assets as other incomes, and record:

- In case the re-valuated value of inventories contributed as capital is larger than the book value, record:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit account 152, 153, 155, 156 and 611 (book value)

Credit account 711 - Other incomes (difference between the re-valuated value larger than the book value of supplies and goods contributed as capital).

- In case the re-valuated value of fixed assets contributed as capital is larger than the book value:

Debit account 222 - Contributed joint-venture capital (re-valuated value)

Debit account 214 - Depreciation of fixed assets (depreciated value)

Credit accounts 211, 213 and 217 (historical cost)

Credit account 711 - Other incomes (difference between the re-valuated value larger than the book value of fixed assets contributed as capital).

In case the re-valuated value (agreed upon by the parties) of non-monetary assets contributed as joint-venture capital is smaller than the book value, accountants shall comply with the provisions of the current enterprise accounting regime.

1.2. In case joint-venture capital contributors sell inventories and fixed assets to jointly controlled business establishments

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- At the end of a period, accountants shall carry over all revenues and other incomes arising from the sale by joint-venture capital contributors of inventories and fixed assets to jointly controlled business establishments (without deferring the benefit amount corresponding to their ownership rate in jointly controlled business establishments), and record:

Debit account 511- Revenues from the sale of goods and provision of services

Debit account 711- Other incomes

Credit account 911- Determination of business results.

2. On consolidated financial statements of joint-venture capital contributors

2.1. In case of contributing inventories as capital to or sell inventories to jointly controlled business establishments

a/ Recognize unrealized revenues corresponding to earnings of the joint-venture capital contributors arising from the transaction of contributing inventories as capital or selling inventories in a period.

At the end of the period, when making consolidated financial statements, joint-venture capital contributors shall base themselves on the value of inventories contributed as capital or sold (at a profit) to jointly controlled business establishments in the period but the latter have not yet sold these goods to independent third parties, joint-venture capital contributors shall reflect the deferment and recognize as unrealized revenues the earnings from the contribution as capital or sale of inventories corresponding to their benefit amount in the joint ventures. Adjustment entries shall be made on the summary table of adjusted items as follows:

- In case of contributing inventories as capital at a profit:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit Unrealized revenues.

- In case of selling inventories at a profit:

Debit Revenues from the sale of goods and provision of services (deferred earnings from the sale of inventories corresponding to the benefit amount in the joint venture)

Credit Unrealized revenues.

b/ When jointly controlled business establishments sell inventories (contributed as capital or sold by joint-venture capital contributors) to third parties in the subsequent period:

- Recognize unrealized revenues at the beginning of the period: On the basis of unrealized earnings related to inventories not yet sold by the jointly controlled business establishment to a third party at the end of the previous period, accountants shall recognize as unrealized revenue the deferred earnings corresponding to the benefit amount in the joint venture at the beginning of the period:

Debit Undistributed after-tax earnings (unrealized earnings at the beginning of the period)

Credit Unrealized revenues.

- Recognize earnings realized in the period: On the basis of inventories already sold by the jointly controlled business establishment to a third party in the period, accountants shall carry over the unrealized revenues to revenues from the sale of goods and provision of services or other incomes for determining business results in the period:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit Revenues from the sale of goods and provision of services (for sale of inventories)

Credit Other revenues (for inventories contributed as capital).

c/ Adjusting impacts of deferred enterprise income tax:

- Recognize the deferred tax asset as a result of recognizing unrealized revenues arising from the transaction of contributing inventories as capital or selling inventories to the jointly controlled business establishment in the period:

At the end of an accounting period, when making consolidated financial statements, accountants shall base themselves on unrealized revenues recognized in the period to recognize the deferred tax asset arising in the period:

Debit Deferred enterprise income tax asset

Credit Deferred enterprise income tax expense.

- Recognize the deferred income tax asset as a result of recognizing unrealized revenues at the beginning of the period: On the basis of unrealized revenues at the beginning of the period, accountants shall recognize the deferred tax asset at the beginning of the period:

Debit Deferred income tax asset

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Return of the deferred tax asset as a result of the carry-over of unrealized revenues arising in the period in the reports on business results: On the basis of unrealized revenues carried over to revenues from the sale of goods and provision of services or other incomes when the jointly controlled business establishment sells goods to a third party in the period, accountants shall return the deferred tax asset corresponding to the unrealized revenues changed to realized ones in the period:

Debit Deferred enterprise income tax expense Credit Deferred income tax asset.

2.2. In case of contributing fixed assets as capital or selling fixed assets to jointly controlled business establishments

a/ Recognizing unrealized revenues corresponding to the earnings of joint-venture capital contributors from the transaction of contributing fixed assets as capital or selling fixed assets in a period

At the end of the period, when making consolidated financial statements, joint-venture capital contributors shall base themselves on the unrealized earnings arising from the transaction of contributing fixed assets as capital or selling them (at a profit) to jointly controlled business establishments in the period and the duration of fixed asset depreciation applied by the jointly controlled business establishments. They shall reflect the deferment and recognize as unrealized revenues the earnings from the contribution as capital or sale of fixed assets corresponding to their earnings in the joint ventures. Adjustment entries shall be made on the summary table of adjusted items as follows:

Debit Other incomes (deferred earnings from the contribution of fixed assets as capital corresponding to the benefit amount in the joint venture)

Credit Unrealized revenues.

b/ When jointly controlled business establishments depreciate fixed assets contributed as capital by or bought from joint-venture capital contributors in the subsequent period:

- Recognize unrealized revenues at the beginning of a period: On the basis of the unrealized earnings related to fixed assets which the jointly controlled business establishment has received as capital contribution or bought in the previous period, accountants shall recognize as unrealized revenues the deferred earnings corresponding to the benefit amount in the joint venture at the beginning of the period.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Credit Unrealized revenues.

- Recognize earnings already realized in a period: On the basis of the period of fixed asset depreciation applied by jointly controlled business establishments, accountants shall gradually allocate unrealized revenues into other incomes for determining business results in the period:

Debit Unrealized revenues

Credit Other incomes.

c/ Adjusting impacts of deferred enterprise income tax:

- Recognize the deferred tax asset as a result of recognizing unrealized revenues arising from the transaction of contributing fixed assets as capital or selling fixed assets to the jointly controlled business establishment in the period:

At the end of an accounting period, when making consolidated financial statements, accountants shall base themselves on unrealized revenues recognized in the period to recognize the deferred tax asset arising in the period:

Debit Deferred enterprise income lax asset

Credit Deferred enterprise income tax expense.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Debit Deferred income tax asset

Credit Undistributed after-tax earnings.

- Return of the deferred tax asset as a result of the allocation of unrealized revenues arising in the period in the reports on business results: On the basis of unrealized revenues allocated to other incomes when the jointly controlled business establishment depreciates the fixed assets in the period, accountants shall return the deferred lax asset corresponding to the unrealized revenues changed to realized ones in the period:

Debit Deferred enterprise income tax expense

Credit Deferred income tax asset.

Article 23. Guidance on supplementation of accounting methods for the re-valuation of assets and conversion of the balance on accounting books, presentation of financial statements upon transformation of enterprise ownership

1. Cases of transformation of enterprises with 100% stale capital into joint-stock companies

Enterprises shall practice accounting under Circular No. 106/2008/TT-BTC of November 18, 2008, of the Ministry of Finance guiding accoun­ting work upon transformation of enterprises with 100%' state capital into joint-stock companies.

2. Cases of transformation into other forms of enterprise ownership

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In case enterprises are allowed to re-valuate their value al the time of transformation under law. accountants shall recognize differences resulting from the re-valuation as other incomes or other expenses, recording:

- For increases from the re-valuation of assets, record:

Debit related accounts

Credit account 711 - Other incomes

- For decreases from the re-valuation of assets, record:

Debit account 811 - Other expenses

Credit related accounts.

Incomes liable to enterprise income tax and reasonable expenses for deducting enterprise income tax shall be determined under the enterprise income tax law.

2.2. Conversion of the balance on accounting books and presentation of financial statements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- For accounting books reflecting assets, liabilities and owners' capital: All the balances of assets, liabilities and owner capital on accounting books of the old enterprise shall be recognized as arising figures on accounting books of the new enterprise. The line for recording the balance at beginning of period on accounting books of the new enterprise has no data.

- For balance sheets: All the balances of assets, liabilities and owners' capital taken over from the old enterprise before transformation shall be recognized as newly arising figures of the new enterprises and presented in the column "Year-end figures." The column "Figures at beginning of year" has no data.

- For reports on business results: To present only data from the time of transformation to the end of the first reporting period in the column "Current year." The column "Previous year" has no data.

- For reports on cash How: To present only data from the time of transformation to the end of the first reporting period in the column "Current year." The column "Previous year" has no data.

Article 24. Modification of the second pan-System of financial statements of the enterprise accounting regime promulgated together with Decision No. 15/200C/QD-BTC of March 20, 2006, of the Minister of Finance

1. Modifying and supplementing some items in the balance sheet

- To change the code of the item "Reward and welfare funds"- code 431 in the balance sheet into code 323 in the balance sheet. Data to be recorded in this item arc the Credit balance on account 353- Reward and welfare funds" in the ledger or ledger log.

- To add the item "Unrealized revenues" -code 338 in the balance sheet. This item reflects revenues unrealized at the time of reporting. Data to be recorded in this item are the Credit balance in account 3387- Unrealized revenues, in the detailed accounting book of account 3387.

- To change the item "Pre-payment by buyers"- code 313 in the balance sheet. This item reflects total sums of money prepaid by buyers for assets, goods, invested real estate and services at the time of reporting. This item does not reflect unrealized revenues (including revenues received in advance). Data to be recorded in this item are the Credit balance on account 131- Receivables from customers, opened for each customer in the detailed accounting book of account 131.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To add the item "Enterprise reorganization support fund" - Code 422 in the balance sheet. This item reflects the enterprise reorganization support fund not yet used at the reporting time. Data to be recorded in this item are the Credit balance on account 417- Enterprise reorganization support fund, in the accounting book of account 417.

2. Modifying and supplementing notes to the financial statements

2.1. When using foreign currency for recording accounting books, making and presenting financial statements, an enterprise shall convert its financial statements into Vietnam dong under the guidance in Chapter II of this Circular. When explaining financial statements, for items with figures at beginning of year, arising in the year and at year end. if there are exchange rate differences resulting in the figures at beginning of year (converted at the exchange rate at the beginning of period) added (or subtracted) by figures arising in the year (converted at the exchange rate on the date of transaction) compatible with year-end figures (converted at the period-end exchange rate), additional information should be given on these exchange rate differences directly related to the explained item.

2.2. Modifying and supplementing Point 2 "Short-term financial investments"- Section V-Notes to the financial statement, as follows:

"2- Short-term financial investments

Year end

Beginning of year

Quantity

Value

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Value

- Short-term investment shares (detailed by each type of share)

-

-

-

-

- Short-term investment bonds (detailed by each type of bond)

-

-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-

- Other short-term investments

 

-

 

-

- Provisions for devaluation of short-term investments

 

-

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

-

- Reason for change with respect to each investment/share/bond: + Quantity + Value."

 

 

 

 

2.3. Modifying and supplementing Point 13 "Other long-term investments"- Section V- Notes to the financial statement to elaborate on item 250 on the balance sheet as follows:

" 13- Long-term financial investments

Year end

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Quantity

Value

 

Quantity

a/ Investments in subsidiaries (detailed by

type of share of each subsidiary)

Reason for change of each investment/type

of share of subsidiary:

+ Quantity (of shares)

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

 

 

 

b/ Investments in joint-venture companies and associated companies (detailed by share of each company)

Reason for change of each investment/type of share of company: + Quantity (of shares) + Value

 

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ Other long-term investments

- Share investment

- Bond investment

- Bill investment

- Long-term loans

- Reason for change of each investment/type of share of share, bond:

+ Quantity (of shares, bonds) + Value."

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Chapter V

ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION

Article 25. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing. Other relevant accounting matters not guided in this Circular comply with the enterprise accounting regime promulgated together with Decision No. 15/2006/QD-BTC of March 20, 2006, of the Minister of Finance. The accounting regime of construction and installation units promulgated together with Decision No. 1864/1998/QD-BTC of December 120, 1998, of the Ministry of Finance; provisions on accounting applicable to enterprises and organizations with foreign capital in Circulars No. 55/2002/TT-BTC of June 26, 2002, and No. 122/2004/TT-BTC of December 22, 2004, are no longer valid.

Article 26. Corporations and companies applying extraordinary accounting regimes promulgated under separate circulars or approved by the Ministry of Finance shall guide and revise these regimes in compliance with this Circular.

Article 27. Ministries and branches and People's Committees. Finance Departments and Tax Departments of provinces and centrally run cities shall guide enterprises in implementing this Circular. Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for study and settlement.-

 

 

FOR THE MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER




Tran Xuan Ha

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 244/2009/TT-BTC of December 31, 2009, amending and supplementing the enterprise accounting regime
Official number: 244/2009/TT-BTC Legislation Type: Circular
Organization: The Ministry of Finance Signer: Tran Xuan Ha
Issued Date: 31/12/2009 Effective Date: Premium
Gazette dated: Updating Gazette number: Updating
Effect: Premium

You are not logged!


So you only see the Attributes of the document.
You do not see the Full-text content, Effect, Related documents, Documents replacement, Gazette documents, Written in English,...


You can register Member here


Circular No. 244/2009/TT-BTC of December 31, 2009, amending and supplementing the enterprise accounting regime

Address: 17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
Phone: (+84)28 3930 3279 (06 lines)
Email: inf[email protected]

Copyright© 2019 by THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
Editorial Director: Mr. Bui Tuong Vu

DMCA.com Protection Status