|
Statistics
- Documents in English (15541)
- Official Dispatches (1345)
|
BAN CHẤP
HÀNH TRUNG ƯƠNG
*
|
ĐẢNG CỘNG SẢN
VIỆT NAM
---------------
|
Số 57-NQ/TW
|
Hà Nội, ngày
22 tháng 12 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
CỦA
BỘ CHÍNH TRỊ
VỀ ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
Phát triển khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo và chuyển đổi số đang là yếu tố quyết định phát triển của
các quốc gia; là điều kiện tiên quyết, thời cơ tốt nhất để nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn
mình của Dân tộc.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chủ
trương, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ, thúc đẩy
đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, tốc độ và sự bứt phá về phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia còn
chậm; quy mô, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và
đổi mới sáng tạo quốc gia còn khoảng cách xa so với
nhóm các nước phát triển; nhận thức của nhiều cấp, nhiều ngành,
cán bộ, công chức và Nhân dân về chuyển đổi số chưa đầy đủ và sâu sắc;
nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng
tạo chưa có bước đột phá, chưa làm chủ được công nghệ chiến lược, công nghệ cốt
lõi; thể chế pháp luật, cơ chế, chính sách chưa đáp ứng
yêu cầu; nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu; hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là
hạ tầng số còn nhiều hạn chế; an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu còn
nhiều thách thức.
Đất nước ta đang đứng trước yêu cầu cần có chủ
trương, quyết sách mạnh mẽ, mang tính chiến lược và cách
mạng để tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng
tạo và chuyển đổi số, để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên giàu
mạnh, hùng cường, thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam trở
thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao, đến
năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Từ tình hình trên, Bộ Chính
trị yêu cầu quán triệt thực hiện tốt các nội dung sau:
I- QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO
1. Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện
đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát
triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa
đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới.
2. Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng,
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và Nhân dân đối với
phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện trên
tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì,
đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang
tính cách mạng. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn
lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn
dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ,
đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
3. Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và
công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi,
trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước.
Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới
sáng tạo, loại bỏ tư duy "không quản được thì cấm".
Chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế,
chính sách đặc biệt về nhân tài. Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công
nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an
toàn, hiệu quả, tránh lãng phí"; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của
dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.
4. Phát triển nhanh và bền vững, từng bước tự
chủ về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược; ưu tiên nguồn lực quốc gia đầu
tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát
huy tối đa tiềm năng, trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ,
làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới; đẩy mạnh
nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ bản, tiến tới tự chủ và cạnh tranh
về công nghệ ở một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế.
5. Bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không
gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin của tổ chức
và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
II- MỤC TIÊU
1. Đến năm 2030
- Tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới
sáng tạo đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu
trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới
sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực
khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế. Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu
Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số
phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên
cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực
công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế. Tối thiểu có 5
doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến.
- Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào
tăng trưởng kinh tế ở mức trên 55%; tỉ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao
trên tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt tối thiểu 50%. Quy mô kinh tế số đạt tối
thiểu 30% GDP. Tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến của người dân và doanh
nghiệp đạt trên 80%; giao dịch không dùng tiền mặt đạt 80%. Tỉ lệ doanh nghiệp
có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt trên 40% trong tổng số
doanh nghiệp. Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo góp phần quan trọng xây dựng,
phát triển giá trị văn hoá, xã hội, con người Việt Nam, đóng góp vào chỉ số
phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7.
- Kinh phí chi cho nghiên cứu phát
triển (R&D) đạt 2% GDP, trong đó kinh phí từ xã hội chiếm hơn 60%; bố
trí ít nhất 3% tổng chi ngân sách hằng năm cho phát triển khoa
học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia và tăng dần
theo yêu cầu phát triển. Hệ thống tổ chức khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
được sắp xếp lại bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu -
ứng dụng - đào tạo. Nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi
mới sáng tạo đạt 12 người trên một vạn dân; có từ 40 - 50 tổ chức khoa học và
công nghệ được xếp hạng khu vực và thế giới; số lượng công bố khoa học quốc tế
tăng trung bình 10%/năm; số lượng đơn đăng ký sáng chế, văn bằng bảo hộ sáng chế
tăng trung bình 16 - 18%/năm, tỉ lệ khai thác thương mại đạt 8 - 10%.
- Hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng
siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các nước tiên tiến; từng bước làm chủ
một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật
(IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử,
nano, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi.
Phủ sóng 5G toàn quốc. Hoàn thành xây dựng đô thị thông minh đối với các thành
phố trực thuộc Trung ương và một số tỉnh, thành phố có đủ điều kiện. Thu hút
thêm ít nhất 3 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu
tư nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.
- Quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương
trên môi trường số, kết nối và vận hành thông suốt giữa các cơ quan trong hệ thống
chính trị. Hoàn thành xây dựng, kết nối, chia sẻ đồng bộ cơ sở dữ liệu quốc
gia, cơ sở dữ liệu các ngành; khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên số, dữ
liệu số, hình thành sàn giao dịch dữ liệu. Phát triển Chính phủ số, kinh tế số,
xã hội số, công dân số, công nghiệp văn hoá số đạt mức cao của thế giới. Việt
Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu về an toàn, an ninh không gian mạng, an ninh dữ
liệu và bảo vệ dữ liệu.
2. Tầm nhìn đến năm 2045
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam
trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối
thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực
và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi
số. Tỉ lệ doanh nghiệp công nghệ số tương đương các nước phát triển; tối thiểu
có 10 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các nước tiên tiến. Thu hút thêm ít
nhất 5 tổ chức, doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đặt trụ sở, đầu tư
nghiên cứu, sản xuất tại Việt Nam.
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức, đột
phá về đổi mới tư duy, xác định quyết tâm chính trị mạnh mẽ, quyết liệt lãnh đạo,
chỉ đạo, tạo xung lực mới, khí thế mới trong toàn xã hội về phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên cần
nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và quán triệt sâu sắc các quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo, xác định rõ trách nhiệm, chủ động triển khai thực
hiện. Người đứng đầu phải trực tiếp phụ trách, chỉ đạo; cán bộ, đảng viên phải gương mẫu thực hiện. Nhiệm vụ chuyển đổi số, phát triển
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo được xác định cụ thể trong chương trình,
kế hoạch công tác hằng năm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kết quả thực
hiện là tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, đánh giá thi đua, khen
thưởng hằng năm. Bố trí phù hợp số lượng cán bộ có trình độ chuyên môn khoa học
kỹ thuật trong cấp uỷ các cấp. Phát huy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
- Có chương trình tuyên truyền, giáo dục hiệu quả để nâng cao nhận thức, quyết tâm, phát triển khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số trong cả hệ thống chính
trị, người dân và doanh nghiệp, tạo niềm tin, khí thế mới trong xã hội. Triển
khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức và Nhân dân; các phong trào khởi nghiệp,
sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao
động, khơi dậy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc,
phát huy trí tuệ Việt Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mở rộng đa dạng
các hình thức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các nhà
khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong
phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến
nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất.
2. Khẩn trương, quyết liệt
hoàn thiện thể chế; xoá bỏ mọi tư tưởng, quan niệm, rào cản đang cản trở sự
phát triển; đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học,
công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Tiếp tục thể chế hoá đầy đủ và thực hiện có hiệu quả
các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư về phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ, đổi mới sáng
tạo, chuyển đổi số quốc gia. Tập trung triển khai tốt các nội dung
sau:
- Khẩn trương sửa đổi, bổ
sung, hoàn thiện đồng bộ các quy định pháp luật về khoa học, công nghệ, đầu tư,
đầu tư công, mua sắm công, ngân sách nhà nước, tài sản công, sở hữu trí tuệ,
thuế… để tháo gỡ các điểm nghẽn, rào cản, giải phóng các nguồn lực, khuyến
khích, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc
gia, phát triển nguồn nhân lực; cải cách phương thức quản
lý, triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phù hợp với từng loại hình
nghiên cứu; cải cách cơ chế quản lý tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
và chuyển đổi số, đơn giản hoá tối đa các thủ tục hành chính; giao quyền tự chủ trong sử dụng kinh phí nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.
- Có cách tiếp cận mở, vận dụng sáng tạo, cho phép
thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra. Chấp nhận rủi ro, đầu tư mạo
hiểm và độ trễ trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo. Có cơ chế thí điểm
để doanh nghiệp thử nghiệm công nghệ mới có sự giám sát của Nhà nước; có chính
sách miễn trừ trách nhiệm đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong trường hợp
thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới mà có thiệt hại về kinh tế do
nguyên nhân khách quan. Hình thành các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp sáng
tạo, ươm tạo công nghệ và chuyển đổi số.
- Thống nhất, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về khoa học, công nghệ,
đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Phát triển các viện nghiên cứu, trường đại học
trở thành các chủ thể nghiên cứu mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu, ứng dụng
và đào tạo. Đầu tư, nâng cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các cơ sở nghiên cứu khoa
học và đổi mới sáng tạo trọng điểm quốc gia. Sáp nhập, giải thể các tổ
chức khoa học và công nghệ hoạt động không hiệu quả. Có cơ chế,
chính sách hỗ trợ, phát triển các tổ chức nghiên cứu khoa học và công
nghệ công lập hoạt động hiệu quả; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức,
cán bộ, tài chính, chuyên môn; được sử dụng ngân sách nhà nước thuê chuyên gia,
sử dụng tài sản hữu hình và trí tuệ để liên kết, hợp tác khoa học và công nghệ
với các tổ chức, doanh nghiệp. Có cơ chế cho phép và khuyến khích các tổ chức
nghiên cứu, nhà khoa học thành lập và tham gia điều hành doanh nghiệp dựa trên
kết quả nghiên cứu.
- Thu hút, sử dụng có hiệu
quả mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Ngân sách chi cho nghiên cứu, phát
triển khoa học, công nghệ ưu tiên thực hiện theo cơ chế quỹ, thông qua các quỹ
phát triển khoa học và công nghệ. Cơ cấu lại nguồn ngân sách chi sự nghiệp khoa
học và công nghệ bảo đảm tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải.
Có cơ chế khuyến khích mua sắm công đối với các sản phẩm, hàng hoá là kết quả
nghiên cứu khoa học do doanh nghiệp trong nước tạo ra. Có cơ chế đặc biệt trong
nghiên cứu, tiếp cận, mua các bí mật công nghệ, học hỏi, sao chép các công nghệ
tiên tiến của nước ngoài.
3. Tăng
cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và
chuyển đổi số quốc gia
- Ban hành Chương trình phát triển công nghệ và
công nghiệp chiến lược; Quỹ đầu tư phát triển công nghiệp chiến
lược (ưu tiên các lĩnh vực quốc phòng, không gian, năng lượng, môi trường,
công nghệ sinh học, trí tuệ nhân tạo, vật liệu tiên tiến, bán dẫn, công nghệ lượng
tử, robot và tự động hoá…); có cơ chế thử nghiệm chính sách nhằm thúc đẩy
nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ chiến lược. Bố trí ít nhất 15% ngân sách nhà nước chi
sự nghiệp khoa học phục vụ nghiên cứu công nghệ chiến lược; ban hành cơ chế, chính sách hợp tác công tư để nghiên cứu và phát triển công
nghệ chiến lược.
- Ban
hành các chiến lược nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khai thác,
phát triển không gian biển, không gian ngầm, không gian vũ trụ. Chú
trọng phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng mới,
năng lượng sạch và bảo đảm an ninh năng lượng
cho phát triển khoa học, công nghệ, các ngành công nghiệp
chiến lược. Quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng có hiệu quả
các nguồn tài nguyên khoáng sản của đất nước, nhất là đất hiếm để phát triển
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
- Phát triển hệ thống các
trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập
trung cho công nghệ chiến lược. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư,
xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm
nghiên cứu và phát triển khoa học,
công nghệ.
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công
nghệ số. Ban hành chính sách khuyến khích đầu tư, mua,
thuê các sản phẩm, dịch vụ số; chính sách đặc biệt để đào tạo, phát triển, thu hút tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
trong và ngoài nước hoạt động lĩnh vực chuyển đổi số, phát triển sản phẩm công
nghệ số, công nghiệp an ninh mạng. Xây dựng và dùng chung các nền tảng số quốc
gia, vùng, bảo đảm hoạt động thống nhất, liên thông của các ngành, lĩnh vực
trên môi trường số. Thúc đẩy hệ sinh thái kinh tế số trên các lĩnh vực.
- Có cơ chế hợp tác công tư để phát triển hạ tầng số
hiện đại, trong đó nguồn lực nhà nước là chủ yếu. Phát triển hạ tầng viễn
thông, Internet đáp ứng yêu cầu dự phòng, kết nối, an toàn, bền vững, hệ thống
truyền dẫn dữ liệu qua vệ tinh, mạng cáp quang băng thông rộng tốc độ cao phủ
sóng toàn quốc, mạng thông tin di động 5G, 6G và các thế hệ tiếp theo. Phát triển
hạ tầng vật lý số, hạ tầng tiện ích số; tích hợp cảm biến, ứng dụng công nghệ số
vào hạ tầng thiết yếu. Phát triển ngành công nghiệp IoT, xây dựng một số cụm
công nghiệp IoT di động.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp
trong nước đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; thu hút doanh
nghiệp nước ngoài đặt trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây tại Việt Nam. Hình
thành hạ tầng lưu trữ, tính toán đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn xanh. Sớm
hoàn thành và phát huy hiệu quả Trung tâm dữ liệu quốc gia; đầu tư xây dựng các
trung tâm dữ liệu vùng. Xây dựng, phát huy hiệu quả dữ liệu quốc gia, dữ liệu của
bộ, ngành, địa phương bảo đảm liên thông, tích hợp, chia sẻ. Có cơ chế, chính
sách bảo đảm dữ liệu thành nguồn tài nguyên tư liệu sản xuất quan trọng. Xác lập
quyền sở hữu, kinh doanh dữ liệu và phân phối giá trị tạo ra từ dữ liệu. Phát
triển kinh tế dữ liệu, thị trường dữ liệu và các sàn giao dịch dữ liệu. Xây dựng
các cơ sở dữ liệu lớn có chủ quyền của Việt Nam. Hình thành ngành công nghiệp dữ
liệu lớn của Việt Nam. Phát triển mạnh mẽ ứng dụng trí tuệ nhân tạo dựa trên dữ
liệu lớn đối với các ngành, lĩnh vực quan trọng.
4. Phát triển, trọng dụng nhân
lực chất lượng cao, nhân tài đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
- Tăng cường đầu tư, đổi mới, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, bảo đảm nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Có cơ chế, chính
sách hấp dẫn về tín dụng, học bổng và học phí để thu hút học sinh, sinh viên giỏi
theo học các lĩnh vực toán học, vật lý, sinh học, hoá học, kỹ thuật và công nghệ
then chốt, nhất là ở các trình độ sau đại học. Xây dựng và triển khai các
chương trình đào tạo tài năng trên các lĩnh vực. Ban hành cơ chế đặc thù thu
hút người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có trình độ
cao về Việt Nam làm việc, sinh sống. Có cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch,
sở hữu nhà, đất, thu nhập, môi trường làm việc nhằm thu hút, trọng dụng, giữ
chân các nhà khoa học đầu ngành, các chuyên gia, các "tổng công trình
sư" trong và ngoài nước có khả năng tổ chức, điều hành, chỉ
huy, triển khai các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia về khoa học và công nghệ, đổi
mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo và đào tạo
nguồn nhân lực. Xây dựng, kết nối và phát triển mạng lưới chuyên gia, nhà khoa
học trong nước và quốc tế.
- Xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo tiên tiến
chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo. Có cơ chế đặc thù về hợp
tác công tư trong đào tạo nhân lực công nghệ số. Xây dựng nền tảng giáo dục,
đào tạo trực tuyến, mô hình giáo dục đại học số, nâng cao năng lực số trong xã
hội.
- Phát triển đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học đủ
năng lực, trình độ đáp ứng việc giảng dạy lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ
chip bán dẫn, vi mạch, kỹ thuật và công nghệ then chốt; đẩy mạnh hợp tác với
các đại học uy tín của nước ngoài; đổi mới mạnh mẽ chương trình đào tạo theo
chuẩn quốc tế, hiện đại hoá phương thức đào tạo và ứng dụng công nghệ tiên tiến,
nhất là trí tuệ nhân tạo.
5. Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng
dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan
trong hệ thống chính trị; nâng cao hiệu quả quản trị quốc gia, hiệu lực quản lý
nhà nước trên các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng và an ninh
- Có kế hoạch và lộ trình đưa toàn bộ hoạt động của
các cơ quan trong hệ thống chính trị lên môi trường số, bảo
đảm liên thông, đồng bộ, bí mật nhà nước. Xây dựng nền tảng số dùng chung quốc
gia, phát triển hệ thống giám sát, điều hành thông minh nhằm tăng cường quản lý
công. Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ
công không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực
tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ
công trực tuyến toàn trình, cá nhân hoá và dựa trên dữ liệu; tăng cường giám
sát, đánh giá và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
trong phục vụ Nhân dân. Có chính sách đặc thù để thu
hút, tuyển dụng, giữ chân nhân lực về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số làm
việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị.
- Phát triển các nền tảng số an
toàn và tăng cường ứng dụng công nghệ số, hình thành công dân số. Phát triển một
số mạng xã hội Việt Nam, xây dựng xã hội số an toàn, lành mạnh. Phát triển văn
hoá số bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên không
gian mạng, giảm thiểu tác động tiêu cực của công nghệ số đối với xã hội. Xây dựng
nền tảng số nhằm giám sát, thu thập dữ liệu lĩnh vực tài nguyên, môi trường.
- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng và chủ quyền quốc
gia trên nền tảng số và không gian mạng; an ninh, an
toàn dữ liệu hợp pháp của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và chủ quyền an ninh dữ
liệu quốc gia. Hiện đại hoá vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, an ninh. Từng bước
ứng dụng công nghệ số trong chỉ huy, điều hành tác chiến của lực lượng vũ trang
cũng như làm chủ công nghệ cao trong hoạt động quốc phòng, an ninh. Ngăn chặn
hiệu quả tội phạm lĩnh vực chuyển đổi số, chống lừa đảo trực tuyến. Xây dựng,
phát huy sức mạnh thế trận chiến tranh nhân dân, thế trận lòng dân trên không
gian mạng để bảo vệ Tổ quốc.
6. Thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp
- Có các chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp,
nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư cho chuyển đổi số, nghiên cứu, ứng dụng
khoa học, đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị
doanh nghiệp; đẩy mạnh chuyển giao tri thức, đào tạo nhân lực khoa học, công
nghệ, đổi mới sáng tạo thông qua doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI); hỗ trợ doanh
nghiệp công nghệ trong nước đầu tư ra nước ngoài.
- Có chính sách đủ mạnh khuyến
khích tinh thần khởi nghiệp về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển
đổi số, cùng với chính sách hỗ trợ khởi nghiệp và thu hút các doanh nghiệp
trong và ngoài nước khởi nghiệp tại Việt Nam.
- Có cơ chế, chính sách hỗ trợ hình thành và phát
triển một số doanh nghiệp công nghệ số chiến lược trong
nước quy mô lớn để phát triển hạ tầng số, dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia và đủ
năng lực cạnh tranh quốc tế; cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp
công nghệ số thực hiện các nhiệm vụ trọng điểm về chuyển đổi số; cơ chế ưu đãi
về đất đai, tín dụng, thuế trong nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng, phát triển,
sản xuất sản phẩm, dịch vụ công nghệ số. Phát triển một số khu công nghiệp công
nghệ số. Thúc đẩy doanh nghiệp tái đầu tư hạ tầng, đầu tư nghiên cứu và phát
triển (R&D).
- Đẩy mạnh tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ trên môi trường
số, bảo đảm kinh tế số các ngành, lĩnh vực chiếm tối thiểu 70% kinh tế số; đẩy
mạnh sản xuất thông minh trong các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, thương mại,
tài chính, giáo dục, y tế, giao thông, logistics.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế
trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Tập trung đẩy mạnh hợp tác
nghiên cứu khoa học, phát triển công
nghệ với các quốc gia có trình độ khoa học và công nghệ, chuyển đổi số
phát triển, nhất là các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ
sinh học, công nghệ lượng tử, bán dẫn, năng lượng nguyên tử và các công nghệ
chiến lược khác. Có chính sách mua, chuyển giao công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chủ động, tích cực tham gia
xây dựng các quy tắc, tiêu chuẩn quốc tế về các công nghệ mới bảo đảm an toàn
và cùng có lợi. Thúc đẩy nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ trong các
thoả thuận quốc tế, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về phát
triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, do đồng chí Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm Trưởng Ban. Thành lập Hội đồng Tư vấn
quốc gia về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số với
sự tham gia của các chuyên gia trong và ngoài nước.
2. Đảng đoàn Quốc hội lãnh
đạo, chỉ đạo rà soát, hoàn thiện pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo và chuyển đổi số; tăng cường giám sát thực hiện theo quy định.
3. Ban cán sự đảng Chính phủ
lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết;
phối hợp với Đảng đoàn Quốc hội thể chế hoá đầy đủ các chủ trương, chính sách
nêu trong Nghị quyết này và bố trí đủ nguồn lực để thực hiện,
cơ bản hoàn thành trong năm 2025.
4. Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo, chỉ đạo xây
dựng chương trình, kế hoạch hướng dẫn, vận động Nhân dân thực hiện Nghị quyết,
phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng pháp luật, cơ chế,
chính sách về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
5. Ban Tuyên giáo Trung
ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn việc quán triệt thực
hiện Nghị quyết; hướng dẫn tăng cường tuyên truyền các nội dung của Nghị quyết.
6. Văn phòng Trung ương Đảng
phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả thực
hiện Nghị quyết; định kỳ 6 tháng báo cáo kết quả với Ban Chỉ đạo Trung ương và
Bộ Chính trị để chỉ đạo.
Nghị quyết này phổ biến đến chi bộ.
Nơi nhận:
- Các ban đảng, cấp uỷ, tổ chức đảng
trực thuộc Trung ương,
- Các tỉnh uỷ, thành uỷ,
- Các đồng chí Uỷ viên
Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
- Lưu Văn phòng Trung ương Đảng.
|
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ
Tô Lâm
|
CENTRAL
EXECUTIVE COMMITTEE
*
|
COMMUNIST
PARTY OF VIETNAM
---------------
|
No.
57-NQ/TW
|
Hanoi,
December 22, 2024
|
RESOLUTION OF
THE POLITICAL BUREAU ON
BREAKTHROUGHS IN THE DEVELOPMENT OF SCIENCE, TECHNOLOGY, INNOVATION, AND
NATIONAL DIGITAL TRANSFORMATION The development of science,
technology, innovation, and digital transformation is now the decisive factor
in the progress of nations. It represents the key prerequisite and the greatest
opportunity for our country to achieve prosperity and strength in this new era
- the era of national advancement. In recent years, our Party and
State have introduced numerous policies to promote the application and
development of science and technology, encourage innovation, and advance
digital transformation. We have actively engaged in the Fourth Industrial
Revolution, yielding significant achievements. However, the pace and scale of
breakthroughs in science, technology, innovation, and national digital
transformation remain slow. Our national scientific, technological, and
innovation capabilities still lag considerably behind those of developed
countries. Awareness among many sectors, levels of government, officials, civil
servants, and the public regarding digital transformation remains insufficient
and superficial. Research, application, and
innovation in science and technology have yet to achieve decisive breakthroughs
or establish mastery over strategic and core technologies. The legal framework,
mechanisms, and policies are still inadequate. The legal framework, mechanisms,
and policies are still inadequate. The availability of high-quality human
resources is insufficient. Infrastructure, particularly digital infrastructure,
remains incomplete, and there are considerable challenges in ensuring
information security, cybersecurity, and data protection. Our country now faces an urgent
need for bold, strategic, and revolutionary decisions to generate new momentum
and breakthroughs in the development of science, technology, innovation, and
digital transformation. This is essential to propel the nation forward in this
new era - an era of prosperity and strength - ensuring the successful
realization of the national goals: by 2030, Vietnam aims to become a developing
country with modern industry and upper-middle income; by 2045, it aspires to
become a high-income developed nation. Given this context, the Political Bureau
requires the effective implementation of the following directives: I- GUIDING PRINCIPLES 1. The development of
science, technology, innovation, and national digital transformation is the
foremost critical breakthrough and the primary driving force for the rapid
advancement of modern productive forces, the completion of production
relations, the transformation of national governance methods, economic and
social development, the prevention of stagnation risks, and the nation’s
breakthrough growth towards prosperity in the new era. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 3. Institutions, human
resources, infrastructure, data, and strategic technologies are the core focus
areas, with institutions serving as the prerequisite, requiring completion and
advancement ahead of other aspects. Legislative reforms must balance regulatory
oversight with innovation encouragement, eliminating the mindset of
"prohibit what cannot be managed." Priority should be given to
ensuring high-quality human resources for science, technology, innovation, and
digital transformation, with special mechanisms and policies for talent
development. Infrastructure development, particularly digital and technological
infrastructure, should adhere to the principles of “modernity, synchronization,
security, safety, efficiency, and waste prevention”. Maximizing the potential
of data is crucial - transforming data into a key production resource,
accelerating the development of big data, data industries, and the digital
economy. 4. Rapid yet sustainable
development, with a step-by-step approach to technological self-sufficiency,
especially in strategic technologies. National resources should be prioritized
for science, technology, innovation, and digital transformation. Vietnam must
maximize its intellectual potential while quickly absorbing, mastering, and
applying advanced global scientific and technological achievements. The country
should accelerate applied research, prioritize fundamental research, and move
toward technological self-reliance and competitive advantage in key areas where
Vietnam has needs, potential, and advantages. 5. Safeguarding national
sovereignty in cyberspace, ensuring cybersecurity, data security, and
information safety for organizations and individuals - this is a consistent,
inseparable requirement throughout the development of science, technology,
innovation, and national digital transformation. II- OBJECTIVES 1. By
2030 - Vietnam’s scientific,
technological, and innovation potential and expertise will reach an advanced
level in key areas, ranking among the leading upper-middle-income countries.
The technological capability and innovation capacity of enterprises will be
above the global average, with certain fields achieving international standards.
Vietnam will be among the top three countries in Southeast Asia and the top 50
globally in digital competitiveness and e-Government development index. It will
also be among the top three in Southeast Asia for AI research and development,
as well as a key regional hub for certain digital technology industries where
Vietnam has a competitive advantage. At least five digital technology
enterprises will reach the level of advanced economies. - Economic contributions: The Total
Factor Productivity (TFP) contribution to economic growth will exceed 55%, and
the proportion of high-tech exports will be at least 50% of total export value.
The digital economy will contribute at least 30% of GDP. The adoption rate of
online public services by citizens and businesses will exceed 80%, and cashless
transactions will account for 80% of total transactions. Over 40% of
enterprises will engage in innovation activities. Science, technology, and
innovation will play a crucial role in shaping Vietnamese cultural, social, and
human values, contributing to maintaining a Human Development Index (HDI) above
0.7. - Investment in R&D and digital
transformation: R&D expenditure will reach 2% of GDP, with more than 60%
funded by the private sector. At least 3% of annual state budget expenditure
will be allocated to science, technology, innovation, and digital
transformation, increasing over time in line with development needs. The
science, technology, and innovation system will be restructured to ensure
efficiency, integrating research, application, and training. The research
workforce will reach 12 researchers per 10,000 people, with 40–50 science and
technology organizations ranked at regional and global levels. The annual
growth rate of international scientific publications will be 10%, while patent
applications and grants will increase by 16–18% annually, with a
commercialization rate of 8–10%. - Digital infrastructure &
emerging technologies: Vietnam will establish state-of-the-art, high-capacity,
ultra-broadband digital infrastructure, comparable to advanced economies. The
country will gradually master strategic and digital technologies such as Artificial
Intelligence (AI), the Internet of Things (IoT), Big Data, cloud computing,
blockchain, semiconductors, quantum technology, nanotechnology, 5G & 6G
mobile communications, and satellite communications, along with emerging
technologies. Nationwide 5G coverage will be completed. Complete the
development of smart cities for centrally affiliated cities and selected
provinces and cities that meet the necessary conditions. At least three leading
global technology enterprises will establish headquarters, R&D centers, and
manufacturing operations in Vietnam. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 2. Vision
for 2045 Science, technology, innovation,
and digital transformation will be firmly developed, contributing to making
Vietnam a high-income developed country. The digital economy will account for at
least 50% of GDP. Vietnam will establish itself as a regional and global
digital technology hub. The country will rank among the top 30 globally in
innovation and digital transformation. The proportion of digital technology
enterprises will be equivalent to that of developed countries. At least 10
world-class digital technology enterprises will emerge. Vietnam will attract at
least five leading global technology organizations and enterprises to establish
headquarters, R&D centers, and production facilities in the country. III- TASKS AND SOLUTIONS 1. Enhance
awareness, break through in mindset transformation, establish strong political
determination, and decisively lead and direct efforts to create new momentum
and enthusiasm across society for the development of science, technology,
innovation, and national digital transformation - Party committees, organizations,
officials, and Party members must fully recognize and deeply internalize the
Party and State’s viewpoints, policies, and strategies on digital transformation,
science, technology, and innovation. Clear responsibilities must be assigned,
and implementation must be proactively carried out. Leaders must take direct
responsibility for digital transformation efforts, while officials and Party
members must lead by example. The tasks of digital transformation, scientific,
technological, and innovation development shall be specifically defined in the
annual work programs and plans of agencies, organizations, units, and
localities. The performance results shall serve as criteria for evaluating task
performance, annual emulation, and commendation. The appropriate number of
science and technology experts should be included in leadership at all levels. Promote
the spirit of innovation, bold thinking, decisive action, and accountability
among officials and Party members in the development of science, technology,
innovation, and digital transformation. - There should be effective
communication and education programs to raise awareness, strengthen commitment,
and promote the development of science, technology, and innovation, as well as
the implementation of digital transformation across the political system, the
public, and businesses, fostering trust and a new sense of momentum in society.
Extensively implement the "digital learning" movement, popularizing
and enhancing scientific, technological, and digital knowledge among officials,
public employees, and the public. Promote movements for entrepreneurship,
innovation, and improvements in work efficiency and labor productivity. Foster
a spirit of self-reliance, confidence, independence, resilience, and national
pride, leveraging Vietnamese intellect to successfully achieve the goals and
tasks of national science, technology, innovation, and digital transformation development.
A diverse range of recognition and commendation mechanisms should be developed
to honor outstanding scientists, inventors, enterprises, organizations, and
individuals who contribute to scientific, technological, and digital
transformation advancements. Value every invention, innovation, technical
improvement, and initiative that enhances work efficiency and productivity, no
matter how small. 2. Urgently
and decisively improve the institutional framework; eliminate all outdated
mindsets, perceptions, and barriers that hinder development; turn the
institutional framework into a competitive advantage in developing science,
technology, innovation, and digital transformation Continue to fully institutionalize
and effectively implement the resolutions, directives, and conclusions of the
Central Committee of the Communist Party, the Politburo, and the Secretariat on
the development of education and training; science and technology, innovation,
and national digital transformation. Focus on the following key areas: - Urgently revise, supplement, and
comprehensively synthesize the legal framework on science, technology,
investment, public investment, public procurement, state budget, public assets,
intellectual property, taxation, etc. This will help remove bottlenecks and
barriers, unlock resources, and promote the development of science, technology,
innovation, and national digital transformation, as well as human resource
development. Reform management methods to align with different types of
scientific and technological research. Overhaul financial management mechanisms
for scientific, technological, and digital transformation initiatives,
simplifying administrative procedures to the maximum extent possible. Grant
greater autonomy in the use of research funding and technological development
resources. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Strengthening and unifying the effectiveness
of state management in science, technology, innovation, and digital
transformation. Develop research institutes and
universities into strong research entities, integrating research, application,
and education. Invest in and upgrade the Vietnam Academy of Science and
Technology, the Vietnam Academy of Social Sciences, and key national scientific
research and innovation centers. Merge or dissolve ineffective scientific
and technological organizations. Establish mechanisms and policies to support and
develop effective public scientific and technological research institutions. Grant
these institutions autonomy and accountability in organizational management,
personnel, finance, and expertise. Allow the use of state budget funds to hire
experts and utilize tangible and intellectual assets to collaborate with
scientific organizations and enterprises. Introduce mechanisms to permit and
encourage research institutions and scientists to establish and manage
enterprises based on their research outcomes. - Attract and efficiently utilize
all investment resources for the development of science, technology,
innovation, and national digital transformation. Prioritize the state budget
for research and development through a fund-based mechanism, utilizing science
and technology development funds. Restructure public science and technology
expenditures to ensure focus, priority, and effectiveness without dispersion. Encourage
public procurement of products and goods derived from domestic scientific
research. Implement special mechanisms for researching, accessing, and
acquiring technological secrets, learning from, and replicating advanced
foreign technologies. 3. Strengthening
investment and improving infrastructure for science, technology, innovation,
and national digital transformation - Issue a National Technology and
Strategic Industry Development Program and establish a Strategic Industry
Development Investment Fund, prioritizing key areas such as defense, space,
energy, environment, biotechnology, artificial intelligence, advanced
materials, semiconductors, quantum technology, robotics, automation, etc. Implement
pilot policy mechanisms to accelerate the research, development, application,
and transfer of strategic technologies. Allocate at least 15% of the state
budget for scientific development to support strategic technology research. Introduce
public-private partnership (PPP) mechanisms for joint research and development
of strategic technologies. - Formulate
strategies for the research and application of science and technology in
maritime, underground, and outer space exploration and development. Prioritize
energy infrastructure development, especially new and clean energy sources,
ensuring energy security to support scientific and technological advancements
and strategic industries. Implement strict management and efficient utilization
of national mineral resources, particularly rare earth elements, to foster
science, technology, and innovation. - Develop a system of research and
testing centers, as well as national key laboratories focusing on strategic
technologies. Introduce mechanisms and policies to support and encourage
organizations, individuals, and enterprises to invest in building laboratories
and research and development (R&D) centers. - Accelerate the application and
development of digital technology. Introduce policies to encourage investment
in, purchasing, and leasing digital products and services. Implement special
policies to train, develop, and attract organizations, individuals, and enterprises
- both domestic and international - involved in digital transformation, digital
product development, and cybersecurity industries. Establish and promote the
use of national and regional digital platforms, ensuring interoperability and
seamless integration across industries and sectors in the digital environment. Foster
a digital economy ecosystem across various fields. - Implement public-private
partnership (PPP) mechanisms to develop modern digital infrastructure, with
state resources playing a primary role. Expand telecommunications and internet
infrastructure to meet redundancy, connectivity, security, and sustainability
requirements. Develop satellite-based data transmission systems, high-speed
broadband fiber-optic networks covering the entire country, and next-generation
mobile communication networks (5G, 6G, and beyond). Advance digital physical
infrastructure and digital utility infrastructure. Integrate sensor technology
and digital applications into essential infrastructure. Develop the Internet of
Things (IoT) industry and establish several mobile IoT industrial clusters. - Establish mechanisms and policies
to support domestic enterprises in investing in and building data centers and
cloud computing facilities. Attract foreign enterprises to establish data
centers and cloud computing facilities in Vietnam. Develop a storage and
computing infrastructure that meets international and green standards. Expedite
the completion and effective operation of the National Data Center and invest
in regional data centers. Develop and optimize national, ministerial, and local
data systems to ensure interoperability, integration, and sharing. Establish
mechanisms and policies to recognize data as a valuable production resource. Define
data ownership, commercialization, and value distribution mechanisms. Develop a
data economy, data markets, and data exchange platforms. Build Vietnam’s
sovereign large-scale databases. Establish a strong national data industry. Significantly
expand artificial intelligence applications leveraging big data across critical
industries and sectors. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Increase investment, innovation,
and quality improvement in education and training to ensure a highly skilled
workforce capable of driving national science, technology, innovation, and
digital transformation. Implement attractive policies on credit, scholarships,
and tuition to attract outstanding students to fields such as mathematics,
physics, biology, chemistry, engineering, and key technologies, particularly at
the postgraduate level. Develop and implement specialized talent training
programs in various fields. Introduce special mechanisms to attract overseas
Vietnamese and highly qualified foreign experts to work and reside in Vietnam. Establish
exceptional policies regarding nationality, property ownership, income, and
working conditions to attract, retain, and utilize top scientists, experts, and
chief engineers - both domestic and international - capable of leading and
executing national strategic projects in science, technology, innovation,
digital transformation, artificial intelligence, and workforce training. Develop,
connect, and expand expert and scientific networks in Vietnam and
internationally. - Establish advanced specialized
schools and training centers for artificial intelligence. Implement special
public-private partnership (PPP) mechanisms for training the digital workforce.
Develop online education and training platforms, digital university models, and
enhance digital competency across society. - Expand the faculty and scientific
community with the expertise required to teach fundamental sciences,
semiconductor chip technology, microelectronics, and key engineering and
technology fields. Strengthen partnerships with internationally renowned
universities. Radically reform training programs to align with global
standards, modernize teaching methods, and apply advanced technologies,
especially artificial intelligence. 5. Accelerating
digital transformation, applying science, technology, and innovation in
government operations to enhance national governance efficiency, state
management effectiveness across sectors, and ensure national defense and
security - Develop a roadmap and strategy to
transition all activities of agencies within the political system to the
digital environment, ensuring interoperability, consistency, and state
confidentiality. Establish a national shared digital platform and develop
intelligent monitoring and operational systems to enhance public
administration. Comprehensively reform administrative procedures and public
service delivery, eliminating geographical restrictions and improving the quality
of online public services and digital services for citizens and businesses. Move
towards fully online, personalized, and data-driven public service delivery. Enhance
monitoring, evaluation, and accountability of state agencies and officials in
serving the people. Implement special policies to attract, recruit, and retain
personnel specializing in science, technology, and digital transformation
within agencies of the political system. - Develop secure digital platforms
and strengthen the application of digital technology, fostering the formation
of digital citizens. Develop Vietnamese social networks and build a secure and
healthy digital society. Promote digital culture while preserving national
identity by establishing a code of conduct for online spaces and mitigating the
negative impacts of digital technology on society. Develop a digital platform
for monitoring and collecting data on natural resources and the environment. - Ensure cybersecurity and national
sovereignty in the digital space. Guarantee the security and protection of
legally held data for organizations, individuals, and enterprises while
safeguarding national data sovereignty. Modernize weaponry, military
technology, and security equipment. Gradually integrate digital technology into
command and operational systems for armed forces, ensuring technological
self-reliance in defense and security operations. Effectively combat digital
transformation-related crimes and prevent online fraud. Strengthen national
defense by developing and leveraging public engagement strategies in cyberspace
to protect the nation. 6. Strongly
promoting science, technology, innovation, and digital transformation in
enterprises - Implement preferential policies
to encourage businesses, especially small and medium-sized enterprises (SMEs),
to invest in digital transformation, research, technological application, and
innovation to improve business efficiency and corporate governance. Strengthen
knowledge transfer, train scientific and technological human resources, and
foster innovation through enterprises with foreign direct investment (FDI). Support
domestic technology enterprises in expanding investments abroad. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. - Introduce mechanisms and policies
to support the formation and development of large-scale strategic domestic digital
technology enterprises to build digital infrastructure, lead national digital
transformation, and achieve international competitiveness. Establish a
framework for placing government orders and assigning key digital
transformation tasks to digital technology enterprises. Implement preferential
policies on land, credit, and taxation for research, experimentation,
application, development, and production of digital technology products and
services. Develop several digital technology industrial zones. Encourage
enterprises to reinvest in infrastructure, research, and development (R&D). - Promote the consumption of
digital products and services, ensuring that the digital economy accounts for
at least 70% of the total digital economy across various sectors. Enhance smart
manufacturing in industries such as agriculture, commerce, finance, education,
healthcare, transportation, and logistics. 7. Enhancing
international cooperation in science, technology, innovation, and digital
transformation Focus on promoting scientific
research and technological development cooperation with countries that have
advanced capabilities in science, technology, and digital transformation. Prioritize
collaboration in fields such as artificial intelligence, biotechnology, quantum
technology, semiconductors, nuclear energy, and other strategic technologies. Implement
policies for acquiring and transferring advanced technologies that align with
Vietnam’s development conditions. Proactively and actively participate in
shaping international rules and standards for new technologies, ensuring safety
and mutual benefits. Enhance capacity-building efforts and technology transfer
under international agreements and treaties in which Vietnam is a member. IV- IMPLEMENTATION 1. Establish the Central
Steering Committee for Science, Technology, Innovation, and Digital
Transformation Development, chaired by the General Secretary of the Central
Committee of the Communist Party of Vietnam. Form the National Advisory Council
for Science, Technology, Innovation, and Digital Transformation, with
participation from both domestic and international experts. 2. The
Party Delegation to the National Assembly shall lead and direct the review and
completion of legislation on science, technology, innovation, and digital
transformation. Enhance supervision to ensure effective implementation as
stipulated by regulations. 3. Coordinate
with the Party Delegation to the National Assembly to fully institutionalize
the policies and guidelines outlined in this Resolution and allocate adequate
resources for implementation, with fundamental completion targeted for 2025. 4. The
Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations shall lead and
direct the formulation of programs and plans to guide and mobilize the public
in implementing the Resolution. Promote the role of supervision and social
criticism, and participate in the development of laws, mechanisms, and policies
for advancing science, technology, innovation, and digital transformation. ... ... ... Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents. 6. The
Office of the Central Committee of the Communist Party shall coordinate with
the Central Economic Commission to monitor, inspect, and evaluate the
implementation results of the Resolution. Report on progress every six months
to the Central Steering Committee and the Politburo for further direction. This Resolution
shall be disseminated to all Party cells. ON
BEHALF OF THE POLITBURO
GENERAL SECRETARY
To lam
Resolution No. 57-NQ/TW dated December 22, 2024 on breakthroughs in the development of science, technology, innovation, and national digital transformation
Official number:
|
57-NQ/TW
|
|
Legislation Type:
|
Resolution
|
Organization:
|
Central Committee Vietnamese Communist Party
|
|
Signer:
|
To Lam
|
Issued Date:
|
22/12/2024
|
|
Effective Date:
|
Premium
|
Gazette dated:
|
Updating
|
|
Gazette number:
|
Updating
|
|
Effect:
|
Premium
|
Resolution No. 57-NQ/TW dated December 22, 2024 on breakthroughs in the development of science, technology, innovation, and national digital transformation
|
|
|
Address:
|
17 Nguyen Gia Thieu street, Ward Vo Thi Sau, District 3, Ho Chi Minh City, Vietnam.
|
Phone:
|
(+84)28 3930 3279 (06 lines)
|
Email:
|
inf[email protected]
|
|
|
NOTICE
Storage and Use of Customer Information
Dear valued members,
Decree No. 13/2023/NĐ-CP on Personal Data Protection (effective from July 1st 2023) requires us to obtain your consent to the collection, storage and use of personal information provided by members during the process of registration and use of products and services of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
To continue using our services, please confirm your acceptance of THƯ VIỆN PHÁP LUẬT's storage and use of the information that you have provided and will provided.
Pursuant to Decree No. 13/2023/NĐ-CP, we has updated our Personal Data Protection Regulation and Agreement below.
Sincerely,
I have read and agree to the Personal Data Protection Regulation and Agreement
Continue
|
|